NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4. NHAN DIỆN HANH DONG IM LANG TRONG HỘI THOẠI
4.3. Hình thái tồn tại
Chúng ta thừa nhận rằng sự xuất hiện của những khoảng im lặng trong
hôi thoại sinh hoạt hàng ngày và trong hội thoại của những tác phẩm văn học là rất phổ biến. Việc nắm bất hình thức của những khoảng im lặng ấy thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản vì hình thức cơ bản nhất của nó là sự thiếu
vắng, thay thế lời nói và có lúc nó đi kèm với một cử chỉ điệu bộ nào đó.
Tuy vậy, việc định dạng khái quát những khoảng trống không lời ấy là một
vấn dé khá phức tạp. Ở phan tiếp theo sau đây, chúng tôi thử để xuất một
cách tiếp cận cu thể về hình thái của những khoảng im lặng khó nắm bắt ấy trong hội thoại. Trên cơ sở của việc xác định nguyên nhân xuất phát và sự tính toán trường độ của những khoảng im lặng xuất hiện trong hội thoại, chúng tôi sẽ xác định hình thái của im lặng trong từng trường hợp xuất hiện
của nó.
a. Khoảng im lặng trong hội thoại có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên, vô tình của chủ thể phát ngôn hoặc cũng có thể xuất hiện do sự cố ý của chủ chủ thể. Dù xuất hiện bởi nguyên nhân nào thì những khoảng im
lặng cũng ít nhiều gây nên những ảnh hưởng đối với cuộc thoại.
Đối với những trường hợp thứ nhất, những khoảng im lặng được phát
ngôn (thể hiện) một cách tự nhiên có thể chủ thể vì bị ảnh hưởng của
những khiếm khuyết, những bất thường vé mặt cấu tạo của cơ quan phát âm; hay do sự thiếu hụt về trình độ ngôn ngữ (không hiểu được phát ngôn của bạn thoại hoặc không thể diễn đạt ý của mình bằng lời). Lúc này sự im
lặng trong hội thoại không có một giá trị ngữ nghĩa nào. Và cuộc thoại sẽ
không thể tiến hành với những đối tác như trên.
Cũng có những trường hợp do mệt mỏi, buồn bã nên khi giao tiếp với bạn thoại, chủ thể rơi vào tình trạng không muốn nói chuyện và đã im lặng.
Hoặc có trường hợp người phát ngôn đã hoàn thành lượt lời của mình,
nhưng người thụ ngôn chưa nhận ra sự chuyển lời của người phát ngôn về phía mình. Điểu này tạo nên khoảng trắng giữa hai lượt lời. Khoảng im
T1
lặng lúc này rơi vào vị trí chuyển giao hai lượt lời của đối tác, tức là chỗ
người đang nói ngừng nhường lời cho người sau mình nói (next speaker).
Đó là vị trí mà GS.Đỗ Hữu Châu [1; 214] gọi là “vi trí chuyển tiếp quan
yếu ” (Transition Relevance Place — viết tắt TRP). Trong hội thoại lời nói
thường bị ngất hơi giữa chừng (chỗ ngắt hơi được thể hiện trong ngôn ngữ
viết bằng dấu chấm lửng). Có những chỗ ngắt hơi trong nội bộ lượt lời (pause, silence) gọi là chỗ ngh và chỗ ngắt hơi giữa hai lượt lời (gaps) gọi
là chỗ ngừng.
Ví dụ :
(1) Mẹ ơi! Con mèo ,. con mèo ... bị làm sao ấy.
“+ Khoảng im lặng là chỗ nghỉ.
(2) A : Cô ấy nhắn lại với anh là hãy quên cô ấy đi.
B :... Sao cô ấy lại làm thế hả anh? Tôi có làm gì cô ấy đâu!
+ Khoảng im lặng là chỗ ngừng.
Đây là những dấu hiệu xuất hiện thường xuyên trong hội thoại và rất bình thường, Cả hai hình thức chỗ ngừng và chỗ nghỉ đều được thực hiên bằng trường độ im lặng. Tuy nhiên trường độ của chúng không giống nhau.
Ở những cuộc thoại không có vấn để, chỗ ngừng thường có trường độ lớn
hơn chỗ nghỉ. Tuy nhiên nhận xét như vậy cũng chỉ mang tính chất tương
đối vì trường độ ấy còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, đó là kiểu
hội thoại (những cuộc tán gẫu thường có chỗ ngừng ngắn hơn là chỗ ngừng trong các cuộc hội thảo, thảo luận...). Thứ hai, đó là kiểu các lượt lời (phần kết thúc các lượt lời đã được báo trước hoặc dự đoán được thường có chỗ ngừng ngắn hơn so với những lượt lời kết thúc bất ngờ). Thứ ba, đó là tuỳ
thuộc vào nền văn hoá C.K.Orecchioni (dẫn theo [4; 90]) đã nhận xét rằng
chỗ ngừng ở Mỹ thường là 5/10 giây còn chỗ ngừng ở Pháp là 3/10 giây.
Một cuộc thoại có sự hoà phối lượt lời tốt là cuộc thoại có chỗ ngừng bình thường. Một cuộc thoại có sự hoà phối lượt lời không tốt là cuộc thoại trục trặc về chỗ nghỉ, chỗ ngừng.
Ở hai trường hợp trên, khoảng im lặng xuất hiện một cách không có ý
thức, hình thức của chúng chỉ là những chỗ ngừng, chỗ nghỉ với trường độ im lặng ngắn. Cũng có đôi khi xuất hiện những khoảng im lặng với trường độ dài nhưng xét về mặt nguồn gốc, nó là sản phẩm không có ý thức của
72
người nói. Vì vậy nó không có giá trị vé mặt nội dung ý nghĩa đối với cuộc
thoại. Đó chỉ là những lúc người nói nghỉ lấy hơi hoặc suy nghĩ cho phát ngôn tiếp theo. Có thể thấy điều đó qua đoạn thoại sau đây :
- " Trời oi! Bây giờ vợ chồng nó ra sao hở cụ? - Một người khách hỏi
ông cụ
- Bây giờ nó có quyển ông chủ tịch, tôi không can ngăn được. Nó đã
đuổi vợ đi. Đứa con dâu tôi đã toan nhảy xuống giếng tự vẫn. Còn nó thì bây giờ gái cả làng, chủ tịch lấy ai chả được. Nó sắp cưới vợ
mới
Ông lão bỗng im như hến lát lâu, lại mới nói:
- _ Những cô gái đẹp nhất làng được nó phải lòng cũng là đứa con gái từ tế hiển lành. Dưng tôi xem ra cái hạng từ đất mới mọc ra này, cái hang như con trai tôi, nó cứng rắn lắm!”(...)
(Nguyễn Minh Châu / 6; 762/)
Khoảng im lặng kéo đài giữa cuộc thoại của ông lão và những người
đi cùng xe là lúc ông nghỉ để suy nghĩ, ngậm ngùi.
b. Bên cạnh những khoảng xuất hiện một cách không có ý thức, ngẫu
nhiên trong hội thoại như trên vừa trình bày, đáng chú ý trong hội thoại là
những khoảng im lặng xuất phát từ dụng ý, sự cố tình của chủ thể phát
ngôn. Khác với ở trên, lúc này khoảng im lặng được giới nghiên cứu xem
như một hành động ngôn ngữ, có thể thay thế cho một hành động nào đó của chủ thể mà theo người đó, im lặng trong trường hợp ấy là cách tốt nhất.
Ở trường hợp này khi thì khoảng im lặng xuất hiện một cách đột ngột, bất
ngờ, khi thì lại xuất hiện như một diéu tất yếu. Khoảng im lặng sinh ra
trong trường hợp này bao giờ cũng mang một ý nghĩa nào đó. Nó được ví
như một thông điệp ngầm ẩn. Đây là dạng mà khóa luận rất chú ý và đi sâu
nghiên cứu. Đơn cử một ví dụ sau :
(... ) “Ông thiếu tá khẽ thở dai:
- Mai anh trở lại biên giới rai. Dao này trên đó cũng căng thẳng lắm.
Thuận con em, nó vẫn ở đơn vị cũ trên đó à?
- Vâng.
- Ta di dạo một lát nữa nhé ?
- Thôi anh a! Em con tat qua chỗ bà cu.
73
- Anh sẽ viết thư về cho em như cũ nhé ? Chị im lặng.
- Được không, Duyên ?
Chị lắc đầu đáp:
- Anh đừng gửi về nhà riêng của em.”
(Ma Văn Kháng /22; 300/)
Trong lòng Duyên đã có tình cảm với ông thiếu tá. Chị sẽ rất buồn
khi xa ông. Nhưng hoàn cảnh không cho chị thể hiện điều đó. Vì Duyên còn mẹ chồng và hai con. Sự im lặng của chị trong cuộc thoại trên ẩn ngầm một câu đồng ý với mong muốn, đề nghị của ông thiếu tá.
Lúc này “su im lãng là thích đáng chỉ khi nó thay thế cho hành vi ngôn ng@ trả lời và chính nó trở thành câu trả lời bởi tính chất chủ định của nó”
(Rodica Mihalla — dẫn theo (9; 71]).
Ở trường hợp này, khoảng im lặng không chỉ đóng vai trò là dấu hiệu
của cuộc thoại, của trạng thái tâm trạng của chủ thể mà nó trở thành một phương tién, một hình thức giao tiếp tổn tại phổ biến trong giao tiếp hàng
ngày cũng như các cuộc đối thoại trong các văn bản nghệ thuật.
Trong giao tiếp hàng ngày: im lặng chính là những lời không phát âm, những khoảng trang, khoảng trống trong giao tiếp, khoảng ngập ngừng, am ờ... Thông thường nó gắn liền với ngữ điệu của đối tác hội thoại và cử chỉ,
điệu bộ của chủ thể im lặng. Có thể thấy rõ điểu đó qua cứ liệu sau : - Con trai |: Bế! chủ nhật này bố đưa con đi bơi nhé?
- Bố ] Sau
- Con trai 2 : Bố!
- Bố2 : Bố đã bảo con rồi, chủ nhật chúng ta sang bà.
Ở ví dụ trên, sự im lặng trong lượt lời của ông bố đã tỏ rõ sự không
đồng ý. Trong giao tiếp bằng lời nói lượt lời trên của ông bố được diễn tả bằng những trường độ im lăng kéo dài từ chỗ kết thúc lượt lời thứ nhất đến chỗ bắt đầu lượt lời thứ hai của con trai. Trong văn viết, lượt lời trên của ông được diễn tả bằng dấu chấm lửng (..) hoặc những từ ngữ biểu thị như :
im lặng, lặng thính...
74
Hoặc ở một ví dụ khác:
- Chàng trai : Cuối tuần này em đến thăm gia đình anh nhé? Anh
muốn giới thiệu em với bé mẹ.
- Cô gái : A. ờ... em cũng chưa biết nữa. Anh thấy đấy, em chưa
muốn mọi người biết mối quan hệ của chúng ta.
Ở đây cô gái muốn nói một lời từ chối. Nhưng đặt trong tình huống ấy,
một lời từ chối thẳng thắn sẽ gây tổn thương tình cảm của chàng trai. Do đó
trong lời thoại của cô xuất hiện những khoảng im lặng ngắn (những khoảng
a ..Ờ). Tín hiệu ấy cho chàng hiểu rằng lời để nghị của mình lúc này chưa
thật phù hợp. Những khoảng ngập ngừng 4m 6 là một dạng thức của im
lặng trong hội thoại. Nó là sự kết hợp giữa lời nói được phát âm chưa rõ ý nghĩa và những trường độ im lặng (ngắn, đài là tuỳ trường hợp), những dm wl; *...ờ; it... Trong văn viết cũng như trên, những khoảng ngập ngừng cũng
được thể hiện bằng những dấu chấm lửng hoặc được tác giả ký hiệu hóa va
thuyết minh.
Vị dụ :
"- Thdy a ... chiều nay, chú Hap chú ấy gặp con. Hôm rỗi, chú ấy họp
Ở trên ban con suốt cả ngày, chú ấy cũng nói chuyện với con ...
Hai con mắt Luyến hơi hất lên. Mặt trái xoan ngược sáng với ánh trăng, mờ mờ những đường nét thanh nhã hiển từ, cái sống mũi cao
trăng trắng mềm mại, toả ra vẻ ngay thẳng, hồn nhiên tươi sáng.
- “Chi ấy „. có nói về chuyện thầy với „. cô Bừng. Con nghĩ ...”
Luyến chơi ngừng. Giọng đang vô tư, hén hậu bỗng nhuốm vẻ ái
ngại, ngập ngừng. Thuy quay ngang, trách cái nhìn của con. Trong
sâu thẩm, anh khẽ rên lên một tiếng. Và, mặt anh như có hơi men,
nong nóng khó chịu.
- Ä „. chuyện dy... thdy biết. Ừ, có, có. Chú Hap chú ấy hay đùa
luôn ấy mà.
- Con nghĩ là...
- Các chá ấy hay trêu thây lắm.
- Con nghĩ là .,
T5
- Con nghĩ là chú ấy... nói thật.
- Thật là thật thế nào ? sao lại thật. "
(Ma Văn Kháng /23; 202/)
Đáng chú ý là những khoảng im lặng được xem như là một lượt lời,
một tham thoại. Chẳng hạn trong trường hợp sau đây:
- “Không tin hd? Để tôi nói cho nghe nhé: Ba Hàng, Bến Dẫm, Thác
Nhá...có không?
- Đúng. Đúng quê tôi roi đó. Anh ở đó có lâu không?
- Nam năm. Nhưng không phải di tập kết.
xam-
- Thôi, tôi di đây. Nhớ coi chừng chỗ bị thương. "
(Hoàng Đình Quang / 36; 196/)
Cuộc trò chuyện giữa nhân vật tôi và người chạy xích lô - là người đã
cứu anh ra khỏi tay ra khỏi tay những tên côn đổ. Rất bất ngờ người này đã từng sống ở quê anh. Theo suy đoán của anh, những người đã từng tập kết
ra Bắc tập kết bao giờ trở vé Nam cũng giữ một trọng trách nào đó chứ
không đạp xích lô như người đang trò chuyện với anh. Khi được người chạy
xích lô giải thích là không phải ra Bắc để tập kết tập kết thì nhân vật tôi đã im lặng. Sy im lặng ấy thay cho một lượt lời, một câu hỏi “Thế anh ra đó
làm gì ”.
Nguyễn Dương, trong công trình nghiên cứu của mình đã xác định
những hình thức phổ biến của khoảng im lặng như sau
Im lặng - sự thiếu vắng lời nói
Im lặng- sự thay thế lời nói bằng cử cử chỉ, điệu bộ Im lặng - sự thay thế lời nói bằng nụ cười, lời nói
Im lặng - sự thay thế lời nói bằng hành động
Im lặng - sự thay thế thái độ trong giao tiếp.[9; 6]
Như vậy qua phẩn vừa trình bày ở trên, khóa luận đã xác định khái
niệm, vị trí, hình thái của những khoảng im lặng trong hội thoại. Đây là
những điều kiện cần thiết để có thể đi sâu tìm hiểu về chức năng của khoảng
im lặng trong hội thoại.
76