1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển Đảo, biên giới quốc gia và tìm hiểu trách nhiệm của sinh viên khi giải quyết những vấn Đề thực tiễn

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Về Xây Dựng Và Bảo Vệ Chủ Quyền Biển Đảo, Biên Giới Quốc Gia Và Tìm Hiểu Trách Nhiệm Của Sinh Viên Khi Giải Quyết Những Vấn Đề Thực Tiễn
Tác giả Nguyễn Đăng Trình, Đào Nguyễn Ngọc Tú, Ngô Ngọc Tùng, Nguyễn Thế Vinh, Hoàng Thị Thúy Vy, Nguyễn Ngọc Tường Vy
Người hướng dẫn Trần Đình Thúy
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Theo điều 56 của Công ước Luật Biển năm 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyềnchủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH (HP1)

Chủ đề : Lý luận về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia và tìm hiểu trách nhiệm của sinh viên khi giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Trần Đình Thúy

Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Đăng Trình_075205015582_QL2303B_Stt: 118

2 Đào Nguyễn Ngọc Tú_075305017778_QL2303B_Stt: 119

3 Ngô Ngọc Tùng_075205023500_QL2303B_Stt:120

4 Nguyễn Thế Vinh_075205011109_QL2303B_Stt: 121

5 Hoàng Thị Thúy Vy_075305007772_QL2303B_Stt: 122

6 Nguyễn Ngọc Tường Vy_075305002357_QL2303B_Stt: 123

Lớp: QL2303B ; Đại đội: 4

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2024

Trang 2

PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

TT Họ và tên Nội dung thực hiện Thái độ trách nhiệm

làm việc nhómTố

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia là một trong những vấn đề cốt lõitrong việc bảo đảm an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia Đối vớiViệt Nam, với đường bờ biển dài và nhiều hòn đảo, việc khẳng định và bảo vệchủ quyền không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của toàn

xã hội Trong bối cảnh các thách thức ngày càng gia tăng từ sự cạnh tranh vàxâm phạm chủ quyền, bài tiểu luận này sẽ phân tích các yếu tố cơ bản của việcxây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia, đồng thời nêu rõtrách nhiệm của từng công dân trong quá trình này

Trang 5

Phần 1: Lí luận về vấn đề nghiên cứu

1.1 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo

1.1.1 Vị trí của biển đảo và vùng biển Việt Nam

a)Vị trí của biển đảo:

Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông,Đông Nam và Tây Nam Bờ biển nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đứng thứ 27trong tổng số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc và các lãnh thổ trên thế giới Biển Đông là một biển nửa kín, được bao bọc bởi lục địa châu Á và bán đảoMalacca về phía Tây, đảo Đài Loan, quần đảo Phillipin và đảo Kalimantan vềphía Đông Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3 lênđến vĩ độ 26 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông và được bao bọc bởi 9nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia,Xinh-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan

Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển.Trung bình cứ khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (mức trung bình trênthế giới là 600 km2 đất liền/1 km bờ biển) Nơi gần biển nhất ở nước ta (QuảngBình) chỉ cách biển khoảng 50 km, nơi xa nhất (Điện Biên) cách biển khoảng

500 km Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị trí địachiến lược rất quan trọng

Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu,Phú Quốc , Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ … Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triên kinh tế-xã hội Đó

là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú

Trang 6

Quốc Các đảo gần bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ

đề bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta Đó là các đảo thuộchuyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Phú Quý, huyện đảoCôn Sơn, huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Phú Quốc…

Quần đảo Hoàng Sa: gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn vớidiện tích khoảng 16.000 km2 cách đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) khoảng 120 hải lý,cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý Diện tích toàn bộ phần đấtnổi của quần đảo khoảng 10 km2 được chia thành hai nhóm:

Nhóm An Vĩnh ở phía Đông Bắc (gồm các đảo tương đối lớn như đảo Phú Lâm,Đảo Cây, Đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính), trong đó đảo Phú Lâm, và đảoLinh Côn có diện tích khoảng 1,5 km2

Nhóm Lưỡi Liềm (Trăng Khuyết) ở phía Tây Nam (gồm các đảo Hoàng Sa,Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang ảnh, Quang Hòa Bạch Qu|, Tri Tôn và các bãingầm), trong đó đảo Hoàng Sa về yếu tố quân sự là đảo chính nhưng không phải

là đảo lớn nhất

Nhà Nguyễn đã chính thức đặt bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa

từ năm 1816, từ đó, Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền cho đến năm 1974Trung Quốc dùng không quân và hải quân tấn công chiếm đóng trái phép đảoHoàng Sa từ lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Trước

đó, năm 1956 Trung Quốc bí mật chiếm đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quầnđảo Hoàng Sa của Việt Nam)

Quần đảo Trường Sa: gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cáchquần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía Đông Nam, cách Cam Ranh

243 hải lý, cách đảo Phú Quý khoảng 203 hải lý (cách biển của Malaixiakhoảng 250 hải lý, đến biển Philippin khoảng 2120 hải lý, đến biển Brunâykhoảng 320 hải lý, cách đảo Hải Nam khoảng 585 hải lý) Diện tích vùng biểncủa quần đảo Trường Sa rộng từ 160.000 km2 đến 180.000 km2 Diện tích toàn

bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2, trong đó có 9 đảo, bãi quan trọng

là các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Song TửĐông, Song Tử Tây và bãi An Nhơn (đảo Ba Bình lớn nhất, khoảng 0,44 km2) b)Đường cơ sở và vùng biển Việt Nam:

Đường cơ sở thông thường là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển,như được thể hiện trên các hải đồ t| lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thứccông nhận (Điều 5 Công ước Luật biển 1982)

Trang 7

Đường cơ sở thẳng là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ viểnlục địa hoặc đảo Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bịchia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển (Điều 7 Công ướcLuật biển 1982)

Nội thủy (Điều 8 của Công ước Luật Biển năm 1982): Nội thủy là toàn bộvùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tínhchiều rộng của lãnh hải Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn

và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình

Lãnh hải (Điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982): Lãnh hải là vùng biểnnằm phía ngoài đường cơ sở Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý (mỗi hải

lý bằng 1.852m) Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải củamình Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải làtuyệt đối Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối Tuynhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trongnội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc giakhác được quyền qua lại không gây hại

Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải Chiềurộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý Quốc gia ven biển

có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật

và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay tronglãnh hải của mình Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cầnthiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy địnhnói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình

Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiềurộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùngđặc quyền kinh tế có 188 hải lý) Theo điều 56 của Công ước Luật Biển năm

1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyềnchủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinhvật ở đó Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt độngkhác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió Quốc gia ven biển cóquyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị,công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển Côngước Luật Biển năm 1982 quy định các quốc gia khác, bất kể là quốc gia có biểnhay không có biển, được hưởng một số quyền nhất định ở trong vùng đặc quyềnkinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàngkhông

Trang 8

Thềm lục địa: Là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoàilãnh hải của quốc gia ven biển Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tốithiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý) Nếu thềmlục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềmlục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đườngđẳng sâu 2.500m Điều 77 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định trongthềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việcthăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa củamình Cần lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ởchỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khaithác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

c) Sự hình thành lãnh thổ quốc gia Việt Nam trên biển đảo:

Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt làCông ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-baycủa Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982 Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có

161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam,Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây Với

17 phần (Chương), 319 Điều và 9 Phụ lục (220 trang), Công ước Luật Biển năm

1982 quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển, trong đó quy định cácquốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Chiều rộng của các vùng biển này đượctính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển

d) Tình hình quốc phòng an ninh trên biển đảo hiện nay:

Tình hình mới, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HảiDương 981 trong vùng biển Việt Nam việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệquốc tế và khu vực hiện nay đặt ra phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo,không bị kích động, xúi giục gây xung đột vũ trang, chiến tranh; giải quyết mọivấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật phápquốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực Vì vậy, trước sự biến đổi khônlường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông thời gian qua, nhiệm vụphòng thủ, bảo vệ đất nước nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nặng

nề, đặt trước nhiều khó khăn, thách thức Phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệvững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ chiến lượccủa cách mạng Việt Nam hiện nay Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng xác

Trang 9

định: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biêngiới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủnghĩa…” Đồng thời, Đảng ta chủ trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tươngxứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển vớibảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển Đẩy nhanh tốc độ

đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắnvới phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăngcao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vậntải… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từngđảo” Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy lợi thế kết hợp bảo vệ chủquyền biển, đảo Việt Nam không chỉ thể hiện sự phát triển năng lực tư duy lãnhđạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, màcòn là ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trước bối cảnh quốc tế phứctạp như hiện nay

Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đặt ra nhiệm vụ cấp bách không ngừngcủng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dântrên biển Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủquyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấpbách, then chốt Vì vậy, để phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển,đảo Việt Nam trước mắt và lâu dài Hiện nay mật độ dân cư trên biển, đảo vàquần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng ven biển, trên biển và trêncác đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia cònnhiều hạn chế Do đó, cần phải đầu tư một cách thích đáng về mọi mặt, bảođảm cho phát triển kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi íchquốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Kinh tế, chính trị, ngoại giao,quân sự, tạo sự liên kết giữa biển, đảo và bờ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợpbảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

1.1.2 Quan điểm, chủ trương, giải pháp phương châm của Đảng và nhà nước ta

về chủ quyền biển đảo và giải quyết vấn đề của Biển Đông trong thời gian tớia) Quan điểm:

Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực, quốc tế và xu thế củathời đại, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển nhữngquan điểm cơ bản về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giảiquyết vấn đề tranh chấp trên biển, đảo hiện nay

Trang 10

Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai Công tác bảo vệ chủquyền biển đảo là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược Trên cơ sở đánh giá đúngtình hình trong nước, khu vực, quốc tế và xu thế của thời đại, Đại hội XIII củaĐảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm

vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới Trong đó, Đảng đã xác địnhquan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề tranh chấp trênbiển, đảo hiện nay

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp,nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triểnkhai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Đạihội XIII đã khẳng định, chúng ta đã: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền,lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên biển, trên không và trên bộ; hợp tácquốc tế về biển, đảo được tăng cường, duy trì môi trường hòa bình, ổn định,thúc đẩy quan hệ với các nước” Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế

và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều Thế trận quốc phòngtoàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừngđược củng cố, tăng cường Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bướcđược xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn Trong đó, Hải quân nhândân Việt Nam là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Namtrên biển Hiện nay, Hải quân nhân dân Việt Nam đã có đủ các lực lượng cơbản, được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủsức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới Trên mặt trậnchính trị - đối ngoại, chính sách của Việt Nam ở Biển Đông đã vận dụng thànhcông chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ trong hoạt động đối ngoại, hợp tácquốc tế Chúng ta đã giữ vững các đảo, điểm đóng quân, các bãi cạn khôngngười Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian qua, Đảng vàNhà nước ta đã thực hiện cơ bản chiến lược bảo đảm chủ quyền, an ninh; xử lýkịp thời các tình huống trên biển, bảo đảm giữ vững được chủ quyền, mối quan

hệ và môi trường hòa bình trên biển

b) Chủ trương:

Nhận thức rõ nguy cơ, thách thức nói trên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta

đã chủ động, tích cực giải quyết từng bước những tồn tại về biên giới lãnh thổtrên biển và đất liền với các nước liên quan nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị,hợp tác, góp phần củng cố hoà bình, an ninh khu vực, đồng thời tăng cường thế

và lực của đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam đã ký nhiều văn bản với các nước liên quan đến biển, đảo, như:

Trang 11

Thoả thuận khai thác chung vùng biển chồng lấn với Malaysia; Hiệp định phânđịnh vùng biển chồng lấn với Thái Lan và thực hiện tuần tra chung trên vùngbiển chồng lấn; Hiệp định về biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ vớiTrung Quốc; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Inđônêxia; Hiệpđịnh về biên giới trên bộ với Campuchia

Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia

về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồncác nguồn tài nguyên biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về LuậtBiển 1982 (UNCLOS 1982), phục vụ nhiệm vụ tập trung phát triển kinh tế, thúcđẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng tầm vị thế của nước tatrên trường quốc tế Cụ thể là: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 củaBan Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.Trên cơ sở đó, ngày 30/5/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/CP

về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TWcủa Ban chấp hành Trung ương Đảng Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII

về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045 Trên cơ sở đó, ngày 05/3/2020 Hội nghị lần thứ tám BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành nghị quyết số 26/NQ-CPBan hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghịquyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Namđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

c) Giải pháp:

Để có được những kết quả như trên, một trong những nguyên nhân, điều kiệnquan trọng, tiên quyết chính là vì chúng ta đã đề ra được những quan điểm,đường lối đúng đắn trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, xử lý kịp thời cáctranh chấp trên biển Đông Có thể thấy rằng, sau 35 năm đổi mới, hệ thống quanđiểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càngđược hoàn thiện, phát triển Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các văn kiện củamỗi kỳ Đại hội Đảng Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định,

bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biểnđảo trong tình hình mới Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề

ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay

Thứ nhất là “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quantrọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trongtoàn Đảng, toàn dân và toàn quân Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng

Trang 12

liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mậtthiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Việt Nam là một quốc gia venbiển, vùng biển của nước ta có diện tích gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần30% diện tích biển Đông Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên conđường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương vàThái Bình Dương; giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản

và các nước trong khu vực Vùng biển của chúng ta còn là vùng biển “giàu có”với các tài nguyên, khoáng sản quan trọng như dầu khí, than, sắt, titan, muối

và hàng triệu tấn thủy sản Chúng ta có đường bờ biển dài và đẹp, sinh vật biểnphong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch biển Đối với hoạt động anninh, quốc phòng, biển nước ta như mặt tiền, cửa ngõ quốc gia; biển làm tăngchiều sâu phòng thủ hướng ra biển, củng cố tuyến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc Thứ hai là "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định để phát triển đất nước" Đây là quan điểm, chủ trương thểhiện định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triểnkhai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển,đảo của Tổ quốc Kiên quyết thể hiện quyết tâm dứt khoát, sự đồng thuận caohơn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về yêu cầu bảo vệ chủ quyền, lợi íchcủa đất nước; kiên quyết giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, bảo vệ đếncùng lợi ích quốc gia - dân tộc, với quyết tâm cao nhất Chúng ta xác định, giảiquyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác tìm kiếm biệnpháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồngthời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốctế

Thứ ba, Việt Nam “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,hoà bình hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệđối ngoại Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc

cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp táccùng có lợi” Với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triểnđất nước, chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa,

đa dạng hóa Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụđộng chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước lớn nào, nhất là tránh việc trởthành con bài trong tay các nước lớn Bên cạnh đó, chúng ta thực hiện đốingoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn địnhcho phát triển

Trang 13

Thứ tư, “Duy trì hòa bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở BiểnĐông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật phápquốc tế, công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982” Lập trường của Việt Nam

về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán Mọi hoạt động trên biển cần đượctiến hành trên cơ sở Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng chủquyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển tại các vùngbiển được xác lập phù hợp với Công ước Khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sởpháp lý và bằng chứng lịch sử chủ quyền đối với cả Hoàng Sa và Trường Sa,cũng như các quyền hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt Nam được xáclập

Thứ năm, “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng

cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn chiến lược, vùng đặcbiện khó khăn, biên giới, hải đảo” Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác địnhkinh tế biển là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa ViệtNam đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhậptrung bình cao Chúng ta tập trung phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền vớibảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ Tư tưởng này được hình thành dựa trên kinh nghiệm quốc tế, dự báo tìnhhình trong nước và trên thế giới, thực tiễn Việt Nam và phù hợp với xu thế thờiđại Các thành tựu ta đạt được trong thời gian qua đã cho thấy sự vận dụng đúngđắn quan điểm, đường lối của Đảng trong phát triển bền vững kinh tế biển vàbảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Thứ sáu, xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọimặt Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạtđộng kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dânquân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao là yêu cầu bức thiết hiện nay cụ thể như sau:

(i) Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng chuyên trách hoạt động trên biển,giữ vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển, đảo của

Tổ quốc, cần được ưu tiên đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại hóa và có chínhsách đãi ngộ thỏa đáng, đặc biệt là lực lượng thường xuyên tuần tra trên biển vàchốt giữ các đảo xa bờ

(ii) Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách quản lý, duy trì thực thipháp luật trên biển, cần được tiếp tục củng cố, hoàn thiện về tổ chức, biên chế,tăng cường trang bị hiện đại, bảo đảm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trước mắt vàlâu dài

Trang 14

(iii) Bộ đội Biên phòng cần được đầu tư đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện

cơ động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn,chống buôn lậu và các tệ nạn xã hội trên các vùng biển

(iv) Dân quân tự vệ biển được xây dựng theo phương châm vững mạnh, rộngkhắp, ở đâu có tàu, thuyền, ngư dân hoạt động và dân cư sinh sống trên đảo thì

ở đó có dân quân tự vệ biển; lấy doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã làm nòngcốt; tổ chức biên chế phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, bảo đảm thành

ba tuyến: Ven bờ, lộng, khơi; coi trọng lực lượng hoạt động trên biển

(v) Kiểm ngư là lực lượng được tổ chức chặt chẽ, hoạt động đúng chức năng,nhiệm vụ, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tàu thuyền nướcngoài; hỗ trợ ngư dân, đảm bảo an ninh trật tự và có vai trò quan trọng trong đấutranh bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Tổ quốc

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêngcủa Tổ quốc Thực hiện tốt nội dung này, các đơn vị Hải quân, Cảnh sát biển,Biên phòng đóng quân ở địa phương ven biển và các đảo cần kết hợp chặt chẽvới địa phương và cơ quan Tuyên giáo xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡngbáo cáo viên, biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền sâu rộng trong các tầnglớp nhân dân, nhất là cư dân sinh sống ở ven biển, trên đảo, ngư dân làm ăn trênbiển, kiều bào ta ở nước ngoài Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, công táctuyên truyền về chủ quyền biển, đảo cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữacác bộ, ngành, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng, dưới sự chỉđạo tập trung, thống nhất của các cơ quan chức năng Trung ương Đặc biệt, cầnthông tin kịp thời, minh bạch, chính xác để mọi người dân trong nước, ngườiViệt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới hiểu cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch

sử và sự chiếm hữu thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo ở Biển Đông;hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề chủquyền trên Biển Đông; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm, đồng thuậncủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhândân thế giới để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và các hoạt động kinh tếbiển

1.2 Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

1.2.1 Khái niệm

Trang 15

Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia Biên giới quốc giagồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu quốc gia có biển), biên giới vùngtrời và biên giới lòng đất.

- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địabằng hệ thống mốc quốc giới.Biên giới quốc gia trên đất liền của nước ViệtNam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệpước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng cácbản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó

- Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnhhải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam Biên giới quốc gia trên biểnđược xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của phápluật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.Đối vớinhững nơi lãnh hải, nội thu| hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp vớilãnh hải, nội thu| hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốcgia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với cácnước láng giềng đó

Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệpcủa toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước và nhân dân thực hiệnkết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đốingoại

Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn địnhlâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc giathông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

và lợi ích chính đáng của nhau

Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh

về mọi mặt; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực biêngiới; xây dựng công trình biên giới và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyêntrách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọitình huống

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý k| luật, xử phạt hành chính hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý,bảo vệ biên giới quốc gia thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN