1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hộiở việt nam vận dụng vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiệnnay

44 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Đỗ Văn Cống, Nguyễn Tiến Cống, Hoàng Viết Cống, Nguyễn Kim Cúc, Nguyễn Tiến Đạt, Tạ Thị Hồng Diễm, Đồng Thị Hồng Diệp, Đặng Thị Diệu, Ngô Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Đương, Trần Diễm Quỳnh
Người hướng dẫn Ngô Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế & TMĐT
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 6,17 MB

Nội dung

Người giải thích: Chế độdân chủ mới là chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân đãđánh đổ đế quốc và phong kiến; trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & TMĐT

- - - 🙞🙞🙞

-BÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam Vận dụng vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện

Trang 2

THÀNH VIÊN NHÓM 2 VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM

đi mể

11 Đỗỗ Văn Cỗng Kêết lu n, làm wordậ

12 Nguyêỗn Tiêến Cỗng Đêề tài phụ

13 Hoàng Viêết Cỗng Phầền 3 c a IIủ

14 Nguyêỗn Kim Cúc Phầền 2 c a IIủ

15 Nguyêỗn Tiêến Đ tạ Thuyêết trình

16 T Th Hỗềng Diêỗm (TK)ạ ị L i m đầều, pờ ở owerpoint

Trang 3

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN

Lần 1

Nhóm: 2

Địa điểm họp: Google meet

Thời gian: 19h30 - 21h30 ngày 17/9/2022

Thành viên tham gia: 11 thành viên

12 Nguyễn Tiến Công 20D140126 Thành viên

13 Hoàng Viết Công 20D140186 Thành viên

15 Nguyễn Tiến Đạt 20D140250 Thành viên

17 Đồng Thị Hồng Diệp 20D140009 Thành viên

20 Nguyễn Ngọc Đương 20D140071 Nhóm trưởng

102 Trần Diễm Quỳnh 19K660045 Thành viên

Thành viên vắng mặt: 0

Mục tiêu cuộc họp: Lên đề cương cho đề tài thảo luận

Nội dung công việc đã thông qua: Lên đề cương và các thành viên nhận nhiệm vụ

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

3

Trang 4

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN

Lần 2

Nhóm: 2

Địa điểm họp: Google meet

Thời gian: 19h30 - 22h00 ngày 1/10/2022

Thành viên tham gia: 11 thành viên

12 Nguyễn Tiến Công 20D140126 Thành viên

13 Hoàng Viết Công 20D140186 Thành viên

15 Nguyễn Tiến Đạt 20D140250 Thành viên

17 Đồng Thị Hồng Diệp 20D140009 Thành viên

20 Nguyễn Ngọc Đương 20D140071 Nhóm trưởng

102 Trần Diễm Quỳnh 19K660045 Thành viên

Thành viên vắng mặt: 0

Mục tiêu cuộc họp: Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung

Nội dung công việc đã thông qua: Hoàn thiện bài thảo luận

MỤC LỤC

4

Trang 5

CHƯƠNG I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 7

a Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 7

b Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan 8

c Một số đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa 9

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11

a Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11

b Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 13

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 15

a Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ 15

b Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ 16

CHƯƠNG II VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1 Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam 18

2 Tính đan xen phức tạp và đấu tranh gian khổ, lâu dài giữa cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái thoái bộ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 21

3 Phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 23

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, kế thừa và phát triển

5

Trang 6

các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Đó là tưtưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộcđấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc

ta Là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó tư tưởngcủa Người về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng Có thể nói chủ nghĩa

xã hội là một trong những nội dung tư tưởng đóng vai trò xuyên suốt Vấn đề này đãđược thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh một trong những bài học lịch sử để đảmbảo cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi là chúng ta phải luôn nắm vững và giươngcao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Nói về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngoàiviệc thể hiện trong những văn kiện của Đại hội Đại biểu ra còn là một trong những đề tàinghiên cứu của các nhà lý luận - chính trị, lịch sử, thế hệ sinh viên cả nước nói chung vàsinh viên trường Đại học Thương mại nói riêng hiện nay Và đó cũng là chủ đề, đề tàinghiên cứu để giúp sinh viên được hiểu sâu hơn về việc đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam Vì vậy nhóm 2 đã chọn đề tài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Vận dụng vào quá trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam hiện nay” Để hoàn thành bài thảo luận này, nhóm 2 chúng em xin

gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ngô Thị Huyền Trang đã giảng dạy tận tình, chi tiết đểchúng em có đủ kiến thức và vận dụng vào bài thảo luận Cảm ơn Ban giám hiệu trườngĐại học Thương Mại vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại,

đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin Saucùng, bài thảo luận được hoàn thành là nhờ sự nỗ lực chung của toàn bộ thành viên nhóm

2 Do có những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô

để bài thảo luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô luônthật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.”

6

Trang 7

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (17)

120

Những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ…

14

Trang 8

CHƯƠNG I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh không để lại một định nghĩa cố định vềchủ nghĩa xã hội Với cách diễn đạt dung dị, dễ hiểu, dễ nhớ, khái niệm “chủ nghĩa xãhội” được Người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra đặc trưng ở một lĩnhvực nào đó (như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, động lực, nguồn lực, …)của chủ nghĩa xã hội; song tất cả đều hướng đến mục tiêu cơ bản của nó mà theo Người:

“Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân laođộng thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sốngmột đời hạnh phúc”, là làm sao cho dân giàu, nước mạnh

So sánh các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử để thấy sự khác nhau về bản chấtgiữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ khác, Hồ Chí Minh viết: “Trong xã hội có giai cấpbóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị làđược thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần chúng lao động thì bị giày xéo Trái lại,trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làmchủ, thì mỗi người là một bộ phận của của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng gópmột phần công lao trong xã hội Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể,

là một bộ phận của lợi ích tập thể Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi íchriêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn” Người khẳng định mục đích củacách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản vì: Cộngsản có hai giai đoạn Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội Giai đoạn cao, tức là chủnghĩa cộng sản Hai giai đoạn ấy giống nhau ở chỗ: Sức sản xuất đã phát triển cao; nềntảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung; không có giai cấp áp bức bóc lột Haigiai đoạn ấy khác nhau ở chỗ: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ Xã hộicộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội cũ

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, “

Trang 9

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C Mác khẳng định sự phát triển của xãhội loài người là quá trình lịch sử - tự nhiên Theo quá trình này, “Sự sụp đổ của giai cấp

tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” Vận dụng học thuyết của C.Mác để nghiên cứu về tiến trình lịch sử, Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách sản xuất và sứcsản xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng của người, chế độ xã hội, v.v.,cũng phát triển và biến đổi Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từchỗ dùng cành cây, búa đá đã phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử Chế

độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phongkiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế

độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa Sự phát triển và tiến bộ đó không aingăn cản được” Tuy nhiên, ngay từ năm 1953 Hồ Chí Minh đã nhận thấy: Tùy hoàncảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau Có nước thì đi thẳng đến chủnghĩa xã hội như Liên Xô Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủnghĩa xã hội như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta Người giải thích: Chế độdân chủ mới là chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân đãđánh đổ đế quốc và phong kiến; trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao độnglàm chủ, nhân dân dân chủ chuyên chính theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin

Tư tưởng trên đặt vào bối cảnh xã hội đương thời, Hồ Chí Minh muốn khẳng định,lịch sử xã hội loài người phát triển qua các chế độ công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,phong kiến, tư bản chủ nghĩa rồi tiến lên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa; nhưng lộtrình này không bắt buộc đối với tất cả các nước mà nó diễn ra theo hai phương thức: Cóthể trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như Liên Xô và cũng có thể bỏ qua giaiđoạn này như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu, tuântheo những quy luật khách quan, trước hết là những quy luật trong sản xuất vật chất;song, tùy theo bối cảnh cụ thể mà thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗiquốc gia sẽ diễn ra một cách khác nhau; trong đó, những nước đã qua giai đoạn phát triển

tư bản chủ nghĩa sẽ “đi thẳng” lên chủ nghĩa xã hội Những nước chưa qua giai đoạn pháttriển này có thể đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi đã “đánh đổ đế quốc và phong kiến” dưới

sự lãnh đạo của Đảng vô sản và được tư tưởng Mác - Lênin dẫn đường

8

Trang 10

Với nhận định trên, Hồ Chí Minh đã cho thấy tính chất chung của các quy luật pháttriển xã hội và tính đặc thù trong sự thể hiện các quy luật đó ở những quốc gia cụ thể,trong những điều kiện cụ thể.

Đối với Việt Nam, hàng nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phongkiến, thực dân, nhiều khuynh hướng cứu dân, cứu nước đã được thử nghiệm nhưng đềukhông đem lại kết quả cuối cùng mà dân tộc khát khao đạt được Chỉ có chủ nghĩa xã hộimới là nguồn gốc của tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ những bức tường dài ngăn cản conngười yêu đoàn kết, yêu thương nhau Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loạinói chung, của Việt Nam nói riêng vừa là một tất yếu của lịch sử, vừa đáp ứng được khátvọng của những lực lượng tiến bộ xã hội trong quá trình đấu tranh tự giải phóng mình

Là xã hội có bản chất khác hẳn các xã hội khác đã tồn tại trong lịch sử, xã hội xãhội chủ nghĩa có nhiều đặc trưng; song, nếu tiếp cận từ những lĩnh vực lớn của xã hội, xãhội xã hội chủ nghĩa có một số đặc trưng cơ bản sau:

Chế độ dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa được thể hiện trước hết là xã hội donhân dân làm chủ, nhân dân là chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên nền tảngliên minh công - nông Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, địa vị cao nhất là nhân dân Nhànước là của dân, do dân và vì dân Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhândân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc vềnhân dân

Những tư tưởng cơ bản về đặc trưng chính trị trong xã hội xã hội chủ nghĩa nêu trênkhông chỉ cho thấy tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh mà còn cho thấy Hồ Chí Minhnhận thức rất sâu sắc về sức mạnh, địa vị và vai trò của nhân dân; về sự thắng lợi của chủnghĩa xã hội khi Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân, huy động được nhân lực, tài lực, trílực của nhân dân để đem lại lợi ích cho nhân dân

dựatrên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa

tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nền kinh tế củachủ nghĩa tư bản, đấy là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ sở hữu

tư liệu sản xuất tiến bộ

9

Trang 11

Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: Công cụ lao động,phương tiện lao động trong quá trình sản xuất “đã phát triển dần đến máy móc, sức điện,sức nguyên tử” Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh diễnđạt là: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v làm của chung; là tư liệu sản xuất thuộc vềnhân dân Đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếutrong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: Công cụ lao động,phương tiện lao động trong quá trình sản xuất “đã phát triển dần đến máy móc, sức điện,sức nguyên tử” Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh diễnđạt là: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v làm của chung; là tư liệu sản xuất thuộc vềnhân dân Đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếutrong xã hội xã hội chủ nghĩa

Hồ Chí Minh cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới “chú ý xem xét những lợi ích

cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn”; “chỉ ở trong chế độ xã hội chủnghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tínhcách riêng và sở trường riêng của mình”

Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn kết,

ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi người;không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì có thể ngăn cản những người lao động hiểunhau và thương yêu nhau

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội Đấy

là xã hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân; mọi cộng đồngngười đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; ai cũng phải laođộng và ai cũng có quyền lao động, ai cũng được hưởng thành quả lao động của mìnhtrên nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì khônghưởng, tất nhiên là trừ những người chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả nănglao động

10

Trang 12

Từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của ngườilao động luôn diễn ra ngày càng quyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột người.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa – chế độ của nhân dân, do nhân dân làm chủ, lợi ích của

cá nhân gắn liền với lợi ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân là chủ thể, là lực lượngquyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội Trong sự nghiệp xâydựng này, Hồ Chí Minh khẳng định “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chânchính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Chỉ có sự lãnh đạo củamột đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thểcủa nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủnghĩa đến thành công

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chế độ dân chủ trong mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minhkhẳng định và giải thích: “Chế độ ta là chế độ dân chủ Tức là nhân dân làm chủ”, “Nước

ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”

Khi khẳng định “dân làm chủ” và “dân là chủ”, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyềnlợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị của nhân dân Người chỉ rõ: Tất cả lợi ích đều vìdân, tất cả quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới là trách nhiệm của dân, sự nghiệpbảo vệ và xây dựng đất nước là công việc của dân, các cấp chính quyền do dân cử ra, các

tổ chức đoàn thể do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

Khái quát mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hồ ChíMinh xác định: Đây phải là nền kinh tế phát triển cao “với công nghiệp và nông nghiệphiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”, là “một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sởhữu toàn dân và sở hữu tập thể” Mục tiêu này phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chínhtrị vì “Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ củanhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển” Theo Người, kinh tếquốc doanh lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tậpthể của nhân dân lao động nên Nhà nước phải đảm bảo ưu tiên cho kinh tế quốc doanhphát triển và phải đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác xã

11

Trang 13

Hồ Chí Minh cho rằng mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế là mốiquan hệ biện chứng Chế độ chính trị và kinh tế của xã hội là nền tảng và quyết định tínhchất của văn hóa; còn văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu của chính trị và kinh tế.Người đã từng nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy”; “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hộiphải phát triển kinh tế và văn hóa Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế Tụcngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước”.

Về vai trò của văn hóa, Người khẳng định: Trình độ văn hóa của nhân dân đượcnâng cao sẽ góp phần phát triển dân chủ, góp phần xây dựng nước ta thành một nước hòabình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh; nền văn hóa phát triển là điều kiện chonhân dân tiến bộ Theo Người, “để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì vănhóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”, “Phải triệt để tẩy trừ mọi

di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc Đồng thời, phát triển nhữngtruyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộthế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đạichúng”

Chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là chế độ “dân làm chủ”, “dân làchủ” nên theo Hồ Chí Minh, với tư cách làm chủ, là chủ của đất nước, nhân dân phải làmtròn nhiệm vụ của người chủ để xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó mọi người đều cóquyền làm việc; có quyền nghỉ ngơi; có quyền học tập; có quyền tự do thân thể; có quyền

tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình; có quyền tự do tín ngưỡng, theohoặc không theo một tôn giáo nào; có quyền bầu cử, ứng cử Mọi công dân đều bình đẳngtrước pháp luật Nhà nước đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhưng nghiêmcấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhândân

Những tư tưởng trên biểu hiện xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hộidân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhânđúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sốngriêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình trong sự hài hòa vớiđời sống chung, lợi ích chung của tập thể

12

Trang 14

Để đạt được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, phảinhận thức, vận dụng và phát huy tối ưu các động lực Trong tư tưởng của Người, hệthống động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa rất phong phú, bao hàmnhững động lực cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai; cả về vật chất và tinh thần, nộilực và ngoại lực, v.v ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáodục, v.v Tất cả các động lực đều rất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhaunhưng giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhân dân nên để thức đẩy tiến trìnhcách mạng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnhđoàn kết toàn dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là những động lực hàng đầu của chủnghĩa xã hội.

, Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng người vàlợi ích của những con người cụ thể vì Người cho rằng đây là một trong những điểm khácnhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với những chế độ xã hội trước nó Người nhận thấytrong xã hội xã hội chủ nghĩa mỗi người giữ một vị trí nhất định, đóng góp một phầncông lao nhất định vì nhân dân lao động đã thoát khỏi bần cùng, có công ăn việc làm, cócuộc sống ấm no, hạnh phúc, mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình,phát huy tính cách và sở trường riêng của mình, nên ngay từ những ngày đầu xây dựngchế độ xã hội mới, Người đã dạy: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hạicho dân phải hết sức tránh”, “phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết”

, theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội là dân chủ của nhândân, là của quý báu nhất của nhân dân Có dân chủ lợi ích mới vì dân; có dân chủ quyềnhành và lực lượng mới ở nơi dân, công việc đổi mới và xây dựng mới là công việc củadân, là trách nhiệm của dân Với tư cách là những động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng

xã hội chủ nghĩa, lợi ích của dân và dân chủ của dân không thể tách rời nhau

Hồ Chí Minh cho rằng đây là lực lượng mạnhnhất trong tất cả các lực lượng và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giácngộ đầy đủ của nhân dân về quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ củamình; với sự lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân Chính vì vậy,ngay trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

“Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân,phụng sự Tổ quốc”

13

Trang 15

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,

Song, những yếu tố trên chỉ cóthể phát huy được sức mạnh của mình thông qua hoạt động của những cộng đồng người

và những con người Việt Nam cụ thể

, trước hết là Đảng Cộng sản, Nhà nước và các tổ

chức chính trị - xã hội khác, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giữ vai trò quyếtđịnh Theo Hồ Chí Minh, Đảng như người cầm lái, người cầm lái có vững thì thuyền mớichạy Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lựccủa nhân dân, thực hiện chức năng quản lý xã hội để biến đường lối, chủ trương củaĐảng thành hiện thực Các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là các tổ chức quầnchúng tuy có những nội dung và phương thức hoạt động khác nhau nhưng đều nhất quán

về chính trị và tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; hoạt động vìlợi ích của các thành viên của mình trong sự thống nhất với lợi ích của dân tộc Vớinhững cộng đồng này, Người cũng luôn nhắc nhở phải không ngừng nêu cao cảnh giác,phải chống cả kẻ địch bên ngoài tìm cách phá hoại thành quả của cách mạng và phảichống cả kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân; chống tư tưởng “làm quan cách mạng”

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xãhội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Đấy là những con người củachủ nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa Trong bài nói chuyện tạiHội nghị bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp toàn miền Bắc do Ban Bí thư Trung ươngĐảng triệu tập từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 21 tháng 3 năm 1961, Hồ Chí Minh giải thíchrất chi tiết, cụ thể về tư tưởng, tác phong xã hội chủ nghĩa; cuối cùng Người khái quát:Những tư tưởng và tác phong mới mà mỗi người cần bồi dưỡng cho mình là: Có ý thứclàm chủ nhà nước, có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người,mọi người vì mình”; có quan điểm “tất cả phục vụ sản xuất”; có ý thức cần kiệm xâydựng nước nhà; có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

và phải chống lại những tư tưởng, tác phong xấu là: Chủ nghĩa cá nhân; quan liêu, mệnhlệnh; tham ô, lãng phí; bảo thủ, rụt rè

Như vậy, cùng với việc xác định và định hướng phát huy sức mạnh những động lựccủa chủ nghĩa xã hội, đối với các cộng đồng người và với những con người Việt Nam cụthể, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải ngăn chặn, loại trừ những lực cản của những động

14

Trang 16

lực này Nhìn chung, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, quan điểm “xây” đi đôi với

“chống” cũng là một trong những quan điểm xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, là mộttrong những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cảibiến xã hội cũ thành xã hội mới – một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dântộc ta Thời kỳ dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ vàthành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xóa bỏ giai cấp bóc lột; phải biến mộtnước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc trongđiều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phongkiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn,phức tạp hơn cả việc đánh giặc, vì vậy, tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm mộtchiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần

Bước vào thời kỳ quá độ, Việt Nam cũng có những đặc điểm giống như đặc điểmcủa các nước khác khi bước vào thời này như sự tồn tại đan xen giữa các yếu tố của xãhội cũ bên cạnh những yếu tố của xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; là giaiđoạn đầu, khi các yếu tố của xã hội cũ còn cụm lại thành một thế lực thì có khi nó cònchiến thắng những yếu tố của xã hội mới vừa xuất hiện, v.v.; song, từ thực tế của xã hộiViệt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từmột nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giaiđoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Cùng với những đặc điểm khác và mục tiêu của chủnghĩa xã hội, đặc điểm này quy định nhiệm vụ của dân tộc ta trong thời kỳ quá độ

phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của chủ nghĩa

xã hội Muốn xây dựng được chế độ này, theo Hồ Chí Minh, phải chống tất cả các biểuhiện của chủ nghĩa cá nhân, trước hết ở trong Đảng, trong bộ máy chính quyền từ cấp cơ

15

Trang 17

sở đến Trung ương đồng thời phải bồi dưỡng, giáo dục để nhân dân có tri thức, có nănglực làm chủ chế độ xã hội.

, trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu,

Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là phải cải tạo nềnkinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại Đây là quátrình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Giữa cải tạo và xâydựng thì xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài và phải luôn gắn với việc thực hiệnđầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch củavăn hóa đế quốc; đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc vàhấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới để xây dựng một nền văn hóaViệt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng

, phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trở thành thóiquen trong lối sống, nếp sống của con người; xây dựng được một xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn vàbảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng củamình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình trong sự hài hòa với đời sốngchung, với lợi ích chung của tập thể

Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài,khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, song, theo Hồ Chí Minh, tính năngđộng, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trước hết là:

Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Mác–Lênin là khoa học về cách mạng củaquần chúng bị áp bức và bóc lột; là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cảcác nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo Người, cuộc cách mạng màgiai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đávới những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin Chính vì vậy Người luôn nhắc nhở,khuyến khích, động viên mọi người phải không ngừng “học lập trường, quan điểm vàphương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin”, phải “cụ thể hóa chủ nghĩa Mác-Lênin chothích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi

16

Trang 18

Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìmđường cứu nước Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải

để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Ngay cả điều mong muốn cuối cùng của Ngườitrước khi từ trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh vì trong tưtưởng của Người, đối với một dân tộc thì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Độc lậpdân tộc là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa xãhội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa

xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồn với đầy đủ ý nghĩachân chính của nó

Xác định “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình, dân chủ,

xã hội chủ nghĩa trên thế giới”, Hồ Chí Minh quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng cácnước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cảcác nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất” Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Namphải học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt những kinhnghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo Mặc dù đánh giárất cao thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, song Hồ Chí Minh khẳng định

“Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lýkhác… ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”

Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thì cùngvới việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức của cácthế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng

Người căn dặn: “đối với kẻ địch phải luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyếtkhông vì hoàn cảnh hòa bình mà mất cảnh giác Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưuđộc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hòa bình củanhân dân” Phải chống lại “căn bệnh” “Nghe những lời bình luận không đúng cũng làmthinh, không biện bác… Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ” Đối với tàn dư của xã hội cũ

“phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xahàng ngàn năm” Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá

17

Trang 19

nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam,bệnh kiêu ngạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật, v.v – những thứ bệnh khôngchỉ làm hại cho người đó mà còn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức Đảng

CHƯƠNG II VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Xác định mô hình CNXH với những đặc trưng cấu trúc phản ánh chất lượng pháttriển của mô hình ở dạng hoàn chỉnh trong tương lai là một trong những vấn đề lý luận cơbản đầy khó khăn, phức tạp, luôn được Đảng ta bổ sung, phát triển gắn với những bướctiến của tư duy, nhận thức Trước đây, các nhà sáng lập CNXH khoa học chỉ mới đưa ramột số phác thảo cơ bản có tính dự báo về đặc trưng của CNXH dựa trên sự phân tích củacác ông về các hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đã trải qua trong lịch sử, đặc biệt

là những giới hạn cần phải “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa Thực tiễn phát triển củaCNXH cho thấy, CNXH về bản chất và mục tiêu là thống nhất, nhưng mô hình phát triển

ở thời kỳ quá độ rất đa dạng, phong phú, do chế định bởi trình độ phát triển, đặc thù vềlịch sử, văn hóa của từng quốc gia - dân tộc Trên nền tảng chủ nghĩa duy vật biện chứng,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp cận CNXH từ nhiều phương diện khác nhau: Từ chủ nghĩayêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, từ phương diện đạo đức, từ góc độ văn hóa, từchủ nghĩa nhân văn Người kiến tạo đặc trưng CNXH là một chế độ phản ánh chất lượngphát triển mới, trình độ phát triển mới thực sự ưu việt, đầy tính nhân văn cao cả “Chỉ cóchủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc

và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọingười và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” Người khẳng định: “Không cóchế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảođảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” Đối vớiViệt Nam, CNXH là con đường phát triển tất yếu do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

“nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ănviệc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” Những thành quả to lớn của cáchmạng Việt Nam trong gần thế kỷ qua càng chứng minh giá trị và sức sống mãnh liệt của

tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là tư tưởng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở ViệtNam

18

Trang 20

Ngay từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định dứt khoát, đổi mớikhông phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà làm cho mục tiêu ấy đượcthực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước

đi và biện pháp thích hợp Đồng thời,

, mà cốt lõi chính là xác định rõ mô hình CNXH và conđường đi lên CNXH ở Việt Nam trong điều kiện mô hình CNXH hiện thực ở các nướcĐông Âu, Liên Xô rơi vào khủng hoảng, rồi sụp đổ; công cuộc đổi mới ở nước ta mới bắtđầu khởi động; môi trường chiến lược toàn cầu thay đổi nhanh chóng

và công bố vào lúc mà CNXH hiện thực ở các nướcĐông Âu, Liên Xô sụp đổ dây chuyền đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thờiđặt ra cho Đảng ta yêu cầu phải phát huy cao độ sức sáng tạo lý luận để tìm tòi mô hìnhCNXH và con đường đi lên CNXH phù hợp thực tiễn đất nước và đặc điểm thời đại, khắcphục chủ nghĩa giáo điều dưới mọi hình thức và phòng ngừa chủ nghĩa cơ hội, nguy cơchệch hướng XHCN

Sáng tạo lý luận của Đảng thể hiện ở xác định mô hình CNXH Việt Nam với 6 đặctrưng Đó là:

- Do nhân dân lao động làm chủ;

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độcông hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu;

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện cá nhân;

