1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VÀ SỰ VẬN DỤNGQUAN ĐIỂM THỰC TIỄN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1



LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC

VÀ THỰC TIỄN VÀ SỰ VẬN DỤNGQUAN ĐIỂM THỰC TIỄN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Tiểu luận cuối kỳ

Môn học:TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

Trang 2

1.Nguyễn Lê Thị Bảo Linh - 23116070 2.Nguyễn Minh Lương - 23116073 3.Danh Tuấn Thanh - 23119106 4.Trần Ba Minh - 23119083

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:

GV ký tên

Trang 3

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 3

3 Phương pháp thực hiện đề tài 3

1.3 Mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn 10

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 12

Chương 2: Vận dụng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn vào việc tự học của sinh viên hiện nay 13

2.1 Khái niệm “tự học”và ý nghĩa của việc tự học trong quá trình học tập của sinh viên 13

2.2 Yêu cầu của việc tự học 14

2.3 Một số giải pháp nâng cao ý thức tự học của sinh viên 16

PHẦN KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từthuở khai sơ của nhân loại, khi những nền văn minh bắt đầu hình thành, Triết học đã là một môn khoa học vĩ đại, con người luôn nghiên cứu, tìm tòi và khám phá nó để mở mang tri thức của mình Sự ra đời của triết học Mác - Lênin là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại Trong lịch sử triết học, nó được coi là tinh hoa nhất của loài người

Triết học cho ta biết được rằng tuy xung quanh chúng ta có rất nhiều sự vật, hiện tượng từ đơn giản cho đến phức tạp, nhưng tất cả những điều ấy đều có thể quy về hai mặt chính là nhận thức và thực tiễn Theo quá trìnhlịch sử phát triển của triết học, đã từng có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh các vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thữ và thực tiễn Nhưng đến khi triết học Mác - Lênin ra đời, mối quan hệ đó mới được định nghĩa một cách rõ ràng và bao quát nhất: Thực tiễn là ho cái ra đời trước, nhận thức là cái có sau, đồng thời thực tiễn quyết định nhận thức và nhận thức cũng tác động trở lại vật chất

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, vai trò của nhận thức sẽ ngày càng lớn hơn vì khi đời sống vật chất của con người ta thay đổi, đời sống tinh thần cũng sẽ thay đổi theo Trong môi trường giáo dục, nhận thức đóng vai trò cực kì quan trọng đối với việc học tập của học sinh, sinh viên đặc biệt là nhận thức tự giác, tự học Để có thể có kết quả học tập tốt, sinh viên hiện nay cần trang bị cho mình những kĩ năng, phương pháp tự học hiệu quả

Với mong muốn hiểu rõ hơn về mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức, nhóm em chọn đề tài: "Tìm hiểu quan điểm của triết học Mác – Lê nin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, liên hệ với vấn đề tự học của sinh viên hiện nay."

Trang 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài

Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, liên hệ với vấn đề tự học của sinh viên hiện nay

Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung và các nhiệm vụ sau:

- Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

- Liên hệ với vấn đề tự học của sinh viên hiện nay

3 Phương pháp thực hiện đề tài

Tiểu luận được hoàn thành dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: lịch sử - logic, phân tích-tổng hợp, quy nạp- diễn dịch

Vật chất là một phạm trù phức tạp, đã xuất hiện rất nhiều quan niệm khác nhau về định nghĩa của vật chất qua nhiều thời kì lịch sử của loài người.“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”– định nghĩa của vật chất được coi là hoàn chỉnh nhất màLênin đưa ra Ông đã tổng kết, vận dụng những thành tựu của khoa học để đấu tranh và bác bỏ những lầm lẫn của của con người về chủ nghĩa duy vật

Trang 6

Ta có thể thấy được rằng đây là một định nghĩa mang đầy đủ thông tin nhất từ khi xưa đến bây giờ, các nhà khoa học hiện đại coi định nghĩa của Mác - Lênin như một định nghĩa kinh điển, một số nội dung cơ bản sau:

Vật chất là cái tồn tại hiện thực, bên ngoài của ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, phải nhìn vật chất một cách khách quan Trong lịch sử, Lênin đã khẳng định rằng đây là một phạm trù triết học mà trong đó dùng để chỉ cái tính chất duy nhất của vật chất, đó là “đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta” Cũng theo ông, có một sự đối lập giữa ý thức vàvật chất mang tính chất tuyệt đối Như vậy ta có thể hiểu mọi sự vật, hiện tượng từ xưa đến nay hay từ vi mô đến vĩ mô, đơn giản và phức tạp luôn tồn tạikhách quan, độc lập với ý thức của con người chúng ta

Con người khi bị tác động bởi vật chất thì vật chất mang lại cho con người cảm giác Lênin khẳng định rằng: “Vật chất biểu hiện đặc tính khách quan trong hiện thực bằng cách thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể.” Vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại dưới dạng các thực thể.Các thực thể này phụ thuộc vào bản thể luận của chúng và mang lại những cảm giác khác nhau khi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giác quan của con người Theo quan điểm của triết học Mác – Lê-nin, ý thức có nguồn gốc từ vật chất, vật chất là cái được sinh ra trước, khi con người bị tác động bởi vật chất thì mới có cảm giác nên ý thức (cảm giác) là thứ có sau, phụ thuộc vào vật chất

Nói một cách khái quát, sẽ có một khoảng thời gian nhất định đồng thời tồn tại các hiện tượng vật chất và tinh thần, nhưng vật chất tồn tại một cách khách quan, còn tinh thần thì luôn sinh ra từ vật chất Trong thế giới vật chất, vì con

người có những giới hạn nhất định, nên chỉ có cái chưa biết và cái đã biết, không có khái niệm không thể biết được

Trang 7

Các đặc tính của vật chất

*Vận động là phương thức tồn tại và thuộc tính cố hữu của vật chất Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, vật chất tồn tại bằng cách vận động dưới các dạng thức của nó và không ngừng biến đổi Mọi sự vật, hiện tượng đều thống nhất với nhau và có kết cấu nhất định giữa các yếu tố, bộ phận khác nhau, đối lập nhau

Ph.Ăngghen khẳng định: “Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật không vận động thì không có gì để mà nói cả” Vật chất vận động mang thuộc tính cố hữu, nên nó có thể tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và cũng không bị tiêu diệt như trong lịch sử khoa học có những quy luật bảo toàn năng lượng, chuyển hóa năng lượng Hình thức vận động có thể mất đi và chuyển hóa thành một hình thức vận động khác, còn vận động chung quy lại tồn tại mãi mãi và gắn liền với vật chất

*Không gian và thời gian là những hình thức vận động cơ bản của vật chất: Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra khẳng định dựa trên cơ sở của khoa học và thực tiễn rằng: định tính khách quan của cả không gian và thời gian là hình thức tồn tại của những vật chất động Trong đó không gian thể hiện sự tồn tại riêng biệt của các sự vật với nhau, ta có thể thấy rõ qua tính chất và trật tự của các sự vật Còn thời gian là về mặt độ dài của diễn biến, sự luân chuyển của các quá trình Lênin đã chỉ ra: “Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”

Trên lý thuyết không gian và thời gian là hình thức tồn tại khác nhau của những vật chất vận động nhưng chúng có mối liên hệ không thể tách rời

Trang 8

nhau.Lênin đã chỉ ra rằng trên thế giới này chỉ có vật chất tồn tại Không gian và thời gian là những thứ tồn tại khách quan và tất cả phụ thuộc vào vật chất

*Tính thống nhất của thế giới:

Theo như chủ nghĩa duy tâm, tinh thần, ý thức là cái có trước và quyết định đến vật chất, còn chủ nghĩa duy vật thì ngược lại Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin đã khẳng định rằng thế giới chỉ tồn tại duy nhất thế giới vật chất, đồng thời thế giới là một đại diện cụ thể của vật chất, có mối liên hệ chặt chẽ với vật chất về kết cấu thế giới, lịch sử phát triển và đều phải tuân theo quy luật khách quan của thế giới vật chất Do đó vật chất tồn tại vĩnh cữu, không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, chỉ tồn tại quá trình biến đổi, chuyển hóa của vật chất trong không gian, thời gian

1.2 Ý thức

Nguồn gốc của ý thức

Ý thức là một trong những phạm trù cơ bản được nghiên cứu lâu dài ở các trường phái triết học khác nhau, tuy nhiên theo cách hiểu của mỗi trường phái thì định nghĩa về ý thức rất khác nhau Ý thức được coi là cơ sở hình thành nên trường phái triết học trong đó có hai đường lối cơ bản đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Triết học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, kết hợp các thành tựu khoa học và công nghệ để làm rõ nguồn gốc và định nghĩa của ý thức

*Nguồn gốc tự nhiên:

Trên cơ sở những thành tựu của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: về nguồn gốc tự nhiên, ý thức là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của tất cả vật chất, mà là dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ não con người Không thể tách rời ý thức ra

Trang 9

khỏi bộ não vì ý thức là chức năng bộ não, bộ não con người là khí quan vật chất của ý thức

Ý thức là sự phản ánh của bộ não con người đối với thế giới, vì vậy sự xuất hiện của con người và sự hình thành bộ não con người có thể phản ánh hiện thực khách quan, là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Sự xuất hiện của ý thức không chỉ có ở tự nhiên mà còn có cả nguồn gốc từ xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra: “con người cũng có cả ý thức nữa” Tuy nhiên, ý thức không phải khi con người sinh ra đã có mà từ đầu ý thức là một sản phẩm của xã hội Ý thức được hình thành nên qua quá trình thống nhất đồng thời cũng có sự tác động qua lại giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

Quá trình hình thành và phát triển của ý thức xuất phát từ các hoạt động thường ngày của con người trong thế giới khách quan Ph Ăngghen đã nói: “Nhưng cùng với sự phát triển của bàn tay thì từng bước một đầu óc cũng phát triển, ý thức xuất hiện, trước hết là những điều kiện của các kết quả có ích thực tiễn và về sau, là về những quy luật tự nhiên chi phối các kết quả có ích đó” Đồng thời sự nhận thức lý tính ngày càng làm cho ý thức trở nên năng động hơn và cũng là phương thức tồn tại cơ bản của con người

*Nguồn gốc xã hội:

Sự ra đời, tiền đề và nguồn gốc tự nhiên của ý thức là rất quan trọng và tất yếu, nhưng chưa đủ để quyết định quá trình ra đời và hình thành bộ não của con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội.Ý thức được tạo ra và phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội, vì vậy ý thức từ khi mới hình thành đã mang trong mình đặc tính xã hội

Sự hình thành ý thức không phải do sự tác động tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ não con người mà chủ yếu là do hoạt động của con người đã cập nhật

Trang 10

thế giới khách quan và làm thay đổi thế giới đó Ý thức được hình thành qua các hoạt động thường ngày của con người, ngôn ngữ cũng xuất phát từ nhu cầu lao động, nhờ lao động và ý thức Theo quan điểm của Mác, ngôn ngữ là lớp vỏ vật chất của tư tưởng, là hiện thực tức thời của tư tưởng Không có ngôn ngữ, con người không có ý thức

Qua việc tìm hiểu nguồn gốc tự nhiên và xã hội của ý thức cho thấy rằng ý thức là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài tự nhiên Để ý thức được hình thành, phát triển, tồn tại theo thời gian, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội lần lượt là các điều kiện cần và đủ.Hoạt động thực tiễn trong môi trường vô cùng

phong phú nhờ đó mà ý thức của con người được hình thành

Bản chất của ý thức

Theo lịch sử triết học, triết học duy tâm coi ý thức là thực thể riêng biệt, là thực tại duy nhất và coi ý thức là nguồn gốc của vật chất Ý thức là nguồn gốc của vạn vật, mọi thực thể có được đều được xây dựng trên cơ sở ý thức, trong đó có bản chất và sự phát triển của ý thức

Mặt khác, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự nhận thức thế giới khách quan được đưa vào bộ não con người thông qua ý thức nên bản chất của ý thức là góc nhìn hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và là sự phản ánh sáng tạo của thế giới vật chất

Ý thức có thể được xem là đại diện chủ quan trong thế giới khách quan Nội dung của ý thức do thế giới khách quan sáng tạo ra, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật chất, vật lý như quan niệm duy vật Ý thức không thực sự có cấu tạo hay định nghĩa rõ ràng Ý thức mang đậm chất tiềm tàng, thức tỉnh trong mỗi sự sống, luôn gắn bó và hiện diện song song với vật chất, luôn hỗ trợ lẫn nhau để có thể khẳng định được giá trị cho sự tồn tại của

Trang 11

chính nó Ý thức không có giới hạn, mọi thứ chưa và sẽ xảy ra đều có khả năng tồn tại trong ý thức và góp phần khiến những thứ từ trong ý thức tồn tại dưới dạng vật chất Tất cả những phát minh hiện đại con người ngày nay đang sử dụng đều bắt nguồn từ ý thức

Ý thức hoàn toàn có thể bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt, vô thức cho tới những hoạt động lớn mang tính khái quát và chủ động, vì vậy ý thức mang tính năng động, sáng tạo, gần gũi, bám sát với đời sống, thực tiễn Đồng thời ý thức cũng có thể tự triệt tiêu lẫn nhau nếu có xảy ra mâu thuẫn giữa các thế giới quan - nơi sản sinh ra ý thức, nhưng đồng thời cũng có thể tương trợ phát triển lẫn nhau nếu có sự thống nhất giữa các mặt đối lập, góp phần xây dựng cho lối tư duy mở, ham muốn được khám phá, tìm tòi và học hỏi giữa các cá thể

Kết cấu của ý thức

Ý thức cũng mang nhiều quan niệm giống như vật chất Và cũng để nắm rõ về ý nghĩa của ý thức, cần phải xem xét rõ ràng kết cấu của nó một cách khách quan, nhiều mặt Khi con người ta muốn tác động đến một sự vật, hiện tượng, ta cần phải hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng đó Từ đây rút ra được cơ bản để ý thức tồn tại chính là tri thức Nếu trong ý thức ta không có tri thức thì đó là sự trừu tượng, vô nghĩa, không có tác dụng gì trong cuộc sống hằng ngày của con người Tích lũy tri thức là một yêu cầu thường xuyên trong công cuộc xây dựng và cải tạo thế giới

Ý thức là một loại tri thức mang đậm tính tâm lý - xã hội cực kì phức tạp mà các yếu tố trong đó có mối liên hệ mật thiết, bền chặt với nhau Ý thức có thể chia ra theo các phương - chiều hoạt động riêng biệt:

- Theo chiều ngang: là các yếu tố cơ bản cũng như là nền tảng để đặt nền móng cho sự phát triển của ý thức như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí,…

Trang 12

những yếu tố này được xây dựng và phát triển bên trong tâm thức của mỗi cá thể một cách riêng biệt, là cơ sở để mỗi cá thể đưa ra quyết định cho các sự kiện liên quan đến bản thân Mọi sự kiện đều mang lại những sự nhận thức riêng trong tâm trí của cá thể khiến ý thức ngày càng được củng cố hơn trong quá trình tư duy

- Theo chiều dọc: là những yếu tố được củng cố theo thời gian, mang tính di truyền cao như tự ý thức, tiềm thức và vô thức Những yếu tố này tạo nên những tập tính hoặc thói quen được sử dụng nhiều theo thời gian, từ đó được lặp lại một cách vô điều kiện và hình thành nên những phản xạ một cách tự động Tự ý thức nằm ở nơi sâu nhất và là thứ ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của các cá thể

Tự ý thức là một thành phần quan trọng trong ý thức Ý thức hướng về nhận thức của bản thân con người đối với thế giới Tự ý thức không chỉ mang tính cá nhân còn mang tính chất xã hội ví dụ như một tập thể, một dân tộc hay hơn thế nữa là cả một xã hội Đây là một mốc đánh dấu trình độ phát triển của ý thức

Trong khi tự ý thức có được qua quá trình phản ánh thế giới một cách khách quan thì vô thức lại mang tính bản năng, không phải do lý trí của con người điều khiển Những hiện tượng do vô thức nhằm giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh quá sự cho phép; tuy nhiên lại giúp cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người Hoạt động của con người trong thế giới này thì ý thức vẫn nắm vai trò mấu chốt, ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của mỗi con người; vô thức là một mắt xích trong một cuộc sống có ý thức của con người

1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Vật chất quyết định ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó do vật chất là thứ có trước, vật chất sẽ quyết định ý thức Ý thức là thứ được sinh ra

Ngày đăng: 12/04/2024, 12:33

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w