1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cơ sở kinh tế của việc lựa chọn các chính sách quản lý tài nguyên và môi trường

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Những nguyên nhân gây suy thoái môi trường ở nước ta thời gian qua, trước hết là do quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng ca

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TIỂU LUẬN

Kinh tế và quản lý Tài nguyên – Môi trường

tài nguyên và môi trường? Hãy lựa chọn và phân tích 2 công cụ chính sách quản lý tài nguyên, môi trường mà anh/chị cho rằng có tính khả thi và có thể

áp dụng tại Việt Nam?

Giảng viên: TS Trịnh Quang Thoại

Học viên: Trần Quốc Dũng

Lớp: QLKT K29A Gia Lai

Gia Lai, tháng 10/2021

Trang 2

MỤC L C

Phần I M ở đầu 1 Phần II C s kinh t c a vi c lơ ở ế ủ ệ ựa ch n các chính sách qu n lý tài nguyên và ọ ả

môi trường 2 Phần III công c chính sách quản lý tài nguyên, môi trường 4 3.1 S d ng công cử ụ ụ kinh t 4 ế

3.2 Công c lu t pháp và chính sáchụ ậ 9

Phần IV K t luế ận 11

V TÀI LI U THAM KHẢO 13

Trang 3

1

Phần I Mở đầu

Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập

xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đất nước Tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển; đa dạng sinh học (ĐDSH)

và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng,

an ninh sinh thái bị đe dọa Những vấn đề môi trường cấp bách này đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước

ONMT các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại Chất thải rắn (CTR) đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, CTR công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm Trong khi đó, hầu hết CTR chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn CTR được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân Ô nhiễm trên biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét nhận chìm vật liệu nạo vét Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ Đến nay, Việt Nam còn nhiều khu vực ô nhiễm tồn lưu, cơ sở gây ONMT nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để, nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư chưa được di dời Tình trạng suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và sức sản xuất của đất nông nghiệp do xói mòn, rửa trôi ở các khu vực đồi núi; ONMT đất và thoái hóa đất do dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học

và các loại chất thải tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục ra tăng về tần suất, quy mô và mức độ ảnh hưởng Công tác

Trang 4

2

quản lý, khai thác và ONMT môi trường nước của hệ thống sông xuyên biên giới diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát

Những nguyên nhân gây suy thoái môi trường ở nước ta thời gian qua, trước hết là do quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng cao; khai thác tài nguyên thiên nhiên ồ ạt và thiếu kiểm soát, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng tăng về thành phần và khối lượng Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý chất thải còn thiếu và không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày càng cao, tác động xấu đến chất lượng môi trường, nhất là dẫn đến suy thoái các hệ sinh thái và

đa dạng sinh học

Hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT còn chồng chéo và bất cập; các công

cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; cách tiếp cận và công

cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời và không theo kịp với những diễn

hội nhập quốc tế của đất nước Mô hình tổ chức cơ quan quản lý về môi trường từ trung ương đến địa phương còn bất cập và yếu kém về năng lực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng Nguồn tài chính đầu tư cho BVMT từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính cho công tác này Nhận thức và đạo đức môi trường, ý thức trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp, cộng đồng tại nhiều nơi còn thấp, dẫn đến thiếu ý thức tự giác trong công tác BVMT

ở các địa phương

Từ thực trạng và xu hướng diễn biến môi trường sinh thái của Việt Nam trong

Phần II C ơ sở kinh tế của việc lựa chọn các chính sách quản lý tài nguyên

và môi trường

Hiện nay quản lý tài nguyên và môi trường được hình thành trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, mọi nguyên lý hoạt động được dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường, thông qua cạnh tranh nên hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chẩt diễn ra dưới sức ép của trao đổi hàng hoá theo giá trị Trên cơ sở đó, nhà nước đưa ra các công cụ kinh tế để điều chỉnh và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho bảo vệ môi trường

Khi nền kinh tế tăng trưởng, thể hiện qua mức gia tăng sản phẩm quốc gia

Trang 5

3 (GNP) thì khối lượng chất thải cũng gia tăng so với khả năng hấp thụ hạn chế của môi trường Khi vượt qua khả năng này, sự thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy đến cho môi trường, lớn đến mức phúc lợi của con người có thể thực sự giảm sút Chúng

ta gọi đó là: “giới hạn tăng trưởng”: đầu tiên là giới hạn nhận chất thải đối với sự tăng trưởng Nhưng đây không phải là giới hạn duy nhất có thể có Vật chất và năng lượng được chuyển đổi bởi hệ thống kinh tế phải lấy từ hai nguồn cơ bản: các tài nguyên có thể tái tạo như lâm, thủy hải sản và không tái tạo như dầu, than đá, các loại khoáng sản khác Nếu một tài nguyên có thể tái tạo được sử dụng một cách bền vững, cẩn thận thì phần lấy đi được bù đắp trở lại Ví dụ: chặt cây này trồng cây khác thay vào Như vậy sẽ không có giới hạn đối với tăng trưởng của những tài nguyên này Nhưng với tài nguyên không tái tạo sẽ có một giới hạn khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng Như vậy chúng ta có 2 giới hạn thích hợp có thể

có đối với sự tăng trưởng kinh tế:

- Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên trong việc hấp thụ chất thải từ

hệ thống kinh tế

- Tính chất có giới hạn của các nguồn tài nguyên không thể tái tạo

- Hiện nay phần lớn tài nguyên trên thế giới đang được sử dụng bởi các nền kinh tế theo kiểu thị trường và cũng vì vậy mà các nền kinh tế này chịu trách nhiệm

về một tỉ lệ lớn sự ô nhiễm của thế giới Do đó, chúng ta nên hiểu biết về tiến trình trong đó các lực lượng thị trường xác định số lượng tài nguyên mà một nhà sản xuất

sẽ sử dụng trong quá trình chế biến và tại sao các hoạt động thị trường lại ảnh hưởng đến số lượng chất ô nhiễm tạo ra Hiểu biết cách thức hoạt động của thị trường và các loại tín hiệu mà nó báo cho nhà sản xuất sẽ giúp chúng ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để các nhà sản xuất không khai thác quá mức các tài nguyên môi trường khan hiếm và tạo cho họ các động cơ kinh tế để giảm bớt ô nhiễm do họ tạo ra

Sự tăng trưởng kinh tế có thể đo lường một cách chặt chẽ hơn bằng chỉ tiêu mức tăng GNP tính bình quân đầu người Ở một số quốc gia, dân số gia tăng với tốc

độ nhanh đến nỗi mặc dù nền kinh tế có tăng trưởng nhưng GNP bình quân đầu người vẫn bị giảm Như vậy gia tăng dân số cũng là một áp lực lên môi trường tự nhiên

Hiện tại, nhân loại đang phải đối mặt với 4 vấn đề lớn: bảo vệ hoà bình, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và sự nghèo đói Trong đó vấn đề gia tăng dân số được coi là nguyên nhân chung của 3 hiểm họa trên, đặc biệt là đối với những nước nghèo đang phát triển như Việt Nam

Trang 6

4

• Giảm tốc độ tăng dân số bằng những biện pháp như kiểm soát tốc độ sinh (quy định số lượng con trong một gia đình, đẩy mạnh việc tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh thai, tăng cường giáo dục cho quần chúng nhất là phụ nừ ) Ngay

cả khi áp dụng các biện pháp này dân số cũng vẫn tăng vì tuổi thọ tăng, tử vong giảm

• Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

• Giải quyết vấn đề sở hữu tài nguyên Ví dụ: Trung Quốc đã tăng sản lượng nông nghiệp một cách rất ấn tượng bằng những khuyến khích đối với nông dân và trao đất cho các nông hộ

• Chính sách giá cả thích hợp cũng có tác động tích cực đối với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

Một số nhà nghiên cứu đã xác định quan hệ giữa thu nhập và môi trường qua đường cong Kuznets có dạng chữ U ngược: đầu tiên mức độ môi trường bị phá hủy tăng lên sau đó giảm đi khi thu nhập cao Sự hợp lý bên trong quan sát này như sau: khi tăng trưởng kinh tế gia tăng, thâm canh nông nghiệp cao hơn, khai thác tài nguyên nhiều hơn, công nghiệp hóa cất cánh, tỉ lệ phá hủy tài nguyên tăng lên, lượng chất thải tăng lên Tuy nhiên, khi cơ cấu nền kinh tế chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ít sử dụng tài nguyên hơn, người ta quan tâm đến môi trường nhiều hơn và sẵn sàng chịu tốn kém để làm sạch môi trường

Phần III công cụ chính sách quản lý tài nguyên, môi trường

Bảo vệ môi trường là công tác được tiến hành trên quy mô lãnh thổ rộng lớn, trong thời gian dài, có quan hệ đến nhiều ngành, nhiều người thuộc nhiều đối tượng trong xã hội Để quản lý và bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, Nhà nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp kinh tế và pháp lý với việc ban hành các đạo luật liên quan đến môi trường, các quy phạm pháp luật thuế, phí về môi trường, chế tài dân sự, hành chính cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường Tuy nhiên, hệ thống các chính sách, pháp luật về thuế, phí liên quan đến môi trường vẫn chưa hoàn thiện, các biện pháp quản lý và cưỡng chế chưa được thực thi hiệu quả

Em xin lựa chọn và phân tích 2 công cụ chính sách quản lý tài nguyên, môi trường mà ản thb ân cho rằng có tính khả thi và có thể áp dụng tại Việt Nam ụ th, c ể như sau:

3.1 Sử dụng công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ thị trường hay các cách tiếp cận thị

Trang 7

5 trường đựơc dùng rất rộng rãi trên thế giới Đây chính là các công cụ sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái

Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm thay đổi lợi ích, chi phí của những hành động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường Các công cụ kinh tế được xây dựng trên nền tảng các quy luật kinh tế thị trường nhằm tác động đến hành vi của người gây ô nhiễm Các công cụ kinh tế cho phép cân nhắc, tính toán một cách kỹ lưỡng cái gì được, cái gì mất để lựa chọn phương án phát triển có lợi cho mình và cho môi trường Nói một cách khác, các công cụ kinh tế là các khuyến khích về tài chính nhằm làm cho người gây ô nhiễm tựthực hiện các hoạt động có lợi hơn cho môi trường

Công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động lập kế hoạch bảo

vệ môi trường, tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trường với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nhằm tăng hiệu quả chi phí, khuyến khích việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh Các giải pháp kinh tế có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực, có tác dụng buộc người gây ô nhiễm phải thực hiện các mục tiêu về môi trường bằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng cường chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, khuyến khích công tác nghiên cứu và phát triển

“sản xuất sạch”

* Các loại thuế và phí môi trường:

+ Thuế, phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm

+ Thuế, phí đánh vào sản phẩm mà trong và sau khi sử dụng có thể gây ô nhiễm

+ Thuế và phí cấp sai: là cấp kinh phí hoặc ưu đãi về thuế cho các sản phẩm

có ích hoặc không làm tổn hại môi trường

+ Phí hành chính để trả cho các hoạt động thực thi, giám sát, cấp giấy phép, đăng ký

* Thuế ô nhiễm tối ưu:

Theo cách tiếp cận ô nhiễm tối ưu thứ nhất là người gây ô nhiễm phải giảm sản lượng về mức tối ưu xã hội Để tạo động cơ kinh tế cho người gây ô nhiễm thay đổi mức sản lượng của mình cần phải buộc họ chịu đầy đủ chi phí xã hội của việc sản xuất bao gồm cả chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng môi trường

Thuế, phí là các công cụ có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường Việc đánh thuế, phí đối với môi trường một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước,

Trang 8

6 mặt khác, hạn chế hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị và khu công nghiệp, khuyến khích việc sử dụng các năng lượng sạch Các chính sách thuế hiện hành trong những năm qua cũng đã hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá điếu, bia, xe ôtô với mức thuế suất khá cao nhằm mục tiêu hạn chế và định hướng tiêu dùng; thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích sử dụng các năng lượng có lợi cho môi trường Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Luật Thuế môi trường, nhằm hoàn thiện pháp luật thuế về môi trường

* Thuế thải/phí thải:

Thuế/phí thải là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất

Để xác định mức phí tính trên mỗi đơn vị chất thải người ta phải căn cứ vào chi phí cần thiết để giảm đơn vị ô nhiễm đó tức là MAC Khi áp dụng phí thải, người gây ô nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp nhằm tối thiểu hoá chi phí của mình

Thuế thải và động cơ khuyến khích đổi mới công nghệ: Một trong những ưu điểm chính của thuế thải là nó tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc đầu tư công nghệ mới nhằm giảm chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) Cốt lõi của phương pháp thuế là tạo ra động cơ khuyến khích kinh tế để các đối tượng gây ô nhiễm tự tìm phương cách tốt nhất nhằm cắt giảm mức phát thải, thay vì để các nhà quản lý quyết định việc này cần phải được thực hiện như thế nào

Phí là khoản thu được sử dụng để bù đắp một phần các chi phí cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, đồng thời đảm bảo cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người nộp phí Như vậy, khác với thuế môi trường, phần lớn nguồn thu từ phí sẽ được sử dụng cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra Chính sách phí môi trường hiện nay ở Việt Nam bao gồm:

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải,với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả đã được áp dụng từ năm 2003

- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Chính sách thu phí đối với chất thải thông thường và chất thải nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được áp dụng từ năm 2007 Ngân sách thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn để dùng một phần hoặc toàn bộ - - cho chi phí đầu tư các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: Đây là một loại phí mới, thực hiện từ năm 2008, được thu từ các hoạt động khai thác khoáng sản Nguồn

Trang 9

7 thu từ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được dùng để chi cho mục đích hỗ trợ trong công tác bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Phí xăng dầu: Thu đối với xăng các loại, dầu diezel, dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn, mỡ Nguồn thu từ phí xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Đây là loại phí có nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn cho ngân sách nhà nước và có tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh hành

vi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tự nhiên, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các nguyên liệu sạch để hạn chế các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Các biện pháp ký quỹ, đặt cọc

- Ký quỹ để phục hồi môi trường trong hoạt động khoáng sản: Là hình thức

ký quỹ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác có nghĩa vụ gửi một khoản tiền, vàng bạc, đá quý hoặc các loại giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng Việt Nam để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra Quy định này vừa có ý nghĩa đảm bảo nguồn tài chính chắc chắn cho việc phục hồi môi trường, vừa làm cho các tổ chức khai thác khoáng sản phải hạn chế tới mức thấp nhất việc làm ảnh hưởng, suy thoái cảnh quan, môi trường để giảm thiểu chi phí phục hồi Đồng thời, biện pháp này cũng góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp khai thác khoáng sản về hành vi môi trường của mình

- Đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản: Việc đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản cũng là bắt buộc, nhằm hạn chế việc thăm dò bừa bãi, đảm bảo tính trung thực về kết quả thăm dò, đảm bảo việc khai thác khoáng sản có hiệu quả, hạn chế đến mức tối đa tác hại xấu đến môi trường Những quy định này có tác động trực tiếp tới các tổ chức, cá nhân được cấp giấy thăm dò khoáng sản, buộc họ phải cam kết bằng lợi ích kinh tế của mình việc thực hiện thăm dò khoáng sản đúng quy định, đúng tiến độ Điều đó giúp hạn chế tình trạng thăm dò bừa bãi, không đúng kế hoạch, hạn chế tình trạng đăng ký nhưng không thăm dò mà chỉ để chiếm chỗ, làm ảnh hưởng đến khả năng thăm dò của các

tổ chức, cá nhân khác

Trợ cấp môi trường

- Trợ cấp thường được sử dụng trong những trường hợp và khu vực khó khăn

về kinh tế Trợ cấp của nhà nước có thể áp dụng cho các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực như trồng rừng, xử lý ô nhiễm Nguyên nhân dẫn đến trợ cấp là do trong các hoạt động này lợi ích cá nhân thường nhỏ hơn lợi ích xã hội, do đó chi phí mà

Trang 10

8 các cá nhân chấp nhận bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức cần thiết đối với xã hội

- Nhà nước có thể điều chỉnh mức độ hoạt động cá nhân về mức hiệu quả xã hội thông qua mức trợ cấp được xác định đúng bằng chênh lệch giữa lợi ích cận biên

xã hội và lợi ích cận biên cá nhân (tức bằng lợi ích ngoại ứng cận biên)

- Nhà nước trả cho chủ thể gây ô nhiễm một khoản tiền cho mỗi đơn vị giảm thải Tiền trợ cấp giảm thải trong trường hợp này trở thành chi phí cơ hội của việc giảm thải và có tác dụng khuyến khích tương tự như thuế thải

- Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện trợ cấp giảm thải:

+ Cần có nguồn tài chính để thực hiện

+ Có thể làm tăng lượng thải vì nó khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất mới

+ Cần quan trắc nghiêm ngặt để biết được lượng giảm thải của mỗi nguồn Đây chính là khó khăn rất lớn

* Đặt cọc và hoàn trả

- Các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (tiền đặt cọc) khi mua hàng Sau khi đã tiêu dùng, đem phần còn lại của sản phẩm cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm quy định thì được hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc

- Mục đích của hệ thống đặt cọc hoàn trả là thu gom lại những phế thải của việc tiêu thụ sản phẩm vào một trung tâm để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trường

- Nguyên tắc: Người gây ô nhiễm phải trả và khuyến khích việc tái chế và tái

sử dụng chất thải

- Đối tượng áp dụng: những sản phẩm sau khi tiêu dùng để lại một lượng chất thải lớn hoặc những sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn trong tiêu huỷ

- Kinh nghiệm áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả:

+ Đối tượng: đồ uống, bia rượu, ắc quy, chai đựng thuốc trừ sâu, đồ điện gia đình

+ Mức đặt cọc: mức thấp khoảng 2-4% giá sản phẩm, cao khoảng 10-20% giá sản phẩm

+ Tỷ lệ thu hồi tuỳ thuộc vào mức đặt cọc đạt từ 50 - 98%

Ngày đăng: 27/12/2024, 07:19