TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

27 4 0
TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT Học kỳ 1 NH 2023-2024 LLCT120314_23_1_45CLC TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY” Giảng viên: ThS Đỗ Thị Ngọc Lệ Sinh viên thực hiện STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV 1 Nguyễn Thị Huỳnh Như 22144159 2 Nguyễn Tiến Thành 22144187 3 Nguyễn Thanh Tùng 22144222 4 Trần Ngọc Lộc 22144140 TP HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT Học kỳ 1 NH 2023-2024 LLCT120314_23_1_45CLC TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY” Giảng viên: ThS Đỗ Thị Ngọc Lệ Sinh viên thực hiện STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV 1 Nguyễn Thị Huỳnh Như 22144159 2 Nguyễn Tiến Thành 22144187 3 Nguyễn Thanh Tùng 22144222 4 Trần Ngọc Lộc 22144140 TP HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2022 LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐIỂM - MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Kết cấu của tiểu luận 2 PHẦN NỘI DUNG .3 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 3 1.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội trong Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội .3 1.3 Tiến lên xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan 4 1.4 Một số đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa 6 1.5 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và những quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 9 1.5.1 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam 9 1.5.2 Những quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10 1.5.2.1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ 10 1.5.2.2 Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ 12 CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG XẬY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 14 2.1 Vai trò xây dựng kinh tế thị trường định thướng XHCN ở Việt Nam hiện nay 14 2.2 Một số vẫn đề thực tiễn trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay 15 2.3 Giải pháp 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Đảng Cộng sản: ĐCS Đảng Cộng sản Việt Nam: ĐCSVN Chủ nghĩa xã hội: CNXH Hồ Chí Minh: HCM Nhà xuất bản: Nxb Tập: t Trang: tr Xã hội chủ nghĩa: XHCN PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người đã cống hiến cả cuộc đời cho độc lập, tự do đất nước, dân tộc Việt Nam Những di sản tinh thần mà người để lại được Đảng ta tổng kết, hệ thống hóa hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng ấy là một hệ thống quan điểm của người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin dựa vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đây là cống hiến lớn của Người cả trên phương diện lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng; là một trong các nhân tố có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Trong suốt quá trình hình thành, phát triển của mình, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với hoạ thiên tai và ngoại xâm đe doạ Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn cảm hứng cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tư tưởng của Bác về CNXH đã định hình nền tảng cho sự phát triển của Việt Nam Việc nghiên cứu tư tưởng này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam Việt Nam hiện nay đang tiếp tục theo đuổi con đường xây dựng CNXH dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư tưởng này vào việc lãnh đạo và quản lý đất nước Việc nghiên cứu về cách Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của Việt Nam, từ đó đánh giá được những thành tựu và thách thức mà Việt Nam đang đối mặt Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng này không chỉ giúp chúng ta rút ra được những bài học quý giá về lãnh đạo, quản lý mà còn giúp chúng ta áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, công việc của mình Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực chính trị, giáo dục và nghiên cứu Thông qua đó, chúng em nhận thấy “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay” là một di sản vô giá của dân tộc ta, đó là cơ sở, là nền tảng hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt 1 Nam, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam suốt mấy thập kỷ qua, đó cũng là lý do để nhóm chúng em lựa chọn đề tài này 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở hình thành và nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Xã hội và sự vận dụng của ĐCSVN hiện nay; từ đó vận dụng của ĐCS trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay - Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ như sau: • Trình bày được tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH • Xác định mục tiêu, động lực và những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam • Trình bày tính chất, đặc điểm tiến lên CNXH là một tất yếu khách quan và một số đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN • Vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay 3 Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt nam hiện nay: đặc trưng cơ bản, mục tiêu, động lực, tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ, nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay 4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, vận dụng và kết hợp chặt chẽ các phương pháp khác như phương pháp logic, phương pháp lịch sử; phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích,… 5 Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được kết cấu thành 2 chương, bao gồm: - Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Xã Hội 2 - Chương 2: Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam hiện nay 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội trong Tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng HCM là một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản nhằm xã bỏ ách thống trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và giải phóng toàn thể xã hội loài người CNXH ở Việt Nam là xã hội do nhân dân lao động làm chủ, dân giàu, nước mạnh, chăm lo đến lợi ích vật chất và tinh thần của mỗi người, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội Mục tiêu chung của CNXH là đảm bảo cho mọi người tự do, bình đẳng, đoàn kết, ấm no, việc làm, hoà bình, hạnh phúc Hạt nhân lãnh đạo của xã hội ấy là Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân, theo chủ nghĩa Mác – Lênin CNXH còn được hiểu với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà việc xây dựng và hoàn thiện nó như một quá trình lịch sử để từng bước đạt tới mục tiêu 1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp cận với những tư tưởng về giải phóng dân tộc, Người còn tiếp cận với hệ tư tưởng mang đậm tính khoa học và nhân văn về một chế độ mà ở đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do cho tất cả mọi người - xã hội cộng sản chủ nghĩa Người khẳng định mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa cộng sản1 Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh không để lại một định nghĩa cố định về chủ nghĩa xã hội Với cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được Người tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra những đặc trưng quan trọng nhất của một lĩnh vực cụ thể nào đó, như tiếp cận ở góc độ khát vọng của dân tộc khi đất nước còn là thuộc địa, Người khẳng định: Chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng dân tộc khỏi bị áp bức, ở góc độ chính trị, chế độ XHCN là chế độ của nhân dân, do dân làm chủ2, ở góc độ kinh tế: CNXH có công nghiệp hiện đại3, ở góc độ quan hệ giữa người với người, chủ nghĩa xã hội đem lại tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ “những bức tường dài” ngăn cản con người đoàn kết yêu thương nhau…4 Song tất cả những cách tiếp cận ấy đều hướng đến mục tiêu cơ bản của chủ 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.610 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.610, t.6, tr322 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.372 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr.496 4 nghĩa xã hội mà theo Người “Nói nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết làm cho nhân dân lao động thoát khỏi cảnh bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” là làm sao cho dân giàu, nước mạnh5 So sánh các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử để thấy sự khác nhau về bản chất giữa xã hội chủ nghĩa và các chế độ khác, Hồ Chí Minh nhận thấy: “ Trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân mà quần chúng lao động thì bị giày xéo Trái lại, trong chế độ chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân làm chủ, thì mỗi người là bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội Cho nên lợi ích của cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể Lợi ích của tập thể được đảm bảo thì lợi ích của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn” 6 Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xã hội chủ nghĩa là xã hội ở giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa Tuy còn tồn đọng những tàn dư của quá khứ nhưng xã hội chủ nghĩa không còn áp bức bóc lột, do nhân dân lap động làm chủ, trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của các nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau 1.3 Tiến lên xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan Học thuyết Hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác đã chỉ ra rằng, sự phát triển của xã hội loài người là quá trình lịch sử - tự nhiên Sự phát triển này không tuân theo ý muốn chủ quan của con người mà tuân theo những quy luật khách quan, trong đó, trước hết và quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật về kến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng Theo đó “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” 7 Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, trong điều kiện lịch sử mới và từ thực tiễn những năm đầu của thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Nga,V.I.Lê nin khẳng định tính đúng đắn của học thuyết C.Mác về quy luật phát triển của xã hội và 5, 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.610 67C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.613 7 5 dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa sẽ mất cắp hết Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ” 14 Như vậy, theo Hồ Chí Minh, trong chủ nghĩa xã hội, dân chủ và nhân dân dân chủ chuyên chính là hai mặt của một vấn đề, là hai yếu tố không thể tách khỏi nhau để dân chủ được thực hiện và bảo vệ trong hiện thực - Thứ hai, về kinh tế: xã hội XHCN là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Theo Hồ Chí Minh, CNXH là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản nên chủ nghĩa xã hội phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nên kinh tế của chủ nghĩa tư bản, đấy là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện địa và quan hệ sản xuất tiên tiến Về quan hệ sản xuất, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất bởi đây là yếu tố thuộc quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực kinh tế Người chỉ rõ, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cơ bản là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến hiện tượng người bóc lột người nên CNXH phải từng bước xóa bỏ chế độ sỡ hữu này Trong nền kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước kia ruộng đất là của địa chủ, nhân dân cúi đầu làm lụng suốt ngày, gặt bao nhiêu thì cũng nộp cho địa chủ hết”15, ngày nay, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì máy móc, ruộng đất, xe lửa, ngân hàng, v.v phải là của nhân dân, nhân dân phải là chủ sở hữu về tư liệu sản xuất để làm chung, hưởng chung16 Đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội - Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: xã hội XHCN là xã hội có trình độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội Trình độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức thể hiện trước hết trong các quan hệ xã hội, là xã hội không còn người bóc lột người, con người được tôn trọng, được đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng, được tạo điều kiện để phát huy năng lực của mình và các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau 14 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr.457 15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr.388 16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr.389-390 8 So sánh giữa các chế độ xã hội, Hồ Chí Minh nhận thấy: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới “chú ý xem những lợi ích cá nhân đúng đắn và được đảm bảo cho nó được thỏa mãn”17, “chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy cách riêng và sở trường riêng của mình”18 Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội bình đẳng, bác ái, không còn gì ngăn cản những người lao động hiểu nhau và thương yêu nhau19 Chủ nghĩa xã hội đảm bảo tính công bằng trong các quan hệ xã hội Đấy là xã hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân, mọi cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, ai cũng phải lao động và ai cũng có quyền lao động20, ai cũng được hưởng thành quả lao động của mình trên nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng, tất nhiên là trừ những người chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả năng lao động21 - Thứ tư, chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản: Từ khi xã hội có giai cấp là có đấu tranh giai cấp Đây là cuộc đấu tranh của những giai cấp bị trị, bị bóc lột chống lại những giai cấp thống trị nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lọt người Khác với các chế độ xã hội trước đó, chế đỗ xã hội chủ nghĩa là chế độ của nhân dân, lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích xã hội nên tiến lên XHCN không chỉ là “yêu cầu cấp bách của hàng chục triệu người lao động” mà nó còn là “công tình tập thể của quần chúng lao động”22 Chính nhân dân là lực lượng xây dựng CNXH cũng như quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của CNXH Hồ Chí Minh khẳng định: Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng xã hội chủ nghĩa đi đến thành công23 17 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.610 18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.610 19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.377, 371; t.11, tr.241 20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr.390 21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.609 22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr.690 23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.391 9 1.5 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và những quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.5.1 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng những tinh hoa hội tụ của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực trạng của đất nước ta hiện nay Người đã đưa ra những mục tiêu về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Mục tiêu về chế độ chính trị: Hồ Chí Minh khẳng định quyền lợi và quyền lực, trách nhiệm và địa vị thuộc về nhân dân chứ không phải bất kỳ giai cấp, thế lực nào khác Hồ Chí Minh từng nói: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - quyền lực thuộc về nhân dân Trong Nhà nước dân chủ đó, mọi công dân đều có quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các chức vụ của cơ quan Nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình “có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” 24 Người chủ thì phải có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, không hối lộ, tham nhũng, lạm quyền Người làm chủ phải luôn đặt lợi ích quốc gia trên lợi ích cá nhân, luôn sẵn sàng đón nhận khó khăn, gian khổ “Vì là người chủ nên phải có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.” 25 - Mục tiêu về kinh tế: Hồ Chí Minh muốn hướng đến nền kinh tế phát triển cao dựa trên công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng chủ nghĩa tư bản khi nó tạo ra được một nền kinh tế phát triển cao Theo Người, trong thời kỳ quá độ tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: “Sở hữu Nhà nước tức là của toàn dân Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động Sở hữu của người lao động riêng lẻ Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản” 26 - Mục tiêu về văn hóa: Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh” 24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.9, tr.591 25 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/385-triet-ly-ho-chi-minh-ve-phat-trien-viet- nam.html 26 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.9, tr.588 10 27 Và, một trong những nôi dung cơ bản tư tưởng của Người là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống” Nó được thể hiện qua việc phát triển giáo dục, xóa bỏ nạn mù chữ, nâng cao dân trí, thực hiện nếp sống mới, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu… - Mục tiêu về quan hệ xã hội: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân xây dựng và làm chủ, “Đó là một công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng” 28 Trong đó một xã hội không có sự bất công, không có sự phân biệt giàu nghèo, mọi khoảng cách trong xã hội đều không còn “Theo Hồ Chí Minh phải là những người tha thiết với lý tưởng XHCN, có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học và kỹ thuật, nhạy bén với cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm,…” 29 Nỗ lực không ngừng vì lý tưởng của dân tộc, quyết tâm phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội, không ngại vượt khó 1.5.2 Những quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.5.2.1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ -Tính chất của thời kỳ quá độ: Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ Khi đề cập đến vấn đề này, để bắt tay vào công cuộc xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân mới thì không phải một sớm một chiều mà có thể làm được Nó đòi hỏi từ nhiều yếu tố khác nhau để triệt tận gốc những suy nghĩ lạc hậu, xóa bỏ sự bốc lột, bất công, đưa đất nước ta thành một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc - Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Việt Nam cũng như các đất nước khác khi bước vào thời kỳ quá độ đều có sự pha lẫn giữa các đặc điểm của xã hội cũ và xã hội mới lồng ghép vào nhau Ở giai đoạn đầu tiên, Người đã chỉ rõ ra rằng: “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh 27 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.10, tr458-459 28 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr.291 29 https://luatminhkhue.vn/muc-tieu-cua-chu-nghia-xa-hoi-theo-tu-tuong-ho-chi-minh.aspx 11 qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” 30 Đó chính là chế độ xây dựng dân chủ nhân dân, và những đặc điểm này quy định mục tiêu của dân tộc và đất nước ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội - Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội chủ nghĩa cũ, xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó: Về chính trị, sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa luôn bị các thế lực thù địch trong và ngoài chống phá Chính vì thế cần phải xây dựng một bộ máy chính trị xã hội vững chắc, phải nâng cao giáo dục để người dân có kiến thức, có một năng lực tự làm chủ bản thân, làm chủ chế độ xã hội Về kinh tế, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước chưa có nhiều kinh nghiệm về nền kinh tế nước nhà Đây là một trong những công việc mới đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau để có thể đánh bại nền kinh tế cũ, lạc hậu và lỗi thời kia Và điều này phải luôn gắn liền với quyền làm chủ của nhân dân ta Về văn hóa, tiếp thu, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta Mang đến một hình ảnh đất nước Việt Nam hiện đại phát triển nhưng cũng chứa đựng dấu ấn của ngày xưa, dấu ấn do những văn hóa tốt đẹp mà các thế hệ trước đã phác họa ra Từ đó để đất nước Việt Nam có thể tiến tới một đất nước văn minh hiện đại, và cũng đậm đà bản sắc dân tộc Về các quan hệ xã hội, phải đảm bảo một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi phải xóa bỏ những quan hệ cũ đi từ nếp sống của nhân dân Phát huy những điểm mạnh của mỗi cá nhân và cải thiện điểm yếu để có thể hòa hập, hài hòa với đời sống chung và lợi ích chung của xã hội, của tập thể 1.5.2.2 Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ Để tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội thì quốc gia nào cũng phải trải qua thời kỳ quá độ Và đối với một đất nước đi từ một nền nông nghiệp kém phát triển hơn so với thế giới, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến tới chủ nghĩa xã hội đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và sáng tạo Song, để làm được những điều ấy đòi hỏi nhiều nguyên tắc: 30 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12,tr.411 12 Một là, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin: Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xác định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và cũng là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Để giữ vững nền tảng này, Đảng đã không ngừng ngừng bổ sung, sửa đổi và phát triển thực tiễn Việt Nam với tình hình trên thế giới, luôn kiên định với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin Hai là, phải giữ vững độc lập dân tộc: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục đích của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tìm đường cứu nước Kiên định với mục đích này là chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng Cộng Sản Độc lập dân tộc chính là điều kiện tiên quyết để xây dựng CNXH; CNXH là cơ sở để bảo đảm độc lập dân tộc trên thực tiễn Chính vì thế để giữ vững độc lập dân tộc nước nhà thì cần phải gắn liền với CNXH Ba là, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em: Trên cơ sở là nhận thức cách mạng Việt Nam là một bộ phận, có