1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Văn Hóa Ẩm Thực Thế Giới - Đề Tài - Văn Hóa Ẩm Thực Do Thái Giáo .Ảnh Hưởng Của Do Thái Giáo Và Văn Hóa Ẩm Thực Do Thái Giáo Tới Việt Nam

26 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực Do Thái Giáo. Ảnh Hưởng Của Do Thái Giáo Và Văn Hóa Ẩm Thực Do Thái Giáo Tới Việt Nam
Chuyên ngành Văn Hóa Ẩm Thực Thế Giới
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 417,37 KB

Nội dung

Theo kýthuật trong Sáng thế ký 18, do lời nài xin của Abraham, Thiên Chúa đồng ý không hủydiệt thành nếu trong thành có 50 người công chính, Abraham lại tiếp tục khẩn nài, con số 50 trở

Trang 1

TÔN GIÁO: DO THÁI GIÁO

I GIỚI THIỆU SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DO THÁI GIÁO

đặt ra một số quy luật để quản lý đoàn người tha phương cầu thực này Sách Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác ghi lại sự kiện này như sau:

-“Năm 2000 trước Công Nguyên, Abraham được tôn lên làm vị lãnh đạo các tộc trưởng Do Thái trong đế quốc Babylon (the leader of all patriarchs of Jews) Abraham dẫn dân Do Thái rời khỏi đế quốc Babylon về miền Đất Hứa là vùng Canaan, hiện nay được gọi là West Bank (tả ngạn phía Tây sông Jordan) Tại đây, Abrahma kết hợp với các bộ lạc Do Thái khác với ý định thành lập một quốc gia cho các nhóm dân tộc Do Thái Ông có nhiều vợ – dân tộc Do Thái rất tự hào xưng là con cháu của Abraham (the children of Abraham), nhưng thuộc dòng Sarah, con trai của Abraham và bà vợ cả của Abraham là Sarah Các dân tộc Hồi, Ả Rập cũng tự xưng là con cháu của Abraham, nhưng thuộc dòng Ismael, con trai của Abraham và một bà vợ bé tên là Hagar.”

1.2 Người sáng lập

Abraham sinh vào đầu thiên niên kỉ thứ 2 tại Ur và mất khi 175 tuổi được

an táng tại Machpelah (Canaan) Ông có các vợ là Sarah, Hagar, Keturah và các con làIshmael, Isaac, Zimran, Jokshan, Medan, Midian

Tên ban đầu của ông là Abram nghĩa là "cha cao quí" hoặc "người cha đượctôn kính" Về sau ông được Chúa đổi tên thành Abraham, nghĩa là "cha của nhiều dântộc"

1.1.1 Lời kêu gọi

Theo Josephus và các học giả Do Thái như Maimonides cũng như theotruyền thống Hồi giáo, Abraham rời bỏ quê hương ở Ur xứ sở của người Khaldis(Chaldee), phía bắc vùng Mesopotamia – nay là nước Iraq Abraham đi đến Harran, lưulại một thời gian ngắn, rồi cùng vợ Sarai và người cháu tên Lot, cùng các tôi tớ tiếp tục

cuộc di cư đến xứ Canaan Thiên Chúa kêu gọi Abraham đi đến "xứ mà ta sẽ chỉ cho", và

hứa ban phước cho ông và làm cho dòng dõi ông trở nên một dân tộc vĩ đại (lúc ấyAbraham không có con) Tin tưởng vào lời hứa của Thiên Chúa, Abram đi

Trang 2

xuống Shechem, tại cây dẻ bộp, ông nhận lãnh lời hứa mới "Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất này" Sau khi "lập một bàn thờ cho Chúa, là Đấng đã hiện đến cùng người", Abram đi

đến một địa điểm ở giữa Bethel và Ai, tại đây ông lập một bàn thờ cho Thiên Chúa vàcầu khẩn danh Ngài

Abram di chuyển loanh quanh trong vùng cho đến khi xảy ra tranh chấpgiữa tôi tớ của ông và tôi tớ của Lot Abram khuyên Lot nên phân rẽ khỏi ông để tránhcãi lẫy nhau, và dành cho Lot quyền ưu tiên chọn lựa đồng cỏ cho bầy chiên Lot chọncánh đồng màu mỡ phía đông Sông Jordan; ngay sau đó, Abram nhận lãnh thêm lời hứa

từ Yahweh, ông dời trại xuống địa điểm có lùm cây dẻ bộp ở Mamre thuộc Hebron, tạiđây ông lập thêm một bàn thờ cho Yahweh

1.1.2 Sodom và Gomorrah

Thiên Chúa muốn diệt thành Sodom và Gomorrah vì cớ tội ác của dântrong thành Lot, cháu của Abraham, và gia đình là cư dân của thành Sodom Theo kýthuật trong Sáng thế ký 18, do lời nài xin của Abraham, Thiên Chúa đồng ý không hủydiệt thành nếu trong thành có 50 người công chính, Abraham lại tiếp tục khẩn nài, con số

50 trở thành 45, rồi 30, 20 và cuối cùng là chỉ cần có 10 người công chính sống trongthành, vì tình thương Thiên Chúa dành cho 10 người ấy cả thành sẽ được cứu Song vẫnkhông có đủ 10 người công chính, thành Sodom và Gomorrah bị diệt, nhưng Lot và giađình được cứu (ngoại trừ vợ của Lot bị hóa thành tượng muối vì tiếc nuối của cải còn đểlại trong thành)

1.1.3 Sarah và Pharaoh

Để tránh nạn đói đang hoành hoành trong vùng, Abraham tìm đến lánh nạntrong xứ Ai Cập Vì e sợ nhan sắc của vợ mình sẽ khiến người Ai Cập mưu hãm hại ông,Abraham gọi Sarai là em gái Kế sách này cũng không thể cứu Sarai khỏi tay Pharaoh,

Sarai bị tiến cung trong khi Abraham được trọng thưởng với "nhiều chiên, bò, lừa đực, lừa cái, lạc đà, tôi trai và tớ gái" Nhưng khi Yahweh "hành phạt Pharaoh cùng nhà người

bị tai họa lớn", nhà vua để Abram và Sarai rời khỏi Ai Cập.

1.1.4 Ishmeal

Sarai vì vẫn không có con, lời Thiên Chúa hứa với Abram rằng dòng dõicủa ông sẽ thừa hưởng làm chủ đất xem ra là không thành Người thừa kế duy nhất củaông là Eliezer thành Damascus, người từng được gia đình ông nuôi nấng Nhưng lời hứacủa Thiên Chúa là chính người do Abraham sinh ra là người kế nghiệp ông Chương 15của sách Sáng thếký thuật lại lời cam kết long trọng của Thiên Chúa sẽ làm ứng nghiệmlời hứa của Ngài Tuy vậy Sarai, theo tập tục thời ấy, cho người tớ gái Hagar đến hầuAbram Nhưng khi có thai, Hagar tỏ vẻ khinh miệt chủ mình Sarai vì đã mang tiếng làngười đàn bà hiếm muộn nên ngược đãi Hagar đến nỗi Hagar phải trốn đi Thiên Chúa

Trang 3

nhìn thấy nỗi thống khổ của Hagar, hứa rằng dòng dõi của Hagar sẽ đông đảo đến nỗikhông thể đếm được và bảo nàng trở về Ishmael, con của Hagar, là con đầu lòng củaAbram, nhưng không phải là con của lời hứa, vì Thiên Chúa chỉ lập giao ước với Abramsau khi Ishmael sinh ra Về sau, Hagar và Ishmael vĩnh viễn rời bỏ nhà của Abram.

1.1.5 Giao ước

Thiên Chúa đổi tên Abram thành Abraham và Sarai thành Sarah khi Ngài

lập giao ước cắt bao quy đầu (circumcision), lễ cắt bao quy đầu vẫn được tuân giữ cho

đến ngày nay trong vòng tín hữu Do Thái giáo và Hồi giáo Đến thời điểm này, lời hứaThiên Chúa dành cho Abraham được thông đạt chi tiết hơn, ấy là không chỉ dòng dõi của

Abraham được "thêm nhiều quá bội" mà còn xác nhận dòng dõi này là do Sarah sinh ra.

Như vậy, lời hứa của Thiên Chúa được ứng nghiệm qua Isaac, con của Sarah, mặc dùIshmael sẽ trở nên một dân tộc lớn theo như lời Chúa hứa Giao ước cắt bao quy đầu làcam kết song phương: nếu Abraham và hậu duệ tuân giữ giao ước thì Yahweh sẽ là ThiênChúa của họ và sẽ ban cho họ đất hứa

1.1.6 Hiến tế Isaac

Thiên Chúa đã thể hiện giao ước là ban cho Abraham đứa con trai dòngchính là Isaac khi Sarah đã 90 tuổi và Abraham 100 tuổi Vâng theo mạng lịnh ThiênChúa, Abraham dâng con trai mình Isaac làm sinh tế tại xứ Moriah, song một thiên

sứ hiện ra ngăn cản người vì Chúa chỉ muốn thử thách đức tin của Abraham, ông giết mộtcon chiên đực tìm thấy tại nơi ấy để làm sinh tế thay thế cho Isaac Như là phần thưởng

cho lòng tuân phục, Abraham lại nhận lãnh lời hứa dòng dõi ông sẽ "nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển" và hưởng lấy sự phú cường. Rồi thì ông quay về Beersheba Sựkiện dâng Isaac làm sinh tế là một trong những hành động đạo đức khó khăn và đầy tháchthức nhất đã được ghi lại trong Kinh Thánh Theo Josephus, lúc ấy Isaac 25 tuổi trong khicác hiền nhân Talmud cho rằng Isaac đã 37 Trong cả hai trường hợp, Isaac cũng là mộtngười đã trưởng thành, đủ sức ngăn cản hành động của Abraham khi ấy đã 125 hoặc 137tuổi Đến đây câu chuyện được ký thuật trong Cựu Ước tập chú vào Isaac Abraham dành

toàn bộ gia sản cho "người con trai duy nhất". Sarah chết trong tuổi già, được an tángtại Hang đá Machpelah gần Hebron mà Abraham đã mua từ Ephron người Hittite Về sauAbraham cũng an nghỉ tại đây.Sau nhiều thế kỷ, ngôi mộ của Abraham trở thành một địađiểm hành hương của người Hồi giáo với một ngôi đền Hồi giáo được xây dựng trong địađiểm này

1.1.7 Hình tượng Abraham:

Abraham được xem là tổ phụ của dân tộc Do Thái, con trai ông, Isaac,sinh Jacob, và từ Jacob (được đổi tên thành Israel) sản sinh Mười hai Chi phái ThiênChúa đã "thử thách đức tin" Abraham nhiều lần, quan trọng nhất là lần Chúa đòi hỏi ông

Trang 4

phải dâng con trai Isaac làm sinh tế Thiên Chúa hứa ban xứ Isreal cho dòng dõi ông, vàđây là lần đầu tiên có lời hứa ban xứ sở Israel cho dân Do Thái Do Thái giáo miêu tảnhững đặc điểm của mỗi tổ phụ Tính cách nổi bật của Abraham là lòng nhân ái Vì lẽ đó,

Do Thái giáo nhìn xem lòng nhân ái là tính cách cố hữu của dân tộc Do Thái

Kinh Thánh miêu tả Abraham là một người giàu có, quyền thế và đạo hạnh,nhưng cũng mang trên mình những khiếm khuyết của con người chẳng hạn như khi lâmvào những tình huống khó khăn ông thường lo lắng và phạm sai lầm, đôi khi thiếu ngaythẳng và cũng có lúc sống như một người chồng vô tâm Song Abraham là nhân vật trungtâm của sách Sáng thế ký, ở đây chân dung của ông được phác họa như là một người yêudấu của Thiên Chúa không ai sánh bằng Cuộc sống của những thế hệ sản sinh từAbraham được dùng làm chất liệu để thể hiện cung cách Thiên Chúa định hình thế giớicũng như phương cách Ngài thiết lập lãnh thổ và các mối quan hệ giữa các dân tộc

Là cha của Isaac và Ishmael, Abraham được xem là tổ phụ của dân Israel vàcác dân tộc lân cận Abraham là cha của Ishmael, mười hai con trai của Ishmael về sautrở thành những ông hoàng của sa mạc (nổi bật nhất là Nebaioth và Kedar), cùngvới Midian, Sheba và các bộ tộc Ả Rập khác Những ký thuật trong Sáng thế ký cho thấydòng dõi của Isaac bị bao vây bởi các dân tộc anh em, thường là thù địch với nhau

Những sách khác trong Kinh Thánh miêu tả một tình yêu đặc biệt ThiênChúa dành cho Abraham Ông thường được gọi là bạn của Thiên Chúa, hoặc chính Thiên

Chúa gọi ông, "Abraham bạn ta".

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Do_Th%C3%A1i_gi%C3%A1o

http://vi.wikipedia.org/wiki/Abraham

1.3 Nội dung cơ bản, cốt lõi của Do Thái giáo

Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời YAHWEH là chân thần thực, hữuduy nhất, vô hình, vô thể, là đấng tạo hóa đã tạo dựng nên loài người và vũ trụ Chỉ cóNgài mới đáng được loài người tôn thờ Ngài biết ý tưởng và việc làm của từng người.Ngài sẽ thưởng cho người làm điều lành và hành phạt những kẻ làm điều ác Người DoThái tin có các thần khác nhưng đều là tà thần, không được tôn vinh và thờ phụng DoThái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người bình đẳng theo “ảnh tượng”Ngài, nghĩa là loài người có phần tâm linh, tâm hồn, trí phán đoán và sự thông minh.Ngài cho con người có tự do làm điều mình muốn nhưng phải chịu trách nhiệm nhữngviệc mình làm

Do Thái Giáo không tin có thuyết luân hồi, nhưng có tin có sự sống lại của

kẻ chết, tin con người có một đời để sống, rồi sau khi chết sẽ bị xét đoán để được thưởnghay bị hành phạt tùy theo việc mình làm lúc còn trong xác thịt

Trang 5

Người Do thái cho rằng Đức Chúa Trời có lập giao ước với tổ phụ họ, ban

bố luật pháp cho dân tộc họ để làm tuyển dân cho Đức Chúa Trời Họ tin rằng Đấng

Mê-xi hay Đấng Christ (Đấng chịu xức dầu) sẽ là 1 người sanh ra từ dòng dõi của vua mít, thuộc chi phái Diu-đa của dân tộc Do Thái Đấng Mê-xi sẽ đến làm vua cai trị thếgian này và Ngài sẽ đem các nước lại để cùng nhau sống trong hòa bình Quốc gia DoThái sẽ trở thánh “ nước của thầy tế lễ” làm trung gian giữa Đức Chúa Trời và các quốcgia trên thế giới

Đa-Hiện nay, Do Thái Giáo chia ra làm ba môn phái như sau:

+) Chánh Thống: Người Do Thái theo môn phái Chánh Thống cố làm đúng theo

các giáo lý đã có từ lúc ban đầu; họ cẩn thận làm theo các luật kiêng cử về thức ăn, vàthận trọng giữ ngày sa-bát

+) Bảo Thủ: Người Do Thái theo môn phái Bảo Thủ làm theo các luật lệ của Kinh

Talmud Họ thi hành các nghi nghi lễ tôn giáo theo truyền thống, nhưng uyển chuyển đểthích hợp cho từng thế hệ

+) Cải Cách: Người Do Thái theo môn phái Cải Cách không coi trọng các luật lệ

truyền khẩu của Kinh Talmud, nhưng chú trọng nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho tínhữu

1.4 Hệ thống kinh sách, giáo lý

1.4.1 Kinh sách:

 Người Do thái có 2 Sổ bộ Kinh Thánh

- Sổ bộ Kinh Thánh của người Do Thái trong nước, viết bằng tiếng Do Thái(Hebrew or Aramic), gồm 39 cuốn (sách luật (ngũ kinh) và sách tiên tri)

- Sổ bộ Kinh Thánh của người Do Thái ngoài nước (những người Do thái di cưsống tại Hi Lạp), gồm 45 cuốn (luật và tiên tri, và thêm các sách khác đem từ quê nhà đinhư 2 sách đạo đức: Tôbia, Giuđita; 2 sách sử: 1, 2 Malaki; 2 sách khôn ngoan: khônngoan, huấn ca; 1 bổ túc cho sách Ester và Daniel)

 Văn chương Rabbin:

Sau đây là các sách được xem là trọng tâm của Do Thái Giáo:

- Midrash:

+) Midrash Halakha

Trang 6

+) Midrash Aggada

- Văn chương Halakha:

+) Giáo luật: Mishneh Torah, Arba’ah Turim, Shulchan Aruch+) Văn chương Responsa

- Tư duy và Đạo đức:

+) Triết học Do Thái Giáo+) Kabbalah

+) Sách Haredi+) Đạo đức Do Thái Giáo và phong trào Mussar

- Piyyut (thơ cổ)

 Sách luật của Do Thái Giáo:

Nền tảng của luật và các truyền thống (“halakha”) trong Do Thái giáo làsách Torah (còn gọi là Ngũ thư Kinh Thánh hoặc Ngũ kinh Moses gồm Sáng thế, Xuấthành, Lêvi, Dân số và Đệ nhị luật) Có tất cả 613 điều răn trong sách Torah Trong đó,một số điều răn chỉ được áp dụng cho nam giới hoặc nữ giới, một số điều chỉ dành chocác thầy tế lễ thời xưa - thầy tư tế (kohen) và thầy Lêvi, một số điều răn dành riêng chonông dân trong vùng đất Israel Nhiều điều răn chỉ được áp dụng khi Đền thờ Jerusalemcòn tồn tại, và ngày nay người ta chỉ phải tuân theo chưa tới 300 điều răn trong sách này

Đức tin của một số nhóm Do Thái giáo như nhóm Sađốc, nhóm Karaite làchỉ dựa vào các bản văn của sách Torah, nhưng hầu hết các tín hữu Do Thái giáo đều tinvào "khẩu luật" Những truyền thống này được truyền miệng trong phái Pharisêu ở thời

kỳ cổ xưa của đạo, sau đó được ghi chép lại thành văn bản và được các thầy Rabi loantruyền rộng rãi

Các thầy giảng Do Thái giáo thường cắt nghĩa một điều trong sách Torah(các luật được chép lại thành văn bản) song song với một truyền thống được truyềnmiệng Khi trong sách có những từ ngữ chưa được giảng giải, những nghi thức không cóhướng dẫn thì người Do Thái giả định rằng họ đã biết thông qua kiểu truyền miệng Cáchgiải thích song song này dần dần trở thành khẩu luật

Trước thời của thầy Rabi Judah haNasi (năm 200 trước Công nguyên), sau

sự sụp đổ Đền thờ Jerusalem, nhiều phần trong khẩu luật được biên soạn lại thành sáchMishnah Hơn bốn thế kỷ tiếp theo, nhiều bàn luận và tranh cãi giữa hai cộng đồng DoThái giáo lớn nhất thế giới (ở Israel và Babylon) và các chú giải về sách Mishnah giữahai cộng đồng này cuối cùng cũng được tập hợp lại và biên soạn thành hai sách Talmud

Halakha, cách sống đạo hàng ngày, là sự kết hợp của ba việc, đó là đọcsách Torah, các truyền thống truyền miệng - sách Mishnah và chú giải, sách Talmud vàchú giải Sách luật Halakha dần được hình thành Việc ghi chép lại các câu hỏi với thầyRabi và các câu trả lời của thầy được gọi là sách Responsa (sách Hỏi đáp, tiếng Hebrew

Sheelot U-Teshuvot.) Theo thời gian, bộ giáo luật Do Thái giáo được ghi chép lại, chủ

yếu dựa vào sách responsa; sách luật quan trọng nhất là Shulchan Aruch, mà ngày nayChính thống giáo dựa vào để cử hành các nghi thức phụng vụ

Trang 7

 Triết học Do Thái giáo

Triết học Do Thái giáo là sự kết hợp giữa các nghiên cứu triết học và thầnhọc Do Thái giáo Có thể kể đến các triết gia Do Thái giáo nổi tiếng là Solomon ibnGabirol, Saadia Gaon, Maimonides và Gersonides Những thay đổi chính yếu xảy ratrong Thời đại ánh sáng (cuối những năm 1700 đến đầu những năm 1800) dẫn đến việcxuất hiện các triết gia thời kỳ hậu Thời đại ánh sáng Triết học Do Thái giáo hiện đại baogồm cả triết học Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo phi chính thống Các triết gia

Do Thái giáo chính thống nổi bật là Eliyahu Eliezer Dessler, Joseph B Soloveitchik, vàYitzchok Hutner Các triết gia Do Thái giáo phi chính thống nổi tiếng là Martin Buber,Franz Rosenzweig, Mordecai Kaplan, Abraham Joshua Heschel và Emmanuel Lévinas

1.4.2 Giáo lý:

Abraham người sáng lập, ngài giao ước với toàn thể dân tộc Israel quanhững lần Moses lên đỉnh núi Sinai để trực tiếp gặp ngài Từ đỉnh núi trở xuống, Moseschuyển giao cho dân tộc Israel các huấn thị của Thượng đế Thượng đế lúc này tỏ lộ danhxưng là YAHWEH, nghĩa là “Ta là kẻ ta là”, vì việc kêu lên Thánh Danh ngài là điềucấm kỵ nên có thể gọi ngài là Elohim, Thiên Chúa, Thượng đế, v.v Còn về khuôn mặt thìkhông một ai thấy ngài mà sống sót, thậm chí cả Moses cũng chỉ thấy được bóng lưngngài Và đặc điểm của giao ước lần này cũng rất cụ thể, đó là chừng nào dân ngài chọncòn vâng lời ngài, chừng đó nó còn được ngài che chở Ngài còn nói rõ, ta là Thượng đếcủa các ngươi, đấng Thượng đế ghen tương

Trong lần tái xác nhận và giao ước với Israel này, Thượng đế truyền Mườigiới răn, khắc sẵn trong hai tấm bia đá và trao cho Moses Có thể rút gọn chúng như sau:

1 Ta là Thiên Chúa của các ngươi, đấng mang các ngươi ra khỏi Ai Cập,

và ra khỏi cảnh câu thúc;

2 Ngươi sẽ không có các thần nào khác ngoài ta ra;

3 Ngươi không được vô cớ kêu tên của Thiên Chúa;

4 Hãy nhớ ngày Sabbath và giữ nó làm ngày lễ nghỉ;

5 Ngươi hãy tôn kính cha ngươi và mẹ ngươi;

6 Ngươi sẽ không giết người;

7 Ngươi sẽ không phạm tội ngoại tình;

8 Ngươi sẽ không ăn cắp;

9 Ngươi sẽ không làm chứng gian dối chống lại người bên cạnh;

10 Ngươi sẽ không tham muốn vợ của người bên cạnh hay bất cứ cái gì khác củangười bên cạnh

Cùng với Mười giới răn là vô số huấn thị khác của Thượng đế, làm thành

bộ kinh Torah mà người Do Thái tin rằng tác giả của nó là Moses; ông nhận được từThượng đế qua ngôn từ trực tiếp và khải thị thiêng liêng Ngoại trừ phần tường tình vềSáng thế, bộ kinh Torah đưa ra qui định lề luật từ việc nhỏ nhất về vệ sinh thân thể tớicúng tế, từ hôn nhân tới ăn uống kiêng khem (kosher), các lễ lạc từ ngày Sabbath hàngtuần tới các ngày lễ trọng thể và bán trọng thể quanh năm, v.v Tất cả gồm 613 giới luật

Trang 8

với chỉ dẫn chi tiết về cách phải làm và cách không được làm 613 giới luật đó bao gồm

248 phát biểu tích cực về cách phải làm tương ứng với 248 bộ phận của thân thể Và 365lời phát biểu về không nên làm, tương tương ứng với 365 ngày một năm theo lịch

Do Thái trên cơ sở âm lịch Vâng lời Thượng đế tức là tuân giữ lề luật củangài Người Do Thái còn tin rằng bên cạnh kinh Torah được Moses công khai truyền chodân Israel, còn có kinh Torah được Moses truyền riêng cho các đệ tử thân tín, và đó chính

là phần huyền học, hay gọi bí pháp Kabbalah

 Phái quan trọng trong Đạo Do Thái

 Tư tưởng của họ còn dừng ở thời trung thế kỉ đối với mọi vấn đề hiện đại, baogồm việc thành lập nước họ đều phản đối hết

 Họ tin rằng Chúa cứu thế sẽ lại tới cứu vớt người Israel

o Phái chính thống hiện đại : Ngày nay ở nước Mỹ đại bộ phận tín

đồĐạo Do Thái thuộc phái chính thống đều thuộc về phái chínhthống hiện đại

 Họ thừa nhận quyền uy của “Kinh Thánh” và kinh “Talmud”, tuân thủ ngàynghỉ ngơi và các loại tết truyền thống, nghiêm khắc các loại cấm kỵ đối vớithức ăn và những quy định đạo đức đối với cá nhân và gia đình trong NgũKinh, thiết lập nhà trường tôn giáo riêng để giáo dục con em Trong ngàynghỉ ngơi không ngồi xe, kiên trì đi bộ Khi lễ bái ở trong nhà thờ, phân chiachỗ ngồi nam nữ, nam cần phải đội mũ đen nhỏ che kín chỏm đầu Bìnhthường khi cầu nguyên buổi sớm, tất cả nam giới 13 tuổi trở lên cần phải đội

mũ trắng nhỏ có vành cao

 Các tín đồ Đạo Do Thái thuộc phái chính thống hiện đại đều nhiệt tình ủng hochủ nghĩa phục quốc Do Thái

 Những điểm khác với phái chính thống cực đoan chỉ là ở phương diện tập tục,

ví dụ không được để râu, không được mặc áo dài đen, đội mũ đen giốngngười Do Thái Đông Âu, phụ nữ không được đeo tóc giả

o Giáo phái Chasidim ( tiếng Hêbrơ có nghĩa là thành kính ) :

Trang 9

 Từ giữa thế kỉ XVIII một giáo phái của chủ nghĩa thần bí của Đạo Do Tháitrung thế kỉ ở châu Âu, chủ trương tín đồ giao tiếp với thần linh.

