1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Đề Tài : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Văn hóa

45 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1.Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của

văn hóa

3.Quan điểm Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

Trang 2

I Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Định nghĩa về văn hóa:

Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa:

“ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng, Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hóa…”

Trang 3

2 Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới

lập tự cường.

2.Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

Trang 4

II Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa.

1.Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống:

 Một là: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội ,thuộc kiến trúc thượng

 Hai là: văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa…

Trang 5

2.Quan điểm về tính chất của nền văn hóa.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất:

1.Tính dân tộc: Để văn hóa của dân tộc Việt

Nam có bản sắc riêng thì: “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam.”, phải “lột tả hết tinh thần dân tộc”…

2.Tính khoa học: Thể hiện ở tính hiện đại, tiên

tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại…

3.Tính đại chúng: “Quần chúng là những

người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội Quần chúng còn là người sáng tác nữa…”.

S

Trang 6

3 Quan điểm về chức năng của văn hóa

Một là: Bồi dưỡng tư tưởng đúng

đắn và những tình cảm cao đẹp…

Hai là: Mở rộng hiểu biết nâng cao

dân trí…

Ba là: Bồi dưỡng những phẩm chất,

phong cách và lối sống tốt đẹp,lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân…

Trang 7

III Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn

1.Văn hóa giáo dục:

Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa

chiến lược và lâu dài… Nền giáo dục đó sẽ ”… làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập…”

Trang 8

Có 3 quan điểm lớn sau:

xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc

Trang 9

Đạo đức mới: Hồ Chí Minh giáo dục lại tinh

thần nhân dân bằng cách thực hiện : Cần

Kiệm ,Liêm, Chính”… Nêu cao thực hiện Cần, Kiệm,Liêm , Chính tức là nhen lữa cho đời sống mới…”

Lối sống mới:Là lối sống có lý tưởng có đạo

đức Đó là lối sống có văn minh,tiên tiến kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại

Nếp sống mới: Là quá trình làm cho lối sống

dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp,kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc…

Trang 11

I.Quan điểm về vai trò và sức mạnh của Đạo Đức

II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

III.Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

IV.Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trang 12

VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC

Trang 13

"Một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng

dẫn quần chúng nhân dân."

Trang 14

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng,

Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng

vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông

cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi

mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

“Muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to

tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản,

tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì ?”

Trang 15

Người nói: cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì

không phải cứ “viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ

yêu mến.Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách ,đạo đức”.

Đạo đức là cái gốc của cách mạng

- Là nền tảng của người cách mạng

-Là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của cách mạng

Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của Chủ nghĩa xã hội

-Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, nhân văn

- Cán bộ, đảng viên của đảng phải có đạo đức

Trang 16

Tư tưởng đạo đức và bản thân đạo đức của Hồ Chí Minh là kết tinh đạo đức của dân tộc,của nhân loại Hồ Chí Minh là điểm rực sáng về đạo đức đối với thế

giới và đối với VN Bác nói: “Đối với phương Đông

một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”.

Trang 17

Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng “là đạo đức,là văn

minh”,thì mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của

mình Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động ,lấy hiệu quả thực tế làm thước đo.Chính vì

vậy,Hồ chí minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng,gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên

thực tế Người nói: “phải lấy kết quả thiết thực đã góp

sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình.Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức,lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”.

Trang 18

Kết luận: Tấm gương đạo đức trong sáng của một nhân cách vĩ đại,song cũng rất đời thường của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao,mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới.Tấm gương đó từ lâu,là nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và

nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình,độc lập dân tộc,dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Trang 19

Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Trang 20

Thứ nhất: Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng “Không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại” Có nghĩa là, đạo đức cách mạng không có sẵn, không tự nhiên mà có và nó là đạo đức mới của một giai đoạn phát triển mới.

Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng

không tiếc Đó là biểu hiện rất rõ rệt, cao quý của đạo đức cách mạng.

Trang 21

Thứ hai, muốn có được đạo đức cách mạng, cần phải có ý

chí để vượt lên trên chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân Theo Hồ Chí Minh, mục đích của đạo đức cách mạng “không phải vì danh vọng của cá nhân, mà

vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của

loài người” Thứ ba, đạo đức cách

mạng rèn luyện không khó, nhưng cần phải xuất phát từ tấm lòng của mỗi người

Người nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có

gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra” Như vậy, rèn luyện đạo đức

cách mạng không chỉ bằng nhận thức và ý chí, mà còn

phải thông qua tình cảm, hình thành trong bản thân mỗi con người những nhu cầu tự thân, những động lực thôi thúc từ tấm lòng

Thứ tư, đạo đức mới phải lấy hành động “chí công vô tư” làm

cốt lõi “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào

thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư” Có nghĩa là, phải rèn luyện sao để tiến đến chỗ quên mình trong lợi ích chung

của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân Có được phẩm chất

đó, thì mỗi hành động của cán bộ, đảng viên sẽ ngày càng phát huy được những mặt tích

cực, hạn chế những mặt tiêu cực Người khẳng định: “Mình

đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà

những tính tốt, ngày càng thêm”.

Trang 22

Trung với nước, hiếu với dân:

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

- Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung của hiếu với dân là:

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.

-Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức

vận động nhân dân cùng thực hiện

tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

-Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần

của nhân dân

Trang 23

Với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viên phải suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Bác nói “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là trung với nước, hiếu với dân, hơn nữa là “tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng “vừa là người lãnh đạo vừa là đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Trang 24

ChínhLiêm

Cần

Trang 25

“Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức

cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ”

Người từng dạy:

Trời có bốn mùa xuân hạ thu đôngĐất có bốn phương đông tây nam bắcNgười có bốn đức cần kiệm liêm chính

Thiếu một mùa thì không thành trờiThiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”

Trang 26

Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động

có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười

biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn

hạnh phúc của con người.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm

thì giờ, tiết kiệm tiền của của

nhân dân, của đất nước, của bản thânmình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến

cái to; “Không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bói,”

Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không

xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà

nước, của nhân dân” Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng Không tâng

bốc mình Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là: cậy quyền thế mà đụckhoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm

của riêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị Cụ Khổng nói: người

mà không liêm, không bằng súc vật Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thỡ nước sẽ nguy.

Chính :là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Cần Kiệm

Liêm là gốc rễ của Chính.Nhưng một cây cần có gốc rễ lại cần có cành lá hoa quả mới hoàn toàn.Một người cần ,kiệm,liêm nhưng còn phải chính mới là hoàn toàn + Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.

+ Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.

+ Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.

Chính :là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Cần Kiệm Liêm là gốc rễ của Chính.Nhưng một cây cần có gốc rễ lại cần có cành lá hoa quả mới hoàn toàn.Một người cần ,kiệm,liêm nhưng còn phải chính mới là hoàn toàn + Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.

+ Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.

+ Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.

Trang 27

Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì

cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉbiết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì

nhân dân, vì lợi ích của cách

mạng Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng “phải lo trước

thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ

chi lạc nhi lạc) Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì

mình” Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm

“ Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không

trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”

Hồ Chí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều:

nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Bồi dưỡng

phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách : “Giàu sang không quyến

rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Trang 28

Kết luận:

+ Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội,

chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng,

lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng” Đó là một trong những thách thức lớn đối với sự sống còn của chế độ, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà nước ta.

+Nếu muốn thực hiện tốt CẦN,KiỆM,LIÊM,CHÍNH,CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì người cán bộ,Đảng viên phải tích cực,gương mẫu,và thực hiện tốt,Lúc đó mới tuyên truyền cho dân cùng làm

Trang 29

Yêu thương con người, sống có tình nghĩa:

- Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất - Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận ra và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người Bác căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành.

- Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo

Trang 30

Hồ Chí Minh căn dặn:

“Phải luôn luôn làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, từ đó nhân rộng gương tốt, việc tốt ra thành nhiều vườn hoa khác đẹp hơn, tốt hơn, toàn diện hơn.”

- Yêu thương con người- nhân dân lao động của Hồ Chí Minh là sự gắn kết và thống nhất biện chứng giữa tình cảm,

lý trí và hành động,dựa trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn,

nhân đạo cộng sản và giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Trong đó, Người đặc biệt coi trọng “hành động cách mạng”,

bởi đây là yếu tố tác động trực tiếp tới việc giải quyết những đòi hỏi chính đáng của con người.

Ngày đăng: 13/07/2024, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w