1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án cải tiến chất lượng: Áp dụng công nghệ thông tin trong tăng tỉ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp tại phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023

40 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Tăng Tỉ Lệ Tái Khám Viêm Khớp Dạng Thấp Tại Phòng Khám Lão Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh Viện Bãi Cháy Năm 2023
Tác giả Nguyễn Tường Vân, Bùi Thị Tú Anh
Người hướng dẫn BSCKII. Nguyễn Tường Vân, Bs. Bùi Thị Tú Anh
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Thể loại Đề án cải tiến chất lượng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 508,25 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 (9)
    • 1.1. Đại cương bệnh viêm khớp dạng thấp (0)
      • 1.1.1. Định nghĩa (9)
      • 1.1.2. Dịch tễ học (9)
      • 1.1.3. Nguyên nhân (9)
      • 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng (10)
      • 1.1.5. Biến chứng (12)
      • 1.1.6. Triệu chứng cận lâm sàng (13)
      • 1.1.7. Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp (15)
      • 1.1.8. Đánh giá mức độ hoạt động bệnh (16)
      • 1.1.9. Điều trị (17)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu viêm khớp dạng thấp (0)
      • 1.2.1. Trên thế giới (23)
      • 1.2.2. Tại Việt Nam (23)
      • 1.2.3. Tại Bệnh viện Bãi Cháy (24)
      • 1.2.4. Lựa chọn vấn đề cải tiến (26)
    • 1.3. Cơ sở pháp lý (26)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu (27)
      • 2.1.2 Thời gian nghiên cứu (27)
      • 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu (27)
      • 2.1.4 Thiết kế nghiên cứu (27)
      • 2.1.5 Nghiên cứu cỡ mẫu (27)
      • 2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu (28)
      • 2.1.7 Công cụ thu thập số liệu (28)
      • 2.1.8 Chỉ số và phương pháp tính (29)
      • 2.1.9 Tiêu chuẩn đánh giá (29)
    • 2.2 Phân tích nguyên nhân (30)
    • 2.3 Lựa chọn giải pháp (0)
    • 2.4. Kế hoạch can thiệp (0)
      • 2.4.1. Kế hoạch hoạt động chi tiết (32)
      • 2.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian (0)
    • 2.5. Kế hoạch theo dõi và đánh giá (0)
  • Chương 3 (0)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (34)
      • 3.2.1. Đặc điểm về tuổi (0)
      • 3.2.2. Đặc điểm về giới (0)
    • 3.2. Tỉ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp (0)
  • Chương 4 (0)
    • 4.1 Bàn luận về kết quả đề tài (0)
    • 4.2 Thuận lợi trong quá trình triển khai (37)
    • 4.3 Khó khăn trong quá trình triển khai (37)
    • 4.4 Đề xuất (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • Phụ lục (0)

Nội dung

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lí khớp viêm. Bệnh gặp ở tất cả các quốc gia, mọi chủng tộc và trên mọi miền khí hậu [1]. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lí viêm khớp có tính chất tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch nhiều khớp dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn không hồi phục. Bệnh thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên [2]. Viêm khớp dạng thấp cần được chẩn đoán, chữa trị sớm, toàn diện và theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên,việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn do bệnh tiến triển nhanh, phác đồ điều trị phức tạp phối hợp nhiều loại thuốc với cách sử dụng khác nhau, thuốc nhiều tác dụng phụ nặng nề [3] . Nếu không được quản lí và điều trị đúng, bệnh lâu ngày tiến triển đến tình trạng teo cơ, cứng dính khớp, biến dạng khớp gây mất khả năng sinh hoạt và lao động thậm chí tàn phế suốt đời, làm tăng gánh nặng kinh tế, y tế cho xã hội. Do đó, tái khám định kì bệnh viêm khớp dạng thấp là giải pháp hiệu quả trong kiểm soát bệnh và dự phòng biến chứng của bệnh [1]. Hiện nay, phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bãi Cháy quản lí 50 người bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, việc tái khám định kì của người bệnh viêm khớp dạng thấp hiện tại rất thấp, chiếm tỉ lệ 40%. Chính vì vậy, việc tăng tỉ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp là việc hết sức cần thiết. Có nhiều phương pháp giúp tăng tỉ lệ tái khám viêm khớp dạng thấp tại phòng khám. Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, điện thoại di động giúp kết nối thầy thuốc với người bệnh, thuận tiện trao đổi thông tin về bệnh, điều trị bệnh. Trong đó, tin nhắn điện thoại là phương pháp phổ biến, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Tin nhắn giúp lưu trữ thông tin dài lâu, chi phí thấp, truyền tải thông tin nhanh chóng. Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: “Áp dụng công nghệ thông tin trong tăng tỉ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp tại phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023”.

Tình hình nghiên cứu viêm khớp dạng thấp

+ Khám mắt, đo thị lực, thị trường 6 tháng/ lần để phát hiện tác dụng phụ của HCQ

1.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp đã được nhiều tác giả nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Selaas O và cs (2015) cho thấy tỷ lệ nữ/nam là 24:15, trung bình tuổi đời của người bệnh VKDT là 53 ± 12 (từ 21 đến 74 (năm tuổi)) [13]

Nghiên cứu của Chung S.J và cộng sự (2011) chỉ ra rằng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, nồng độ CRP huyết tương trung bình đạt 41,38 ± 30,90 mg/L, tốc độ máu lắng giờ đầu trung bình là 90,60 ± 16,59 mm/h, và chỉ số DAS28 trung bình là 3,9 ± 1,3.

1.2.2 Tại Việt Nam Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về viêm khớp dạng thấp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Nghiên cứu của Nguyễn Huy Thông (2016) cho thấy nồng độ IL-6, IL-17 và TNF-α trong huyết thanh có mối liên hệ trực tiếp với quá trình phá hủy và bào mòn sụn khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Lê Thị Liễu (2008) đã nghiên cứu sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua lâm sàng và siêu âm khớp cổ tay Kết quả cho thấy, siêu âm khớp cổ tay với đầu dò tần số cao có khả năng phát hiện các tổn thương viêm màng hoạt dịch và bào mòn xương Cụ thể, 100% bệnh nhân được khảo sát có viêm màng hoạt dịch với độ dày trung bình là 3,7 ± 0,57mm.

Nghiên cứu của Hoàng Trung Dũng (2019) về nồng độ protein C phản ứng (CRP) trong huyết thanh bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho thấy nồng độ CRP trung bình là 2.56 ± 2.81 (mg/dL) Kết quả này cho thấy nồng độ CRP có mối liên hệ tỷ lệ thuận với số lượng khớp đau, số khớp sưng và tốc độ máu lắng.

1.2.3.Tại Bệnh viện Bãi Cháy

Bệnh viện Bãi Cháy, với phương châm "Sức khỏe của bạn – Trách nhiệm của chúng tôi", đã xây dựng uy tín là bệnh viện đa khoa hàng đầu tại tỉnh Quảng Ninh, mang lại sức khỏe và niềm tin cho hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm Năm 2019, bệnh viện được UBND tỉnh công nhận là bệnh viện hạng I Để phát triển thành "bệnh viện đa khoa điển hình khu vực Đông Bắc" và mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế, Bệnh viện Bãi Cháy đã đầu tư xây dựng 7 khu chức năng hiện đại trên diện tích 36.000 m2.

Bệnh viện có 42 khoa phòng chuyên môn, cung cấp dịch vụ điều trị cho hơn 1200 bệnh nhân mỗi ngày Trung tâm Ung bướu và Xạ trị lớn nhất tỉnh Quảng Ninh vừa đi vào hoạt động, hứa hẹn mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân trong bối cảnh mới.

Khoa Lão khoa Cơ xương khớp thuộc hệ thống lâm sàng nội khoa với tổng số 11 nhân viên, 57 giường thực kê, năm 2022 tiếp nhận điều trị nội trú

Khoa cơ xương khớp đã tiếp nhận khoảng 1800 bệnh nhân mỗi năm, với tỷ lệ sử dụng giường bệnh vượt 80% Mặc dù mới thành lập, khoa đã nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân trong khu vực và các tỉnh lân cận về điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.

