1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên lý của chủ nghĩa mác lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

27 4 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Khánh Vân
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 386,84 KB

Nội dung

Trong giai đoạn ra đời của quan điểm này, chủ nghĩa tư bản đang phát triển nhưng cuộc đấu tranh của hai giai cấp vô sản và tư sản ngày càng rõ nét hơn, báo hiệu cho một sự ra đời tất yếu

Trang 1

NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khánh Vân

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 04 năm 2023.

Trang 2

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH

ĐẠI HỌC UEH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY CHỦ ĐỀ 01

Tên lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 04 năm 2023.

Trang 3

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH

BẢNG PHÂN CÔNG

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Công việc Đánh

giá Ký tên

1 Hồ Triệu Vỹ (nhóm trưởng) 31221025623 Phân công, kiểm tra đánh giá công việc; Mục I 100%

Trang 4

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH

13 Trần Nhật Thịnh 31221026018 Mục II; thuyết trình 100%

Tất cả cùng làm slide

Trang 5

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Chữ ký của giảng viên

Trang 6

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

1 Lý thuyết về Chủ nghĩa xã hội……… 1

1.1 Chủ nghĩa xã hội giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa……….1

1.2 Điều kiện ra đời Chủ nghĩa xã hội……… ………2

1.3 Những đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội……… 2

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH……… 1

1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH……… 1

1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH……….1

1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH………… … 1

1.3.1.Đặc điểm……… 1

1.3.2.Thực chất……… 2

1.4 Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH……….2

1.5.Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN………4

2 Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam………5 2.1 Điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt

Trang 7

2.2.Những định hướng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại……….………5

2.3.Xây dựng nền văn hóa……….……… 6

2.4.Xây dựng giáo dục và đào tạo……… 7

2.5.Lĩnh vực khoa học công nghệ……… ,7

2.6.Bảo vệ môi trường……….8

2.7.Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn……….9

2.8.Xây dựng quốc phòng – an ninh……….10

2.9 Về đối ngoại……….11

3 Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta………11

3.1 Về kinh tế………11

3.2 Về mặt xã hội 14

3.3 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta 14 KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Như Ph.Angghen và C.Mác đã từng khẳng định: Chủ nghĩa tư bản

không phải là hình thái kinh tế-xã hội vĩnh viễn trong lịch sử mà tất yếu nó

sẽ bị thay thế bằng hình thái kinh tế- xã hội cao hơn Đó chính là chủ nghĩacộng sản mà giai đoạn đầu chính là CNXH Trong giai đoạn ra đời của quan

điểm này, chủ nghĩa tư bản đang phát triển nhưng cuộc đấu tranh của hai giai

cấp vô sản và tư sản ngày càng rõ nét hơn, báo hiệu cho một sự ra đời tất yếu

của một của một cuộc cách mạng mới trong lịch sử- cách mạng vô sản, từ đóđặt ra vấn đề con đường đi lên CNXH Kế thừa quan điểm của Mác-Lenin,

nhiều nước đã có sự chuyển giao từ Tư bản chủ nghĩa sang Xã hội chủ nghĩa,

tuy con đường đi lên CNXH của mỗi nước là khác nhau tùy theo điều kiện

lịch sử nhưng đều mang một đặc điểm chung là đòi hỏi một thời gian rất dài,

dần phát triển và tích lũy về lượng của các nhân tố từ rồi tạo ra những biến

đổi về chất của CNXH Để xây dựng thành công CNXH, nhất thiết phải kế

thừa, tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản

Đây là sự phủ định biện chứng của xã hội xã hội chủ nghĩa so với xã hội tư

bản chủ nghĩa Điều này đã khắc phục quan điểm siêu hình, chủ quan, duy ý

chí trong việc xác định con đường đi lên CNXH ở các nước

Trang 10

2

Trang 11

NỘI DUNG

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH (1)

1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH.

Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt

để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN Nó diễn ra trong

toàn bộ nền các các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất,

tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên

tắc căn bản của xã hội XHCN từng bước được thực hiện THời kỳ này bắt

đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật

chất- kỹ thuật của xã hội

1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH.

Tính tất yếu của thời kỳ tiến lên CNXH được lí giải từ các căn cứ sau:

Một là: CNTB và CNXH khác nhau về bản chất.

CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tự

liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột Còn CNXH xây dựng trên cơ

sở công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng,

không còn chế độ áp bức, bóc lột, muốn có được xã hội như vậy thì ta cần

phải có một khoảng thời gian nhất định

Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có

trình độ cao

CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật nhất định cho CNXH Nhưng

muốn tiền đề đó phục vụ cho CNXH thì CNXH cần phải tổ chức, sắp xếp lại

Đối với những nước chưa trải qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên

XHCN thì thời kỳ quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là tiến

hành công nghiệp hóa XHCN

Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh

trong lòng chế độ tự bản chủ nghĩa, đó là kết quả của quá trình xây dựng và

cải tạo xã hội chủ nghĩa Dù sự phát triển của CNTB có ở mức cao đến mấy

thì cũng chỉ tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật, điều kiện hình thành các quan hệ

xã hội mới- XHCN Do vậy cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các

quan hệ đó

Bốn là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn

và phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen

với những công việc đó Thời kỳ quá độ ở những nước có trình độ phát triển

kinh tế xã hội khác nhau thì khác nhau Nước đã phát triển lên trình độ cao

thì tương đối ngắn, còn những nước lạc hậu, kém phát triển thì phải kéo dài

hơn và gặp phải nhiều khó khăn phức tạp hơn

1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH.

1.3.1 Đặc điểm.

Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ này tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều

thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất Và tương ứng

với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và

tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc Sự tồn tại

của cơ cấu kinh kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho

Trang 12

Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của

sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất với những hình thức tổ

chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình

thức phân phối khác nhau trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu

ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo

Trên lĩnh vực chính trị: Các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã

hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đờisống trong xã hội lúc này tồn tại nhiều thành phần với rất nhiều tư tưởng, ý

thức khác nhau Giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước đểcải tạo, tổ chức, xây dựng lại trật tự xã hội mới và trấn áp những thế lực phản

động chống phá chế độ XHCN Các giai cấp công-nông dân, trí thức, tư sản

và một số tầng lớp xã hội khác vừa hợp tác, cũng vừa đấu tranh với nhau

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều yếu tố

tư tưởng và văn hóa khác nhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn

tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản…, các yếu tố văn hóa cũ và mới thường xuyên

đấu tranh với nhau.Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng

Cộng sản từng bước thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa

học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục

những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựngchủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa vô sản; xây dựng nền văn hoá mới

xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới

1.3.2 Thực chất.

Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu

tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống

trị và những thế lực thù địch chống phá CNXH với giai cấp công nhân và

quần chúng nhân dân lao động, cuộc đấu tranh này diễn ra trong hoàn cảnh

mới là giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước và nó diễn ra

trong mọi lĩnh vực Bên cạnh đó, đây cũng là quá trình cải biến nền sản xuất

lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, từ đó làm tiền đề cho sự pháttriển của kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội Đồngthời cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng,

trong đó lấy xây dựng làm nội dung nòng cốt và lâu dài

1.4 Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH.

a) Về lĩnh vực kinh tế.

- Tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập

- Thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế:

 Kinh tế gia trưởng

 Kinh tế hàng hóa nhỏ

 Kinh tế tư bản

 Kinh tế tư bản nhà nước

 Kinh tế xã hội chủ nghĩa

- Lực lượng sản xuất phát triển chưa đồng đều

- Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được

xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu

sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và

Trang 13

tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức

phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối

chủ đạo

b) Về lĩnh vực chính trị.

- Là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là

việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước để cải tạo, tổ

chức xây dựng xã hội mới và trấn áp những thế lực phản động chống phá chế

độ XHCN

- Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới – giai cấp công nhân đã trở thành

giai cấp cầm quyền, với nội dung mới – xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng

tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế ,và hình thức mới – cơ bản là hòa

bình tổ chức xây dựng

- Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức

tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp.Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng

lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã

hội khác tuỳtheo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước Các giai cấp, tầng lớp

này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau

c) Về lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.

- Thời kỳ này tồn tại nhiều tư tưởng, văn hóa khác nhau, chủ yếu là tư tưởng –

văn hóa vô sản và tư tưởng - văn hóa tư sản

- Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản từng bước

thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của

giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có

ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng

nền văn hóa vô sản; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá

trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới

=> Bảo đảm đáp ứng nhu cầu tư tưởng - văn hóa – tinh thần ngày càng tăng

của nhân dân

- Bên cạnh nền văn hóa mới, lối sống vừa xây dựng còn tồn tại những tàn tích

của nền văn hóa cũ, lối sống cũ, tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động gây cản

trở không nhỏ cho con đường đi lên CNXH của các dân tộc sau khi mới được

giải phóng

d) Về lĩnh vực xã hội.

- Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã

hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau

- Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao

động chân tay

- Là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và

những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực

hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo

=> Phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại;từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng

lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng

mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của

người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác

Trang 14

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt

Nam bao gồm những đặc trưng:

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh

mẽ, cuốn hút tất cả các quốc gia ở những mức độ khác nhau Nền sản xuất

vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa, tác động lớn tới

nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các nước Những xu hướng đó củathời đại vừa tạo ra thời cơ lẫn thách thức cho sự phát triển của các quốc gia

- Việt Nam vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế phổ

biến là sản xuất nhỏ, lạc hậu, lực lượng sản xuất còn thấp Đất nước trải qua

chiến tranh lâu năm, hậu quả để lại nặng nề Tàn dư thực dân, phong kiến

còn nhiều Các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại nền độc lập dân tộc vàchế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân

- Mặc dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhưng

thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã

hội Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại,

vừa hợp tác vừa đấu tranh Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa

bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội còn gặp nhiều khó khăn,

song theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ

nghĩa xã hội

- Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự

lựa chọn có tính lịch sử, duy nhất đúng, khoa học, phù hợp với điều kiện của

đất nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, phản ánh đúng qui luật

phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời

đại, phù hợp với quan điểm khoa học, cách mạng, sáng tạo của chủ nghĩa

Mác - Lênin

- Đảng ta đã khẳng định: con đường đi lên của nước ta là sự phát triển

quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua

việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư

bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạtđược dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để

phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại

- Đây là tư tưởng mới, tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về

đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Tư tưởng này

thể hiện các nội dung:

 Một là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa là con đường cách mạng tất yếu khách quan xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ

 Hai là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sảnxuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa Điều này đượchiểu là trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế, còn nhiều hình thức phân phối, nhưng trong

đó chủ đạo là phân phối theo lao động và sở hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa khôngchiếm vai trò chủ đạo; trong xã hội vẫn còn quan hệ bóc lột và bị

Trang 15

bóc lột, nhưng quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vaitrò thống trị

 Ba là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa phải biết kế thừa, tiếp thu những thành tựu mà nhân loại

đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học

và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựngnền kinh tế hiện đại

 Bốn là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa là tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực đờisống xã hội Đây là sự nghiệp khó khăn, lâu dài, phức tạp vớinhiều chặng đường

2 Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

2.1 Điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam.

Để tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, ta

cần xem xét các điều kiện sau:

Một là, tăng cường giáo dục và ý thức về chủ nghĩa xã hội: nâng cao

nhận thức và kiến thức giữa người dân về chủ nghĩa xã hội, lịch sử phát triển

của nó, và lý do tại sao nó có thể là một giải pháp hữu ích cho Việt Nam

Hai là, phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc xã hội hóa: xây dựng mô

hình kinh tế dựa trên sự hợp tác, chia sẻ và công bằng, đảm bảo lợi ích của

công chúng và giảm bất bình đẳng

Ba là, cải cách chính sách và pháp luật: đề xuất và thực hiện các chính

sách và pháp luật nhằm hỗ trợ phát triển chủ nghĩa xã hội, bao gồm việc

kiểm soát tư bản chủ nghĩa và chuyển hướng nguồn lực về phát triển xã hội

Bốn là, mạnh dạn đổi mới và sáng tạo: khuyến khích sự đổi mới và

sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, nhằm tạo ra

một mô hình phát triển bền vững và thích ứng với thời đại mới

Năm là, tăng cường quan hệ quốc tế: hợp tác với các quốc gia có chung

chính sách chủ nghĩa xã hội, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các mô hình

phát triển thành công của họ

Sáu là, phát triển công nghiệp và nông nghiệp: tập trung vào phát triển

công nghiệp và nông nghiệp bền vững, giảm sự phụ thuộc vào tư bản đầu tư

nước ngoài và tạo ra nguồn lực cho sự phát triển của xã hội

Bảy là, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: chú trọng đến bảo

vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững và

hòa nhập với quốc tế

Tám là, công bằng xã hội: đảm bảo công bằng xã hội, giảm bất bình

đẳng và đảm bảo quyền lợi của người lao động, người nghèo, và các nhóm

dân cư thiệt thòi khác

Chín là, xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: giữ gìn và

phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp nhận và học hỏi những

giá trị tốt đẹp của văn hóa nhân loại

Những điều kiện trên đây là những yếu tố quan trọng để Việt Nam tiến

lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa Đây là con đường dài, khó

khăn và phức tạp nhưng Đảng và nhân dân Việt Nam vẫn kiên định theo đuổimục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 05/03/2024, 22:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w