NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Giác độ chuẩn xã hội (The social - norm view)
2. Giác độ quy tắc hội thoại ( The conversation maxim view) 3. Giác độ thể diện (The face —saving view)
4 . Giác độ cộng tác hội thoại (The conversation contract
view).
› Giác đô chuẩn xã hội
Bất cứ xã hội nào cũng có một hệ thống (một tập hợp các tiêu chuẩn)
các quy ước riêng quy định rõ cách ứng xử với những đối tượng, tình huống
cụ thể nào đó, hoặc chỉ rõ cách suy nghĩ phù hợp trong một trường hợp cụ
thể nào đó. Khi hành vi của chúng ta đáp ứng những chuẩn mực, những quy
định của xã hội đó thì chúng ta đạt được lịch sự. Ngược lại, khi hành vi
chúng ta không phù hợp với những chuẩn mực đó thì chúng ta rơi vào thái
cực khác ~ thô lỗ, mất lịch sự.
Chẳng hạn trong tình huống của các sinh viên đi ăn trưa ở cãntin. Nếu
là người Việt Nam thì hai sinh viên gặp nhau, một người hỏi “Bạn đi đâu
đấy?" được xem là bình thường. Cùng tình huống, cùng câu hỏi như trên, nếu là người Anh thì hành vi hỏi như trên bị xem là bất lịch sự. Bởi vì trong văn hoá Việt “hỏi” trong tình huống như vậy đồng nghĩa với hành động
chào. Còn với người Anh hỏi như vậy là xâm phạm vào đời sống riêng tư
của người bị bdi, là bất lịch sự.
› Giác độ quy tắc hội thoại
Nguyên tắc cộng tác hội thoại như P.Grice phát biểu đã được để cập ở
phan trước. Nói một cách đơn giản, nguyên tắc cộng tác hội thoại chỉ cho
chúng ta thấy: chỉ nói những điều cần thiết phải nói, vào lúc cần nói. Và điểu đó đúng cách thức (tức là khi nói chúng ta cẩn quan tâm đến các mặt
chất, lượng, quan hệ, cách thức).
Khi đáp ứng được nguyên tắc trên tức là chúng ta đã đạt được lịch sự
trong giao tiếp. R.Lakoff - người đầu tiên tiếp tục quan điểm của Grice và
đã mở rộng khái niệm về quy tấc ngữ pháp và tạo dựng các hình thức phù
hợp với ngữ dung học. Theo bà “Lich sự nhiều khi là sự nhân nhượng tuyệt
vời, người ta coi trọng nó hơn là sự mình bạch, rõ ràng trong hội thoại nhằm
né tránh những diéu gây phiên toái bực mình. Điều này thật có lý, bởi lẽ hẳu
52
hét các cuộc thoại mang tính chất thân mật, việc lam cho mốt quan hệ bạn
bè tốt đẹp hơn có ý nghĩa quan trọng bội phần so với việc làm sáng tỏ ngọn ngành mọi điều trong hội thoại (Dẫn theo Nguyễn Văn Đô † 12; 54]).
Chẳng hạn tình huống gap nhau giữa hai người đồng đội của Nguyễn
Quang Vinh và người phụ nữ—vợ của anh Vinh trong truyện ngắn sau đây:
(..)"Giữa gian nhà lá xây dựng khang trang, dáng dấp một trụ sở làm việc hơn là nhà ở, tấm ảnh của Nguyễn Quang Vinh được phóng to lồng khung kính trân trọng, tuyệt nhiên không thấy một giải băng đen. Nghĩa
là chị ấy chưa biết anh Vinh không còn nữa? Hay cũng có thể chị ấy không muốn nghĩ rằng anh chết? Dẫu sao họ cũng không thể biết, và
không ai bảo ai, hai người thấy mình phải tôn trọng những diéu mà người phụ nữ này ước muốn. Chị chỉ lên tấm ảnh anh, chưa kịp hỏi, thiếu phụ đã lên tiếng, vô tư và vui vẻ:
- Chồng tôi đấy! Anh đi xa chưa về.
Không biết như thế có phải là tàn nhẫn không, hai đồng đội im lặng trong niềm xúc động trào dâng. Và họ quyết định không nói ra sự thực đau đớn về người chồng thân yêu của chị. "\...)
(Lê Tấn Hiển / 16; 315/)
Trên đây, hai người déng đội của Vinh đã vi phạm nguyên tắc hội thoại. Họ biết rất rõ anh Vinh đã hy sinh mà không nói cho người phụ nữ này biết. Trong tình huống này, sự vi phạm ấy là một diéu hợp lý vì nó đã tránh việc đem đến cho người phụ nữ một điều bất hạnh khủng khiếp-chí it
là trong lúc này, chị đang trong tâm trạng rất vô tư, vui vẻ.
› Giác đô thể diện
Như trên đã trình bày khá kỹ về thể diện theo quan điểm của Brown
va Levinson, thể điện là cái gì đó rất dễ mất, có thể được duy trì, có thể được nâng cao. Như vậy, trong lúc giao tiếp cẩn phải ngăn ngừa không để bất cứ diéu gì làm phương hại đến thể diện. Lịch sự ở đây là phải biết tôn trọng và giữ gìn thể diện của bạn thoại, của chính mình và những người có
liên quan.
Chẳng hạn trong tình huống của một buổi gap mặt của một nhóm bạn
cũ, tất cả mọi người đều muốn tiếp tục đi chơi vì ít khi mới gặp được nhau
53
và vẫn còn rất sớm, nhưng Phương — bạn gái của Lâm vì giận dỗi đã đòi về
làm mọi người mất vui :
- Các ban: Ở đây đã, đi chơi với bọn mình. Mấy khi tụi mình gap
được nhau thế này .
- Phương : Không, Phương vé đây. Anh Lâm đưa em về được
không?
Hành động yêu cầu của Phương tuy được thể hiện bằng hình thức lịch sự (lời yêu cầu gián tiếp) nhưng ở đây Phương đã vi phạm nguyên tắc lịch sự. Trước mặt bạn bè Phương đã đẩy Lâm vào tình thế khó xử - làm thế
nào thì cũng không hay. Hành động ấy đã gây tổn hại thể diện của Lâm và
của chính Phương.
ằ Giỏc đụ cụng tỏc hụi thoại
Bất cứ một ai khi tiến hành một cuộc thoai nào đều có một suy nghĩ,
toan tính cụ thể và hy vọng sẽ đạt được diéu đó với người đối thoại với
mình. Như vậy, “lich sự bao hàm sự điều hành cuộc thoại trong phạm vi từ
ngữ và điều kiện của sự cộng tác hội thoại" | 12; 57].
Lịch sự là điểu mà mọi người mong muốn có được trong mọi cuộc thoai. Các bên tham gia hội thoại ít khi nhận ra sự lịch sự của người đang
giao tiếp với mình nhưng lại rất dé nhận ra khi chúng ta phá vỡ nguyên tắc
hội thoại.
Chẳng hạn tình huống một chàng trai đến nhà bạn gái mà ông bố của cô bạn này là người rất khó tính lại không thích chàng trai. Biết trước như
vậy nên chàng trai rất dè đặt, nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói, hành động
của mình. Nhưng trong bữa ăn:
- Mẹ cô gái : Thôi chúng ta bắt đầu đi. (Quay sang nói với chàng
trai) Dùng cơm đi cháu!
- Chang trai : Dạ cháu mời bác.(Quay sang phía bố cô gái) Da ...
cháu mời bác dùng cơm ạ!
- _ Bố cô gái : Vâng! Cảm ơn anh. Cơm nhà tôi anh không phải mời.
Ở đây chúng ta thấy rõ chàng trai đã rất cố gắng tỏ ra thân thiện và
lịch sự. Nhưng do tính cách và tình cảm của mình, ông bố cô gái đã phá vỡ nguyên tắc cộng tác hội thoại. Ông đã cố tình không tuân theo phép lịch sự
54
của chủ nhà đối với khách. Hành động của ông trong trường hợp này không
mang tính lịch sự.
Phần trên đây, khóa luận đã trình bày những cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu dé tài như: thuyết hành động ngôn từ, lí thuyết hội thoại. Phan tiếp theo sau đây, khóa luận sẽ để cập trực tiếp đến những vấn để nghiên cứu. Dé đi sâu khảo sát “khodng im lặng trong hội thoại" thì điều đầu tiên là phải có đủ căn cứ để xác định im lặng là một hành động ngôn ngữ, nó
dim nhiệm vai trò như một lượt lời trong hội thoại. Chỉ khi nào im lặng
được khẳng định là một hành động ngôn ngữ thì nó mới có giá trị thực sự trong hội thoại, mới trở thành một chiến thuật hội thoại độc đáo. Muốn
nhận diện những khoảng im lặng trong hội thoại thì điều không thể không
thực hiện đó là xác định vai trò, ý nghĩa của chúng trong hội thoại.