Bệnh viện Bãi Cháy hiện có phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp, quản lý 50 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Bệnh này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh, thậm chí dẫn đến tàn phế vĩnh viễn, làm tăng gánh nặng kinh tế và y tế cho gia đình và xã hội Vì vậy, việc điều trị viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân chưa coi trọng việc quản lý định kỳ và tái khám hàng tháng cho bệnh viêm khớp dạng thấp, tương tự như các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, và suy tim.

Theo khảo sát tại Bệnh viện Bãi Cháy từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2022, tỉ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp ghi nhận lần lượt là 36% vào tháng 6, 42% vào tháng 7, 44% vào tháng 8 và 38% vào tháng 9 Trung bình, tỉ lệ tái khám bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đạt 40%.

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, điện thoại di động đã trở thành công cụ thiết yếu kết nối mọi người trong cuộc sống Trong lĩnh vực y tế, điện thoại di động hỗ trợ giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân qua các ứng dụng như gọi điện, nhắn tin, Zalo, Facebook, giúp trao đổi thông tin về tình trạng sức khỏe và điều trị một cách thuận tiện Tin nhắn điện thoại là phương pháp phổ biến, chi phí thấp, dễ sử dụng và giúp lưu trữ thông tin lâu dài Nhiều bệnh viện công lập như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, cùng các bệnh viện quốc tế như Vinmec và Việt Pháp đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký khám chữa bệnh và nhắc lịch tiêm chủng Tại Bệnh viện Bãi Cháy, từ năm 2018, bệnh viện đã triển khai dịch vụ đăng ký khám chữa bệnh và tra cứu kết quả qua Zalo và fanpage, được người dân ủng hộ, tuy nhiên vẫn chưa có dịch vụ nhắc lịch hẹn tái khám.

Tại bệnh viện Bãi Cháy, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tỉ lệ tái khám của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT) Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mang tên: “Áp dụng công nghệ thông tin trong việc tăng tỉ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp tại phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023.”

1.2.4 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Việc tuân thủ điều trị là rất cần thiết để hạn chế đợt cấp của bệnh, giảm thiểu biến chứng tàn phế và tránh thiệt hại về kinh tế, xã hội do bệnh gây ra Do đó, chúng tôi đã quyết định lựa chọn vấn đề “Áp dụng công nghệ thông tin trong tăng tỉ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp tại phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023” để tiến hành cải tiến và can thiệp.

Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 361/QĐ - BYT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ y tế về ‘HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Tất cả người bệnh viêm khớp dạng thấp đến khám tại PK Cơ xương khớp, bệnh viện Bãi Cháy

Tiêu chuẩn lựa chọn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm việc chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR 1987 và/hoặc ACR/EULAR 2010 Những bệnh nhân này sẽ được khám và quản lý tại phòng khám Cơ xương khớp, bệnh viện Bãi Cháy.

+ Người bệnh mới quản lí viêm khớp dạng thấp từ tháng 3 năm 2023

+ Người bệnh viêm khớp dạng thấp không đến khám vì bệnh mà đến khám vì các nguyên nhân khác

+ Người bệnh không có điện thoại hoặc không sử dụng được điện thoại

Phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy

Nghiên cứu chuỗi thời gian trước sau

Dựa trên số liệu thu thập về bệnh nhân viêm khớp dạng thấp trong năm 2022, chúng tôi dự kiến thực hiện cải tiến quy trình quản lý và tái khám cho tất cả bệnh nhân tại phòng khám lão khoa cơ xương khớp, bệnh viện Bãi Cháy, đến hết tháng 2 năm 2023, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.

- Cỡ mẫu thuận tiện: Lấy toàn bộ người bệnh tái khám và quản lý tại phòng khám cơ xương khớp bệnh viện Bãi Cháy tính đến hết tháng 2 năm

2023 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ

2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu

- Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá thu thập số liệu trực tiếp trên tất cả người bệnh đưa vào nghiên cứu

2.1.7 Công cụ thu thập số liệu

Phần mềm EMR của phòng khám cơ xương khớp đã thống kê danh sách bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bao gồm các thông tin quan trọng như mã bệnh nhân, họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, đối tượng, số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) và ngày khám theo từng tháng từ tháng 3 đến tháng 9.

Thiết lập bảng Excell chứa thông tin người bệnh, cập nhật số liệu vào cuối mỗi ngày khám

Theo dõi và sắp xếp lịch khám bệnh theo thứ tự thời gian trong tháng bằng phần mềm Excel thông qua bộ lọc Sort Qua đó, xác định lịch tái khám cho bệnh nhân theo trình tự thời gian tăng dần.

Dựa trên lịch hẹn tái khám, 1 bác sĩ chuyên trách sử dụng tin nhắn SMS nhắn tin cho người bệnh 1 tuần trước lịch hẹn

Bác sĩ xác nhận người bệnh đã nhận được tin nhắn thông báo lịch hẹn và ghi lại thời gian khám vào phần mềm quản lý Excel để bác sĩ chuyên trách có thể thống kê và gửi tin nhắn.

Lưu trữ thông tin tái khám của người bệnh vào phiếu theo dõi lịch khám để quản lí dễ dàng

So sánh thời gian khám giữa các tháng để xác định người bệnh khám bệnh đúng hẹn hay không

2.1.8 Chỉ số và phương pháp tính

Tên chỉ số Tỷ lệ người bệnh viêm khớp dạng thấp tái khám

Lĩnh vực áp dụng Phòng khám Lão khoa Cơ xương khớp Đặc tính chất lượng

Thành tố chất lượng Đầu ra

Lý do lựa chọn Tỷ lệ tái khám theo hẹn còn thấp

Tử số Số người bệnh tái khám đúng hẹn bằng tin nhắn điện thoại Mẫu số Tổng số người bệnh được khảo sát

Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát

Thu thập và tổng hợp số liệu

Theo thu thập hằng ngày từng người bệnh khám tại phòng khám

Giá trị của số liệu Tính chính xác cao

Tần suất báo cáo 1 tháng 1 lần

Chúng tôi thực hiện cải tiến cho tất cả bệnh nhân đáp ứng yêu cầu của đề tài Đánh giá đạt được khi bệnh nhân nhận được tin nhắn thông báo lịch hẹn và tái khám đúng thời gian, trong khoảng thời gian ≤1 tuần trước và sau ngày hẹn Ngược lại, đánh giá không đạt khi bệnh nhân nhận được tin nhắn nhưng tái khám muộn hơn 1 tuần so với thời gian hẹn.

Phân tích nguyên nhân

Hình 2: Phân tích nguyên nhân vấn đề theo sơ đồ xương cá

Bận không đi khám được

Nhận thức bệnh và điều trị bệnh thấp *

Cho rằng người bệnh đã biết *

Không có thuốc Tác dụng phụ nhiều *

Tỷ lệ tái khám theo hẹn còn thấp

Giải pháp Phương pháp thực hiện

Nhận thức về bệnh và điều trị bệnh thấp, bỏ điều trị

Giải thích về phác đồ điều trị và sự cần thiết của việc tái khám

Tăng cường tư vấn, giải thích về bệnh tại phòng khám

Để đảm bảo bệnh nhân không quên lịch tái khám, hãy ghi rõ ràng và cụ thể thông tin về lịch hẹn tái khám trong đơn thuốc Ngoài ra, việc nhắn tin thông báo lịch tái khám cho bệnh nhân cũng rất cần thiết để nhắc nhở họ về cuộc hẹn này.

Khuyến khích người bệnh sắp xếp công việc

Tư vấn tại phòng khám

Hướng dẫn tất cả các bệnh nhân

Hướng dẫn tất cả các bệnh nhân vào phòng khám

Bổ sung đầy đủ chủng loại thuốc phục vụ điều trị

Giải thích cho người bệnh tác dụng phụ hay gặp trong điều trị Động viên tinh thần

NB Chủ động dự phòng tác dụng phụ của thuốc

2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết

Phương pháp Các hoạt động Thời gian hoạt động ( 3/2023- 9/2023) Địa điểm

Hướng dẫn cụ thể qua mỗi lần khám

Giải thích và hướng dẫn về phác đồ điều trị, tác dụng phụ của thuốc và sự cần thiết của việc tái khám

Hướng dẫn toàn bộ người bệnh

Bs Tú Anh Đặt lịch hẹn tái khám bằng tin nhắn

Bổ sung thông tin trong mỗi lượt khám, và thời gian tái khám Đặt lịch hẹn tái khám, ghi rõ vào đơn thuốc

Ghi lịch hẹn tái khám vào đơn thuốc Nhắn tin cho

NB trước lịch hẹn tái khám

Giải thích cho bệnh nhân tác dụng phụ hay gặp trong điều trị

Giải thích cho người bệnh tác dụng phụ hay gặp trong điều trị Động viên tinh thần NB

Chủ động dự phòng tác dụng phụ của thuốc

Nội dung Người thực hiện

Thời gian thực hiện (tháng)

Hướng dẫn, tư vấn trong mỗi lượt tái khám

7 tháng 03/2023 Bs Vân Đd Hoa (PK)

Nhắn tin hẹn tái khám

Lấy số liệu, tổng kết kết quả hàng tháng

2.5 Kế hoạch theo dõi về đánh giá Đánh giá bằng bảng so sánh tỉ lệ trước và sau can thiệp.

Kế hoạch can thiệp

Phương pháp Các hoạt động Thời gian hoạt động ( 3/2023- 9/2023) Địa điểm

Hướng dẫn cụ thể qua mỗi lần khám

Giải thích và hướng dẫn về phác đồ điều trị, tác dụng phụ của thuốc và sự cần thiết của việc tái khám

Hướng dẫn toàn bộ người bệnh

Bs Tú Anh Đặt lịch hẹn tái khám bằng tin nhắn

Bổ sung thông tin trong mỗi lượt khám, và thời gian tái khám Đặt lịch hẹn tái khám, ghi rõ vào đơn thuốc

Ghi lịch hẹn tái khám vào đơn thuốc Nhắn tin cho

NB trước lịch hẹn tái khám

Giải thích cho bệnh nhân tác dụng phụ hay gặp trong điều trị

Giải thích cho người bệnh tác dụng phụ hay gặp trong điều trị Động viên tinh thần NB

Chủ động dự phòng tác dụng phụ của thuốc

Nội dung Người thực hiện

Thời gian thực hiện (tháng)

Hướng dẫn, tư vấn trong mỗi lượt tái khám

7 tháng 03/2023 Bs Vân Đd Hoa (PK)

Nhắn tin hẹn tái khám

Lấy số liệu, tổng kết kết quả hàng tháng

2.5 Kế hoạch theo dõi về đánh giá Đánh giá bằng bảng so sánh tỉ lệ trước và sau can thiệp.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới

Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1.1 chỉ ra rằng tại phòng khám lão khoa cơ xương khớp, bệnh viện Bãi Cháy, đối tượng người bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu là nữ giới, chiếm tới 80%.

Bảng 3.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1.2 chỉ ra rằng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT) được quản lý tại phòng khám lão khoa cơ xương khớp chủ yếu thuộc nhóm tuổi trung niên từ 41 đến 65, chiếm tới 62% Đặc biệt, không có bệnh nhân nào trong nhóm tuổi 0-20.

Bảng 3.2 Tỉ lệ tái khám của NB viêm khớp dạng thấp

Người bệnh tái khám đúng hẹn

Người bệnh tái khám không đúng hẹn

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Trước khi thực hiện đề án, tỉ lệ bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT) tái khám theo hẹn chỉ đạt 40% Tuy nhiên, sau khi triển khai đề án, tỉ lệ này đã dần tăng lên và đạt được mục tiêu đề ra từ tháng 8.

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ tái khám của NB viêm khớp dạng thấp

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

Tái khám đúng hẹn ( %)Tái khám không đúng hẹn ( %)

BÀN LUẬN 4.1 Bàn luận về kết quả của đề án

Trước khi triển khai đề án, tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại phòng khám lão khoa cơ xương khớp của bệnh viện Bãi Cháy tái khám theo lịch hẹn chỉ đạt 40%.

Sau khi thực hiện cải tiến, tỷ lệ người bệnh tái khám theo hẹn tại phòng khám cơ xương khớp bệnh viện Bãi Cháy đã tăng dần, đạt cao nhất 72% vào tháng 9 và thấp nhất 46% vào tháng 4, thời điểm bắt đầu can thiệp Mục tiêu đề án 70% đã được hoàn thành vào tháng 8 và tháng 9 Sự gia tăng này cho thấy việc sử dụng tin nhắn điện thoại thông báo lịch hẹn khám đã hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ tái khám bệnh viêm khớp dạng thấp.

4.2 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án

- Lãnh đạo khoa tạo mọi điều kiện triển khai đề án

- Nhân viên trong khoa nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp thực hiện đề án

- Người bệnh tin tưởng vào quá trình điều trị, vui vẻ hợp tác trong quá trình thực hiện đề án

4.3 Khó khăn trong quá trình triển khai đề án

- Do hình thức nhắc hẹn tái khám thông qua tin nhắn điện thoại, một số người bệnh không có thói quen kiểm tra, đọc tin nhắn

Người bệnh cần cung cấp số điện thoại chính xác để nhận thông báo lịch hẹn Nếu số điện thoại bị thay đổi hoặc mất, họ sẽ không nhận được tin nhắn thông báo.

- Tăng cường tư vấn, giới thiệu cho người bệnh biết về các hình thức nhắc lịch hẹn tái khám được triển khai tại bệnh viện

Phối hợp với phòng công nghệ thông tin và các bộ phận như tổ công tác xã hội và chăm sóc khách hàng, bệnh viện triển khai dịch vụ đặt lịch hẹn tái khám tự động cho bệnh nhân mạn tính Dịch vụ này được thực hiện qua các kênh trực tuyến như Zalo, fanpage và website của bệnh viện, nhằm nâng cao trải nghiệm và tiện lợi cho người bệnh.

1 Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, NXB Y học, 11-17

2 Trường Đại Học Y Hà Nội (2012) Viêm khớp dạng thấp Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 2, 105-120

3 Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa NXB Giáo dục Việt Nam, 9-33

4 Shah A., St Clair E.W (2015) Rheumatoid Arthritis In: Harrison's Principles of Internal Medicine, 19 edition, McGraw-Hill Education, 2136-2148

5 Lê Anh Thư Bệnh Viêm khớp dạng thấp Nhà xuất bản Y học năm 2006

6 Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015) Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, NXB Giáo dục Việt Nam,

7 Trần Ngọc Ân (2001) Viêm khớp dạng thấp Các bệnh cơ xương khớp- chẩn đoán và điều trị y học hiện đại, Nhà xuất bản Y học, 1182-1192

8 P L Cooperberg, I Tsang, L Truelove et al (1978) Gray Scale Ultrasound in the Evaluation of Rheumatoid Arthritis of the Knee 1

9 F C Arnett, S M Edworthy, D A Bloch et al (1988) The American Rheumatism Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid arthritis Arthritis & Rheumatism, 31(3), 315-324

10 Fransen J., van Riel P.L (2005) The Disease Activity Score and the EULAR response criteria.Clinical and Experimental Rheumatology, 23(5 Suppl 39):S93-9

11 J Smolen, F Breedveld, M Schiff et al (2003) A simplified disease activity index for rheumatoid arthritis for use in clinical practice

Rheumatology, 42(2), 244-257 rheumatoid arthritis to target: 2014 update of the recommendations of an international task force.Annals of the Rheumatic Diseases,75(1):3-15

13 Selaas O., Nordal H.H., Halse A.K., et al (2015) Serum Markers in Rheumatoid Arthritis: A Longitudinal Study of Patients Undergoing Infliximab Treatment.International Journal of Rheumatology,

14 Chung S.J., Kwon Y.J., Park M.C., et al (2011) The correlation between increased serum concentrations of interleukin-6 family cytokines and disease activity in rheumatoid arthritis patients Yonsei Medical Journal, 52(1):113-120

15 Nguyễn Huy Thông (2016) Nghiên cứu nồng độ IL-6, IL-17 và TNF-α huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, luận văn tiến sĩ, Học viện Quân y

16 Lê Thị Liễu (2008) Nghiên cứu các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp qua lâm sàng và siêu âm khớp cổ tay, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Y Hà Nội

17 Hoàng Trung Dũng (2019) nghiên cứu nồng độ protein C phản ứng trong huyết thanh bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, Luận văn Thạc sĩ, Học viện quân y.

Thuận lợi trong quá trình triển khai

- Lãnh đạo khoa tạo mọi điều kiện triển khai đề án

- Nhân viên trong khoa nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp thực hiện đề án

- Người bệnh tin tưởng vào quá trình điều trị, vui vẻ hợp tác trong quá trình thực hiện đề án.

Khó khăn trong quá trình triển khai

- Do hình thức nhắc hẹn tái khám thông qua tin nhắn điện thoại, một số người bệnh không có thói quen kiểm tra, đọc tin nhắn

Người bệnh cần cung cấp số điện thoại chính xác để nhận thông báo lịch hẹn Trong trường hợp thay đổi hoặc mất số điện thoại, người bệnh sẽ không nhận được tin nhắn thông báo.

Đề xuất

- Tăng cường tư vấn, giới thiệu cho người bệnh biết về các hình thức nhắc lịch hẹn tái khám được triển khai tại bệnh viện

Phối hợp với phòng công nghệ thông tin, tổ công tác xã hội và bộ phận chăm sóc khách hàng, bệnh viện triển khai dịch vụ đặt lịch hẹn tái khám tự động cho bệnh nhân mạn tính qua Zalo, fanpage và website.

1 Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, NXB Y học, 11-17

2 Trường Đại Học Y Hà Nội (2012) Viêm khớp dạng thấp Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 2, 105-120

3 Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa NXB Giáo dục Việt Nam, 9-33

4 Shah A., St Clair E.W (2015) Rheumatoid Arthritis In: Harrison's Principles of Internal Medicine, 19 edition, McGraw-Hill Education, 2136-2148

5 Lê Anh Thư Bệnh Viêm khớp dạng thấp Nhà xuất bản Y học năm 2006

6 Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015) Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, NXB Giáo dục Việt Nam,

7 Trần Ngọc Ân (2001) Viêm khớp dạng thấp Các bệnh cơ xương khớp- chẩn đoán và điều trị y học hiện đại, Nhà xuất bản Y học, 1182-1192

8 P L Cooperberg, I Tsang, L Truelove et al (1978) Gray Scale Ultrasound in the Evaluation of Rheumatoid Arthritis of the Knee 1

9 F C Arnett, S M Edworthy, D A Bloch et al (1988) The American Rheumatism Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid arthritis Arthritis & Rheumatism, 31(3), 315-324

10 Fransen J., van Riel P.L (2005) The Disease Activity Score and the EULAR response criteria.Clinical and Experimental Rheumatology, 23(5 Suppl 39):S93-9

11 J Smolen, F Breedveld, M Schiff et al (2003) A simplified disease activity index for rheumatoid arthritis for use in clinical practice

Rheumatology, 42(2), 244-257 rheumatoid arthritis to target: 2014 update of the recommendations of an international task force.Annals of the Rheumatic Diseases,75(1):3-15

13 Selaas O., Nordal H.H., Halse A.K., et al (2015) Serum Markers in Rheumatoid Arthritis: A Longitudinal Study of Patients Undergoing Infliximab Treatment.International Journal of Rheumatology,

14 Chung S.J., Kwon Y.J., Park M.C., et al (2011) The correlation between increased serum concentrations of interleukin-6 family cytokines and disease activity in rheumatoid arthritis patients Yonsei Medical Journal, 52(1):113-120

15 Nguyễn Huy Thông (2016) Nghiên cứu nồng độ IL-6, IL-17 và TNF-α huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, luận văn tiến sĩ, Học viện Quân y

16 Lê Thị Liễu (2008) Nghiên cứu các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp qua lâm sàng và siêu âm khớp cổ tay, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Y Hà Nội

17 Hoàng Trung Dũng (2019) nghiên cứu nồng độ protein C phản ứng trong huyết thanh bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, Luận văn Thạc sĩ, Học viện quân y.

Ngày đăng: 24/01/2025, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w