GIGI THIEU VE CO QUAN THUC TAP - Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư KH&PT tinh Binh Duong “ Tên doanh nghiệp: Sở Kế hoạch và Đầu tư KH&ĐT tỉnh Bình Dương “_ Địa chỉ: Tầng 4 Tháp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HOC QUAN LY
THU DAU MOT
2009 THU DAU MOT UNIVERSITY
BAO CAO THUC TAP TOT NGHIEP
Dé tai:
THU TUC DANG KY THANH LAP DOANH NGHIEP THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT VIET NAM - THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT DANG KY
THANH LAP DOANH NGHIEP TREN DIA BAN TINH BINH DUONG
Địa điểm thực tập: Phòng Đăng ký kinh doanh — Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Giảng viên hướng dẫn: Trần Huynh
MSSV: 1923801010055
Năm học 2019-2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HOC QUAN LY
PAT HOc
| Thủ bàu MỌT
2009 THU Dy MOT UNIVERSITY
BAO CAO THUC TAP TOT NGHIEP
Dé tai:
THU TUC DANG KY THANH LAP DOANH NGHIEP THEO QUY DINH CUA
PHAP LUAT VIET NAM - THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT DANG KY
THANH LAP DOANH NGHIEP TREN DIA BAN TINH BINH DUONG
Địa điểm thực tập: Phòng Đăng ký kinh doanh — Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Giảng viên hướng dẫn: Trần Huynh
MSSV: 1923801010055
Năm học 2019-2023
Trang 3MỤC LỤC
),90E7.10018 - ÒÒÔỎ 1 1L GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP ¿- 5 Sc<L*S41*13 12118 11111011 1111111111111 ,.6 1
CHUONG 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN VẺ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 5-5-5222 3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KY THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 3
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của doanh nghiệp 3 1.1.2 Khái niệm về thủ tục hành chính và thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp 7 1.1.3 Đặc trưng của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ud 1.1.4 Ý nghĩa của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp - 5-52 2+2 2£<212 222 s2 10
1.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP . 5+ 52 11
1.2.2 Các phương thức đăng kí thành lập doanh nghiệp 5-5 cc S2 1322512511553 51552 5532 1ó 1.2.3 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - - 22
CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH
2.1 ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC 2222 2 2222213121111 25
2.2 ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) -. 27
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MÁC TRONG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KIN DOANH VÀ MỌT SỐ KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÔNG TÁC
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 30
3.1 NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MÁC TRONG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH - 5+ 2s 2 1322322131213171E171111171111.171.1111.11 1.1 re 30
3.2 GIẢI PHÁP ĐÉ NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KỸ THÀNH LẬP DOANH
DANH MỤC BÁNG BIÊU - +52 252 21 2221322213111211111371E171.111711211E11111111111.111 1 tk 34
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng báo cáo thực tập của em được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế
và nghiêm túc trong quá trình thực hiện thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Em cam đoan rằng tất cả các thông tin được đưa ra trong báo cáo này đều là chân thực
và chưa từng được đăng tải hoặc công bô ở bất kỷ nơi nảo trước đó
Em xin cam đoan rằng báo cáo thực tập này là công trình nghiên cứu của bản thân em,
không có sự giúp đỡ cua bat ky cá nhân hay tô chức nảo khác ngoại trừ những người
được liệt kê trong danh sách cảm ơn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học
tHủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em có một môi trường học tập
và nghiên cứu có hiệu quả nhất Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn đến thầy Trần Huynh,
là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này
Em chân thành cảm ơn anh Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công
ty
Cuỗi củng em xin cảm ơn các anh chị của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương đã
giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp những số liệu thực tế và tạo điều kiện để em được nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, các hỗ sơ trong quá trình thực tập tại co quan giúp
em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp nảy
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời đo trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiên còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khói những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thay dé em học thêm được nhiều
kinh nghiệm và hoàn thành bải thực tập tốt nhất
Trang 6MỞ ĐẦU
1 GIGI THIEU VE CO QUAN THUC TAP
- Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&PT) tinh Binh Duong
“ Tên doanh nghiệp: Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bình Dương
“_ Địa chỉ: Tầng 4 Tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình
Dương, Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
"Giám đốc: Pham Trọng Nhân
= Số điện thoại: (0274) 3822926 Fax: (0274) 3825.194
= Website: http://sokhdt.binhduong.gov.vn/
- Chức năng va nhiệm vụ
Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhả nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư gồm: tong hop về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế —
xã hội; tô chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh té — xã hội trên
địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương: tham mưu các dự án nha ở có chuyển mục đích sử dụng đất; tham mưu chủ trương đầu tư về kinh doanh xăng dầu, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; quản lý nguôn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phú nước ngoài; dau thầu; đăng ký doanh nghiệp trên dia ban tinh; tong hop va thống nhất quản lý các vẫn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thé, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định
của pháp luật '
- Cơ cđu tô chức
Quyết định số 06QĐÐ-SKHĐT ngày 27/02/2020 của Sở KẾ hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định,
chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tỔ chức của các phòng
TIEN DAU TƯ VÀ KHOA GIÁO ĐĂNG KÝ KINH
1 Phạm Trọng Nhân — Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư, Giới thiệu chức năng nhiệm vụ,
3.8 gioi- -nang- -vu-4.html (Ngày truy cập: 06/03/2023)
Trang 7
2 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Doanh nghiệp ở Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng của nên kinh tế, là bộ phan chu yếu tạo ra tông sản phẩm trong nước Hoạt động của doanh nghiệp từng bước phát
triển, giải phóng và gia tăng sức sản xuất, huy động nội lực vào phát triển xã hội, góp
phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tê
Chính vì vậy mà Việt Nam da dan tro thành một trong số các quốc gia chứng kiến số
lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng nhanh chóng Tuy nhiên một số doanh
nghiệp chưa có sự đầu tư về mặt pháp lý nên vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2020 ra đời đã tạo ra những quy định pháp luật cơ bản, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh Trong đó nó đã thừa nhận và tôn trọng quyên tự do kính doanh, trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp Sau đây là các lý do mà tôi cho rằng đề tài báo cáo thực tập của tôi là một đề tài quan trọng và đáng quan tâm:
1 Quan trọng của thủ tục đăng ký: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là một
trong những bước quan trọng nhất trong việc thành lập một doanh nghiệp Việc
thực hiện đúng thủ tục đăng ký sẽ giúp cho doanh nghiệp được công nhận pháp lý
và có thê hoạt động hợp pháp trên thị trường
2 Đóng góp vào phát triển kinh tế: Việc nghiên cứu về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp không chỉ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiệu rõ hơn về quy
trinh đăng ký, mà còn góp phân đóng góp vào sự phat trién kinh tê của đât nước
3 Tinh ung dung cua dé tài: Dé tài "Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp” có tính ứng dụng cao, bởi vì thông qua nghiên cứu đề tải này, các doanh nghiệp có thé ap dụng và cải thiện quy trình đăng ký của mình, đồng thời giúp các cơ quan chức
năng nắm rõ hơn về tình hình đăng ký doanh nghiệp
4 Thách thức của quy trỉnh đăng ký: Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đơn giản và đễ đàng Trong quá trình thực hiện, có thế gặp phải nhiều thách thức, ví dụ như về thủ tục, giấy tờ, thời gian, chỉ phí Việc nghién ctru vé dé tai nay sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những thách thức này và có kế hoạch ứng phó hợp lý
Vì những lý do trên, đề tài "Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp” là một dé tai quan trọng và có ý nghĩa với các doanh nghiệp và ngành kinh tế
Trang 8NỘI DUNG
CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHAP LUAT VIET NAM
11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẼ DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KỶ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của doanh nghiệp
- Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một loại chủ thé dac biệt trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Có nhiều sóc độ nhìn nhận khác nhau về doanh nghiệp
Từ góc độ kinh tế, doanh nghiệp là một môi trường để thực hiện ý tưởng kinh doanh
Có nhiều tiêu chí để đánh giá, nhìn nhận doanh nghiệp từ góc độ này như: quy mô, dự
tính thời gian kinh doanh, vốn Như vậy, doanh nghiệp dưới góc nhìn nảy chính là
các mô hình tổ chức kinh doanh kết hợp hài hòa các yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh
Khác với cách nhìn từ góc độ kinh tế, góc độ pháp lý nhận định rằng doanh nghiệp là
tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật và tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định, có tên riêng, có trụ sở giao dịch , có tải sản và được quyên sử dụng tài sản đó vào hoạt động kinh doanh của mình và có mục đích kinh doanh - vì mục tiêu lợi nhuận”
Theo đó Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Đoanh nghiệp là tổ
Chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kỷ thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh ``
- Đặc điểm của doanh nghiệp
Từ khái niệm doanh nghiệp đã ở trên, doanh nghiệp có những đặc điềm như sau: + Thứ nhất, doanh nghiệp là tô chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật và tôn tại dưới một hình thức pháp ly nhat định
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức pháp lý hay hình thức sở hữu đều được thành lập thông qua hình thức đăng
ký doanh nghiệp Sau khi được cấp giấy Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (GCNĐKDN), doanh nghiệp được coi là được hình thành và có năng lực chủ thé dé tu mình tiến hành các hoạt động kinh doanh Khi đăng kí thành lập doanh nghiệp các nhà đầu tư phải lựa chọn những hình thức doanh nghiệp được quy định trong pháp luật
hiện hành
+ Thứ hai, doanh nghiệp có tên riêng, có trụ sở giao dịch , có tài sản và được quyền sử dụng tài sản đó vào hoạt động kinh doanh cua minh
? Phan Như Cường (2020), Môi số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp từ
thực tiên thi hành tại tỉnh Sơn La, Luận án thạc sĩ luật học, Trường Dai hoc luật Hà Nội (tr 6)
8
Trang 9+ Thứ ba, mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là nhằm mục đích kinh doanh
- vi mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp được thành lập với mục đích thuần túy là kinh doanh thu lợi nhuận, cũng có những doanh nghiệp được thành lập là hoạt động nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ công ích, phục vụ lợi ích công cộng chứ không phải chỉ tìm kiếm lợi nhuận
- Các loại hình doanh nghiệp
Việc phân loại đoanh nghiệp có thê căn cứ vào các tiêu chí như sau:
Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp thì có các loại hình doanh nghiệp như
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm:
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn
Căn cứ vào tư cách pháp nhân:
+ Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
+ Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Trong số cách phân loại doanh nghiệp trên thì hiện nay pháp luật chủ yếu đựa vào căn
cứ về hình thức pháp lý của DN tức là phân loại DN theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thê như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm băng toàn bộ tài sản của mỉnh về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Cổng ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thê có thành viên øóp vôn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thanh viên øóp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn da gop vào công ty
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty hợp danh không được phát hành bât kỳ loại chứng khoản nào
Trang 10Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi SỐ vốn đã góp vào công ty công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vôn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vẫn đề quản lý công ty Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh
- Công ty TNHH một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân
làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty): chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kế từ ngày được cap Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cô phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toản quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty Chủ sở hữu công ty có quyền chuyền nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tô chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tô chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và GIám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyên phát hành cô phiếu
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó:
+ Thành viên có thê là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm v1 sô vôn cam kết góp vào doanh nghiệp;
+ Phần vốn gop của thành viên chỉ được chuyên nhượng theo quy định tại các điều 43,
44 và 45 của Luật Doanh nghiệp 2020
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cap Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyên phát hành
cô phân
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là công ty trong đó thành viên
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn đã cam kết gop vào công ty Thành viên của công ty có thé la tô chức, cá
nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi người
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kế từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cô phiếu để huy động vốn Những ưu và nhược điểm của loại hình Công ty
TNHH hai thành viên trở lên
10
Trang 11- Công ty cô phân: là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cô phần;
+ Cô đông có thê là tô chức, cá nhân; số lượng cô đông tôi thiêu là ba và không hạn chê sô lượng tôi đa;
+ Cô đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cô phan của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điêu 81 và khoản 5 Điêu §4 của Luật Doanh nghiệp
020
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cô phân có quyên phát hành chứng khoán các loại đề huy động von
Cong ty cô phân là loại hinh công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cô phần được thành lập và tồn tại độc lập Công ty cỗ phần phải có Đại hội đồng cô đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công
ty cô phần có trên mười một cô đông phải có Ban kiểm soát Cô đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ vả các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyên nhượng cô phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán Những ưu và nhược điểm của Công ty cô phần
- Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và các chủ thê kinh doanh khác
Chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú Chủ thế kinh doanh là bắt kỳ cá nhân, tổ chức nảo theo quy định của pháp luật thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm - hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Nó không những
bao gồm các loại hình doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp
mà còn mở rộng đến hộ kinh doanh cá thê, tổ hợp tác, và hợp tác xã
Đề hiểu rõ về các chủ thê kinh doanh khác trên thị trường thì tôi xin phân tích sự khác nhau điện hình siữa hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp:
+ Đầu tiên đối với doanh nghiệp người tham gia thành lập doanh nghiệp chỉ có tư cách duy nhất là nhà đầu tư, thì HTX luôn có hai tư cách vừa là người chủ của Hợp tác xã, lại vừa là khách hàng của HTX (sử dụng sản phẩm, dich vu cua HTX) muc dich cua HTX là tối đa hóa lợi ich cho thành viên bản chất là đem lại mọi lợi ích thuộc về thành viên HTX phải hoạt động có hiệu quả như doanh nghiệp, HTX vẫn phải có lãi để đôi
mới và tiếp tục phát triển đem lại lợi nhuận cho thành viên, còn có mục đích cao cả
khác mà doanh nghiệp không có được là sự tương trợ, giúp đỡ nhau, giữa các thành viên đáp ứng nhu cau chung, về kinh tế, văn hóa, xã hội cho các thành viên HTX
không chỉ lấy lợi ích kinh tế mà cả lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các thành viên
làm mục tiêu hoạt động Còn doanh nghiệp là tô chức kinh tế thành viên chỉ là người
góp vốn cho doanh nghiệp và chia lãi theo vốn góp, mọi lợi ích trước hết là của chủ
doanh nghiệp
3 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp, Hà Nội
11
Trang 12+ Thứ hai, về phương pháp quản lý, HTX hướng vào lợi ích cho các thành viên, tất cả
thành viên đều có quyên ngang nhau mà không phụ thuộc vào số lượng von gop, ma
ho gop vao HTX nhiéu hay it, nguyén tac binh dang trong HTX luôn là đặc điểm noi trội so với doanh nghiệp Còn doanh nghiệp thì quyền lực nói chung và quyền lực trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp nói riệng, được phân bố đều cho các thành viên theo tỉ lệ vôn góp của họ ( ai góp nhiêu thì có quyền nhiêu và ngược lại)
+ Thứ ba, về phân phối thu nhập, nếu trong doanh nghiệp lợi nhuận thu được phân chia cho các thành viên, chủ yếu theo tỉ lệ vốn gop, thi trong HTX lại sử dụng nguyên tắc hoàn toàn khác là nguyên tắc phân chia theo thu nhập chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hợp tác xã Điều này có nghĩa là trong HTX thành viên nào sử dụng nhiều sản pham, dich vu cua HTX thi thành viên đó được hưởng nhiéu
hơn từ thu nhập do HTX mang lại Như vậy việc phân chia theo vốn góp trong HTX
chỉ là thứ yếu
+ Cuối cùng, về sở hữu tài sản đối với HTX thành viên góp vốn vào HTX và sở hữu
tài sản của HTX theo vốn góp điều lệ, đồng thời thành viên vẫn có thê sở hữu tư nhân,
tư liệu sản xuất và hoạt động kinh tế tư nhân, cá thé Tai san chung cua HTX la tai san thuộc sở hữu cộng đồng thành viên, là tài sản không chia (theo Luật Hợp tác xã 2012 tài sản không chia của HTX bao gồm: Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất, các khoản nợ, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước, khoản tang, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia, vốn và tài sản khác được quy định đưa vào tài sản không chia) Còn về doanh nghiệp thì việc sở hữu tài sản phải theo tý lệ vốn góp điều lệ
1.1.2 Khái niệm về thủ tục hành chính và thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp
- Khải niệm về thủ tục hành chính
Trong lĩnh vực hoạt động của nhà nước thì các hoạt động quản lý khác nhau cần có các
thủ tục khác nhau để tiến hành Vì thế, hoạt động quản lý nhà nước cũng đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định Mỗi hoạt động quản lý theo cách nói thông thường thực chất là một chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự nhất định mà mỗi hoạt động cụ thé trong đó có thê được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những mục đích khác nhau
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hướng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tô chức thực hiện được quyền loi, nghia vu cua minh va đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước Có quan điểm cho răng thủ tục hành chính là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước được thực hiện bởi các chú thê thực hiện quyền hành pháp Cũng có ý kiến khác cho rang thủ tục hành chính là tông thê các quy phạm pháp luật xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ xã hội do luật hành chính xác lập nhằm thực hiện các quy phạm vật chất của luật hành chính '
Theo quan điểm của tôi, thực ra bản chất thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định nên thủ tục hành chính là nội dung của một nhóm quy phạm pháp luật hành chính (thường gọi là quy phạm thủ tục) chứ thủ tục không phải là quy phạm
*#Nguyễn Thị Nga (2016), Thu tuc dang ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật
học, Đại học quoc gia Ha Nội (tr 10)
12
Trang 13pháp luật Bởi lẽ quản ly hành chính là một hoạt động vô cùng phức tạp cho nên thủ
tục hành chính cũng đa dạng phức tạp theo Thủ tục hành chính hợp lý sẽ tạo nên sự
hài hòa, thống nhất trong bộ máy Nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết công việc,
góp phần thúc đây phát triển xã hội, mặt khác, thú tục hành chính bất hợp lý sẽ là rào
cản cho sự phát triên xã hội Vì thế, tam quan trọng của thú tục hành chính nhiều như thế nên số lượng quy phạm pháp luật quy định về thú tục hành chính chiếm tỉ trọng
khá lớn trong số quy phạm pháp luật hành chính nhằm tránh tinh trạng các chủ thể thực hiện thủ tục không thực hiện thú tục theo đúng thứ tự cần thiết, loại bỏ một số hoạt động quan trọng hay thực hiện những hoạt động không cần thiết
Như vậy, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành
chính thì “7z uc hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu câu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thâm quyên quy định để giải quyỄt một công việc
cụ thể liên quan đến cá nhân, tô chúc ”
Như vậy, thủ tục hành chính là cách thức tô chức thực hiện hoạt động quản ly hành chính Nhả nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gôm trinh tự, nội dung, mục đích, cách thức tiền hành các hoạt động cụ thê trong quá trình oiải quyết các công việc của quản lý hành chính Nhà nước
+ Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục Trong đó, quy phạm nội dung trực tiép quy định những quyền và nghĩa vụ của các chu thé quan ly và đối tượng quản lý Nhà nước Quy phạm thủ tục qx`uy định cách thức thực hiện nội dung
+ Thứ ba, thủ tục hành chính có tính mềm đẻo, linh hoạt Đặc điểm này là do quản lý hành chính Nhà nước vốn phong phú và đa dạng Việc thực hiện chịu tác động của rất nhiều yếu tô khác nhau như: thâm quyền, năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý
- Khai niém thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp
Đề xây dựng một nên kinh tế phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trước hết Nhà nước cần khuyến khích mọi chu thé trong x4 hội phát huy tiềm năng của mình, mở rộng kinh doanh, không ngừng tìm tòi sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các sản phẩm hàng hóa
- dịch vụ chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày Cảng cao và có phần khắt khe của thị trường kinh tế mở cửa Trong Hiến pháp và hầu hết các văn bản pháp luật của mọi quốc gia đều đề cao quyền tự do kinh doanh của công dân, tự do kinh doanh được tôn trọng và xác định là một trong những quyền cơ bản của mọi công dân Điều này cũng được ghi nhận rất rõ trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
13
Trang 14“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cám”
Tự do kinh doanh là mọi công dân, không phân biệt tôn giáo, giới tính, trình độ học vấn, có thể thực hiện hoạt động kinh doanh với điều kiện đáp ứng đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật Không cơ quan, tô chức, cá nhân nào có quyển ngăn cam, can trở hoạt động kinh doanh của họ Quyền tự do kinh doanh còn thê hiện ở chỗ công dân có quyên lựa chọn ngành nghề, địa điểm, nhân sự và phương thức kinh đoanh theo
nhu cầu của cá nhân hoặc nhóm công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh
Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, tránh sự can thiệp bất
hợp pháp của cá nhân, tổ chức gây cản trở hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo vệ lợi
ích của hoạt động quản lý nhà nước, của cộng đồng, các quyền hợp pháp và lợi ích của
người khác, chủ thé kinh doanh cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thâm quyên Vì vậy, việc thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh
của các chủ thể kinh doanh với cơ quan nhà nước có thâm quyền cũng là một trong những cách thể hiện quyền tự do kinh doanh
Có quan điểm cho rằng, thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính bắt buộc theo đó chủ thê kinh doanh tiễn hành đăng ký với cơ quan Nhà nước có thâm quyên và công khai hóa sự ra đời và hoạt động kinh doanh của mình với giới thương nhân và cộng đồng Cơ quan Nhà nước có thắm quyên có nghĩa vụ xem xét và cập giây chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chú thê kinh doanh theo quy định của pháp luật Giấy chứng nhận đăng ký kinh đoanh là căn cứ pháp lý xác lập quyền và nehĩa vụ của chủ thể kinh doanh đồng thời cũng ghi nhận tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, sự bảo hộ của Nhà nước với chủ thể kinh doanh Có ý kiến khác cho rằng, thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp còn là việc Nhà nước ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thê kinh doanh (chú thể kinh doanh ở đây
bao gôm các cá nhân, tô chức) Kê từ thời điểm đăng ký kinh doanh chủ thé kinh
doanh có đây đủ các năng lực pháp lý (tư cách chủ thé) dé tién hanh hoat động kinh doanh theo quy định của pháp luật Nhà nước cung cấp những đảm bảo đầy đủ về mặt chính trị - pháp ly để chủ thê kinh doanh có điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh cua minh
Với những phân tích trên, tôi rút ra được khái nệm “7? c đăng kí thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính bắt buộc theo đó các chủ thể kinh doanh bắt buộc phải thực hiện theo đúng trình te, tuân thủ cách thức quản lý của cơ quan Nhà nước
có thâm quyền trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đề tiễn hành đăng ký hoạt động đồng thời công khai hóa sự ra đời của mình với giới thương nhân và cộng đồng Ngược lại, cơ quan Nhà nước có thâm quyên có nghĩa vụ xem xét và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật `
1.1.3 Đặc trưng của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thứ nhất, là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với chủ thể kinh doanh Hành vi đăng
ký kinh doanh làm phát sinh môi quan hệ giữa chủ thê kinh doanh và cơ quan Nhà nước có thâm quyên cập Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh
° Nguyễn Thị Thảo (2018), Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực trạng và phương hướng hoàn thiện ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học quốc gia Hà Nội.(tr11)
14
Trang 15Thứ hai, là thủ tục đầu tiên của doanh nghiệp phải tham gia vào thị trường, trong hoạt động đăng ký kinh doanh, việc thành lập doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được thông tin rộng rãi, công khai trên thị trường, bên ngoài xã hội nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp (các đối tác tương lai) và cộng động xã hội(các đối tác có liên quan) tạo nền tảng cho bước đầu khới sự kinh doanh Thứ ba, là quyền tự do kinh doanh, đây là một bộ phận của quyền tự do dân chủ của nhân dân Tuy nhiên, quyên này phải tuân thủ theo nguyên tắc của các quy phạm pháp luật điều chỉnh và bình đắng trước pháp luật
Cuối củng, bắt kỳ một doanh nghiệp nào khi gia nhập thị trường đều phải thực hiện một trình tự gôm các thủ tục hành chính sau”:
1) Đăng ký kinh doanh
2) Thông báo mẫn dấu của doanh nghiệp
3) Công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia
1.1.4 Y nghia cua thu tuc dang ky thanh lap doanh nghiép
- Đối với cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp
Đây là chú thé thành lập ra doanh nghiệp cho nên việc đăng kí thành lập doanh nghiệp
của họ nếu được Nhà nước thông qua va cap phép hoat dong đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được thừa nhận về mặt pháp luật, có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký và được pháp luật Nhà nước bảo hộ Với việc pháp luật thừa nhận nghĩa là từ nay doanh nghiệp có cơ sở đề yêu câu cơ quan Nhà nước đảm bao quyên lợi chính đáng của mình, còn giúp các doanh nghiệp công khai hoá hoạt động của mình trên thị trường, tạo được niềm tin ở các bạn hang khi giao dich
Như vậy, thành lập doanh nghiệp không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho chủ thể doanh
nghiệp mà còn góp phần đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, đảm bảo quyền của các chu
thé khac Chinh vi vay, co thể nói việc đăng kí thành lập doanh nghiệp vừa là nhu cầu
tat yếu vừa đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp trong sự phát triển
kinh tế chung của cả nước
- Đôi với cơ quan quản lý Nhà nước
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, Nhà nước sé dé dang hon trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như dê dàng hơn trong việc quản lý và kiêm soát các thành phân kinh tê cùng nên kinh tê hiện nay
Vậy nên, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là sự ghi nhan vé mat phap ly của Nhà nước đôi với sự ra đời và tư cách pháp nhân của chủ thê kinh doanh Như vậy,
phải đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ thể kinh doanh
mới có đủ năng lực pháp luật để tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế và các quan
hệ pháp luật khác
° Nguyễn Thị Nga (2016), Thu tuc dang ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật
học, Đại học quốc gia Hà Nội (tr 15-16)
15
Trang 161.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp
- Điểu kiện về chủ thể thành lập
Pháp luật Việt Nam quy định mọi tô chức, cá nhân đều có quyền tham gia thành lập
doanh nghiệp, nhung muon được đăng ký kinh doanh thì những tô chức, cá nhân đó
phải đảm bảo một số điều kiện nhất định để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích của xã hội, pháp luật quy định quyền thành lập, góp vốn, mua vốn cổ phân và quản lý doanh nghiệp
Quy định chung: Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các đối tượng không được quyền thành lập và quản ly doanh nghiệp tại Việt Nam:
“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, don vi minh; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cứ làm đại diện theo uy quyên để quản lý phân vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; 3) Cán bộ lãnh dạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền
đề quản lý phân vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành miên, người bị hạn chế năng lực hành vì dân sự; người bị mat
năng lực hành vì dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; t6
chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, dang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ
Sở giáo đục bắt buộc hoặc đang bị Tòa an cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cẩu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiêu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
8) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhát định theo quy định của Bộ luật Hình sự ”
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh
nghiệp phải nộp Phiêu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định chặt chế VỆ tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cô phần, mua phần vốn góp vào công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
1ó
Trang 17Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vôn vào doanh neghiệp đề thu lợi riêng cho cơ quan, don vi minh
Thứ hai, các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Việc quy định về chủ thể và quy định về việc góp vốn, mua cô phần, mua phần vốn vôn góp và quản lý doanh nghiệp sẽ giúp nhà nước dê dảng trong việc ngăn chặn vệ việc chông xung đột về lợi ích của người tham gia thành lập doanh nghiệp
Quy định riêng: Tùy theo các loại hình mà các chủ đầu tư lựa chọn, thì điều kiện về số lượng thành viên lại khác nhau như:
+ Công ty tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
+ Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tô chức làm chủ (có thể thuê,
mướn đại diện pháp luật)
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức — không quá 50 cá nhân/ tô
chức (có thê thuê, mướn đại diện pháp luật)
+ Công ty cô phân: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên
- Điều kiện về nghành nghề kinh doanh Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vỉ ngoài thú tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một sô loại ngành nghệ, các nhà đâu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nohề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh
chính mà đòi hỏi nhà đâu tư phải thỏa mãn thêm một sô yêu câu đôi với việc đăng ky
kinh doanh, đó là:
+ Các ngành, nghề cắm kinh doanh:
Đối với ngành nghề cấm kính doanh, chủ thể kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc và
không được kinh doanh lĩnh vực ngành nghề ảnh hưởng đến đời sống xã hội, văn hóa
đạo đức Nếu kinh doanh những lĩnh vực này coi là vi phạm nghiêm trọng về ngành
nehề kinh doanh thậm trí sẽ bị xử lý hình sự Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định
6 nhóm ngành nghề kính doanh cấm doanh nghiệp hoạt động gồm:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chat, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật nay; c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn sốc khai thắc từ
tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bản quôc tê các loài thực vật, động vật hoang đã nguy câp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quy, hiêm Nhóm I có nguôn ốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục
IH của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thé người, bào thai người;
17
Trang 18e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
ø) Kinh doanh pháo nỗ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Doanh nghiệp chỉ bị cắm kinh doanh, đầu tư đối với các nhóm ngành nghề trên đây,
ngoài ra đều có quyền tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh khác theo quy định pháp luật
+ Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh
mà doanh nghiệp sẽ được yêu câu phải:
- Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví dụ đôi với sản xuât phim, doanh nghiệp phải có giây chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh);
- Đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường, karaoke) Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với ngành nghề kinh doanh đăng
ký theo quy định của pháp luật Việc tiến hành các kinh doanh các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện hay đã đáp ứng nhưng không
duy trì trong suốt thời sian kinh doanh được xem như là thực hiện các hành vị bị pháp luật câm
+ Các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định:
Vốn pháp định là mức vốn tôi thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp Vốn pháp định do Cơ quan có thâm quyền ấn định, mà nó được xem là có thê thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Đối với ngành nghệ kinh doanh phải có vốn pháp định, các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thâm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng) Ví dụ: Các tổ chức tín dụng, bất động
sản
+ Các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghễ:
Chứng chỉ hành nehề là văn bản được cơ quan nhà nước có thâm quyền hoặc hội nghệ
nghiệp cấp cho các cá nhân, có đủ những trình độ chuyên môn về một nghành nghề
nhất định Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề Vị dụ: kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán
Việc quy định cụ thể nghành nghề kinh đoanh phải có chứng chỉ hành nghề, Nhà nước
không chỉ tạo ra môi trường đầu tư minh bạch cho sự lựa chọn ngành nghệ kinh doanh của các chủ thế mà còn có cơ sở để xử lí khi có vi phạm Nhà đầu tư cần phải chắc
chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn
18
Trang 19kém chi phí (ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối củng nhận ra
là mình chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên, để xác lập một môi trường kinh doanh bình đăng, đúng pháp luật, các
chuẩn mực của xã hội thì không thể không đặt ra những quy định pháp luật quy định
về ngành nghề kinh doanh với những tiêu chí thông thoáng, cởi mở, chủ thé kinh
doanh vẫn nắm bắt được cơ hội kinh doanh mà không phải vì những điều kiện về ngành nghề mà bị hạn chế quyền tự do kính doanh
- Điều kiện về tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu công ty, giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ
dàng và chính xác, thúc đây công việc kinh doanh phát triển, do đó bạn cần chú ý khi
đặt tên tránh sai phạm, nhằm lẫn và tranh chấp phát sinh về sau Tên doanh nghiệp
hiện nay không chỉ dừng ở chỗ tạo nên sự phân biệt piữa các chủ thê kinh doanh trên thương trường mà trong nhiều trường hợp đã trở thành tài sản có giá trị lớn (thương
hiệu)
Khi tiễn hành đăng ký doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh được tự do lựa chọn tên phủ hợp với các quy định của pháp luật Luật doanh nghiệp 2020 quy định tên doanh nghiệp có thê được viết băng tiếng Việt hoặc tiếng nước nøoài và tên việt tắt (nêu có) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố lần lượt là: tên loại hình doanh
nghiệp và tên riêng Trong đó tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách
nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết
là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cô phân; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư
nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
Tên DN bang tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếng nước ngoàải, tên riêng của doanh nghiệp có thê siữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sane tiên nước
ngoài
Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp, thì cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối đăng ký doanh nghiệp cho các chủ thể kinh doanh nêu tên của doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau:
Thứ nhất, Tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhằm lẫn với tên doanh nghiệp khác Theo
đó, tên doanh nghiệp băng tiêng Việt và tiếng nước ngoài không được đặt trùng hoặc gay nham lân với tên doanh nghiệp khác đã được đăng ký trên phạm vi cả nước
- Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoản toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký Ví dụ: Công ty Luật TNHH một thành viên Pháp Việt Thịnh Vượng với tên công ty đã có sẵn công ty Luật TNHH một thành viên Pháp Việt Thịnh Vượng
Tên doanh nghiệp để nghị đăng ký được coi là gây nhằm lẫn với tên doanh nghiệp đã
đăng ký khi:
19
Trang 20- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh
nghiệp đã đăng ký Ví dụ: Công ty TNHH Linh Đan và công ty TNHH Lynh Đan,
Công ty TNHH Qui Qui với công ty TNHH Quy Quy
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp
đã đăng ký Ví dụ: Ví dụ: Thien Thanh BDS với Thien Thanh BDS
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp để nghị đăng ký trùng với tên bằng tiêng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký Ví du: Hoa Hong company limited voi
Rose company limited
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp củng loại đã đăng ký bởi một sô tự nhiên (Vd: Công ty TNHH An Phát 1 với Công ty
TNHH An Phát)
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp
cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”,“_”, Ví dụ: công ty TNHH HM va
công ty TNHH H&M
Đối với trường hợp này, Luật doanh nghiệp chỉ xác định tên doanh nghiệp nếu chỉ khác một trong 5 ký hiệu trên bị xem là gây nhằm lẫn, do đó các chủ thể đăng ký thành lập hoàn toàn có thế sử dụng tên doanh nghiệp chỉ khác với tên doanh nghiệp đã có
sẵn với các ký hiéu khae nhuw: “?”, “,”, “1, “7
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp củng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” neay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký Ví dụ: công ty TNHH tân Hiệp Phát với công ty TNHH
Hiệp Phát
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp
cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”,
“miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự Ví dụ; Công ty TNHH san xuat xi mang Phát Đạt và công ty TNHH sản xuất xi măng Phát Đạt Miền Nam
o> óc
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký Ví dụ:
DNTN Bình Minh và Công ty Cô phan Binh Minh
Các trường hợp trên được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thế hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Thứ hai, chủ thể sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên cua td
chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tô chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó Ví dụ: Công ty Cựu chiến binh Việt Nam
Thứ ba, sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Đối với trường hợp này, do pháp luật không quy định
cụ thê như thế nào là “vi pham truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong
mỹ tục của dân tộc” do đó việc xem xét tên doanh nghiệp có vị phạm quy định này không hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy của cơ quan đăng ký kinh doanh
20
Trang 211.2.2 Các phương thức đăng kí thành lập doanh nghiệp
- Đăng ký trực tiếp
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp rất quen thuộc đối với các cá nhân và tô chức khi muôn đăng ký thành lập một doanh nghiệp mới Tuy nhiên để thành lập doanh nghiệp mới sẽ có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau mà cá nhân hoặc tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhanh nhất và hoàn thiện nhất có thể Đề đăng ký trực tiếp có thể hoản thành đúng theo tiễn triển thi chu doanh nghiệp phải chuân bị đây đú hỗ sơ và hiệu rõ về trình tự đê đăng ký đề tránh
mât thời gian trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới
* Hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
thi tùy vào loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước có những quy định về nội dung của
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác nhau
Mỗi loại hình công ty khác nhau sẽ cần các loại giấy tờ khác nhau đề hoàn thành bộ hồ
sơ thành lập công ty Trong Luật doanh nghiệp 2020 có phân chia ra 5 loại hình doanh nghiệp và tương ứng với môi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp
sẽ khác nhau
- Đối với đoanh nghiệp tư nhân: quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm
Có:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
(2) Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Đối với công ty hợp danh: quy định tại Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm có:
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2 Điều lệ công ty
3 Danh sách thành viên
4 Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giây tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tô chức đối với thành viên công ty là tô chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
Đối với thành viên là tô chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tô chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tô chức kinh tê có von dau tu nước ngoài theo quy định tại Luật Dau tu và các văn bản hướng dân thi hành
- Đối với công ty TNHH một thành viên quy định tại Điều 24 Nehị định 01/2021/NĐ-
CP gôm có:
21