Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21 Theo tổ chức y tế thế giới WHO, ĐTĐ là “căn bệnh của lối sống” dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực làm cho
Trang 1NÂNG CAO TỈ LỆ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 BẰNG CAN THIỆP DINH DƯỠNG CÁ THỂ
HÓA TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2024
ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
Quảng Ninh, năm 2024
Trang 2BỆNH VIỆN BÃI CHÁY
NÂNG CAO TỈ LỆ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 BẰNG CAN THIỆP DINH DƯỠNG CÁ THỂ
HÓA TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2024
ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
Chủ nhiệm: PHAN MINH HẢI
Thư ký: NGUYỄN THỊ MIM NHUNG Cộng sự: NGUYỄN THỊ HOA
VŨ THỊ THANH HUYỀN ĐỒNG THỊ BÍCH THỦY
LÊ THẾ BIỂN
Quảng Ninh, năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Thay mặt nhóm nghiên cứu, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
do chúng tôi thực hiện Các số liệu, kết quả trong đề tài nghiên cứu là trung thực, khách quan, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác./
Quảng Ninh, ngày 30 tháng 10 năm 2024
Thay mặt nhóm nghiên cứu
Phan Minh Hải
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Hội đồng Khoa Học kỹ thuật Bệnh viện Bãi Cháy, Hội đồng nghiệp thu đề cương, Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới khoa dinh dưỡng, khoa Khám bệnh Bệnh viện Bãi Cháy đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu và triển khai nghiên cứu tại bệnh viện
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, các đồng nghiệp đã dành thời gian, công sức và tình cảm, động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này
Xin chân thành cảm ơn./
Quảng Ninh, ngày 30 tháng 10 năm 2024
Thay mặt nhóm nghiên cứu
Phan Minh Hải
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TI U 3
1 Mục tiêu chung 3
2 Mục tiêu cụ thể: 3
TỔNG QUAN 4
1 CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
1.1 Định nghĩa đái tháo đường 4
1.2 Phân loại 4
1.3 Các biện pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ 5
1.4 Dinh dưỡng điều trị bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 7
1.5 Các can thiệp dinh dưỡng tại bệnh viện 7
1.6 Chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ 8
1.7 Thực trạng việc kiểm soát đường huyết với bệnh lý đái tháo đường tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy 12
1.8 Lựa chọn vấn đề cần cải tiến chất lượng 13
2 CƠ SỞ PHÁP LÝ 14
Chương 2 15
NỘI DUNG NGHI N CỨU 15
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15
2.1 Đối tượng 15
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
Trang 62.3 Thiết kế nghiên cứu 15
2.4 Cỡ mẫu 15
2.6 Chỉ số và phương pháp tính 17
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá 18
3 Lựa chọn giải pháp 21
4 Kế hoạch can thiệp 23
Chương 3 28
ẾT QUẢ 28
3.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 28
3.2 Kết quả người bệnh có kiến thức và tuân thủ chế độ điều trị với bệnh lý tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy 30
3.3 Nhận xét kết quả kiểm soát đường huyết đối với người bệnh được can thiệp dinh dưỡng cá thể hóa 33
Chương 4 37
B N LU N 37
4.1 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án 38
4.2 hó khăn trong quá trình triển khai đề án 38
4.3 hả năng ứng dụng của đề án 39
PHỤ LỤC 1 40
PHỤ LỤC 2 47
T I LIỆU THAM HẢO 48
Trang 7BMI (Body mass index ) Chỉ số khối cơ thể
Trang 8Bảng 3 1 Đặc điểm tiền sử mắc bệnh đái tháo đường 30 Bảng 3 2 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn phù hợp cho bệnh đái tháo đường 30 Bảng 3 3 Kiến thức của người bệnh về lựa chọn dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường 31 Bảng 3 4 Kiến thức của người bệnh về hiệu quả hoạt động thể lực cho bệnh đái tháo đường 31 Bảng 3 5 Kiến thức của người bệnh về thuốc lá đối với bệnh đái tháo đường 32 Bảng 3 6 Kiến thức của người bệnh về rượu đối với bệnh đái tháo đường 32 Bảng 3 7 Kiến thức chung về bệnh của người bệnh đái tháo đường điều trị tại phòng khám nội tiết- Bệnh viện Bãi Cháy bằng bộ câu hỏi adknowl 32 Bảng 3 8 Mức độ kiểm soát các chỉ số HbA1C mục tiêu của người bệnh ĐTĐ trước can thiệp và sau can thiệp 33 Bảng 3 9 Mức độ kiểm soát các chỉ số glucose máu của người bệnh ĐTĐ trước can thiệp và sau can thiệp 33 Bảng 3 10 Bảng tỉ lệ kiểm soát HbA1C mục tiêu trước và sau khi can thiệp 33
Trang 9Hình 3 1.Đặc điểm phân bố giới của nhóm đối tƣợng nghiên cứu 28
Hình 3 2.Đặc điểm phân bố tuổi của nhóm đối tƣợng nghiên cứu 28
Hình 3 3.Đặc điểm phân bố nghề nghiệp của nhóm đối tƣợng nghiên cứu 29
Hình 3 4.Đặc điểm phân bố địa dƣ của nhóm đối tƣợng nghiên cứu 29
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), ĐTĐ là “căn bệnh của lối sống” dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực làm cho tốc độ mắc các bệnh mạn tính không lây đặc biệt là bệnh ĐTĐ type 2 gia tăng nhanh chóng [1] Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy, người bệnh mắc ĐTĐ type 2 thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng, tập luyện thể thao đúng cách sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời có tỉ lệ biến chứng thấp hơn người bệnh không thực hiện [2], [3]
Dinh dưỡng điều trị bệnh lý đái tháo đường không những góp phần kiểm soát hiệu quả đường máu mà còn ngăn ngừa các biến chứng thầm lặng của bệnh đái tháo đường và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh
Ở Việt Nam, dinh dưỡng điều trị trong Bệnh viện bao gồm các hoạt động sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng, chỉ định chế độ ăn bệnh lý theo mã của
Bộ Y tế, tư vấn, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh Việc áp dụng đúng chế độ ăn bệnh lý góp phần làm tăng hiệu quả điều trị nhất là trong các bệnh
lý suy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường…giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm các biến chứng bệnh
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện cùng với lối sống công nghiệp thì tỉ lệ người bệnh đái tháo đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang gia tăng Hiện tại Bệnh viện Bãi Cháy có 2 phòng khám quản lý người bệnh ĐTĐ ngoại trú Năm 2023, tổng số lượng khám bệnh tại 2 phòng khám này là 38.382 lượt, trong đó số lượng người bệnh ĐTĐ là 31.637 lượt người bệnh
Trang 11Qua một khảo sát nhỏ trong tháng 1 năm 2024 khảo sát 108 người bệnh ĐTĐ type 2 có độ tuổi từ 18-60 tại phòng khám nội tiết 1 trong đó chỉ có có 30 người bệnh kiểm soát HbA1C đạt mục tiêu chiếm 27,8% điều đó cho thấy tỉ
lệ rất thấp Nhận thấy tầm quan trọng của việc tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý là rất cần thiết, đặc biệt là người bệnh mắc bệnh ĐTĐ type 2 Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi quyết định cải tiến chất lượng “Nâng cao tỉ
lệ kiểm soát đường máu ở người bệnh đái tháo đường type 2 bằng can thiệp dinh dưỡng cá thể hóa tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy năm 2024”
Trang 13Chương 1
TỔNG QUAN
1 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Định nghĩa đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Heath Orgnization) định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [4]
1.2 Phân loại
ĐTĐ type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): do sự thiếu hụt tuyệt đối insulin
bởi phá hủy tế bào của đảo tụy, cơ chế tự miễn, chưa rõ nguyên nhân [5]
ĐTĐ type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): do sự phối hợp giữa
kháng thể insulin và suy giảm tương đối insulin, insulin không đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng do sự kháng insulin [5]
Các type khác [5]:
Tổn thương gen về chức năng tế bào β
Tổn thương gen về tác dụng của insulin: bất thường về tác dụng qua receptor
Bệnh tụy ngoại tiết dẫn đến rối loạn chức năng tế bào β tương đối hay tuyệt đối:
Cắt tụy
Viêm tụy mạn tính hoặc tái phát
U tân sinh
Xơ hóa nang nhiễm sắc tố sắt
Viêm tụy nang hóa
Trang 14Rối loạn viêm/ thâm nhiễm khác
Đái tháo đường thai kỳ: là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất
kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai Định nghĩa này không loại trừ trường hợp người bệnh đã có tình trạng rối loạn dung nạp glucose từ trước (nhưng chưa được phát hiện) hay là xảy ra đồng thời với quá trình mang thai ĐTĐ trong thời kỳ mang thai phối hợp với tăng rõ rệt nguy cơ các tai biến sản khoa như thai dị dạng, thai chết lưu, thai
to so với tuổi thai và các biến cố sản khoa quanh cuộc đẻ Sau đẻ, có khả năng trở thành ĐTĐ thực sự, trở thành giảm dung nạp glucose hoặc trở về bình thường nhưng có thể bị ĐTĐ trong những lần có thai tiếp theo ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng nên phải làm nghiệm pháp dung nạp glucose [6]
1.3 Các biện pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sự gia tăng nhanh chóng bệnh ĐTĐ liên quan đến sự thay đổi nhanh về lối sống công nghiệp, điều kiện dinh dưỡng được cải thiện cùng với sự giảm hoạt động thể lực Tốc độ đô thị hóa nhanh
và di dân từ vùng nông thôn lên thành thị đã tạo điều kiện tốt cho bệnh phát triển [7]
Dựa vào các bằng chứng thuyết phục về vai trò của chế độ ăn, lối sống trong dự phòng ĐTĐ type 2, người ta khuyến nghị cần duy trì cân nặng ở giới hạn thấp của BMI bình thường (21-23), hoạt động thể lực đều đặn, không béo bụng, duy trì chế độ ăn có lượng aicd béo bão hòa thấp (dưới 7% tổng năng lượng) [8] Ở người lớn được chẩn đoán tiền đái tháo đường, nếu họ có hành
vi thay đổi lối sống lành mạnh thì có thể ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2
Điều trị ĐTĐ nhằm mục đích giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của tăng glucose huyết, duy trì glucose huyết càng gần với trị số bình thường càng tốt, nhưng không gây hạ glucose huyết, ngăn ngừa biến chứng cấp tính
Trang 15và mạn tính duy trì cân nặng lý tưởng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh Do đó điều trị ĐTĐ là điều trị toàn diện
Để đạt được mục tiêu này, phương pháp điều trị ĐTĐ bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc Phương pháp không dùng thuốc là kết hợp chế độ ăn hợp lý và vận động thể lực
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cho người bệnh đái tháo đường giảm liều thuốc cần dùng, giảm các biến chứng do bệnh gây ra Nghiên cứu Da Quing trên người rối loạn dung nạp glucose huyết cho thấy nếu can thiệp dinh dưỡng đơn thuần sẽ giảm 34% nguy cơ tiến triển đến đái tháo đường type 2, nếu phối hợp cả can thiệp dinh dưỡng và vận động sẽ giảm 24% nguy cơ tiến triển đến đái tháo đường type 2 [9]
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở người bệnh ĐTĐ type 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và cải thiện tích cực về mặt tâm lý Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 một cách rất đáng kể [9], [10]
Tư vấn dinh dưỡng là một trong các phương pháp được áp dụng để hướng dẫn người bệnh ĐTĐ type 2 thực hành tốt kiểm soát đường huyết, có chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy sau khi người bệnh được tư vấn và thực hành tốt thì cân nặng giảm 2,4kg, vòng bụng giảm 2,3cm, BMI giảm 2,7 đơn vị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); các chỉ số sinh hóa liên quan chuyển hóa đường (Glucose huyết, HbA1C) và rối loạn chuyển hóa lipid (cholesterol, triglycerid) cũng được cải thiện rõ rệt theo chiều hướng tốt hơn, so với trước can thiệp và so với nhóm chứng sau 6 tháng nghiên cứu [8]
Trang 161.4 Dinh dưỡng điều trị bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới
có 463 triệu người trong độ tuổi 20-79 bị bệnh ĐTĐ, dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045 Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20 – 79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019 Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng các thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ typ 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp ĐTĐ typ 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục,…) [11]
Ở Việt Nam, năm 1990 tỉ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội) và 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế), theo nghiên cứu năm 2012 của bệnh viện nội tiết Trung ương cho thấy: Tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc của người trưởng thành là 5,42%, tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 69,9% Theo dữ liệu cập nhật của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc Tế (IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam có tỉ lệ 6% người trưởng thành mắc ĐTĐ [11]
1.5 Các can thiệp dinh dưỡng tại bệnh viện
Trong điều kiện dịch vụ chăm sóc y tế tồn đọng bất cập và đời sống người dân còn nhiều khó khăn, việc tìm ra những giải pháp phù hợp để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tăng hiệu quả điều trị, giảm chi phí cho ngành y tế lẫn người dân là cấp thiết
Để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, một trong những vấn
đề cần phải quan tâm là cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh, bởi
Trang 17đây là vấn đề phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị Các can thiệp giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện cần tập trung giải quyết theo 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân từ tổ chức và nguyên nhân thuộc về cá nhân người bệnh
Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Vân cho biết can thiệp dinh dưỡng đường uống cho người bệnh suy dinh dưỡng nặng giúp cải thiện đáng kể khả năng sinh hoạt và cảm giác chủ quan của người bệnh Sau 1 tuần, tỉ lệ dinh dưỡng tốt tăng lên 23,9% [12]
Tác giả Doãn Thị Tường Vi thực hiện tư vấn dinh dưỡng và can thiệp cung cấp chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện cho thấy nhóm nghiên cứu đã chấp hành tốt chế độ dinh dưỡng, tập luyện theo hướng dẫn, các chỉ số sinh hóa máu trở về gần bình thường, nồng độ glucose máu được kiểm soát tốt hơn so với nhóm chứng là nhóm tự túc chế độ ăn [13]
Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp, hoạt động cung cấp suất ăn cho người bệnh hầu như chưa được quan tâm nhiều Việc cung cấp suất ăn cho người bệnh giữa các bệnh viện cũng có sự khác biệt rất lớn và thường ít có một quy định chung thống nhất Đặc biệt, khi mà bảo hiểm y tế chưa chi trả kinh phí ăn cho người bệnh như ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề này thường ít được nghiên cứu
1.6 Chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ
Trang 18cả các người bệnh vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nguy cơ như người béo, người gầy, lao động thể lực hoặc không lao động, có biến chứng hay không và còn phụ thuộc vào kinh tế của từng cá nhân Ở nhiều người bệnh ĐTĐ tuyp 2 chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với tăng cường hoạt động cũng đủ để kiểm soát đường huyết không cần phải dùng thuốc hạ đường huyết trong giai đoạn đầu của điều trị [5]
1.6.2 Nguyên tắc dinh dưỡng
Nguyên tắc của dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ là ăn đủ chất đạm– béo– đường– vitamin– muối khoáng– nước với khối lượng hợp lý, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn, hạ đường máu lúc xa bữa ăn, duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày, cân nặng ở mức lý tưởng hông làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận… Đơn giản, không quá đắt tiền, phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương, dân tộc, thay đổi từ từ không quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân
Các thức ăn liên quan đến bệnh ĐTĐ: Thức ăn có glucid làm tăng đường huyết nhiều sau ăn,thức ăn nhiều Lipid gây xơ vữa động mạch ở người ĐTĐ
Vì thế điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ là phải hạn chế glucid để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế lipid nhất là các acid béo bão hòa
Trang 19hoảng 10% người bệnh ĐTĐ tuyp 2 có đường huyết ổn định, lâu dài hay tạm thời bằng chế độ ăn giảm glucid mà không cần dùng thuốc [14]
1.6.3 Mục tiêu dinh dưỡng điều trị đối với bệnh đái tháo đường
- Duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo: Sức khoẻ tốt, sự phát triển tốt và duy trì tổ chức cơ của cơ thể
- Đạt được và duy trì tốt nhất các chỉ số chuyển hóa bao gồm:
+ Mức đường máu trong giới hạn bình thường hoặc cố gắng ở mức an toàn để ngăn ngừa và giảm nguy cơ hoặc biến chứng của đái tháo đường
+ Lipid và lipoprotein ở giới hạn giảm nguy cơ bệnh tim mạch
+ Mức huyết áp trong giới hạn bình thường để giảm nguy cơ mạch máu
+ Ngăn ngừa các biến chứng hoặc làm chậm đến mức tối thiểu phát triển các biến chứng mạn tính của đái tháo đường bằng cách thay đổi khẩu phần dinh dưỡng và lối sống phù hợp
- Người cao tuổi đái tháo đường: Cung cấp nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập để giảm kháng insulin và cải thiện tình trạng chuyển hóa
- Các bệnh gây dị hóa: đảm bảo hồi phục
- Đối với cá nhân điều trị với insulin và các chất kích thích bài tiết insulin, cung cấp kiến thức, tập huấn tự quản lý để tập thể thao an toàn, phòng
và điều trị hạ đường huyết và điều trị các bệnh cấp tính [15]
1.6.4 Phân bố bữa ăn trong ngày của người bệnh đái tháo đường [14]
Giờ ăn: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày (theo tỉ lệ 1-1-3-1-3-1/10) Bữa sáng: 10%; bữa phụ buổi sáng: 10%; bữa trưa: 30%; bữa phụ buổi chiều: 10%; bữa tối: 30%; bữa phụ buổi tối: 10%
Trang 20Chế độ ăn của người bệnh phải được lựa chọn sao cho nó cung cấp cho
cơ thể một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là tính điều độ, hợp lý về giờ giấc
Nếu người bệnh tiêm insulin phải tính điểm đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất
1.6.5 Nhu cầu năng lượng và các chất dinh
dưỡng Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tuổi, loại công việc, thể trạng, tình trạng sinh lý, tình trạng bệnh lý kèm theo
+ Năng lượng cho người bệnh ĐTĐ nằm tại giường và hoạt động nhẹ:
30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
+ Hoạt động nặng: 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: Gioi, thanh long, bưởi,
ổi, cam, đu đủ chín…
Chọn các loại sữa có chỉ số đường máu thấp: Glucerna, gluvita, nutrien diabetes…
Trang 21Một khảo sát nhỏ 108 người bệnh ĐTĐ type có độ tuổi từ 18- 60 trong
đó có 30 người bệnh kiểm soát HbA1C đạt mục tiêu chiếm 27,8% điều đó cho thấy tỉ lệ kiểm soát được đường huyết rất thấp Nguyên nhân do số lượng
Trang 22người bệnh ĐTĐ đông nên việc quan tâm tư vấn và theo sát sao về chế độ dinh dưỡng bệnh lý có nhiều hạn chế, việc người bệnh chưa nắm được kiến thức về dinh dưỡng đúng, thực hành sai và chưa tuân thủ dinh dưỡng điều trị dẫn đến không kiểm soát được đường huyết Hậu quả của ĐTĐ type 2 là làm gia tăng tỉ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, biến chứng của nó còn gây tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh, cho gia đình, xã hội và ngành y tế Nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý là rất cần thiết, đặc biệt là người bệnh mắc bệnh ĐTĐ Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi quyết định cải tiến chất lượng “Nâng cao tỉ lệ kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2 bằng can thiệp dinh dưỡng cá thể hóa tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy năm 2024”
Với nhân lực khoa Dinh dưỡng có 2 bác sĩ, 4 điều dưỡng đã được đào tạo về dinh dưỡng, 2 cử nhân dinh dưỡng Cơ sở vật chất của khoa Dinh dưỡng trang bị đầy đủ nên đó là tiền đề thuận lợi để chúng tôi mạnh dạn triển khai đề án này
1.8 Lựa chọn vấn đề cần cải tiến chất lượng
Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cho người bệnh ĐTĐ tuýp 2 sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả chỉ số đường máu, đưa chỉ số đường máu về mức bình thường, ổn định kéo dài Xét nghiệm HbA1C được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá điều trị Do đó chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Nâng cao tỉ lệ kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2 bằng can thiệp dinh dưỡng cá thể hóa tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy năm 2024” để tiến hành can thiệp, cải tiến nhằm nâng tỉ lệ kiểm soát đường máu, tỉ
lệ người bệnh đạt tiêu chuẩn HbA1C mục tiêu bằng chế độ dinh dưỡng cá thể hóa
Trang 232 CƠ SỞ PHÁP LÝ
Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tại Bệnh viện theo cơ
sở pháp lý sau:
2.1 Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong Bệnh viện
2.2 Quyết định số 2879/QĐ-BYT ngày 10/08/2006 của Bộ trưởng Bộ
Y tế Hướng dẫn chế độ ăn Bệnh viện
2.3 Quyết định số 5517/QĐ-BYT ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng
Trang 24Chương 2 NỘI DUNG NGHI N CỨU
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng
Người bệnh ĐTĐ type 2 có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, đang được quản
lý điều trị tại phòng khám nội tiết , khoa khám bệnh Bệnh viện Bãi Cháy 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:
Người bệnh từ 18 – 60 tuổi được chẩn đoán xác định đái tháo đường tuýp 2 có chỉ định khám định kỳ tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy
- Tuân thủ khám định kỳ và uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị
- Có khả năng giao tiếp đủ để trả lời phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người bị lặp lại trong cùng đợt điều trị
- Người bệnh đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 tiêm Insulin hoặc vừa uống thuốc vừa tiêm Insulin
- Người bệnh không đủ sức khỏe, tinh thần không tỉnh táo, không đồng
ý tham gia nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2024 đến tháng 09/2024
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám nội tiết - Bệnh viện Bãi Cháy
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện với phương pháp can thiệp tư vấn dinh dưỡng trực tiếp cho người bệnh đái tháo đường type 2
2.4 Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu: được tính theo công thức:
Trang 25
2
2 2 /
d
p p
z
n: cỡ mẫu nghiên cứu
P: Tỉ lệ người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng lấy từ nghiên cứu trước
Phương pháp thu thập số liệu
Tổng hợp người bệnh ĐTĐ type 2 có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi được quản lý tại phòng khám nội tiết - Bệnh viện Bãi Cháy Kiểm tra người bệnh trước và sau can thiệp thực hành dinh dưỡng Tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh theo câu hỏi phỏng vấn
Hồi cứu hồ sơ bệnh án (HSBA) điều trị ngoại trú và dữ liệu trên phần mềm quản lý bệnh viện lấy thông tin nhập vào bệnh án nghiên cứu
Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu hàng quý
Chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích người bệnh ĐTĐ type 2 đang được quản lý điều trị tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy Quy ước lấy mỗi người bệnh một lần theo mã số người bệnh và không lặp lại người bệnh đã được khảo sát Tổng số có 100 người bệnh được chọn vào nghiên cứu can thiệp
Chúng tôi tiến hành thực hiện cải tiến chất lượng trên 100 người bệnh ĐTĐ đến khám tại phòng khám nội tiết thỏa mãn yêu cầu của đề tài Các người bệnh được lập danh sách và theo dõi chỉ số trước và sau can thiệp
Trang 262.5 Công cụ thu thập số liệu
Bệnh án nghiên cứu: nhập các thông tin hồi cứu từ HSBA và dữ liệu
*Bộ câu hỏi nghiên cứu đã được xây dựng sẵn bao gồm:
- Đánh giá kiến thức ĐTĐ bằng bộ câu hỏi ADKnowl (phụ lục 1)
- Đánh giá tuân thủ điều trị: sử dụng bộ công cụ Moriky với 8 câu hỏi (phụ lục 2)
Xét nghiệm sinh hóa: Xét nghiệm cận lâm sàng (lấy từ hồ sơ bệnh án)
Theo Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y Tế Việt Nam năm 2020 [18]
2.6 Chỉ số và phương pháp tính
Tên chỉ số
Tỉ lệ người bệnh ĐTĐ tại phòng khám nội tiết được kiểm soát đường huyết tốt bằng can thiệp dinh dưỡng cá thể hóa
Tử sổ Tỉ lệ người bệnh đạt HbA1C mục tiêu Mẫu số Tổng số người bệnh ĐTĐ được đánh giá
Nguồn số liệu Thu thập số liệu
Thu thập và tổng hợp
số liệu Dựa vào phiếu thu thập số liệu
Trang 27Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá
Mục tiêu điều trị cho người bệnh ĐTĐ ở người trưởng thành, không
Với mỗi câu hỏi mà người bệnh trả lời đúng được tính 1 điểm Tổng số điểm của từng mục câu hỏi là số điểm mỗi NB trả lời chính xác câu hỏi đưa
Trang 28số là 0 (nếu trả lời có) và 1 điểm (nếu trả lời không) Mức độ tuân thủ được phân loại dự vào tổng số điểm đạt được:
+ 8 điểm: tuân thủ tốt
+ 6-7 điểm: tuân thủ
+ < 6 điểm tuân thủ kém hoặc không tuân thủ
Thang điểm Morisky đánh giá tuân thủ thuốc điều trị
Đôi khi ông/bà quên thuốc uống không?
Trong 2 tuần vừa qua, có ngày nào ông/bà quên uống thuốc
không?
Có bao giờ ông/bà tự ý giảm hoặc dừng thuôc mà không
nói với bác sĩ do cảm thấy tệ hơn khi dùng thuốc đó hay
không?
Đi du lịch hoặc không ở nhà, ông/bà quên mang thuốc theo
mình không
Ngày hôm qua ông/bà có uống thuốc hay không?
Khi cảm thấy bệnh tình ổn định, có khi nào ông/bà dừng sử
dụng tuốc hay không?
Ông bà cảm thấy khó khăn trong việc tuân thủ kế hoạch
điều trị hay không?
Ông/bà có thường gặp khó khăn trong việc nhớ phải uống
thuốc như thế nào?
Không bao giờ/ hiếm khi
Phân tích nguyên nhân
Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung
xương cá, như sau:
Trang 29NVYT
Chưa giám sát thường xuyên việc tuân thủ của NB
Chưa được đào tạo
kỹ năng chuyên sâu
về dinh dưỡng NVYT
Chưa hiểu được các biến chứng của ĐTĐ
Sơ đồ 2.1: Phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá
Tỉ lệ người bệnh đạt HbA1
C đạt mục tiêu thấp
Công tác đào tạo
Người bệnh
Chưa can thiệp dinh dưỡng cá thể hóa
Chưa có kiến thức về
DD
Chưa tìm hiểu thông tin
Có tìm hiểu nhưng nguồn thông tin sai lệch
Chưa tổ chức được các buổi hội thảo chuyên
đề với bệnh lý ĐTĐ
Không tuân thủ điều trị, CĐ ăn, tập luyện
Trang 303 Lựa chọn giải pháp
Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm
hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:
Nguyên nhân gốc
Hiệu quả Thực thi
Tích số (HQ*TT)
Lựa chọn
Khoa dinh dưỡng hướng dẫn chế độ
ăn cụ thể đối với người bệnh Điều dưỡng phòng khám tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
NV khoa Dinh dưỡng can thiệp dinh dưỡng theo từng tình trạng bệnh lý của
Trang 31ết bạn zalo để trao đổi thường xuyên, khích lệ việc tuân thủ điều trị
Bệnh viện mời giảng viên chuyên
Bệnh viện mời chuyên gia dinh dưỡng
mở buổi hội thảo chuyên đề với bệnh
lý đái tháo đường