1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i công ty cổ phần đầu tư thái bình

95 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 4,58 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu các chương của khóa luận (13)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY I – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH (14)
    • 1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (14)
    • 1.2 Giới thiệu Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (15)
    • 1.3 Tầm nhìn – sứ mệnh (15)
    • 1.4 Lĩnh vực hoạt động (15)
    • 1.5 Cơ cấu tổ chức (17)
    • 1.6 Khách hàng (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (20)
    • 2.1 Sản phẩm và chất lượng (20)
    • 2.2 Quản lý chất lượng (22)
    • 2.4 Kiểm soát chất lượng (23)
    • 2.5 Vai trò kiểm soát chất lượng (23)
    • 2.6 Công cụ hỗ trợ (24)
    • 3.1 Quy trình sản xuất mã giày W18789 (Giày Verdict Boot Skechers) (27)
    • 3.2 Quy trình kiểm soát chất lượng mã giày W18789 (31)
    • 3.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng mã giày W18789 (33)
      • 3.3.1 Công tác kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào (33)
      • 3.2.2 Công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm (36)
      • 3.2.3 Công tác kiểm soát đồng bộ (45)
    • 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chất lượng mã giày W18789 (47)
      • 3.4.1 Yếu tố đồng bộ thông tin quản lý (47)
      • 3.4.2 Yếu tố liên quan đến quy trình sản xuất (47)
      • 3.4.3 Yếu tố về kế hoạch (51)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (53)
    • 4.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng (53)
    • 4.2 Mục tiêu chất lượng Nhà máy I (54)
    • 4.3 Kiến nghị giải pháp (55)
      • 4.3.1 Giải pháp cho chất lượng nguyên vật liệu (55)
      • 4.3.2 Giải pháp kiểm soát chất lượng quy trình đồng bộ và sản xuất (68)
      • 4.3.3 Giải pháp cải thiện hiệu quả máy móc thiết bị (74)
      • 4.3.4 Giải pháp bổ trợ kế hoạch sản xuất (81)
  • KẾT LUẬN (83)
  • PHỤ LỤC (89)

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài

Theo Tổng cục thống kê (2022) trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay, ước tính số người có thu nhập cao hơn 700 USD/tháng ở Việt Nam sẽ chiếm 1/3 dân số và dự kiến sẽ tăng gấp đôi quy mô vào năm 2030 Điều này cho thấy từ khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại có quy mô toàn cầu đã tạo cho Việt Nam trở thành một điểm đến thu hút sức đầu tư từ nước ngoài Thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết cách thích ứng nhanh chóng sẽ là một cơ hội vàng để vươn mình ra thế giới Nhưng trong quá trình phát triển đó, nhiều doanh nghiệp gặp không ít thách thức khi phải đối đầu với những công ty hàng đầu trên thế giới Song song đó, để tồn tại và tăng trưởng trước thị trường cạnh tranh khắc nghiệt (trong nước và ngoài nước) như hiện nay Các doanh nghiệp phải nỗ lực tận dụng hết nội lực mình đang có như lợi thế về thị trường lao động hoặc nguồn cung nguyên vật liệu Qua đó sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả Bên cạnh đó dưới sự cạnh tranh không đồng đều của các ngành nghề, về chất lượng của sản phẩm…yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn đổi mới hướng lợi ích cạnh tranh cao hơn nữa trên thị trường thông qua giá thành, chất lượng sản phẩm. Phát biểu tại hội nghị Leather Summit 2023, ông Nguyễn Chí Thanh - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Da Giày đã nêu ra nhận định năm 2022, ngành sản xuất giày da Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, đạt 27 tỷ USD, chiếm hơn 9,9% tỷ trọng của toàn cầu (Báo nhịp sống tri thức 2023) Để đạt được những thành tựu đáng tự hào đó, các doanh nghiệp Việt đã tận dụng lợi thế của việc hội nhập tạo nên Mặc khác, trong tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt cũng gặp không ít thách thức vì phải cạnh tranh trên quy mô toàn cầu với các đối thủ, các quốc gia hùng mạnh có tiềm lực đi đầu về quy mô và công nghệ Phạm Quang Vũ Anh

-CEO Genus Leather kiêm sáng lập Leather Summit 2023 đã nhấn mạnh mặc dù đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu da giày, đây là ngành có sức đóng góp rất lớn vàoGDP của quốc gia, nhưng gần 78% tổng kim ngạch xuất khẩu có vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài (Báo nhịp sống tri thức 2023) Từ đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt ngoài việc không ngừng học hỏi và đổi mới thì việc đảm bảo cho chất lượng cho sản phẩm mình tạo ra sẽ đã và đang trở thành vị trí then chốt cho công cuộc cạnh tranh góp phần tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong nước.

Theo phân tích từ Nghiên cứu và Thị trường (2022), kim ngạch xuất khẩu da giày tiếp tục có nhiều sự tăng trưởng từ 2022 – 2031 Với sự phát triển của ngành gia giày, các hãng sản xuất giày lớn cũng đã xem xét mở rộng thị trường sang Việt Nam Minh chứng cho điều này Nike hơn 600 triệu đôi được sản xuất mỗi năm, trong đó có hơn 50% sản phẩm được gia công hoàn toàn tại Việt Nam và 50% chuỗi cung ứng nguyên vật liệu của Nike cũng do Việt Nam cung cấp Bên cạnh đó Adidas đã đạt được doanh số hết sức tích cực tại thị trường Việt Nam trong năm 2022 và tiếp tục xem Việt Nam là trọng điểm chiến lược của hãng.

Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên nhận sản xuất gia công giày, xuất khẩu hơn 50 nước trên thế giới Với sự tăng trưởng của thị trường ngành giày, Nhà máy I - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình không chỉ chịu sức cạnh tranh từ các doanh nghiệp ngoài nước, mà còn phải đứng trước sự đe dọa về thị phần từ các công ty chuyên sản xuất giày trong nước Theo thông tin Bộ công thương (2022), ước tính có 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày chủ yếu phân bổ ở TP.HCM. Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp là rất lớn, trong đó có đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TBS như Biti’s Như vậy để giữ vững vị thế như hiện tại Nhà máy I cần tạo cho mình một lợi thế riêng để vượt xa các đối thủ trong và ngoài nước.Với mục tiêu đến 2025, TBS phải đạt 80% - 85% năng suất chung của chuẩn FDI Để đạt được mục tiêu đó, chất lượng sản phẩm đối với khách hàng cần phải được đặt lên hàng đầu Li và cộng sự (2019) đã đề cập rằng chất lượng của sản phẩm có sức ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng từ phía khách hàng Nếu quản lý tốt nhận thức của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm thì có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm vượt trội và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu (Botta và cộng sự, 2014; Juran và cộng sự, 2010) Do đó, chất lượng sản phẩm là một phần quan trọng trong sản xuất giày, đặc biệt là ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng (Barouch và cộng sự, 2018; Hoe và cộng sự, 2018).

Từ đó cho thấy chất lượng là mục tiêu sống còn của Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tưThái Bình Nhưng trong quá trình tham gia trực tiếp vào kiểm soát chất lượng mã giàyW18789 từ khách hàng Skechers của Nhà máy I, tác giả nhận thấy mặc dù vẫn đáp ứng đúng tiến độ của đơn hàng, nhưng trong khi sản xuất, lỗi bán thành phẩm qua từng công đoạn với số lượng rất nhiều, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây lãng phí và làm tổn hại đến uy tín của Nhà máy trước khách hàng Vì những lý do trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày W18789 tại Nhà máy I – Công ty

Cổ phần Đầu tư Thái Bình” cho bài khóa luận này Với hy vọng đề tài này của tác giả sẽ góp một phần nhỏ nào đó để giúp giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng và từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm của nhà máy.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng mã giày W18789 tại Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.

Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát chất lượng ở Nhà máy I.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng: Thông tin được thu thập từ các báo cáo tài chính, kế hoạch sản xuất hàng năm của Công ty, thu thập thông tin qua website, phòng ban của công ty Thông tin thu thập được phân nhóm, xử lý số liệu bám vào từng nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài.

Mục đích sử dụng phương pháp này là cung cấp cái nhìn toàn diện, đầy đủ về quá trình xử lý số liệu, thu thập thông tin và các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Kết cấu các chương của khóa luận

Chương 1: Giới thiệu Nhà máy I - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày W18789 tại Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.

Chương 4: Đề xuất giải pháp

GIỚI THIỆU NHÀ MÁY I – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

Thông tin về công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH (TBS GROUP) Tên quốc tế: Thai Binh Joint Stock Company

Trụ sở chính: Xa Lộ Xuyên Á, Phường An Bình, Thành phố Dĩ An, Tỉnh

Quy mô: Hệ thống trải dài khắp cả nước từ bắc vào nam có trên hơn 36 nhà máy và 6 trung tâm phát triển sản phẩm Cùng với hơn 47.000 lực lượng lao động trong đó có 800 nhân viên hành chính, 46.500 công nhân trực tiếp lao động.

Hình 1.1: Logo thương hiệu tổng công ty

(Nguồn:Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình)

Quá trình hình thành và phát triển của công ty TBS

1989: Xây dựng trụ sợ chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình ngày nay.

1992: TBS được phê duyệt và cấp phép hoạt động.

1995: Xây dựng Nhà máy II với nhiệm vụ hỗ trợ gia công đế cho Nhà máy I.

2005: Chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình (TBS GROUP) 2007: Đạt sản lượng 10 triệu đôi giày.

2009: Bằng khen doanh nghiệp tiêu biểu ngành Da Giày Việt Nam

2011: Nhà máy Túi xách đầu tiên của TBS được thành lập tại Bình Dương.

2014: Chính phủ trao cờ thi đua và Huân Chương Lao Động Hạng I.

2015: Xếp thứ 5 trong 10 doanh nghiệp sản xuất giày da hàng đầu và thứ 4 trong ngành sản xuất túi xách tại Việt Nam.

Giới thiệu Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

Năm 1989, Nguyễn Đức Thuấn, Cao Thanh Bích và Nguyễn Thanh Sơn là những sĩ quan trực thuộc trung đoàn 165, sư đoàn 7, quân đoàn 4 và một số nhà kỹ sư trẻ vừa ra trường đã cùng nhau khai sinh ra tiền thân của: Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình, ngày nay thường được nhắc đến với tên TBS GROUP.

Nằm trên vị trí của Tổng Công ty, Nhà máy I chính là tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình Với tổng diện tích: 200.000 m2 Trước kia nhà máy có 3 phân xưởng may, 2 phân xưởng gò với tổng số công nhân trên 2.600 lao động trực tiếp Tính đến hiện tại, nhà máy có gần 1000 công nhân viên, trong đó có 25 người quản lý cấp cao Nhà máy gồm có 3 phân xưởng được chia thành 7 khu vực được sắp xếp, bố trí mặt bằng theo từng quy trình công nghệ sản xuất: Khu vực kho nguyên vật liệu đầu vào; khu vực cắt; khu vực lạng cán dán; khu vực in – ép; phân xưởng may có 12 chuyền may được chia làm 2 Line và thêm 2 chuyền may bằng máy lập trình; phân xưởng gò có 4 chuyền và cuối cùng là khu vực kiểm tra thành phẩm Mặc dù là Nhà máy I nhỏ nhất trong tất cả các nhà máy thuộc Công ty, nhưng đây lại là nhà máy chủ chốt, có năng lực sản xuất cao nhất, đáp ứng và thỏa mãn được tất cả các yêu cầu khó nhất của khách hàng trong tất cả các nhà máy chuyên sản xuất giày hiện có của Công ty.

Tầm nhìn – sứ mệnh

Tầm nhìn: Với ý chí và lòng quyết tâm, với nỗ lực không ngừng đổi mới và phát triển của một tập thể vững mạnh, với tầm nhìn chiến lược lâu dài của người lãnh đạo, TBS sẽ phấn đấu thực hiện được mục tiêu chiến lược đến năm 2025 và thành tập đoàn kinh tế đa ngành có uy tín tại Việt Nam.

Sứ mệnh: Sản xuất và cung ứng hàng hoá và dịch vụ để nền công nghiệp Việt

Nam hội nhập sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng thế giới Cùng đổi mới, hợp tác, sáng tạo và cùng san sẻ lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụ của mình với cộng đồng và xã hội.

Lĩnh vực hoạt động

Gần 35 năm xây dựng phát triển, TBS đã phát triển mạnh mẽ và từng bước có vị trí vững vàng trên thị trường với 6 lĩnh vực hoạt động chính: công nghiệp da giày;công nghiệp túi xách; du lịch; đầu tư và quản lý hạ tầng; cảng - hậu cần; thương mại - dịch vụ.

Hình 1.2 Biểu đồ phân bổ kinh tế theo từng năm của TBS

(Nguồn:Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình)

Theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2021, lợi nhuận doanh thu nhiều nhất đến từ lĩnh vực cảng và hậu cần đạt gần 31% tổng doanh thu, liền kề là công nghiệp da giày với 30% doanh thu, tiếp đến là công nghiệp túi xách 19%, còn lại 8%, 8% và 4% lần lượt thuộc về các lĩnh vực: đầu tư và quản lý hạ tầng; thương mại - dịch vụ; du lịch Mặc dù chỉ đứng thứ 2 về mặt lợi nhuận thu được, nhưng ngành sản xuất công nghiệp da giày lại là trụ cột cho sự phát triển đầu tư các loại hình kinh doanh khác của doanh nghiệp.

Sản xuất công nghiệp da giày: Quy mô hơn 17.000 nhân công, 33 dây chuyền sản xuất, năng suất tối thiểu 50 triệu đôi/năm Trong ngành, TBS luôn giữ vững vị thế đứng đầu thị trường, có nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành Vì là công ty chuyên nhận hàng gia công ngoài, không có sản phẩm đặc trưng cho công ty nên ta không xét tính thị phần thị trường mà ta căn cứ vào mức tăng trưởng bình quân theo năm của công ty, bình quân theo thống kê báo cáo tài chính hằng năm mức tăng trưởng bình quân từ 10% đến 15% năm Trong đó tỷ trọng khách hàng của TBS như sau: Decathlon chiếm 48%, tiếp theo là Skechers 27% cuối cùng là Wolverine 25% trên tổng doanh thu ngành giày.

Sản xuất công nghiệp túi xách: Đạt được cột mốc một triệu túi sau 12 tháng sản xuất, 10.000.000 túi chỉ sau 40 tháng Năng suất trung bình đang tăng với tốc độ 20% mỗi năm TBS luôn hướng đến những sản phẩm về túi xách thời trang có chất lượng tốt, dây chuyền sản xuất phù hợp theo quy trình chuẩn quốc tế TBS đặt mục tiêu, thành đối tác chiến lược tốt nhất, mang lại giá trị cao nhất trên thị trường cho đối tác và khách hàng Theo báo cáo tài chính 2021 mức tăng trưởng 15% doanh thu so với năm 2020. Đầu tư – Kinh doanh – Quản lý bất động sản và hạ tầng công nghiệp:

Chuyên về đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh dịch vụ hạ tầng, các khu công nghiệp, các dự án bất động sản Tập trung phát triển thị phần vào phía nam, Đông Nam

Bộ trong đó có TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương Theo báo cáo thống kê từ bộ phận quản trị tài chính - kinh tế tổng hợp 2021, cho thấy mức tăng trưởng 15% đến 20% dựa trên báo cáo tài chính 2021 so với năm trước đó.

Cảng - hậu cần: Đặt tại trung tâm tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt

Nam ICD TBS Tân Vạn là một trong những trung tâm chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến kho vận Tổng diện tích kho bãi: 220.000 m2, có sức chứa tối đa: 65.000 container Mức tăng trưởng trên 20% so với năm trước đó dựa trên báo cáo thống kê từ bộ phận quản trị tài chính - kinh tế tổng hợp 2021 Có vị thế thuận lợi nằm tại cửa ngõ tam giác vàng TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương; đang mở rộng khu vực sang sân bay Long Thành – Đồng Nai, đang nằm trong những kho cảng và logistics lớn nhất tại Việt Nam.

Du lịch: Tập trung, hướng tới sự đầu tư phát triển chuỗi khu nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp nhất tại Đông Nam Á Với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong thời gian 2019 2021 nên mức tăng trưởng không cao chỉ 5% đến 8% mỗi năm theo báo cáo tài chính 2021 dựa trên báo cáo thống kê từ bộ phận quản trị tài chính - kinh tế tổng hợp 2021.

Thương mại & Dịch vụ: Hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân: 30% trên năm Chuyên phân phối các sản phẩm thời trang thương hiệu quốc tế, cung cấp các sản phẩm công nghiệp thời trang như túi xách, giày

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức TBS Group

Cũng tương tự như tất cả công ty khác, TBS cũng có đầy đủ hệ thống cơ cấu tổ chức các cấp theo thứ bậc Cơ quan quyền quyết định cao nhất của TBS là đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có mọi quyền hạn đối với từng hoạt động trên mọi lĩnh công ty Tổng giám đốc trực tiếp làm việc dưới sự điều hành chủ tịch và chịu mọi trách nhiệm quản lý 6 khối ngành kinh tế của công ty.

Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TBS Group

Xuất phát từ một công ty chuyên nhận thực hiện gia công giày TBS vẫn luôn chú trọng đầu tư cho sự phát triển của lĩnh vực này Có thể nói ngành công nghiệp da giày đối với TBS như xương sống cho mọi sự đầu tư phát triển của các ngành khác Đặt biệt là Nhà máy I, nhà máy lâu đời nhất và nhỏ nhất trong hệ thống nhà máy sản giày của TBS nhưng lại là nhà máy có năng lực sản xuất lớn nhất trên 50% sản lượng toàn ngành.

Cơ cấu tổ chức Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

Hình 1.4: Cơ cấu tổ chức Nhà máy I của TBS Group

Nhằm thực hiện các kế hoạch đề ra của Tổng công ty, Nhà máy I sẽ có Giám đốc điều hành, đại diện cho công ty điều hành hoạt động của nhà máy Để kiểm soát quy định và an toàn lao động cho công nhân trong quá trình sản xuất cần có NV AUDIT – NQKL ATLĐ (Nhân viên kiểm soát nội quy kỷ luật và an toàn lao động), trực tiếp giám sát các hoạt động liên quan đến chất lượng lao động TP TKCN – TB&CT (Trưởng phòng triển khai công nghệ, thiết bị và công tác), đảm bảo dòng chảy của sản phẩm, triển khai công nghệ cho bộ phận kiểm soát và đảm bảo chất lượng Để quá trình sản xuất được quản lý cắt chẽ cần có 1 PQĐ PX May (Phó quản đốc phân xưởng may) và 1 PQĐ PX Gò NV TK LĐTL (Nhân viên thống kê lao động tiền lương) sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hành chính nhân sự cho nhà máy.

Cơ cấu tổ chức phòng chất lượng – Nhà máy I

Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng chất lượng Nhà máy I của TBS Group

Giám đốc nhà máy điều hành, giám sát các chỉ tiêu của Tổng công ty đưa ra.PGĐ QLCL (Phó giám đốc quản lý chất lượng), thay mặt cho công ty trao đổi với khách hàng và tổ chức đánh giá liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng Đối vớiPQĐ (Phó quản đốc) có nhiệm vụ phân công việc, kiểm tra, giám sát đến khi sản phẩm hoàn thành TP QLCL (Trưởng phòng quản lý chất lượng) điều hành QA tại các bộ phận phân xưởng, giải quyết tất cả vấn đề phát sinh có liên quan đến chất lượng.

Khách hàng

Là nhà máy đầu tiên của TBS Group chuyên nhận gia công sản xuất tất cả các mặt hàng giày từ các công ty lớn trên khắp thế giới trong đó có các thị trường tiêu thụ chủ yếu: Nhật Bản; Mỹ; EU với các công ty khách hàng có thương hiệu lớn như:Decathlon, Skechers, Wolverine…

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Sản phẩm và chất lượng

Sản phẩm là tập hợp bất cứ những cái có thể đem ra thị trường nhằm thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hoặc tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn Sản phẩm là tập hợp các hữu ích mà người tiêu dùng tìm kiếm Tạ Thị Kiều An (2010) đã phát biểu sản phẩm là đầu ra của một quá trình Như vậy có thể hiểu đầu ra của một quá trình là kết quả của sự lắp ráp kết hợp dưới một dạng hình thức nào đó có thể nhận biết được.

Từ đó, sản phẩm qua sự nhận biết được của người tiêu dùng sẽ được chia thành hai nhóm sản phẩm: Một là sản phẩm hữu hình, con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan như cầm nắm và cảm nhận; hai là sản phẩm dịch vụ nó được nhận biết qua sự trải nghiệm của khách hàng từ một bên cung cấp dịch vụ nào đó. Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012), đã nhận định sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất nào Nó không có dẫn đến việc chuyển đổi quyền sở hữu để nhằm mục đích thỏa mãn một cách đầy đủ, đúng lúc và cách thuận lợi nhất của các nhu cầu sản xuất và đời sống.

Sản phẩm dịch vụ chúng không được sản xuất trước và bán sau đó như các sản phẩm vật chất khác Vì sản phẩm dịch vụ là một sản phẩm trừu tượng và không thể nhìn thấy, khách hàng thường sẽ đánh giá chất lượng của sản phẩm dựa trên sự ảnh hưởng tích cực thông qua sự hài lòng, ý định hành vi của khách hàng (Cronin và cộng sự, 2000; Han & Hyun, 2017; Nam & Lee, 2011; Parasuraman và cộng sự, 1985; Qin

& Prybutok, 2009 Mont và cộng sự (2002) đã định nghĩa sản phẩm tiêu dùng là kết tinh của quá trình thiết kế và sản xuất để ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, những bán thành phẩm hay nguyên vật liệu sẽ không được xem là sản phẩm tiêu dùng vì nó phải trải qua quá trình gia công biến đổi Sản phẩm tiêu dùng thường được sản xuất và bán ra với số lượng lớn và giá thành rẻ, đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng Tiêu chí lựa chọn một sản phẩm tiêu dùng được đánh giá dựa trên chất lượng, tính năng, giá cả, độ bền và độ an toàn (Han và cộng sự, 2017).

Từ đó các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường và người tiêu dùng, từ thiết kế, sản xuất đến đảm bảo chất lượng.Tóm lại, sản phẩm tiêu dùng là những sản phẩm quan trọng trong đời sống của con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và phong cách sống của người tiêu dùng

(Gadrey, 2000) Để phát triển sản phẩm tiêu dùng hiệu quả, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cần tập trung vào an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khác nhau về mặt chất lượng của người tiêu dùng.

Khi xem xét từ góc độ người tiêu dùng, Crosby (1989) đã nhận định chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu, bên cạnh đó Juran (1986) cũng đã phát biểu chất lượng là sự phù hợp với sử dụng và công dụng Với quan điểm này, chất lượng phải thỏa mãn được của người tiêu dùng Quan điểm này phù hợp quan điểm của tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu chất lượng được thông qua từ năng lực của sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó thỏa mãn được những đòi hỏi yêu cầu của người sử dụng Gutman (1982) đã chỉ ra chất lượng bắt nguồn từ mối liên hệ nhận thức giữa đặc tính của sản phẩm, kết quả của việc tiêu dùng và giá trị mà con người mong muốn đạt được Có thể thấy một sản phẩm có chất lượng đối với người tiêu dùng là phải đáp ứng được sự hài lòng và ý định mua hàng của khách hàng (Zeithaml, 1988) Chuen Yindee (2022) đã phát biểu chất lượng sản phẩm có thể định nghĩa một cách đơn giản là khả năng của sản phẩm đáp ứng hoặc vượt qua một mức đặc điểm kỹ thuật nào đó và đáp ứng các yêu cầu cần thiết và mong đợi của khách hàng Đó là định nghĩa của chất lượng riêng về sản phẩm, nhưng khi tại mỗi vị trí, mỗi công việc khác nhau lại có góc nhìn khác nhau mà đưa lý giải quan niệm về chất lượng khác nhau. Đứng trên góc độ quản trị sản xuất, Harvey (1993) quan niệm chất lượng của sản phẩm cần phải tổng hợp được những nội tại về kinh tế - kỹ thuật, từ đó phản ánh nên giá trị của sản phẩm nhờ đáp ứng được những yêu cầu đã định ra trước đó Khi xét trong phạm vi sản xuất ra sản phẩm, trên góc độ của nhà quản trị Feigenbaum (1999) đã nhận định chất lượng là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và cách thức vận hành của sản phẩm qua đó thoả mãn được các yêu cầu thị hiếu của người sử dụng Cùng quan điểm đó, Deming (1999) đã phát biểu chất lượng là mức độ có thể dự đoán được về tính đồng nhất, có thể tin cậy được, tại một mức chi phí thấp nhất có thể mà thị trường có thể chấp nhận. Theo những quan điểm trên, để thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, việc đầu tiên cần xem xét về kinh tế có đủ điều kiện thực hiện hay không, và kỹ thuật đó có thực hiện được hay không Qua quan điểm này, sẽ phản ánh được đúng bản chất và mức độ chất lượng sản phẩm đạt được Nếu khi đứng trên góc độ của người tiêu dùng thì chất lượng sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu, thì việc thỏa mãn nhu cầu đó phải được cân nhắc trên góc độ của các nhà quản trị sản xuất và quản trị chất lượng Từ đó mô hình chung, để đáp ứng được chất lượng thì phải bắt đầu từ việc quản trị chất lượng sao cho thỏa mãn được từ nhiều góc độ, nhiều bên nhất có thể (Huang và cộng sự , 2013).

Quản lý chất lượng

Izogo và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng quản lý chất lượng dịch vụ là một phần quan trọng của quản trị chất lượng tổng thể Nó bao gồm việc theo dõi, đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho tổ chức phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình (Kala, 2020) Nó đòi hỏi sự chú trọng đến mối quan hệ khách hàng, tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo ra giá trị cho khách hàng, giúp tăng cường sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng đối với tổ chức.

Kang và cộng sự (2019) phát biểu quản lý chất lượng dịch vụ được xem là một quy trình liên tục kéo dài qua nhiều giai đoạn Nó bao gồm thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ, thiết kế và triển khai các cải tiến chất lượng, và theo dõi hiệu quả của các cải tiến đó Mục tiêu của quản lý chất lượng của phía cung cấp sản phẩm dịch vụ là tăng cường sự hài lòng của khách hàng (Izogo và cộng sự, 2015) Từ đó tăng doanh số bán hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.

Chang và cộng sự (2009) đã định nghĩa quản lý chất lượng trong sản xuất là một phần quan trọng của quản trị sản xuất Được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, từ sản xuất sản phẩm tiêu dùng đến sản xuất công nghiệp nặng Nó bao gồm các hoạt động như kiểm soát chất lượng đầu vào, giám sát và kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng đầu ra, quản lý bảo trì thiết bị và hỗ trợ khách hàng sau bán hàng. Ngoài ra còn bao gồm các hoạt động cải tiến chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quá trình sản xuất, và tăng cường sự đáp ứng kịp thời với yêu các cầu của khách hàng (Huang và cộng sự, 2013) Chang và cộng sự (2009) đã chỉ ra mục đích chính của quản lý chất lượng sản xuất là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng từ các yêu cầu của khách hàng Thông qua đó giảm thiểu lỗi sản xuất, tăng cường hiệu quả sản xuất và tăng cường sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, quản trị chất lượng sẽ có nhiều công cụ để đo lường, và để đảm bảo cho các công cụ đo lường hiệu quả, QA sẽ là bộ phận quan trọng nhất trong việc kiểm soát quy trình chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, để dễ dàng nhất, nhanh nhất kiểm soát, phát hiện xử lý kịp thời tại các công đoạn sản xuất thì

QC sẽ trực tiếp đảm nhiệm công việc này.

Kiểm soát chất lượng

Taylor và cộng sự (1994) đã định nghĩa kiểm soát chất lượng là toàn bộ quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng của một sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất hoặc cung cấp Hoạt động kiểm soát chất lượng của một sản phẩm phải được thực hiện trong từng bước của quá trình sản xuất, từ lúc còn là nguyên liệu thô cho đến lúc thành phẩm (Montgomery, 2020) Nó bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng được quy định trước đó Quá trình kiểm soát chất lượng thường bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá các thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc dịch vụ, và so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập trước đó (Chang và cộng sự, 2009) Nếu sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, các biện pháp cần được áp dụng để sửa chữa hoặc tăng cường chất lượng.

Kiểm soát chất lượng thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Taylor và cộng sự, 1994), từ sản xuất sản phẩm đến cung cấp dịch vụ Chang và cộng sự (2009) chỉ ra mục đích của kiểm soát chất lượng là đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp đáp ứng được các yêu cầu, giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.

Vai trò kiểm soát chất lượng

Montgomery và cộng sự (2020) đã khẳng định kiểm soát chất lượng là một phần nhất thiết cần phải có trong quá trình sản xuất là mấu chốt để xây dựng một doanh nghiệp thành công Kiểm soát chất lượng với vai trò giúp ngăn ngừa, kiểm soát sản phẩm khi ra khỏi dây chuyền sản xuất phải đáp ứng được mục tiêu đề ra của khách hàng và các thông số kỹ thuật Kiểm soát chất lượng giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm bị lỗi và giúp công ty không bị tổn hại danh tiếng (Oakland, 2012).Theo một cách khác, vai trò của QC ngoài việc đảm bảo sự hài lòng và sự tưởng của khách hàng mà còn bảo vệ được hình ảnh của doanh nghiệp Bằng việc kiểm tra và giám sát hiệu quả các quy trình và hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng có thể giúp công ty tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có và tất nhiên, nâng cao hiệu quả (Mitra, 2016) Tóm lại, việc kiểm soát chất lượng nếu được doanh nghiệp thực hiện một cách chặt chẽ, họ không chỉ tiết kiệm được tiền của và nhân lực mà còn tiết kiệm được cả thời gian Để công việc kiểm soát chất lượng được diễn ra một cách hiệu quả, thì việc áp dụng các công cụ hỗ trợ cho việc kiểm soát là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một ngành nghề nào đặt biệt là những ngành liên quan đến sản xuất.

Công cụ hỗ trợ

Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) đã định nghĩa phiếu kiểm tra là một dạng biểu mẫu để ghi số liệu một cách rõ ràng và thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho công tác điều tra tổng hợp Hiện nay, bảng kiểm tra đã được sử dụng rộng rãi trong các công xưởng, đặc biệt trong hoạt động quản lý chất lượng Bảng kiểm tra là một công cụ đơn giản và hiệu quả để thu thập dữ liệu và theo dõi sự cố trong quá trình sản xuất hoặc quá trình kinh doanh Nó được sử dụng để ghi lại các sự kiện, thông tin hoặc dữ liệu định kỳ, giúp người sử dụng có thể phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thu thập được Có nhiều hình thức của bảng kiểm tra tùy theo thực tế của sản phẩm, dịch vụ mà thiết kế hình thức tương ứng Từ phiếu kiểm tra, để xác định rõ các yếu tố chất lượng thu thập được từ thấp đến cao, trọng số và các vấn đề cần ưu tiên xử lý trước thì thông qua biểu đồ Pareto là lựa chọn tối ưu nhất đối với doanh nghiệp.

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là một công cụ quan trọng trong quản lý chất lượng được sử dụng để phân tích và trình bày các dữ liệu liên quan đến các vấn đề hoặc nguyên nhân của chúng Biểu đồ này được đặt dựa trên tên của một người Ý là: Vilfredo Pareto, người đã phát hiện ra rằng khoảng 80% các tài sản tại Ý thuộc về khoảng 20% dân số. Ngày nay nó nổi danh với tên gọi 80/20, còn được xem là một quy định ngầm với ý nghĩa có khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra Biểu đồ Pareto bao gồm hai loại dữ liệu: tần suất của các vấn đề hoặc nguyên nhân, và tổng tần suất tích lũy của chúng. Đầu tiên, các vấn đề hoặc nguyên nhân được xác định và sắp xếp theo tần suất Sau đó, tổng tần suất tích lũy của các vấn đề được tính toán và biểu thị trên trục thứ hai của biểu đồ Pareto Biểu đồ này sẽ giúp cho người quản lý có cái nhìn tổng quan về tần suất của các vấn đề và đánh giá được độ ưu tiên của chúng Tiếp theo, một cách hữu hiệu nhất để liệt kê các yếu tố gây ra những nguyên nhân được xác định từ Pareto thì biểu đồ nhân quả là sự lựa chọn đáng tin cậy và dễ dàng sử dụng nhất.

Biểu đồ nhân quả, hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa, là một công cụ quan trọng trong quản lý chất lượng và được sử dụng để phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp Biểu đồ nhân quả được thiết kế để hiển thị các nguyên nhân chính gây ra một vấn đề cụ thể, và giúp đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề đó Biểu đồ nhân quả có phần đỉnh đại diện cho vấn đề cần giải quyết, và các nhánh của tam giác đại diện cho các nguyên nhân gây ra vấn đề đó Các nguyên nhân được phân loại thành các loại chính, ví dụ như nguyên nhân con người, nguyên nhân máy móc, nguyên nhân môi trường, nguyên nhân vật liệu, và các nhánh của biểu đồ nhân quả được mở rộng để thể hiện các nguyên nhân con dẫn đến các nguyên nhân chính đó.

AHP là một phương pháp phân tích thứ bậc đã được nghiên cứu và phát triển bởi giáo sư Thomas L Saaty 1980 Nó được biết đến như một phương pháp tính toán đơn giản, nhưng có cơ sở vững chắc lý thuyết trong việc đánh giá và lựa chọn các phương án giúp các cá nhân hay tổ chức đưa ra quyết định Nó giúp phân loại mức độ ưu tiên tương đối cho các phương án được đưa ra dựa trên một mức tỉ lệ Mức tỉ lệ này dựa trên phán đoán của người ra quyết định và mức độ quan trọng của các phán đoán đó, cũng như tính nhất quán trong việc so sánh các phương án trong quá trình ra quyết định Phương pháp này cho phép người quyết định tổng hợp được kiến thức các chuyên gia về vấn đề của họ mắc phải, kết hợp được các dữ liệu trong một khuôn khổ thứ bậc nhất định AHP cung cấp cho người ra quyết định một cách tiếp cận trực giác, theo sự phán đoán thông thường để đánh giá sự qua trọng của quan trọng của mỗi thành phần của quyết định thông qua quá trình so sánh từng cặp.

Phương pháp TPM Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sau khi sử dụng các công cụ kiểm soát chất lượng của sản phẩm như phiếu kiểm soát, Pareto, biểu đồ nhân quả… để từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến sản phẩm lỗi Nếu khi xác định được một phần lớn lỗi do máy móc thiết bị thì việc đánh giá và có kế hoạch bảo trì cho máy móc thiết bị là một trong những yếu tố cần đáng được quan tâm Vì máy móc thiết bị là một phần quan trọng không thể tách rời đối với các doanh nghiệp sản xuất Một trong những giải pháp giúp tăng cường và cải thiện tình trạng máy móc thiết bị đó là quản lý bảo trì năng suất toàn diện TPM

(Total Productive Maintenance) Bảo trì năng suất toàn diện: TPM là một khái niệm hoặc triết lý của Nhật Bản TPM được phát triển trên cơ sở các khái niệm và phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa Khái niệm này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Nippon Denso Co Ltd của Nhật Bản, nhà cung cấp của Toyota Motor Company, Nhật Bản, vào năm 1971.

TPM là một phương pháp bảo trì sáng tạo được sử dụng để tối ưu hóa hiệu quả của thiết bị, loại bỏ sự cố và thúc đẩy bảo trì tự động bằng cách liên quan đến toàn bộ lực lượng lao động (Bhadury, 2000) TPM là một sáng kiến sản xuất đẳng cấp thế giới nhằm tìm cách tối ưu hóa hiệu quả của thiết bị sản xuất (Shirose, 1995) TPM tìm cách thu hút sự tham gia của người lao động từ tất cả các bộ phận và cấp độ, từ công nhân đến giám đốc điều hành cấp cao, để đảm bảo vận hành thiết bị hiệu quả Các sáng kiếnTPM, do Viện Bảo trì Nhà máy Nhật Bản đề xuất và thúc đẩy, liên quan đến một kế hoạch thực hiện 8 trụ cột sau: Bảo trì tự chủ; bảo trì tập trung; bảo trì theo kế hoạch;duy trì chất lượng; giáo dục và đào tạo; văn phòng TPM; quản lý phát triển và cuối cùng là an toàn, sức khỏe TPM được sử dụng để tối đa hóa hiệu quả của thiết bị trong suốt vòng đời của thiết bị Thông qua việc duy trì thiết bị ở điều kiện tối ưu nhằm ngăn ngừa sự cố không mong muốn, giảm tốc độ và lỗi chất lượng xảy ra từ các hoạt động của quy trình Không lỗi, không tai nạn và không hỏng hóc là ba mục tiêu cuối cùng của TPM Từ đó giúp tăng đáng kể năng suất lao động, giảm chi phí bảo trì và giảm thời gian ngừng sản xuất TPM yêu cầu cần có sự cải tiến liên tục, loại bỏ với sự tự mãn, thay vào đó là một ý thức cao đối với mục tiêu đặt ra.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ GIÀY W18789 TẠI NHÀ MÁY I – CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

Quy trình sản xuất mã giày W18789 (Giày Verdict Boot Skechers)

Để duy trì được dòng chảy sản phẩm của Nhà máy I – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình sẽ có quy trình sản xuất giày như sau:

Hình 3.1: Quy trình sản xuất giày W18789 tại Nhà máy I – TBS Group

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nhà máy I sẽ có 4 bộ phận chính trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm gồm có: Bộ phận kho, bộ phận đầu vào, bộ phận sản xuất sẽ có may và gò Cụ thể về nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận như sau:

Bộ phận kho, là nơi lưu trữ từ nguyên vật liệu thô đến bán thành phẩm và thành phẩm của nhà máy Hiện tại nhà máy có 4 kho được bố trí tại các phân xưởng Kho nguyên vật liệu sẽ là kho đầu tiên cho cho việc bắt đầu sản xuất với công việc nhập vật tư từ tổng kho, kiểm tra và chuẩn bị vật tư cho quá trình sản xuất Kho đồng bộ may sẽ là kho thứ 2 chịu trách nhiệm nhận bán thành phẩm từ các công đoạn ở bộ phận đầu vào và nguyên phụ liệu để chuẩn bị cho quá trình sản xuất Kho đồng bộ gò là kho thứ 3 chịu trách nhiệm nhận bán thành phẩm từ bộ phận may, phụ liệu và vật tư từ các nhà máy khác về đồng bộ chuẩn bị cho quá trình sản xuất tại bộ phận gò Cuối cùng là kho thành phẩm chịu trách nhiệm đóng thùng sản phẩm, kiểm kê, lưu trữ thông tin trên SAP và xuất hàng về tổng kho.

Bộ phận chuẩn bị, bao gồm các công đoạn lần lượt theo thứ tự như sau: cắt, lạng, cán, dán và in ép Theo quy trình công nghệ, đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm Tại công đoạn này cần được thực hiện trước 1 ngày để chuẩn bị cho bộ phận may sản xuất Đối với cắt, nhà máy có một phân xưởng nhỏ dành riêng cho 28 đầu máy ép rập cố định với công suất lớn được cắt theo từng lệnh dưới sự chỉ định của nhân viên hoạch định vật tư Công đoạn này sẽ được thực hiện bằng thủ công, yêu cầu có 2 người công nhân trực tiếp làm việc với máy, một người sẽ chịu trách nhiệm đứng cắt vật tư và một người chịu trách nhiệm sắp xếp đồng đôi vật tư Ngoài ra nhà máy còn có 2 máy cắt lazer chuyên dùng cắt vật tư Mesh với số lớp cắt lên đến 25 lớp.

Sau công đoạn cắt, tùy theo quy trình công nghệ của từng mã giày mà các chi tiết được tiến hành gia công qua lạng, cán, dán, in ép Không nhất thiết vật tư phải đi qua tất cả công đoạn này Công đoạn lạng, nhà máy có 10 máy hoạt động liên tục với hiệu suất cao giúp mày nhẵn mặt sau vật tư góp phần giảm thiểu hiện tượng gãy kim cho các công đoạn sau và một máy sẽ có một công nhân đứng máy Với 2 máy cán hoạt động liên tục cùng với sự hỗ trợ của 2 công nhân từ với nhiệm vụ đưa và lấy vật tư ra khỏi máy, theo SOP tùy theo loại vật tư mà nhiệt độ cán giao động từ 80 đến 100 độ C Với công đoạn in có 8 bàn trải theo chữ “I” có định hình sẵn mẫu vật tư, yêu cầu có 2 người công nhân cho

1 bàn trải với nhiệm vụ sắp xếp vật tư và người còn lại chuyên in bề mặt vật tư Để mực in nhanh chóng khô mực in, mỗi bàn có một máy sấy nhiệt hoạt động liên tục Sau khi hoàn thành các công đoạn ở bộ phận đầu vào, vật tư sẽ được công nhân di chuyển đến kho đồng bộ may chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Bộ phận may hay còn được gọi là xưởng may, để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty, xưởng hiện có 12 chuyền may thủ công, 2 chuyền may lập trình và 1 máy tự động cắt Ozê vải và webbing than vải Tùy theo mã giày mà mỗi sản phẩm sẽ có quy trình công nghệ riêng và IE riêng do phòng công nghệ tính toán định mức đưa ra Chuyền trưởng và trưởng line sẽ căn cứ vào đó và dựa theo sơ đồ Gantt từ phòng kế hoạch mà cân bằng chuyền để đảm bảo đạt đủ sản lượng theo yêu cầu của nhà máy Dây chuyền sản xuất mũ giày tại Nhà máy I được sắp xếp và bố trí theo mô hình chữ “I” Thông thường tùy theo tay nghề công nhân mà chuyền trưởng sẽ bố trí công nhân ngồi dọc chuyền máy để vận hành 1 hoặc 2 máy liên tiếp Để hoàn thành một mũ giày, vật tư phải trải qua nhiều quy trình sản xuất được chia thành 3 công đoạn chính theo đúng trình tự của SOP Quy trình công nghệ may của xưởng may được mô tả cụ thể như sau:

Hình 3.2: Quy trình công nghệ may

(Nguồn: Phòng điều hành may)

Khi có lệnh sản xuất, nguyên vật liệu được đồng bộ sẽ được tập tại kệ chưa NVL tại đầu mỗi chuyền may NVL sau đó được công nhân và chuyền phó phân phát về chuyền để bắt đầu vào công đoạn 1 Công đoạn 1 chủ yếu là các thao tác chuẩn bị đường may cho chuyền như họa định vị, may lưỡi gà, dán chịu lực… Sang công đoạn 2, có rất nhiều bước thực hiện và mỗi bước sẽ có một máy chuyên dụng để phục vụ cho thao tác đó cho đến hết chuyền mũ giày sẽ được hoàn thành Cuối công đoạn, QC sẽ kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm Tiếp theo đó mũ giày sẽ được nhập kho đồng bộ gò.

Sau khi bán thành phẩm nhập kho Nhân viên lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng gò sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tình hình thực tế và số lượng đồng bộ các chi tiết cấu thành đôi giày theo từng mã mà cấp phát lệnh sản xuất bên gò Theo tác giả tổng hợp được, một mã giày sau khi được lưu kho tại kho bán thành phẩm gò sau hơn một tuần sẽ được cấp lệnh sản xuất do cần phải đợi những vật tư từ nhà máy khác nhập về Tại bộ phận gò, thứ tự quy trình sản xuất được mô tả lần lượt qua 3 công đoạn Về quy trình công nghệ chi tiết của gò (Xem chi tiết tại phụ lục 1) Đối với bộ phận gò, tất cả sản phẩm đều phải được chuẩn bị đồng đôi và đúng theo kích thước màu sắc từng đôi. Đầu tiên là công đoạn xử lý đế giày Để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, đế giày cần được mài nhẵn bề mặt và quét nước xử lý Ngay sau đó đế giày được chuyển qua máy chiếu UV để đẩy nhanh tiến độ thẳm thấu hóa chất Tiếp đến là công đoạn định hình mũ giày: mũ giày được may rút mũi sau đó được chuyển đến pho gót định hình Sau khi may strobel Để quét keo đúng vị trí và dễ dàng ráp đế, bán thành phẩm sẽ được kẻ định vị thủ công bằng khuôn có sẵn theo từng size Cuối cùng là công đoạn ráp đế hoàn thành giày:như size đã định, công nhân vận hành máy định hình đế giày theo đúng đôi và size Sau khi ráp đế, giày sẽ được băng chuyền tải đến lồng lạnh để làm chết keo và định hình giày một lần nữa Sau cùng, QC sẽ kiểm tra tất cả sản phẩm theo đồng đôi. Sau khi nhập kho thành phẩm, số lượng thành phẩm sẽ được nhập vào hệ thống SAP của nhà máy, nhằm kiểm kê và giám sát đơn hàng Theo thống kê của Nhà máy I, mọi đơn hàng sau khi hoàn thiện, sẽ được đóng gói lưu kho và sẽ được đơn vị vận chuyển đi ngay sau đó, sẽ không có tình trạng tồn kho bán thành phẩm gây lãng phí tại nhà máy.

Ngoài những bộ phận tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng tất cả sản phẩm sẽ có một bộ phận đảm bảo chất lượng gồm có 2 lực lượng chính đó là QA chuyên thực hiện giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quy trình chất lượng và QC sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát đầu – cuối chất lượng tại các công đoạn.

Theo thông tin từ phòng hoạch toán nhân sự tổng hợp của công ty như đã đề cập ở trên, tỷ trọng khách hàng Decathlon chiếm 48%, Skechers 27% và Wolverine 25% trên tổng doanh thu công ty Với hệ thống chuỗi nhà máy chuyên sản xuất giày của TBS thì có thể sản xuất đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu từ phía khách Wolverine và Decathlon. Riêng đối với yêu cầu và độ khó trong sản xuất rất cao từ các sản phẩm của khách hàng lâu đời Skechers, nên hiện tại chỉ có Nhà máy I có đủ năng lực hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu Vì thế tất cả đơn hàng từ phía Skechers 100% được hoàn thành tại Nhà máy I. Theo kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022 tại Nhà máy I, Skechers 27% sản lượng, Wolverine 50% sản lượng và Decathlon 23% trên tổng sản lượng Mặc dù Skechers chiếm tỷ trọng sản lượng không quá cao nhưng yêu cầu về mặt chất lượng vượt xa các khách hàng khác Với 27% sản lượng, tác giả tổng hợp được từ bộ phận kế hoạch sản xuất có tới 18% sản phẩm có độ yêu cầu cao về mặt chất lượng và phải trải qua tất cả các công đoạn của nhà máy từ mã giày W18789 (Giày Verdict Boot Skechers) được sản xuất xuyên suốt

6 tháng đầu năm 2022 và 9% còn lại cho các dòng giày phổ thông khác của khách hàng với độ yêu cầu thấp hơn Kế hoạch sản xuất mã giày W18789 (Xem chi tiết tại phụ lục 2). Theo kế hoạch để đáp ứng được mức sản lượng hơn 35 ngàn đôi mũ giày và gần 65 ngàn đôi giày thành phẩm trong vòng một tháng với độ yêu cầu về mặt chất lượng khá cao từ khách hàng Skechers Nhà máy I, ngoài việc hoạch định ra một bảng kế hoạch sản xuất chi tiết và kiểm soát chúng hoàn thành đúng tiến độ Và để việc đáp ứng được các đòi hỏi về mặt chất lượng từ phía khách hàng thì việc đảm bảo đúng tiến độ sản xuất thôi thì vẫn chưa đủ, mà nhà máy cần có sự đảm bảo về mặt chất lượng của sản phẩm thông qua việc kiểm soát chất lượng qua từng công đoạn để có được một sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng từ đó nhận được nhiều đơn hàng khác nữa từ khách hàng.

Quy trình kiểm soát chất lượng mã giày W18789

Hình 3.3: Quy trình kiểm soát.chất lượng mã giày W18789

Thông qua hình 3.3 mô tả quy trình KSCL đối với dây chuyền sản xuất mã giày W18789 từ khi có đơn hàng chi tiết được triển khai xuống nhà máy Khi thực hiện KSCL dây chuyền sản xuất trừ những công đoạn chuẩn bị cho quá trình sản xuất, tại 2 bộ phận may và gò tùy theo quy trình công nghệ mà có những công đoạn được xem là trọng điểm kỹ thuật của mã giày, QC luôn phải đặt biệt chú trọng kiểm tra các vị trí đó trên sản phẩm.

Theo đơn hàng chi tiết của nhà máy, kho nhận kế hoạch nhập kho vật tư đã được nhà mát đặt mua từ trước Vật tư gồm có nguyên vật liệu chính, phụ liệu, và bồi dán, sẽ được QC kiểm tra theo đúng quy chuẩn kiểm tra của công ty Nếu đúng, nhập kho chuẩn bị cho lệnh sản xuất Nếu sai lập biên bản, báo cáo cho bộ phận liên quan.

Theo quy trình sản xuất, kho cấp vật tư cho bộ phận cắt trước một ngày để cắt chuẩn bị nguyên liệu cho đầu vào may Do đặc thù của ngành giày, vật tư sẽ được chia làm 2 loại: vật tư chính sẽ được cắt đồng đôi và được QC kiểm ngay lúc đó để xếp đồng đôi nhằm tránh trường hợp vật tư khác màu, khác nhau về bề mặt vật tư Vật tư phụ gồm có: tẩy lót, PU, bồi dán Ngay sau khi vật tư cắt xong sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên kích thước, chất lượng, size, nếu đúng và đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang khu vực đồng bộ Dựa trên quy trình công nghệ mà một số vật tư sẽ có kế hoạch đưa sang một số bộ phận in, ép, lạng, cán dán để tiến hành gia công, sau đó vật tư sẽ được QC kiểm tra lại toàn bộ một lần nữa trước khi đưa vật tư trở lại khu vực đồng bộ để chuẩn bị cho bộ phận may.

Tại phân xưởng may, vật tư đạt chuẩn được chuyển qua khâu may: Mũ giày sau khi được xử lý tại từng công đoạn sẽ được QC kiểm tra 100% chất lượng nếu đạt sẽ được chuyển đến kho bán thành phẩm gò để xuất sang công đoạn gò Nếu xảy ra lỗi hoặc không đạt sẽ được sửa lại rồi kiểm tra nếu chuẩn yêu cầu, sẽ được chuyển công đoạn tiếp theo Đối với sản xuất mã giày với PO mới, QA sẽ lấy 1 đôi mũ giày hoặc mỗi size một đôi cho QA bên phía khách hàng kiểm tra duyệt ký duyệt chất lượng Sau đó dây chuyền mới được sản xuất hàng loạt.

Bộ phận gò sau khi nhận mũ giày, nhập kho và tiến hành kiểm tra chất lượng lại một lần nữa Sau khi đã đồng bộ được vật tư, trải qua 3 công đoạn sản xuất và được

QC kiểm tra trực tiếp tại cuối mỗi công đoạn Sau khi kết thúc công đoạn gò đề giày thành phẩm sẽ được QCS gò kiểm tra lại 100% Khi đã đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng, giày sẽ được cho đi qua máy dò kim rồi đóng gói di chuyển vào kho Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị hủy hoặc sửa lại nếu gặp lỗi Đối với mã PO mới, quy trình cũng giống như tại phân xưởng may, QA của phân xưởng gò cũng phải làm việc với

QA khách hàng xin duyệt tiếp tục sản xuất.

Phương pháp đảm bảo hiệu quả sản xuất:

Nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng cho quá trình sản xuất đúng kế hoạch QC sẽ tiến hành kiểm tra toàn chuyền 2h/lần dựa trên QTCN và các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra ngăn chặn số lượng lỗi xảy ra Trong trường hợp quá trình sản xuất xảy ra lỗi nhiều QA sẽ kết hợp với các trưởng Line, QC, P QLCL, P TKCN tiến hành đánh giá tùy theo từng mức độ mà đưa ra hướng giải quyết tối ưu.

Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng mã giày W18789

3.3.1 Công tác kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào

Trong hơn 30 năm hoạt động, với lợi thế khi chủ tịch của TBS Group đang nắm giữ vị trí Chủ tịch hiệp hội da giày Việt Nam và TBS cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành sản xuất da giày trên thị trường Để có được vị thế như hiện tại, TBS luôn phải đảm bảo được tất cả chất lượng mà khách hàng khó tánh yêu cầu để ra Để đáp ứng được các yêu cầu như vậy thì TBS phải làm tốt công tác kiểm soát chất lượng NVL ngay từ đầu vào.

Hình 3.4: Lưu đồ kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào

Khi vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất về kho Nhà máy I, sẽ được QC kiểm tra đúng theo quy trình: QC sẽ chuẩn bị đầy đủ kéo, dao rọc giấy, biên bản sổ báo cáo, lệnh nhập kho, đơn hàng chi tiết, Swatch book, mã PO, mã SAP… để kiểm tra vật tư Vật tư sẽ được để vào khu vực kiểm tra đầu vào, QC đối chiếu từng thông tin chi tiết Một vật tư đạt chuẩn mọi thông tin cần phải có: tem FIFO, thông tin nhà cung cấp, giấy thông tin tổng kho, mã Sap (P12W ), tem “đã kiểm chất lượng” của tổng kho Khi mọi thông tin đầy đủ QC dán tem đã kiểm đầu vào.

Ngay sau đó vật tư sẽ được đưa vào khu vực chuẩn bị kiểm tra chất lượng QC sẽ cắt tất cả đầu cây vật tư để đối chiếu với Swatch book, giày mẫu… kiểm tra đúng màu, đúng chất lượng, đúng số lớp… Khi mọi thông tin đã đầy đủ, chất lượng đảm bảo QC dán tem hàng đã kiểm sau đó bàn giao cho nhân viên kho đưa vật tư nhập kho theo đúng khu vực Nếu trường hợp có lỗi, sai thông tin, khác màu… QC dán tem hàng đang chờ xử lý sau đó báo cáo ngay cho QA, P QLCL giải quyết.

Tất cả nguyên vật liệu phụ liệu đều phải được tiến hành kiểm tra theo lưu đồ trên. Riêng đối với vật tư da, QC cần phải cần thực hiện nhiều bước hơn, phải dựa trên bảng hệ số chất lượng da mà phân loại da:

Bảng 3.1: Hệ số quy đổi chất lượng da

Loại/ cấp độ Hệ số chất lượng Hệ số đại diện

Loại VII/E7 70% - 60% - Trả nhà cung cấp 65

Loại VIII/F8 60% - 0% - Trả nhà cung cấp 55

(Nguồn: Phòng chất lượng) Đối với ngành da giày hay đối với vật tư da nói riêng, đơn vị đo lường của da sẽ không được đo bằng mét như các vật tư khác, da thường sẽ được tính bằng SF hay Sqft (Square Feet– Feet vuông), được ước tính 1m2 sẽ được 10.764 (SF) Trong quá trình kiểm tra và hoàn thành việc kiểm tra chất lượng, QC đều phải thống kê đưa vào báo cáo kiểm tra chất lượng (Xem chi tiết tại phụ lục 3)

Theo quy trình công ty, chất lượng của nguyên vật liệu sẽ được kiểm tra kỹ càng ngay từ khi nguyên vật liệu về các Tổng kho của công ty, sau đó mới được cấp phát về các nhà máy sản xuất trong đó có Nhà máy I Nhưng trên thực tế chất lượng của vật tư vẫn chưa được đảm bảo một tốt nhất Tình các lỗi vật tư, tình trạng trả hàng tổng kho,trả hàng với nhà cung cấp vẫn thường xảy ra trong tình trạng kéo dày Thống kê thực trạng chỉ xét riêng cho mã giày W18789 được tác giả tổng hợp tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Lỗi chất lượng nghiêm trọng đầu vào tuần 24 – 25

Ngày Số lượng Lỗi vi phạm Đơn vị trả về

15/06 722 SF Da cắt mũ giày không đạt chất lượng, sai chuẩn Nhà cung ứng 16/06 300Đ Da lót tẩy khác màu không đồng đôi Sóng Thần 3 16/06 9168 bộ OZE nhập về sai mã sáp, lông đền không đúng quy cách Cấp trên

18/06 1 cuộn Chỉ không đúng mẫu Tổng kho

18/06 169M Dây webbing không lên hồ cứng Nhà cung ứng 20/06 19,9M Da lót tẩy bồi dán Mỹ Phong về NM1 độ bám dính kém BD Mỹ Phong 21/06 6188Đ Do da lót tẩy Sóng Thần 3 nhập về khác màu 1 chân Sóng Thần 3 22/06 18M Vật tư da lót tẩy nhập về độ bám dính kém BD Mỹ Phong 24/06 24M Vật tư nhập về đưa sai qui cách Tổng kho

(Nguồn:Phòng chất lượng) Đối với các NVL lỗi màu bề mặt hoặc da sản xuất, chất lượng kém các NVL này được công ty xem xét trong khoảng chất lượng (0,2473) > năng lực nhà cung cấp (0,1247) > giao hàng đúng thời hạn (0,0984) > thanh toán (0,0655) > dịch vụ bảo hành (0,0596) > tỷ lệ hư hỏng (0,0365).

Bảng 4.4: Xử lý số liệu cho tính CR

TC GT CL NL GH TL DV TT Tổng TSTB Consistency vector

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ngày đăng: 11/12/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Logo thương hiệu tổng công ty - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 1.1 Logo thương hiệu tổng công ty (Trang 14)
Hình 1.2. Biểu đồ phân bổ kinh tế theo từng năm của TBS - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 1.2. Biểu đồ phân bổ kinh tế theo từng năm của TBS (Trang 16)
Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TBS Group - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TBS Group (Trang 18)
Hình 3.1: Quy trình sản xuất giày W18789 tại Nhà máy I – TBS Group - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.1 Quy trình sản xuất giày W18789 tại Nhà máy I – TBS Group (Trang 27)
Hình 3.3: Quy trình kiểm soát.chất lượng mã giày W18789 - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.3 Quy trình kiểm soát.chất lượng mã giày W18789 (Trang 31)
Hình 3.4: Lưu đồ kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.4 Lưu đồ kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào (Trang 33)
Bảng 3.2: Lỗi chất lượng nghiêm trọng đầu vào tuần 24 – 25 - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 3.2 Lỗi chất lượng nghiêm trọng đầu vào tuần 24 – 25 (Trang 35)
Bảng 3.3: Bảng kế hoạch xử lý hàng lỗi - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 3.3 Bảng kế hoạch xử lý hàng lỗi (Trang 36)
Hình 3.5: Quy trình KSCL sản phẩm trong dây chuyền sản xuất W18789 - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.5 Quy trình KSCL sản phẩm trong dây chuyền sản xuất W18789 (Trang 37)
Bảng 3.4: Phân loại sản phẩm lỗi W18789 – Skechers - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 3.4 Phân loại sản phẩm lỗi W18789 – Skechers (Trang 38)
Bảng 3.6: Bảng thống kê lỗi tại phân xưởng may - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 3.6 Bảng thống kê lỗi tại phân xưởng may (Trang 39)
Hình 3.6: Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ lỗi may trong tháng 6 – W18789 - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.6 Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ lỗi may trong tháng 6 – W18789 (Trang 40)
Hình 3.7: Biểu đồ xương cá về lỗi vệ sinh dơ, dính keo, lem keo - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.7 Biểu đồ xương cá về lỗi vệ sinh dơ, dính keo, lem keo (Trang 40)
Hình 3.8: Biểu đồ xương cá về lỗi may cự ly biên không đều - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.8 Biểu đồ xương cá về lỗi may cự ly biên không đều (Trang 42)
Hình 3.9: Biểu đồ xương cá về lỗi đứt chỉ, bung chỉ, lòng chỉ - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.9 Biểu đồ xương cá về lỗi đứt chỉ, bung chỉ, lòng chỉ (Trang 42)
Bảng 3.7: Bảng thống kê lỗi tại phân xưởng gò - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 3.7 Bảng thống kê lỗi tại phân xưởng gò (Trang 43)
Hình 3.12: Biểu đồ xương cá về lỗi giày hở keo - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.12 Biểu đồ xương cá về lỗi giày hở keo (Trang 44)
Hình 3.13: Biểu đồ xương cá về lỗi vênh đế - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.13 Biểu đồ xương cá về lỗi vênh đế (Trang 45)
Bảng 3.8: Hệ thống SAP báo cáo online hiệu quả sản xuất - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 3.8 Hệ thống SAP báo cáo online hiệu quả sản xuất (Trang 46)
Hình 3.14: Biểu đồ xương cá tổng hợp các yếu tố gây nên sản phẩm lỗi tại xưởng may - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.14 Biểu đồ xương cá tổng hợp các yếu tố gây nên sản phẩm lỗi tại xưởng may (Trang 48)
Hình 3.15: Biểu đồ xương cá tổng hợp các yếu tố gây nên sản phẩm lỗi tại xưởng gò - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 3.15 Biểu đồ xương cá tổng hợp các yếu tố gây nên sản phẩm lỗi tại xưởng gò (Trang 49)
Bảng 3.9: Kế hoạch chuẩn bị vật tư 5 ngày - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 3.9 Kế hoạch chuẩn bị vật tư 5 ngày (Trang 51)
Hình 4.1: Quy trình thương lượng khách hàng - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Hình 4.1 Quy trình thương lượng khách hàng (Trang 56)
Bảng 4.2: Ma trận so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 4.2 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí (Trang 59)
Bảng 4.3: Ma trận trọng số cho các tiêu chí - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 4.3 Ma trận trọng số cho các tiêu chí (Trang 60)
Bảng 4.5: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 4.5 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) (Trang 61)
Bảng 4.25: Ma trận kỹ năng tay nghề - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 4.25 Ma trận kỹ năng tay nghề (Trang 71)
Bảng 4.26: Mục tiêu đào tạo công nhân đa năng - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 4.26 Mục tiêu đào tạo công nhân đa năng (Trang 72)
Bảng 4.27: Bảng thống kê tài sản quá hạn - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
Bảng 4.27 Bảng thống kê tài sản quá hạn (Trang 75)
Phụ lục 4: Bảng KPI chất lượng đề ra của khách hàng Skechers - Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất mã giày w18789 tại nhà máy i   công ty cổ phần đầu tư thái bình
h ụ lục 4: Bảng KPI chất lượng đề ra của khách hàng Skechers (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w