1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tư tưởng hồ chí minh về đạo đức là một sinh viên, em cần làm gì để học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh

18 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đạo Đức. Là Một Sinh Viên, Em Cần Làm Gì Để Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh
Tác giả Phạm Thanh Hương, Huỳnh Đặng Mai Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Dương
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và kh

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN

**********

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.

LÀ MỘT SINH VIÊN, EM CẦN LÀM GÌ ĐỂ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Mã lớp : POS 361 SM

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Dương

Nhóm sinh viên thực hiện : 1 Phạm Thanh Hương - 27215202752

2 Huỳnh Đặng Mai Linh - 27205252674

Đà Nẵng, ngày 4 tháng 8 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Error: Reference source not found 1.1 Khái niệm và đặc trưng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Error: Reference source not found 1.1.1 Khái niệm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 4

1.1.2 Những nét đặc trưng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 4

1.2 Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh 6

1.3 Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 6

CHƯƠNG 2: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 8

2.1 Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay 8

2.2 Những khó khăn và thách thức trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 9

2.3 Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh 1 0

2.3.1 Những giải pháp từ phía cá nhân sinh viên 1 0

2.3.2 Những giải pháp từ phía gia đình, trường học và xã hội 1 1

KẾT LUẬN 1 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 3

Trang

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những

tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra

Rất nhiều điều Bác nói về đạo đức đã qua hàng bốn, năm mươi năm hay lâu hơn nữa, nhưng nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự Bác nói về những trường hợp cụ thể, cho những đối tượng cụ thể, song ai nghe cũng cảm nhận đó là lời dạy cho mình Nhìn lại và nhớ tới từng cử chỉ, từng hành động, từng lời nói và việc làm của Bác trong đời sống thường ngày, lúc sinh thời, ai mà không xúc động? Ai mà không cảm thấy có một cái gì đó không phải khi làm sai những điều Bác dạy

Trong giai đoạn hiện nay, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đã luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa

mà yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng Trong những tác phẩm, bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến các phẩm chất đạo đức Từ thực tế của con người và xã hội Việt Nam, Người đã khái quát thành những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên, bởi vì “…Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…” Đất nước có “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” được hay không là phụ thuộc vào đức và tài của thế hệ trẻ, đặc biệt

là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc… chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thấy được sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Mình để giáo dục đạo đức cho sinh viên nên nhóm đã chọn đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh

về đạo đức Là một sinh viên, em cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh." để nghiên cứu, đó là đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG

Trang 5

CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.1 Khái niệm và những nét đặc trưng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.1.1 Khái niệm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam Tư tưởng đạo đức của Người còn là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo bởi theo Người: Đạo đức là nhân tố quyết định sự thành công của mọi công việc, phẩm chất của mỗi con người Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) Hồ Chí Minh viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp và lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” Do đó, phải có đạo đức cách mạng trong sáng mới có thể làm được những việc cao cả, vẻ vang Ngoài ra, nó còn là chỗ dựa giúp con người vững vàng trong mọi thử thách, gian khổ, khó khăn Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế

1.1.2 Những nét đặc trưng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Thứ nhất, Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả phương diện lý luận và thực tiễn

Về phương diện lý luận, Người đã nêu lên một hệ thống các quan điểm và các phạm trù về đạo đức như trung, hiếu, cần, kiệm, liêm, chính Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới “Trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất quan trọng hàng đầu của đạo đức cách mạng Nói đến những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người, bên cạnh trung, hiếu, Người khẳng định cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính quan trọng và cần thiết, là thước đo trình độ văn minh và tiến bộ của một dân tộc Ngoài ra, còn

có “chí công vô tư” là sự kết tinh của cần, kiệm, liêm, chính Sự rèn luyện để có bốn đức trên là quá trình tích lũy về lượng, còn chí công vô tư là sự biến đổi về chất Chí công vô tư

là vì nghĩa lớn mà cống hiến sức lực của mình, khi thành đạt không nghĩ đến hưởng thụ, không thiên vị, tư lợi Chí công vô tư đối lập với chủ nghĩa cá nhân, thói vị kỷ

Về phương diện thực tiễn, Hồ Chí Minh đề cao cách ứng xử nhân ái giữa con người với con người, coi trọng tình yêu thương con người và lối sống có tình, có nghĩa

Trang 5

Trang 6

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, trước hết là yêu thương dân, hết lòng, hết sức vì dân Theo Người, trên thế giới chỉ có hai loại người là người bóc lột và người bị bóc lột Hai loại người này ở đâu cũng giống nhau, kẻ bóc lột thì giàu có, còn người bị bóc lột thì nghèo khổ Người dành trọn tình thương yêu cho những người bị bóc lột và quyết tâm tìm đường giải phóng họ, đem lại cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Thứ hai, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng, là cái gốc của người cách mạng Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc, phải có đạo đức cách mạng Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những nội dung quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thực sự “là đạo đức, là văn minh” Đạo đức cách mạng gắn với tinh thần lạc quan, luôn kiên cường trước mọi khó khăn, gian khổ, vững tin vào sự nghiệp cách mạng; gắn với đức tính giản dị, khiêm tốn, trung thực, có trách nhiệm

Thứ ba, Hồ Chí Minh nhìn nhận đạo đức cách mạng bao gồm cả đức và tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đức và tài là giá trị đạo đức cơ bản của một con người Người cho rằng, có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Tài và đức “phải đi liền với nhau, đức là gốc, là ngọn nguồn sức mạnh”

Thứ tư, Người đưa ra quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào lĩnh vực đạo đức, Người khẳng định, “nói đi đôi với làm” tức là suy nghĩ gắn liền với hành động, là hành vi đạo đức có ý nghĩa giáo dục to lớn,

vì nó tác động trực tiếp đến tâm lý, từ đó khích lệ mọi người làm việc thiện một cách nhanh chóng, hiệu quả, giúp phân biệt đúng - sai, phải - trái, đạo đức chân chính với đạo đức giả, chỉ nói mà không làm

Hai là, xây đi đôi với chống Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, làm cách mạng là một quá trình gian nan, phức tạp, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Trong mỗi con người đều có hai mặt thiện và ác Cái thiện thì nên xây, cái ác thì nên chống Muốn xây thành công thì phải chống, muốn chống có hiệu quả thì ắt phải xây Xây là xây

Trang 7

Discover more

from:

POS 361

Document continues below

Tư tưởng Hồ Chí

Minh

Trường Đại Học…

379 documents

Go to course

BÀI TIỂU LUẬN QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TẦ…

Tư tưởng

Hồ Chí… 95% (21)

20

POS361 Tiểu luận Đạo đức cách mạng

Tư tưởng

Hồ Chí… 91% (43)

8

TƯ-TƯỞNG-HỒ-CHÍ-MINH Cuối kỳ…

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (7)

15

Câu hỏi tự luận - Tài liệu ôn tập

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (6)

4

Đạo đức cách mạng không phải trên trời…

14

Trang 8

dựng những phẩm chất đạo đức mới và tốt đẹp, còn chống là chống lại cái sai, cái xấu, cái

vô đạo đức

Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Đạo đức chính là tiêu chí, là thước đo phẩm chất của mỗi con người Sự tu dưỡng phải xuất phát từ lương tâm của mỗi người, gắn với thực tiễn cách mạng, hướng đến mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

1.2 Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh

Về vị trí của đạo đức, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải

có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta

Về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh khẳng định: đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Người yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”

1.3 Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một phần quý báu nhất trong di sản tư tưởng của Người, giống như những hạt kim cương đa diện, nhiều màu sắc Cho dù chặng đường cách mạng mới có thể và nhất định sẽ hình thành những giá trị đạo đức mới, thì những giá trị đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là nền tảng vững chắc cho các quan hệ

xã hội mới Đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây dựng đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của mỗi người Việt Nam theo hướng chân, thiện, mỹ - một trong những điều kiện quan trọng để hình thành xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người sống

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (5)

GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ…

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (5)

70

Trang 9

với nhau nhân ái Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lời giải về bài toán đạo đức của nhân loại mà giá trị của nó không thể phai mờ, đã góp sức “phục hưng” và “cải tạo một thời đại” Đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung hiện nay

Nó là phương hướng đúng đắn và là yếu tố trọng yếu đảm bảo cho cách mạng Việt Nam đi

từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong mọi thời kỳ và hiện nay vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và dân tộc ta

CHƯƠNG 2: SINH VIÊN HỌC TẬP

Trang 8

Trang 10

VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay

Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ, trong đó có sinh viên, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới Họ mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người và

cả những đặc điểm riêng của lứa tuổi, như trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại Những đặc điểm ấy hình thành và phát triển do nguyên nhân chủ quan và khách quan, có mặt tích cực và tiêu cực

Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về những mặt tích cực trong lối sống của sinh viên hiện nay:

Trước hết, sinh viên là những con người năng động và sáng tạo, là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực Nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh, sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa (đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin từ nhiều nguồn…) Thứ hai, sinh viên Việt Nam là những con người táo bạo và tự tin Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn Tự tin nhưng không kiêu - đó chính là sinh viên Việt Nam Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình Và quan trọng là họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó

Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam Sinh viên ngày nay đã biết thân

tự lập thân, không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong giảng đường đại học

Ngày đăng: 19/12/2023, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w