Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
*****
TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Học phần I)
CHỦ ĐỀ:
LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHI GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA HIỆN NAY
►
Giảng viên thứ 1
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giảng viên thứ 2
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giảng viên hướng dẫn: Trần Đình Thúy
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Đăng Trình MSSV: 075205015582 STT: 118
2 Đào Nguyễn Ngọc Tú MSSV: 075305017778 STT: 119
3 Ngô Ngọc Tùng MSSV: 075205023500 STT: 120
4 Nguyễn Thế Vinh MSSV: 075205011109 STT: 121
5 Hoàng Thị Thúy Vy MSSV: 075305007772 STT: 122
6 Nguyễn Ngọc Tường Vy MSSV: 075305002357 STT: 123
Lớp: QL2303B Đại đội: 4
Ngày thực hiện: 03/10/2024
Số phách
Trang 2TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2024 PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
STT Họ và tên Nội dung thực hiện Thái độ, trách nhiệm
làm việc nhóm Tốt Khá TB Kém
2 Đào Nguyễn Ngọc Tú Phần 2.2 và phần 2.3 X
3 Ngô Ngọc Tùng Phần 1.1.2(1.1)
Làm tiểu luận
X
5 Hoàng Thị Thúy Vy Mở đầu, kết luận và
duyệt nội dung
X
6 Nguyễn Ngọc Tường
Vy
Phần 1.1.1(1.1) X
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2
Phần 1: Lí luận về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia 2
1.1 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo 2 1.2 Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia 10
Phần 2: Trách nhiệm của sinh viên khi giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia hiện nay 13
KẾT LUẬN 18
Trang 4MỞ ĐẦU
Chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia là một trong những vấn đề cốt lõi trong việc bảo đảm an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia Đối với Việt Nam, với đường bờ biển dài và nhiều hòn đảo, việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội Trong bối cảnh các thách thức ngày càng gia tăng từ sự cạnh tranh và xâm phạm chủ quyền, bài tiểu luận này sẽ phân tích các yếu tố cơ bản của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của từng công dân trong quá trình này
Trang 5NỘI DUNG Phần 1: Lí luận về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
1.1 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo
1.1.1 Vị trí của biển đảo và vùng biển Việt Nam
a) Vị trí của biển đảo
Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam Bờ biển nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên 3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đứng thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc và các lãnh thổ trên thế giới
Biển Đông là một biển nửa kín, được bao bọc bởi lục địa châu Á và bán đảo Malacca về phía Tây, đảo Đài Loan, quần đảo Phillipin và đảo Kalimantan về phía Đông Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km , trải rộng từ vĩ độ 3 lên đến vĩ2
độ 26 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông và được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan
Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển Trung bình cứ khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600 km đất liền/1 km bờ biển) Nơi gần biển nhất ở nước ta (Quảng Bình)2
chỉ cách biển khoảng 50 km, nơi xa nhất (Điện Biên) cách biển khoảng 500 km Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng
Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Phú Quốc , Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ …
Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triên kinh tế-xã hội Đó
là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc Các đảo gần bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ đề bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Phú Quý, huyện đảo Côn Sơn, huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Phú Quốc,
Quần đảo Hoàng Sa: gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn với diện tích khoảng 16.000 km cách đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) khoảng 120 hải lý, cách2
đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km được chia thành hai nhóm:2
Nhóm An Vĩnh ở phía Đông Bắc (gồm các đảo tương đối lớn như đảo Phú Lâm, Đảo Cây, Đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính), trong đó đảo Phú Lâm, và đảo Linh Côn có diện tích khoảng 1,5 km2
Trang 6Nhóm Lưỡi Liềm (Trăng Khuyết) ở phía Tây Nam (gồm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang ảnh, Quang Hòa Bạch Qu~, Tri Tôn và các bãi ngầm), trong đó đảo Hoàng Sa về yếu tố quân sự là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhất
Nhà Nguyễn đã chính thức đặt bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng
Sa từ năm 1816, từ đó, Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền cho đến năm 1974 Trung Quốc dùng không quân và hải quân tấn công chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa từ lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Trước đó, năm 1956 Trung Quốc bí mật chiếm đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)
Quần đảo Trường Sa: gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía Đông Nam, cách Cam Ranh
243 hải lý, cách đảo Phú Quý khoảng 203 hải lý (cách biển của Malaixia khoảng
250 hải lý, đến biển Philippin khoảng 2120 hải lý, đến biển Brunây khoảng 320 hải
lý, cách đảo Hải Nam khoảng 585 hải lý) Diện tích vùng biển của quần đảo Trường Sa rộng từ 160.000 km đến 180.000 km Diện tích toàn bộ phần đất nổi2 2
của quần đảo khoảng 10 km , trong đó có 9 đảo, bãi quan trọng là các đảo Trường2
Sa, An Bang, Ba Bình, Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây và bãi An Nhơn (đảo Ba Bình lớn nhất, khoảng 0,44 km2)
b) Đường cơ sở và vùng biển Việt Nam:
Đường cơ sở thông thường là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ t~ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận (Điều 5 Công ước Luật biển 1982)
Đường cơ sở thẳng là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ viển lục địa hoặc đảo Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển (Điều 7 Công ước Luật biển 1982)
Nội thủy (Điều 8 của Công ước Luật Biển năm 1982): Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình
Lãnh hải (Điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982): Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m) Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại
Trang 7Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy
ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình
Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý) Theo điều 56 của Công ước Luật Biển năm 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển Công ước Luật Biển năm 1982 quy định các quốc gia khác, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, được hưởng một số quyền nhất định ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không
Thềm lục địa: Là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý) Nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m Điều 77 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình Cần lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển
c) Sự hình thành lãnh thổ quốc gia Việt Nam trên biển đảo:
Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982 Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây Với 17 phần (Chương), 319 Điều và 9 Phụ lục (220 trang), Công ước Luật Biển năm 1982 quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển, trong đó quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
Trang 8quyền kinh tế và thềm lục địa Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển
d) Tình hình quốc phòng an ninh trên biển đảo hiện nay:
Tình hình mới, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay đặt ra phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích động, xúi giục gây xung đột vũ trang, chiến tranh; giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực Vì vậy, trước sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông thời gian qua, nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nặng nề, đặt trước nhiều khó khăn, thách thức Phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…” Đồng thời, Đảng ta chủ trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo” Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy lợi thế kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam không chỉ thể hiện sự phát triển năng lực tư duy lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, mà còn là ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trước bối cảnh quốc tế phức tạp như hiện nay
Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đặt ra nhiệm vụ cấp bách không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt Vì vậy, để phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trước mắt và lâu dài Hiện nay mật độ dân cư trên biển, đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng ven biển, trên biển và trên các đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia còn nhiều hạn chế
Do đó, cần phải đầu tư một cách thích đáng về mọi mặt, bảo đảm cho phát triển
Trang 9kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, tạo sự liên kết giữa biển, đảo và bờ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
1.1.2 Quan điểm, chủ trương, giải pháp phương châm của Đảng và nhà nước
ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết vấn đề của Biển Đông trong thời gian tới
a) Quan điểm:
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực, quốc tế và xu thế của thời đại, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển, đảo hiện nay
Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai Công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực, quốc tế và xu thế của thời đại, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển, đảo hiện nay
Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Đại hội XIII đã khẳng định, chúng ta đã: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên biển, trên không và trên bộ; hợp tác quốc tế về biển, đảo được tăng cường, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước” Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân,
“thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn Trong đó, Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt bảo
vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển Hiện nay, Hải quân nhân dân Việt Nam đã có đủ các lực lượng cơ bản, được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ sức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới Trên mặt trận chính trị - đối ngoại, chính sách của Việt Nam ở Biển Đông đã vận dụng thành công chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ trong hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế Chúng ta đã giữ vững các đảo, điểm đóng quân, các bãi cạn không người Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cơ bản chiến lược bảo đảm chủ quyền, an ninh;
Trang 10xử lý kịp thời các tình huống trên biển, bảo đảm giữ vững được chủ quyền, mối quan hệ và môi trường hòa bình trên biển
b) Chủ trương:
Nhận thức rõ nguy cơ, thách thức nói trên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước
ta đã chủ động, tích cực giải quyết từng bước những tồn tại về biên giới lãnh thổ trên biển và đất liền với các nước liên quan nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác, góp phần củng cố hoà bình, an ninh khu vực, đồng thời tăng cường thế và lực của đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đã ký nhiều văn bản với các nước liên quan đến biển, đảo, như: Thoả thuận khai thác chung vùng biển chồng lấn với Malaysia; Hiệp định phân định vùng biển chồng lấn với Thái Lan và thực hiện tuần tra chung trên vùng biển chồng lấn; Hiệp định về biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Inđônêxia; Hiệp định về biên giới trên bộ với Campuchia
Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
1982 (UNCLOS 1982), phục vụ nhiệm vụ tập trung phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng tầm vị thế của nước ta trên trường quốc tế Cụ thể là: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Trên cơ
sở đó, ngày 30/5/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Trên
cơ sở đó, ngày 05/3/2020 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành nghị quyết số 26/NQ-CP Ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 c) Giải pháp:
Để có được những kết quả như trên, một trong những nguyên nhân, điều kiện quan trọng, tiên quyết chính là vì chúng ta đã đề ra được những quan điểm, đường lối đúng đắn trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, xử lý kịp thời các tranh chấp trên biển Đông Có thể thấy rằng, sau 35 năm đổi mới, hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các văn kiện của mỗi kỳ Đại hội Đảng Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong