Tính cấp thiết của đề tài Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội loài người, con ngườiluôn luôn tác động vào thế giới tự nhiên, từ đó mà thay đổi thế giới theo cách phù
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬNTRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
“DỰA TRÊN PHẠM TRÙ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH QUAN
ĐIỂM CỦA NGƯỜI XƯA: “ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT
SÀNG KHÔN” TỪ ĐÓ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trang 2PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
STT Nội dung nhận xét Giảng viên nhận xét Điểm Điểm
kết luận giảng viên
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA THÀNH VIÊN NHÓM 3
ST
Mức độ tham gia Rất
tích cực
Tích cực
Bình thường
Ít tham gia
Không tham gia
Trang 429 Vũ Thị Mỹ Huyền 7133401167 x
30 Nguyễn Bảo Khánh 7133401168 x
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục đích của đề tài 2
2.2 Nhiệm vụ của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
4.1.Cơ sở lý luận 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 3
5.1 Về lý luận 3
5.2 Về thực tiễn 3
6 Kết cấu của đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ PHẠM TRÙ THỰC TIỄN 4
1.1 Khái niệm thực tiễn 4
1.2 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 6
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 8
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUAN ĐIỂM “ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN” 9
2.1 Nguồn gốc hình thành quan điểm của người xưa “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” 9
5
Trang 62.2 Thực trạng của quan điểm “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trong thời
đại ngày nay 11
2.3 Những vấn đề đặt ra với quan điểm “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” .12
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA TỪ QUAN ĐIỂM “ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN” 13
3.1 Giải pháp 13
3.2 Bài học kinh nghiệm được rút ra 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 7
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội loài người, con ngườiluôn luôn tác động vào thế giới tự nhiên, từ đó mà thay đổi thế giới theo cách phù hợpnhất với sự phát triển của con người, mà để có được sự tác động tốt nhất, thì ít nhiềucon người phải nhận thức được thế giới xung quanh, có những kiến thức về thế giới
mà mình đang tồn tại trong đó, từ đó mà tác động vào thực tiễn Trong quan điểm củatriết học Mác-Lênin thì thực tiễn và nhận thức cũng là hai mặt có mối quan hệ tácđộng lẫn nhau, từ đó mà tạo ra sự vận động phát triển không ngừng của xã hội loàingười, biến loài người từ loài động vật đơn thuần có thể phát triển cao hơn hết thảycác loài khác, hình thành một xã hội với nhiều hình thái phát triển khác nhau Quaviệc tìm hiểu phạm trù thực tiễn giúp con người có thể phát triển nhận thức của bảnthân, từ đó mà có thêm tri thức, hiểu biết nhiều hơn về thế giới khách quan Ngoài ratrong sự phát triển của xã hội ngày nay những hoạt động thực tiễn của con người ítnhiều tác động một cách tiêu cực đến tự nhiên, mà suy cho cùng con người cũng làmột thực thể trong tự nhiên đó, nếu phát triển mà phá vỡ đi những quy tắc đó thì sựphát triển đó sẽ đi đến sự suy vong cho chính bản thân con người, tìm hiểu về quanđiểm của triết học Mác-Lênin về phạm tù thực tiễn giúp con người có thể phát triểnhài hòa với giới tự nhiên, tạo ra sự phát triển tri thức, hiểu biết bền vững cho chínhchúng ta Có thể thấy thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên, với xã hội, nhưngđồng thời thực tiễn cùng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để “làm chủ” tự nhiên.Phạm trù thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là vấn đề then chốt, quantrọng, có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động nhận thức và trong đời sống con người.Cuộc sống của con người chính là một hành trình dài, đòi hỏi mỗi người phải khôngngừng tìm hiểu, không ngừng cố gắng học hỏi, học không chỉ về mặt lý thuyết mà cònphải biết cách áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống, vào việc trải nghiệmcủa bản thân – có như vậy mới có được những kinh nghiệm, những kiến thức bổ ích,
có thêm sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt của cuộc sống khiến chúng ta trưởng thành
1
Trang 8hơn, chiếm lĩnh được tri thức nhân loại Qua đây, là cơ sở để em chọn đề tài: “Dựa
trên phạm trù thực tiễn phân tích quan điểm của người xưa: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích của đề tài
Dựa trên phạm trù thực tiễn phân tích quan điểm của người xưa: “đi một ngày đàng,học một sàng khôn” Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Giải quyết các vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu quan điểm triết học Mác - Lênin về phạm trù thực tiễn
Hai là, thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với quan điểm “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Ba là, một số giải pháp và bài học kinh nghiệm được rút ra từ quan điểm “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dựa trên phạm trù thực tiễn phân tích quan điểm của người xưa: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
+ Về nội dung nghiên cứu: Gồm hai phần lý luận và thưc tiễn
- Về mặt lý luận: Lý luận về quan điểm của triết học Mác – Lênin về phạm trù thực tiễn
- Về mặt thực tiễn: Quan điểm của người xưa: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân
Trang 94 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, tác giả sử dụng phương pháp luậnduy vật biện chứng; đồng thời vận dụng phạm trù thực tiễn
5 Những đóng góp mới của đề tài
6 Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo
3
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ PHẠM TRÙ THỰC TIỄN
1.1 Khái niệm thực tiễn
Thực tiễn là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích,mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
Không phải hoạt động vật chất nào của con người cũng là thực tiễn Hoạt động vậtchất có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội mới trở thành hoạt động thực tiễn.Bởi chỉ có con người mới thực hiện được hoạt động thực tiễn, do chỉ con người mới
có nhận thức, cải tạo thực tiễn là việc mà con người áp dụng những tri thức mà conngười nhận thức được từ thế giới khách quan, nhằm cải tạo chính nó để phục vụ mụcđích cho chính bản thân con người, chiếm lĩnh thế giới về cả vật chất lẫn tinh thần.Khi đó con người thực hiện các hoạt động thực tiễn, tức là con người sử dụng nhữngcông cụ, phương tiện để từ đó cải tạo thế giới
Hoạt động thực tiễn có tính lịch sử - xã hội Trong mỗi giai đoạn lịch sử khácnhau, hoạt động thực tiễn của con người ở những trình độ khác nhau, trong từng giaiđoạn lịch sử mà con người sẽ có sự phát triển khác nhau về nhận thức đối với thế giớikhách quan, tùy thuốc vào sự phát triển của nhận thức mà các hoạt động thực tiễn củacon người sẽ ở những trình độ khác nhau, trình độ của hoạt động thực tiễn càng caothì nhận thức của con người càng phát triển, con người tác động vào thế giới càngnhiều Hoạt động thực tiễn cũng không thể tách rời xã hội loài người, tách rời nhữngmối quan hệ xã hội giữa con người với con người Chỉ con người mới có hoạt độngthực tiễn và để thực hiện được sự cải tạo thế giới ta cần sự hợp tác của nhiều người,
đó là xã hội loài người, nên chỉ khi ở đó con người mới có thể thực hiện được hoạtđộng thực tiễn, chính sự hợp tác giữa người với người mới tạo ra được hoạt động này.Thực tiễn của con người rất đa dạng và phong phú, nhưng về cơ bản gồm ba hìnhthức sau:
Trang 11Hoạt động sản xuất vật chất: đó là hoạt động con người sử dụng công cụ lao độngtác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu tồn tại vàphát triển của xã hội Ví dụ: Hoạt động thu hoạch lúa của nông dân hay hoạt động củacác công nhân trong các nhà máy là các hoạt động sản xuất vật chất.
Hoạt động cải tạo chính trị - xã hội: đó là hoạt động của con người nhằm cải biếnnhững quan hệ xã hội, các khía cạnh khác nhau của xã hội, ví dụ như hoạt động cảicách hành chính nhà nước hay cách mạng xã hội Ví dụ: Hoạt động bầu cử quốc hộihay là tiến hành đại hội đoàn thanh niên
Hoạt động thực nghiệm khoa học: đó là hoạt động nghiên cứu khoa học sử dụngnhững phương tiện vật chất như phòng thí nghiệm, máy móc đo lường, nhằm chứngminh những giả thuyết khoa học Ví dụ như thí nghiệm chứng minh tính chất sóng củaánh sáng Hay ví dụ: Hoạt động nghiên cứu làm thí nghiệm của các nhà khoa học đểtìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới hay vaccin phòng, ngừa dịch bệnh.Trong ba hình thức trên của hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất vật chất có vaitrò quan trọng nhất vì sản xuất vật chất là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội.Đồng thời hoạt động sản xuất vật chất có thể có tác động chi phối hai hoạt động cònlại Đây chính là hoạt động tạo nên sự phát triển của xã hội, nó chính là động lực cho
sự phát triển của xã hội, chung quy lại mọi hoạt động của con người đều nhằm mụcđích tạo ra của cải, vật chất, từ đó mà làm cho bản thân được hưởng những tiện nghi,thoải mái Hoạt động này có phát triển thì mới tạo ra động lực cho các hoạt động khácphát triển, cải tạo xã hội và nghiên cứu khoa học cũng chính vì tạo ra những điều kiệnthuận lợi cho hoạt động sản xuất, khi hoạt động sản xuất phát triển thì hai hoạt độngkia cũng có những điều kiện vật chất để từ đó mà phát triển theo Tuy nhiên, hai hìnhthức còn lại của hoạt động thực tiễn cũng có tác động trở lại quan trọng đối với hoạtđộng sản xuất vật chất, nhất là trong thời đại hiện nay Việc giữ được môi trườngchính trị xã hội ổn định chính là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất Thựcnghiệm khoa học phát triển giúp con người tìm ra nhiều công nghệ mới nhằm nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất vật chất Các hoạt động trên có mối liên hệ mật thiết
5
Trang 12với nhau, trong đó hoạt động sản xuất chính là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực cho sự phát triển của hai hoạt động còn lại.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có những hình thức
đa dạng của hoạt động thực tiễn, ví dụ như thực tiễn trong lĩnh vực báo chí, xuất bản,giáo dục Tất cả các hoạt động trên tạo nên sự sinh động, phát triển cho xã hội loàingười, khi các hoạt động đó càng phát triển thì sự chiếm lĩnh về vật chất và tinh thầncủa con người càng lớn, sự nhận thức của con người về thế giới tự nhiên càng nhiều.Điều này một lần nữa chứng minh cho câu trả lời về vấn đề thứ hai của triết học, đó làcon người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới khách quan, đó là mục tiêu cũngnhư là động lực cho sự phát triển của loài người Sự chiếm lĩnh về vật chất và tinhthần chính là minh chứng cho sự nhận thức được thế giới khách quan của con người
1.2 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn,tức là gắn nhận thức với thực tiễn không tách rời Sở dĩ như vậy là vì thực tiễn chính
là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, đồng thời thực tiễn còn là tiêu chuẩn củachân lý
Trước hết, thực tiễn là cơ sở của nhận thức Trong hoạt động của con người hàngngày, con người luôn luôn tác động vào thế giới khách quan, từ sự tác động đó mà thếgiới khách quan dần bộc lộ những đặc điểm của nó, qua đó mà thế giới khách quanđược phản ánh vào bộ não con người Nếu không có sự tác động thực tiễn của conngười vào thế giới, thì con người không thể nhận thức được thế giới khách quan, từ
đó mà có thể nói rằng thực tiễn chính là cơ sở của nhận thức Hoạt động thực tiễn củacon người càng đa dạng, sáng tạo, phát triển bao nhiêu thì nhận thức của con ngườicũng từ đó mà phát triển bấy nhiêu Tri thức của con người nhờ vậy mà cũng tăng lên,tri thức cao giúp con người tác động vào thế giới một cách hiệu quả hơn, hai hoạtđộng này có tính chất hỗ trợ lẫn nhau, là động lực cho sự phát triển của nhau Ví dụ:Con người thời nguyên thủy muốn sống thì phải săn bắt, hái nượm để có lương thực
ăn, chứ có ai đọc sách để xem làm sao có lương thực ăn, rồi từ những hoạt động thực
Trang 13tiễn săn bắt, hái nượm thì con người dần hiểu biết hơn, từ đó người ta biết đến nuôitrồng, cải biến công cụ lao động của họ.
Thứ hai, thực tiễn là mục đích, động lực của nhận thức Trong con người luôn tồntại sự tò mò, đam mê khám phá những thứ mới lạ, chính những thứ đó thúc đẩy hoạtđộng thực tiễn của con người từ đó mà tạo ra những tri thức về thế giới khách quan,được phản ánh vào não người và trở thành nhận thức Suy cho cùng mục đích của cáchoạt động thực tiễn đó đều vì muốn năng cao nhận thức của bản thân mỗi con người
về thế giới, khi biết càng nhiều con người lại nảy sinh thêm các vấn đề khác càng thôithúc thêm sự tìm tòi khám phá của con người đối với thế giới khách quan, và càng cónhững hoạt động thực tiễn cao thì nhận thức của con người cũng từ đó có một độnglực để có thể phát triển cao hơn Từ đó mà ta có thể nói thực tiễn vừa mục đích vừa làđộng lực cho quá trình nhận thức Ví dụ về thực tiễn là động lực của nhận thức: Tronghoạt động sản xuất vật chất thì con người gặp rất nhiều trở ngại, chính những trở ngạiđặt ra cho các nhận thức, cho các khoa học, đặt ra cho các tri thức khoa học khác, nêncon người phải sáng tạo ra công cụ lao động, máy móc phục vụ cho con người Hay vídụ: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích, đo lườngsức chứa của những cái bình, sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí, mà toán học
đã ra đời và phát triển Ví dụ về thực tiễn là mục đích của nhận thức: Từ mục đíchchữa trị những căn bệnh nan y mà các nhà nghiên cứu đã khám phá và giải mã bản đồgen người hay để bảo vệ môi trường thì nhiều người đã nghĩ ra những vật liệu thânthiện với môi trường, tái chế nhựa,
Ngoài ra, vai trò mang tính quyết định của thực tiễn đối với nhận thức còn ở chỗthực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý C Mác cho rằng, vấn đề nhận thức của con người
có phù hợp với thực tế hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà làmột vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn, con người mới có thể kiểm nghiệm đượcchân lý Để chứng minh ánh sáng có bản chất là lưỡng tính sóng - hạt thì lập luậnlogic không đủ, còn cần phải kiểm tra bằng thực nghiệm khoa học Chỉ khi thựcnghiệm khoa học chứng minh ánh sáng có bản chất là lưỡng tính sóng - hạt thì tri thức
7
Trang 14này mới thực sự được coi là chân lý Ví dụ về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý,kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức: Trước khoảng thời gian cuối nhữngnăm 1500 thì quan niệm của ông Aristotle khiến mọi người tin rằng “Vật nặng rơinhanh hơn vật nhẹ” nhưng ông Galilê lại nghĩ rằng “Vật thể khác nhau về trọng lượngnhưng sẽ cùng tốc độ khi rơi xuống” Thì đến năm 1960, trong một thí nghiệm tạitháp , Galilê đã thả hai vật có khối lượng khác nhau từ tháp xuống Kết quả là vậtnặng chạm đất trước nhưng chỉ sớm hơn một chút mà thôi thì ta thấy ngoại trừ khácbiệt nhỏ gây ra bởi sức cản của không khí, cả hai quả cầu đạt tốc độ gần như là bằngnhau Như vậy thì Galilê đã đúng và bác bỏ quan niệm của Aristotle và buồn một cáichính sự thách thức đối với Aristotle đã khiến ông Galilê bị đuổi việc Nhưng quantrọng hơn ta thấy, những chân lý, tri thức đúng đắn phải được kiêm tra qua thực tiễnchứ không phải là bằng niềm tin.
Nói tóm lại, thực tiễn vừa là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, đồng thời làtiêu chuẩn của chân lý Nhận thức, do vậy, phải gắn liền với thực tiễn Cần tuân thủquan điểm thực tiễn trong hoạt động
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quántriệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từthực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổngkết thực tiễn Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máymóc, quan liêu Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩathực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa Bởi vậy, cần coi trọng công tác tổng kết thực tiễn,lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức Thực hiện nguyêntắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, chống bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều