1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong hoạt Động công chứng – thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy
Trường học Học viện tư pháp
Chuyên ngành Công chứng
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Bảo đảm sức khỏa để hành nghề công chứng.” Thứ nhất, công chứng viên là chủ thể của hoạt động công chứng, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nh

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VÀ CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP KHÁC

-o0o -THI HẾT HỌC PHẦN I NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN

Đề bài:

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Tên: Nguyễn Thị Thu Thủy Số báo danh: 154

Ngày tháng năm sinh: 30/05/1999

Lớp: Công chứng viên 25.1 E

Tháng 9 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I Mở đầu 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

NỘI DUNG 2

I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 2

1 Cơ sở lý luận chứng về công chứng viên, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 2

1.1 Khái niệm công chứng viên 2

2 Quy định pháp luật quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định Luật công chứng 4

2.1 Quy định Luật Công chứng năm 2006 4

2.2 Quy định Luật Công chứng năm 2014 4

II THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 8

1 Những mặt đạt được khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 8

2 Những hạn chế khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 9

3 Ví dụ minh họa 11

CHƯƠNG III: HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

I Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, do nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu của con người văn phòng, phòng công chứng ra đơi ngày càng nhiều, càng phổ biến ở các thành phố lớn, nơi tập trung lượng dân cư đông đúc, các tổ chức, cơ quan , nơi giao dịch dân sự được diễn ra một cách phổ biến và thường xuyên Do vậy, hoạt động công chứng đã thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống xa hội, kinh

tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường, bảo đảm an toàn pháp lý tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước Dù còn gặp nhiều hạn chế, bất cập trong hoạt động và tổ chức làm ảnh hưởng đến hoạt động trong lĩnh vực công chứng, trong nhiều năm qua các cơ quan Nhà nước không ngừng ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách với nỗ lực để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong giao dịch dân sự Nhưng do ban hành hành quá nhiều văn bản pháp luật dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều quy định pháp luật không còn phù hợp với sự phát triển Luật công chứng ra đời để giải quyết những vấn đề trên nhưng những hạn chế vẫn chưa được giả quyết một cách triệt để Chính vì thế cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công chứng để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động công chứng phát triển Cùng với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng mà còn đi tìm hiểu về vai trò thực tiễn của công chứng viên đối với hoạt động công chứng

Nhận thấy tầm quan trọng của công chứng, tôi đã quyết định chọn đề tài

“Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật” Để qua đó

khẳng định rằng vai trò, tầm quan trọng công chứng viên viên trong hoạt động công chứng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức

Trang 4

NỘI DUNG

I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

1 Cơ sở lý luận chứng về công chứng viên, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

1.1 Khái niệm công chứng viên

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bộ nhiệm hành nghề công chứng (theo Luật công chứng 2014)

Theo quy định tại điều 8, Luật công chứng 2014: “ Công chứng viên thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1 Có bằng cử nhân luật;

2 Có thười gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3 Tốt nghiệp khó đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4 Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5 Bảo đảm sức khỏa để hành nghề công chứng.”

Thứ nhất, công chứng viên là chủ thể của hoạt động công chứng, Công

chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng Ngoài ra, Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản Việc chứng thực bản sao từ bản

Trang 5

chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực

Thứ hai, công chứng viên là người người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định

tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay theo quy định của pháp luật có ba hình thức hành nghề của công chứng viên là công chứng viên của các Phòng công chứng, công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng Mặc dù, tồn tại hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng nhà nước và Văn phòng công chứng công chứng viên làm việc ở hai

tổ chức hành nghề công chứng có địa vị pháp lý khác nhau; Luật Công chứng không phân biệt giá trị pháp lý của văn bản công chứng của hai loại công chứng viên làm việc ở hai tổ chức hành nghề công chứng

Thứ ba, công chứng viên là chủ thể thực hiện dịch vụ công do Nhà nước

ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Thực hiện việc công chứng, chứng thực theo trình tự thủ tục chặt chẽ dựa trên thẩm quyền của công chứng viên theo pháp luật quy định và phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động công chứng của họ mà không bị chi phối bởi các cơ quan khác trong hệ thống tư pháp đồng thời hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu

Thứ tư, để hành nghề công chứng đòi hỏi công chứng viên phải rất am

hiểu quy định của pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau Có thể thấy đây là

Trang 6

điểm khá đặc trưng của công chứng viên so với các chức danh tư pháp khác Các yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: hôn nhân và gia đình, đất đai, thương mại, đầu tư… Bên cạch những hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng thì còn rất nhiều yêu cầu công chứng cần là sự tự nguyện của các bên Khi đó rất cần công chứng viên

áp dụng các quy định của pháp luật một cách đúng đắn và linh hoạt, kỹ năng của minh để hoạt động công chứng một cách hiệu quả Không chỉ có kiến thức pháp luật tinh thông mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp, sự trong sáng về đạo đức đòi hỏi ở họ không chỉ lòng trung thực mà cả thái độ công minh, vô tư, sự tôn trọng triệt để các bí mật của khách hàng, long can đảm để dám chịu trách nhiệm khi đặt bút ký vào đống dấu vào hợp đồng

2 Quy định pháp luật quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định Luật công chứng

2.1 Quy định Luật Công chứng năm 2006

Theo quy định Điều 22 Luật công chứng năm 2006 quy định về Quyền và

nghĩa vụ của công chứng viên “1 Công chứng viên có các quyền sau đây: a) Được lựa chọn nơi để hành nghề công chứng, trừ công chứng viên của Phòng công chứng;

b) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;

c) Các quyền khác quy định tại Luật này.

2 Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng;

b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng; c) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; d) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.”

2.2 Quy định Luật Công chứng năm 2014

Theo quy định Điều 17 Luật Công chứng năm 2014 quy định Quyền và

nghĩa vụ của công chứng viên “1 Công chứng viên có các quyền sau đây:

Trang 7

a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng: công chứng viên

được bổ nhiệm hành nghề công chứng sẽ được pháp luật đứng ra bảo đảm đối với quyền hành nghề công chứng của mình

b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng: công chứng viên có quyền tham gia

thành lập các văn phòng công chứng riêng hoặc có thể tham gia làm việc dưới dạng hợp đồng lao động cho các tổ chức hành nghề công chứng khác mà mình lựa chọn tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi công chứng viên

c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này:

công chứng viên sẽ được công chứng các giao dịch dân sự, các hợp đồng cũng như các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt theo đúng quy định của Luật công chứng 2014 đã thể hiện

rõ ràng Công chứng viên có quyền công chứng các văn bản, giao dịch, bản dịch theo quy định của pháp luật tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện mà công chứng viên xét thấy trong hợp đồng, bản dịch, giao dịch đó có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì công chứng viên hoàn toàn có quyền từ chối đối với các công việc đó

d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng: công chứng viên có quyền thực hiện việc đưa ra đề

nghị của mình đến các cá nhân, cơ quan, cũng như đến các tổ chức mà xét nội dung thấy rằng có liên quan để cung cấp các tài liệu, thông tin nhằm mục đích thực hiện được công việc của mình theo đúng tinh thần của pháp luật

đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan: công chứng viên còn có một số quyền hạn khác nhất

định theo quy định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung liên quan đến công chứng và nằm trong phạm vi quyền hạn của công chứng viên được thực hiện

2 Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng: công chứng viên có nghĩa

vụ phải tuân thủ đối với các nguyên tắc hành nghề công chứng đó là: luôn phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong công việc của mình; tuân thủ đúng

Trang 8

theo tinh thần của hiến pháp và pháp luật đã quy định; đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về tính hợp pháp của văn bản mình đã công chứng; tuân thủ theo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của việc hành nghề công chứng, các nguyên tắc sát sườn của việc hành nghề công chứng

b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng: công chứng viên phải

hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng cụ thể, tổ chức hành nghề công chứng này phải có đầy đủ các giấy tờ pháp lý về việc hành nghề là hợp pháp, đủ tư cách thực hiện nghề nghiệp

c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng:

công chứng viên có nghĩa vụ đối với việc tôn trọng cũng như bảo vệ quyền, các lợi ích hợp pháp của người có yêu cầu công chứng văn bản của họ Ở đây người yêu cầu công chứng được hiểu là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc người yêu cầu công chứng cũng có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài mà có yêu cầu công chứng đối với hợp đồng, giao dịch, bản dịch của họ

d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp

từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng: công chứng viên có nghĩa vụ thực hiện việc giải thích cho người yêu cầu

công chứng được hiểu rõ về các quyền lợi cũng như các nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, về ý nghĩa cũng như các hậu quả pháp lý

có thể xảy ra của việc công chứng văn bản, hợp đồng, giao dịch dân sự, bản dịch

đó Trường hợp nếu công chứng viên mà từ chối yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng thì có nghĩa vụ phải giải thích rõ về lý do từ chối công chứng của mình cho người yêu cầu công chứng được biết hoặc bổ sung giấy tờ nếu trong trường hợp có thể bổ sung

đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác: công chứng viên

phải đảm bảo đối với nội dung mình đã công chứng luôn được tuyệt mật, không được tiết lộ nội dung mình đã công chứng cho người khác biết trừ trường hợp được sự đồng ý của người yêu cầu công chứng bằng văn bản hoặc trong một số trường hợp mà pháp luật có quy định rõ ràng về tính bảo mật của văn bản

Trang 9

e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm: ngoài việc thực hiện

hành nghề công chứng thì công chứng viên còn có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo quy chuẩn để nâng cao nghiệp vụ cũng như cập nhập các quy định mới của pháp luật trong công tác hành nghề công chứng của mình luôn được chính xác và đúng quy định của pháp luật

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh: công chứng viên

có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mình đã công chứng cũng như có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng về văn bản mà công chứng viên đã công chứng Công chứng viên cũng có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phòng công chứng

mà công chứng viên đó là công chứng viên hợp danh đang làm việc

h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên: công chứng viên

có nghĩa vụ phải thực hiện việc tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên theo quy định của nghề Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên được hiểu ở đây đó là những tổ chức hoạt động dưới cơ chế tự quản được thành lập và hình thành ở cấp trung ương và cấp tỉnh với mục đích đại diện cho công chứng viên cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên đang hoạt động công chứng

Các tổ chức công chứng này có các hoạt động cụ thể như tham gia cùng cơ quan nhà nước trong công việc tiến hành việc tổ chức đào tạo, tập sự hành nghề công chứng cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ ngành; các tổ chức hành nghề công chứng tham gia trong việc ban hành các quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong các việc bổ nhiệm hay việc miễn nhiệm đối với công chứng viên, tham gia thành lập, sáp nhập các tổ chức hành nghề công chứng, chuyển nhượng, chấm dứt các hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng này và một số nhiệm vụ khác mà pháp luật quy định và có liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ; ngoài ra cuối cùng thì tổ chức hoạt động hành nghề công chứng còn có nghĩa vụ tham gia vào hoạt động giám sát đối với công việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng cũng như quy tắc của đạo đức hành nghề công chứng nhất định

Trang 10

i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên: công chứng viên sẽ chịu sự quản lý của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như của tổ chức hành nghề công chứng

mà mình làm công chứng viên và công chứng viên còn chịu sự quản lý của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà ở đó họ là thành viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp này

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Như vậy, so với quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong Luật công chứng 2006 thì quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong Luật công chứng năm 2014 đã có sự thay đổi bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chứng viên trong hoạt động công chứng, công chứng viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình

là công chứng viên hợp danh Việc nâng cao quyền và nghĩa vụ của công chứng viên đòi hỏi mỗi công chứng viên khi hành nghề công chứng cần có kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng được rèn luyện tích lũy qua nhiều năm để giải quyết yêu cầu công chứng linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động công chứng Nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu

II THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

1 Những mặt đạt được khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

- Khi hành nghề công chứng, công chứng viên thường xuyên giao tiếp với người yêu cầu công chứng Qua giao tiếp, công chứng viên nắm được tình tiết của sự việc, nội dung tài liệu, hồ sơ được xuất trình Có trường hợp, thủ tục đã được tập

Ngày đăng: 18/01/2025, 23:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w