1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm soát chất lượng tại công đoạn sản xuất sản phẩm holder của công ty mistsuba việt nam nhà máy loteco

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT SẢN PHẨM HOLDER CỦA

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT SẢN PHẨM HOLDER CỦA CÔNG TY MITSUBA VIỆT NAM –

NHÀ MÁY LOTECO

GVHD: ThS NGUYỄN THỊ ANH VÂN SVTH: TRẦN DIỆU HUYỀN LINH

S K L 0 1 2 5 1 2

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

NHÀ MÁY LOTECO

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô giảng viên của khoa Đào tạo chất lượng cao - ngành Quản lý công nghiệp đã tận tình chỉ dạy, truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những năm học qua để tác giả có đủ hành trang khi bước vào môi trường làm việc thực tế Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Anh Vân là người đã góp ý và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập để tác giả có thể hoàn thiện được bài báo cáo trọn vẹn nhất

Tiếp đến, tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Công ty Mistuba đã tạo điều kiện để tác giả có cơ hội thực tập, học hỏi về việc kiểm soát chất lượng tại công ty Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại phòng ban QC, những anh chị ngoài xưởng sản xuất của Công ty Mitsuba Việt Nam, là những người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và không ngần ngại chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm mà các anh chị đã đúc kết được trong suốt quá trình làm việc của mình để có thể hỗ trợ tác giả hoàn thiện báo cáo một cách chỉn chu

Cuối cùng, tác giả xin chúc Qúy Thầy Cô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thật nhiều sức khỏe, tràn đầy niềm vui và sự nhiệt huyết để có thể vững bước trên con đường dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên sau đến với những bến bờ tri thức Và cũng xin chúc Qúy Công ty Mitsuba Việt Nam ngày càng phát triển bền

vững và ngày một lớn mạnh để luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình

Tp HCM, ngày 19 tháng 8 năm 2023

Sinh viên

Trần Diệu Huyền Linh

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT

1 CQ Calibration Quality Bộ phận hiệu chuẩn thiết bị/ dụng cụ đo

2 EMS Environmental Management System

Hệ thống quản lý môi trường

3 FMEA Failure Mode and Effects Analysis

Phân tích chế độ lỗi và tác động

5 Holder Tên một thành phẩm trong quá trình sản xuất 6 ISO ISO section Nhóm ISO

Trang 7

16 SA-BU Bộ phận bán hàng 17 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 18 USL Upper Specification Limit Giới hạn thông số kỹ thuật

trên

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Lịch sử hình thành của công ty Mitsuba 5

Bảng 1 2: Bảng sản phẩm sản xuất tại Công ty Mitsuba Loteco 8

Bảng 2 1: Mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đối với khách hàng 23

Bảng 2 2: Tần suất xảy ra vấn đề 24

Bảng 2 3: Vấn đề có thể được phát hiện dễ dàng như thế nào 25

Bảng 3 2: Các lỗi NG phát sinh tại công đoạn sản xuất Holder tháng 7/2023 42

Bảng 4 1: Thống kê số lượng NG báo áp lực thấp (Bearing 6000Z) 48

Bảng 4 2: Thống kê số lượng NG áp lực cao (Bearing 6900Z) 51

Bảng 4 3: Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của các chuyên gia về nguyên nhân gây nên lỗi 54

Bảng 4 4: Bảng kiểm tra kích thước đường kính của Holder và Bearing 6000Z 57

Bảng 4 5: Bảng kiểm tra kích thước đường kính của nguyên vật liệu Support 61

Bảng 4 6: Bảng kiểm tra kích thước đường kính của Support 62

Bảng 4 7: Bảng kiểm tra kích thước đường kính Holder sau khi sửa khuôn 66

Bảng 4 8: Bảng kiểm tra kích thước đường kính của Support sau khi sửa lại 68

Bảng 4 9: Bảng mô tả chi tiết người thực hiện công việc 71

Bảng 4 10: Bảng phân tích tác động của các hình thức sai hỏng trong quá trình của sản phẩm Holder 74

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Hình Logo Tập đoàn MITSUBA 4

Hình 1 2: Hình Sơ đồ tổ chức của công ty Mitsuba Việt Nam 7

Hình 1 3: Hình sơ đồ tổ chức phòng QM của công ty Mitsuba Việt Nam (Loteco) 9

Hình 2 1: Biểu đồ Pareto về các dạng khuyết tật 15

Hình 2 2: Biểu đồ nhân quả 18

Hình 2 3: Các ký hiệu cơ bản trong Flowchart 19

Hình 2 4: Biểu đồ Control Chart 20

Hình 2 5: Chu kỳ của 5S 21

Hình 3 1: Quy trình tiếp nhận đơn hàng 27

Hình 3 2: Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty Mitsuba 29

Hình 3 3: Nguyên vật liệu Support đang chờ đo để kiểm tra chất lượng đầu vào 30

Hình 3 4: Mộc Pallet Sampling 31

Hình 3 5: Mộc QC Pass tại công ty Mitsuba – nhà máy Loteco 31

Hình 3 6: Vị trí lắp đặt PM18 tại ô tô 32

Hình 3 7: Thành phẩm của sản phẩm động cơ quạt làm mát cho ô tô (PM18) 33

Hình 3 8: Quy trình sản xuất sản phẩm Holder tại Công ty Mitsuba 34

Hình 3 9: Sắp xếp thành phẩm Holder vào khuôn nhựa của Mitsuba 36

Hình 3 10: Tem thông tin hàng xuất cho Công ty Mitsuba tại Mỹ 37

Hình 3 11: Thành phẩm Holder dập xong 37

Hình 3 12: Mô phỏng vị trí nguyên vật liệu được đập trong sản phẩm Holder 38

Trang 10

Hình 3 13: Quy trình kiểm soát xử lý hàng không phù hợp tại Mitsuba 40

Hình 3 14: Biểu đồ Pareto thống kê các lỗi gặp phải trong tháng 7/2023 43

Hình 4 1: Mô tả công đoạn bị NG của áp lực dập thấp 47

Hình 4 2: Biểu đồ tỉ lệ hàng NG áp lực dập Bearing 6000Z thấp 49

Hình 4 3: Mô tả công đoạn bị NG của áp lực dập cao 50

Hình 4 4: Biểu đồ tỉ lệ hàng NG áp lực dập Bearing 6900Z cao 52

Hình 4 5: Biểu đồ xương cá về các nguyên nhân gây ra lỗi NG trong tháng 7 53

Hình 4 6: Đường kính Bearing 6000Z theo tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật 56

Hình 4 7: Đường kính Holder theo tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật 56

Hình 4 8: Biểu đồ kích thước đường kính Bearing 6000Z 58

Hình 4 9: Biểu đồ kích thước đường kính Holder 59

Hình 4 10: Sản phẩm Holder sau khi được dập tất cả nguyên vật liệu 60

Hình 4 11: Vị trí nguyên vật liệu Support được đo kiểm tra 60

Hình 4 12: Kích thước đường kính Support của hàng NG tại 1 vị trí đo 61

Hình 4 13: Ba vị trí đo kích thước đường kính của Support 62

Hình 4 14: Biểu đồ kích thước đường kính nguyên vật liệu Support khi đo tại 3 vị trí 63

Hình 4 15: Phiếu xác nhận xử lý hàng không phù hợp 65

Hình 4 16: Kích thước đường kính của Holder sau khi sửa khuôn 67

Hình 4 17: Lực dập Bearing 6000Z sau khi sửa đường kính Holder 67

Hình 4 18: Kích thước đường kính Support sau khi sửa 69

Hình 4 19: Lực dập Support sau khi sử dụng Support kích thước mới 69

Hình 4 20: Kế hoạch tiến độ trong số hóa quá trình kiểm tra NVL đầu vào 71

Hình 4 21: Báo cáo kiểm tra nhập hàng 73

Trang 11

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN iii

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục các chương của bài báo cáo 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY MITSUBA VIỆT NAM - NHÀ MÁY LOTECO 4

1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn MITSUBA 4

1.1.1 Giới thiệu chung 4

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 5

1.1.3 Triết lý kinh doanh của Công ty 6

1.1.4 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm 6

Trang 12

1.1.5 Khách hàng: 6

1.2 Giới thiệu Công ty Mitsuba Việt Nam – nhà máy Loteco 8

1.2.1 Giới thiệu chung 8

1.2.2 Sản phẩm sản xuất: 8

1.2.3 Sơ đồ tổ chức phòng QM – phòng ban nơi thực tập: 9

1.2.4 Chính sách môi trường và an toàn trong lao động 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13

2.1 Tổng quan về chất lượng 13

2.2 Kiểm soát chất lượng trong ngành công nghiệp ô tô 14

2.3 Kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê 15

2.3.1 Biểu đồ Pareto: 15

2.3.2 Biểu đồ nhân quả 16

2.3.3 Sơ đồ quá trình (Flowchart) 18

2.3.4 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) 19

2.4 Phương pháp 5S 21

2.5 Phân tích mô hình sai lỗi và tác động (FMEA) 22

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT HOLDER CỦA SẢN PHẨM PM18 26

3.1 Quy trình tiếp nhận đơn hàng 26

3.2 Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào 28

3.3 Tổng quan về sản phẩm PM18 32

3.4 Quy trình sản xuất Holder 34

3.5 Bảo quản thành phẩm, đóng gói lưu kho 38

3.6 Phân tích sản phẩm không phù hợp trong tháng 7/2023 tại công đoạn sản xuất Holder 39

Trang 13

3.6.1 Quy trình kiểm soát hàng không phù hợp của Công ty Mitsuba 39

3.6.2 Phân tích thực trạng hàng NG trong tháng 7/2023 42

3.7 Nhận xét hoạt động kiểm soát chất lượng của Công ty Mitsuba 43

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT HOLDER 47

4.1 Sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát lỗi tại công đoạn sản xuất Holder 47

4.1.1 Thực trạng hàng NG tại công đoạn sản xuất Holder tháng 7/2023 47

4.1.2 Điều tra nguyên nhân 53

4.2 Biện pháp khắc phục 64

4.2.1 Biện pháp khắc phục hàng NG tại công đoạn sản xuất Holder vào tháng 7/2023 64

4.2.2 Số hóa trong quá trình đo lường nguyên vật liệu đầu vào 70

4.2.3 Phân tích mô hình sai lỗi và tác động trong quy trình P-FMEA 73

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 79

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời đại phát triển hóa, khi thu nhập của người tiêu dùng càng tăng cao thì họ sẽ có xu hướng sử dụng những sản phẩm công nghệ hiện đại đi đôi với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, phương tiện ô tô được xem là phương tiện đi lại được nhiều người ưa chuộng và đang dần thay thế xe máy trong thời kì công nghệ hóa – hiện đại hóa của xã hội ngày nay Đồng thời, theo Bộ Công Thương Việt Nam (2021), ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan khác như: cơ khí, điện- điện tử, kỹ thuật, hóa chất, … Vậy nên, ngành công nghiệp ô tô càng phát triển mạnh mẽ sẽ là yếu tố tác động đến sự thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan khác phát triển theo, giúp xây dựng một đất nước hiện đại hơn

Đi đôi với sự phát triển như vậy nên việc sản xuất ô tô không ngừng tăng lên Do đó các sản phẩm ô tô ngày càng trở nên hiện đại hơn, đòi hỏi quy trình sản xuất cũng cần kiểm soát tốt hơn Do vậy, việc thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng không chỉ là một bước hữu ích mà còn là một tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành công nghiệp ô tô Và linh kiện ô tô cũng góp một phần quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu suất của chiếc ô tô được vận hành tốt nhất Linh kiện ô tô được sản xuất nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng và tăng độ bền, độ tin cậy của xe Chất lượng của linh kiện sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng, nếu linh kiện bị hỏng thì chiếc xe không thể hoạt động được Vậy nên linh kiện cần phải hoạt động hiệu quả, chính xác và đáng tin cậy để tránh những tai nạn và thương tích đáng tiếc xảy ra

Người tiêu dùng hiện nay thường đặt sự ưu tiên vào giá trị của chất lượng hơn là sự tin tưởng đối với các thương hiệu sản xuất Và ở nhiều trường hợp giá cả chưa hẳn là yếu tố duy nhất quyết định trong quá trình lựa chọn của người tiêu dùng mà chất lượng đã thay thế vai trò của giá cả điều này áp dụng cho đa dạng lĩnh vực, bao gồm cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều lĩnh vực thị trường khác.Vậy nên, việc kiểm soát chất lượng là một quy trình liên tục và toàn diện, thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa tổ chức với môi trường bên ngoài Nó mang tính chiến lược và thực thi Khi kiểm soát chất lượng được thực hiện một cách hiệu quả, nó sẽ mang lại hiệu suất cao trong sản xuất và kinh doanh, giảm thiểu các chi phí liên

Trang 15

quan đến sản phẩm như chi phí xử lý lỗi nội bộ, chi phí xử lý lỗi từ bên ngoài, chi phí đánh giá và chi phí dự phòng Từ đó, giúp giảm giá thành của sản phẩm và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

Công ty Mitsuba Mitsuba là một tập đoàn chuyên sản xuất các linh kiện điện tử dành cho xe 4 bánh cũng như 2 bánh Công ty cũng như những công ty khác luôn đặt sự thỏa mãn của khách hàng khi nhận được sản phẩm lên hàng đầu Công ty luôn gắt gao và chặt trẽ trong công tác kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra của mỗi một sản phẩm, từ công đoạn tiếp nhận đơn hàng, thiết kế quá trình sản xuất, kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất sản phẩm đến công đoạn đóng gói và xuất hàng đi đều được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn chi tiết của công ty soạn ra, nhằm giúp nhân viên tại Mitsuba kiểm soát chất lượng tại mỗi công đoạn được tốt hơn dẫn đến chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng được chỉn chu nhất có thể Tuy nhiên, công tác kiểm soát chất lượng tại Công ty Mitsuba Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, dẫn đến việc phát sinh lỗi trong quá trình sản xuất vẫn còn tồn đọng Với mong muốn có thể đề xuất những biện pháp nhằm giúp hoạt động kiểm

soát chất lượng của công ty trở lên tốt hơn nên tác giả đã chọn đề tài: “Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm soát chất lượng tại công đoạn sản xuất sản phẩm Holder của Công ty Mitsuba Việt Nam – nhà máy Loteco”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra tại công đoạn sản xuất Holder của công ty Mitsuba – nhà máy Loteco

Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng tại công đoạn sản xuất Holder

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát chất lượng của dây chuyền sản xuất Holder

tại Công ty Mitsuba Việt Nam – nhà máy Loteco

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung tìm hiểu từng công đoạn để hoàn thiện ra sản

phẩm Holder của dòng sản phẩm động cơ quạt làm mát cho ô tô (PM18), từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào, quy trình sản xuất sản phẩm cho đến cách đóng gói, bảo quản thành phẩm

Phạm vi không gian: Tại xưởng 1 của Công ty Mitsuba Việt Nam – nhà máy Loteco

Trang 16

Phạm vi thời gian: Thời gian từ T7-8/2023 4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng: Thu thập dữ liệu tại phòng ban QC sau đó xử lý dưới dạng

bảng thống kê

Phương pháp định tính: Xây dựng bảng câu hỏi rồi tiến hành phỏng vấn các anh chị tổ

trưởng, nhân viên QC cũng như những anh chị nhân viên tại xưởng

5 Bố cục các chương của bài báo cáo

Chương 1: Giới thiệu tổng quan công ty Mitsuba Việt Nam – nhà máy Loteco Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chất lượng tại công đoạn sản xuất Holder của sản phẩm PM18

Chương 4: Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng tại

công đoạn sản xuất Holder

Trang 17

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY MITSUBA VIỆT NAM - NHÀ MÁY LOTECO

1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn MITSUBA 1.1.1 Giới thiệu chung

Tên đầy đủ: Tập đoàn MITSUBA Tên tiếng Anh: MITSUBA Corporation Người đại diện: KATAGIRI SEIICHI Ngày thành lập công ty: 08/03/1946 Logo công ty:

Hình 1 1: Hình Logo Tập đoàn MITSUBA

Mitsuba là một tập đoàn công nghiệp hàng đầu có trụ sở tại Nhật Bản, chuyên sản xuất các bộ phận và hệ thống điện tử cho ngành công nghiệp ô tô Với hơn 75 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ, Mitsuba đã xây dựng được uy tín cao trong ngành và là một trong những nhà cung cấp hàng đầu cho các hãng ô tô trên toàn thế giới Hiện nay công ty đã mở rộng ra nhiều công ty con trải dài khắp các Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á là các nước như: Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam……

Trang 18

Bắt đầu sản xuất và bán đèn phát điện cho xe đạp

1951 Bắt đầu sản xuất và bán động cơ gạt nước

1956 Bắt đầu sản xuất và bán động cơ gạt nước

1960 Bắt đầu sản xuất và bán bộ khởi động cho xe máy

1970 Công ty TNHH Trung tâm Điện toán Ryomo được thành lập (Đổi tên thành Ryomo Systems Co., Ltd vào năm 1982)

1977 Phát hành lần đầu ra công chúng trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo

1986 Tập đoàn MITSUBA của Mỹ được thành lập tại Illinois, Hoa Kỳ

1988 Cổ phiếu của MITSUBA đã được niêm yết trên Phần thứ hai của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo

1989

Việc niêm yết cổ phiếu của MITSUBA đã được thay đổi thành Phần đầu tiên của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo

1993 Tên doanh nghiệp đã được đổi thành Tập đoàn MITSUBA

1997 MITSUBA đã công bố Tuyên bố mới về môi trường và Hướng dẫn hành động của MITSUBA

Công ty MITSUBA Việt Nam được thành lập

2006 MITSUBA WAY được thành lập

2007 Công ty TNHH Jidosha Denki Kogyo (Jideco) sáp nhập với MITSUBA

Trang 19

1.1.3 Triết lý kinh doanh của Công ty

Triết lý của công ty là luôn đem đến niềm vui và sự an tâm cho khách hàng trên toàn thế giới, góp phần tạo nên một xã hội phong phú về mặt tinh thần Giá trị mà Mitsuba đem lại là “niềm vui và sự an tâm” theo sau là sự an toàn, thoải mái và thuận tiện Giá trị này không chỉ tạo thành nền tảng để giúp công ty thiết kế ra các linh kiện điện tử của mình, mà còn nằm ở trung tâm của các lĩnh vực kinh doanh mới đang lan rộng sang các lĩnh vực công nghiệp và sinh hoạt Để đạt được mục tiêu đó, Mitsuba sẽ tạo ra các công nghệ mới phù hợp với nhu cầu khách hàng và xã hội hiện đại ngày nay cũng như hài hòa với thiên nhiên và môi trường toàn cầu

1.1.5 Khách hàng:

Mitsuba có mối quan hệ đối tác lâu dài với nhiều hãng ô tô lớn trên thế giới Công ty là nhà cung cấp cho các hãng xe Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan và cũng có các quan hệ hợp tác với các hãng xe quốc tế như Ford, General Motors, Volkswagen và nhiều hãng khác

Với ba nhà máy được trang bị tại lãnh thổ Việt Nam:

1 Trụ sở chính được đặt ở khu công nghiệp Loteco - Biên Hòa

Địa chỉ: Lô D5-1, đường số 2, khu công nghiệp Long Bình (Loteco), phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai

2 Nhà máy ở khu công nghiệp Amata - Biên Hòa

Địa chỉ: Lô 227, đường Amata, Khu công nghiệp Long Bình (Amata), phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai

Trang 20

3 Nhà máy ở Hưng Yên

Địa chỉ: Lô N1, N2, Khu công nghiệp Thăng Long 2, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

Hình 1 2: Hình Sơ đồ tổ chức của công ty Mitsuba Việt Nam

Nguồn: Phòng đào tạo

Trang 21

1.2 Giới thiệu Công ty Mitsuba Việt Nam – nhà máy Loteco 1.2.1 Giới thiệu chung

Địa chỉ: Lô D5-1, đường số 2, Khu công nghệ cao Long Bình (Loteco), Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Ngày thành lập: 06/08/1997 Mã số thuế: 3600241066 SĐT: +84 (251) 389-2224 FAX: +84 (251) 389-2223 Tổng số nhân viên: 2.626 người

Công ty luôn đi theo slogan đã đề ra: “Chúng ta luôn làm hài lòng khách hàng bằng: Sản phẩm chất lượng hàng đầu, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng hạn” nhằm phản

ánh lên những giá trị cốt lõi mà công ty mong muốn thể hiện và truyền tải tới khách hàng của mình Nó chứa đựng những cam kết chắc chắn của công ty đối với khách hàng và cách mà công ty đem lại giá trị cũng như lợi ích cho khách hàng

1.2.2 Sản phẩm sản xuất:

Sau đây là một số sản phẩm được sản xuất tại công ty Mitsuba Việt Nam (Loteco):

Bảng 1 2: Bảng sản phẩm sản xuất tại Công ty Mitsuba Loteco STT Mã sản phẩm Tên sản phẩm Công dụng

1 PM18 MOTOR

ASSY,,COOLING,W/FAN

Quạt làm mát động cơ

2 EW17 PUMP ASSY,, WASHER Bơm rửa kính

3 REAR WIPER ARM&BLADE ASSY,,WIPER

Cần gạt kính sau ô tô

4 MOB II BLADE ASSY WIPER Cần gạt kính trước ô tô

5 RC03 RELAY_ASSY_POWER Relay nguồn cho xe 2 bánh

6 RC07 RELAY_ASSY_POWER Relay nguồn cho xe 4 bánh

7 RC20 RELAY ASSY,BATTERY Relay nguồn cho xe bus, xe cẩu

8 RC22 REALY

ASSY.POWER,5P

Relay nguồn & có chức năng I- Stop (xe 2 bánh)

Trang 22

Nguồn: Phòng quản lý chất lượng

Nhà máy ở Loteco hiện đang có ba xưởng chính: Xưởng 1 sẽ làm về sản xuất và lắp ráp hàng hóa, xưởng 2 sẽ thực hiện việc ép nhựa và xưởng 3 là xưởng lạnh Tác giả đã chọn xưởng 1 là nơi để học hỏi và nghiên cứu các hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm PM18 của công ty từ việc bắt đầu nhận đơn hàng, kiểm soát bảo quản các nguyên vật liệu trước khi sản xuất, kế hoạch kiểm soát trong sản xuất cho đến quản lý việc đóng gói, lưu kho

1.2.3 Sơ đồ tổ chức phòng QM – phòng ban nơi thực tập:

Hình 1 3: Hình sơ đồ tổ chức phòng QM của công ty Mitsuba Việt Nam (Loteco)

Nguồn: Phòng quản lý chất lượng

9 FR22 FLASHER RELAY Tạo chớp (Sáng – Tắt) đèn xi nhan

Phòng quản lý chất lượng

Trang 23

Phòng quản lý chất lượng được chia thành 4 bộ phận: bộ phận đối ứng chất lượng khách hàng (MQ), bộ phận quản lý chất lượng đầu vào (PQ), bộ phận hiệu chuẩn thiết bị/ dụng cụ đo (CQ), bộ phận tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)

MQ: MQ là bộ phận đối ứng chất lượng khách hàng Nhiệm vụ của bộ phận này sẽ chịu

trách nhiệm phản hồi lại các khiếu nại từ khách hàng, triển khai các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến chất lượng về sản phẩm Ngoài ra sẽ tiến hành các kế hoạch hoạt động để đạt được mục tiêu chất lượng và kế hoạch kinh doanh Bộ phận sẽ tìm ra các biện pháp ngăn ngừa sản phẩm lỗi không tái diễn lại, theo dõi cải tiến mục tiêu chất lượng từ khách hàng Các nghiệp vụ liên quan đến trao đổi tiêu chuẩn kiểm định với khách hàng…

PQ: PQ là bộ phận quản lý chất lượng đầu vào Nhiệm vụ của bộ phận này là lập kế

hoạch theo dõi và thực hiện để hoàn thành các mục tiêu của bộ phận, đảm bảo chất lượng các linh kiện từ nhà cung cấp Khi có vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm được cung cấp, bộ phận sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với nhà cung cấp để giải quyết vấn đề Ngoài ra, bộ phận sẽ đánh giá và cải thiện hiệu suất chất lượng của nhà cung cấp, đưa ra hành động khắc phục ngăn chặn sản phẩm bị lỗi sẽ tái diễn

CQ: CQ là bộ phận hiệu chuẩn thiết bị / dụng cụ đo Bộ phận sẽ lập kế hoạch theo dõi và

thực hiện để hoàn thành các mục tiêu của bộ phận Ngoài ra, sẽ kiểm soát thiết bị đo lường, lập lịch hiệu chuẩn các dụng cụ đo, thực hiện hiệu chuẩn trong phạm vi cho phép Bộ phận sẽ đánh giá và kiểm soát chất lượng của các dụng cụ đo được hiệu chuẩn và kiểm tra hiệu chuẩn dụng cụ đo định kỳ

- Cập nhật các yêu cầu về quy tắc môi trường - Triển khai quy tắc môi trường

Trang 24

- Giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về môi trường - Báo cáo cho cục bảo vệ môi trường

- Kiểm soát hệ thống xử lý nước thải

1.2.4 Chính sách môi trường và an toàn trong lao động • Chính sách môi trường:

Công ty tiến hành sản xuất dựa trên hệ thống công nghệ kỹ thuật cao với mong muốn đạt được một “môi trường an toàn và thân thiện” ở trong cũng như ngoài công ty Công ty chia rác thành 3 loại chính:

- Rác sinh hoạt (màu xanh dương): Giấy, ly nước, tem nhãn, bảng biểu, vỏ hộp… - Rác hóa chất (màu đỏ): Băng keo, giấy nhám, bút lông, bao tay, giẻ lau dính hóa

chất, chai lọ đựng hóa chất…

- Rác tái sử dụng (màu xanh lá): Dây rút, dây ràng, bịch nilon, ống hút nhựa, ống nilon, hộp mica…

• An toàn trong lao động:

Khi làm việc tại xưởng, tất cả mọi người đều phải tuân thủ quy định an toàn trong lao động của công ty đề ra như là khi vào trong phân xưởng ta cần phải đeo giày, đội nón theo quy định của công ty và những chiếc nón này sẽ được phân màu theo từng cấp bậc nhằm nhận dạng chức năng công việc của mỗi người Khi bắt tay vào thao tác, từng nhân viên cần đeo bao tay và khẩu trang nhằm bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với máy cũng như bảo vệ con hàng tránh bị sét hay oxi hóa khi cầm trực tiếp trên tay Đối với nhân viên thao tác tại những máy có nhiệt độ cao, cần đeo găng tay bảo vệ tránh nhiệt độ cao tác động đến da Tại những máy có tiềng ồn, nhân viên phải đeo thiết bị chống tiếng ồn khi làm việc Ngoài ra đối với nhân viên bảo trì, sẽ được trang bị giày bảo hộ riêng nhằm bảo vệ trong suốt quá trình khi lao động Bên cạnh đó, trong xưởng sẽ được vẽ đường màu xanh dành cho người đi bộ và mọi người phải di chuyển theo đúng làn đường mà công ty đã kẻ sẵn

Ngoài ra, tại công ty sẽ được phân loại những biển báo cấm, biển báo hiệu nguy hiểm và biển báo yêu cầu thực hiện Đối với biển báo cấm thường sẽ là biển báo cấm lửa - sẽ được đặt ở những nơi dễ cháy, biển báo cấm người đi vào – biển sẽ cấm những người không phận sự ra vào, hay là những biển báo cấm quay phim, chụp hình trong phân xưởng nhằm đảm bảo tính bảo mật tại công ty Còn những biển báo hiệu nguy hiểm nhằm báo cho mọi người

Trang 25

về những nguy hiểm có thể bất ngờ xảy ra, cần cẩn thận, thường sẽ là những biển báo đi chậm, chú ý quan sát tại khu vực xe nâng thường xuyên ra vào, biển báo nguy hiểm khi sàn trơn dễ ngã hay nguy hiểm về cháy nổ, điện giật Ngoài ra, còn có những biển liên quan đến bắt buộc cần thực hiện khi làm việc tại xưởng như cần mặc đồ bảo hộ, thắt dây an toàn, đeo thiết bị trống ồn, mang giày cách điện, ngắt kết nối trước khi bảo trì bảo dưỡng,…

Trang 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tổng quan về chất lượng

“Chất lượng” là một thuật ngữ xuất hiện từ lâu đời và được sử dụng thông dụng trong đời sống cũng như trong bất kỳ sách báo, tài liệu tham khảo nào ta cũng đều từng nghe thấy về thuật ngữ “chất lượng” này Tuy nhiên, để mà hiểu rõ thế nào là chất lượng lại là việc không hề dễ Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về “chất lượng” và mỗi cách tiếp cận sẽ có góc độ nhìn nhận đa chiều Vậy nên, những quan điểm nhận định về “chất lượng” tuy không đồng nhất nhau nhưng cũng lột tả được phần nào vấn đề mà khái niệm chất lượng đề ra “Chất lượng” có nhiều ý nghĩa và định nghĩa khác nhau được đề cập dưới đây:

- Theo Mannoj (2023), cho biết “Chất lượng thường đồng nghĩa với độ tin cậy, độ bền và hiệu suất, có tác động sâu sắc đến cách người tiêu dùng cảm nhận về giá trị của sản phẩm, niềm tin mà họ đặt vào thương hiệu và ý định mua hàng của họ”

- Theo Crosby (1979), “Chất lượng có nghĩa là sự phù hợp so với những yêu cầu đề ra” - Theo Deming (1986)- một trong những nhà tiên phong về quản lý chất lượng: “Chất lượng tốt có nghĩa là mức độ đồng nhất và đáng tin cậy có thể dự đoán được với tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với khách hàng”

- Theo Juran (1999) là một trong những người tiên phong của phong trào quản lý chất lượng hiện đại, cho biết: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”

- Theo Feigenbaum (1983)- một chuyên gia người Mỹ về kiểm soát chất lượng: “Chất lượng là sự tổng hợp các đặc tính của sản phẩm dịch vụ về kỹ thuật, tiếp thị sản xuất và bảo trì Qua đó, sản phẩm và dịch vụ được sử dụng sẽ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng”

Vậy tầm quan trọng của chất lượng ảnh hưởng gì đến phía công ty và người tiêu dùng? • Đối với phía công ty, sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của

người tiêu dùng, hình ảnh công ty và doanh số bán hàng Thậm chí, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty

• Đối với người tiêu dùng, họ sẽ sẵn sàng trả một cái giá cao với điều kiện sản phẩm trao tới tay có chất lượng tốt so với mong đợi của họ Nếu họ không hài

Trang 27

lòng với chất lượng của công ty, họ sẽ mua hàng của những đối thủ mà công ty đang phải cạnh tranh

2.2 Kiểm soát chất lượng trong ngành công nghiệp ô tô

Kiểm soát chất lượng trong ngành công nghiệp ô tô đóng một vai trò quan trọng trong nhu cầu ngày càng tăng về việc thực hiện các phương pháp cải tiến liên tục trong các công ty ô tô Mọi công ty đều thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cao hơn để thu hút khách hàng mua sản phẩm của họ và duy trì sự mong đợi của khách hàng Việc lựa chọn và áp dụng phương pháp kiểm soát chất lượng và cải tiến liên tục phụ thuộc vào việc công ty xây dựng hệ thống chất lượng, phân loại các phương pháp và kỹ thuật vận hành không xảy ra lỗi Mỗi công ty cần thiết lập và tuân theo các phương pháp của hệ thống chất lượng để giúp đảm bảo sản phẩm của họ luôn đáp ứng các yêu cầu và thông số kỹ thuật hiện hành (Hafizi và cộng sự, 2019)

Để duy trì năng lực và tồn tại trong kinh doanh, mỗi công ty nên tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu việc làm lại nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, sau đó là đáp ứng nhu cầu của khách hàng Từ quá trình phát triển sản phẩm đến phân phối sản phẩm cuối cùng tới tay khách hàng, việc áp dụng các công cụ chất lượng vẫn rất quan trọng trong sản xuất, chúng như một biện pháp giám sát tiêu chuẩn và tăng năng suất cũng như lợi nhuận (Raut và cộng sự, 2017)

Để sản xuất sản phẩm phù hợp, ta sử dụng kiểm soát quy trình thống kê (SPC) bằng cách sử dụng các công cụ thống kê, phương pháp này giúp giám sát mức độ hiệu quả của quá trình sản xuất Nó sẽ có thể dự đoán nếu có bất kỳ sai lệch đáng kể nào xảy ra có thể dẫn đến sản phẩm bị lỗi (Harpreet và cộng sự, 2016) Phương pháp thống kê thường xuyên được sử dụng trong việc giám sát và kiểm soát một quy trình để đảm bảo nó hoạt động hết công suất Bằng cách sử dụng một quy trình có thể dự đoán được, nó có thể tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với ít sản phẩm lỗi nhất Phương pháp này có thể được áp dụng cho bất kỳ quy trình nào sử dụng đầu ra có thể đo lường được mặc dù nó thường được áp dụng để kiểm soát dây chuyền sản xuất Các công cụ chính trong phương pháp SPC là biểu đồ kiểm soát (Control Chart) và sơ đồ nguyên nhân và kết quả (hay con được gọi là biểu đồ xương cá) … Các công cụ này thường tập trung vào việc cải tiến liên tục chất lượng để ngăn chặn sản phẩm có vấn đề trước khi chuyển đến khách hàng cũng như giảm thiểu lượng hàng hư, cần

Trang 28

phải phát hiện và khắc phục những thay đổi trong quy trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng, do đó giảm được chi phí và thời gian làm lại

2.3 Kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê 2.3.1 Biểu đồ Pareto:

Khái niệm:

Biểu đồ Pareto là một trong những công cụ trong quản lý chất lượng, được sử dụng nhằm giúp phân loại tần suất của các nguyên nhân gây ra vấn đê Biểu đồ được Vilfredo Pareto – nhà kinh tế học người Ý khám phá vào năm 1897 Biểu đồ Pareto là sự kết hợp giữa biểu đồ thanh và biểu đồ đường Mỗi thanh thường đại diện cho mỗi loại lỗi hoặc vấn đề nào đó và đường biểu thị tỷ lệ phần trăm lỗi tích lũy Chiều cao của thanh đại diện cho bất kỳ đơn vị đo lường quan trọng nào – thường là tần suất xảy ra hoặc chi phí Các thanh được trình bày theo thứ tự giảm dần từ cao đến thấp nhất Do đó, rất hữu ích cho nhóm cải tiến chất lượng trong việc nhanh chóng tìm ra các lỗi cần ưu tiên để tập trung vào các lĩnh vực cải tiến bị tác động lớn nhất (Claire,2019)

Sau đó đã được giáo sư người Mỹ - Joseph Juran tiếp tục áp dụng và khám phá nguyên tắc 80/20 vào những năm 1950 Chính nguyên tắc này đã trở thành linh hồn cho cuộc cách mạng chất lượng toàn cầu Nguyên tắc này có ý nghĩa là 80% kết quả vấn đề được quyết định bởi 20% nguyên nhân gây ra (Juran, 1962)

Hình 2 1: Biểu đồ Pareto về các dạng khuyết tật

Trang 29

Nguồn: Đỗ Công Nông (2007)

Ý nghĩa:

Dựa vào dữ liệu trong biểu đồ Pareto, người đọc có thể nhận thấy rõ các vấn đề gặp phải nhưng mức độ quan trọng của từng vấn đề là không giống nhau, doanh nghiệp cũng không thể cùng một lúc tiến hành khắc phục hết các vấn đề mà cần có thứ tự ưu tiên để tập trung tìm cách khắc phục hiệu quả

Nhờ việc phân loại thứ tự lỗi từ cao đến thấp giúp các doanh nghiệp nhận biết được các yếu tố và vấn đề quan trọng cần ưu tiên giải quyết trước, các yếu tố và vấn đề ít quan trọng hơn thì giải quyết sau cùng, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá, tối ưu hóa quá trình và nâng cao hiệu suất công việc một cách hiệu quả

Tối ưu hóa quá trình giải quyết vấn đề không chỉ giúp doanh nghiệp hiệu quả trong việc giải quyết từng sự cố hoặc rủi ro cụ thể, mà còn giúp họ xác định mục tiêu cụ thể, hiểu rõ vấn đề một cách chính xác hơn Kết quả, quá trình giải quyết vấn đề trở nên hiệu quả hơn và giảm bớt sự lãng phí tài nguyên cũng như thời gian Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng

2.3.2 Biểu đồ nhân quả Khái niệm

Vào năm 1943, tiến sĩ Kaoru Ishikawa đã phát triển biểu đồ nhân quả này khi tư vấn cho xưởng thép tại nhà máy đóng tàu Kawasaki, vì vậy ông đã đặt tên cho biểu đồ là Ishikawa hay còn là biểu đồ nhân quả Biểu đồ này còn có tên gọi khác là biểu đồ xương cá vì khi ta biểu biễn ra biểu đồ trông giống như hình xương cá Biều đồ biểu diễn mối quan hệ tương quan giữa vấn đề và các nguyên nhân gây ra vấn đề đó Đây là một công cụ hữu ích trong việc phân tích, tìm ra các nguyên nhân gây ra một vấn đề hoặc sự cố cụ thể ví dụ như những trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình (Minh Lan, 2019)

Biểu đồ giúp người sử dụng hình dung và liệt kê các nguyên nhân có thể góp phần vào sự cố hoặc vấn đề, thường được tổ chức thành các nhóm chính để dễ dàng xác định và hiểu nguyên nhân gốc rễ Nội dung của biểu đồ nhân quả theo Ishikawa gồm phần đầu của bộ xương đại diện cho vấn đề hoặc sự cố và những chiếc xương sườn tượng trưng cho 4 nhóm nguyên nhân chính hay còn gọi là 4M:

Trang 30

- Men (con người): Các yếu tố liên quan đến công nhân, nhân viên, hoặc những

người tham gia vào quy trình sản xuất hoặc dự án Ví dụ như: kỹ năng, đào tạo, hoặc hiệu suất là một số yếu tố có thể thuộc về nhóm này

- Machine (máy móc thiết bị): Nhóm này liên quan đến các thiết bị, máy móc, công

cụ, hoặc các thiết bị sử dụng trong quy trình sản xuất hoặc dự án Sự cố kỹ thuật, bảo dưỡng, hoặc hiệu suất của máy móc có thể gây ra vấn đề

- Material (nguyên vật liệu): Các yếu tố liên quan đến các nguyên liệu, vật liệu hoặc

thành phần sử dụng trong quy trình hoặc sản phẩm Chất lượng, tính đồng đều, hoặc nguồn cung cấp của nguyên liệu có thể làm ảnh hưởng đến quy trình

- Method (phương pháp): Nhóm này tập trung vào các quy trình, phương pháp sản

xuất, hoặc quy trình làm việc Nếu quy trình không được thực hiện đúng cách hoặc không hiệu quả, nó có thể tạo ra vấn đề

Sau này, nhiều người đã mở rộng biểu đồ nhân quả bằng cách thêm các nhóm khác như "Measurement" (yếu tố đo lường) để tạo thành biểu đồ 5M hoặc thậm chí mở rộng hơn nữa để bao gồm các nhóm như "Environment" (Môi trường) để tạo ra biểu đồ 6M Điều này phụ thuộc vào ngữ cảnh và mục tiêu cụ thể của phân tích

Trang 31

Hình 2 2: Biểu đồ nhân quả

Nguồn: Nguyễn Anh Thư (2023)

2.3.3 Sơ đồ quá trình (Flowchart)

Lưu đồ hay còn được gọi là Flowchart là sơ đồ mô tả một chuỗi các hành động nối tiếp nhau hoặc một quy trình nào đó Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều mục đích khác nhau được sử dụng để mô tả đa dạng các quy trình như quy trình sản xuất, quy trình hành chính, dịch vụ, hoặc lập kế hoạch dự án và truyền đạt các quy trình thường phức tạp bằng sơ đồ rõ ràng, dễ hiểu Lưu đồ sử dụng hình chữ nhật, hình bầu dục, hình thoi và có thể có nhiều hình dạng khác để xác định loại bước, cùng với các mũi tên kết nối để xác định luồng và trình tự Chúng có thể bao gồm từ các biểu đồ vẽ tay đơn giản đến các sơ đồ vẽ bằng máy tính toàn diện mô tả nhiều bước và lộ trình

Trang 32

Dưới đây là các ký hiệu cơ bản thường có trong lưu đồ của quá trình:

Hình 2 3: Các ký hiệu cơ bản trong Flowchart

Nguồn: Thuyen Dang (2023)

2.3.4 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Biểu đồ kiểm soát được phát minh bởi Walter Shewhart vào đầu những năm 1920 khi đang làm việc tại Bell Labs Biểu đồ kiểm soát xác định liệu một quá trình có ổn định và nằm trong tầm kiểm soát hay nó nằm ngoài tầm kiểm soát và cần điều chỉnh Một số mức độ biến đổi là không thể tránh khỏi trong bất kỳ quá trình nào Biểu đồ kiểm soát giúp ngăn chặn các phản ứng thái quá trước sự biến đổi thông thường của quy trình, đồng thời thúc đẩy phản ứng nhanh với những biến đổi bất thường Biểu đồ kiểm soát là sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát

Một quy trình ổn định hoạt động trong phạm vi biến đổi thông thường được mong đợi Nó có thể dự đoán được, nhất quán và không bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân biến đổi đặc biệt, chẳng hạn như những thay đổi trong chính quy trình, những thay đổi trong môi trường hoặc những thay đổi về nguyên liệu hoặc thiết bị đầu vào Các quy trình ổn định có nhiều khả năng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao hơn Ngược lại, một quy trình ngoài tầm kiểm soát là không thể đoán trước và có nhiều khả năng mắc sai sót hoặc sai sót

Trang 33

Biểu đồ kiểm soát là công cụ để phân biệt các biến động do các nguyên nhân đặc biệt cần được nhận biết, điều tra và kiểm soát gây ra với những thay đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình

Các thành phần của biểu đồ kiểm soát:

- Biểu đồ chuỗi thời gian trực quan: Biểu đồ này mô tả các điểm dữ liệu Mỗi điểm dữ liệu đại diện cho thông tin được thu thập tại một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như hàng tháng

- Đường trung bình: Đường trung bình biểu thị giá trị trung bình hoặc trung bình của các điểm dữ liệu của bạn Đường này có thể giúp bạn nhận thấy các mẫu hoặc sai lệch trong dữ liệu của mình

- Giới hạn kiểm soát: Biểu đồ kiểm soát có chứa một đường biểu thị giới hạn kiểm soát trên (UCL) và một đường khác biểu thị giới hạn kiểm soát dưới (LCL) Khi thiết kế biểu đồ kiểm soát, bạn đặt các giới hạn kiểm soát này ở một khoảng cách bằng nhau so với đường kiểm soát nằm ngang của bạn

Hình 2 4: Biểu đồ Control Chart

Nguồn: Anh Kiệt (2013)

Trang 34

2.4 Phương pháp 5S

Theo Nguyễn Phương Quang (2016), 5S là một phương pháp quản lý có nguồn gốc từ Nhật Bản giúp cho máy móc, thiết bị lẫn con người luôn trong trạng thái sẵn sàng cao nhất, phục vụ tốt công việc được giao với ý thức tự giác cao trong quá trình thực hiện liên tục Phương pháp 5S tạo ra một môi trường làm việc ngăn nắp, sạch sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

5S được viết tắt từ 5 chữ S trong tiếng Nhật là: SEIRI, SEITON, SEISOU, SEIKETSU, SHITSUKE

Hình 2 5: Chu kỳ của 5S

Nguồn: Công ty Toyota

Trang 35

- SEIRI (Sàng lọc): Phân loại những vật dụng cần thiết và không cần thiết tại thời

điểm đó Những vật dụng không cần thiết ta sẽ loại bỏ đi Việc sàng lọc này tạo nên một không gian làm việc hiệu quả với những vật hiện tại đang cần thiết, tăng năng suất thao tác cho nhân viên

- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp các vật dụng một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ

tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại

- SEISOU (Sạch sẽ): Trạng thái sạch sẽ trong môi trường làm việc là điều rất cần

thiết, vậy nên phải đảm bảo các dụng cụ, khu vực vừa sắp xếp luôn trong trạng thái gọn gàng, ngăn nắp, làm vệ sinh sạch sẽ triệt tiêu nguồn gây bẩn

- SEIKETSU (Săn sóc): Luôn duy trì trạng thái sạch đẹp của ba bước trên

- SHITSUKE (Sẵn sàng): Đây cũng là bước cuối cùng của một chu kỳ 5S Ở

đây,những người nhân viên khi tham gia sản xuất phải có ý thức tự giác, luôn tuân thủ các quy luật, tiêu chuẩn nơi làm việc Và mọi người cần rèn cho mình một thói quen, phát huy tinh thần tự giác trong công việc, nhận thức rõ được tầm quan trọng của 5S

2.5 Phân tích mô hình sai lỗi và tác động (FMEA)

Có thể kiểm soát những mối nguy hiểm này bằng nhiều công cụ, kỹ thuật và phương pháp khác nhau, một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất là phân tích ảnh hưởng và phương thức hư hỏng (FMEA) (Banduka và cộng sự, 2016) FMEA được viết tắt từ cụm từ Failure Mode and Effects Analysis, là một phương pháp có hệ thống để xác định và ngăn chặn các vấn đề về sản phẩm và xử lý trước khi chúng xảy ra (Mikulak và cộng sự, 2008) FMEA có thể được sử dụng cho các nhu cầu cụ thể, thiết kế, quy trình, hệ thống, máy, giai đoạn triển khai dịch vụ, hoạt động, bảo trì… (Liu, 2016) Nhưng thông thường nhất nó được sử dụng cho thiết kế sản phẩm hoặc quy trình sản xuất, còn được gọi là DFMEA và PFMEA

PFMEA là một trong hai loại FMEA và đã có từ những năm 1990, khi ba công ty hàng đầu của Mỹ là Chrysler LLC, Ford Motor Company và General Motors Corporation đã buộc tất cả các nhà cung cấp của họ sử dụng PFMEA làm công cụ ngăn chặn (Banduka và cộng sự, 2016) ba công ty này đã làm cho PFMEA trở nên nổi tiếng và quan trọng Kể từ đó PFMEA đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và cho các mục đích

Trang 36

khác nhau Mục tiêu chính của PFMEA là xác định các hư hỏng tiềm ẩn hoặc hiện có, đánh giá nguyên nhân và tác động của chúng, đồng thời đề xuất các giải pháp phòng ngừa Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một sản phẩm không có lỗi trong quá trình sản xuất để làm cho sản phẩm và quy trình trở nên đáng tin cậy hơn

Tiêu chí phân tích FMEA

FMEA sử dụng ba tiêu chí để đánh giá một vấn đề và người tham gia phải đặt ra và thống nhất xếp hạng từ 1 đến 10 (1 = thấp, 10 = cao) về mức độ nghiêm trọng, mức độ xuất hiện và mức độ phát hiện đối với từng chế độ lỗi Mặc dù FMEA là một quy trình định tính nhưng điều quan trọng là phải sử dụng dữ liệu (nếu có) để đánh giá chất lượng các quyết định mà công ty đưa ra liên quan đến các xếp hạng này

1) Mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đối với khách hàng (Severity)

Xếp hạng mức độ nghiêm trọng bao gồm những gì quan trọng đối với ngành, công ty hoặc khách hàng (ví dụ: tiêu chuẩn an toàn, môi trường, pháp lý, tính liên tục trong sản xuất, phế liệu, tổn thất kinh doanh, danh tiếng bị tổn hại)

Bảng 2 1: Mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đối với khách hàng

10 Gây nguy hiểm cao Tai nạn thương tích hoặc chết người 9 Vô cùng cao Không tuân thủ quy định

8 Rất cao Dịch vụ không hiệu quả

7 Vừa cao Mức độ không hài lòng của khách hàng cao

6 Vừa Có tiềm năng không đạt hiệu quả 5 Thấp Khách hàng than phiền

4 Rất thấp nhỏ Mức độ hiệu quả thấp

3 Nhỏ Gây phiền toái cho khách hàng 2 Rất nhỏ Không thể hiện rõ, tác động nhỏ 1 Không rõ ràng, Không thể hiện rõ, không tác động

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 37

2) Tần suất xảy ra vấn đề (Occurence)

Xếp hạng xác suất xảy ra lỗi trong suốt vòng đời dự kiến của sản phẩm hoặc dịch vụ

Bảng 2 2: Tần suất xảy ra vấn đề

9-10 Rất cao Sai hỏng không thể tránh khỏi 7-8 Cao Sai hỏng lặp đi lặp lại

5-6 Vừa phải Đôi khi xảy ra 3-4 Thấp Ít xảy ra 0-2 Từ xa Không xảy ra

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 38

3) Vấn đề có thể được phát hiện dễ dàng như thế nào (Detection)

Xếp hạng xác suất vấn đề được phát hiện và xử lý trước khi nó xảy ra

Bảng 2 3: Vấn đề có thể được phát hiện dễ dàng như thế nào Thang bậc Phân loại

10 Tuyệt đối, chắc chắn không phát hiện

9 Rất khó phát hiện 8 Khó phát hiện 7 Phát hiện rất thấp 6 Phát hiện thấp

RPN), tức là RPN=S*O*D theo đó, những lỗi có hệ số RPN càng cao thì càng được ưu tiên

giải quyết khắc phục

Trang 39

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT HOLDER CỦA SẢN PHẨM PM18 3.1 Quy trình tiếp nhận đơn hàng

Kiểm soát quá trình tiếp nhận đơn hàng là một phần quan trọng của quá trình quản lý doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ của công ty, quá trình tiếp nhận đơn hàng là bước đầu tiên trong quy trình sản xuất Nếu như không kiểm soát kỹ quá trình này, rất có thể các sản phẩm công ty cung cấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng Việc kiểm soát quá trình tiếp nhận, xem xét và theo dõi tiến độ thực hiện các đơn hàng cũng đồng nghĩa với việc công ty có khả năng xác định thời gian cần thiết để xử lý và giao hàng Điều này giúp công ty đảm bảo có thể đáp ứng những yêu cầu của khách hàng và giao hàng đúng hẹn Khi tiếp nhận đơn hàng đúng cách và đáp ứng đúng với những yêu cầu của khách hàng đề ra sẽ là cơ hội để công ty tạo dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng và họ thường đánh giá doanh nghiệp dựa trên khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có đúng như đã hứa hẹn hay không Điều này giúp công ty tránh lãng phí tài nguyên, bao gồm thời gian và nguồn lực cho các đơn hàng không đủ điều kiện hoặc không cần thiết Vậy nên, công ty đã đưa ra quy trình tiếp nhận đơn hàng như sau:

Trang 40

Hình 3 1: Quy trình tiếp nhận đơn hàng

Nguồn: Phòng quản lý chất lượng

Tiếp nhận đơn hàng

Kiểm tra

Phê duyệt

Phản hồi khách hàng

Lập kế hoạch sản xuất

OK

OK NG

NG

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w