1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính khoa học và ý nghĩa của tư tưởng hồ chí minh về khả năng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở việt nam một cách độc lập, tự chủ

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Khoa Học Và Ý Nghĩa Của Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Khả Năng Tiến Hành Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc Ở Việt Nam Một Cách Độc Lập, Tự Chủ
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM: TÍNH KHOA HỌC CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINHTư tưởng là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học thế giới quan và phương

Trang 1

Tính khoa học và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về khả năng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam một cách độc lập, tự chủ

I CƠ SỞ CỦA LUẬN ĐIỂM: TÍNH KHOA HỌC CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xâydựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đạibiểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc

Dựa trên những định hướng cơ bản các văn kiện đại hội của Đảng Cộng Sản

VN, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của

sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể củanước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.”

1 Khái niệm “tư tưởng”

Tư tưởng là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xâydựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đạibiểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc

2 Khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh”

Dựa trên những định hướng cơ bản các văn kiện đại hội của Đảng Cộng Sản

VN, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của

sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể củanước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.”

Cách mạng giải phóng dân tộc

Giải phóng dân tộc được hiểu là cuộc đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc vàbảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trong thời kỳ bị các nước tư bản xâmchiếm vào thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945

Trang 2

Tính chất, nhiệm vụ: mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông

là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân, cụ thể ở Việt Nam là mâuthuẫn giữa Việt Nam và thực dân Pháp

Mục tiêu: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là đấu tranh giành độc lập dân

tộc đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Mục tiêu cấp thiết của cách mạng thuộc địakhông phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp mà quyền lợi chung của toàndân tộc Cuối cùng thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 cũng như thắng lợi năm

1975 đã khẳng định được đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập,

tự do của Hồ Chí Minh, đem lại kết quả vô cùng ý nghĩa cho cách mạng Việt Nam

Có thể thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về khả năng tiến hành cách mạng giảiphóng dân tộc ở Việt Nam một cách độc lập và tự chủ là sự kết tinh từ những giá trịtruyền thống tốt đẹp, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, là sự học hỏi từ những tinhhoa văn hóa ở phương Đông và phương Tây, cùng với sự vận dụng, phát triển sáng tạocủa chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh lịch sử thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Ngoài ra, còn là thành quả của quá trình lịch sử, hoạt động thực tiễn của cách mạngViệt Nam để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho sự phát triển củađất nước ta hiện giờ

2.1 Cơ sở thực tiễn

a Bối cảnh trong nước:

Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hộiphong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ; mất độc lập dân tộc, mất chủ quyền Từ năm

1858, thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng chính thức xâm lược ViệtNam Triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trởthành tay sai của thực dân Pháp Nhà Nguyễn thi hành chính sách bảo thủ, phản độngnhư tăng cường đàn áp, bóc lột ở bên trong, bế quan toả cảng với bên ngoài; cự tuyệtmọi đề án cải cách nên không đủ sức bảo vệ Tổ Quốc và bị Pháp xâm lược

Từ năm 1858 đến cuối TK 19, phong trào chống Pháp bùng lên khắp cả nước:

Ở miền Nam có Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Ở miền Trung có TrầnTấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Ở miền Bắc có NguyễnThiện Thuật, Nguyễn Quang Bích, Trong đó có các cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ

“Cần Vương”, tức giúp vua cứu nước, tuy đều rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất

Trang 3

bại Điều đó chứng tỏ nhân dân ta rất yêu nước, song giai cấp phong kiến và hệ tưtưởng của nó đã suy tàn, bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc

Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của cáccuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở trung Quốc và tấm gươngDuy Tân Nhật Bản, ở Việt Nam xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynhhướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các phong trào yêu nước có tinh thần cảicách: Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng (1905 – 1909); Phong tràoDuy Tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp - bộ ba Tam hổQuảng Nam - phát động (1906 – 1908); Phong trào Đông kinh Nghĩa Thục do LươngVăn Can, Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động (1907); Phong trào chống

đi phu, chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm (1908) Việt Nam có nhiều Đảng được thànhlập nhưng mà họ chưa từng thành công, có thể kể đến Nguyễn Thái Học và Phó ĐứcChính với sự ra đời của Việt Nam Quốc dân Đảng

=> Nguyên nhân sâu xa: giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu

=> Nguyên nhân trực tiếp: các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào đó chưa

có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn Tinh thần yêu nước vẫn sục sôitrong lòng nhân dân Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, tưbản, phong kiến Họ sớm vùng dậy đấu tranh chống lại giới chủ Từ hình thức đấutranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể, họ đã nhanh chóng tiến tới đình công, bãicông

b Bối cảnh thế giới

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới phát triển từgiai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Một số nước đế quốc như Anh,Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nga, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan,… đã chiphối toàn bộ tình hình thế giới

Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong phần lớn các nướcchâu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của cácnước đế quốc Chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản

ở các nước tư bản; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa cácdân tộc thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc Sang đầu thế kỷ XX, những mâuthuẫn này ngày càng phát triển gay gắt Giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa không

Trang 4

chỉ là đòi hỏi của riêng họ, mà còn là mong muốn chung của giai cấp vô sản quốc tế;tình hình đó đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.Cách mạng Tháng Mười Nga thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩaMác – Lênin khi đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập lên nướcNga Xô Viết và sau này là Liên bang các nhà nước theo chủ nghĩa Xô Viết, mở ra mộtthời đại mới trong lịch sử loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc

bị áp bức trên thế giới

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của Nhà nước Xô Viết và sau này là Liên bang các nhà nước theo chủ nghĩa Xô Viết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước

c Hành trình tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh

Những tư tưởng về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được hìnhthành từ chính con đường cứu nước của người Ngày 5/6/1911, người thanh niên ViệtNam – Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng, khởi đầu một cuộc hành trình tìmđường cứu nước kéo dài 30 năm đi qua 3 đại dương 4 châu lục Á, u, Phi, Mỹ làmnhiều ngành nghề khác nhau, vất vả bôn ba suốt nhiều năm tháng để kiếm sống, thâmnhập đời sống của người lao động ở nhiều nước trên thế giới để tìm đường giải phóngdân tộc Cho đến khi Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vềvấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/2020), Người đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởiluận cương này, cuối cùng cũng đã tìm ra được con đường giành độc lập cho dân tộc

và tự do cho đồng bào Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đã trởthành tiền đề quan trọng về vấn đề dân tộc của tư tưởng hcm

Người nói: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng

tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng

mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày

Trang 5

đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"!

Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba" Đồng thời, sau khi1nghiên cứu luận cương của Lênin, Người đã xác định được phương hướng và đườnglối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng ViệtNam và khẳng định rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản mới có thể cứu nước vàgiải phóng dân tộc, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác con đường cách mạng vô sản”.2

2 Cơ sở lý luận

a, Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã hình thành nênnhững giá trị truyền thống tốt đẹp, làm nên bản sắc văn hóa của con người Việt Nam.Chủ nghĩa yêu nước đã luôn được kế thừa và phát huy từ thế hệ này qua thế hệ khác,

là động lực, sức mạnh giúp dân tộc ta tồn tại và vượt qua mọi khó khăn để phát triển,

là nền tảng thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và tìm thấy con đườngcứu nước ở chủ nghĩa Mác – Lênin

Ngoài ra, dân tộc ta luôn mang trong mình tinh thần đấu tranh bất khuất, sẵn sàng xảthân vì nước, vì độc lập tự do của dân tộc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toànvẹn lãnh thổ Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh luôn đề cao con người, là nhân tố quyếtđịnh thành công của cách mạng, kế thừa và phát triển tinh thần đoàn kết, bao dung,cần cù, lạc quan, niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa của người Việt Đó lànhững cơ sở đã hình thành nên tư tưởng và phẩm chất của nhà văn Hồ Chí Minh vớichủ trương văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng Đồng thời, giữ gìn bản sắcvăn hóa vốn có của nước ta và tiếp thu, học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau là sựtích hợp tuyệt vời để trau dồi, đa dạng hóa vẻ đẹp của nền văn hóa nước ta Quantrọng hơn cả, đó là tinh thần dũng cảm, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, luôn

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, H, 2011, t.12, tr.562.

2

Trang 6

đổi mới của nhân dân ta, điều này đã góp phần giúp nước ta chiến thắng giặc ngoạixâm.

Điển hình là tinh thần yêu nước được thể hiện hùng hồn trong bài thơ Nam quốc SơnHà; vang vọng nghìn năm qua tiếng hô vang “Đánh! Đánh!” ở Hội nghị Diên Hồng;thấm đẫm trong Bình Ngô đại cáo; kiêu hãnh trong lời kêu gọi “đánh cho sử tri Namquốc anh hùng chi hữu chủ”,

Hay chi tiết Trống Đồng Đông Sơn - Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn tiêu biểucho nền Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời kỳHùng Vương dựng nước Văn Lang Trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêngcủa nền văn hoá dân tộc Việt Nam

b, Tinh hoa văn hóa nhân loại

- Tinh hoa văn hóa phương Đông

Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với rất nhiều nềnvăn hóa khác nhau trong đó có cả Phương Đông lẫn Phương Tây Đối với tư tưởngphương Đông, đây là sự kết tinh của ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo

Với Nho giáo, Hồ Chí Minh đã kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị đểquản lý xã hội, xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa,trí, dũng, tín, liêm được coi trọng và phát triển tinh thần trọng đạo đức của con người

Đối với Phật giáo, tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, làm việc thiện, chốnglại cái ác; đề cao quyền bình đẳng của con người và khuyên con người sống hòa đồng,gắn bó với đất nước của đạo Phật đã được Hồ Chí Minh vận dụng để đoàn kết dân tộc,toàn dân vì đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ

Về Lão giáo (Đạo giáo), Hồ Chí Minh đã phát triển tư tưởng của Lão Tử, sống gắn bó

Trang 7

với thiên nhiên, kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây qua “Tết trồng cây” để bảo vệmôi trường sống của chính con người chúng ta Hoạt động này vẫn còn dc nhân dân taduy trì đến hiện giờ Bên cạnh đó, Người cũng khuyên nhân dân ít lòng tham muốn vềvật chất; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Không chỉ vậy, Người còn học hỏi và phát triển ý tưởng từ nhiều trường phái khác củacác nhà tư tưởng phương Đông cổ đại như Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử hay nhữngtrào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩaGăngđi, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn về dân tộc, dân quyền, dân sinh trongquá trình đấu tranh từ cách mạng dân chủ tư sản thành tư tưởng đấu tranh vì Độc lập -

Tự do – Hạnh Phúc theo con đường cách mạng vô sản của con người và dân tộc ViệtNam

- Tinh hoa văn hóa phương Tây

Đi sang phương Tây, Người đã tiếp thu lý tưởng nhân quyền, dân quyền và phápquyền của các nhà khai sáng Pháp và vận dụng nó vào cuộc đấu tranh, phê phán chế

độ thực dân, đòi các quyền ấy cho các dân tộc thuộc địa, đề xuất các quan điểm vềquyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc Ngoài ra, Người cũng tìm

ra được hạt nhân cốt lõi về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và pháttriển nó thành quyền dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1789) đã quy định về quyền tự do

và bình đẳng về quyền lợi, các quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp

là bình đẳng và có giá trị tại mọi thời điểm, tại mọi không gian, gắn với bản chất conngười Đồng thời, khẳng định về quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân là quyềnthiêng liêng, bất khả xâm phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển nhữnggiá trị của bản Tuyên ngôn trước đó Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền củacách mạng Pháp nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phảiluôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.3 Hồ Chí Minh đã kế thừa được giá3

Trang 8

trị nổi bật về quyền con người và sáng tạo thành một điểm mới, nổi bật trong Tuyênngôn Độc lập của nước ta.

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776), tác giả Thomas Jefferson khẳng định nhữngquyền tất yếu và bất khả xâm phạm, đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bìnhđẳng…những quyền thiết yếu nhất của con người Trong Tuyên ngôn Độc lập củanước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ông” , khi đó chế độ nô lệ

và phân biệt chủng tộc còn nặng nề, những người mà Tuyên ngôn đề cập đến chỉ lànhững người đàn ông da trắng Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền vốn

có ấy lại chỉ dành cho đàn ông da trắng Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định mộtcách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thànhphần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị tolớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại

Câu trích dẫn nổi tiếng của bản tuyên ngôn là “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyềnbình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trongnhững quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”4được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng để làm cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn độclập nước Việt Nam 1945

Một điểm đáng chú ý nữa là từ quyền của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suyrộng ra quyền dân tộc “các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nàocũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”5 Từ quyền con người, Ngườisuy rộng ra quyền dân tộc cũng là quyền tự nhiên, thiêng liêng “là lẽ phải không aichối cãi được” Nếu như trong bản Tuyên ngôn của nước Mỹ đã đề cập đến cả quyềncon người, quyền dân tộc, thì đến bản Tuyên ngôn của Việt Nam đã gắn kết hai phạmtrù pháp lý cơ bản này trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau

Mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh

4 Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776

5

Trang 9

đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độrất tôn trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả,mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộcViệt Nam Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng

là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là

sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạngPháp, cách mạng Mỹ đã giương cao

Ngoài ra, về cách mạng khoa học kĩ thuật, nhân dân ta đã học tập và tiếp thu đượcnhững thành tựu về khoa học kĩ thuật của các nước phương Tây trong rất nhiều lĩnhvực như y học, nghệ thuật, giáo dục, văn học và nhiều phương diện khác để theo kịpvới tốc độ phát triển của thế giới

Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động thực tiễn và nghiên cứu các lý luận,tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những trung tâm chính trị, kinh tế,văn hóa lớn ở các cường quốc lớn trên thế giới bằng chính ngôn ngữ của nước họ như

Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc…và trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dânchủ và nhà nước pháp quyền của các nhà khai sáng phương Tây như Rútxô, Vonte;đọc sách văn học bằng nhiều thứ tiếng khác nhau

Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và kế thừa những giá trị cơ bản của các văn bảnpháp lý, khoa học từ những nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia khác và ápdụng vào tình hình thực tiễn của Việt Nam nhằm góp phần quan trọng trong việc hìnhthành tư tưởng độc lập, tự chủ cho toàn dân tộc, một giá trị to lớn mà Người đã suốtđời theo đuổi

c, Chủ nghĩa Mác – Lênin

Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tiếp thu thế giới quan, phươngpháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng để làm cơ sở lý luận quyết địnhbước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp Người giải quyết được

Trang 10

khủng hoảng về đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuốithế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20 vốn rất nan giải vào thời điểm đó và coi đó là kim chỉ nam đểtiến hành cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưngchủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”6.Với Người, đây là tiền đề lý luận quan trọng nhất, là vũ khí tư tưởng và lý luận cáchmạng khoa học đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh,giúp người lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc và sự ra đời của nhànước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới sau Cách mạng tháng 10 Nga 1917 làbằng chứng rõ ràng nhất tính khoa học của chủ nghĩa Mác đồng thời cổ vũ cho cácdân tộc đang bị áp bức vùng lên đấu tranh để giành lại độc lập, củng cố cho Hồ ChíMinh vững tin trên con đường mình đã chọn Người đã tận dụng triệt để, đổi mới,sáng tạo và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc Việt, tinh hoa văn hóanhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và quốc tế để hình thành một hệthống các quan điểm cơ bản và toàn diện về cách mạng Việt Nam đưa nước ta đến vớithành công như ngày hôm nay

II MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Vào cuối TK XIX - đầu TK XX, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

đã diễn ra, tuy nhiên, do chưa có đường lối và phương pháp đúng đắn nên đã liên tụcthất bại Nhận ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra một con đường giải phóng dân tộc, HồChí Minh đã ra nước ngoài tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới như ởPháp và Mỹ; tuy nhiên Người nhận thấy rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cáchmệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa vàdân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” 7 Do

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.289

7

Trang 11

đó, cách mạng tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc.

Sau khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dântộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy một phương hướng mới để giảiphóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và vậndụng chủ nghĩa vào thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định một chân

lý là: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là cáchmạng vô sản” chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được8các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” 9

Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản là một trong những sáng tạo nổi bật về mặt lý luận của Hồ Chí Minh Chính theo con đường cách mạng vô sản, nhân dân Việt Nam đã

làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8/1945, mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam

- thời đại độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội

2 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: muốn sựnghiệp giải phóng dân tộc thành công “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trongthì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sảngiai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái

có vững thuyền mới chạy” 10 Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là mộtchính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làmcốt, định hướng cho việc xây dựng Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp côngnhân, với nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kỳ của Cách mạng ViệtNam

Thực tế đã chứng minh, ngay từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam

đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu đảm bảo cho mọithắng lợi của cách mạng

8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 30

9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, t.12, tr 563

10

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w