1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Khoảng im lặng trong hội thoại (khảo sát trên cứ liệu tiếng Việt)

145 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khoảng Im Lặng Trong Hội Thoại
Tác giả Trịnh Thị Trang
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Trần Hoàng
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 47,39 MB

Nội dung

> Phương pháp so sánh đối chiếu Từ những cứ liệu cụ thể, tiều biểu, khóa luận tiến hành so sánh giá trị biểu đạt của “im lặng" với các hành động tương đương; hoặc so sánh những ngữ cảnh

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THANH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NGU VAN

tạ CO ca

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ TRAN HOANG

Sinh viên thực hiện : TRỊNH THỊ TRANG

THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Khóa 2001 — 2005

Trang 2

NHAN XÉT CUA GIANG VIÊN HƯỚNG DAN

Trang 3

NHAN XÉT CUA GIẢNG VIÊN PHAN BIEN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa va

quý Thay Cô Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thanh phó H6 Chí Minh

-những người đã trực tiếp giúp tôi hoản thiện tri thức và nhân cách trong suốt khóa

học 2001 — 2005.

Xin đặc biệt cảm ơn Tiến s} Trần Hoàng, người đã dành những khoảng thời

gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi những bước đầu tiên trên con đường đúc kết

vả sáng tạo khoa học.

Xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ và nhân viên thư viện Trường Đạihọc đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu.

TP Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 5 năm 2005.

Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Trang

Trang 5

MỤC LỤC

OUYUNETRINHBXY {ŸẰŸ.— Trang HE: BE | | a aR |

1 Lý do chọn dé tài - mục đích nghiên cứu - 2

2 Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3

3 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề 22: 22 ©22+©cvscvzccczr 4

4 Phương pháp nghiên cứu eĂ se 6

Phi MOE DUNG CHING sijiicsiiiiinciiaie ius 9

Chương I NHUNG VAN DE CHUNG ccccsccccccsesssccscessesseesesssceseecaeesnes 10

1 Lý thuyết hành động ngôn ngữ - - 2 10

1.1.Djnh nghĩa hành động ngôn ngữ 101.2 Đặc điểm hành động ngôn ngữ - 10

1.3 Phân loại hành động ngôn ngữ 12 Lá: Phát mg han BÀ :::.:cicc2ccc c2 222 ccdG 2C 0ï 2 19

2 Lý thuyết hội thoại - «555 tt v22 xz2SscLsptsrrsssree 34

OM) li Dư ưa 34

2.2 Các yêu tô của hội thoại 5 s2 92132122120 34

2.3 Cầu trúc của một cuộc thoại 2-cccccveczzn 35

Trang 6

2.4 Các nguyên lý hội thoại 52202222 39

3 Vai trò, ý nghĩa của khoảng im lặng trong hội thoại 55

3.1 Im lặng là một hành động ngôn ngữ 55

3.2 Im lặng - một ban thông điệp độc đáo 59

4 Nhận diện hành động im lặng trong hội thoại 62

QU RR aR: g28000670206i000121L0á6c0100G002agiassc 62 4.2 Vị trí của khoảng im lặng trong hội thoại 64

4.3 Hình thái của khoảng im lặng trong hội thoại 71

1 77

Chương II CHỨC NANG CUA KHOANG IM LANG TRONG HỘI 1, AOL RT ERLE LALLA La L ES EILL PELE LAO IA, 78 1, Chức năng đánh dau trong hội thoại 79

1.1 Dau hiệu kết thúc một lượt lời hay một cuộc thoại 79

1.2 Dấu hiệu chuyển hướng cuộc thoại - §4

2 Chức năng biểu dat cảm xúc, thái độ của các đối tác hội thoại 86

2.1.Im lặng - thể hiện cảm xúc của các đối tác hội thoại 86

2.2 Im lặng - thé hiện thái độ cùa các đối tác hội thoại 96

3 Chức nang thé hiện tinh lịch sự trong hội thoại 106

3.1 Sự tác động của im lặng đến thé diện của các đồi tác 106

3.2 Sự tuân thủ các giác độ lịch sự của im lặng 113

4 Chức năng cân bang trang thái của tiến trình hội thoai 117

4.1 Sự vận động của trạng thái hội thoại 117

Trang 7

4.2 Chức năng cân bằng trạng thái của tiến trình hội thoại 118

4.3 Chức năng kích thích sự phát triển của tiến trình hội thoại 125

Re TIỂU KỆ ¿oi:oicgic 0i 07052668100422n5810S2y05i82108342)42Ó 127

Phinbe KẾT DUAN << ¿(22222202 icGkactisa 129

NGUON NGU LIEU 22: 22525 S93 3023 S3 E313 5013722 136

Trang 8

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

Xuất xứ tài liệu tham khảo được đặt trong ngoặc vuông theo trật tự:

[số thứ tự của tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo;

số trang].

Ví dụ : [2 ; 89] : tài liệu tham khảo số 2 trong danh mục tài liệutham khảo, trang 89.

Xuất xứ nguồn ngữ liệu được đặt giữa ngoặc đơn “( )" và hai đường

gạch xiên */ /* theo trật tự : (tên tác giả / số thứ tự của nguồn ngữ liệu

trong danh mục nguồn ngữ liệu; số trang / ).

Ví dụ : ( Nguyễn Minh Châu / 7; 762/ ) : ngữ liệu của tác giả

Nguyễn Minh Châu, số 7 trong danh mục nguồn ngữ liệu, trang 762

Trang 9

PHẦN MỘT

DẪN NHẬP

Trang 10

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn dé tài

Việc nghiên cứu ngôn ngữ tién dụng học trước đây thường không

quan tâm đến những hiện tượng thuộc phạm vi lời nói, mà chỉ có sự đối lập

một cách triệt để lời nói với ngôn ngữ Sự ra đời của Ngữ dụng học đã phần

nào cho thấy những hạn chế đó Ngữ dụng học tiến hành “ nghiên cứu ngôn

ngữ, mô 1d ngôn ngữ như một thực thể xã hội" [15, 35] trong hoạt động giao

tiếp cụ thể Do đó đối tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học chính là những

vấn để như : hành động ngôn ngữ; hội thoại; lập luận đặt trong mối quan

hệ gắn bó với ngữ cảnh Do còn rất mới mẻ nên Ngữ dụng học đang là

hướng quan tâm của rất nhiều người nghiên cứu.

Nghiên cứu hành động ngôn ngữ tức là nghiên cứu những hoạt động

của con người trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình nhằm thực hiện các

chức năng xã hội của chính ngôn ngữ, chủ yếu là chức năng giao tiếp và

chức năng làm công cụ tư duy trừu tượng Kết quả của việc nghiên cứu ấy

chính là tìm ra nhiều dạng tổn tại của hành động ngôn ngữ Trong đó, đángchú ý là hành động ngôn ngữ được biểu đạt bằng lời nói và hành động

ngôn ngữ gắn với sự biểu đạt phi lời Khi nghiên cứu hành động ngôn ngữ

gắn với sự biểu đạt phi lời, người ta thường đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ tiém

ẩn của cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp Việc nghiên cứu, khám phá những

thông điệp, ý nghĩa bí ẩn, những giá trị và cả việc phát sinh và tiếp nhận

một hành động ngôn ngữ nào đó hàng ngày chúng ta vẫn thực hiện là việc

làm thú vị Trong phạm vi nghiên cứu này có một hiện tượng rất hay gặp

trong hội thoại, ẩn chứa nhiều nội dung, ý nghĩa sâu sắc nhưng chưa được

nghiên cứu ở quy mô sâu, rộng - đó là những “khoảng im lặng trong hội

thoại" Khoảng im lặng ấy là một bộ phân quan trọng của ngôn ngữ không

lời, nó cứ trở đi trở lại trong hội thoại như một ẩn số, tiêm ẩn nhiều thông

điệp Khoảng im lặng xuất hiện nhiều trong những cuộc thoại trong sinh

hoạt hằng ngày cũng như những cuộc thoai trong các tác phẩm văn học.

Trang 11

Trong một số công trình nghiên cứu trước đây, khoảng im lặng này

da được thừa nhận là một “hành động ngôn ngữ" Yule (27), Nguyễn Đức

Dân |4], Nguyễn Dương [9] ).

Cho đến nay việc nghiên cứu về vấn để rất thú vị này vẫn đang còn

ở bước đầu Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu một cách chỉ tiết và

có hệ thống về khoảng im lặng trong hội thoại dựa trên cứ liệu Việt ngữ.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Như trên đã đề cập, mục đích chính của khóa luận là đi sâu tìm hiểu

về những “khoảng im lặng trong hội thoại ”.

Ở các công trình nghiên cứu trước (khóa luận sẽ để cập kỹ hơn ở

phẩn lịch sử vấn dé), các tác giả đã chứng minh “trong giao tiếp, sự im lặng

là một hành động ngôn ngữ" (Nguyễn Đức Dân [4; 90 - 91]), (Nguyễn

Dương|9|) Kế thừa và phát triển những thành tựu ấy, khóa luận tiếp tục

tìm hiểu hành động im lặng dưới nhiều góc độ khác nhau như: thuyết hành

động ngôn ngữ, qui tắc đánh dấu, nguyên lý lich sự, qui luật tâm lý mục

đích là nhằm chứng minh “im lặng là một phương tiện đa chức năng" Cụ

thể, mục đích của khóa luận là nhằm làm sáng tỏ những vấn để sau đây:

- Vi trí, hình thái, vai trò, ý nghĩa của “khoảng im lặng” trong hội

thoại Việt ngữ.

- Những thông điệp hàm ẩn của “khoảng im lặng” trong những tình

huống giao tiếp cụ thể trên cứ liệu Việt ngữ

- Tác dụng của “khoảng im lặng” đối với tiến trình hội thoại

2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NGUÒN NGỮ LIỆU

Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu là những khoảng im lặng trong

hội thoại Hội thoại có thể là song thoại, tam thoại hay đa thoại Do song thoại

là loại hội thoại quan trọng nee nên trong khóa luận này, chúng tôi sẽ tập

trung tìm hiểu về khoảng im lặng trong hội thoại.

Để thực hiện những mục đích đã dé ra, trước hết chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và tìm hiểu những khoảng im lặng xuất hiện phổ biến trong

hội thoai sinh hoạt hàng ngày Ngoài ra chúng tôi còn chú ý khảo sát và thu

Trang 12

thâp những cuộc thoại trong các văn bản nghệ thuật có sử dụng im lặng để

giao tiếp Các loại văn bản nghệ thuật được chúng tôi dùng để thu thập ngữ liệu cho ở khóa luận này là: kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, của nền văn

học Việt Nam hiện đại Có thể nói những khoảng im lang trong các văn bản

nghệ thuật là yếu tố, phương tiện giao tiếp được nhà văn lựa chọn, gia công

và sử dụng trong những hoàn cảnh phù hợp nên có ý nghĩa rất lớn đối với

việc nghiên cứu của dụng học Đó chính là những cử liệu được chúng tôi lựa

chon va sử dụng với a cao trong toàn khóa luận.

3 LICH SỬ NGHIÊN CỨU VAN DE

Trước kia khi để cập đến hành động ngôn ngữ, người ta thường cho

rằng đó là sự "hiện thực hoá âm hoc” Đây là quan niệm còn nhiều hạn

chế, nó cho thấy “những định kiến truyền thống về sự độc tôn của kênh âm

thanh trong quá trình giao tiếp” | 15, 35].

Cách quan niệm đó vô tình hay hữu ý đã không thấy được vai trò

của “giao tiếp không lời” - một kênh giao tiếp quan trọng đầy ý nghĩa Gan

đây, việc xem xét hành động ngôn ngữ đã có cái nhìn toàn diện hơn Hành

động ngôn ngữ không chi đơn thuần là “sự hiện thực hoá âm học mà còn là

một phương thức giao tiếp đa kênh hay phức điệu" Vì vậy mà việc nghiên

cứu ngôn ngữ không lời cũng rất cần được quan tâm đúng mức.

Quan niệm về giao tiếp đa kênh đã khiến cho đặc điểm âm thanh

không còn là tiêu chí nhất thiết, duy nhất phải có khi định nghĩa ngôn ngữ.

Tiêu chí cơ bản chính là sự tổn tại mối quan hệ theo quy ước giữa các ký

hiệu và các quy chiếu của chúng" |15; 35] Như vậy là trong giao tiếp ngôn

ngữ, lời nói không phải là phương diện duy nhất Từ lâu, người ta đã quan

tâm đến vấn để “truyén thông cam”; “giao tiếp không lời”, và vấn dé ấy đã

được nghiên cứu một cách nghiêm túc, mang tính hệ thống từ đầu những

năm 60 của thế kỷ này Theo Albert Maerabian “trao đổi thông tin diễn ra

qua các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các phương

tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm

38%, còn qua các phương tiện không lời chiếm tới 55% Còn giáo sư

Berdwissed thì thống kê được rằng trung bình một người nói bằng lời mỗi

ngày chỉ trong vòng từ 10 đến II phút, mỗi câu phát ra trung bình không

quá 2,5 giây Giao tiếp bằng lời trong khi trò chuyện chiếm ít hơn 35%,

Trang 13

trong khi thông tin được trao đổi nhờ các phương tiện trao đổi không lời

chiếm trên 65%” (dẫn theo [15; 35]) Những số liệu vừa nêu cho thấy tắm

quan trọng của giao tiếp không lời trong giao tiếp và sự quan tâm của giới

nghiên cứu đối với hiện tượng này.

Khi nghiên cứu hành động giao tiếp không lời, bên cạnh việc chú ý

nghiên cứu cử chỉ, điệu bộ (đã được trình bày khá sâu trong các công trình,

bài viết của Thục Khánh, 1990 [19]; Đỗ Thanh, 1996 [23]: Phi Tuyết Hinh,

1996, [15] ), người ta còn chú ý nhiều đến hành động “im lặng” trong

giao tiếp Có người nhắc đến sự im lang ấy như một yếu tố tâm lý (Nguyễn Thiện Giáp, 2000, [13], Đáng chú ý là việc nghiên cứu của hai tác giả

người Rumani Olga Galatanu với bài viết “Les Valleurs illocutionnaires de

*L' act Se taire” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ Rumani, 1986, số 4, và Rodica

Mihalla với bài viết “Le Silence en tant qu’ acte de language” đăng trên tạp

chí Ngôn ngữ Rumani, 1977, số 4 (theo Nguyễn Dương [9]) Trong đó hai

tác giả này đã chứng minh rằng “im lặng” là một hành động ngôn ngữ.

G.Yule trong Dựng học [27] đã để cập đến quãng im lặng gán được (atitributable silence) Theo ông sự im lặng không là vấn để gì với hệ thống

diéu hành cục bộ của một cuộc hội thoại [27; 139] Tuy nhiên, khi dé ra

phương pháp phân tích cấu trúc ưa chuộng của một cuộc hội thoại bất kì,

G.Yule đã nêu một ý kiến rất xác đáng về khoảng im lang trong hội thoại.

Ong cho rằng: Sự im lặng — không trả lời trong hội thoại thông báo rằng

người đó không ở trong tư thế sẵn sàng cung cấp sự trả lời được ưa chuộng.

Dùng sự im lặng để trả lời trong hội thoại là một trường hợp cực đoan gần

như là có nguy cơ gây ấn tượng là không chịu tham gia (non = participation)

vào cấu trúc hội thoai [27; 151].

Sau đó, ở Việt Nam, Nguyễn Đức Dân đã viết: “Trong giao tiếp, sự

im lặng là một hành vi ngôn ngữ Sự im lặng cũng là một chiến thuật giao

tiếp Nó có thể biểu hiện sự phản đối hoặc đồng tình làm đối phương ling táng, bối rốt mà bộc lộ ra những điều còn che đậy ( ) Vì vậy sự im lặng

cũng tạo thành một lượt lời Thậm chí trong hội thoại có thể xảy ra liên tiếp

những lượt lời là sự im lặng” (4; 90-91] Đáng chú ý và là công trình

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Dương với khoá luận tốt nghiệp “/m lặng

-một hành vi ngôn ngữ”, 1996 |9] Sau đó năm 2000, tác giả này lại công bố

bài viết “Swim lặng trong chiến lược giao tiếp ”(9] Theo tác giả này thì “Sw

Trang 14

im lăng tuy không thoả mãn một cách hoàn toàn mục đích giao tiếp của các

bên, Song nó đã giáp chủ thể im lặng : không chịu trách nhiệm vê một nội

dung tường minh; không vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại, cân bằng

được trạng thái tương tác " (11 ;138].

Như vậy, từ tình hình thực tế trên, có thể nói rằng cho đến nay chưa

có nhiều công trình nghiên cứu về những khoảng im lặng trong hội thoại.

Kế thừa và phát triển những thành tựu ấy, khóa luận sẽ tiếp tục tìm hiểu và

nghiên cứu một cách chi tiết và có hệ thống hơn về những “khoảng im

lặng trong hội thoại ”.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong khóa luận này chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên

CỨU sau:

> Phương pháp phân tích tổng hợp

- _ Phân tích tổng hợp tiên đề lý luận

Ở khóa luận này, chúng tôi đã tiến hành phân tích tổng hợp nhiều

phương diện lý thuyết của dụng học như: Thuyết hành động ngôn ngữ,

lý thuyết hội thoại và hàm ý hội thoại để chứng mính im lặng vừa là

hành động ngôn ngữ đặc biệt vừa là một chiến thuật hội thoại độc đáo.

- _ Phân tích “ngữ cảnh động”

Một hành động ngôn ngữ chỉ có hiệu lực trong ngữ cảnh cụ thể Vì

vậy, việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ nhất thiết phải gắn với ngữ

cảnh nhất định Tương tự, việc nghiên cứu “im lặng” cũng phải đặt

trong một ngữ cảnh cụ thể thì nó mới được hiểu một cách sâu sắc và

thấu đáo.

Dựa vào ngữ cảnh ở đây không phải chỉ dựa vào phát ngôn trước nó

mà còn dựa vào mối quan hệ giữa các đối tác hội thoại, những phát

ngôn trước và sau đó có mối liên hệ với "phát ngôn không lời” đang tìm

hiểu từ đó mới có thể lý giải vì sao chủ thể lại im lặng (nguyên nhân

của sự im lặng) và ý nghĩa của sự im lặng ấy.

Trang 15

Cũng dựa vào ngữ cảnh, có thể xác định được những thông điệp và

tác dụng của những “khoảng im lặng trong hội thoại”, từ đó suy ra sắc

thái ý nghĩa của chúng trong hội thoại.

> Phương pháp so sánh đối chiếu

Từ những cứ liệu cụ thể, tiều biểu, khóa luận tiến hành so sánh giá

trị biểu đạt của “im lặng" với các hành động tương đương; hoặc so sánh

những ngữ cảnh khác nhau của hành động im lặng để thấy được im lăng

là một phương tiện đắc lực trong việc thực hiện chiến thuật hội thoại.

> Phương pháp miêu tả ngữ dụng học

Chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả giá trị của những khoảng im lặng vừa

được phát hiện, cùng việc trình bày và phân tích chúng trên những cứ

liệu hội thoại Việt ngữ gắn liền với các hoàn cánh giao tiếp cụ thé.

5 BÓ CỤC KHÓA LUẬN

Ngoài các trang khai tập và các trang phụ đính, thư mục gồm 28 đơn

vị và bảng tra cứu nguồn ngữ liệu, nội dung của khóa luận bao gồm các phần

Trang 16

PHẦN HAI NỘI DUNG CHÍNH

Chương I Những vấn để chung

1 Lý thuyết hành động ngôn ngữ

2 Lý thuyết hội thoại

3 Vai trò, ý nghĩa của khoảng im lặng

trong hội thoại

4 Nhận diện hành động im lặng trong

hội thoại

Chương H Chức năng của khoảng im lặng trong hội thoại

I Chức năng đánh dấu trong hội thoại

2 Chức năng biểu đạt cảm xúc, thái độ

của các đối tác hội thoại

3 Chức năng thể hiện tính lịch sự trong

hội thoại

4 Chức năng cân bằng trạng thái của tiến

trình hội thoại

PHẦN BA KẾT LUẬN

Trang 17

PHẦN HAI

NỘI DUNG CHÍNH

Trang 18

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 LÝ THUYẾT HANH ĐỘNG NGÔN NGỮ

I.1 Định nghĩa “hành động ngôn ngữ ” (Speech act)

Hành động ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu quan trọng của Ngữ

dung học Đến những năm 60 của thế kỷ XX, J.L.Austin (1962) và J.Searle

(1969) đã để xuất “lý thuyết hành động ngôn từ” Các ông tin rằng ngôn

ngữ không chỉ được dùng để “thông báo hoặc miêu tả cái gì đó ” mà nó còn

được dùng để “lam một cdi gì dé”, để thể hiện hành động Trong các hoạt

động của con người, "nói” cũng là một hành động Khi “nói” con người

đồng thời thực hiện một hành động, hành động đó gọi là hành động ngôn từ

Như vậy hành động ngôn từ là sự tác động bằng ngôn từ của người nói đến

người nghe Người nói ở đây bằng hoạt động lời nói truyền đạt đến người

nghe một thông điệp ngôn từ có nội dung thông báo nội dung hành động.

Đồng thời với việc truyền đạt thông điệp ngôn từ này, người nói đã thực

hiện một hành động Đơn cử một trường hợp cụ thể như “hành động chào ".

Khi người nói thực hiện phát ngôn “Chào”, “Xin chào” thì đồng thời

người đó cũng thực hiện hành động “chào” đối với người nghe Hành động

ngôn ngữ là hành động được thực hiện bằng ngôn từ Hành động ngôn từ

chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn ° [9; 25]

Như vậy, hành động ngôn ngữ là hành động chuyển tải một thông

điệp từ người nói đến người nghe thông qua phương tiện ngôn ngữ để gây

nên hiệu quả về ngôn ngữ và hành động.

1.2 Đặc điểm của hành động ngôn từ

a Hành động ngôn từ mang tính chất trừu tượng cao Đặc điểm này

cia hành động ngôn ngữ được thé hiện ở hai dang thức:

10

Trang 19

Thứ nhất, hành động ngôn ngữ là sự tác động bằng ngôn từ Đây

chính là sự tác động mang tính chất thuần tuý ngôn ngữ tức là sự thông báo

và tiếp nhận chi ở trong phạm vi ngôn từ như việc nói A chỉ là để thông

báo A.

Thứ hai, hành động ngôn ngữ là “dạng thức đặc biệt” Đó “la sự rác

động tương đương với một hành động ”(9; 25)

Theo cách này, hệ quả của tác động ngôn ngữ là hành động Tức là,

người nói tác động đến người nghe bằng lời nói nhưng người nghe có thể

cảm nhân ở sự tác động lời nói ấy là sự tác động của một hành động thực

su.

Chẳng hạn như hành động “mời” được thể hiện bằng những phát ngôn cu thể như “Mời bác vào nhà”; “Xin mời quí vị đứng lên”, “Em có vui lòng đi với tôi không" Sau khi thực hiện chuyển tải phát ngôn này đến

người nghe, người nói đồng thời thực hiện hành động “mdi” đối với người

đó.

b Hành động ngôn ngữ phụ thuộc vào ngữ cảnh, thói quen giao tiếp

và quan hệ giữa chủ thể và đối thể giao tiếp

Việc xem xét một hành động ngôn ngữ mà không gắn với ngữ cảnh

cụ thể là điểu không thể thực hiện được Hành động ngôn ngữ được nhận ra

qua cung cách phát ngôn và cấu trúc phát ngôn Các chủ thể trong giao tiếp

sẽ dễ dàng nhận ra điểu đó vì trong tình huống giao tiếp nào, trong mối

quan hệ giữa người nói và người nghe như thế nào thì dùng hành động nào,

lời nói nào.

Thí dụ như trong hai trường hợp sau:

(1) Con coi băng học tiếng Anh đó chứ.

(2) Con coi băng học tiếng Anh kia.

(Ví dụ của Nguyễn Đức Dân)

(1) Được coi là hành động bác bỏ một kết luận rằng chủ thể (con) đã

làm một việc P (coi băng) mà P được xem là không tốt.

(2) Được coi là một hành động từ chối Ở đây là từ chối một dé nghị.

Từ chối theo cách đưa ra một để nghị khác (để nghị được coi băng học

tiếng Anh).

Trang 20

Tóm lại, với tính chất trừu tượng hành động ngôn ngữ là một khái

niệm không đơn giản Hành động ngôn ngữ chỉ có thể được hiểu một cách

thấu đáo qua việc gắn liền nó vào ngữ cảnh Đây là thao tác tối cần thiết

khi nghiên cứu hành động ngôn ngữ.

1.3 Phân loại hành động ngôn từ

Theo cách phân chia của J.L.Austin, hành vi ngôn ngữ (Speech act)

được chia thành:

- Hành động tạo lời

- Hành động tại lời

- Hành động mượn lời.

a H đôn i ionnary act

Khi có dự định tác động đến đối phương giao tiếp bằng lời nói, người

phát ngôn sẽ tiến hành hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như : ngữ

âm, từ ngữ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn thích

hợp về hình thức và nội dung “Mdi hành vi tạo lời tạo ra một nội dung

mệnh đề và do đó có ý nghĩa xác định" [28; 1 19].

b Hành đề lời (Perllocuti

Vé mặt hình thức, câu ngôn hành có thể thé hiện hành động này

nhưng trong từng ngữ cảnh, với từng đối tượng tiếp nhận hành động ngôn

ngữ khác nhau còn thể hiện những hành động khác Sự thể hiện ngầm ẩn

như vậy gọi là hành động mượn lời Nói một cách rõ ràng, hành động mượn

lời là hành động mượn các phương tiện ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp, đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn

ngữ ở người nghe, người nhận hơn chính người nói (tức là người nói người

nói sử dụng ngôn ngữ của mình dé tác động đến tư tưởng, tinh cảm, hành vi

của người nghe, người nhận.

Để hiểu hơn khái niệm này có thể phân tích ví dụ sau :

Với một hành động thông báo “Tôi sẽ tham gia đoàn thanh tra vụ việc

này” Đối với người bình thường thì đây chỉ là một thông báo bình thường.

Nhưng người nói có thé đùng nó để gây ra những hành động mượn lời khác

nhau:

12

Trang 21

- Người nói muốn gây tâm tý phấn khởi nơi người tốt và làm lo lắng

những thế lực tiêu cực, tham nhũng nếu người nói thực sự là một cán bộ

liêm khiết và có năng lực.

- Ngược lại, lời nói trên có thể dùng để :rấn an những người đã saiphạt trong một vụ việc nếu họ và người nói cùng hội cùng thuyền

- Hoặc người nói dùng thông báo trên “tao ra sự khiếp sợ” nơi người

nghe nhằm gợi ý cho những kẻ dính líu vào vụ việc phải “biết điểu” với

ông ta.

Đây là hành động được thể hiên ngay trên bé mặt cấu trúc, hình thức

của câu Có thể xác định hành động này thông qua động từ ngôn hành hoặc

những kết cấu, từ ngữ chuyên dùng thay thế cho động từ ngôn hành

Vị dụ :

Xét các phát ngôn :

(1) Cho tôi hỏi có anh Nam ở nhà không?

+ Hành động hỏi vì có dùng động từ ngôn hành “Adi”.

(2) Có anh Nam ở nhà không?

“ Hành động hỏi vì có dùng cặp từ để hỏi "có không?")

Như vậy “hành động tại lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quà của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ng, có nghĩa là

chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận”

[1; 89] Tức là qua lời nói có một hiệu lực gì, mục đích gì.

Trong giao tiếp chúng ta có những hành động hỏi, trả lời, ra lệnh,

yêu cẩu, để nghị, cam kết Muốn thể hiện chúng ngay “trong lời nói” thì

cần “nói ra điều gì đó" Hành động này được gọi là “hành động tại lời”.

Gọi là hành động tại lời vì nó nằm trong hành động tạo lời.

Trang 22

(3) Lời khuyên Hành động tại lời là *khuyên ".

(4) Câu hỏi Hành động tại lời là “hỏi `.

(5) Câu mệnh lệnh Hành động tai lời là “ra lệnh”.

Có khi cùng một hành động tại lời chúng ta có thể sử dụng nhiễu

hành động tạo lời khác nhau Chẳng hạn cùng một hành động tại lời là

"khuyên bảo”, có thể được thể hiện bằng nhiều hành động tạo lời khác

nhau.

Vị dụ:

(6) Cô không nên mang giày cao gót như thế.

(7) Cô mà mang giầy cao gót như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ lắm đấy.

Cả hai phát ngôn (6) và (7) đều thực hiện hành động tại lời là

"khuyên bảo” Song ở phát ngôn (6) thì hành động khuyên bảo được hiện

thực hoá bằng động từ “không nên” Ở phát ngôn (7) hành động tại lời

khuyên bảo được hiểu một cách gián tiếp thông qua ý nghĩa của phát ngôn.

Tuy khác nhau vé hành động tạo lời nhưng người nghe vẫn có thể nhận ra

nội dung ý nghĩa mà người nói muốn hướng tới Có được diéu này chính là

nhờ vào quy tắc vận hành ngôn ngữ Quy tắc này được GS Đỗ Hữu Châu [1;

90] chỉ ra rằng, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, các động từ ngôn

hành: hứa hen, xin lỗi, trách cứ, than phién, khen ngợi thường được lược bỏ

để làm cho lời nói thêm gần gũi, tự nhiên cũng như để người nói tạo được

thiện cảm với người nghe.

Khi thực hiện hành động tại lời, người ta thường chú ý đến mục đích

và hiệu quả của hành động ngôn từ Mục đích và hiệu quả của hành động

ngôn từ được gọi là hiệu lực tại lời Chính vì sự khác nhau trong cách sử

dụng, trong cách tạo ra một hành động tại lời, Austin [28] đã phân loại

hành động tại lời thành : hành động tại lời trực tiếp và hành động tại lời

Trang 23

(9) Tôi thông báo ngày mai chúng ta có cuộc họp khẩn cấp.

(10) A : Này xem cái nón này đẹp không?

B ( đang bực mình) : U! Thì đẹp.

Ở các phát ngôn (8), (9), (10), hành động tạo lời của người nói

đã khiến người nghe có thể nhận ra : phát ngôn (8) là hành động chào, phát

ngôn (9) là hành động thông báo Sự nhận biết ấy được dựa trên bể mặt

câu chữ, nhất là qua các động từ ngôn hành Ở phát ngôn (10), câu trả lời

của B nếu xét trên bể mặt câu chữ thì đó là hành động khen (khen nón

đẹp) nhưng thực chất dựa vào ngữ cảnh và ngữ điệu của phát ngôn đó thì

có thể thấy phát ngôn đó là hành động mỉa mai, trách móc Hiệu lực tại lời

của câu trả lời đó là: tôi đang bực đừng có hỏi.

Chẳng hạn: Hành động mời là hành động tỏ bày ý muốn, yêu cầu

người khác làm gì đó một cách lịch sự dude thể hiện bằng các phát ngôn

như “Mời ” “Xin mời ” “Xin vui lòng " Người nghe khi tiếp nhận các

phát ngôn này nhận biết được hành động mời của người nói một cách trực

tiếp trên bể mặt câu chữ của phát ngôn.

Như vậy, hành động tại lời trực tiếp là “hành động tại lời được chỉ

định một cách trực tiếp bằng sự giải thích theo nghiã đen về dạng thức ngữ

pháp và từ ngữ của câu được phát ngôn ra” {9; 34].

- Hành động tại lời gián tiếp

Xét các phát ngôn sau:

(11) Ai cho phép anh vào đây?

(12YTôi muốn ra ngoài quá !

Ở phát ngôn (11), người nói đã thực hiện hành động tại lời trực tiếp

là hỏi nhưng mục đích chính của người nói không phải là để hỏi mà để doạ

nạt, trách mắng Người nói hỏi người nghe nhưng thực chất là để trách

mắng người nghe vì anh ta dám xâm phạm lãnh thổ của người đang nói.

Như vậy, hành động trách mắng là hành động tại lời gián tiếp của phát

ngôn (11).

Ở phát ngôn (12), khi thực hiện phát ngôn, người nói đã thực hiện

hành động tại lời trực tiếp là tỏ bày “mudn ra ngoài” nhưng mục đích

15

Trang 24

chính là để cầu khiến ai đó đưa mình ra ngoài Như vậy qua hành động tỏ

bày, người nói đã thực hiên một lực tại lời gián tiếp là "cẩu khiến”.

Hai phát ngôn (11) và (12) đều có hiện tượng thông qua một hành

động tại lời trực tiếp (hỏi, tỏ bày) để thực hiện hành động tại lời gián

tiếp(trách mắng, cầu khiến).

Như vậy, phát ngôn có hành động tại lời gián tiếp là "phát ngôn được

tạo ra không chỉ có một mục dich tại lời mà dai bộ phận được xem như thực

hiện đẳng thời một số hành vì nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu

biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung của cả hai người suy ra lực ở lời

của một số hành vi khác " |1; 146.

Từ đó có thể thấy rằng, cùng một hành động tại lời nhưng có thể tạo

ra những hành động tại lời gián tiếp khác nhau Chẳng hạn trong cùng một

hình thức hành động tại lời trực tiếp là hỏi có hàng loạt hành động tại lời

gián tiếp khác nhau :

- Hỏi - chào

Ví dụ: Lan mới đến hả em ?

Trong thói quen ứng xử của người Việt, hỏi cũng là một hình thức để

chào.

Ví dụ : Lấy dùm mình cuốn sách trên bàn được không?

Thực chất của câu hỏi này là, người nói yêu cầu, để nghị người nghe lấy

Ví dụ: Đã hẹn rồi, sao anh lại để em chờ như thế?

Qua hành động hỏi, người nói trách cứ người nghe về việc đến muộn và

để mình phải chờ

Ví dụ : Anh có thôi ngay đi không?

16

Trang 25

Qua hành động hỏi, người nói ra lệnh cho ai đó dừng lại, thôi ngay việc

người đó đang làm.

- Hỏi - mời

Ví dụ : Cô có vui lòng đi xem phim với tôi tối nay không?

Qua hành động hỏi, người nói muốn mời người nghe đi xem phim với

mình tối nay.

- Hỏi - xin lỗi

Ví dụ : Em không nghỉ hậu quả lại nghiêm trọng đến thế Cỏ

không giận em chứ?

Người nói ở đây là một học sinh có lỗi, hành động hỏi của học sinh nay ở

đây là lời xin lỗi cô giáo.

- Hỏi - hen

Ví dụ : Ngày mai tôi có thể gặp anh ở văn phòng lúc 8h được

không?

Người nói hỏi nhưng mục đích là để hẹn với người nghe về thời gian địa

điểm của cuộc gặp gỡ vào sáng ngày mai

Ví dụ : Ông có biết tính mạng của cả nhà ông nằm trong tay

chúng tôi không?

Người nói hỏi nhưng mục đích là để đe doa người người nghe

- Hỏi - khen

Ví dụ : Mặc chiếc váy này trông cô xinh hơn ấy nhỉ?

Người nói hỏi nhưng mục đích là muốn khen cô gái với chiếc váy mới.

Ví dụ : Mày muốn gây sự đấy a?

Trước hành động nào đó của đối phương khiến người nói khó chịu, ngay

lập tức anh hỏi nhưng thực chất đây là hành động khiêu khích.

Trang 26

Như vậy thì, một hành đông tại lời trực tiếp có thể có nhiều hành động tại lời gián tiếp với hiệu lực tại lời khác nhau Vậy làm thế nào để xác định

chính xác hành động tại lời gián tiếp của một hành động tạo lời? Muốn

thực hiện được điều đó, trước hết phải dựa vào ngữ cảnh giao tiếp Dựa vào

ngữ cảnh giao tiếp là một giải pháp hiệu quả nhất để hiểu vì sao lại có

hành động tại lời trực tiếp như vậy và người nói thông qua hành động tại

lời đó muốn gởi gdm điều gì Từ đó mới có thể hiểu hành động tại lời gián

tiếp của một phát ngôn trong một ngữ cảnh giao tiếp có ý nghĩa gì.

Cũng có thể đặt phát ngôn của người nói trong su hồi đáp của người nghe để xác định hành động tại lời gián tiếp Bởi vì trong rất nhiều trường

hợp dựa vào sự hồi đáp của người nghe mà chúng ta có thể nhận ra được

những hiệu lực của hành động tại lời mà người nói đã nói ra Sự đáp ứng

hiệu lực gián tiếp có khả năng diễn ra nhiều hơn là sự trả lời cho hiệu lực

trực tiếp của câu nói.

Chẳng hạn trong tình huống sau:

- Để tôi nói đã Tôi nhớ hỏi anh sắp cưới vợ Chính người dau tiên là

bố anh Phải , bố anh can ngăn anh( ) Anh có nhớ rằng anh đã hứa với tôi là đi tìm mộ bố anh không? Bây giờ thấm thoát đã hơn mười

năm rồi Ôi giời, anh bdo bận, vậy anh muốn tôi nhờ cậy ai? Anh

Lương cố điểm tĩnh Tìm cách ứng xử hợp lí để bà cụ nguôi ngoai lúc

nay là cần thiết Nghĩ vậy, Lương lễ độ đáp lời mẹ:

- Me a, việc tìm mộ bố con không được như lời con húa, lỗi thuộc về

con Tất nhiên cũng có hoàn cảnh Me tính xem, con đi Liên xô hoc

bốn năm, Trở về, di mặt trận phía Nam hai năm Hoà bình rồi lại

phải đi biệt phái năm năm ở Tây Nguyên Nhung cái chính là con cứ

nghĩ cải táng xong là được Thôi, trong tháng này con sẽ Ìo xong

việc này Me bằng lòng chưa? Còn những việc khác qua rồi, mẹ nói

làm gì nữa, hả mẹ ? Hoặc giả

Thật không ngờ Lương vừa dứt lời, bà cụ đã chồm lên nghiến răng kèn ket:

- Sao anh lại nói thế? Anh định bịt miệng tôi ha? Anh định bóp hdu

bóp cổ tôi thì anh nói di! Anh có biết rằng bao nhiêu năm nay tôi

phải nhịn anh chị như nhịn cơm sống không?

18

Trang 27

Lương mim chặt môi, anh phải tự nhủ mình: phải im Phải nhịn nhường

me ".( )

(Ma Văn Kháng/21;32/)

Trong đoạn thoại trên, lời thoại của bà mẹ Lương chứa rất nhiều câu

hỏi Thoạt nhiên đọc ai cũng tưởng đó là những câu hỏi cần phải giải đáp

vì hình thức của nó là hành động tại lời trực tiếp "hỏi” dude nhận biết qua

hình thức ngữ pháp và từ ngữ của phát ngôn Nhưng thực chất đó là những

lời trách mắng con bà - anh Lương Lời hồi đáp của anh Lương là những

lời để phân trần, giải thích Anh biết mẹ mắng nên đùng lời lẽ phải trái để

phân trần với mẹ.

Qua lời hồi đáp của anh Lương có thể thấy những hành động hỏi của

bà mẹ ở lượt lời trên là hành động trách mắng ngày càng trở nên gay gắt

hơn Như vậy thông qua lời hồi đáp có thể nhận ra đằng sau những hành

động hỏi trực tiếp kia là hành động trách mắng được thể hiện gián tiếp.

Trong giao tiếp, việc sử dụng hành động tại lời gián tiếp là rất phổ

biến và sáng tạo Nếu được sử dụng phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh,

hành động tại lời gián tiếp sẽ có tác dụng tăng cường hiệu quả giao tiếp,

giúp người nói thực hiện thành công mục đích giao tiếp của mình Như

GS.Đỗ Hữu Châu có nhận xét : “Hành động tại lời gián tiếp sẽ là lĩnh vực

của một loạt các biện pháp tu từ bằng hành động ở lời”(1; 153].

1.4 Phát ngôn ngôn hành

Đối với việc tìm hiểu phát ngôn ngôn hành thì những hiểu biết về động

từ ngôn hành là điều cần thiết Bởi vì lý thuyết hành động ngôn từ đã chứng

tỏ, động từ ngôn hành là hạt nhân, trung tâm của phát ngôn ngôn hành.

a Đông từ ngôn hành

- Khái niệm

Xét các phát ngôn sau:

(13) Tôi hứa ngày mai sẽ đến.

(14) Con cẩm ơn sự giúp đỡ của ông bà nhiều lắm.

(15) Tôi cam đoan là tôi là tôi nói that.

T:

3 U5

„ HỒ -CHÍ-l\4.j: ¡

19

Trang 28

(16) Tơi để nghị anh ra khỏi đây ngay.

Ở các phát ngơn (13), (14), (15), (16) cĩ sự cĩ mặt của các động từ

"hứa", "cảm ơn”, “cam đoan”, dé nghị” Khi thực hiện các phát ngơn trên

(thể hiện bằng lời nĩi) thì người nĩi đồng thời đã thực hiện các hành động

“hứa hẹn”, "cảm ơn”, “cam đoan”, để nghị" Cĩ thể thấy rằng: khi phát

ngơn thành lời nĩi cũng chính là lúc người nĩi thực hiện các hành động

chứa đựng trong lời nĩi (nội dung phát ngơn) Các động từ được sử dụng

trong các phát ngơn như vậy gọi là động từ ngơn hành (performetive

verbs).

Như vậy, động từ ngơn hành là động từ “gọi tên một cách hiển ngơn

các hành động ngơn trang (hành động ngơn ng@) đang thực hiện” [G.Yule:

104 | Nĩ giữ chức năng biểu thị một hành động ngơn ngữ Khi phát ngơn

ra động từ ngơn hành là hành đơng ngơn từ đã được thực hiện, cịn nội

dung hành động được thể hiện ở phan tiếp theo của động từ đĩ Cĩ thé thấy

rõ điều đĩ qua việc phân tích các ví dụ vừa nêu trên.

Động từ ngơn hành Nội dung hành động

(1) Hứa Tơi sẽ đến

(2) Cam đoan Tơi nĩi thật

(3) Muốn Bố mẹ cùng đi

ii¬ẵäẬAAA AC

Động từ ngơn hành được đặt vào biểu thức cĩ dang sau :

I (Yp) you that

(Tơi (vp) anh rằng ).

Ví dụ: Con khẳng định với cha mẹ quyết định của con là khơng đổi

Yp

- _ Phân biệt động từ ngơn hành và động từ trần thuật

Cĩ rất nhiều trường hợp các phát ngơn cĩ cấu tạo như biểu thức cĩ

chứa động từ ngơn hành Và động từ của phát ngơn ấy cũng nằm trùng với

20

Trang 29

vị trí như động từ ngôn hành Nhưng thực chất đó không phải là các động từ

ngôn hành Chẳng hạn như trường hợp trong các phát ngôn sau:

(17) Tao đang định nện cho may một trận.

(18) Tôi chạy thật nhanh đến đó.

Ở các phát ngôn (17), (18) vừa nêu trên, người nói khi phát ngôn có sử

dụng các động từ “nện”, “chạy” nhưng thực chất người ấy vẫn đúng yên

chưa hành chưa (hoặc không hành động) Khi phát ngôn được thực hiện

(nói ra) nhưng thực tế thì hành động "nện "(hành động bằng tay có nghĩa là

đánh thật mạnh, thật đau) và hành động “chạy” (dùng chân di chuyển với

tốc độ nhanh) chưa (hoặc không) được thực hiện.

Nếu xét theo tiêu chí phân loại câu thì phát ngôn (17), (18) là những

câu trần thuật Và động từ được sử dụng ở các câu đó là động từ trần thuật.

Như vậy, động từ ngôn hành là những “động từ chỉ hành động được thực hiện bằng ngôn từ” như: tuyên bố hứa, khuyên, mời, xin lỗi, cam

đoan, Còn động từ trần thuật là những động từ chỉ hành động hay quá trình

được thực hiện không phải bằng ngôn từ.

Chẳng hạn:

Hanh động đánh được thực hiện bằng tay chứ không bằng từ “đánh”.

Từ "đánh" chỉ là đại diện âm thanh trong ngôn ngữ của hành động "đánh”

mà thôi.

Đối với hành động ngôn hành như “xin lỗi” thì nói ra “xin iỗi” tức là

hành động xin lỗi đã được thực hiện Người ta có thể thực hiện hành động

“xin lỗi” bằng việc phát âm động từ “xin /ð¡" Đây là cách tốt nhất và trực

tiếp để thực hiện hiệu quả ý định xin lỗi của một người nào đó

Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc phân biệt động từ ngôn hành

và động từ trần thuật trong một phát ngôn là rất khó khăn Trong những

trường hợp đó, dựa vào ngữ cảnh phát ngôn là giải pháp tối ưu để nhận ra

đâu là động từ ngôn hành, đâu là động từ trần thuật

Chẳng hạn như phát ngôn : (19) “ Tôi để nghị Lâm ra khỏi day.”

Giả sử phát ngôn trên được thực hiện trong cuộc thoại giữa người nói và

một cá nhân tên Lâm nào đó Giả định rằng phát ngôn trước của Lâm là :

“Bay giờ anh muốn gì ở tôi” Thì lúc nảy phát ngôn (19) trên là phát ngôn

ngôn hành Người nói đã sử dụng động từ ngôn hành là “để nghị" để thực

hiện hành động sai khiến của mình.

21

Trang 30

Còn nếu phát ngôn (19) được thực hiện trong cuộc thoại giữa người nói

và một cá nhân nào đó không phải là Lâm Giả định phát ngôn trước của

(19) là “Anh vừa nói gì với anh Lâm vay?” Thì phát ngôn (19) là phát

ngôn nhằm trả lời cho phát ngôn ấy Đây chính là phát ngôn trần thuật

nhằm thuật lại điều mình vừa thực hiện Lúc này phát ngôn (19) không phải

là phát ngôn ngôn hành mà nó chỉ là một bộ phận của nội dung tường

thuật.

Như vậy, để nhận biết một động từ ngôn hành không chỉ đơn thuần là

dựa vào sự phân nhóm như các nhà ngữ dụng học trước đó như nhóm động

từ khen ngợi, chê trách, yêu câu, mời mọc, hứa hẹn mà phải xem xét sự

hoạt động của chúng trong từng ngữ cảnh cụ thể Việc làm đó đồng thời

với việc xem xét những điều kiện tồn tại của động từ ngôn hành Điều kiện

tổn tại của động từ ngôn hành bao gồm điều kiện cẩn và điều kiện đủ

- Điều kiện tồn tại của động từ ngôn hành

* Điều kiện cần

Xét trong chính bản thân của động từ ngôn hành, một động từ ngôn

hành cần phải thỏa mãn những điều kiện sau :

> Điều kiên 1 :

Động từ ngôn hành trước hết phải là động từ biểu thị hành động Da có

nhận định chung chung rằng động từ ngôn hành là động từ Điều này chưa

đúng vì động từ ngôn hành nhất định phải là động từ biểu thị hành động, mà

động từ bao gồm động từ biểu thị hành động và động từ biểu thị trạng thái.

Như vậy là động từ nào mà không biểu thị hành động thì không phải động

từ ngôn hành.

Trong tiếng Việt, một số động từ như : (yên bố, khẳng định, hứa hẹn,

cam kết, là động từ ngôn hành Một số động từ cảm nghĩ (nghĩ, tưởng, cho

rằng ) hay động từ tình thái (cẩn, nên, phải ) không thoả mãn điều kiện

trên nên chúng không được xếp vào loại động từ ngôn hành.

> Điều kiên 2

22

Trang 31

Trong giao tiếp hành ngày, động từ ngôn hành được thực hiện thông

qua ngôn ngữ chứ không phải thực hiện bằng hành động, cử chỉ điệu bộ.

Điều này có nghĩa là đông từ ngôn hành được thực hiện bằng cách nói ra,

khi đó hành động được thực hiện thông qua việc phát ngôn ra động từ ngôn

hành tương ứng.

Chẳng hạn :

Muốn tỏ bày ý muốn, yêu cầu người khác làm gì đó một cách lịch sư,

người ta thực hiện hành động mời Hành động mời chỉ có thể thực hiện

được bằng việc nói ra các phát ngôn có chứa động từ "mời" như “Xin

mời ”; * Mời "; * Xin vui lòng Trong những trường hợp này, động từ

“moi” là hành động từ ngôn hành.

> Biểu kiên 3

Động từ ngôn hành phải là động từ mà khi phát ngôn xong thì hành

động mà nó biểu thị cũng được thực hiện xong.

Chẳng hạn hành động chào được thực hiện xong khi người nói kết thúc

các phát ngôn có chứa các động từ “chào” như là : “Xin chào”; “ Chao

anh”,.Hodc như khi người nói nói “Mình hứa với cậu mai mình sẽ đến" thì

đồng thời với phát ngôn ấy là hành động hứa được thực hiện Vì vậy trong

câu ngôn hành khi nói xong đoạn chứa động từ ngôn hành là chúng ta thực

hiện xong hành động ngôn ngữ và phần còn lại là nội dung của hành động

ngôn hành.

Có những trường hợp cùng một nội dung nhưng người nói thực có

thểthực hiện bằng nhiều các phát ngôn ngôn hành khác nhau Chẳng hạn

cùng một nội dung là "mời" có thể được người nói thực hiện bằng các phát

ngôn sau :

(20) Mời anh đến nhà tôi vào tối nay.

(21) Tôi rất vui nếu anh đến nhà tôi vào tối nay.

Đông từ “mdi” trong phát ngôn (20) chính là động từ ngôn hành vì khi

phát ngôn ra nó thì người nói đã trực tiếp thực hiện hành động mời của

mình Còn động từ “vui” của phát ngôn (21) là động từ trạng thái, hiệu lực

ngôn hành "mời” của phát ngôn được hiểu một cách gián tiếp thông qua

cụm động từ “rd? vui”.

23

Trang 32

* Điều kiện đủ

Đây là diéu kiện để động từ ngôn hành có hiệu lực khi xét chúng trong

mối quan hệ với các yếu tố xung quanh.

» Điều kiện |

Chủ ngữ của câu có chứa động từ ngôn hành phải ở ngôi thứ nhất, bổ

ngữ phải ở ngôi thứ hai.

Vi dụ:

(22) Tôi cam đoan với các anh là tôi nói thật.

(23) Anh ấy cam đoan với chúng tôi là anh ấy nói thật

Phát ngôn (22) là phát ngôn ngôn hành, với động từ ngôn hành là

"cam đoan"; chủ ngữ “tôi” là ngôi thứ nhất; bổ ngữ “các anh” là ngôi thứ

hai Còn ở phát ngôn (23) chủ ngữ “anh ấy" là ngôi thứ ba; bổ ngữ “chúng

tôi” là ngôi thứ nhất Trường hợp này người nói là “chúng tôi” Vì vậy mà,

phát ngôn (23) không phải là phát ngôn ngôn hành và động từ "cam đoan”

ở phát ngôn này không có hiệu lực ngôn hành Nó không phải là động từ

ngôn hành.

> Điều kiên 2

Động từ ngôn hành phải nằm trong mệnh dé chính của câu Trong một

câu, mệnh để chính bao giờ cũng chứa nội dung chính của câu Nội dung

chính của một phát ngôn ngôn hành là hiệu lực ngôn hành Vì vậy, động từ

ngôn hành phải được chứa trong mệnh để chính của câu

Vị dụ:

(24) Em xin hứa với cô em sẽ không tái phạm, sẽ không làm ảnh

hưởng đến kết quả thi đua của lớp mình nữa.

Ở ví dụ trên, “em xin hứa” đóng vai trò là mệnh để chính trong câu.

Khi thực hiện phát ngôn này, mục đích của người nói là thực hiện hành

động hứa hẹn Vì vậy động từ “hứa” được đặt ở vị trí mệnh để chính của

câu Phan còn lại đảm nhiệm vai trò của bổ ngữ cho động từ “hứa” Như

vậy động từ “hứa " là động từ ngôn hành và nó có vị trí phù hợp ở mệnh dé

chính của câu.

24

Trang 33

Điều kiên 3

Động từ ngôn hành không dùng với sự phủ định.

Trong một phát ngôn gọi là phát ngôn ngôn hành, động từ ngôn hành

không đứng sau động từ phủ định (không, chẳng, chưa ) hay những từ ngữ

có hàm ý phủ định (oan, suýt, tưởng, thiếu chút nữa )hoặc những từ tình

thái (sẽ, đang, đã ) Bởi vì khi những từ này kết hợp với động từ thuộc

nhóm động từ ngôn hành thì những kết hợp ấy sẽ không có hiệu lực ngôn

hành Hậu quả của sự kết hợp này là: những hành động được động từ ngôn

hành biểu thị sẽ không thực hiện hoặc chưa được thực hiện Có thể thấy rõ

điểu đó qua các ví dụ sau:

(25) Tôi không hứa là ngày mai sẽ đến.

(26) Tôi suýt nữa đã hứa là ngày mai sẽ đến.

(27) Tôi đang định hứa là ngày mai sẽ đến.

Ba phát ngôn trên diễn tả ba trạng thái khác nhau của lời hứa:

Ở trường hợp (25) thì hành động hứa không thực hiện vì người phat

ngôn đã bày tỏ thẳng thắn là “không hứa ngày mai sẽ đến”

Ở trường hợp (26) thì người phát ngôn sử dụng từ có hàm ý phủ định

“suyt” + “hứa” “Swýt” có nghĩa là thiếu một chút nữa là tôi đã thực hiện

hành động hứa nhưng tôi đã không thực hiện vì có thể hứa như thế trong

trường hợp này là không hay.

6 trường hợp (27), động từ đứng trước động từ ngôn hành “hia” là

“đang định" Sự kết hợp này có nội dung là: tôi đang định hứa hẹn nhưng

tôi chưa thực hiện Động từ “ha” kết hợp với động từ này vô hình trung sé

làm cho hành động hứa hẹn chỉ nằm trong suy nghĩ, trong dự định của

người phát ngôn.

Chính vì vậy, khi xem xét động từ ngôn hành, chúng ta phải đặt nó

trong mối quan hệ với các thành tố xung quanh Đây là việc làm vô cùng

cần thiết và có ý nghĩa.

>» Điều kiện 4

Đông từ ngôn hành phải được thực hiện ngay trong thời điểm hiện tại.

25

Trang 34

Ở trên chúng ta xét các ví du (26) : “Tôi suýt nữa đã hứa là ngày mai

sẽ đến” và (27) : " Tôi đang định hứa là ngày mai sẽ đến” Các cụm động

từ “suyt nữa", “dang định” là những động từ khiến cho hành động hứa hẹn

không thể thực hiện được ngay trong thời điểm phát ngôn Vì nó có tác

dụng làm cho động từ đi với nó không thể hoặc (phát ngôn (26)) chưa thể

thực hiện được (phát ngôn (27)) Cho nên ở hai ví dụ trên, động từ “hứa ”

không có hiệu lực tại lời Ở các trường hợp này, hành động hứa hẹn không

được thực hiện.

Khi có đẩy đủ các diéu kiện vừa nêu trên thì động từ trong một phat

ngôn được xác định là động từ ngôn hành Động từ ấy là trung tâm, cơ sở

dé cấu tạo phát ngôn ngôn hành

b Phát ngôn ngôn hành

- Khái niệm

Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn có chứa động từ ngôn hành Tuy

nhiên trong nhiều trường hợp phát ngôn không chứa động từ ngôn hành

nhưng vẫn có hiệu lực ngôn hành thì phất ngôn ấy cũng được xem là phát

ngôn ngôn hành.

Vị dụ:

(28) Tôi để nghị anh ra khỏi đây ngay

(29) Ra khỏi đây ngay.

Hai phát ngôn (28) và (29) đều có cùng một nội dung: yêu cầu ai đó ra

khỏi nơi nào đó, nhưng lại được thực hiện bằng hai phát ngôn rất khác

nhau Ở phát ngôn (28), để thực hiện hành động để nghị, người nói đã sử

dụng phát ngôn có chứa động từ ngôn hành “để nghị” Trong phát ngôn

(29) không hé có sự có mặt của động từ ngôn hành “dé nghi” nhưng người

tiếp nhận dễ dàng nhận ra đây là lời để nghị Cả hai phát ngôn tuy có cấu

trúc, hình thức khác nhau nhưng đều được xem là phát ngôn hành vì nó có

hiệu lực ngôn hành ngay khi người nói nói ra.

- Dấu liệu nhận biết phát ngôn ngôn hành

26

Trang 35

Phát ngôn ngôn hành được có thể được nhận biết bằng sự xuất hiên

của một trong những dấu hiệu cơ bản sau :

> Phát ngôn ngôn hành có thể được nhận biết bằng động từ ngôn

hành Động từ ngôn hành trong phát ngôn này cần phải thoả mãn những

điều kiện cần thiết của một động từ ngôn hành Các điều kiện của động từ

ngôn hành được xem xét trong mối quan hệ giữa các thành tố mà phát

ngôn ngôn hành chính là tập hợp các thành tố đó Vì vậy các yếu tố để

nhận biết động từ ngôn hành cũng là dấu hiệu để nhận biết phát ngôn ngôn

hành.

Ví dụ : Phát ngôn “ Tôi để nghị các anh xem xét lá đơn này” thoả

mãn:

- Chủ ngữ là ngôi thứ nhất (Tôi ).

- _ Bổ ngữ là ngôi thứ hai ( các anh )

- Động từ ngôn hành được thực hiện ngay trong thời điểm

nói.

- Động từ ngôn hành “dé nghị” nằm ở mệnh để chính của

câu.

> Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn tác động trực tiếp đến người

nghe, không thể là phát ngôn nhấc lại phát ngôn của người khác

Mỗi một phát ngôn ngôn hành khi được chuyển sang một phát ngôn

tương đương theo lối gián tiếp thì nó không còn là phát ngôn ngôn hành.

Trong trường hợp này người nói chuyển từ cách nhắc lại nguyên văn của

người khác sang lời nói của mình mà vẫn giữ đúng nội dung.

Vị dụ :

(30) Tôi cấm anh mang đứa bé đi.

(31) Cô ấy cấm anh mang đứa bé đi.

Phát ngôn thứ nhất là lời nói tác động trực tiếp đến người nhận, (30) là

phát ngôn ngôn hành Phát ngôn thứ hai là cách nói gián tiếp của một cá

nhân trần thuật lại nội dung của phát ngôn thứ nhất Tuy vẫn đảm bảo nội

dung nhưng (31) không phải là phát ngôn ngôn hành.

27

Trang 36

> Trong một phát ngôn ngôn hành, động từ ngôn hành không thể dùng

với những hình thức phủ định, chỉ có thể sử dụng hình thức ấy với nội dung

mệnh để sau động từ ngôn hành Bởi vì sự phủ định này không gây ảnh

hưởng đến hiệu lực ngôn hành của động từ ngôn hành Nó chỉ phủ định nội

dung mệnh dé còn lại sau động từ ngôn hành.

Ví dụ :

(32) Tôi cam đoan là sẽ không bao giờ bước vào đây nữa.

Mặc dù trong phát ngôn trên có chứa từ phủ định “không” nhưng hiệu

lực ngôn hành cam kết của phátccủa nó do động từ ngôn hành “cam đoan”

đảm nhiệm vẫm được thực hiện Sự phủ định của phụ từ “không” ở đây có

tác dụng nội dung “bước chân vào đây nữa”.

> Phát ngôn ngôn hành cũng có thể được nhận biết thông qua kiểu

kết cấu (cấu trúc cú pháp) của câu ngôn hành.

Mỗi phát ngôn có những kết cấu riêng và mỗi kết cấu lại có những từ

ngữ chuyên dùng để kết hợp, tổ chức các kết cấu ấy Đây chính là những

dấu hiệu mà nhờ đó chúng ta có thể nhận biết hành động ngôn ngữ nào

đang được thực hiện Nói khác đi, dựa vào sự xuất hiện thường xuyên của

một số từ ngữ, kết cấu nào đó mà chúng ta có thể nhận biết phát ngôn ngôn

(34) Cậu không đến được phải không?

Bên cạnh đó còn có những kiểu kết cấu bắt đầu và kết thúc bằng các

từ nghi vấn như: ai 2, cái gi?, tại sao?, bao giờ, , nhỉ?, hả?, thế?, nha?, thật

sao?

Vi du:

(35) Tai sao cứ loay hoay mãi thế?

Trang 37

(36) Lâu quá rồi không gặp nhỉ?

(37) Đừng giận con mẹ nhé ?

Khi có sự xuất hiện của các từ vừa nêu trên trong các phát ngôn của

người nói thì người nghe dễ dàng nhận biết đó là hành động tại lời hỏi Tuy

không trực tiếp tạo ra lực tại lời như động từ ngôn hành “hỏi” nhưng nó có

tác dung tạo ra hiệu lực tại lời hỏi Sở di có được như vậy là vì chúng đã

được hình thành một cách quy ước trong cộng đồng và mọi người đều mặc

nhiên thừa nhận.

Thông thường những từ chuyên dùng trong từng hành động ngôn ngữ giúp người nghe nhanh chóng xác định được mục đích, nội dung thông tin

mà người nói muốn hướng tới.

Chẳng hạn người nghe chỉ cần nghe “bạn nên / không nên” là biết

ngay người tham gia giao tiếp với mình muốn khuyên bảo mình một điều gì

đó Các từ ngữ “nên”, “không nên”, “đừng” được xem như là dấu hiệu

nhận biết hành động khuyên bảo Cũng tương tự như vậy, những động từ

như : thể, cam đoan, cam kết là dấu hiệu của những phát ngôn ngôn hành

cam kết hoặc những đoạn mở đầu như : “ Tôi mà nói sai thì ”

Kiểu kết cấu, những từ chuyên dùng rất phong phú, đa dạng nhưchính sự đa dạng của hành động ngôn ngữ trong đời sống Mỗi hành động

ngôn ngữ có kiểu kết cấu và lớp từ chuyên dùng khác nhau là dấu hiệu để

nhận diện chúng Đây là dấu hiệu quan trọng trong việc nhận ra hành động

tại lời của ngôn ngữ.

> Phát ngôn ngôn hành còn có thể được nhận điện thông qua ngữ điệu

Để tạo ra một phát ngôn ngôn hành, trong từng ngữ cảnh cụ thể người

nói không chỉ sử dụng động từ ngôn hành, các kiểu kết cấu, những từ

chuyên dùng mà còn chú ý đến việc sử dụng ngữ điệu của mình trong việc

thực hiện hành động khi phát ngôn.

Có thể thấy rằng cùng một tổ chức từ vựng — ngữ pháp cụ thể nhưng

nếu được phát ngôn theo những ngữ điệu khác nhau thì có thể tạo ra những

phát ngôn với những hiệu lực tại lời khác nhau, Nói rõ hơn, có những câu

phát âm theo ngữ điệu này thì nó thuộc hành động ngôn ngữ này, phát âm

theo kiểu khác thì thuộc hành động ngôn ngữ khác.

29

Trang 38

Ví dụ:

Với phát ngôn (38) “ Đi ngủ sớm đi”

Khi thực hiện phát ngôn này, nếu người nói hạ giọng, trọng âm đặt ở

cuối câu thì phát ngôn (38) tạo ra hiệu lực tại lời là khuyên nhủ Còn khi

người nói đặt trọng âm ở đầu câu và lên giọng thì câu này không còn tạo ra

hiệu lực tại lời khuyên nhủ hoặc cầu khiến nữa mà nó có tác dụng như một

hành động ra lệnh.

Như vậy, chúng ta có thể xác định hành động ngôn hành chính xác khi

đặt nó trong ngữ cảnh cụ thểvà kèm theo ngữ điệu của người phát ngôn

Ngoài những dấu hiệu vừa nêu trên, phát ngôn ngôn hành còn

được nhận biết bằng quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ — tham

thể được dùng để tạo nên nội dung mệnh để nêu trong biểu thức ngôn hành

đối với các nhân tố của ngữ cảnh.

Ngữ cảnh giao tiếp là một nhân tố quan trọng trong việc xác định hành

động ngôn ngữ Ý nghĩa của một hành động ngôn ngữ chỉ có thể được hiểu

một cách trọn vẹn, chính xác trong việc gắn lién nó với ngữ cảnh cu thể.

Ví dụ :

Cho tổ hợp từ vựng - ngữ pháp “ Sao anh không đến đây sớm ?”

Cho rằng người nói là A, người nghe là B, đối tượng được nhắc đến

là C.

› Nếu B tìm đến A khi sự việc C đã xảy ra rồi thì phát ngôn trên của A

là hành động trách móc (vì tại B không đến đây sớm nên hậu quả mới như

C).

› Nếu B tìm đến A khi sự việc C đã xảy ra rồi thi phát ngôn trên của A

là lời gợi ý, có hiệu lực tương đương với hành động khuyên bảo (nên đến

đây thì C sẽ có hiệu quả hơn).

Như vậy, với mỗi ngữ cảnh cụ thể, riêng biệt thì từng tổ hợp từ vựng

cu thể sẽ có ý nghĩa riêng của nó Tuy cùng hình thức nhưng ở mỗi một

ngữ cảnh hình thức ấy lại có một nội dung ý nghĩa khác nhau Chỉ có thể

hiểu đúng và chính xác ý nghĩa của một biểu thức ngôn hành khi thông qua

ngữ cảnh phát ngồn biểu thức ngôn hành ấy

39

Trang 39

Nhân tố ngữ cảnh được chia làm hai loại: ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp.

› Ngữ cảnh rộng : là bối cảnh bao gồm mhân tố bên trong và bên

ngoài ngôn ngữ như : văn hoá, phong tục tập quấn của người phát ngôn

> Ngữ cảnh hẹp : chủ yếu là sự tác động của ngôn ngữ, cụ thể là các

phát ngôn trong cuộc thoại mang tính kế thừa, thông báo Nói rõ hơn là

phát ngôn trước là chỗ dựa cho phát ngôn tiếp theo nó Đến lượt nó lại là

chô dựa cho phát ngôn sau nó.

- Phân loại phát ngôn ngôn hành

Dựa vào yếu tố động từ ngôn hành, Austin đã phân thành hai loại phát

ngôn ngôn hành chính: phát ngôn ngôn hành tường minh (hiển ngôn) và

phát ngôn ngôn hành hàm ẩn (nguyên cấp).

› Phát ngôn ngôn hành tường minh

Phát ngôn ngôn hành tường minh là phát ngôn có chứa động từ ngôn

hành Mỗi một phát ngôn ngôn hành tường minh của một hành động ngôn

hành sẽ được nhận điện thông qua một số động từ ngôn hành tương ứng

Chẳng hạn: phát ngôn ngôn hành cam kết sẽ được nhận diện thông

qua động từ “cam kết”, “cam đoan” Tương tự với các phát ngôn ngôn

hành: ra lệnh, cảm ơn, mời, hứa hen sẽ có các động từ ngôn hành : ra

lệnh, cảm ơn, mời, hứa

Ví dụ :

(39) Tôi ra lệnh cho cô hãy đứng lên.

(40) Cháu mời bác xơi coma!

Phát ngôn (39) có sự có mặt của động từ “ra lệnh” xác định rô hiệu

lực ngôn hành của phát ngôn là ra lệnh Phát ngôn (40) xuất hiện động từ

“moi” xác định rd hiệu lực ngôn hành của hành động mời.

Cả hai phát trên déu có sự có mặt của động từ ngôn hành Vì thế được

gọi là phát ngôn ngôn hành tường minh Chúng ta chỉ cần căn cứ và xác

định dựa trên một số yếu tố, chủ yếu là động từ ngôn hành.

Tuy nhiên không phải phát ngôn ngôn hành nào cũng chứa động từ

ngôn hành Có những phát ngôn không chứa động từ ngôn hành nhưng vẫn

31

Trang 40

có hiệu lực ngôn hành tương đương với những phát ngôn chứa động từ ngôn

hành Do sự chi phối của nhiều yếu tố nên nhiều khi người nói không sử

dụng động từ ngôn hành để thực hiện hành động ngôn hành nhưng người

tiếp nhận vẫn có thể hiểu được hành động tại lời của người nói Những

phát ngôn không chứa động từ ngôn hành vừa nêu được gọi là phát ngôn

ngôn hành hàm ẩn (hay còn gọi là biểu thức ngôn hành nguyên cấp

-primary performatives).

› Phát ngôn ngôn hành hàm ẩn

Phát ngôn ngôn hành hàm ẩn là phát ngôn không chứa động từ ngôn

hành nhưng vẫn có hiệu lực tác dụng gây nên một hiệu lực tại lời của hành

động ngôn ngữ nhằm đáp ứng mục đích phát ngôn của người nói.

Trong hội thoại Việt ngữ, chúng ta hay bắt gặp nhiều trường hợp người

nói sử dụng các phát ngôn hành hàm ẩn để giao tiếp.

Ví dụ ; Tình huống An vi phạm nội quy của trường bị giáo viên chủ

nhiệm mời phụ huynh

- Bố An: (41) Tại sao con lại làm như vậy?

-An :(42) Bố a! Con biết minh sai rồi.

Phát ngôn thứ nhất là câu hỏi của bố An Đặt trong tình huống vừa

nêu, có thể thấy tuy trong phát ngôn (41) không chứa các động từ trách

mắng nhưng (4l) được An hiểu là phát ngôn ngôn hành của hành động

trách mắng Tương tự như vậy, phát ngôn trả lời của An không hể có sự có

mặt của động từ ngôn hành thú nhận nhưng trong ngữ huống cụ thể này,

phát ngôn (42) được hiểu là phát ngôn ngôn hành của hành động thú nhận

Đối với bố An, sự thú nhận đó còn được xem như hành động xin lỗi.

Mội số ví dụ khác:

(43) Hai bác tốt với cháu qua!

(44) Sao lại để hoa ở đây?

Cũng giống như phát ngôn (41), (42), phát ngôn (43), (44) không chứa các động từ ngôn hành nhưng có thể thấy rõ hiệu lực tại lời của chúng là

cảm ơn (phát ngôn (43)) và sai khiến ( phát ngôn (44)) Phát ngôn (43) có

32

Ngày đăng: 20/01/2025, 03:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Đức Dân, (1999), Một số ván dé về tham thoại, trích trong Nhữngvan đề về Ngữ dụng học, kỷ yếu “Ngữ dụng học” lan thứ nhất, Hà Nội tháng 4-1999, tr,14- tr.21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1999
1. Đỗ Hữu Châu, (2000), Đại cương ngôn ngữ hoc, tập hai, Ngữ dụng học NxbGiáo dục Khác
2, Đỗ Hữu Châu, (2003),Cơ sở ngữ dung học, tập một, Nxb Giáo dục Khác
3. Nguyễn Đức Dân, (1987), Logic, Ngữ nghĩa, Cú pháp, Nxb Trung học chuyênnghiệp và Đại học Hà nội Khác
4. Nguyễn Đức Dân, (1998), Ngit dung hoc, tập 1, Nxb Giáo dục Khác
5. Nguyễn Đức Dan, (1998), Biểu thức ngữ vi, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr. | 4-tr.22 Khác
9. Nguyễn Dương, (1996), /m lặng - một hành động ngôn ngữ, Khóa luận tốtnghiệp, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khác
10. Nguyễn Dương, (2000), Sự im lặng trong giao tiếp, ABSTRACTS, of thefifth international symposium on languages and linguistics, November l6-]7, tr.138 — tr.139 Khác
11. Nguyễn Duong, (2000), Sự im lặng trong chiến lược giao tiếp, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, số 15 Khác
12. Nguyễn Văn Độ, (1995), Việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp, Tạp chíNgôn ngữ, số 1, tr.53 - tr.58 Khác
13. Nguyễn Thiện Giáp, (2000), Dung học Việt ngữ, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội Khác
14. Nguyễn Thị Hai, (2001), Hanh động từ chối trong tiếng việt hội thoại, Tạpchí Ngôn ngữ, số I Khác
15. Phi Tuyết Hinh, (1996), Thứ tìm hiểu về ngôn ngữ của cứ chỉ điệu bộ, Tạpchí Ngôn ngữ, số 4, tr.35- tr.41 Khác
16. Nguyễn Chi Hòa, (1993), Thi tim hiểu phát ngôn nói va phát ngôn trả lời trong sự tương tác lân nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngônngữ, số 1, tr.61 - tr.63 Khác
17. Tran Hoang, (1993), Sắc thải tinh cam tế nhị của dau câu tiếng Việt. Tapchi Ngôn ngữ, số 2 Khác
18. Bùi Mạnh Hùng, (1999), Những hình thức thể hiện cảnh báo trong tiếng việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 3, tr.32 - tr.37 Khác
19. Thục Khánh, (1990), Bước đâu tim hiểu giá trị thông báo của cứ chỉ, điệu bộ ở người Việt trong giao tiếp, Tạp chi Ngôn ngữ, số 3 Khác
20. Phạm Hùng Linh, (2004), Phương tiện điêu chỉnh sự điều chính của ngườinghe trong hội thoại việt ngữ. Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, tr.58 - tr.66 Khác
21. Hoàng Phê, (1981), Ngữ nghĩa của lời, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 + 4, tr.3 —tr.23 Khác
22. Võ Đại Quang, (2004), Lịch sự : Chiến lược giao tiếp hướng cá nhân haychuẩn mực xã hội, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.30 - tr.38 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w