thoại
Cảm xúc, tình cảm của cá nhân khi tham gia hội thoại chịu sự chỉ phối của nhiều yếu tố. Trước hết nó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các đối tác.
Bên cạnh đó cảm xúc, tình cảm ấy thường xuất hiện khi nó chịu sự tác động
nào đó về mặt tình cảm do các tác nhân bên ngoài gây nên hoặc đó chính là
kết quả của quá trình chuyển biến cảm xúc, tình cảm trong bản thân các cá
nhân khi tham gia hội thoại.
“Im lang” - một dạng thức đặc biệt của ngôn ngữ không lời cùng với
cử chỉ, điệu bộ - có thể thể hiện hiệu quả những cảm xúc, tình cảm của cá nhân trong những hoàn cảnh không thể diễn đạt bằng lời. Đó là những lúc cảm xúc, tình cảm phát triển đến đỉnh cao (tích cực hoặc tiêu cực), hoặc là
những lúc quan hệ giữa các đối tác hội thoại không còn được như lúc đầu mà đã chuyển sang một trạng thái khác; cũng có thể do sự xuất hiện đột ngột của
một tác nhân nào đó gây nên những chấn động bất thường trong tình cảm của các đối tác hội thoại dẫn đến sự ngừng lại của cuộc thoại. Trong hoàn cảnh
ấy, lời nói trở nên vô nghĩa, không có giá trị. Hoặc cũng có trường hợp lời
nói không thể được tiếp tục, không thể diễn đạt được ý của chủ thể. Lúc đó
im lặng trở nên có giá trị hơn tất cả, không nói mà thành ra nói nhiều hơn tất cả. Nó chuyển tải thành công những cao trào cảm xúc, đỉnh cao tình cảm của
cá nhân. Mặt khác, sự diễn đạt tình cảm, cảm xúc của con người là vô cùng
khó khăn, có thể khí nói ra bằng lời, lời đó không chuyển tải được điều người ta muốn gởi gắm vì thế “im lặng” trở thành giải pháp tốt nhất.
s: Inlăns oe ee hôi thoại
Trong hội thoại có thể xảy ra trường hợp:
- B thông báo hoặc bộc lộ, thể hiện... với A một diéu gì đó mà đó là điều A
đang mong muốn, chờ đợi. Điều này làm cho A rất vui mừng, hạnh phúc. A có thể reo hò hoặc bộc lộ niềm vui, niềm hạnh phúc của mình bằng nhiều cách. Một trong những cách thể hiện niềm vui, hạnh phúc đó là im lặng. Im
lắng luôn được xem là cách bộc lộ niềm vui chân thật và đáng quý. Sự im
lặng ở đây có thể đi kèm điệu bộ, cử chỉ như ánh mắt long lanh, cánh mũi
phập phông...
Chẳng han như niềm vui của người phụ nữ trong đoạn thoại sau:
(..)- “ Me a, hôm qua con về ba, tự dung bà hỏi con- Cô bé ngập ngừng -
Bà hỏi nếu nay mai mẹ đi bước nữa thì con về ở với bà chứ?
Mặt người mẹ tối sim. Choáng váng quá. Căn buồng và cái giá sách,
cái tủ gương quay vòng. Chị giữ chặt thành ghế, như sợ ngã và cố dùng nghi lực để trấn tĩnh. Giọng chị hụt hơi và đáng lẽ hồi con “Vay ý con thế
nào” thì chị lại trách cứ:
- Sao bà lại nói thế?
- Con không biết - Hòa quay lại nhìn mẹ, hai khuỷu tay chống lên bàn, đột ngột lùa hai bàn tay vào mái tóc day, cô bé cúi xuống nghẹn ngào —
Con không hiểu ý mẹ thế nào? Còn con, con bảo là con vẫn ở với mẹ thôi.
Me a... mẹ đừng giấu con, tội nghiệp mẹ. Anh Thuận viết thư về cho con,
trong thư ấy có kèm lá thư của ông thiếu tá gởi mẹ. Me a... mẹ tha lỗi cho
con.
Nữ bác sĩ ngồi lặng trên ghế. Hai hàng nước mắt chảy trên gò má. Chị khóc mà không che giấu, trước mặt con gái. Con gái chị đã khôn lớn. ” (...)
(Ma Văn Kháng /22; 307/)
Trang thái cảm xúc của Duyên (me Hòa) trong đoạn thoại trên có sự
thay đổi rõ rệt. Từ chỗ e dè, sợ hãi (vì Duyên có tình cảm với ông thiếu tá nhưng không dám nghĩ đến vì còn mẹ chồng và hai con. Duyên nghĩ họ sẽ không đồng ý và rõ ràng trước đó Hòa tỏ ra rất gay gắt với mẹ) đến chỗ hạnh
phúc. Chị hạnh phúc vì được chia sẻ, được con gái hiểu và đồng cảm. Và
quan trọng hơn chị hạnh phúc vì thấy con gái đã khôn lớn. Phút giây hạnh phúc khiến Duyên “ngồi lặng” không nói nên lời. Trong khoảng im lặng ấy, hai mẹ con mới cảm nhận rõ hạnh phúc đang ùa về. Và chúng ta nhận ra
hạnh phúc ấy thật chân thật, đáng quý.
b. Im lăng thé hi
Trong cuộc thoại giữa A và B. B thông báo hoặc thể hiện một hành
động, một thái độ gì đó mà điều đó gây ảnh hưởng, tổn thương lớn đến A (về thể diện, lợi ích hoặc tình cảm ). Thay vì khóc lóc than phiển, uất ức, A im
lặng. Phút im lặng ấy, rất nhiều khi khiến người người ta nhận ra rõ hơn nỗi buồn, sự tổn thương trong A.
87
Có thể thấy rd điều này trong đoạn thoại sau :
(..) "Huy : Tôi chờ ở dưới quá lâu (...) tôi linh cảm thấy một điều gi
không hay đã xảy ra với Quỳnh ...Tôi đã vào thẳng đây... và tôi đã
chứng kiến điều bất ngờ dy.
- Quỳnh (Lao đến dưới chân Huy ): Huy em không có lỗi. Em đã bị lừa gạt và .. nó đã dùng sức mạnh của một con vật để. ..Anh Huy
gi! Em đã làm khổ anh.
- Huy: Thôi đừng khóc nữa em. Đứng dậy, anh đưa em về ...
Tú : Ai cho phép anh vào đây?
Huy (Không trả lời câu hỏi của Tú ): Quỳnh, nào, đứng lên. Ta về
di thôi .
- Tú ; Anh bước di, tôi không cần cái mặt anh. Tôi sẽ đưa cô ấy về.
Di di! Ra khỏi đây ngay.
- Quỳnh : Không anh Huy ! Em về với anh !..Đưa em về di anh (cô ôm chặt Huy nức nở.Cả hai người đứng lặng, cái im lặng xót xa cay đắng.
- Huy : Ta về di em !(chợt quay lại nhìn thẳng vào mặt Tú ). Tôi sẽ
tố cáo anh” (...)
(Doãn Hoàng Giang và Võ Khắc Nghiêm /12;48/)
Quỳnh không thể nói ra điểu nhục nhã, cay đắng đã xảy ra với cô, cô
đã im lặng trong nghẹn ngào, nức nở - một phẩn quá nhục nhã, tii hổ,
một phần Huy cũng đã chứng kiến. Một khoảng im lặng thay cho sự xót xa cay đắng không lời nào có thể diễn tả được.
- Cũng có thể, có những biến đổi đột ngột trong cuộc sống của A mà người cho A biết điểu đó là B. Những bất ngờ đó khiến A rơi vào tình trạng hoang mang tuyệt vọng. Lúc đó A không biết nói gì hơn là im lặng.
Chẳng hạn trong đoạn thoại sau đây :
(...) “Chi đến trước gương, chải đầu và thong thả nha từng chữ như trên
sân khấu.
- Em đã yêu Hải ngay từ lúc mới gặp lần đầu. Cũng như với anh vậy.
Có điều với anh thì mọi điều rõ ràng. Em bị hấp dẫn vì sự hiểu biết,
sức mạnh đàn ông, vì sự già dặn. Ở anh cái gi cũng sáng rõ. Còn ở
88
Hải, em thật tình không hiểu. Hải ít tuổi hơn em. Nghèo hơn em.
Nhưng Hải là ma tuý làm em mê mệt.
(...) Ong anh tôi quay mặt đi, chết lăng. Phải hơn một giờ sau ông mới
quay fai, Và nhận ra hoàng hậu Petecbua thoắt đã trở nên người đà bà
xa lạ, thật là xa lạ.
Ông gần như buột miệng :
- _ Vậy bây giờ phải giải quyết thế nào?
Người đàn bà xa la nhìn ông chằm chằm
- Anh thanh thản chia tay với em chứ ?
- Em đã nghĩ kỹ chưa?
- Rồi."(...)
(Ma Văn Kháng /27; 144/)
Vợ Hải (Hoài) - một nữ diễn viên sân khấu, hai người đã từng có những ngày yêu đương say đắm. Nhưng vợ Hải là người đàn bà sống rất phóng dang, rất nghệ sỹ theo cách riêng của chị, đặc biệt trong chuyện tình ái, Hải rất yêu Hoài. Khi biết Hoài có người tình, lại ngang nhiên công khai với ông, Hải thực sự cảm thấy bất ngờ, mất mát và hoang mang: cảm thấy người mình
yêu quý nhất trên đời không còn là của mình. Vì ông đã yêu và đặt niềm tin
quá lớn vào Hoài. Giờ đây mọi thứ đã sụp đổ. Ông lâm vào tâm trạng gần
như tuyệt vọng. Tất cả những diễn biến tâm trạng ấy được bộc lộ kín đáo qua
khoảng thời gian “chết lặng ” đến hơn một giờ sau của Hải trong cuộc thoại
với vợ ông.
- Hoặc cũng có lúc A quá mệt mỏi, căng thẳng với cuộc sống, có những
biến động lớn đang diễn ra trong nội tâm của A. A rơi vào tình trạng “trống rong”. Trong cuộc thoại giữa A và B, A thường im lặng.
Có thể nhận ra điểu này trong cuộc thoại sau đây:
(..) "Điều phải xảy ra đã xảy ra. Một hôm, đang tết tóc cho cái Xiu, suc nhớ ra cái gì, bà cụ Mạ liền đứng dậy mở tủ và nhận ra cái tủ để quần áo thường khi vẫn mở nay đã khóa chặt. Bà cụ Idi húi tìm chìa khóa mọi khi vẫn giấu ở đáy tủ, thì bị ngay thằng Tú đã lên sáu tuổi giật tay, bất đứng dậy:
- Bà không được mở tủ!
Sao thế cháu ?
-_ Cháu không biết ! Mẹ cháu dặn từ nay không cho bà mở tủ nữa !
§9
Cùng với câu nói là vẻ mặt lạnh như băng của thằng bé là dấu hiệu
chẳng lành đầu tiên chứng tỏ mối quan hệ giữa cụ và vợ Hoằng đã đến hồi
gay can. Bà cụ run rẩy ngôi xuống, im thit và dai dé di một lúc "....)
(Ma Văn Kháng /25; 504/)
Bà cụ Mạ giúp việc cho vợ chồng Hoằng. Họ đã từng coi bà như người thân trong nhà. Đó là những lúc bà còn đem lại lợi ích cho họ. Đến bây giờ
thì bà thấy rõ họ không cần bà nữa. Bà đã trở nên vô dụng, thừa thãi, chướng mắt và đáng phải để phòng đối với vợ chồng họ. Cuộc đời bà vốn nhiều nỗi
cay đắng, giờ lại thêm một điều đắng cay. Ba “im thứ va dai đờ” đi khi nhận ra điều dễ hiểu và xót xa đó.
Giả sử trong cuộc thoại giữa Avà B, có thể do nguyên nhân nào đó từ phía B khiến A tức giận, hờn dỗi. Để giữ hòa khí giữa hai người hoặc để giữ thể diện cho cả hai và cũng có thể A đang chờ đợi ở B một diéu gì đó (một lời
xin lỗi, hay giải thich ...). A đã im lặng.
Có thể thấy rõ diéu đó qua đoạn thoại sau :
(..) “Tic ngồi lặng im trước bếp lửa, mặt anh vẫn khó dim dim. Doan ôm
con lại ngồi gần chồng:
- _ Bố nó thổi cơm đấy hd?
Túc ngồi lăng thỉnh không đáp. Doan hich khẽ khuỷu tay vào lưng chồng:
- Giận đấy hả ?chắc bà đã sang nhiếc xấu tôi chứ gì?
Túc lầu bầu :
- Chẳng nghe ai cả. Cũng phải vừa vừa thôi mới chịu
được. ”(...)
(Nguyễn Dich Dũng /8; 165/)
Một chút ghen ty với địa vị của vợ, một chút ghen tuông của ông chồng vừa được mẹ “nổi lửa", Túc cảm thấy khó chịu khi vợ đi suốt ngày và cả
một chút giận dỗi nữa. Nhưng khi thấy vợ, Túc không thể nói ra tất cả
những điều ấy, anh “lăng thỉnh” dén cả sự hờn giận, ghen tuông vào khoảng trống không lời ấy cùng với bộ mặt khó đăm đăm.
Không chỉ diễn đạt hiệu quả những khoảnh khắc giận hờn rất đáng yêu
mà nhiều lúc sự im lặng còn có thể chứa đựng được cả sự giận dữ đáng sợ
nữa.
Chẳng hạn như trong tình huống sau :
(...) “ Anh bày các gói thuốc ra đầu giường cạnh gối của Châu. Cô đang nằm quay mặt vào bỗng lấy tay quơ nấm thuốc ném vào người anh:
- Mang di. Anh tàn tệ lắm!
Bất ngờ cả việc làm, cả lời nói anh tưởng không bao giờ xảy ra ở cô gái có học, con gia đình nể nếp. Anh tái mặt, giận đến phát run lên, lãng
đi một lúc, anh đứng dậy đi ra cửa. Châu nhổm dậy nhào theo túm lấy tay
anh:
- Buông tôi ra.
- Em xin lỗi anh!
Phải lăng đi một lúc lâu nữa anh mới hỏi:
- Tại sao em lại có thể đối xử với anh như thế?
- Dd bảo em sai, em xin lỗi rồi ma.” (...)
(Lê Lưu /32; 274-275/)
Từ ngạc nhiên vì hành động không thể tin nỗi của cô vợ sắp cưới, Sài
chuyển dần sang giận dữ. Là người có lòng tự trọng lại có học thức, Sài chưa từng bị ai đối xử như vậy. Hành động quá đáng của Châu làm anh giận phát
run lên nhưng trong hoàn cảnh của mình, Sài không thể làm gì hơn và anh
cũng không biết phải làm gì, nói gì. Im lặng đối với anh lúc này là cách hay
nhất.
Trong giao tiếp, có rất nhiều trường hợp, một đối tác nào đó rơi vào
thế bị động, e đè sợ sệt.. mà khóng thể diễn tả ý của mình bằng lời nói.
Giả sử người im lặng là A. Sự im lặng của A cho thấy A đang rơi vào tình trạng e dé ngại ngùng sợ sệt. Có thể xdy ra một số tình huống sau :
> Tình huống |
Bản thân A là người nhút nhất, ngại giao tiếp nên khi phải tiếp xúc
với ai đó A thường rơi vào tình thế bị động. Vì thế A đã im lặng.
91
Ví dụ :
Long và Mai là hai người bạn với nhau từ bé. Mai biết Long có tình cảm với mình nhưng vì nhút nhát nên chăng bao giờ Long dám thô lộ. Về phía Mai,
cô cũng rất mến Long. Trong một lần đi chơi Mai mạnh dan thử ý Long :
- Mai : Long có nhớ Tuan lớp mình ngày xưa không? Dao này Tuần hay
liên lạc với Mai, nhiêu lúc Tuân làm Mai khó nghĩ quá.
- Long : Thé Mai có mén Tuan không?
- Mai : Diều ấy chắc chắn là không rồi. Nhưng Mai không biết phải từ chối thế nào. Còn Long đạo này có chuyện gì mới không?
- Long: im lăng.
_ Đáng lẽ ra, trước những gợi ý của cô bạn Long nên tận dụng thoi cơ đề
thô lộ điêu mà anh giấu kín và chờ đợi bay lâu nay. Nhưng sự nhút nhát, e dé
đã khiến Long không thé nói nên lời. Long đành im lặng.
> Tình huống 2
Có thể A gây ra một lỗi lầm nào đó mà B là người bị ảnh hưởng hoặc B đã chứng kiến nên trước B, A cảm thấy xấu hổ, e đè ngại ngùng là điều tất nhiên. Sự im lặng vừa là để che giấu diéu đó vừa là lời tố cáo A.
Ví dụ :
Trong một phòng ở của kí túc xá sinh viên, Tú là người có tinh hay tay
máy và rất hay ăn trộm vặt của các bạn trong phòng. Một lần Tâm nhìn thấy
hành động không hay của Tú. Trong cuộc họp phòng, các bạn phản ánh hiện
tượng ăn trộm vặt làm ảnh hưởng đến mọi người trong phòng trong phòng:
- _ Trưởng phòng : Minh mong rằng tình trạng lấy đồ vặt trong phòng như
thời gian vừa qua sẽ không còn nữa. Các bạn có ý kiến gì không?
- Tú : Đúng đấy! Sống với nhau như thế là không nên. Ai cũng là sinh
viên cả mà.
- Tam : Minh cũng nghĩ như Tú. Nhưng van đề là tùy thuộc vào ý thức
của mỗi người. Theo Tú chúng ta sẽ xử lý thế nào nếu tình trạng kia tiếp tục được duy trì. Và liệu nó có thực sự cham dứt không?
- Tú km lặng.
ằ Tỡnh huống 3
Một điều rất hay xảy ra là: A giao tiếp với B mà B là người đang giữ
thế chủ động (vé địa vị xã hội, hoặc tình cảm..). Vì thế A mất tự nhiên trở
nên e đè, sợ sệt, nhiều lúc phải im lặng.
Ví dụ :
- “Anh tình nguyện di a?
- Lệnh của ông Lâm xuống là phải chấp hành.
- Sao ông ấy chi điều một mình xe anh? Hay là anh bị ông dy trù?
- Em biết mà! Chuyện hai đứa mình yêu nhau, các anh lái xe cứ dn dm
lên. Tát phải đến tai ông Lâm.
- _ Chuyện chính đáng có gì mà sg.” (...)
(Xuân Thiéu /43; 374/)
Đoạn thoại trên là cuộc trao đổi giữa Huệ và người yêu của Huệ. Sự im
lặng trong lượt lời của chàng trai ở đây thê hiện thái độ né tránh, e dè, không
dam khẳng định. Vì dù sao anh cũng là cấp dưới của ông Lâm. Nếu thừa nhận
những điều Huệ vừa hỏi mà có ai nghe thay thì chắc anh sẽ không được yên ôn.
Thay vì phải nói ra như vậy, anh đã im lặng. Sự im lặng của anh cho thấy thái độ e dé, có phan kiêng né, sợ sệt của người yêu Huệ đối với ông Lâm.
Cũng có thể thấy rõ điểu vừa trình bày trên qua một số đàm thọai sau:
(...) * = Anh muốn gặp lại em. Tối mai em có xuống sông không?
Im lăng
- Anh muốn nghe em kể..
- _ Vâng, em sẽ xuống bến. "(...)
(Nguyễn Quang Thiểu /40;105/)
Hai con người trong hoàn cảnh trớ trêu - đều bị mù. Họ gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt - đêm trăng ở bến sông. Chàng trai không hể biết cô
gái bị mù. Còn cô gái thì say sưa kể cho anh nghe những cảnh đẹp xung quanh. Đây là lần gặp đầu tiên của họ. Do buổi đầu, nên sự e dé của cô gái
93