NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CUA KHOANG IM LANG TRONG HỘI
THOAI
Trong hội thoại, những khoảng im lặng xuất hiện một cách phô biến va
có vai trò, ý nghĩa to lớn đổi với người tham gia hội thoại, tiến trình hội thoại.
Qua khảo sát và phân tích những khoảng im lặng trong những cuộc thoại cụ
thể, chúng tôi nhận thay vai trò của những khoảng im lặng được thé hiện như
Sau :
3.1. Im lãng là một hành đông ngôn ngữ
- Trong hội thoại “im lặng” đóng vai trò như một tham thoại. Nó có
thể đảm nhiệm chức năng là một sự trao lời để mở đầu cuộc thoại, có thể
là một lời trao đáp hoặc lời tương tác.
Ví dụ:
(... ) “- Anh Toản, em hỏi điều này nhé? Hình như dao này anh có
điêu gì không vui phải không ?
Toản lăng lẽ gat đầu. Lai im lang.” (... )
(Trương Thái Hà /13; 9/)
Su im lặng - lặng lẽ của Toản thay cho câu trả lời “dung vậy, đáng
thế..." để đáp lại câu hỏi im lặng như lời trao đáp.
Vị dụ :
5S
Trong phòng thi, giám thị bắt được một xấp tài liệu dưới hộc bàn của An. Lúc đầu An kiên quyết cho rằng đó không phải là của mình. Nhưng
việc dem tài liệu vào phòng thi cũng đã vi phạm nội quy thi.
- Giám thị : Tôi đã thông báo rõ nội quy thi. Em không biết là của ai. Thế tại sao trước khi bắt đầu vào thi em không báo và nộp tài
liệu này cho chúng tôi. Em nói thật đi, tài liệu này của em phải
không?
- An (cui mặt im lăng).
Trong những ngữ huống cu thể, khi so sánh giá trị biểu đạt giữa “im lang” và một số hành động ngôn ngữ khác, các nhà ngôn ngữ học khẳng
định được rằng “im lặng tương đương với một số hành động ngôn nga”.
Những nhóm hành động ngôn ngữ tương đương đó là:
- Im lặng tương đương với hành động thú nhận, thừa nhận, đồng ý,
tán thành.
Có thể xảy ra các tình huống sau:
+ Tình huống |
A có lỗi hoặc vi phạm một diéu gì đó. B nghỉ ngờ hoặc có thể biết được diéu vi phạm (lỗi lầm) của A. B muốn khẳng định sự nghi ngờ của
minh (bằng câu hỏi, lời để nghị ...). Thay vì thiva nhận, thá tội, A im lặng -
một mình hành động gián tiếp khẳng định sự nghỉ ngờ của B là đúng, rằng A có lỗi, có vi phạm. Chẳng hạn trong tình huống sau đây:
(... ) * Viên quản giáo chỉ cái thước lim vào mặt Tần:
- Thằng này, mày ở ngoài kia đánh người chưa chán hay sao mà đã
vào đây còn chứng nào tật nấy ? - Viên quản giáo cau có làm ra vẻ
tức giận.
Anh ta chỉ nhún vai và im lặng”(... )
(Trần Tài /37; 56/)
Cái “nhin vai - im lặng" của Tần là sự thừa nhận hành động anh vừa
gay ra.
Tinh huống 2
B dé nghị, yêu câu, mong muốn ... ở A một điều gì đó (có liên quan đến lợi ích của A hoặc B ). Thay vì trả lời A đã im lặng. Sự im lặng ấy
56
tương đương với hành động đồng ý nhưng thường là miễn cưỡng đồng ý vì không tiện từ chối. Hoặc đó là sự đồng ý nhưng do e ngại nên A không nói
ra.
Chẳng hạn trong tình huống: Tú mới mua một chiếc áo rất đẹp, vừa chay về khoe:
Tú: Này, tớ có áo mới này. Đẹp không?
- Lý: Đâu nào? Thử xem nhé?
- Tú: Ừ ừ! Thử xem có đẹp không?
- Lý (thử áo xong): Ôi đẹp quá - mai té mượn đi chơi nhé ?
- Tú (ứừn lăng)
Đang háo hức vì có áo mới, lại không biết bạn nói thật hay đùa. Tú im lặng - xem như đó là một sự đồng ý - di nhiên trong lòng Tú không
thích.
- Sự im lặng có lúc có ý nghĩa như một hành động cảm on.
B giúp đỡ A một diéu gì đó trong lúc A gặp khó khăn, bế tắc. Sự giúp
đỡ ấy có thể cứu thoát A khỏi tình thế nguy hiểm hoặc đem lại cho A nhiều
lợi ích. Thay vì lời cảm ơn được nói ra, A im lặng. Sự im lặng này có ý
nghĩa cảm ơn sâu sắc hơn khi đi cùng cử chỉ điệu bộ (ánh mắt, nụ cười tha thiết, ....)
Ví dụ :
Hoàn cảnh của Nga rất khó khăn. Một lần bệnh tim của mẹ lại tái
phát. Nga đưa mẹ vào bệnh viện với số tién ít di trong tay. Sau khi mẹ Nga
được cấp cứu qua khỏi cơn hiểm nghèo, Nga vội chạy vạy khắp nơi để vay
tiên. Khi trở về, vào phòng nộp viện phí, Nga được biết mọi khoản chi phí
đã được thanh toán. Trở về phòng mẹ, Nga thấy Hùng đang ngồi bên cạnh
mẹ mình:
- Hùng : Nga đi đâu mà để bác một mình vậy? Tôi nghe bác mệt nên
đến thăm.
- Nga : Em ra ngoài một lát. À... anh Hùng có phải anh là người
vừa...
- Hùng : Nga đừng quan tâm. Tôi rất lo cho sức khoẻ của bác.
57
- Nga : Em biết. Nếu không có anh thì hôm nay ...
Nga đừng lời, rơm rom nước mắt. Nga biết rằng lời cảm ơn sẽ trở nên
vô nghĩa vào lúc này, với con người đã đối xử quá tốt với gia đình cô.
- Sự im lặng có lúc lại tương đương với một hành vì quở trách, lăng
nhục.
Trong trường hợp B bày (ở, mong muốn ... nào đó của B, A đã im
lặng. Sự im lặng trước thái độ chờ đợi, mong mỏi của B, đối với B như một hành động lăng nhục, khinh bỉ thể điện của B.
Chẳng hạn trong tình huống:
Phương là một cô gái khá đẹp, sắc sảo, có nhiều người theo đuổi.
Nhưng Phương chẳng thích ai trong số họ, người Phương thầm yêu là Lâm - một anh chàng cùng cơ quan, một con người đẩy cá tính. Chỉ tiếc cho Phương là Lâm lại có người yêu rồi. Trong một bữa tiệc cơ quan:
Phương : Các anh chị ơi! Anh Lâm, anh ấy hát hay lắm.
Mọi người : Thế a ... ? Lâm di! Hát một bài di Lâm.
Lâm : Thôi, cô Phương cô ấy đùa đấy ?
Phương ; Anh Lâm, em với anh song ca một bài đi.
Lâm (im lặng)
Moi người : Sao thế Lam? Mà cô Phương không còn ai để hát chung
sao?
Lâm : (im lặng)
Lâm không muốn Phương hi vọng gì ở minh, Chàng cố né tránh mọi
dịp tiếp xúc với Phương. Trên đây dù cố ý hay không thì sự im lặng của
Lâm cũng là một hành động lăng nhục đối với thể điện của Phương trước
mặt mọi người trong cơ quan.
- Có lúc sự im lặng lại tương đương với hành động phản đối, không chấp nhận, phan bác, không tán thành, không quan tâm, từ chốt ...
Trong trường hợp B dé nghị, yêu cầu, cấm đoán ... A làm một điều gì
đó có ý nghĩa tích cực với A hoặc B hoặc với một ai đó. Thay vì phản bác từ chối bằng lời, A có thể im lặng. Diéu này được minh họa rõ qua cứ liệu
sau:
58
(... ) “Tan được phân công vào toán khai thác đá với tôi. Toán này toàn những lưu manh. Chả hiểu làm sao lại lạc vào một ông già người Thuỷ Nguyên ( ... ). Hôm trước được tiếp tế một ít mì sợi rang tẩm
đường, lão buộc chặt vào bụng vì sợ tụi đầu gấu lột mất. Gần trưa đói quá, ông ta gid ra ăn. Mới dập dập được vài miếng thì Thuyên “rd” ở đâu xông lên giật phắt cái túi mì ấy:
- Thằng này "cỏ dã" chuyên ăn vụng một mình - Vừa nói hắn vừa đạp ông già ngã kénh ra đất.
Tan đang bẩy hòn đá ở chân núi, thấy vậy lao tới như tên bắn:
- Thằng “rỗ" mày có giả cái tái cho ông già không? Tao lại vặn cổ
bây giờ - Mặt anh đanh lại.
Thuyên “rd” chẳng nói chẳng rằng, vé lấy cái cuốc chim xông lại
bổ anh ta.” (...)
(Trần Tài /37; 58/)
Đáp lại lời yêu cầu chính đáng của Tần, Thuyên “rd” đã ngấm ngầm
thể hiện su phản bác của minh bằng im lặng và tan công Tần.
Đến đây có thể khẳng định rằng “im lặng” là một hành động ngôn ngữ đặc biệt. Bằng hình thức “trống rỗng” của mình, đặt trong từng tinh
huống khác nhau “im lặng” đạt được khả năng chuyển tải nhiều nội dung
sâu sắc tương đương với nhiều nhóm hành động ngôn ngữ như vừa xét ở
trên. Không chỉ như vậy trong hội thoại, “im iăng” còn là một bản thông
điệp chứa đựng nhiều ý nghĩa độc đáo.
Ngoài vai trò là một hành động ngôn ngữ đặc biệt - có hiệu lực
tương đương với nhiều hành động ngôn ngữ khác trong những tình huống
khác nhau như vừa nêu trên, khoảng im lặng trong hội thoại còn có vai trò rất quan trọng và thú vị khác. Đó là, trong hội thoại, đặc biệt là hội thoại
Việt ngữ, nó được xem như một bản thông điệp đầy ý nghĩa.
3.2."Im lang” - một bản thông điệp độc đáo
Trong khi khảo sát nhiều cuộc thoại có chứa những khoảng im lặng, người ta thường thấy "im lặng” rất hay đóng vai trò là một câu trả lời nhưng là một "câu trả lời ngầm ẩn nhiều ý nghĩa" [11; 105]. Để khám phá
59
giá trị đó những người nghiên cứu không thể không xem xét các sắc thái ý
nghĩa của khoảng im lặng ấy.
Có thể dễ dàng nhận ra rằng, sắc thái đậm nét nhất của những khoảng im lặng là su phản đối - một “sắc thái âm tính". Theo G. Yule, trong
cấu trúc ưa chuộng, “dùng sự im lặng để hồi đáp ở phan thứ hai luôn luôn
là cách chỉ ra một sự trả lời không được ưa chuộng” (27; 151]. Thứ nhất, có
thể im lang thường dẫn người nói đến việc nhắc lại phan thứ nhất nhằm đạt phần thứ hai không phải là sự im lặng từ phía người kia.
Chẳng hạn như ở ví dụ sau :
Con gái : Bố ! Tối nay bố cho con đi dự sinh nhật bạn được không a!
Bố (im lăng)
Con gái : Được không bế? Con chỉ dự tiệc xong là về ngay.
Bế : Sao con có lắm bạn sinh vào tuần này thế?
Su im lang của ông bố xuất hiện khi lẽ ra ông phải tạo một lượt lời không đồng ý (tức là sự trả lời không ưa chuộng) vì ông đang nghỉ ngờ con
gái mình không thành thật. Sự không trả lời ở đây thông báo rằng người nói
~ ông bố đang trong tư thế sắn sàng cung cấp sự trả lời không ưa chuộng.
Thứ hai, có lẽ phải có uẩn khúc gì đó hoặc có điều gì khó nói ... thì
người tham gia hội thoại mới cần đến im lặng và buộc phải im lặng. Nếu không phản đối - tức là không gây phương hại đến lợi ích cũng như thể diện của đối tác hội thoại thì người ta đã nói ra rồi.
Ví dụ:
Định vội vàng lấy xe đuổi theo Lan.
Định : Lan, anh đưa em về nhé ?
Lan cắm cúi bước đi, nước mắt lăn đài trên má.
Giờ đây Định đã biết rd thân phận của Lan, sự chênh lệch quá lớn.
Lan mac cảm và quyết định rời xa Định. Vì vậy Lan buộc lòng phải từ chối sự quan tâm của Định đối với cô như xưa.
Tuy nhiên dùng sự im lặng để trả lời là một trường hợp cực đoan, gần như có nguy cơ gây ấn tượng là không chịu tham gia (non -
participation) vào cấu trúc hội thoại. Nói chung, khi người tham dự phải
60
đưa ra những câu trả lời trong phân thứ hai theo kiểu không được ưa chuộng thì họ chỉ ra rằng ho đang làm một điều gì đó rất đáng được chú ý.
Cũng có khi im lặng có sắc thái trung hoà biểu hiện thái độ của chủ thể im lặng với nội dung hội thoại hoặc đối tác hội thoại và cả sự tác động trung tính của nó đến lợi ích, thể diện của cả người nói và người nghe.
Ví dụ:
(...)"Tống thầm kêu:
- Nang đẹp và kiêu hùng như một con gà sống thién.
Ngôn choáng váng:
- Thật là một sắc đẹp mê hồn. Một tuyệt thế giai nhân đẩy sức cám dỗ. Một nhan sắc phì phàm, huyền bí, chết người.
Quốc cam lặng. Hắn như bị cấm khẩu. Xưa nay hắn chỉ quen mô tả hạt lúa hạt đậu, cùng lắm là con sâu cắn rễ, con ray nau.” (...)
(Ma Văn Kháng /24; 157/)
Trước để tài về vẻ đẹp của nàng Seoly, Quốc câm lặng. Anh không đủ lời lẽ như bạn mình để nói về vẻ đẹp ấy. Tuy tham gia không tích cực
vào một cuộc thoại nhưng sự không tích cực ấy không làm ảnh hưởng đến
tiến trình cuộc thoại vì nó mang sắc thái trung hoà.
Một số không nhiều trường hợp, “im lặng” mang sắc thái tích cực đối với tiến trình hội thoại cũng như lợi ích và thể diện của các thành viên tham gia hội thoại. Chẳng hạn trong cuộc thoại của Châu và Sài sau đây:
(... ) “= Nhung dù sao, cái niềm tin trong em cũng đã mất. Bây giờ chả
còn gì để mà tin ai nữa.
- Chà nhẽ đến lic này em vẫn không phân biệt được giữa giả dối và
lòng thành that.
Cô (Châu- TTT) im lăng trút một hơi thở dai. Sự xúc động thật sự đến lặng đi ở người con trai. Không ngờ có một người con gái thành thật
với tình yêu của mình đến thế. "
(Lê Lựu /32; 257/)
Châu không yêu Sài nhưng Châu phải cứu danh dự của mình. Châu
phải tìm cho đứa bé trong bụng một người cha. Cuộc thoại trên với vẻ im
61
lang day tâm trạng đổ vỡ, Châu đã vẽ nên trong mắt Sài chân dung một cô
gái đáng được che chở và thành thật. Cuộc thoại rơi vào trạng thái xúc
động.
Trong hội thoại, có rất nhiều trường hợp “im lang” không chỉ là một
hành động ngôn ngữ, một bản thông điệp nhiều ý nghĩa mà còn là công cụ
để hiệu chỉnh trạng thái của tiến trình hội thoại. Để thực hiện chức năng công cụ này, “im lang” phải khai thác triệt để các sắc thái ý nghĩa của
mình cụ thể như sau:
- Sắc thái phản đối: Sắc thái này nhiều lúc được sử dụng để thay đổi
trạng thái giao tiếp (thường là chuyển cuộc thoại từ trạng thái tích
cực sang trạng thái tiêu cực).
- Sắc thái trung hoà: Đây là sắc thái thường được dùng để duy trì
trạng thái giao tiếp đang diễn ra (tích cực hoặc tiêu cực).
- §ắc thái tích cực vừa được dùng để duy trì trạng thái giao tiếp (thường là trạng thái tích cực) vừa được dùng để thay đối trạng thái
giao tiếp (nó góp phần chuyện trạng thái tiêu cực của cuộc thoại
sang trạng tích cực hơn).
Các sắc thái ý nghia của khéng im lặng trong hội thoại phụ thuộc rất
nhiều vào ngữ cảnh, tình huống mà cuộc thoại xảy ra. Vì vậy khi xác định
sắc thái ý nghĩa và vai trò của nó đối với tiến trình của cuộc thoại phải xét đến ngữ cảnh như là điều kiện tổn tại tất yếu của “khoảng im lăng trong
hội thoại. ”