Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cô chủ yếu đựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với nhữ
Trang 1DAI HOC UEH KHOA LY LUAN CHINH TRI
UEH
UNIVERSITY TIEU LUAN MON
CHU NGHIA XA HOI KHOA HOC
Đề: Phân tích cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên
CNXH Liên hệ với thực tiền xây dựng gia đình Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên CNXH
GV hướng dẫn PGS TS Nguyễn Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Cao Bạch Thiên Tường — 31221022077
Nguyễn Thân Hồng Hạnh - 31221024166
Buổi học: Sáng thứ 7
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2023
Trang 2
MỤC LỤC
I Một số quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay 3
H Cơ sở xây dựng sia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 3
Cơ sở chính trị - xã hội 4
Cơ sở văn hoá 4
IH Thực trạng gia dinh Việt Nam hiện nay: 6
Mặt tích cực: 6
Mặt tiêu cực 7
IV Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội 8
PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 1
Trang 3LOI MO DAU Gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại Gia đình có vai trò quan trọng, quyết định sự tổn tại, vận động và phát triển của xã hội Muốn có một xã hội phát triển tiền bộ và lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới có thê yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đỉnh bình đăng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Xuất phát từ những điều trên, chúng em quyết định chọn đề tài: “PHÂN TÍCH CƠ
SỞ ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH LIÊN HỆ VỚI THỰC TIẾN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CNXH”
Chúng em xin gửi loi cam on chan thanh dén PGS TS Nguyén Minh Tuan Trong
quá trình học tập bộ môn Chủ nghĩa xã hội, chúng em đã nhận được sự giảng dạy rất tận tình và tâm huyết của thầy Chúng em xin kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy
Chúng em xin chân thành cảm ơn thây
PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 2
Trang 4PHAN NOI DUNG
I M6t sé quan niém chung vé gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay
1 Khái niệm và đặc điểm
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội C.Mác và Ph.Ăngshen, khi để cập đến gia dinh da cho rang: “Hang ngay tải tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nay no - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia dinh” [1]
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống như: quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ với con cái, giữa cô dì chú bác, giữa con nuôi với cha mẹ nuôi, Tủy thuộc vào trình độ kinh tế và thể chế chính trị - xã hội mà các mỗi quan hệ này sẽ có mối quan hệ chặt chẽ và không ngừng biến đổi phat trién
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cô chủ yếu đựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
II Co sé xây dựng øsia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Cơ sở kinh tế - xã hội:
Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất ấy là từng bước hình thành chế độ công hữu và từ đó thay thế chế độ tư hữu, là cơ sở để tạo nên sự bình đăng giới và bình đẳng giữa các thành viên gia đình, từ đó đặt nền tảng cho một kiều gia đình mới tốt đẹp
V.LLênnin đã viết: “Bước thứ hai và là bước chủ yếu là thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, công xưởng và nhà máy Chính như thế và chỉ có như thế mới Inở được con đường giải phóng hoàn toàn và thật sự cho phụ nữ, mới thủ tiêu được “chế độ nô lệ gia đình ” nhờ có việc thay thế nên kinh tế gia đình cá thể bằng nên kinh tế xã hội hóa quy mô lon” [2]
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tinh trang thong trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đăng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự
nô dịch đối với phụ nữ Bởi vì sự thống trị của người đàn ông trong gia đình là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đó tự nó sẽ tiêu tan khi sự thống trị về kinh tế của đàn ông không còn Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp, người phụ nữ dù tham gia lao động xã hội hay tham gia lao động gia đỉnh thì lao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội Như Ph Angghen đã nhân mạnh: “7 liệu sản xuất chuyền thành tài sản chung, thì gia đình cá thể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa Nền kinh tế tư nhân biến thành một ngành lao động xã hội Việc nuôi dạy con cải trở thành công việc của xã hội" [3] Do vậy, phụ nữ có địa vị bình đẳng với đàn ông trong xã PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 3
Trang 5hội Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không phải vi lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nảo khác
Cơ sở chính trị - xã hội
Cơ sở chính trị dé xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam va nữ Nhà nước cũng chính là công cụ xóa
bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình
Như V.I.Lênin đã khăng định: “Chính quyên xô viết là chính quyền đâu tiên và đuy nhất trên thể giới đã hoàn toàn thủ tiêu tất cả pháp luật cũ kỹ, tư sản, đê tiện, những pháp luật đó đặt người phụ nữ vào tình trạng không bình đắng với nam giới, đã dành đặc quyển cho nam giới Chính quyền xô viết, một chính quyền của nhân dân lao động, chính quyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã húy bỏ tất cả những đặc quyên gắn liền với chế độ tư hữu, những đặc quyền của người đàn ông trong gia đình ” [4]
Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa định hướng vừa thúc đây quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội Trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đăng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội Một khi hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình sẽ vẫn còn nhiều bất
cập
Cơ sở văn hoá
Trong thời ki quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đi liền với sự biến đổi của những yếu tố chính trị, kinh tế thì đời sống văn hóa của con người cũng không ngừng biến đổi Những giá trị văn hóa được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của hệ tư tưởng chính trỊ giai cấp công nhân dần dần chỉ phối những giá trị văn hóa và cải tạo lại chúng theo nhu cầu của thời đạt
Cơ sở văn hóa cho việc xây dựng gia đỉnh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa những giá trị văn hóa đân tộc và nhân loại tốt đẹp, vừa sáng tạo những giá trị văn hóa mới vừa chống lại những quan điểm
không đúng, những hiện tượng không đúng về hôn nhân, những cô hủ của gia đình cũ
Những giả tr, chuẩn mực văn hóa mới được hình thành tạo nên nền tảng điều chỉnh các mối quan hệ gia đình Nếu thiếu đi cơ sở văn hóa hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, chệch hướng và khó đạt được mục tiêu mong muốn
Chế độ hôn nhân tiến bộ
Thứ nhất, hôn nhân tự nguyện Xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ Hôn nhân xuất phat tir tinh yêu sẽ dẫn đến hôn nhân tự nguyện Như Ph.Ăngghen nhắn mạnh: “ néu nghia PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 4
Trang 6vụ của vợ chồng là phải yêu thương nhau thì nghĩa vụ của những kẻ yêu thương nhau há chăng phải là kết hôn với nhau và không được kết hôn với người khác "[5] Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc chọn người đề kết hôn Cha mẹ có quyên và nghĩa vụ hướng dẫn con cái có nhận thức đúng và có trách nhiệm trong việc kết hôn
Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu nam và nữ không còn nữa Ph Ăng ghen viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới hợp đạo đực thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yéu duoc duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi và nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên và xã hội ”[6] Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không
khuyến khích việc ly hôn vì điều này sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến xã hội, vợ chồng và
con cái Do vậy, khi đã đi đến quyết định ly hôn thì cả vợ lẫn chồng phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố dé hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
Thi hai, hôn nhân tiễn bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đăng Bản chất của hôn nhân là không thé chia sẻ cho một ai khác được nên yếu tố một vợ một chồng là kết quả tất
yếu của hôn nhân xuất phát tử tình yêu Đây là điều kiện cần và đủ dé bao đảm hạnh phúc
gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, tình cảm và thuần phong mĩ tục Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ thuở đầu của xã hội loài người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy Tuy nhiên, chế độ hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ tồn tại đối với người phụ nữ Hầu hết của cải do đàn ông nắm quyên, và theo nguyện vọng chuyên của cải của người đàn ông ấy cho con cái chứ không phải ai khác Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ hôn nhân một vợ một chồng chính là giải phóng đối với người phụ nữ; vợ chồng bình đăng giữa quyền và nghĩa
vụ, tôn trọng lẫn nhau
Quan hệ giữa vợ chồng bình đăng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em với nhau Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương con cái vả ngược lại Tuy nhiên, vẫn có những mâu thuẫn trong quan hệ cha mẹ và con cái xảy ra do sự chênh lệch về khoảng cách thế hệ, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi cá nhân Vì vậy, giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình là vẫn đề cần được mọi người quan tâm và chia sẻ Tiưứ ba, hôn nhân được đảm bảo về pháp lý Quan hệ hôn nhân thực chất không chỉ là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà còn là quan hệ xã hội Tình yêu của nam nữ là vấn đề
tự nguyện mang tính riêng tư của hai người, nhưng một khi đã đi đến quyết định hôn nhân thi co thể cho rằng từ mối quan hệ riêng tư, họ đã bước vào mối quan hệ xã hội Bởi vì, hôn nhân giữa hai người nam và nữ được công nhận thì phải có sự thừa nhận của xã hội, tức là bằng các thủ tục pháp lí
Thực hiện thủ tục pháp lí trong hôn nhân là thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, giữa cá nhân và gia đỉnh, xã hội và ngược lại Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn và ly hôn đề thỏa mãn những lợi ích
cá nhân không chính đáng: do vậy, đề bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình Có thể nói, thực hiện thủ tục pháp lí trong hôn nhân không ngăn chặn quyền tự do kết hôn và ly hôn chính đáng, mà ngược lại, đó là cơ sở đề thực hiện quyền đó một cách đầy đủ nhất PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 5
Trang 7HH Thực trạng sia đình Việt Nam hiện nay:
Mặt tích cực:
Xã hội Việt Nam hiện nay đang tồn tại song song hai loại hình gia đỉnh đó là gia đình
truyền thống và gia đình hạt nhân Hiện nay gia đình ở Việt Nam vẫn là gia đình truyền thống đa chức năng, các chức năng cơ bản như: chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng tái sản xuất, chức năng nuôi đưỡng giáo dục Các chức năng này không những
có vai trò quan trọng đối với từng thành viên trong gia đình mà còn tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta
Cấu trúc gia đình Việt Nam hiện đại theo quy mô gia đình và thế hệ đang có những biến đổi nhanh chóng, theo số liệu từ Tổng cục thống kê kết quả điều tra biến động dân số
và kế hoạch hóa gia đình từ năm 2008, 2010 2020 đến nay cho thấy quy mô gia đình
không ngừng nhỏ đi, cầu trúc gia đình cũng đơn giản hơn theo hướng hạt nhân hóa “Œz đình có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm (năm 2019: 25, 1%, năm 2020: 24,3%), gia đình có số người từ 2 đến 4 người bình quân phô biến chiếm 65%, tỷ lệ gia đình độc thân tăng lên (năm 2009:7,2%, năm 2020: 10,49%) ” [7] Việc biến động theo hướng thu nhỏ cấu trúc gia đình có tác động, ảnh hưởng đến gìn giữ hệ giá trị gia đình truyền thống nhưng cũng đồng thời hình thành hệ giá trị gia đình mới, trong bối cảnh mới Gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến
đôi xã hội
Trước sự biến đôi này, đã có những tác động mang tính tích cực như đời sống vật chất được tăng lên cả về thu nhập và chỉ số tiêu dung “Tinh đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 1 người/1 tháng là 4249, nghìn đồng (rong đó thành thị là 3590,2 nghìn đồng, cao gáp gần 1,6 lần khu vực nông thôn (3481,5 nghìn đông) "[§] Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên khoảng không gian tự đo tương đối lớn đề phát triển tự do cá nhân Vai trò cá nhân được đề cao Sự bình đẳng giới giữa nam và nữ hiện nay, đời sống riêng tư của con người ngày cảng được tôn trọng hơn, các mâu thuẫn xung đột phát sinh từ gia đình cũng giảm đi, cha mẹ có thế chăm sóc con cái tốt hơn
Trình độ kinh tế - xã hội phát triển, sự du nhập hòa nhập của nhiều nền văn hóa khác
nhau trên thế giới cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng nhanh chóng
đã tác động sâu sắc đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam
Đời sống văn hoá - tính thần được cải thiện khi quy mô gia đình nhỏ đi, điều kiện để
quan tâm, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn, vị thế của trẻ em và phụ nữ cũng dần được coi trong
Sự bình đẳng giới là một nét biến đôi trong gia đình Việt Nam hiện nay và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đồng tỉnh của xã hội Phụ nữ ngày cảng có tiếng nói hơn, có quyên quyết định, được nêu ý kiến của mình hơn trước đây góp phân tạo điều kiện cho người phụ nữ được phát huy hết mọi tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập và phát triên
PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 6
Trang 8Mặt tiêu cực
Lé đương nhiên, bên cạnh những điểm sáng của gia đình hiện nay thì còn khá nhiều thách thức Trong những năm gần đây xã hội Việt Nam có những chuyên biến cực nhanh so VỚI các giai đoạn trước:
Cùng với việc thu nhỏ số lượng các thành viên trong gia đình, đó là xuất hiện các hình thức gia đình mới, giản đơn, lỏng lẻo là việc suy giảm những giá trị nhất định trong mỗi quan hệ giữa các thành viên, giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện đại Đó là thay đôi quan hệ hôn nhân như vấn đề tuổi kết hôn, không gian địa lý trong lựa chọn hôn nhân, tiêu chuẩn lựa chọn khi kết hôn, quyền quyết định hôn nhân, nghi thức hôn nhân và không gian sống sau hôn nhân; là thay đổi quan hệ giữa vợ và chồng như quan niệm về người làm chủ trong gia đình, quan niệm về phân công lao động trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình, tiếp cận và kiểm soát quyền lực, đặc biệt là vấn đề nhức nhối hiện nay — bạo lực trong gia đình; là thay đôi quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình như quan hệ ông
bà với cháu, cha mẹ với con cái
Tuôi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam và nữ có xu hướng tăng Các chuyên gia dân số dự báo trong thời gian tới độ tuổi kết hôn tiếp tục tăng lên Hiện nay TP.HCM có độ tudi kết hôn rất muộn so với các tỉnh thành trong cả nước Theo Niên giám thông kê của
Tổng cục Thống kê, năm 2022 độ tuôi kết hôn trung bình lần đầu của thành phố là 29,8 tuổi
(sắp chạm mốc 30 tuổi) Độ tuôi kết hôn trung bình của TP.HCM lần đầu tiên gần chạm mốc 30 tuổi Trên bình diện chung, số liệu còn ghi nhận cao nhất cho khu vực Đông Nam
Bộ là 28,8 tuổi và một số tỉnh thành như Đồng Nai là 28,5 tuổi, Bà Rịa - Vũng Tàu là 28,8
tuổi Đây là số liệu cho thấy xu hướng kết hôn muộn không chỉ đặc trưng tại TP.HCM mà còn là xu hướng của các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ Qua số liệu trên ta thấy răng cả nam và nữ ở nước ta đang có xu hướng lập gia đình muộn bởi nhiều lý do khác nhau Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là
ở vùng dân tộc thiểu số nước ta nói chung, ở tỉnh Kon Tum nói riêng Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam quy định tuôi kết hôn đối với nam giới là đủ 20 tuôi, đối với nữ giới là đủ 18
tuổi Như vậy, kết hôn trước L5 tuổi hoặc trước I8 tuôi sẽ không được pháp luật thừa nhận
và được gọi là “tảo hôn” “7 eo số liệu thống kê của Tổng điễu tra dân số và nhà ở năm
2019, Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuôi kết hôn lần đẩu trước 15 tuổi là 0,4% và kết hôn lần đầu
trước 18 tuổi là 9,1%” [9] Vân đề này chủ yêu xảy ra ở vùng dân tộc thiéu sé
Tinh trạng nao, pha thai ngày càng gia tăng Ciới trẻ hiện nay ngày càng có suy nghĩ cởi mở hơn trong tỉnh yêu và tình dục, nhiều người quan niệm tình yêu đi liền với tinh dục,
đề lại “hậu quả” ngoài ý muốn BSCKII Dao Van Thu, PGD Trung tâm tư vẫn SKSS &
KHHGĐ, BV Phụ Sản Trung ương cho biết, “Ä⁄ổï năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo
pha thai, trong số đó có tới 60-70% là ở độ tuổi học sinh, sinh viên, trong đó có khoảng 0,5
% là ở tuổi vị thành miên Tỷ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao nhất trong các nước Đông Nam Á, đứng thứ 5 trên thế giới về t lệ nao pha thai” [10]
Vấn đề báo động khác đó là tình trạng ly hôn Số vụ ly hôn ngày càng tăng dần và phía sau đó kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng không chỉ cho gia đình mà còn tác động tiêu cực đến toàn xã hội Con cái không được sông đây đủ trong sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ, PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 7
Trang 9ảnh hưởng tới tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ em Những số liệu gần đây cho thấy,
“Hon 30% các cặp vợ chồng trẻ ly hôn sau chưa đây 3 năm chung sống Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 vụ lý hôn, trong đó 70 vụ do phụ nữ đệ don” [11]
Bên cạnh đó bạo lực gia đình cũng đang là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, đề lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao nhiều phụ nữ đứng đơn xin ly hôn Bạo lực về gia đỉnh rất đa dạng có cả bạo lực về vật chất và bạo lực về tinh than Pháp luật cần nghiêm
khắc xử lý vấn đề này
Tệ nạn xã hội cũng đang thâm nhập vào gia đỉnh và tội phạm trẻ em có nguyên nhân xuất phát từ gia đình tăng mạnh Sự giảm sút của vai trò gia đình trong giáo dục trẻ em, truyền thống, kỷ cương, nề nếp trong gia đình bị buông lỏng làm cho chức năng kiếm soát trẻ em mắt hiệu quả
Đất nước đang ở thời kỳ cách mạng 4.0, internet và mạng xã hội đang phỏ biến ở mỗi gia đình Chính vì thế tinh trạng các thành viên đành thời gian cho smartphone, mạng xã
hội nhiều hơn là việc trò chuyện với gia đình Nó khiến cho mối quan hệ gia đình trở nên
không còn gan két chat ché
IV Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương đối với công tác gia đình
Thứ hai, đây mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và các thành viên trong gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tứ ba, quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế gia đình, có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình có công với đất nước, gia
đình thuộc dân tộc thiêu số, hộ nghèo, khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, gia đình đang sinh
sống ở vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc
Tiưứ tư, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và hệ thống
dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, các nơi phát triển công nghiệp phải di dân
PGS TS Nguyễn Minh Tuấn 8
Trang 10KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình.”
Xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp nhất của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại Qua việc
nghiên cứu đề tai: “PHAN TICH CO SG DE XAY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUA ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LIÊN HỆ VỚI THỰC TIẾN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỶ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”, chúng em
đã nhận thức rõ được những giá trị mà gia đình đem lại và ý thức được trách nhiệm của con người nói chung và bản thân nói riêng trong việc xây dựng và phát triển gia đình Hãy biết trân trọng gia đình khi còn có thê Thật may mắn cho mỗi người chúng ta nếu được ở trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương Cho những gia đình chưa thực sự hạnh phúc, mỗi người hãy cùng nhau trò chuyện, hóa giải mọi khúc mắc Hãy cô gắng hết sức xây dựng,
phát triển và bảo vệ bến đỗ tuyệt vời nhất mang tên Gia Đình Nếu gia đình yên ấm và hạnh
phúc, xã hội mới én định và phát triển vững mạnh
PGS TS Nguyễn Minh Tuấn