mối quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản và cách mạng thế giới Người đã chủ trương thực hiện đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết thế giới Đây là hiện thân sức mạnh của thời đại, Người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng cũng phải nâng cao tinh thần đoàn kết và ham học hỏi Dưới một tinh thần học hỏi một cách cầu tiến, thì không nên học tập một cách rập khuôn, máy móc, mà phải biết tiếp thu một cách sáng tạo và đổi mới Bốn là, xây phải đi đôi với chống: Vì mục tiêu sự nghiệp to lớn của cách mạng cần phải thực hiện một chiến lược lâu dài Nhưng để đi hết được con đường này thì phải trải qua rất khó khăn, các thế lực thù địch ở phía sau luôn chực chờ chống phá lại Người luôn có cái nhìn đa chiều, bên cạnh những động lực to lớn thì cũng cần ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm lại nguồn lực và sự phát triển của CNXH Chống lại các bệnh tham ô, quan liêu, hách dịch, táo điều, kiêu ngạo, những căn bệnh nguy hiểm này là của chủ nghĩa cá nhân, nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, đến tập thể cộng đồng, mà còn đến Đảng, đến đất nước 13 CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG XẬY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Vai trò xây dựng kinh tế thị trường định thướng XHCN ở Việt Nam hiện nay Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường được xác lập và tăng cường qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy nhân dân làm chủ chốt, vì nhân dân và do nhân dân; phát huy tối đa vai trò làm chủ của nhân dân Có nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ chốt, và kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Doanh nghiệp nhà nước giữ một vị trí quan trọng và là một lực lượng đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường nhà nước Ở đây, vai trò của Nhà nước trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; tạo một ra môi trường cạnh tranh một cách bình đẳng, lành mạnh; thúc đẩy sản xuất phát triển ở các lĩnh vực văn hóa - xã hội - Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về thị trường, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an ninh - quốc phòng - Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; có chính sách cụ thể tạo nhiều ra điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển trên cơ sở cải cách hành chính và tư pháp Xây dựng thể chế xử lý dứt điểm, các tồn động, yếu kém tích tụ, xử lý triệt để các tập đoàn kinh tế, công ty Nhà nước, dự án và công trình đầu tư không có hiệu quả, thua lỗ, cơ cấu tổ chức yếu kém cộng với những khoản nợ xấu - Thứ ba, hoàn thiện thể chế về phát triển khoa học - công nghệ, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, giáo dục - đào tạo và tận dụng tối đa các nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với nhân lực chất lượng cao, tận dụng những cơ hội vốn có và những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp, tăng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế 14 - Thứ bốn, tăng cường hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực, năng động sáng tạo, thực hiện chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước - Thứ năm, thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện lại bộ máy Nhà nước, kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy Nhà nước, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có hiệu quả trong công tác kiểm tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nước nhà 2.2 Một số vẫn đề thực tiễn trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay Suốt hành trình hơn 90 năm qua ĐCSVN ta luôn quyết tâm CNXH chính là mục tiêu và cũng là lý tưởng của Đảng Cộng Sản và con người Việt Nam Và việc tiến lên CNXH là một tất yếu khách quan Vì thế, đất nước Việt Nam cũng phải trải qua một hành trình đấu tranh Cách Mạng lâu dài Để bảo vệ nền độc lập nước nhà, mang hạnh phúc no ấm cho nhân dân Đã 46 năm trôi qua, nhân dân trên đất nước Việt Nam được sống trong hoà bình độc lập, sống một cuộc sống không còn sự đoạ đày, áp bức, không còn tiếng xe tăng, bom đạn, lịch sử Việt Nam đã mở sang một trang mới của kỷ nguyên mới và hội nhập quốc tế quốc tế, xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo một tiền đề lớn cho đất nước Xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN là một sự bứt phá to lớn trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của ĐCSVN Đây là kết quả của một quá trình dài tìm tòi và phát triển, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện Ở trong giai đoạn đổi mới, mức GDP bình quân mỗi năm đã tăng đều Sau giai đoạn đó thì mức tăng trưởng và tiếp tục tăng Theo số liệu từ năm 2016-2019, Việt Nam đã đứng top 16 nước có một nền kinh tế mới đạt được nhiều thành tựu nhất31 Đặc biệt vào năm 2020 khi dịch Covid bùng nổ thì hầu hết các quốc gia khác lâm vào tình cảnh suy thoái hoặc có mức tăng trưởng âm thì nền kinh tế ở Việt Nam vẫn đang tăng nhẹ 2,91% Quy mô kinh tế được nâng cao, nếu năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD thì năm 2020 đã đạt khoảng 343 tỷ USD32 Với sự tăng trưởng kinh tế như vậy thì đổi mới vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện Từ đó dẫn tới tư duy về cuộc sống và đầu tư cho giáo dục được nâng cao Các vấn đề về lao động, việc làm, lương thực thực phẩm 31 https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-631311/ 32 http:/www.gso.gov.vn 15

Ngày đăng: 25/03/2024, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan