Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, bản chất của từng chế đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY ĐỂ TÌM HIỂU CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (chỗ này định dạng tiêu đề ở giữa, chứ ko phải căn đều)
GVHD: Nguyễn Thuý Duy (6357) SVTH:
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận có thể được xem là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ Dovậy để hoàn thành một đề tài tiểu luận là một việc không dễ dàng đối với sinhviên chúng em Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến CôNguyễn Thúy Duy, người đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để cóthể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu, cảm ơn Cô đã giúp đỡ vàhướng dẫn chúng em tận tình trong suốt thời gian viết bài tiểu luận này, tạo chochúng em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận, phân tích giải quyết vấn đề.Thành công luôn đi kèm với nỗ lực, trong vòng nhiều tuần, nghiên cứu đề tài
“Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và vận dụng lý
luận này để tìm hiểu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” chúng em cũng đã gặp không ít khó
khăn, thử thách nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Cô chúng em đã vượt qua Chúng
em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoànthành bài tiểu luận này nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng nhưnhững hạn chế về kiến thức nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Chúng em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo chúng emtrong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, tạo điều kiện cho chúng em hiểu thêm
về những kiến thức thực tế
Một lần nữa, nhóm chúng em xin cảm ơn Cô vì đã giảng dạy và trang bị kiếnthức cần thiết để phục vụ cho môn học cũng như làm hành trang cho cuộc sốngcủa chúng em sau này
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm:
Ký tên
Trang 5Nguyễn Thuý Duy
Trang 6Mục Lục
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 3
1.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 3
1.2 Những vấn đề cơ bản trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 4
1.2.1 Lực lượng sản xuất 4
1.2.2 Quan hệ sản xuất 5
1.2.3 Kiến trúc thượng tầng 5
1.3 Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người 5
1.4 Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng 7
1.4.1 Giá trị khoa học bền vững 7
1.4.2 Ý nghĩa cách mạng 8
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ TÌM: HIỂU CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ BAN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10
2.1 Nhận thức về chủ nghĩa xã hội 10
2.2 Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 11
2.2.1 Tầm quan trọng của vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 11
2.2.2 Điều kiện để nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa 12
2.3 Đường lối, chủ trương, chính sách, phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 13
2.4 Giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội ở Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa 15
KẾT LUẬN 17
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội do Mác - Ăngghen phát hiện ra vào những năm
40 của thế kỷ 19, được V.I.Lênin kế thừa và phát triển, vận dụng lý luận này vào Cáchmạng Tháng 10 Nga Lý luận hình thái kinh tế - xã hội được xây dựng nên nhằm mụcđích tìm hiểu quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của loài người Nhờ có
lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, C.Mác đã chỉ rõnguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, bản chất của từng chế
độ xã hội, nghiên cứu về cấu trúc cơ bản của xã hội, cho phép phân tích đời sống hếtsức phức tạp của xã hội để chỉ ra các mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bảncủa nó, chỉ ra quy luật vận động và phát triển của nó như một quá trình lịch sử - tựnhiên Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học về sự vậnhành của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vậnđộng lịch sử nói chung của xã hội loài người
Trong nhiều năm trước đây, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩaMác không những không được bổ sung, phát triển cho phù hợp với sự phát triển, biếnđổi của thực tiễn mà lại được giải thích một cách máy móc, giáo điều và được áp dụngmột cách rập khuôn máy móc là cho Chủ nghĩa Xã hội hiện thực ở nhiều nước bị biếndạng, dẫn đến khủng hoảng, tan rã Từ sau những sự sụp đổ đó của các nước Xã hộichủ nghĩa ở Đông Âu, lý luận hình thái kinh tế - xã hội bị phê phán từ nhiều phía Sựphê phán đó không những từ những nhà triết học có quan điểm trái ngược với chủnghĩa Mác mà còn đến ngay từ những nhà triết học vốn có đồng quan điểm với chủnghĩa Mác Họ cho rằng với sự vận động, phát triển ngày một đổi thay của thế giới, lýluận hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời, lạc hậu Điều đó dẫn đến một nhu cầu cấpthiết về việc cần tìm ra một lý luận mới, hiện đại hơn, mang tính thực tiễn cao hơn.Chính vì vậy việc làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học vàtính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết
Trang 8Tại Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định việc xâydựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội:Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộphù hợp, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và vận dụng lý luận này để tìm hiểu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích: Góp phần tìm hiểu giá trị khoa học và ý nghĩa cách mạng của lý luận
hình thái kinh tế – xã hội và việc vận dụng nó vào điều kiện nước ta hiện nay
Nhiệm vụ: Nêu rõ thực chất của lý luận hình thái kinh tế – xã hội và vận dụng lý
luận hình thái kinh tế – xã hội, chứng minh công cuộc xây dựng đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tất yếu khách quan
Phân tích thực tiễn xây dựng đất nước trong thời gian qua và qua các giải phápđưa công cuộc xây dựng đất nước đến thành công
Trang 9CHƯƠNG 1 HỌC THUYẾT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
1.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sứcphức tạp Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vận dụng phương phápluận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa cácquan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản xuất, tức là những quan hệ kinh
tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí con người, tiếnhành "giải phẫu" những quan hệ đó Đồng thời, phân tích những quan hệ đó trongmối quan hệ phụ thuộc của nó với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiệnthực Phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ với toàn bộ những quan hệ xãhội khác, tức với những quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị - xã hội, từ đócho thấy rõ xã hội là một hệ thống cấu trúc với các lĩnh vực cơ bản tạo thành Đó là:lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội) và hệthống kiến trúc thượng tầng của xã hội Trong đó, quan hệ sản xuất vừa tồn tại với
tư cách là hình thức kinh tế của sư phát triển lực lượng sản xuất, vừa tồn tại với tưcách là cái hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó dựng lên một hệ thốngkiến trúc thượng tầng chính trị, pháp luật, tôn giáo,…Trong lý luận của chủ nghĩaduy vật lịch sử, cấu trúc đó được gọi lả hình thái kinh tế - xã hội (hoặc "hình thái xãhội")
Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trùhình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, vớimột kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhấtđịnh của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xâydựng trên những quan hệ sản xuất ấy
Với quan niệm khoa học về xã hội theo cấu trúc "hình thái" như vậy đã đemlại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu về cấu trúc cơ bản của xã
Trang 10hội, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp của xã hội để chỉ ra những mốiquan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó: chỉ ra quy luật vận động vàphát triển của nó như một quá trình lịch sử - tự nhiên Đây là một trong những pháthiện to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương pháp luận khoa học để phân tíchđời sống xã hội và lịch sử vận động, phát triển của nó.
1.2 Những vấn đề cơ bản trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
1.2.1 Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trongquá trình sản xuất Nó là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trìnhsản xuất ra của cải vật chất Lực lượng sản xuất gồm người lao động với sức khỏe,trình độ, kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ laođộng
Trong lực lượng sản xuất, yếu tố cơ bản nhất là con người - người lao độngvới thể lực, học vấn, kinh nghiệm kỹ năng, trình độ lao động Người lao động là chủthể đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, họ tạo ra của cải vật chất cho
xã hội thao gồm chất lượng lao động và số lượng lao động) VI.Lênin đã nhấnmạnh: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân, làngười lao động”
Tư liệu sản xuất là những vật phẩm, yếu tố, điều kiện để con người tác độngvào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm Trong tư liệu sản xuất, công cụ lao động giữvai trò quyết định công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất.Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, những phát minh và sáng chế kỹ thuật,công cụ lao động không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và sự phát triển của công
cụ đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất, quá trình sản xuất Đây là nguyên nhânsâu xa của mọi biến đổi xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đotrình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đạikinh tế, trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, những tri thức khoa học đóng vai
Trang 11trò to lớn Sự phát triển của tri thức khoa học gắn liền với sản xuất và là một độnglực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
1.2.2 Quan hệ sản xuất
( chị bổ sung thêm trước 2 đoạn bài làm của Hào)
Chủ nghĩa Mác đặt mình trong bối cảnh lịch sử và xã hội, và một trong nhữngyếu tố quan trọng nhất mà Mác quan tâm là "quan hệ sản xuất." Quan hệ sản xuất đềcập đến cách mà xã hội tổ chức quá trình sản xuất và phân phối các tài nguyên, môitrường, và sản phẩm Đây là một khái niệm quan trọng trong triết học chính trị vàkinh tế Mác-xít Theo Mác, quan hệ sản xuất là một khía cạnh của cơ sở hạ tầng xãhội, bao gồm cả các mối quan hệ giữa các tầng lớp xã hội Trong xã hội phân chiathành các tầng lớp xã hội, có sự phân chia rõ ràng giữa những người sở hữu cácphương tiện sản xuất (như nhà máy, đất đai, máy móc) và những người chỉ có laođộng để cung cấp cho quá trình sản xuất
Trong một xã hội tư bản, Mác mô tả rằng quan hệ sản xuất chủ yếu chia thànhhai lớp chính: tư sản và giai cấp vô sản Tư sản (còn được gọi là giai cấp tư sản) lànhững người sở hữu các phương tiện sản xuất, trong khi giai cấp vô sản là nhữngngười phải bán lao động của mình để kiếm sống, nhưng không sở hữu phương tiệnsản xuất Mác mô tả rằng mối quan hệ giữa hai giai cấp này là mối quan hệ thống trị
sự phân biệt giai cấp và công bằng hơn
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vàtái sản xuất xã hội Quan hệ sản xuất là một trong những biểu hiện của quan hệ xãhội, giữa vai trò xuyên suốt trong quan hệ xã hội vì quan hệ sản xuất là quan hệ đầutiên, quyết định những quan hệ khác
Trang 12Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thốngnhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan
hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất
1.2.3 Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để mô tả toàn bộ hệ thống kết cấu cáchình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, đượchình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ nhữngquan điểm chính trị, chính quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, cùng vớinhững thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể
xã hội (bổ sung chi tiết)
1 Chính trị: Bao gồm các hệ thống chính trị, chính trị gia, và cơ quan quản lý
nhà nước Theo Mác, chính trị không chỉ là quyền lực, mà còn là cách mà xãhội tổ chức bản thân để bảo vệ và duy trì lợi ích của giai cấp thống trị
2 Pháp luật: Hệ thống pháp luật phản ánh mối quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất Nó giữ vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi tư nhân và xã hội, nhưng đồngthời cũng là công cụ để duy trì sự bất bình đẳng
3 Tôn giáo: Tôn giáo được xem xét như một phần của kiến trúc thượng tầng,
nhưng Mác cũng nói về "tôn giáo là opium của dân tộc" để chỉ rằng tôn giáo cóthể được sử dụng để làm giảm bớt đau khổ và mất mát trong xã hội, nhưng cũng
có thể trở thành một công cụ kiểm soát tư tưởng
4 Nghệ thuật và Văn hóa: Bao gồm các biểu hiện của ý thức xã hội như nghệ
thuật, văn hóa, và tri giác Mác cho rằng nghệ thuật và văn hóa không chỉ phảnánh thế giới, mà còn có thể tạo ra sự nhận thức và thay đổi trong xã hội
5 Tri giác: Điều này liên quan đến cách con người hiểu và giải thích thế giới
xung quanh Tri giác không chỉ là sản phẩm của cơ sở hạ tầng mà còn ảnhhưởng trở lại lên nó thông qua mối quan hệ tương tác phức tạp
Trang 131.3 Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình tháikinh tế - xã hội, C.Mác đã cho rằng: "Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xãhội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"
Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xãhội được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quancủa con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chínhbản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, mà trước hết và cơ bản nhất là quyluật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quyluật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng
Thứ hai, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sửnhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, của xã hội, suy đến cùngđều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuấtcủa xã hội đó V.I.Lênin từng nhấn mạnh một phương pháp luận quan trọng khinghiên cứu về xã hội là: "Chỉ cố đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệsản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sảnxuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển củanhững hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"
Thứ ba, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trìnhthay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và sự pháttriển của lịch sử xã hội loài người có thể đo sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan,nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật kháchquan Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại xét trong tínhchất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội:nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc vềhình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Trang 14Trong khi khẳng định tính chất lịch sử - tự nhiên, tức tính quy luật khách quancủa sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đồng thời khẳngđịnh vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loạinói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng Đó là sự tác động củacác nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực lượng chính trị của các giaicấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng người, điều kiện tácđộng của tình hình quốc tế đối với tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng ngườitrong lịch sử, Chính do sự lác động của các nhân tố này mà tiến trình phát triểncủa mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đikhác nhau, tạo nên tính phong phú, đa dạng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại.Tính chất phong phú, đa dạng của tiến trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội
có thể bao hàm những buớc phát triển "bỏ qua" một hay một vài hình thái kinh tế
-xã hội nhất định Tuy nhiên, những sự "bỏ qua" như vậy đều phải có những điềukiện khách quan và chủ quan nhất định
Như vậy, lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồngngười nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu của các quy luật xã hội, vừa chịu sự tácđộng đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quancủa con người Từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là lịch sử thốngnhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó
1.4 Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
1.4.1 Giá trị khoa học bền vững
Trước C.Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội.Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân của nó là lý luận hìnhthái kinh tế - xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trongnghiên cứu về lĩnh vực xã hội
Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ
sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nềnsản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội
và lịch sử nói chung Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí