Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, “tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯƠNG VĂN NAM
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP HỒ CHÍ MINH - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯƠNG VĂN NAM
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS VŨ TRỌNG TÍCH
TP HỒ CHÍ MINH - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung của bản luận văn này là kết quả của sự nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và là kết quả của sự tự tìm tòi, phân tích số liệu thực tiễn của Công ty Các số liệu trong luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày
Tác giả
Trương Văn Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Khoa VTKT Trường Đại học GTVT đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và trong quá trình thực hiện luận văn này
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Vũ Trọng Tích đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi để bản luận văn này được hoàn thành
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2018
Tác giả
Trương Văn Nam
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1 Tổng quan về tiền lương 3
1.1.1 Khái niệm tiền lương 3
1.1.2 Chức năng của tiền lương 3
1.1.3 Ý nghĩa của tiền lương 4
1.2 Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 5
1.2.1 Khái niệm của công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 5
1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức tiền lương 5
1.2.3 Các yêu cầu của công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 6
1.2.4 Các căn cứ của công tác tổ chức tiền lương 6
1.2.5 Quỹ lương và các phương pháp xây dựng quỹ lương 7
1.2.6 Các hình thức trả lương 9
1.2.7 Cơ cấu tiền lương 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương 18
1.3.1 Nhân tố bên trong 18
1.3.2 1.3.2 Nhân tố bên ngoài 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 22
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 22
2.1.1 Giới thiệu khái quát 22
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 24
Trang 62.1.4 Cơ cấu tổ chức 25
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh 28
2.1.6 Tầm nhìn và sứ mệnh phát triển 29
2.1.7 Những thuận lợi và khó khăn 29
2.2 Tổng quan về Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 30
2.2.1 Những thông tin chung về Nhà máy 1-Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 30
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 31
2.2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 32
2.2.4 Tình hình nhân sự tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 33 2.3 Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 40
2.3.1 Hình thức và chế độ trả lương áp dụng tại Nhà máy 1 40
2.3.2 Công tác xây dựng và sử dụng quỹ lương 53
2.4 Đánh giá khái quát công tác tổ chức tiền lương tại Nhà máy 1 – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 68
2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác tổ chức tiền lương 68
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 69
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 73
3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình và Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 73
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 73
3.1.2 Định hướng phát triển của Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 74
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Nhà máy 1 – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 75
3.2.1 Hoàn thiện chính sách tiền lương 75
3.2.2 Hoàn thiện quy trình xác định nguồn lương kế hoạch (KH 2) 79
3.2.3 Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ 87
Trang 73.2.4 Hoàn thiện công tác quyết toán nguồn lương 92
3.2.5 Hoàn thiện công tác duy trì và phát triển nguồn nhân lực 96
3.3.6 Thực hiện trả lương đúng thời điểm 101
KIẾN NGHỊ 104
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 110
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN Bảo hiểm tai nạn
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CB-CNV Cán bộ - công nhân viên
CBQL Cán bộ quản lý
CĐCS Chế độ chính sách
CN-KT Công nhân – Kỹ thuật
CN-TC Công nhân – Thủ công
LPT Lương phụ trội
NSLĐ Năng suất lao đông
NVNV Nhân viên nghiệp vụ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của TBS Group giai đoạn 2012-2016 28
Bảng 2.2: Báo cáo chất lượng lao động 8/2017 34
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn lực lao động (8/2017) 35
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo thâm niên 39
Bảng 2.5: Thang lương theo bình xét điểm kết quả hoàn thành công việc cán bộ quản lý (đánh giá trên thang điểm 1000) 42
Bảng 2.6: Thang lương theo bình xét điểm kết quả hoàn thành công việc cán bộ quản lý – nhân viên nghiệp vụ (đánh giá trên thang điểm 100) 42
Bảng 2.7: Căn cứ và mức tính phụ cấp 43
Bảng 2.8: Biểu mẫu thanh toán lương 44
Bảng 2.9: Bảng chấm giờ công lao động cho CB-CNV
Bảng 2.10: Phiếu thanh toán lương 50
Bảng 2.11: Mức lương thực nhận bình quân của CB-CNV giai đoạn 2012 – 2016 51 Bảng 2.12: Mức lương bình quân của CBQL-NVNV giai đoạn 2012 – 2016 52
Bảng 2.13: Mức lương bình quân của lao động TTSX giai đoạn 2012 – 2016 52
Bảng 2.14: Kế hoạch sản xuất kinh doanh (tháng) 55
Bảng 2.15: Dự báo kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh theo tuần 56
Bảng 2.16: Xác định nguồn lương từ kết quả sản xuất 57
Bảng 2.17: Ngân sách (nguồn lương) từ kết quả sản xuất (tháng) 58
Bảng 2.18: Quyết toán chi phí tiền lương tháng 07 59
Bảng 2.19: Tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy 1 giai đoạn 2012 - 2016 63
Bảng 2.20: Tình hình chênh lệch quỹ lương của nhà máy 1 giai đoạn 2012 - 201665 Bảng 2.21: Tình hình biến động lao động của nhà máy 1 giai đoạn 2012 – 2016 71
Bảng 3.1: Tỷ lệ giữa chênh lệch nguồn lương SP-TG với quỹ lương KH 2 giai đoạn 2012 – 2016 (lấy bình quân theo tháng) 93
Bảng 3.2: Tỷ lệ giữa chênh lệch nguồn lương SP-TG với quỹ lương KH 2* giai đoạn 2012 – 2016 (lấy bình quân theo tháng) 94
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của TBS Group giai đoạn 2012-2016 28
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ (8/2017) 36
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính (8/2017) 37
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi (8/2017) 38
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ phân bổ nguồn lương theo đơn giá 58
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ phân bổ chi phí lương theo cơ cấu lao động 58
Biểu đồ 2.7: Chênh lệch quỹ lương theo năm và bình quân tháng của nhà máy 1 giai đoạn 2012 - 2016 65
Biểu đồ 2.8: Chênh lệch quỹ lương sản phẩm-thời gian theo năm và bình quân tháng của nhà máy 1 giai đoạn 2012 - 2016 66
Biểu đồ 2.9: Chênh lệch quỹ lương sản phẩm-thời gian so với tổng quỹ lương theo bình quân tháng của nhà máy 1 giai đoạn 2012 - 2016 67
Biểu đồ 2.10: Tình hình biến động lao động của nhà máy 1 giai đoạn 2012 – 201671 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chung của TBS Group 26
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Nhà máy 1 31
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội và những thách thức mới Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, củng cố vị thế và nâng cao uy tín của mình để có thể đứng vững trong môi trường đầy tính cạnh tranh Góp phần đem lại hiệu quả kinh tế to lớn, thu nhập của người lao động tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ngày càng được phát triển
Do vậy, tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm bởi ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn của nó Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập quan trọng nhất giúp họ bảo đảm được cuộc sống Đối với mỗi doanh nghiệp, tiền lương là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất kinh doanh Và đối với nền kinh tế đất nước, tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội sáng tạo ra Vì vậy, chính sách về tiền lương, thu nhập luôn là chính sách trọng tâm của mỗi quốc gia Chính sách này phải được xây dựng hợp lý sao cho tiền lương đảm bảo nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động, làm cho tiền lương trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy và duy trì người lao động làm việc tốt hơn, đồng thời phát huy được thế mạnh của các doanh nghiệp để họ đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt
Do vậy, đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương
tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phẩn Đầu tư Thái Bình” đã được chọn và nghiên cứu
có ý nghĩa thực tiễn thiết thực
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến công tác trả lương cho người
lao động trong doanh nghiệp
Thứ hai, phân tích thực trạng và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công
tác tổ chức tiền lương tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phẩn Đầu tư Thái Bình
Thứ ba, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền
lương tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phẩn Đầu tư Thái Bình
3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp
Trang 124 Phạm vi nghiên cứu
Công tác tổ chức tiền lương tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phẩn Đầu tư Thái Bình giai đọan 2012-2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và diễn dịch, điển hình
hoá, phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp thống kê, chuyên gia
Căn cứ vào tình hình, cơ cấu tiền lương trong các doanh nghiệp tiến hành so
sánh và phân tích thực trạng, đánh giá nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp
6 Kết cấu của Luận văn
Cấu trúc của luận văn, ngoài phần tóm tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Nhà máy 1 - Công ty
Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phẩn Đầu tư Thái Bình
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về tiền lương
1.1.1 Khái niệm tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó Có nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương Nó phụ thuộc vào các thời kỳ và góc độ nhìn nhận khác nhau
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), “tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được
ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc theo
quy định của pháp luật, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc có những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” [5]
Trong các hoạt động nhất là hoạt động kinh doanh, đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành của chi phí sản xuất – kinh doanh
Do đó, vấn đề tiền lương phải được tính toán và quản lý chặt chẽ Đối với người lao động, tiền lương là một phần thu nhập từ quá trình lao động của họ, thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của
họ Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục tiêu của mọi người lao động, mục tiêu này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất, tiêu dùng và quan hệ trao đổi Do vậy, mỗi quốc gia cần phải có chính sách tiền lương, phân phối thu nhập hợp lý, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước
1.1.2 Chức năng của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ kinh
tế trong việc trả lương, trả công cho người lao động, nó bao gồm các chức năng sau:
- Tiền lương là một công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng lao động và người lao động
Trang 14- Nhằm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là đảm bảo cho người lao động có một
số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động của chính mình; sản xuất ra sức lao động mới; tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, tăng cường chất lượng lao động
- Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng của thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động, do
đó tiền lương là công cụ quan trọng trong quản lý Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, sáng tạo, tiền lương được coi như một công cụ tạo động lực cho người lao động
1.1.3 Ý nghĩa của tiền lương
1.1.3.1 Ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động
Đứng ở góc độ người lao động thì tiền lương là phần thu nhập chủ yếu, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình của họ Ngoài ra, tiền lương ở một mức độ nào đó, là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín, địa vị trong xã hội và trong gia đình của họ Về phương diện mối quan hệ của người lao động trong xã hội, tiền lương cũng còn là một phương tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của chủ doanh nghiệp
đối với người lao động [3]
1.1.3.2 Ý nghĩa của tiền lương đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng; đó là một khoản chi phí bắt buộc giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển Đứng ở bất
kỳ góc độ nào, mọi doanh nghiệp đều muốn nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm; do đó, chính họ phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương
Tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay nghề
và tạo được lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp Ngoài ra, tiền lương còn là một phương tiện kích thích và động viên người lao động rất hiệu quả; nó chính
là cầu nối gắn kết mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp [3]
1.1.3.3 Ý nghĩa của tiền lương đối với xã hội
Tiền lương có thể có ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức khác nhau trong xã hội Tiền lương cao hơn giúp cho người lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt khác có
Trang 15thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm mức sống của những người có thu nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả Giá cả tăng cao lại có thể làm giảm cầu về sản phẩm
và dịch vụ và dẫn tới giảm công việc làm
Tiền lương đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng như giúp cho chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội [[3]]
1.2 Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm của công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp
Công tác tổ chức tiền lương là hoạt động quan trọng, là điều kiện tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào; mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được công tác tiền lương hợp lý đáp ứng được nhu cầu của môi trường hiện tại hoặc kế hoạch tương lai của doanh nghiệp; nhằm tối ưu hóa các lợi thế kinh doanh, đảm bảo lòng tin của người lao động; qua đó, nâng cao uy tín, củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thương trường; giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc trong xã hội cạnh tranh đầy gay go và quyết liệt
1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức tiền lương
Nguyên tắc thứ nhất: trả lương như nhau cho các lao động như nhau, đây là
một nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được tính bình đẳng trong trả lương Hơn nữa, nó còn là một động lực để thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn
Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh
hơn tiền lương bình quân Đây là nguyên tắc cần thiết vì nó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động
và đảm bảo phát triển kinh tế
Nguyên tắc thứ ba: đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những
người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân; nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự công bằng bình, đẳng cho người lao động
Nguyên tắc thứ tư: trả lương cho người lao động phải đảm bảo thúc đẩy
được quá trình phát triển kinh tế của xã hội thực hiện được quá trình CNH – HĐH của đất nước
Trang 161.2.3 Các yêu cầu của công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp
Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần phải đạt được các yêu cầu sau: Một là, đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Đây là yêu cầu quan trọng nhằm thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội Yêu cầu này cũng đặt ra những đòi hỏi cần thiết khi xây dựng chính sách tiền lương
Hai là, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao Tiền lương là đòn bẩy quan trọng để nâng cao năng suất lao động tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, do vậy tổ chức tiền lương phải đặt ra yêu cầu làm tăng năng suất lao động
Ba là, tổ chức tiền lương phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu
Bốn là, yêu cầu về tính công bằng và tính kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp đều đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu Vì chỉ có hiệu quả kinh tế mới mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp nhà nước, thì yêu cầu về tính công bằng có được đề cập đến nhưng do sự phát triển của cơ chế thị trường nên vấn đề này không được coi trọng trong năng suất lao động
và hiệu quả kinh tế
1.2.4 Các căn cứ của công tác tổ chức tiền lương
❖ Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc là tổng thể các biện pháp nhằm trang bị, thiết kế, bố trí nơi làm việc để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Phục vụ nơi làm việc là đảm bảo hỗ trợ để quá trình lao động sản xuất được tiến hành bình thường không bị gián đoạn, như: cung cấp nguyên liệu, dụng cụ lao động, năng lượng, sửa chữa, kiểm tra, vận chuyển kho tàng…
❖ Điều kiện lao động
Là tổng thể các yếu tố kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, dụng cụ, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo nên điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh
Trang 17Phân công lao động là chia quá trình lao động thành hai giai đoạn; bao gồm: phân chia cụ thể các bước công việc và phân thành các nhiệm vụ khác nhau để chuyên môn hóa quá trình lao động, cách thức sử dụng công cụ lao động
Hợp tác lao động là quá trình kết hợp, phối hợp, điều hòa, điều tiết các hoạt động riêng lẻ trong quá trình lao động; tạo ra cơ sở, nền tảng thống nhất các hoạt động để góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra của doanh nghiệp
❖ Định mức lao động
Là công cụ hay cơ sở để tính hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, trong điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định, nó là cơ sở để phân phối của cải vật chất tinh thần của
xã hội, là cơ sở để xác định nhu cầu lao động cần thiết, số lao động cần thiết
❖ Đánh giá thực hiện công việc
Là hệ thống chính thức xét duyệt và đánh giá sự hoàn thành công tác của một
cá nhân theo định kỳ Đây là cơ sở để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật và giúp nhà quản lý áp dụng để trả lương công bằng và hợp lý
1.2.5 Quỹ lương và các phương pháp xây dựng quỹ lương
❖ Quỹ lương
Quỹ lương là tổng số tiền mà người sử dụng lao động dùng để trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động thuộc phạm vi doanh nghiệp
quản lý và sử dụng trong một thời kỳ nào đó
Quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công
và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục ) mà doanh nghiệp trả cho các loại lao động
thuộc doanh nghiệp quản lý
Trang 18❖ Sự cần thiết của công tác xây dựng quỹ lương
Đối với Nhà nước: chính sách tiền lương là một trong những chính sách kinh
tế xã hội quan trọng của đất nước Xuất phát từ bản chất Nhà nước là của dân, do dân
và vì dân; chính sách này liên quan trực tiếp đến lợi ích đông đảo của người lao động Nhà nước quản lý thống nhất về tiền lương; việc xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương của các doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước quản lý về tiền lương, thu nhập, sử dụng quỹ tiền lương và hệ thống định mức lao động trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp: quỹ tiền lương là một bộ phận cấu thành của chi phí sản xuất Vì vậy, việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương một cách khoa học cũng góp phần làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động thông qua việc sử dụng hợp lý quỹ tiền lương; từ đó, tạo nên tính công bằng trong quy trình trả lương Việc xây dựng quỹ tiền lương và giao quỹ tiền lương cho các đơn vị thành viên là cơ sở để doanh nghiệp kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ lương và các chiến lược về lao động của các đơn vị thành viên
Đối với người lao động: tiền lương là phần thu nhập chính của họ để tái sản xuất sức lao động cho bản thân người lao động và còn nuôi sống những người trong gia đình họ Vì vậy, việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương một cách công khai, hợp lý, dân chủ sẽ tạo niềm phấn khởi và sự tự tin của người lao động đối với doanh nghiệp; đó cũng chính là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh
❖ Phương pháp xây dựng quỹ lương
Xác định quỹ lương theo mức tiền lương bình quân số lượng lao động: là cách xác định tiền lương dựa vào mức tiền lương bình quân một người lao động và
số lượng lao động Một ưu điểm đơn giản dễ làm nhưng nó mang tính bình quân cao không khuyến khích người lao động
Hai phương pháp xây dựng quỹ lương được áp dụng phổ biến trong doanh nghiệp:
- Quỹ lương được xây dựng dựa trên mức chi phí lương trên một đơn vị sản phẩm Tính mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm kỳ báo cáo (MTLBC)
MTLBC =
SLBC
Trang 19Trong đó: QTLBC: Quỹ tiền lương kỳ báo cáo
SLBC: Sản lượng kỳ báo cáo
Tính mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch (MTLKH)
(1.2)
Trong đó: ITLKH: chỉ số tiền lương bình quân kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo IWKH: chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo
Tính quỹ tiền lương kế hoạch (QKH)
SLKH: Là tổng số sản lượng kế hoạch
- Phương pháp tổng thu trừ tổng chi:
Trong đó: QTL + K: Qũy tiền lương cộng các quỹ khác
C + V + M: Tổng doanh thu của doanh nghiệp
C1 + C2 + E: Chi phí khấu hao cơ bản, vật tư, nguyên vật liệu
Xác định quỹ tiền lương căn cứ vào đơn giá
(1.5)
Trong đó: QTL: Quỹ tiền lương thực hiện
ĐG: Đơn giá K: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tương ứng với chỉ tiêu giao đơn giá
1.2.6 Các hình thức trả lương
Lựa chọn loại hình trả lương hợp lý có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng thời gian lao động hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, với mục đích phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương mà Nhà nước quy định Về nguyên tắc có hai hình thức chủ yếu đó là: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm
1.2.6.1 Trả lương theo thời gian
Là hình thức trả lương căn cứ vào cấp bậc, chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, đối với công nhân lao động bằng máy móc hoặc đối với những công việc không thể tiến hành một cách chặt chẽ và chính xác,
MTLKH * ITLKH IWKH
MTLKH =
Trang 20hay vì tính chất của sản xuất nếu trả công theo sản phẩm thì không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực
Tuy nhiên, hình thức trả lương theo thời gian chưa gắn được thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc Do đó, tùy theo trình độ và điều kiện quản lý thời gian lao động, hình thức trả lương này có thể theo hai cách: theo thời gian đơn giản và theo thời gian có thưởng
a Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản
Là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định Hình thức trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc
Tiền lương được tính như sau: (1.6)
Trong đó: Ltt: Tiền lương thực tế người lao động nhận được
Lcb: Là tiền lương cấp bậc được tính theo thời gian
T: Thời gian làm viêc
Có ba loại lương theo thời gian đơn giản:
+ Lương giờ: tính theo cấp bậc giờ và số giờ làm việc
+ Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc + Lương tháng: tính theo cấp bậc tháng
Cách trả lương này mang tính bình quân và không khuyến khích, sử dụng hợp lý thời gian, tập trung công suất máy…
b Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
Là sự kết hợp giữa hình thức trả lương đơn giản và tiền thưởng khi người lao động đạt được các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng theo quy định Hình thức trả lương này chủ yếu áp dụng với công nhân phụ làm công việc phục vụ Ngoài ra, còn
áp dụng ở công nhân chính làm công việc sản xuất, có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa, hoặc những công việc đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng
Công thức xác định:
(1.7)
Tiền thưởng Lương
thời gian
có thưởng
Thời gian làm viêc thực tế
+
x Mức lương cấp bậc
=
Trang 21Hình thức trả lương này không những phản ánh sự thành thạo của trình độ và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thâm niên công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được; vì vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công tác của mình Do đó, cùng với ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật chế độ trả lương ngày càng được mở rộng hơn
1.2.6.2 Hình thức trả lương khoán
Lương khoán là hình thức trả lương hưởng trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành Hình thức trả lương này có thể theo thời gian (giờ), hay trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng + Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng hình thức này áp dụng cho những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm
+ Trả lương khoán quỹ lương: theo hình thức này doanh nghiệp tính toán và giao khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành công tác hay không hoàn thành kế hoạch
+ Trả lương khoán thu nhập: tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà hình thành quỹ lương để phân chia cho người lao động khi tiền lương không thể hạch toán riêng cho từng người lao động thì phải trả lương cho cả tập thể lao động đó, sau đó mới tiến hành chia cho từng người
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì: “Người sử dụng lao động có
quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán Đối với tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày Và việc trả lương được thực hiện theo thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động.”
[[1]]
Tiền lương khoán tính như sau: L i = ĐG k x Q i (1.8)
Trong đó: Li: Tiền lương thực tế công nhân nhận được
Trang 22ĐGk: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc
Qi: Số lượng sản phẩm hoàn thành
Như vậy, trả lương khoán có nhiều phương pháp, có thể trả trên kết quả khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân hoặc nhóm thực hiện, cũng có thể trên hệ số hoặc số điểm chức danh, cho bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất
Điều cần lưu ý trong việc trả lương khoán, người sử dụng lao động phải xác định một tỷ lệ hay đơn giá khoán phù hợp, có tính khuyến khích và đảm bảo thu nhập cho người lao động Đồng thời, đặt ra các mức hoàn thành công việc khác nhau và ở mỗi mức cao hơn sẽ có tỷ lệ khoán cao hơn có thể kèm tiền thưởng bổ sung nhằm phát huy tối đa năng lực và khuyến khích người lao động đạt được thành tích cao hơn trong công việc Tuy nhiên, đây là hình thức trả lương tương đối khó,
vì việc xác định đơn giá giao khoán rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong quá trình xác định
a Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất và chế tạo sản phẩm, đem lại cái nhìn trung thực và khách quan về tinh thần và trách nhiệm làm việc
Hình thức trả lương theo sản phẩm nó làm tăng năng suất của người lao động Trả lương theo sản phẩm khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn kỹ năng, phát huy sáng tạo, năng cao khả năng làm việc và làm tăng năng suất lao động
Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải xây dựng được các định mức lao động có căn cứ khoa học Đây là điều kiện quan trọng làm cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp
- Đảm bảo tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc: nhằm đảm bảo cho người lao động có thể hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ giảm thiểu thời gian phục
vụ cho tổ chức và phục vụ kỹ thuật
Trang 23- Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: kiểm tra nghiệm thu nhằm đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất ra đúng theo chất lượng đã quy định, tránh chạy theo số lượng
- Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm cho người lao động
b Hình thức trả lương trực tiếp theo sản phẩm cá nhân
Hình thức trả lương này áp dụng rộng rãi đối với người sản xuất trực tiếp trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt Tiền lương trong kỳ mà một công nhân được hưởng theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau: (1.9)
Trong đó: L1: Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được
ĐG: Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm
Trong đó: L0: Là lương cấp bậc của công nhân trong kỳ
Q: Mức sản lượng của công nhân trong kỳ
T: Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm
✓ Ưu điểm: khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất
lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp, dễ dàng tính tiền lương trực tiếp trong kỳ
✓ Nhược điểm: dễ làm cho công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít quan
tâm đến chất lượng sản phẩm
c Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể
Hình thức này được áp dụng cho một nhóm người lao động khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định Hình thức trả lương tập thể được áp dụng đối với công việc được nhiều người tham gia
Hình thức trả lương được tính như sau:
Trang 24(1.11) Trong đó: L1: Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được
Q0: Sản lượng thực tế đã hoàn thành
Đơn giá tiền lương được tính như sau:
(1.12)
Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ:
(1.13)
Trong đó: Lcb: Tiền lương cấp bậc của công nhân
T0: Mức thời gian của tổ
N: Số công nhân trong tổ
Việc chia lương cho từng cá nhân trong tổ rất qua trọng đối với hình thức trả lương tập thể Có hai phương pháp chia lương thường được áp dụng đó là: phương pháp dùng hệ số điều chỉnh và phương pháp dung hệ số giờ
d Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho các lao động làm công việc phụ, phụ trợ, phục vụ cho hoạt động của công nhân chính Tiền lương thực tế của công nhân phụ, phụ trợ được tính như sau:
(1.14)
Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ
L: Lương cấp bậc của công nhân phụ, phụ trợ M: Mức sản lượng của một công nhân chính
Q1: Mức hoàn thành kế hoạch của nhân chính
L1: Tiền lương thực tế của công nhân phụ Ngoài ra, tiền lương thực tế của công nhân phụ, phục vụ còn có thể được tính dựa vào mức năng suất của công nhân chính:
In = , Với:
M x Q L
Trang 25L p =
✓ Ưu điểm: khuyến khích công nhân phụ, phụ trợ phục vụ tốt hơn cho hoạt
động của công nhân chính góp phần nâng cao năng suất lao động
✓ Nhược điểm: tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ phụ thuộc chủ yếu vào
công nhân chính, của cả tổ chứ không phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ
e Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng
Là sự kết hợp giữa trả lương theo sản phẩm và có thưởng Hình thức này gồm: + Phần trả lương theo đơn giá cố định, số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành + Phần tiền thưởng được tính dựa vào trình độ hoàn thành và vượt mức kế hoạch cả về số lượng và chất lượng
Tiền lương sản phẩm thường được tính:
(1.16)
Trong đó: Lth: Tiền thưởng sản phẩm có thưởng
L: Tiền lương thông thường
m: Tỷ lệ tiền thưởng
h: Tỷ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức kế hoạch được tính thưởng
✓ Ưu điểm: là nền tảng tạo ra bầu không khí và khuyến khích công nhân tích cực làm việc vượt mức kế hoạch
✓ Nhược điểm: việc phân tích tính toán, xác định các chỉ tiêu tính thưởng không chính xác, có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi tiền lương
Trang 26Đối với những người hưởng lương thời gian
+ Làm vào ngày thường: lương mỗi giờ làm việc bằng 1.5 lương giờ theo mức lương của công ty đang áp dụng (hoặc theo quy định của từng công ty) + Làm vào ngày chủ nhật hay ngày lễ: lương mỗi giờ làm thêm bằng 2 lần theo tiêu chuẩn của công ty (hoặc theo quy định của từng công ty)
Tức là: L pt = L g x G x H (1.18)
Trong đó: Lpt: Lương phụ trội
Lg: Lương giờ = (HSCB x Lcb)/ 22 (hoặc 26) x 8
G: Số giờ phụ trội
H: Hệ số trích thêm lương (H = 1.5, H = 2)
Ngoài ra, hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến: hình thức trả lương này được áp dụng ở “khâu xung yếu” trong sản xuất Đó là khâu có ảnh hưởng đến toàn
bộ quá trình sản xuất Hình thức trả lương này có hai loại đơn giá:
- Đơn giá cố định: dùng để trả lương cho sản phẩm thực tế đã hoàn thành
- Đơn giá lũy tiến: dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức quy định
1.2.7 Cơ cấu tiền lương
Thu nhập của người lao động bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phúc lợi Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích, động viên người lao động hăng hái, tích cực và sáng tạo trong công việc, trung thành với doanh nghiệp
1.2.7.1 Tiền lương cơ bản
Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu
cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc
Khái niệm tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãi đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh hoặc trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam và được xác định trong hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước Để được xếp vào một bậc nhất định trong hệ thống thang, bảng lương, người lao động phải có trình độ tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm làm việc nhất định
Trang 27Trong thực tế, người lao động trong khu vực Nhà nước thường coi lương cơ bản như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp Do
đó, người lao động rất tự hào về mức lương cơ bản cao, họ luôn muốn được tăng lương cơ bản, mặc dù, lương cơ bản chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ công việc
1.2.7.2 Phụ cấp lương
Phụ cấp lương chính là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản Phụ cấp lương sẽ bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định, thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản Tại Việt Nam, trong khu vực Nhà nước, có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau như: phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, độc hại, nguy hiểm, khu vực, ca kíp… Đối với khu vực ngoài quốc doanh, thường không có các loại phụ cấp này Khi trả các mức lương khác nhau cho người lao động, doanh nghiệp đã có ý tính đến các yếu tố khác nhau đó Do đó, tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường
1.2.7.3 Tiền thưởng
Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động, nó sẽ tác động làm họ phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn Tiền thưởng cũng có rất nhiều loại Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại thưởng như sau:
+ Thưởng sáng kiến
+ Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp
+ Thưởng tiết kiệm
+ Thưởng năng suất, chất lượng
+ Thưởng tìm nơi cung ứng, thị trường tiêu thụ, ký kết hợp đồng mới
+ Thưởng đảm bảo ngày công
+ Thưởng về lòng trung thành
1.2.7.4 Phúc lợi
Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quy định của Chính phủ, tập quán trong nhân dân,
Trang 28mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và các yếu tố hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp
Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người lao động, có tác động kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp Dù ở cương vị nào, trình độ nào, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều được hưởng phúc lợi Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương
1.3.1 Nhân tố bên trong
1.3.1.1 Môi trường của doanh nghiệp
Môi trường doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác tổ
chức tiền lương của doanh nghiệp Do đó, cần phải tạo ra một môi trường lành mạnh trong doanh nghiệp
❖ Chính sách của doanh nghiệp
Do chính sách của doanh nghiệp mà công tác tổ chức tiền lương cần phải thực hiện Nhưng chính sách của doanh nghiệp bao giờ cũng tạo điều kiện thúc đẩy quá trình lao động sản xuất có hiệu quả Chính sách tổ chức của doanh nghiệp phải
có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp
❖ Bầu không khí của doanh nghiệp
Bầu không khí của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương Bầu không khí có khi thúc đẩy hoặc hạn chế việc thực hiện một công tác tổ chức tiền lương tốt Do đó, nó cần phải được các nhà quản lý tạo ra với mức độ ổn định và thúc đẩy mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong đó có công tác tổ chức tiền lương
❖ Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức tiền lương Trong doanh nghiệp lớn có nhiều cấp quản lý thì cấp cao nhất thường quyết định cơ cấu tổ chức tiền lương
❖ Khả năng chi trả
Trang 29Tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương, khả năng chi trả, các chính sách về tiền lương của công ty
1.3.1.2 Bản thân người lao động
❖ Sự hoàn thành công tác
Công tác tổ chức tiền lương căn cứ vào sự hoàn thành công tác của người lao động để xác định mức lương phù hợp Nếu nó xác định phù hợp với quá trình lao động sản xuất của họ thì nó sẽ thúc đẩy kích thích họ làm việc hăng say, tạo ra năng suất lao động cao
❖ Thâm niên
Thâm niên của người lao động có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động Do đó, công tác tổ chức tiền lương cũng căn cứ vào thâm niên để xác định mức lương cho phù hợp với mọi đối tượng lao động Ngoài ra, sẽ có tính thâm niên theo hiệu quả công việc, để tạo môi trường cạnh tranh thì sẽ tăng thêm thu nhập tương xứng mà không tạo ra sự chênh lệch lớn và không lãng phí tiền lương
❖ Trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong công việc Đây là hai yếu tố gắn chặt với con người, nó có ảnh hưởng tương đối mạnh
mẽ tới công tác tổ chức tiền lương Nếu trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ của cán bộ công nhân viên tốt thì công tác tổ chức tiền lương sẽ
có hiệu quả và ngược lại Trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong công việc tốt sẽ tạo ra được doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó xây dựng được quỹ lương lớn để dễ dàng thực hiện công tác tổ chức tiền lương cho người lao động
1.3.2 1.3.2 Nhân tố bên ngoài
1.3.2.1 Thị trường lao động và những yếu tố khác
❖ Tiền lương trên thị trường
Nó nằm ở vị trí cạnh tranh rất gay gắt Do đó, công ty cần phải nghiên cứu
để hoàn thiện được công tác tổ chức tiền lương Có chính sách tiền lương hợp lý thì mới thu hút được những lao động cần thiết, phù hợp Để ổn định và thu hút được lao động thì công ty phải tổ chức ấn định mức lương bằng với mức lương chung trên thị trường
Trang 30❖ Chi phí sinh hoạt
Vấn đề lương bổng cần phải được thay đổi cho phù hợp với quá trình phát triển của đất nước Do đó, những người làm công tác tổ chức tiền lương, đặc biệt là cấp quản lý cần lưu ý đến
1.3.2.2 Chế độ, chính sách của Nhà nước về tiền lương
Ở nước ta đã có những chính sách quy định về độ tuổi lao động cho nguồn nhân lực do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định
✓ Đối với nữ: độ tuổi lao động là từ 15 – 55
✓ Đối với nam: độ tuổi lao động là từ 15 – 60
Từ đó, căn cứ để tính toán mức tiền lương đối với người lao động Từ 1/1/2017 Chính phủ quy định mức lương tối thiểu cho 4 vùng trong cả nước tại các doanh nghiệp trong nước sẽ lần lượt là: 3.750.000, 3.320.000, 2.900.000 và 2.580.000 đồng một tháng Đây là mức lương cơ bản tối thiểu để cho người lao động đủ cho chi phí tiêu dùng tối thiểu Ngoài ra, còn căn cứ vào hệ số cấp bậc của tiền lương để xác định mức lương cơ bản cho người lao động theo từng doanh nghiệp [[2]]
Thời gian lao động quy định 8 giờ trong một ngày Người sử dụng lao động
và người lao động có thể thoả thuận làm việc thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm Người lao động được nghỉ việc, hưởng nguyên lương trong các dịp: Ngày lễ: Tết Dương lịch,
Trang 31Tết Âm lịch, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5, Quốc Khánh 2/9 Ngoài ra, còn
có nghỉ phép (12 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường, 16 ngày đối với người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại), nghỉ cá nhân (ma chay, cưới hỏi) [[1]]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bộ luật Lao động Việt Nam ra đời từ năm 1994, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đã được hoàn thiện hơn ở Bộ luật Lao động năm 2012 Các quy định của Bộ luật Lao động về vấn đề tiền lương đã xác lập khung pháp lý cơ bản, thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế lao động hai bên trong doanh nghiệp… tiền lương, tiền công được xác định, điều chỉnh thông qua hoạt động lao động và thương lượng lao động tập thể Nhờ vậy, chính sách tiền lương đã góp phần thu hút đầu tư và thu hút lao động vào các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất; hạn chế sự di chuyển lao động Chất lượng lao động tăng lên, công nghệ một ngày hiện đại, môi trường đẩu tư thuận lợi là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài Quy
mô sản xuất được mở rộng, đào tạo thêm việc làm cho người lao động và có tác dụng trở lại với thị trường lao động, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, để chính sách tiền lương phát huy được hiệu quả, thì các chính sách liên quan như chính sách đào tạo,
hỗ trợ việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng được phát huy sẽ làm cho thị trường lao động phát triển toàn diện hơn
Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống chính sách pháp luật về tiền lương và công tác tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp Phân tích khái niệm, đặc điểm của tiền lương; những nội dung cơ bản của công tác tổ chức tiền lương
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY 1 –
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
2.1.1 Giới thiệu khái quát
• Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
• Tên giao dịch: TBS Group
• Tên viết tắt: TBS Group
• Tên giao dịch nước ngoài: Thai Binh Joint Stock Company
• Địa chỉ: Số 5, Xa Lộ Xuyên Á - Xã An Bình - huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dương
• Tel: (08)8 37 241 241
• Fax: (08)8 38 960 223
• E-mail: press@TBSgroup.vn
• Website: http://www.tbsgroup.vn
✓ Giấy phép thành lập: Số 106/GP.UB ngày 05 tháng 3 năm 1993
✓ Tài khoản số: 431101.000025 tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Khu Công nghiệp Sóng Thần
Tổng số công nhân viên gần 37.200 người, trong đó nhân viên quản lý là 1.244 người Sau gần 25 năm sáng tạo và phát triển, TBS đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường với 6 lĩnh vực kinh doanh trụ cột: sản xuất công nghiệp
Da giày, sản xuất công nghiệp Túi xách, đầu tư - kinh doanh - quản lí bất động sản
& hạ tầng công nghiệp, cảng & logistics, du lịch, thương mại & dịch vụ
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các loại giày, dép thời trang nam nữ (giày thể thao, giày vải đế cao su) xuất khẩu, các loại bao bì cho hàng xuất khẩu Kinh doanh các loại vật tư phục vụ sản xuất hàng may mặc, giày dép, túi xách, sản xuất giày vải xuất khẩu Cho thuê máy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng Ngoài ra, công ty còn đầu tư tài chính và kinh doanh địa ốc
Năng lực sản xuất (khối sản xuất công nghiệp): 500.000 - 600.000 đôi/1 tháng Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước EU, Mỹ, Nhật Bản
Trang 332.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình, với tên viết tắt TBS Group ngày nay do một nhóm nhỏ các cán bộ sỹ quan thuộc Trung đoàn 165, Sư đoàn 7, Quân Ðoàn 4, kết hợp một số kỹ sư mới ra trường thành lập vào năm 1989 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là:
+ Gieo trồng giống cây bạch đàn cao sản cung cấp cho các tỉnh Miền Ðông và Miền Nam Trung bộ
+ Thu mua xuất khẩu cây nguyên liệu giấy
+ Kinh doanh bán lẻ xăng dầu
- Ngày 06 tháng 10 năm 1992 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thái Bình ra đời theo Quyết định số 141/GB-UB ngày 29 tháng 9 năm 1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé (nay là Tỉnh Bình Dương) (Dự án xây dựng “Nhà máy số 1” của TBS được phê duyệt và cấp phép hoạt động.)
- Năm 1993: Kí kết hợp đồng gia công đầu tiên 6 triệu đôi giày nữ
- Năm 1995: Nhà máy số 2 được xây dựng với nhiệm vụ chuyên sản xuất giày thể thao
- Năm 1996: Kí kết hợp đồng với nhiều đối tác quốc tế là các thương hiệu giày
uy tín trên thế giới
- Năm 1997: Kí kết hợp đồng với khách hàng Decathlon Bắt đầu sự nghiệp giày thể thao
- Năm 2002: Mở nhà máy đế đầu tiên
- Năm 2005: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thái Bình chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình Kí kết hợp đồng với khách hàng Skechers
- Năm 2007: Cán mốc sản lượng 10 triệu đôi giày
- Năm 2008: Mở Khu công nghiệp Sông Trà Thành lập TBS Logistics
- Năm 2010: Đầu tư vào nhà máy Hunex – Đà Nẵng
- Năm 2011: Nhà máy sản xuất giày injection Thành lập nhà máy Túi xách đầu tiền, bắt đầu sự nghiệp Túi xách vào ngày 30/04/2011 với khách hàng Coach
- Năm 2014: Kí kết hợp đồng với khách hàng Wolverine Đi vào hoạt động sản xuất Ba lô cho Decathlon và nhà máy sản xuất đồ gỗ Cán mốc sản lượng 21 triệu đôi giày và 10 triệu túi xách
Trang 34- Năm 2015: Kí kết với khách hàng Vera Bradley Đi vào hoạt động nhà máy Giày Kiên Giang và nhà máy Đế Hội An
- Năm 2016: Kí kết với khách hàng Victoria Secret Đầu tư xây dựng nhà máy Giày An Giang
- Năm 2017: Mục tiêu 37 triệu đôi giày, 17,6 triệu túi xách
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
TBS Group là một trong những công ty xuất khẩu giày da và túi xách hàng đầu Việt Nam Với lịch sử hơn 25 năm xây dựng và phát triển, TBS đã trải qua rất nhiều cột mốc thăng trầm đánh dấu sự trưởng thành của công ty qua từng giai đoạn, từng bước khẳng định là công ty đa ngành uy tín tại Việt Nam và khu vực, đưa ngành công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, với 6 lĩnh vực kinh doanh chính:
❖ Sản xuất công nghiệp Da giày
- TBS được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất Da giày tại Việt Nam, hiện đang sở hữu hệ thống nhà máy rộng khắp cả nước với năng lực sản xuất quy mô lớn
- Dòng sản phẩm chính: giày casual, water proof, injection và giày thể thao các loại Đối tác của những thương hiệu lớn trên thế giới như: Skechers, Decathlon, Wolverine
❖ Sản xuất công nghiệp Túi xách
- TBS chuyên sản xuất các mặt hàng túi xách cao cấp, đa dạng về mẫu mã Dù thời gian thành lập chưa dài nhưng ngành sản xuất Túi xách của TBS đã tạo được
ấn tượng mạnh mẽ về tốc độ phát triển và đang từng bước tạo nên danh tiếng trên thị trường trong nước và thế giới
- Hiện nay TBS sở hữu 4 nhà máy túi xách – 1 nhà máy ba lô bao gồm 12 phân xưởng, trong đó có 137 chuyền may và là đối tác của các nhãn hàng danh tiếng trên thế giới như: Coach, Decathlon, Vera Bradley, Tory Burch, Titleist…
❖ Đầu tư – kinh doanh – quản lý bất động sản & hạ tầng công nghiệp
- TBS xây dựng và hoàn thiện tất cả các công trình nhà máy, chung cư – nhà ở dành cho cán bộ - công nhân viên, kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng các dự
án khách sạn khu dân cư lớn
Trang 35- Một số dự án nổi bật: dự án Marie Curie, dự án Mai House C21, dự án Mai House Bình Dương
❖ Cảng & Logistics
- ICD TBS Tân Vạn của TBS là trung tâm cung cấp dịch vụ kho vận và logistics đa dạng, phù hợp với nhu cầu nhiều khách hàng trong và ngoài nước
- Với diện tích 15 ha, diện tích lưu trữ 220.000 m2, diện tích nhà kho 47.500
m2 ICD TBS Tân Vạn hiện là đối tác của các khách hàng lớn và uy tín trong nước
và thế giới như: APL Logistics, DAMCO Vietnam, YUSEN Logistics, GEODIS WILSON, EXPEDITORS, DHL Forwarding, DHL Supply Chain, DULOS International, SCANWELL Logistics…
- TBS Sport là nhà bán lẻ độc quyền thương hiệu ECCO với 20 cửa hàng khắp
cả nước tại các trung tâm thương mại lớn như Vincom, Parkson…
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Trang 36Văn phòng 1 Nhà máy 1 Túi xách KV2 Bất động sản
DU LỊCH ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HĐQT CTY CHỦ TỊCH TỔNG GIÁM ĐỐC
HOLDING NGÀNH GIÀY NGÀNH ĐẾ NGÀNH
TÚI XÁCH
NGÀNH ICD-LOGISTICS
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chung của TBS Group
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự TBSgroup) 2.1.4.2 Bộ máy quản lý toàn công ty và khối điều hành
❖ Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công ty Đại hội cổ đông họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm một lần Đại hội cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính
❖ Hội đồng Quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có đầy đủ quyền hạn trong công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích kinh doanh và quyền lợi công ty phù hợp với luật pháp Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm về những sai phạm trong quản lý, những vi phạm điều lệ và vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty
❖ Tổng Giám đốc:
Tổng Giám đốc là người đại diện có tư cách pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch Là người có quyền ra quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chức năng của lĩnh vực công ty đã đăng ký kinh doanh Ngoài
Trang 37chức năng quản lý, Tổng Giám đốc còn là người ủy quyển cho các Phó Tổng Giám đốc điều hành từng mảng công việc, Tổng Giám đốc có toàn quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các Phó Giám đốc và các trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị và kết quả sản xuất kinh doanh
mà công ty đạt được
Khối văn phòng công ty:
+ Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty Có chức năng giúp giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm; thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống
kê và văn bản pháp quy của Nhà nước, quản lý quỹ tiền mặt
+ Khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ hàng hoá, triển khai các hợp đồng kinh tế Phát triển mạng lưới bán hàng của công ty, triển khai công tác kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh của công ty Tổ chức thực hiện các hoạt động marketing, chào hàng bán hàng, các hoạt động tiêu thụ và hậu mãi
Khối sản xuất công nghiệp:
+ Tổ chức thực hiện việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, trang thiết bị phục
vụ cho quá trình sản xuất
+ Điều hành và quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo tiến độ sản xuất theo quy định
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý toàn bộ lao động, quản lý công tác tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động Theo dõi việc xuất, nhập, tồn các loại vật tư hàng hoá trong kho của công ty
Khối bất động sản (BĐS) – dịch vụ – du lịch:
+ Thương mại và dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trên thị trường quốc tế Thật vậy, dịch vụ - thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra”
trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm
+ Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lực để phát triển và mở rộng dự án, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và như vậy các dịch vụ
sẽ lưu thông
Trang 38+ Thông qua con đường mua bán, hợp tác kinh doanh hay cho thuê BĐS trên thị trường cho phép công ty tiếp nhận quyền định đoạt, sử dụng BĐS từ những người, doanh nghiệp sử dụng kém hiệu quả hơn (phá sản); từ đó tiến hành đầu tư sâu hơn
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của TBS Group
Đvt: 1.000.000 đồng
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của TBS Group
giai đoạn 2012-2016
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Trang 39Nhận xét: trong năm 2016, TBS Group tiếp tục có sự phát triển bền vững trong
06 ngành kinh doanh chủ lực Tổng doanh thu năm 2016 của công ty đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận hoạt động kinh doanh ở mức hơn 425 tỷ đồng tăng trên 15% so với năm 2015
Với sự đầu tư và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, TBS đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngày càng gặt hái được nhiều thành công; đây cũng là nền tảng hội nhập sâu rộng của công ty, góp phần đẩy mạnh cho sự phát triển của các ngành công nghiệp Việt Nam trong khu vực và thế giới
2.1.6 Tầm nhìn và sứ mệnh phát triển
❖ Tầm nhìn
Bằng khát vọng, ý chí quyết tâm, cùng với tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo của một đội ngũ vững mạnh và tầm nhìn xa về chiến lược của nhà lãnh đạo, phấn đấu đến năm 2025, TBS sẽ vươn mình phát triển lớn mạnh thành công ty đầu tư đa ngành uy tín tại Việt Nam và trong khu vực, mang đẳng cấp quốc tế, thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm tự hào của Việt Nam trên thế giới
❖ Sứ mệnh phát triển
Đầu tư, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ góp phần giúp cho ngành công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu Luôn cải tiến, sáng tạo, đồng hành cùng phát triển lớn mạnh và chia sẻ lợi ích, gắn trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội; luôn mang đến sự tin tưởng, an tâm cho khách hàng, đối tác và nhân viên
2.1.7 Những thuận lợi và khó khăn
❖ Thuân lợi
Công ty có vị trí địa lý thuận lợi, gần đường hàng không, đường thủy và đặc biệt là có vị trí tốt về đường bộ nên việc xuất khẩu sản phẩm được nhanh gọn đồng thời nhập khẩu nguyên vật liệu cũng thuận lợi, dễ dàng
Ban Giám đốc và các phòng ban làm việc nhạy bén, năng động, chính xác trong vai trò quản lý và định hướng hoạt động công ty Công ty có nguồn lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp, đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, ham học hỏi,
có trình độ cao góp phần đẩy mạnh năng suất lao động
Trang 40Công ty đề cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nên sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường và được khách hàng tín nhiệm Máy móc trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế
Việt Nam đã gia nhập WTO là một thế mạnh cho các doanh nghiệp, công ty sẽ
dễ dàng mở rộng thị trường, có thêm thị phần Dễ dàng tiếp nhận được các công nghệ tiên tiến và các đơn đặt hàng tại các nước phát triển vì các nước này thu hẹp sản xuất các mặt hàng giày dép để chuyển sang sản xuất các mặt hàng công nghệ cao
Giày dép là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta dù ở bất kỳ quốc gia nào, thị trường giày quốc tế là thị trường to lớn và lâu đời có nhu cầu tiêu thụ rất lớn, mỗi năm tiêu thụ ước tính gần 2 tỷ đôi Đặc biệt là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ Được hưởng các ưu đãi vế thuế quan và không bị hạn chế theo tiêu chuẩn của hạn ngạch xuất khẩu nên tiềm năng xuất khẩu là rất lớn
❖ Khó khăn
Tình hình thế giới có nhiều biến động nên việc xuất hàng còn nhiều vướng mắc Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường nên tiền tệ có nhiều biến động
Nguồn nhân lực quá đông nên việc quản lý nhân sự không thể tránh khỏi những khó khăn, thiếu sót Hơn nữa, nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu Ðơn đặt hàng không phân bổ đều trong năm, thường tập trung vào các tháng đầu và cuối năm Do đó, trong giai đoạn này công ty thường phải tăng ca để hoạt động Điều này gây khó khăn cho công ty nhất là việc tái tạo sức lao động cho công nhân
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới với xu hướng toàn cầu hóa thì công ty gặp phải những khó khăn là luôn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bởi hiện nay các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng nhiều nên ngày càng có khả năng chuyển giao công nghệ Vì thế, công ty luôn phải tìm biện pháp hoàn thiện và phát triển
2.2 Tổng quan về Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
2.2.1 Những thông tin chung về Nhà máy 1-Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Nhà máy 1 là nhà máy đầu tiên được thành lập trong quá trình hình thành và phát triển của TBS Group Với diện tích 23,000 m2 và hơn 2.500 công nhân viên; đây là đội ngũ cán bộ, công nhân viên giỏi, chuyên môn nghiệp vụ cao, Nhà máy 1