 Mục đích là chấn hưng nhiệt tình tôn giáo của các tín đồ Đạo Do Thái, truyền

bá rất nhanh

 Đến cuối thế kỉ XIX, trong các tín đồ Đạo Do Thái toàn thế giới chỉ cókhoảng một nửa ủng hộ giáo phái Chasidim Họ cũng tương tự như phái thànhkính của Đạo Do Thái thời cổ đại, thường tụ cư một chỗ, sung bái một vịthánh đồ, giáo sĩ có thể thông được với thần, mỗi năm ít nhất phải bái kiến balần Khi tụ hội lễ bái chú trọng hát thánh ca, cho tới khi đạt tới trình độ cuồngnhiệt tôn giáo

Phái cải cách (Reform): Đôi lập với phai chính thống là phái cải cách

trong Đạo Do Thái, có khi cũng goi là “phái khai minh” hoặc “phái tiến bộ” củaĐạo Do Thái

 Phái này xuất hiện ở nước Đức từ năm 20 của thế kỉ XIX, sau đó theo ngườiĐức Do Thái di cư, phát triển tới nước Mỹ

 Chủ trương xóa bỏ mọi cách biệt của người Do Thái với thế giới về văn hóatôn giáo

 Về tư tưởng tôn giáo, phái này cho rằng không có bất kỳ chân lý nào bất biến;phàm là chân lý cần phải kinh qua sự kiểm nghiệm lý tính của người nhận

 Về nghi thức tôn giáo, chủ trương dựa theo các mô thức của Đạo Cơ Đốc đểcải cách nghi lễ của Đạo Do Thái; khi lễ bái, không phân chia chỗ ngồi nam

nữ, nam không cần đội mũ nhỏ trùm đầu, lúc cầu nguyện không phát ra tiếnghoặc phát ra tiếng rất nhỏ, dùng ban hát thơ tập hợp âm nam nữ và quảnphong cầm để đệm nhạc độc xướng dẫn lời cầu nguyện

 Phái cải cách đã vấp phải sự phản đối của đa số các tín đồ Đạo Do Thái ởnước Đức, càng không được hoan nghênh trong những người Do Thái ở Đông

Âu, nhưng phát triển tương đối nhanh ở Mỹ

 Năm 1885 thông qua cương lĩnh tín ngưỡng, trong đó chương thứ 5 tuyên bố

bỏ các đều cấm kỵ đối với việc ăn uống cùng với trang phục, tập tục lạc hậucủa thời đại Moses và Rabbi lưu truyền lại, cho rằng những cái đó chỉ là sựtrở ngại mà không thể thúc đẩy việc nâng cao tâm linh đạo đức Chương thứ 6giải thích: “Điều mong đợi của người Israel đối với Chúa cứu thế là thực hiệnđược hòa bình, chân lý, chính nghĩa, nhân ái ở trong nhân gian.”

 Họ không ủng hộ chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, chủ trương giữa người DoThái ở trong một nước chỉ là tín thờ cùng một tôn giáo không có quan hệ nàokhác

Trang 10

 Từ sau khi Đảng Nazi nước Đức thống trị, bức hại, giết chóc người Do Thái,thái độ của các tín đồ Do Thái thuộc phái cải cách ở Mỹ : về mặt vật chất vàđạo nghĩa, tuyên bố viện trợ cho người Do Thái bị Nazi bức hại, sau chiếntranh thế giới thứ hai ủng hộ nước Israel, về mặt tôn giáo chuyên sang hấp thụhình thức hoạt động truyền thống; về mặt xã hôi thì ủng hộ phong trào phảnđối kỳ thị chủng tộc và dân quyền.

Phái bảo thủ (Consevertive):

 Các môn đồ Đạo Do Thái thuộc phái bảo thủ thực chất là ở giữa phái chínhthống và phái cải cách, xuất hiện ở nước Đức vào thế kỉ XIX

 Về tư tưởng tôn giáo, nó chủ trương chung với phái cải cách, tức là muốnđiều hòa Đạo Do Thái với khoa học hiên đại, do đó, sự tín ngưỡng đối vớiChúa cứu thế Messiah có khác với phái chính thống Đạo Do Thái, cho rằngđiều trọng yếu là xây dựng công bằng, chính nghĩa ở trên mặt đất chứ khôngphải ở việc xuất hiện một vị Chúa cứu thế

 Một bất đồng quan trọng khác của nó với các tín đồ thuốc phái chính thốngĐạo Do Thái ở chỗ không kiên trì lấy “Ngũ Kinh” làm chân lý vĩnh hằng.Phái bảo thủ cho rằng tình hình không ngừng biến đổi, những quy định củaquá khứ đòi hỏi phải không ngừng điều chỉnh Do đó, “Khẩu Truyền LuậtPháp Điển” và kinh “Talmud” mà phái chính thống tin thờ cũng không phải làchân lý bật dịch

 Đối với ngày nghỉ ngơi, theo truyền thống không cho phép thực hiện bất kỳhoạt động nào nhưng cũng chủ trương có thể căn cứ tình hình cụ thể mà xử

lý, cho rắng ý nghĩa của tôn giáo không ở chỗ câu nệ hình thức mà ở chỗ lĩnh

Vẫn rất coi trọng ý nghĩa tượng trưng của nghi thức tôn giáo, tuân thủ sự cấm

kỵ về phương diện ăn uống, chỉ có điều là không nghiêm khắc như phái chínhthống Phái bảo thủ còn yêu cầu phải tuân thủ các loại kỳ tết, cầu nguyệntrước bữa ăn, tạ ơn sau bữa ăn, khi lễ bái phải đội mũ Mỗi ngày cầu nguyện

ba lần nhưng có thể dùng cả tiếng Anh và tiếng Hêbrơ Mỗi đêm trước ngàynghỉ ngơi ở trong nhà phải đốt nến

 Một nguyên tắc mà phái bảo thủ đặc biệt coi trọng chính là đem tôn giáo DoThái kết hợp với văn hóa Do Thái và dân tộc Do Thái, từ gốc độ văn hóa ủng

hộ chủ nghĩa phục quốc của Do Thái Sau chiến tranh thế giới thứ hai trào lưunày phát triển rất nhanh ở Bắc Mỹ

Phái xây dựng lại ( Reconstructionist):

Trang 11

 Có nguồn gốc từ phái bảo thủ, là một phong trào của người

Do Thái ở Mỹ hiện đại do ý tưởng của Mordecai Kaplan

(ảnh) (1881-1983) Phát triển thịnh vượng từ cuối những năm

1920 tới 1940

 Phong tục và truyền thống, luật lệ không được coi là bắt buộc

nhưng được coi là giá trị cần được tôn trọng

 Nhấn mạnh quan điểm tích cực với chủ nghĩa hiện đại và cho

rằng Đạo Do Thái không chỉ giới hạn trong đời sống của một

bộ phận người Israel, mà là một loại văn hóa dân tộc, nó

không thể nhất thành bất biến, cần phải theo sự biến đổi của

đời sống dân tộc mà không ngừng phát triển, không chỉ thỏa

mãn đòi hỏi tâm linh của mọi người, hơn vậy, còn phải thỏa mãn đỏi hỏi sựtruy cầu của trí lực con người

1.5.2 Sự tồn tại hiện nay của tôn giáo trên thế giới

+ Số lượng tín đồ : 13,428,300 người (2010)

+ Người Do Thái chủ yếu tập trung tại Israel, Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu nhưAnh, Pháp, Nga, Đức Giữa nước Israel và người Do Thái ở hải ngoại vừa có liên hệ lạikhông hoàn toàn nhất trí Trong thế giới phương tây ngày nay người Do Thái có hai trungtâm, một ở Israel, một ở Mỹ Việc tồn tại hai trung tâm như thế này hầu như đã có từ thời

cổ, đến nay người Israel (ảnh) vẫn duy trì thường xuyên hai bộ phận ở Palestin và tản cư

 Nhiều quốc gia khác trên thế giới

Trong tiến trình lịch sử, người Do Thái và những thứ liên quan (bao gồm cả đạo

do thái) đã trải qua rất nhiều khó khăn và đã từng bị bài trừ, khủng bố bởi nhiều các thếlực Điển hình là giai đoạn năm 1939 - Năm 1945: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai,khoảng 6 triệu người Do Thái bị giết bởi Đức Quốc Xã cẩm đầu là Hitler Ngày nay,người Do Thái vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề, điển hình là xung đột Isarel-Palestin và

sự đồng hóa tôn giáo (mất đi truyền thống Do Thái) tại một số nước như Hoa Kỳ

II VĂN HÓA ẨM THỰC DO THÁI GIÁO.

Trang 12

2.1 Kashrut_ Những quy định về ăn uống với của những người

Do Thái chính thống

Tất cả chúng ta ai cũng phải công nhận rằng người Do thái đa số họ rất thông minh, rất nhiều người thành công trên lảnh vực khoa học, y học, kỷ thuật, nghệ thuật, phát minh, sáng kiến, thương mại như Albert Einstein, *Sigmund Freud, *Marie Curie, Michael Dell, Levi Strauss, Alan Greenspan, Zino Davidoff, *Marcel Tolkowsky, Giacomo Meyerbeer (nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc, nổi tiếng thế kỷ 18), Frank Kafka văn hào Do thái Tiệp-Áo-Hung; Jakob Ludwig Felix Mendelssohn Bartholdy (nhà soạn nhạc, điều khiển dàn nhạc, nghệ sĩ đàn dương cầm, đàn đại phong cầm nổi danh thế

kỷ 19); Leonard Bernstein, Bob Dylan, Marc Chagall, *Friedensreich Hundertwasser,

*"Warner Brothers", *John Jacob Bausch, Charles Spencer Chaplin, Steven Spielberg; Harrison Ford (cha người Ái nhĩ Lan, mẹ Liên xô gốc Do thái); Jane Seymour (mẹ gốc Hòa lan, cha Do thái Anh quốc); Lorne Greene đóng vai Ben Cartwright trong phim cao bồi Bonanza (cha/mẹ Do thái đông Âu); Woody Allen; Roman Polanski (mẹ gốc Liên xô,cha Do thái Ba lan); Paul Newman (mẹ người Tiệp, cha Do thái); Kirk Douglas (cha/mẹ

Do thái Liên xô); Garry Kasparov (hạng nhứt thế giới cờ vua 1985-1993 cha người Do thái Armenia, mẹ người Armenia vùng bị Liên xô chiếm đóng); Michel de Nostredame (dược sĩ, thiên văn học, tiên tri Nostradamus, người Do thái Pháp), v.v

Và không có gì ngạc nhiên khi nói rằng thức ăn thức uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đem lại sức khỏe cũng như là trí tuệ thông thái hơn cho người Do Thái

Người Do Thái luôn cho mình là dân tộc “ Thánh Hiến” nên văn hóa cũng

sẽ phải có những điều khác biệt, cao sang hơn những dân tộc, tôn giáo khác

Theo luật của những người Do Thái thì ăn những thứ không phải kosher sẽ làm cho trí óc

và trái tim của con người dần dần ngu đần đi (dumbing down)!"

Trong nhà của người Do Thái thì bàn ăn được xem như bàn thờ và bếp ăn làmột nơi linh thiêng vô cùng bởi với họ ăn uống là một phúc lành để nuôi dưỡng cơ thể vàtâm hồn.Trước và sau khi ăn, họ luôn cầu nguyện tạ ơn Thiên chúa…

Kashrut có 2 phần là Kosher ( Phù hợp ) và Treif ( không phù hợp)

Kể từ năm 70 sau công nguyên (sau khi Jesus sanh ra đời) Do Thái đánh thua quân La mã, tất cả tiêu tan, người dân Do thái phải tứ tán khắp nơi, sống cuộc đời dumục bất đắc dĩ vì họ không còn đất nước, không có trung tâm để hành đạo Theo sách kinh, 600 000 người Do thái được phép rời khỏi cuộc đời nô lệ trên đất Ai cập* và đi langthang trong sa mạc 40 năm "Exodus", đi tìm miền đất hứa

Để phòng ngừa bệnh hoạn và sau đó đã trở thành một quy luật cột trụ để tồn tại và sống còn, họ đã đặt ra quy luật ăn uống kashrut và đó đã thành một nghi thức

ăn uống cho tất cả những người đạo Do thái chính thống trên toàn thế giới cho dù họ sống

Trang 13

bất kỳ nơi đâu, bất kỳ họ nói những ngôn ngữ khác nhau nhưng truyền thống ăn uống theo kosher từ bao nhiêu thế kỷ thì vẫn là như vậy.

Đặc điểm chính, quy tắc ăn uống theo kashrut là:

- ăn rất nhiều cá, các sản phẩm từ sữa, trứng gà, thịt gà thịt cừu, các loại rau xà lách, rau cải và dầu ô liu

- ăn rất nhiều hoa quả, rau củ ( qua kiểm tra, đảm bảo dinh dưỡng và hoàn toànkhông có hóa chất )

- sáng và trưa là 2 bừa chính trong ngày, buối chiều tối chỉ ăn nhẹ

- phân biệt giữa thịt con thú nào được phép ăn, con nào không được ăn

- chỉ được ăn vùng phía trước của con thú, thí dụ: con bò chỉ được ăn phần thịt bả vai (chuck/shoulder); sường (rib); ức / nạm (brisket); thịt cơ hoành / bụng trước / nạm / gầu (short plate)

- không được ăn, uống máu động vật

- thức ăn thịt (basari) và thức ăn sữa (chalawi) phải riêng biệt ra, không đụng chạmnhau, thậm chí muổng nĩa, nồi chảo để nấu nướng hai thứ này phải riêng biệt, cả khi rửa chén dĩa cũng phải tách ra hai bồn, không bao giờ ăn chung các sản phẩm thịt và sữa cùng nhau

- pareve: những thức ăn trung tính

1 Theo quy luật kashrut thì người theo đạo chính thống chỉ được phép ăn những con thú có móng guốc chẻ và đồng thời phải là động vật ăn cỏ và nhai lại Không

ăn thịt lợn, những con vật chết tự nhiên hoặc những con chim ăn xác chết, chim săn mồi, không ăn động vật có vỏ, lưỡng cư, bò sát, côn trùng, những con vật bị tật, ốm yếu

Thí dụ những con thú ăn được:

+) Con bò, con dê, cừu có móng chẻ và nhai lại

+) Cá thì phải loại có vảy và vây cá

+) Loài có cánh: gà, vịt, ngỗng, gà lôi, bồ câu

Thí dụ những con thú bị cấm không được phép ăn:

+) Con lợn tuy có móng chẻ những không nhai lại và thường ở chỗ tối tăm, bẩn+) Con ngựa, con Lạc đà không có móng chẻ

+) Con lươn, cá ngát (eeltail catfish), cá trê, cá ông, cá heo, cá mập, sói biển (seawolf), cá bơn (turbot), cá tầm (sturgeon) không có vảy, da trơn Kể cả trứng cá caviar của cá tầm

+) Con tôm, tôm hùm, tép, tất cả loại nghêu sò ốc hến, ếch, nhái, con mực, con rùa

+) Tất cả các loại bò sát như rắn, và những con côn trùng, sâu bọ

Tất cả các loài chim săn và ăn thịt như diều hâu, chim ưng

Ngày đăng: 30/03/2024, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w