1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và vận dụng vào việc hoàn thiện và phát triển nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa việt nam

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bác đã mang đến cho dân tộc Việt Nam một tầm nhìn tổng thể về giải pháp chính trị, xã hội và kinh tế để đem lại sự công bằng, độc lập và phát triển cho quốc gia.Trong di sản tư tưởng Hồ

Trang 1

TP Thủ Đức, tháng 07 năm 2023

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

_

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 1

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu tiểu luận 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN,DO NHÂN, VÌ NHÂN DÂN 3

1.1 Khái niệm nhà nước dân chủ 3

1.2 Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân 4

1.2.1 Bản chất giai cấp của nhà nước 4

1.2.2 Nhà nước của nhân dân 7

1.2.3 Nhà nước do nhân dân 9

1.2.4 Nhà nước vì nhân dân 10

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦANHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀO VIỆC HOÀN THIỆN VÀPHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ XHCN VIỆT NAM 12

2.1 Nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam - Những nét khái quát về sự ra đờivà trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh 12

2.2 Thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc hoàn thiện và pháttriển Nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam 15

2.3 Giải pháp, định hướng hoàn hoàn thiện và phát triển Nhà nước dân chủXHCN Việt Nam trong tương lai 19

Trang 5

2.4 Trách nhiệm của công dân trong việc hoàn thiện và phát triển Nhà nướcdân chủ XHCN Việt Nam hiện nay 21KẾT LUẬN 22TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC

Trang 6

CÁC CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ

XHCN Xã hội chủ nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng và đầy tầm ảnh hưởng không chỉ trong lịch sử Việt Nam mà còn trên toàn cầu Bác là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là lãnh tụ của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dẫn đến chiến thắng và thống nhất đất nước Hồ Chí Minh được biết đến với tư cách là một người lãnh đạo tài ba, một triết gia chính trị và một nhà cách mạng đích thực Bác đã mang đến cho dân tộc Việt Nam một tầm nhìn tổng thể về giải pháp chính trị, xã hội và kinh tế để đem lại sự công bằng, độc lập và phát triển cho quốc gia.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trọng sự nghiệp cách mạng của ngài Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, vì nó chứa đựng những giá trị to lớn và là nguyên nhân đưa đến thành công của cách mạng, là sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Với Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ý nghĩa lịch sử mà còn giúp chúng ta nhận ra nhiệm vụ của mình trong việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, từng bước xây dựng Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Để dân chủ trở thành bản chất, mục tiêu, động lực, chúng ta cần chủ trương xây dựng, cải cách Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là có ý nghĩa hết sức to lớn Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và vận dụng vào việc hoàn thiện và phát triển Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

2 Đối tượng nghiên cứu

1

Trang 8

Một là, hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do

nhân dân vì nhân dân và những quy tắc phát triển Nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam Hai là, những chủ trương và quá trình Đảng Cộng Sản Viêt Nam vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân trong việc xây dựng và phát triển Nhà nước dân chủ XHCN.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ nội dung quan điểm của Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Việt Nam trong thời đại phát triển, sau đó vận dụng vào việc phát triển Nhà Nước dân củ XHCN Việt Nam Kết quả nghiên cứu sẽ đực vận dụng vào học tập, noi gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay.

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: làm rõ nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân; làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ; làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và phát triển nhà nước XHCN Việt Nam hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng, kết hợp chặt chẽ những phương pháp như phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp cụ thể, phương pháp chuyên ngành, liên ngành.

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài kết cấu thành 2 chương, bao gồm: Chương 1: Tư Tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân, vì nhân dân.

Chương 2: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát triển nhà nước XHCN Việt Nam.

2

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN,DO NHÂN, VÌ NHÂN DÂN

1.1 Khái niệm nhà nước dân chủKhái niệm nhà nước

Nhà nước là một khái niệm cốt lõi trong lĩnh vực chính trị và xã hội Nó thể hiện một hình thức tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động trong một xã hội, nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ của cộng đồng Khái niệm nhà nước đa dạng và phức tạp, có nội dung phong phú và mang tính thực tiễn cao Qua thời gian, các triết gia, nhà nghiên cứu và các hệ thống chính trị đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa khái niệm này Mỗi cách tiếp cận xây dựng một khái niệm nhà nước độc đáo, có ý nghĩa riêng của nó, phù hợp với ngữ cảnh và mục đích nghiên cứu cụ thể Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật đã đưa ra là: “Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp”1.

Khái niệm nhà nước dân chủ

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì Nhà nước dân chủ tức là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân, mọi chủ trương, chính sách phải vì lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

Sự khác nhau giữa Nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam và Nhà nước dânchủ của các nước trên thế giới

So với các quốc gia khác, cách thức thực hiện nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam có những đặc trưng riêng Những nét riêng này thể hiện qua ba phương diện chính:

1 Nguyễn Minh Đoan, Lê Hồng Hạnh, Lê Minh Tâm (2009) Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.49.

3

Trang 10

Một là, mục tiêu và đường lối Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hướng đến xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và phát triển Điều này bao gồm việc đảm bảo quyền tự do và quyền công bằng cho mọi công dân, và mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân Trong khi đó, các quốc gia khác có thể có các mục tiêu và đường lối khác nhau, tùy thuộc vào lịch sử, văn hóa và điều kiện đặc thù của từng quốc gia.

Hai là, quản lý kinh tế Việt Nam đã thực hiện một hình thức chủ nghĩa xã hội hóa kinh tế, trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành nguồn lực kinh tế Tuy nhiên, cũng có sự mở cửa và hội nhập với thị trường quốc tế, cho phép sự phát triển của các ngành kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài Các quốc gia khác có thể có các hình thức quản lý kinh tế khác nhau, từ quản lý trực tiếp của nhà nước đến hệ thống kinh tế thị trường tự do.

Cuối cùng là, quyền lực và quyết định chính trị Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hướng đến việc xây dựng và phát triển chính quyền dân chủ, trong đó quyền lực chính trị phân phối rộng rãi Điều này có thể khác với các quốc gia khác, có thể có hệ thống đại diện đa đảng hoặc hình thức tổ chức dân cử khác Chúng ta có thể thấy như nước Mỹ quyền lực chính trị hầu như là tập trung vào tổng thống từ đó dẫn đến hết một nhiệm kỳ của một tổng thống thì lại có nhiều sự thay đổi về luật pháp cũng như nhân sự trong nhà trắng nước Mỹ.

Những cái riêng đã được kế thừa và vận dụng từ tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự khác biệt so với nhà nước dân chủ ở các quốc gia khác trong việc kết hợp chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường, sự thích ứng với bối cảnh và điều kiện đặc thù của quốc gia, và mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội bền vững.

1.2 Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân

1.2.1 Bản chất giai cấp của nhà nước

Trong những quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ, người đề cập đến bản chất giai cấp của nhà nước Nhà nước là một phạm trù lịch sử chỉ ra đời, tồn 4

Trang 17

hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư” Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân.

Đặc biệt, là một đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân thì cán bộ nhà nước cần phải đầy đủ có những phẩm chất để phụ vụ tốt cho nhân dân Nhà nước cần phải thật sự công kiệm liêm minh, trong sạch, không có bất kì đặt quyền đặt lợi nào, không quan liêu, tham nhũng, phải chí công vô tư, vì lợi ích của nhân dân là trên hết Nhà nước cần phải có đủ đức và tài mới có thể thay mặt nhân dân củng cố, xây dựng nước nhà.

5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.4, tr 52.

11

Trang 18

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦANHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀO VIỆC HOÀN THIỆN VÀ

PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ XHCN VIỆT NAM

2.1 Nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam - Những nét khái quát về sự ra đời vàtrưởng thành dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh

Sự ra đời của nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam

Vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ điều này và tìm kiếm một hình thức, chế độ nhà nước phù hợp để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội của dân tộc Việt Nam Người đã lên án sự phản nhân tính của nhà nước thực dân phong kiến từ khi còn trẻ Người đã nhận ra rằng nhà nước thực dân phong kiến là một hình thức tệ hại nhất, là sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới.

Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, là lý luận cách mạng tiên tiến nhất của thời đại, để giải phóng dân tộc trên cơ sở yêu nước Người đã khám phá vị trí lịch sử của các hình thức nhà nước hiện đang tồn tại thông qua phương pháp luận biện chứng Mácxít và qua hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sự ra đời của nhà nước dân chủ tư sản (Mỹ và Pháp) và nhà nước xã hội chủ nghĩa từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ tư sản, dù ở Mỹ hay Pháp, mặc dù xác lập một hệ thống giá trị dân chủ và nhân đạo, nhưng thực chất vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số, và dân chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch Tính chất phiến diện nửa vời, không triệt để của nhà nước dân chủ tư sản đã bộc lộ những đối kháng không thể điều hòa và chắc chắn sẽ là nguyên nhân gây ra các cuộc cách mạng xã hội trong tương lai Các ý tưởng về "thiên đường dân chủ, tự do" và lý tưởng bình đẳng, bác ái chỉ còn là lời nói hư vô, không có nội dung xã hội thực tế Vì vậy, xã hội Việt Nam không thể lựa chọn kiểu nhà nước đó Các nhận xét và khảo nghiệm của Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ tư sản mang tính cách mạng và khoa học, vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay.

12

Trang 19

Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ sức sống và ưu thế của nhà nước Xô viết, là một loại hình nhà nước của chế độ xã hội mới phục vụ quần chúng công - nông - binh, thực sự vì lợi ích của họ Điều này đã trở thành mục tiêu của cuộc cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, theo hướng dẫn của lý thuyết Mác- Lênin Với tư duy chính trị nhạy bén và thông qua thực tiễn, ngài đã quyết định xây dựng mô hình Nhà nước Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Xô viết Ngài không lặp lại mô hình Xô viết đã từng xuất hiện trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, mà thành lập Ủy ban Việt Minh, Ủy ban giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh, liên tỉnh Hồ Chí Minh đã tạo ra một chính quyền hoàn chỉnh trong khu giải phóng Việt Bắc, cho phép con người tự do tự chủ, tự tổ chức cuộc sống của mình.

Cách tiếp cận sáng tạo và độc lập của Hồ Chí Minh đã thể hiện trong việc áp dụng kinh nghiệm của Xô viết vào xây dựng mô hình Nhà nước Việt Nam Hồ Chí Minh đã lựa chọn kiểu nhà nước theo xu thế vận động của lịch sử, dựa trên tính chất nhân dân và khả năng của nhà nước trong việc đảm bảo cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và con người.

Sự lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Chủ tịch đồ Chí Minh là người khai sinh, đứng đầu và là linh hồn của nhà nước đó.

Sự trưởng thành của nhà nước dân chủ XHCN Việt Nam

Ngay sau khi tuyên bố độc lập được công bố vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã thông báo danh sách thành viên Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Người là Chủ tịch của Nội các quốc gia thống nhất và đồng thời giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao.

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ ba là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” làm cho Nhà nước ta trở thành nhà nước dân chủ, hợp hiến Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu tiên, chính quyền mới đã hướng vào giải quyết và thỏa mãn các nhu cầu tối cần thiết của nhân dân.

13

Trang 20

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được tổ chức thắng lợi vào ngày 6 tháng 1 năm 1946, trong điều kiện cả nước đang chuẩn bị kháng chiến Quốc hội khóa I có 333 đại biểu, sau bổ sung 70 đại biểu gồm 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội và 50 đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong cuộc Toàn quốc đại biểu đại hội này, các đảng phái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu Vì thế cho nên, các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối” 1

Quốc hội cử ra Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm 22 thành viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đây là Chính phủ kháng chiến và kiến quốc Để củng cố chính quyền và quản lý đất nước, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ tầm quan trọng của Hiến pháp Ngày 20-9-1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên, do Người làm Trưởng ban Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, đến tháng 10-1946, bản Dự thảo hiến pháp đã hoàn thành Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong phiên họp ngày 9-11-1946, đã chính thức thông qua bản dự thảo Hiến pháp Đó là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta Sau này, vào cuối những năm 50, cũng chính Hồ Chí Minh lãnh đạo và chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp 1959, làm cơ sở pháp lý cho đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện về các mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp, thật sự là công cụ quyền lực của nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng của toàn dân tộc Trong xây dựng và lãnh đạo nhà nước, Hồ Chí Minh đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có phân công, phân nhiệm rõ ràng nhằm thực hiện mục tiêu dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Căn cứ vào các nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, Người đã chỉ đạo tổ chức bộ máy nhà nước gọn, nhẹ, thích hợp, đủ năng lực và trí tuệ quản lý đất nước.

1 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.4, tr.190.

14

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w