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới Đây là những đặc trưng cấu trúc phản ánh bản chất hay mục tiêu cơ bản, chấtlượng phát triển của CNXH ở Việt Nam mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng và hướng tớidưới sự lãnh đạo của Đảng

Chính thực tiễn công cuộc đổi mới giúp Đảng ta có những hiểu biết, nhận thức mới

về CNXH Vì vậy, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

19

Trang 21

hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung, phát triển thành 8 đặc trưng của CNXHViệt Nam: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:

- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

- Do nhân dân làm chủ;

- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sảnxuất tiến bộ phù hợp;

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện;

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúpnhau cùng phát triển;

- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

do Đảng Cộng sản lãnh đạo;

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”

So với Cương lĩnh năm 1991 thì Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung 2 đặc trưng mới,

Với 8 đặc trưng này, CNXH mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng là “một xã hội màtrong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột vàchà đạp lên phẩm giá con người” Đây cũng là mô hình CNXH “hướng tới các giá trị tiến

bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chínhđáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi íchriêng giữa các cá nhân và phe nhóm” Cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới, bêncạnh việc xác định rõ những đặc trưng bản chất, cốt lõi của CNXH, Đảng ta ngày càng cónhững nhận thức đầy đủ hơn về thời kỳ quá độ lên CNXH, nhất là phương thức hiện thựchóa mục tiêu XHCN trong từng chặng đường phát triển đất nước phù hợp quy luật kháchquan

Các đặc trưng mô hình CNXH phản ánh mục tiêu mang tính bản chất của chế độXHCN nêu trong Cương lĩnh đã trở thành ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng toàn dân tộc

và đoàn kết quốc tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đó là đích hướng tới chứa đựng lýtưởng khoa học, động cơ đạo đức, vì dân tộc trường tồn, đất nước phát triển, nhân dân cócuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, vì tiến bộ xã hội và lương tri, phẩm giá con người, vì

20

Trang 22

một thế giới tốt đẹp hơn Mang lý tưởng khoa học nên đích hướng tới được luận chứngbằng căn cứ khoa học, khắc phục những quan niệm chủ quan, giáo điều trước đó; mangđộng cơ đạo đức nên CNXH hướng tới giá trị cao đẹp, khác với động cơ vụ lợi, hànhđộng xu thời, cơ hội chủ nghĩa Đặc trưng CNXH nêu trên không chỉ thể hiện ở dạng cấutrúc hoàn chỉnh phải định hướng cho tương lai, mà còn phải từng bước được hiện thựchóa, định hình trong quá trình đổi mới đất nước mà người dân được chứng thực bằng chấtlượng sống cải thiện hằng ngày, bằng sức mạnh, tiềm lực, uy tín và vị thế đất nước đượcnâng lên.

2 Tính đan xen phức tạp và đấu tranh gian khổ, lâu dài giữa cái mới với cái

cũ, cái tiến bộ với cái thoái bộ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Muốn đạt tới mục tiêu chủ nghĩa cộng sản, tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lâudài với tư cách là những nấc thang trung gian - như chỉ dẫn của C Mác và Ph Ăng-ghen

“Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cáchmạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chínhtrị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cáchmạng của giai cấp vô sản” Trên cơ sở lý luận về sự phát triển “rút ngắn”, “không trải quagiai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” với tư cách là hình thức quá độ “gián tiếp” đi lênCNXH được các nhà sáng lập CNXH khoa học khởi phát, V.I Lê-nin cho rằng, “cần phải

có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” gắn vớinhững điều kiện và biện pháp để thực hiện bước quá độ ấy

Trước đổi mới, Đảng ta chưa nhận thức đầy đủ về thời kỳ quá độ lên CNXH là mộtquá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường với những bước đi trunggian; vì vậy, đã vấp phải tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí, bắt hiện thực khuôntheo các đặc trưng CNXH ở dạng cấu trúc hoàn chỉnh của tương lai Đại hội VI của Đảng(tháng 12-1986), trong khi khởi xướng đường lối đổi mới, đã khắc phục tư tưởng “đốtcháy giai đoạn” nêu trên bằng việc “chặng đường hóa”, “lộ trình hóa” cho cả thời kỳ quá

độ với khẳng định: “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ mộtnền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài

và rất khó khăn Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằmxây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng” Trong đó, “chặng đường đầu tiên” là bước quá độ nhỏ trong bướcquá độ lớn với mục tiêu đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề

21

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w