Im lặng — dấu hiệu của sự kết thúc một lượt lời hay một cuộc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Khoảng im lặng trong hội thoại (khảo sát trên cứ liệu tiếng Việt) (Trang 87 - 92)

1. CHỨC NANG ĐÁNH DAU TRONG HỘI THOẠI

1.1. Im lặng — dấu hiệu của sự kết thúc một lượt lời hay một cuộc

thoại

Khi khảo sát vị trí cuối một phát ngôn, cuối một cuộc thoại chúng tôi đã sơ lược để cập đến khả năng kết thúc một phát ngôn hay một cuộc thoại của khoảng im lặng. Chính ở vị trí ấy, khoảng im lặng đảm nhiệm chức năng

làm dấu hiệu kết thúc cho một lượt lời hay một cuộc thoại.

1.1.1. Dấu hiệu kết thúc một lượt lời

Để xem xét một lượt lời người ta thường đặt nó trong một cặp thoại (cặp kế cận). Im lặng cuối một lượt lời cũng được xem như là một trong

những dấu hiệu để nhận ra sự kết thúc của một lượt lời. Dấu hiệu này được thể hiện ra bên ngoài bằng trường độ im lặng. Đối với một cuộc thoại bình

thường, không có vấn để, trường độ im lặng kết thúc một lượt lời rất ngắn và là dấu hiệu để đối phương nhanh chóng nhận ra người giao tiếp với mình đã

kết thúc lượt lời. Trường độ im lặng trong hội thoại phụ thuộc:

- Kiểu hội thoại

- Sw luân phiên giữa các lượt lời

- Dac điểm của từng nền văn hóa.

Theo G.Yule, kiểu hội thoại gồm kiểu can thiệp nhiều và kiểu thận

trọng nhiều.

"Kiểu can thiệp nhiều: Một số cá nhân mong rằng sự tham gia trong

một cuộc thoại phải rất tích cực, nhịp thay đổi khi nói sẽ tương đối nhanh, với

79

hiện tượng hau như không có chỗ ngừng giữa các lượt lời và có một số chỗ gối đâu hay thậm chí là người này hoàn thành nốt lượt lời của người kia.

Kiéu thân trong nhiều: Những người nói sử dụng nhịp thay đổi chậm

hơn, mong đợi chổ dừng dài hơn giữa các lượt lời, không gối đầu và tránh

không ngắt lời hay hoàn thành nốt lượt lời của người khác" (27, 145].

Theo cách quan niệm này thì khoảng im lặng kết thúc lượt lời trong

kiểu hội thoại thứ nhất sẽ ngắn hơn nhiều so với so với khoảng im lặng kết thúc lượt lời trong kiểu hội thoại thứ hai.

Tuy nhiên theo chúng tôi khoảng im lặng kết thúc một lượt lời không

chỉ phụ thuộc vào kiểu hội thoại như G.Yule vừa nêu mà còn phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của cuộc thoại. Có thể hình dung rằng đối với một cuộc

thoại mang tính chất quy định như họp, phỏng vấn ... thì sự im lặng ở cuối lượt

lời rất khác sự im lặng ở cuối lượt lời trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng han như trong những cuộc họp, bàn bạc, trước khi im lặng để kết thúc, nhường lời cho đối phương, người nói thường thực hiện sự chuyển giao lượt lời. Một người có thể trực tiếp chuyển giao lượt lời cho một đối tượng xác định: “Nao,

bây giờ dé nghị thanh tra công đoàn báo cáo hoạt động thanh tra trong năm

qua”. Cũng có thể gián tiếp mở lượt lời cho một đối tượng bất kì: “Nào, có ai nêu ý kiến gì về vấn dé này không?”. Hoặc đơn giản, sau khi thấy vấn dé

mình trình bày đã đủ, tự kết thúc lượt lời bằng một ngữ điệu mà mọi người đều nhận ra là mình sẽ không nói nữa, hoặc kết thúc bằng lời nói. “Van dé mà tôi muốn trình bày là như vậy!” hay "Tôi đã nói xong". Sau những lời dy báo trao lời như vậy thường xuất hiện những khoảng im lặng có trường độ

khá lớn. Trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày thì sự chuyển lời và kết thúc

lượt lời diễn ra tự nhiên, linh hoạt hơn. Dấu hiệu kết thúc lượt lời có thể được đối phương nắm bắt nhanh chóng bằng các dấu hiệu như ngữ điệu kết thúc,

im lặng ngắn. Ở đây người nghe nắm bắt các dấu hiệu kết thúc và phản hồi

trở lại. Trong trường hợp này nhiều khi xảy ra sự hiểu lầm là người nghe

tưởng người nói đã kết thúc lượt lời của mình và đến lượt mình nói, gây ra

hiện tượng tranh lời. Nhưng cũng có lúc sự im lặng (ngập ngừng) bị người

nghe lợi dụng để cướp lời không cho người đó nói ra điểu mình muốn che giấu.

Chẳng hạn như trong tình huống sau :

“Ding biết Nam hôm qua có di chơi với một cô bạn gái không phải là

Lan - người yêu Nam. Hôm nay, trong một cuộc nói chuyện có mặt Lan, Dũng vô tình nói:

80

- Ding: Nam hôm qua tớ thấy cậu di...

- Nam :A me tớ sai đi công chuyện cho bà ấy.

Dũng : Nhưng tớ thấy cậu đi với „„,

- Nam : Bà chị họ của tớ chứ gì? Chả là việc mẹ tớ sai tớ chính

là đưa chị họ đi mua cái tỉ vi.

Ở đây, trong lượt lời của minh, Dũng dừng lại để chuẩn bị nói ra điều quan trọng nhưng phút giây ngừng lời ấy bị Nam chộp lấy nói ra ngay điều

Dũng định hỏi, cố tình giấu chuyện đi chơi với cô bạn gái thay vào đó là một

chuyện có nội dung khác.

Trường độ của im lặng khi làm dấu hiệu kết thúc lượt lời còn phụ thuộc vào khoảng cách tối thiểu và tối đa trong một lươt lời. Diéu này là một nguyên tắc trong sự luân phiên lượt lời và nó mang dấu ấn của từng nền văn hóa. Theo Kerbat- Orecchioni thì khoảng cách tối thiểu (A: gap) giữa hai lượt

lời của người Mĩ là 5/10 giây, của người pháp là 3/10 giây (dẫn theo[4; 90)).

1.1.2. Dấu hiệu kết thúc một cuộc thoại

Khi khoảng im lặng kết thúc một lượt lời mà lượt lời ấy lại đóng vai trò

kết thúc một cuộc thoại thì có thể xem như khoảng im lặng đó có vai trò kết

thúc một cuộc thoại.

Khi phân biệt các cuộc thoại. người ta thường dựa vào tính chất và hiệu

quả của cuộc thoại. Một cuộc thoại được xem là tích cực, là đã hoàn thành khi

các đối tác hội thoại đạt được mục đích giao tiếp của mình, đề tài hội thoại được giải quyết én thỏa và quan hệ giữa các đối tác được lưu giữ ở mức bình ôn hoặc

tốt đẹp hơn. Ngược lại một cuộc thoại tiêu cực là cuộc thoại mà các đối tác

không đạt được mục đích giao tiếp của mình, vấn đề hội thoại chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo; quan hệ giữa các đối tác trở nên mâu thuẫn, đối đâu. Trong những trường hợp ấy, im lặng có một vai trò khá quan trọng trong việc kìm hãm hay kích thích sự xuất hiện hay triệt tiêu những tính chât trên của một cuộc thoại. Lúc này khoảng im lặng thường đứng cuối cuộc thoại và giữ chức năng kết thúc.

a. Im lăng kết thúc một cuộc thoại tích cực

Giả sử rằng A trao đổi với B về một hoặc nhiều vấn để, hoặc cũng có thể A yêu câu, dé nghị.. B một điều gì đó, B chấp nhận, tán thưởng. Sau khi

trao đổi xong tức là kết thúc một cuộc thoại thì cả hai có thể im lặng và hài

lòng về cuộc thoại vừa diễn ra.

Chẳng hạn trong tình huống sau đây:

(...) "Hương níu tay Quỳnh :

- _ Ẩn nói gì mà như dé vô học. Không sợ tiếng để đời a?

Quỳnh chép miệng :

Cứ vài ngày mụ bán bún riêu ấy lại đến đây để làm một trận om sòm như thế. Nghĩ cũng tội. Mu ghen. Mình bdo mu ấy rồi: Về đóng cửa mà đạy lão Văn Cát nhà mụ đi. Tôi không phải loại gái điểm ở rừng

Bulonnhơ bên Pari đâu.

- Dé tớcho mu ấy một bài.

- Thôi Hường. Mu ấy đi rồi.

Im lặng tiếng gót giày nhỏ dần, ngoài cẩu thang cơn ghen néng dựa

vào những duyên cớ vu vo cứ như tự nhận ra sự tro trén đã tháo lui. Nắm tay

nhau, hai người ban gái cùng nhau im lăng ”.(...)

Trước sự quá quất của bà vợ Văn Cát đối với Quỳnh, Hường định cho

bà ta một bài học. Nhưng Quỳnh đã kịp ngăn bạn. Hường đã nghe lời Quỳnh.

Họ nắm tay nhau im lặng, đồng cảm. Cuộc thoại kết thúc theo hướng tích

Cực.

b. Im lăng kết thúc cuộc thoai tiêu cực

> Tình hudng |

A trao đổi với B một vấn dé nào đó. Khi đang tiến triển, cuộc thoại bất ngờ chuyển hướng(có thể do sự thay đổi về để tài hội thoại hay cung cách ứng xử của các đối tác hội thoại). Sự chuyển hướng này không được A hay B thích ứng. Cuộc thoại có nguy cơ bị phá vỡ, không thể tiếp tục được. A và

B im lặng cuộc thoại kết thúc khi mà cả hai không hài lòng.

Chẳng hạn trong cuộc thoại :

“Ba Út nghe tiếng chồng nói ngoai nhà, lập tức đòi anh đỡ mình dậy nằm

quay mặt vào trong. Ông huyện Thi ngồi xuống mép giường. Ông vừa hỏi han

bệnh tinh của vợ vừa dat tay lên tran vợ. Bà Út giãy nay, kêu thét như ban tay ông huyện có kim châm, dao chích. Bà nói :

§2

- Xin anh đừng ret vào tôi

Ông huyện củi xuống thì thâm vào tai bả :

Anh đã cáo quan — Anh thật hén ha, thật đáng trách — Xin em tha thứ . cho anh. ;

Bà Ut vẫn năm nguyên thé quay mặt vao tường nói :

- Thôi. Anh ra ngoài uống nước di. Xin anh cho tôi được sống yên,

chet yén!

Ong huyện ngôi im lăng một lúc lâu rồi chảo vợ ra vẻ.”

(Dương Duy Ngữ /35; 306/)

>ằ Tinh huồng 2

Cũng có thể có trường hợp B yêu câu, dé nghị, thông báo một diéu gì đó mà A không chấp nhận và A đã phản ứng lại bằng nhiều cách khác nhau

(hỏi, trách móc, cáu gắt ..). Sự phản ứng của A có thể làm mục đích của B

không đạt được, cuộc nói chuyện giữa A và B kết thúc ở trạng thái tiêu cực

với khoảng im lặng kéo dài.

Chẳng hạn như ở tình huống sau :

(...) * Huấn thé dai:

- Minh có ngờ đâu mỗi lúc nó lại một khó khăn như thế.

- Có ngờ đâu! Không có nhà lần này thì .. mua can xăng đội vào, rồi

cho một mồi lita cho nó xong đời ba mẹ con tôi di. Nhục lắm rồi!

Xuân ngừng lời ngước lên, hai con mắt long lanh như hai vệt thép

~ Mà tôi nói thật, tôi thừa biết âm mưa của các người rồi. Cái quân

khác mau tanh lòng, có phải cùng máu đâu mà nó thương xót.

- Xuân!

- Théi di.

Xuân ngoắt đi. Còn Huấn đứng lặng sững sd.” (...)

(Ma Văn Kháng /26; 434/)

Cuộc sống khó khan đẩy con người ta vào hoàn cảnh thật đáng thương

~ không có lấy một chốn để nương thân. Huấn cũng lâm vào cảnh như vậy.

Là chồng mà Huấn để vợ con khổ sở. Đoạn thoại trên là cuộc cãi vã của hai vợ chồng sau khi hai vợ chồng bị mẹ và em Huấn đuổi ra khỏi nhà.

83

Xuân sau khi nói cho hả giận đã bỏ đi, cuộc thoại kết thúc trong trạng thái

cả hai cùng cảm thấy căng thẳng, bat lực trước hoan cảnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Khoảng im lặng trong hội thoại (khảo sát trên cứ liệu tiếng Việt) (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)