Khi nói đến quá trình vận động, phát triển, chúng ta không thể không nhắc đến “Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”.. Quy luật
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAI HQC KINH TE TP HO CHi MINH PHAN HIEU VINH LONG KHOA CO BAN
UEH UNIVERSITY BÀI TIỂU LUẬN KHÔNG THUYÊÉT TRINH KET THUC MON
Mon học: Triệt học Mác-LêN¡n
DE TAL ;
Phân tích cơ sở ly luận và những yêu cầu phương
pháp luận của Quy luật Lượng - Chất? Tại sao trong
nhận thức và thực tiễn, chúng ta không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nhưng đồng thời phải
biết mạnh dạn chớp thời cơ để thực hiện bước nhảy
về chất?
Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Thị Hà
Sinh viên thực hiện =: Ngo Phi Lo
Khóa - Lớp : K2022-Ké toan
Mã học phần : 24D10PHI51002346
Vĩnh Long, ngày 1 thang 07 nam 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 Cơ Sở Lý Luận Của Lượng Chất 2
1.2 NOi dung quy luật lượng chất 2
1.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng ce2 2 1.2.3.1 Chất và lượng thống nhất với nhau 3 1.2.3.2 Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất 3 1.2.3.3 Sự thay đổi về chất tác động trở lại sự thay đổi về lượng 4 1.3.Ý nghĩa phương pháp luận quy luật lượng chất - 4
5
5
Trang 3LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4
MỞ ĐẦU Nếu học Vật lý, chắc rằng ai cũng sẽ biết định luật bảo toàn năng lượng:
“Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển hóa từ
dạng này sang dạng khác, hoặc chuyển từ vật này sang vật khác” Như vậy, năng lượng cũng như các sự vật, hiện tượng khác trong thế giới luôn tồn tại khách quan và vận động, phát triển không ngừng Khi nói đến quá trình vận động, phát triển, chúng ta không thể không nhắc đến “Quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại” Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm
thay đổi chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, khi chất thay đổi sẽ tạo
nên những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng Đây là quy luật tất yếu, khách quan, phổ biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy Đối với bản thân em, ngay từ quá trình học tập từ tiểu học đến hiện tại là sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp, em
đã có nhiều sự thay đổi (cả về học tập và rèn luyện) Vì thế, với đề tài tiểu luận “Phân tích cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của Quy luật Lượng - Chất? Tại sao trong nhận thức và thực tiễn, chúng
ta không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nhưng đồng thời phải biết mạnh dạn chớp thời cơ để thực hiện bước nhảy về chất?”, bản thân em mong muốn có thể tiếp cận và làm sáng tỏ phần nào nội dung và ý nghĩa của quy luật quan trọng này, từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong học tập và cuộc sống hiện nay
Trang 5NỘI DUNG
PHẦN 1:Cơ Sở Lý Luận Của Lượng Chất
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển
1.1 Vai trò quy luật lượng chất -Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
-Vạch ra cách thúc của các quá trình vận động, phát triển trong tự' nhiên, xã hội và tư duy
1.2Nội dung quy luật lượng chất Quy luật lượng chất chính là quy luật cơ bản, nó được xảy ra trong quá trình vận động, quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, của tư duy Khi lượng thay đổi thì sẽ dẫn đến các sự thay đổi chất của những sự vật, của hiện tượng và ngược lại Đây chính là quy luật tự nhiên, tất yếu và khách quan, được phổ biến của các sự vật, hiện tượng
1.2.1 Lượng Lượng là khái niệm chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng biểu thị con số những thuộc tính, tổng số những bộ phận cấu thành
nó như về độ lớn, về quy mô, về trình độ, về tốc độ, về màu sắc, cũng có thể hiểu một cách trừu tượng hóa
Lượng của sự vật chỉ biểu thị con số những thuộc tính, tổng số những bộ phận cấu thành nó
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối: có cái trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ kia lại là lượng
Ví dụ: số học sinh trong một lớp học và số lớp học trong một khối gọi là lượng, đơn vị đo cao 169cm, vận tốc 10km/h
Trang 61.2.2 Chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác
Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi Qua nhiều giai đoạn, quá trình tồn tại và phát triển tùy thuộc vào những sự vật, hiện tượng đều có chất riêng Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được quyết định bởi thành phần cấu tạo mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng
Ví dụ: muối, chất dấm chua, nhựa, tinh thé
1.2.3 Mối quan hệ biện chúng giữa chất và lượng 1.2.3.1Chất và lượng thống nhất với nhau Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng Chất và
lượng của sự vật đều mang tính khách quan Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó, nó cũng có vô vàn lượng Tuy nhiên, chất và lượng là hai mặt quy định lẫn nhau không thể tách
rời; một chất nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó Thi
dụ: sự khác nhau về chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng với nước ở
thể rắn (nước đá) được quy định bởi lượng là nhiệt độ; sự khác nhau giữa “nước thường” với “nước nặng” được quy định bởi lượng là tỉ lệ giữa Hidro và Oxi trong cấu tạo phân tủ: Sự biến đổi tương quan giữa
chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật
Trong quá trình vận động và phát triển chất và lượng cũng biến đổi Sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng
có quan hệ với nhau Nhưng không phải bất kỳ thay đổi nào của lượng cũng thay đổi căn bản chất của sự việc Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự việc đó
Trang 7Ví dụ: Về nước, điều kiện là nước nguyên chất, áp suất là 1 atm Nếu xác định chất và lượng trong điều kiện cụ thể trên thì ta thấy thay đổi về nhiệt
độ (tức là lượng) trong một phạm vi khá lớn (00C < t0C < 1000C) nước vẫn ở trạng thái lỏng (tức là chưa thay đổi về chất - trạng thái) Như vậy, trong một giới hạn nhất định sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là “độ”
Độ là một khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó
là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật
Trong giới hạn của “độ” lượng và chất tác động biện chúng với nhau làm cho sự vận động
1.2.3.2 Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đối căn bản chất của sự vật Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của
sự vật đó Giới hạn đó chính là “độ”
+ Độ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng
và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác
Ví dụ: - quá trình học tập của sinh viên đại học 4 năm từ 2021-2025, 2025- 2029, Thì các đoạn thời gian này chính là độ Trong khoảng độ, lượng kiến thức không ngừng tăng lên tuy nhiên vẫn chưa thể biến đổi chất sinh viên thành một cử nhân đã tốt nghiệp
- Độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 73 tuổi vậy khoảng thời gian từ 0 đến 73 năm là độ của con người về mặt tuổi Khi lượng thay đổi
4
Trang 8đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất Giới hạn đó chính là điểm nút
+ Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật
Ví dụ : Các giới hạn 0 tuổi (khi sinh ra), 73 tuổi; các kỳ thi, các kỳ kiểm tra chính là các điểm nút
+ Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới
Ví dụ: từ học sinh tiểu học thực hiện bước nhảy thành học sinh trung học; từ cử nhân thực hiện bước nhảy lên thạc sĩ
Có 4 hình thức bước nhảy:
+Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng Ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật
+Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài +Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật
+Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật
Ví dụ: cho quá trình biến đổi lượng thành chất trong học tập của sinh viên: Quá trình học tập của sinh viên là một quá trình dài, cần nhiều sự cố gắng, nỗ lực và thể hiện một cách cụ thể, khái quát nhất mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng [Quá trình đó luôn có sự vận động, biến đổi mang tính quy luật.]Trong quá trình học tập dài 4 năm của sinh viên đại học, lượng không ngừng tăng lên, đó là kiến thức Nó không chỉ bao gồm những kiến thức cơ bản trong giáo trình, sách vở mà còn là những kĩ năng mềm bên ngoài như cách sử dụng từ ngữ, ứng xử, xử lý thông tin, phân tích và giải quyết các tình huống trong xã hội Nhờ thế mà trình độ nhận thức của sinh viên cũng được thay đối, tầm tri thức của sinh viên được nâng cao và cải
Trang 9thiện hơn Tuy nhiên quá trình đó chưa đủ để làm nên thay đổi chất của
sinh viên, nên quá trình đó chính là “độ” Sinh viên phải vượt qua những
điểm nút, là những kì thi,đặc biệt là kì thi kết thúc học phần để nhận bằng tốt nghiệp Khi đạt được tấm bằng trong tay, khi đó sinh viên đã thực hiện một “bước nhảy” quan trọng của cuộc đời, từ sinh viên đại học trở thành cử nhân đã tốt nghiệp
1.2.3.3Sự' thay đổi về chất tác động trở lại sự thay đổi về lượng
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới
điểm nút Sau khi ra đời, chất mới có sự tác động trở lại sự thay đổi của lượng Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó Chẳng hạn, chúng ta không
thể dùng chai 1 lít (thể tích của nó đủ để chứa hết 1 lít nước ởtrạng thái
lỏng) để chứa hết 1 lít nước sau khi đã cho lít nước đó hóa hơi Tốc độ vận động của phân tử nước Ở trạng thái cao hơn rất nhiều so với tốc độ vận động của phân tử, trong đó Ở trạng thái lỏng
Tóm lại, từ tất cả các điều trên ta có thể thấy nội dung cơ bản của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất
và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đối của lượng
1.3Ý nghĩa phương pháp luận quy luật lượng chất Bất cứ sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy cần coi trọng và tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng
cách tích lũy dần dần số lượng đến một giới hạn nhất định, thục hiện
bước nhảy để chuyển đổi chất Đây là quá trình vận động và phát triển của sự vật Do đó, trong hoạt động nhận thúc và hoạt động thục tiễn con
Trang 10người phải biết tùng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất
theo quy luật Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thục hiện
những bước nhảy liên tục
Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp
thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất Chỉ có
như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh”
Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn các điều kiện khách quan và những nhân tổ chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể và quan hệ cụ thể
Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thúc liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thúc liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự: vật đó
PHẦN 2: Tả Khuynh, Hữu Khuynh
2.1 Tả khuynh -Khái niệm: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để có
sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất
Ví dụ: Khi hai người có cảm tình với nhau và đang tìm hiểu nhau thì nên tìm hiểu và tiến đến từ từ, không nên “đốt cháy giai đoạn”, dồn đập, nếu vội
vã thường sẽ không có kết quả và sẽ không thành công
2.2 Hữu khuynh
-Khái niệm: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không
muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất