1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng

24 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng
Tác giả Vũ Thị Thu Hà
Người hướng dẫn Vũ Thị Thu Hà
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Công nghệ Thực phẩm
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 8,13 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự v

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG 2

VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC 2

PHẦN I: Trung với nước, hiếu với dân 3

PHẦN II: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 5

PHẦN III: Yêu thương con người 10

PHẦN IV: Có tinh thần quốc tế trong sáng 13

PHẦN V: Sự tiếp nối thành công từ tư tưởng hồ chí minh của đường lối cách mạng 15

KẾT LUẬN 18

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo đạo đức cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại cả phương Đông lẫn phương Tây mà Người đã tiếp cận được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng Bắt nguồn từ chức năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người, đạo đức cách mạng tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của con người Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang; gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.

Nhấn mạnh đạo đức là gốc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi nhẹ tài năng, Người luôn đánh giá cao cả hai mặt đức và tài ở mỗi con người Trong mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng, Người khẳng định đạo đức là gốc, nó quyết định sức mạnh tinh thần to lớn của con người, sức mạnh của đoàn kết dân tộc Nhờ đó mà đạo đức góp phần to lớn vào việc quyết định sự

1

Trang 5

thành bại của cách mạng nước ta Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con người, đặc biệt là cho cán bộ, đảng viên.

NỘI DUNG

VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng:

Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Người từng nói:

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạođức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một côngviệc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủhóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”.

Đạo đức là sức mạnh của con người Làm cách mạng là một việc lớn nên càng phải có sức mạnh Người viết:

“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻvang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rấtphức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thànhđược nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Trang 6

PHẦN I: TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN

Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác Từ quan niệm cũ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, cao rộng hơn là “trung với nước, hiếu với dân” Người khẳng định:

“Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do củaTổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào

cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

 Câu nói của Bác vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức cho mỗi người Việt Nam, không phải chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn lâu dài mãi về sau.

 "Trung" và "hiếu" là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông , phản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất : " Trung với vua , hiếu với cha mẹ "

Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm "trung, hiếu"trong tư tưởng đạo đức truyền

thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới : “Trung với nước, hiếu vớidân", tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức Người nói :

" Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạođức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất , đầu ngửng lên trời "

Hồ Chí Minh cho rằng, trung với nước phải gắn liền với dân Vì nước là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của nước; bao nhiêu quyền hành và lực

3

Trang 7

lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân , cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng”

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí

Trang 9

PHẦN II: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết:

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạođức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân

Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người Một trong những quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng của Người về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư Vậy Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.

 Cần, tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học

 Kiệm, tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí

 Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không

Trang 10

đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm và không phát triển được

Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.

 Liêm, nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ

 Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước

Khổng Tử nói:

“Người mà không Liêm thì không bằng súc vật”

Mạnh Tử cho rằng:

“Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.

Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm Chữ Liêm và chữ Kiệm phải đi đôi với nhau như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần Có Kiệm thì mới Liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được Liêm Ngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ô

 Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình, đối với người thì không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân

7

Trang 11

thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà

Nói về chính, Bác viết:

“Một người phải cần, kiệm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn.Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thànhhai hạng: Người thiện và người ác Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìnviệc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà.Làm việc chính là người thiện Làm việc tà là người ác

Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn toàn Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn

 Chí công vô tư, là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý:

“Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”

(Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ)

 Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân Theo Hồ Chí Minh , chủ nghĩa cá nhân là vết tích của xã hội cũ , đó là lối sống ích kỷ , chỉ biết có riêng mình , thu vén cho riêng mình , chỉ thấy công lao của mình mà quên mất công lao của người khác

Chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của đế quốc; là một thứ vi trùng rất độc Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, coi thường tập thể, tự cao tự đại, độc đoán chuyên quyền Đó "là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc” Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là

Trang 12

một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm mang mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc con người.

 Mối quan hệ giữa CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân tuân theo phụng sự quyền lợi của chúng Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo là để đem lại hạnh phúc cho dân Với ý nghĩa cần, kiệm liêm, chính, chí công vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể, nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

Cũng như khái niệm “ trung, hiếu”, “ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng Người còn chỉ ra mối quan hệ: cần, kiệm, liêm chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính

Người đặc biệt lưu ý:

“Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấpthì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét,có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”

Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực:

9

Trang 13

“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “Cộng sản” màta được quần chúng yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tưcách đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước chongười ta bắt chước”.

Luận điểm này thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là nêu gương Không gì thiết thực hơn, có sức cảm hóa và lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương tốt Ở một số Chi, Đảng bộ thực hiện việc tự phê bình có nơi chỉ làm qua loa, lấy lệ Mấy ai “dũng cảm” tự bộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng bất chính của mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý” chính vì vậy một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất “cái tâm” trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy và do không thực thi nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.

Trang 14

PHẦN III: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là 1 trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc con người.

11

Trang 15

Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết giành cho những người nghèo nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc Người cho rằng:

“Nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng,càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”

 Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em

 Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha với người khác

 Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền con người, nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ dĩ hòa vi quý, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người Người dạy:

“Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếuthuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu

chủ nghĩa Mác-Lênin được”.

Trong Di chúc, Người căn dặn:

“Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”

Trang 17

PHẦN IV: CÓ TINH THẦN QUỐC TẾ TRONG SÁNG

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân , nhằm vào mối quan hệ rộng, vượt khỏi quốc gia, dân tộc.

Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc Đó là sự hiểu biết, tôn trọng thương yêu và đoàn kết và với giai cấp các nước vô sản, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trương bá quyền

 Hồ Chí Minh chủ trương giúp bạn là giúp mình.

Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, là hợp tác, hữu nghị trên tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới và đã tạo ra một kiểu quan hệ mới: Đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo nền văn hoá hoà bình cho nhân loại.

Ngày đăng: 31/03/2024, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w