1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài giải quyết tranh chấp phân chia tài sản chung là tài sản Đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn và thực tiễn giải quyết tại văn phòng luật sư trương quyền

58 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Phân Chia Tài Sản Chung Là Tài Sản Đưa Vào Kinh Doanh Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Và Thực Tiễn Giải Quyết Tại Văn Phòng Luật Sư Trương Quyền
Tác giả Phạm Thị Mỹ Ngân
Người hướng dẫn ThS. Võ Song Toàn
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 5,72 MB

Nội dung

Em tén: Pham Thi My Ngan - MSSV: 030737210114 Em xin cam đoan Báo cáo thực tập: “Giải quyết tranh chấp phân chia tài sản chung là tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn và th

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM_ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HANG THANH PHO HO CHi MINH

1976 BAO CAO THUC TAP

DE TAI: GIAI QUYET TRANH CHAP PHAN CHIA TAI SAN CHUNG LA TAI SAN DUA VAO KINH DOANH CUA VO CHONG KHI LY HON VA THUC TIEN GIAI QUYET TAI VAN PHONG LUAT

SU TRUONG QUYEN

Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ MỸ NGAN Lop: DH37LK02

Khoa hoc: 2021 - 2025 MSSV: 030737210114

GVHD: ThS VO SONG TOAN

TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban giám hiệu cùng quý thầy cô khoa Luật Kinh tế - Trường Đại

học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Em tén: Pham Thi My Ngan - MSSV: 030737210114

Em xin cam đoan Báo cáo thực tập: “Giải quyết tranh chấp phân chia tài sản chung là tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn và thực tiễn giải quyết tại văn phòng luật sư Trương Quyển” là do chính em thực hiện trong suốt quá trình thực tập và được hướng dẫn của Th§ Võ Song Toàn cùng với các anh chị cán bộ tại Văn phòng Luật sư Trương Quyền

Các nội dung nghiên cứu, số liệu thu thập trong bài báo cáo phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh piá có chủ thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa và được chính tác giả thu thập từ các tư liệu, các website và phi rõ trong phan tài liệu tham khảo Các số liệu, nội dung duoc su dung trong báo cáo đã được diéu chinh dé dam bao tính bao mat của văn phòng luật sư, được sự đồng ý của người đại diện văn phòng luật sư, tuy nhiên không làm thay đổi quy mô, tý trọng của số liệu Em xin cam đoan rằng vấn đề em dẫn dắt, phân tích vào sản phẩm nảy là hoàn toàn chính

xác

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự này

Thành phố Hô Chí Minh, tháng 09 năm 2024

Tác giả (Ký, ghỉ rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Sau gan 3 năm học tập và rèn luyén tai Truong dai hoc Ngan hang Tp Hồ Chí Minh, em đã được trang bị cho mình một hành trang kiến thức đề có thể tự tin bước vào đời, bước vào những khó khăn, thách thức mà có thể em không lường trước được Nhưng hoàn thành được báo cáo thực tập này được xem như là thành công bước đầu cúa cuộc đời em

Va trong qua trinh hoc tap nghién cứu, viết báo cáo thực tập em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thế, cá nhân, các giảng viên

Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu

sắc đến thầy Võ Song Toàn, người đã hướng dẫn em rất tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo này này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Văn phòng Luật sư Trương Quyền và các anh chi trong van phong đã luôn tạo cơ hội, nhiệt tỉnh giúp đỡ em trong quá trình thực tập ở đây

Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm bài báo cáo, với điều

kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bải báo cáo khó tránh khỏi sai

sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để em được bồ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao ý thức của bản thân

Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô trường Đại học Ngân hàng Tp HCM và các anh chị trong Văn phòng Luật sư Trương Quyền có nhiều sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc cũng như cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 4

L1 Xuất sắc

Lï Tốt

LI Khá

L1 Đáp ứng yêu cầu

L] Không đáp ứng yêu cầu

XAC NHAN CUA DON VI THI

(Ky, ghi rõ Họ tên, đóng đấu)

Trang 5

PHIEU CHAM DIEM BAO CAO THUC TAP

Giang vién cham 1 Giang vién cham 2

(Ky và ghi r6 ho tén) (Ky và ghỉ rõ họ tên)

Trang 6

MỤC LỤC

"ma ốc ẻẽ 3

1.2 Tính câp thiệt của đề tài L0 22121112111 211211121 2111121111 1111181 rray 4

2 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 4

3 Mục tiêu của đề tài wd

4 Đôi tượng và phạm vi Nghién Clb t.scescessscsssssssssvessssssssssssssssssesssssssessssesseaseseseses 3

ly 8.006 1n nan ổn neee 6

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN TRONG VIEC GIAI QUYET

TRANH CHAP PHAN CHIA TAI SAN CHUNG LA TAI SAN DUA VAO KINH

1.1 Các khái niệm eeeeceeeeeceecseecsetenccssccescccseeceseccseseceeeauauaesseseceeens 8 1.2 Nguyên tắc phân chia tài sản chung 2-52 212 2 E211 xe 11 1.3 Đặc điểm và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp về việc phân chia tài san chung là tài sản đưa vào kinh doanh khi vợ chồng ly hôn 14

Kết luận Chương Ï << Sce+ccxctEEHH HH HH TH 1 g1 ườo 18 CHUONG 2: THUC TIEN VIEC GIAI QUYET TRANH CHAP PHAN CHIA TAI SAN CHUNG LA TAI SAN BUA VAO KINH DOANH CUA VO CHONG KHI LY HÔN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRƯƠNG QUYVÈN 19

2.1 Tông quan về Văn phòng Luật sư Trương Quyễn 5c 22s se: 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn 52-21 522 12121221 2E ceg 19 2.1.2 Cơ cầu tổ chức - + 2s 212211211211211211212112121121111 1 1d 20 2.1.3 Các hoạt động chủ yếu 2-21 S21 EE121122121111211 21111 11x 22

2.1.4 Tình hình hoạt động - 2 2 2211211121112 1211111112111 2tr ray 23 2.1.5 Mô tả quá trình thực tập 2 2 222 22112211221 1211 1211118112 reg 25

Trang 7

Kết luận chương 3

2.2 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung là tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn tại văn phòng luật sư Trương Quyền 2.2.1 Tình hình xét xử các vụ án liên quan trên địa bàn TP HCM 2.2.2 Những thành tựu đã đạt được khi xử ly những vụ án 2.2.3 Những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 55 scc2zcs2 2.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn ché, thiếu sót trong việc giải quyết

3.1 Giải pháp hoản thiện pháp luật về phân chia tài sản chung 1a tai san dua

vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn 2 2221122212 12112221 2211222 3.1.1 Xây dựng cơ chế định giá giá trị tài sản kinh đoanh khách quan và công bằng - s1 21121111112121111 212121211 n1 1 1211212 ca re 3.1.2 Quy định rõ ràng về cách thức phân chia lợi nhuận từ tài sản kinh

3.1.4 Hoàn thiện quy định về chia tài sản chung của vợ chong khi ly hôn căn cứ vào công sức đóng góp và thời điệm xác lập tài sản riêng của vợ 3.1.5 Hoàn thiện quy định về xác định tài sản chung -.-c c2 ccss 3.2 Các piải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc giải quy

CHUONG 3: MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN VA NANG CAO HIEU QUA TRONG VIEC GIAI QUYET TRANH CHAP PHAN CHIA TAI SAN CHUNG

LA TAI SAN BUA VAO KINH DOANH CUA VO CHONG KHI LY HON TAI

et

về việc phân chia tài sản chung là tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chong khi

3.2.1 Tăng cường vai trò của hòa giải viên và các chuyên gia trong việc g1

quyết tranh chấp tải sản chung là tai san kinh doanh khi ly hôn 3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và giải thích pháp luật cho người dân - - c1 2 22012211211 111 111112 1111110111 0115 1011100111 1111 1610111 grk

3.2.3 Áp dụng công nghệ trong quản lý tài sản của vợ chồng 3.2.4 Tăng cường công tác tông kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất

lượng xét xử và thông nhất áp dụng pháp luật 5-5222 z2

al

Trang 8

KÉT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

&

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TAT

Trang 10

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Trang Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức Văn phòng Luật sư Trương Quyễn - 20

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực hoạt động của

Văn phòng Luật sư Trương Quyềhn 2-22 se 522121821211 121121112112121 2e ru 24

Bảng 2.2 Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ tại TP Hỗ Chí Minh 28

Bảng 2.3 Báo cáo số liệu án HN&GĐÐ năm 2021 của TAND quận Bình Tân, TP Hồ

Chi Minh 29

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu

1.1 Đặt vẫn đề

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, vấn đề ly hôn va phan chia tài sản chung của

vợ chồng đang trở nên ngày càng phức tạp, đặc biệt khi liên quan đến tài sản được đưa vào kinh doanh Sự giao thoa giữa quyên lợi cá nhân, lợi ích kính tế và các quy định pháp luật tạo ra những thách thức đáng kế trong quá trình giải quyết tranh chấp

Tài sản chung được đưa vào kinh doanh thường có giá trị lớn và đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của cả hai vợ chồng Khi ly hôn, việc định giá, phân chia

và quyết định phương án xử lý những tài sản này trở thành vấn đề phức tạp, đòi hỏi

sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý, kinh tế và cả yếu tố tinh cam

Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình cùng các văn bản pháp luật liên quan đã

có những quy định về vẫn đề này, nhưng trong thực tiễn, việc áp dụng vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập Sự đa dạng của các hình thức kinh doanh, tính phức tạp của các giao dich tai chính, cũng như sự khác biệt trong đóng góp của mỗi bên vào hoạt động kinh doanh đều là những yếu tô cần được xem xét cân trọng

Là một sinh viên ngành Luật kinh tế và có cơ hội được thực tập tại Văn phòng Luật sư Trương Quyền, Văn phòng đã và đang đối mặt với nhiều trường hợp

tranh chấp phức tạp liên quan đến vấn đề trên Việc nghiên cứu và phân tích các phương pháp giải quyết, cũng như rút ra bài học từ thực tiễn xử lý tại Văn phòng, sẽ mang lại những giá trị thiết thực không chỉ cho giới luật sư mà còn cho cả những

cặp vợ chồng đang trong quá trình ly hôn

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp phân chia tai san chung la tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn và thực tiễn giải quyết tại Văn phòng Luật sư Trương Quyên” trở nên cấp thiết và có

ý nghĩa quan trọng Nghiên cứu nảy không chỉ góp phần làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan mà còn đề xuất những giải pháp thiết thực, hướng tới việc bảo vệ quyền

Trang 12

lợi hợp pháp của các bên và đảm bảo công bằng trong quá trình giải quyết tranh chấp

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài "Giải quyết tranh chấp phân chủa tài sản chung là tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi Iy hôn và thực tiên giải quyết tại Văn phòng Luật

sư Trương Quyền” thê hiện rõ nét tính cấp thiết trong bối cảnh xã hội hiện đại Với

tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng và sự phức tạp trong cơ cấu tải sản của các cặp vợ chồng, đặc biệt là tải sản dùng cho kinh doanh, vấn dé nay đang trở thành một thách thức pháp lý và xã hội đáng kê Việc thiếu một hướng dẫn cụ thể và toàn diện về cách thức giải quyết những tranh chấp này không chỉ gây khó khăn cho các cặp đôi đang ly hôn mà còn tạo áp lực lên hệ thống tư pháp Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và các hình thức kinh doanh mới đòi hỏi phải có những cách tiếp cận sáng tạo và linh hoạt trong việc định giá và phân chia tài sản kinh doanh Nghiên cứu này, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Văn phòng Luật sư Trương Quyên, không chỉ giúp lấp đầy khoảng trống trong lý luận và thực tiễn pháp

lý hiện nay, mả còn cung cấp những hướng dẫn quý giá cho các luật sư, thâm phán

và các bên liên quan trong việc giải quyết công bằng và hiệu quả các tranh chấp tương tự Điều này góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền lợi của các bên, đảm bảo sự ôn định xã hội và thúc đây sự phát triển của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân va gia dinh

2 Tông quan về lĩnh vực nghiên cứu

Vì lĩnh vực nghiên cứu này nằm ở giao điểm của Luật Hôn nhân và Gia đình,

Bộ luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp, đòi hỏi một cách tiếp cận đa chiều và liên ngành Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tập trung vào các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, về khung pháp lý: Các học giả đã phân tích sâu rộng các quy định liên quan, song vẫn tồn tại những khoảng trống và mâu thuẫn, đặc biệt khi áp dụng vào trường hợp tài sản kinh doanh

Trang 13

- Thứ hai, về phương pháp định giá: Vấn đề này vẫn gây nhiều tranh cãi Dù

có nhiều phương pháp được đề xuất, việc lựa chọn cách thức phù hợp cho từng trường hợp vẫn là thách thức lớn

- Thứ ba, về quyền lợi các bên: Các nghiên cứu đã chú trọng việc cân bằng loi ich gitra ve chồng, đối tác kinh doanh, nhân viên và chủ nợ, đồng thời quan tâm

đến việc bảo vệ lợi ích doanh nghiệp

- Thứ tư, thực tiễn xét xử: Phân tích án lệ cho thấy sự không đồng nhất trong cách giải quyết các vụ việc tương tự, làm nỗi bật nhu cầu hướng dẫn cụ thê hơn Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, vẫn còn nhiều khoảng trống cần được lấp day, dac biét la trong viéc ap dung ly thuyét vào thực tiễn và đề xuất các giải pháp cụ thế cho những tỉnh huống phức tạp Nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Văn phòng Luật sư Trương Quyền có thể đóng góp quan trọng vào việc thu hẹp khoảng cách giữa ly thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực này

3 Mục tiêu của đề tài

Báo cáo này hướng tới việc phân tích toàn điện quy trình giải quyết tranh

chap phan chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, với trọng tâm là các tài sản

đã đưa vào kinh doanh Cụ thẻ, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

1 Nghiên cứu sẽ làm rõ cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề này

2 Đề tài sẽ đánh giá thực tiễn xử lý các tranh chấp tại Văn phòng Luật sư Trương Quyên

3 Nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng và khó khăn trong quá trình phân chia tài sản chung là tài sản đưa vào kính doanh

4 Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu sẽ đề xuất các cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả vả tính công bằng trong việc giải quyết tranh chấp

5 Cuối cùng, dé tài này sẽ tạo nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo và đề xuất các ứng dụng thực tiễn có thể áp dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực luật hôn nhân và ø1a đình

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các quy định pháp luật hiện hành về phân chia tài san chung cua vo chéng khi ly hôn, đặc biệt là tài sản đã được đưa vào kinh doanh

Cụ thê, đối tượng nghiên cứu bao gồm các điều khoản của Bộ luật Dân sự,

Bộ Luật Tổ tụng dân sự và Luật Hôn nhân và Gia đình liên quan đến việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng, cũng như các quy định và hướng dẫn thực hiện của các cơ quan tư pháp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung vào thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Văn phòng Luật sư Trương Quyền, bao gồm quy trình xử lý, các phương pháp áp dụng, và các trường hợp cụ thế mà văn phòng này đã giải quyết liên quan đến phân chia tài sản đưa vào kinh doanh khi ly hôn

- Phạm vi nghiên cứu: bao gồm cả lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phân chia tai san chung khi ly hon

Trong lý thuyết, nghiên cứu sẽ tập trung vào các quy định pháp lý hiện hành

và các nguyên tắc cơ bản về phân chia tài sản

Về mặt thực tiễn, phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các vụ tranh chấp phân

chia tài sản đưa vào kinh doanh ma Văn phòng Luật sư Trương Quyền đã tiếp nhận

và giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định Nghiên cứu cũng sẽ xem xét

các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân chia tài sản, những khó khăn gặp phải

trong thực tiễn, và đề xuất các giải pháp cải tiến dựa trên các phát hiện từ thực tiễn tại văn phòng luật sư này

Phạm vi nghiên cứu không mở rộng ra ngoài các vụ việc cụ thể tại Văn phòng Luật sư Trương Quyền và không bao gồm các tranh chấp phân chia tài sản không liên quan đến kinh doanh hoặc các trường hợp khác không nằm trong phạm

vi giải quyết của văn phòng

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài báo cáo này đã được sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cụ thé sau day nham thu thập va phân tích dữ liệu một cách toàn diện và hiệu quả: Nghiên cứu nảy sẽ áp dụng bốn phương pháp chính:

Trang 15

1 Phương pháp phân tích văn bản pháp lý: Nghiên cứu sẽ phân tích các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, và Luật Doanh nghiệp dé

làm rõ cơ sở pháp lý về phân chia tài sản chung khi ly hôn

2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đề tài sẽ phân tích các vụ tranh chấp

tại Văn phòng Luật sư Trương Quyền đề hiểu rõ quy trình giải quyết thực tế

3 Phương pháp so sánh: Nehiên cứu sẽ so sánh quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa các văn phòng luật và hệ thống pháp luật khác nhau

4 Phương pháp tổng hợp và phân tích đữ liệu: Nghiên cứu sẽ tổng hợp thông tin thu thập được để đưa ra kết luận và đề xuất cải tiến

Việc kết hợp các phương pháp này sẽ đảm bảo nghiên cứu được thực hiện toàn diện, từ lý thuyết đến thực tiễn

6 Kết cấu báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phan tai liệu tham khảo thì bài báo cáo gồm

3 chương:

> Chương 1: Những vấn đề lý luận trong việc giải quyết tranh chấp phân chia tài sản chung là tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn

>_ Chương 2: Thực tiễn việc giải quyết tranh chấp phân chia tải sản chung là

tài sản đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn tại Văn phòng Luật sư

Trang 16

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN TRONG VIỆC

GIẢI QUYET TRANH CHAP PHAN CHIA TAI SAN CHUNG

LA TAI SAN DUA VAO KINH DOANH CUA VO CHONG KHI LY HON

1.1 Cac khai niém

Khái niệm về tài sản chung của vợ chồng:

Trong quá trình chung sống, ngoài tình cảm thì giữa vợ chồng còn có tài sản

chung được coi là một điều kiện không thê thiếu để duy trì mỗi quan hệ vợ chồng

Do tài sản không chỉ gắn liền với các lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại nên vấn đề để này lúc nào cũng xảy ra nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là sau

khi vợ chồng ly hôn

Tài sản theo nghĩa Từ điển tiếng việt là của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì “7; sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tài sản Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bắt động sản và động sản có thê là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong

tương lai ” (Khoản 1, 2 Điều 105, BLDS 2015)

Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng, là hình thức sở hữu chung đặc biệt Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, sự tồn tại của chế độ tài sản chung vợ chồng phụ thuộc vào sự tồn tại quan hệ hôn nhân và chấm dứt khi một trong hai vợ chồng chết hoặc có bản án, quyết định của Tòa án cho vợ chồng ly hôn

Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Tài sản chung vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Toà án

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể các căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng như sau:

“1 Tài sản chung của vợ chồng gốm tài sản do vợ, chong tạo ra, thu nhập

do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

Trang 17

riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điểu 40 của Luật nay; tdi san md vo chong duoc thita ké chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác Inà Vợ chong thỏa thuận là tài sản chưng

Quyên sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung Của VỢ chong, trừ trường hợp vợ hoặc chong được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được ding dé bảo đám nhu câu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chông

3 Trong trường hợp không có căn cứ đề chứng mình tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mối bên thì tài sản đó được coi là tài sản cung” (Điều 33, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)

Từ những phân tích trên ta có thê hiểu: “7à sđn chung của vợ chông là vật,

tiền, giấy tờ có giá và quyên tai sản Tài sản chưng của vợ chồng có thê bao gốm động sản, bắt động sản Đây là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất có thê phân chia Vợ chông có quyên và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung

đó 1

Khái niệm về tài sản đưa vào kinh doanh:

Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh là những tài sản được hình thành từ nguồn vốn chung của vợ chồng sử dụng đề đầu tư, kinh doanh, bao gồm:

1 Tiền, hiện vật, quyền sử dụng đất, tải sản khác do vợ chồng đưa vào để thành lập, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh

2 Tiền, tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn chung của

vợ chồng

3 Quyền sử dụng đất, các giấy phép, quyền sở hữu trí tuệ và các tai san khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, được hình thành từ nguồn vốn chung của vợ chồng

Trang 18

Khi vợ chồng quyết định đưa tài sản chung vào hoạt động kinh doanh, việc này cần được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của cả hai bên Theo quy định của Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung có thể được sử dụng cho các mục đích kinh doanh nhưng phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng Điều nay bảo đảm răng cả hai đều có quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý và sử dụng tài san chung dé dau tu

Khái niệm giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:

Ly hôn là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, đồng thời

cũng chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng kể từ thời điểm ly hôn Khi ly hôn, do có sự mâu thuẫn về quan hệ tỉnh cảm nên vợ chồng khó tìm được tiếng nói chung trong việc phân chia tài sản chung, từ đó dễ xảy ra tranh chấp chia tài sản chung

Việc tranh chấp về chia tai san chung co thé diễn ra cùng với việc vợ, chồng xIn ly hôn hoặc diễn ra sau khi vợ chồng đã ly hôn do thời điểm ly hôn vợ, chồng không yêu cầu giải quyết về tài sản chung mà để họ tự thỏa thuận nhưng sau đó họ không tự thỏa thuận được Việc vợ chồng tranh chấp về tài sản đồng thời với việc ly hôn hoặc sau khi ly hôn đều được coi là tranh chấp về tải sản chung của vợ chồng

chung trong thời kỷ hôn nhân )

10

Trang 19

- Tranh chấp về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay của gia đình (trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng gia đình mà ly hôn)

- Tranh chấp về việc phân chia hiện vật

- Tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp

- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người thứ ba

- Tranh chấp về việc phan chia tai sản chung khi đưa vảo kinh doanh

Khi vợ chồng thì họ khó thỏa thuận thống nhất trong việc phân chia tai san chung nên cần một cơ quan Nhà nước có đủ thâm quyền tiến hành giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc giải quyết ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thuộc thắm quyền giải quyết của Tòa án Khi vợ, chồng có đơn gửi đến Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn cùng VỚI yêu cầu giải quyết về tài sản thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án, thực hiện các thủ tục, quy trinh tổ tụng đã được pháp luật quy định cụ thé trong Bộ luật Tố tụng dân sự như lấy lời khai, thu thập chứng cứ, hòa giải, định giá, mở phiên tòa (nếu hòa giải không thành) Các bước tô tụng này giúp Tòa án có thể xem xét, đánh giá chứng cứ, cân nhắc kỹ, quyết định về tính hợp pháp, hợp lý trong lời khai, chứng cứ

do các bên đưa ra Nếu đủ cơ sở pháp lý xác định tài sản tranh chấp là tài sản chung

của vợ chồng thi Tòa án căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện

hành để giải quyết chia tai san chung của vợ chồng

Như vậy, có thê hiểu “Gidi quyết tranh chap chia tai san chung vo, chong khi ly hon la tong hop cdc hanh vi t6 tung cua Toa dn, duong sw va cdc chit thé khác theo trình tự, thu tục do luật định, duoc tính từ giai đoạn đương sự có đơn khởi kiện, Tòa đu tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện của đương sự cho đến các bước

10 tụng khác như hòa giải, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc xác định tài sản chung và các nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn nhằm đảm bảo sự công bằng, hợp tình, hợp lý cho vợ, chông khi họ không thỏa thuận được việc phân chia tài sản chưng ”

11

Trang 20

1.2 Nguyên tắc phân chia tài sản chung

Luật HN&GĐÐ qua các thời kỳ đều đề ra nguyên tắc phan chia tai san chung Tòa án khi giải quyết phân chia tài sản chung phải dựa trên các nguyên tắc này để việc phân chia đảm bảo công bằng, hợp lý Việc phân chia tài sản chung của vợ

chồng khi ly hôn phải tuân thủ các quy tắc sau:

- Thứ nhất: Tài sản chung về nguyên tắc được chia đôi nhưng

có xem xét các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và vợ chồng, công sức đóng góp

Hoàn cảnh của gia đình và vợ chồng là điều kiện kinh tế của gia đình, tình trạng sức khỏe, công việc, tuôi tác của các cá nhân trong gia đình và của vợ chồng Công sức đóng góp là những đóng góp của các bên vào việc tạo lập, giữ gìn, phát triển tài sản chung Yêu cầu xem xét hoàn cảnh gia đình là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014, quy định này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của những người sống chung cùng

gia đình khi vợ chồng ly hôn

- Thứ hai: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình, ưu tiên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em sau ly hôn Đối tượng cần được quan tâm đặc biệt bao gồm phụ nữ - những người thường gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc song mdi, tré em chua thanh nién - dé bi ton thương về mặt tâm lý, và con cái đã trưởng thành nhưng bị tàn tật hoặc mat nang lực hành vi dan sy Quy định này thé hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật và bản chất tốt đẹp của nhà nước Việt Nam

- Thứ ba: Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập

12

Trang 21

Quy định này tạo điều kiện cho các bên sau khi ly hon vẫn đảm bảo được việc sản xuất kinh đoanh bình thường, duy trì sự phát triển về kinh tế

- Thứ tư: Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch

Đây là một quy định mở trong chế định phân chia tài sản chung của vợ chồng, theo

đó khi phân chia tai san chung Tham phán có thế xem xét đề linh động chia cho các bên bằng hiện vật hoặc bằng gia tri

Việc xác định chính xác giá tri tai san là điều cốt lõi giúp cho nguyên tắc này được

thực hiện đúng mục đích Trước khi có Luật HN&GĐ năm 2014 thì Nghị quyết 02/2000/HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao

quy định “Miệc xác định giá trị khối tài sản chung của Vợ chong hoặc phan gid tri

mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử `

- Thứ năm: Việc chia tài sản chung cũng phải dựa trên cơ sở xem xét đến lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng

Nếu vợ hoặc chồng vi phạm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tải sản đồng nghĩa với việc họ có lỗi trong việc dẫn đến gia đình tan vỡ và phải chịu chế tải vi

những vi phạm đó Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 thể hiện

sự răn đe đối với những người vợ, người chồng không có ý thức giữ gìn, bảo vệ

hạnh phúc gia đình

Ngoài ra còn có các trường hợp đặc biệt, ví dụ như chia tài sản chung trong trường hợp vợ, chồng sống chung cùng gia đình mà ly hôn (Điều 61), chia quyén str dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn (Điều 62) Trường hợp vợ chồng sống chung cùng gia đình thì việc xác định tài sản chung được phân biệt như sau: “NẾu phan tai san trong khoi tai san chung cua gia dinh khong xdc dinh duoc thi vo hodc chong được

13

Trang 22

chia một phân trong khối tài sản chưng của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng ” ( Điều 61)

Bên cạnh đó quy định về trường hợp chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn cũng là trường hợp cần lưu ý Trước hết, pháp luật tôn trọng quyền sở hữu riêng của mỗi người, theo đó quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly

hôn vẫn thuộc về bên đó (khoản I Điều 62 Luật HN&GĐ năm 2014) Đối với

quyên sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối mà vợ chồng được Nhà nước giao thì việc phân chia tài chung đã được

quy định cụ thê tại khoản 2 Điều 62 Luật Hôn nhân và Gia đình 20 14

Tóm lại, việc chia quyền sử dụng đất cần gắn liền với nhu cầu và điều kiện

sử dụng đất của các bên Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, nhằm đảm bảo cho vợ, chồng có thể tiếp tục sản xuất trên đất để ôn định cuộc sống sau khi ly hôn, đồng thời không bỏ hoang hóa đắt

Cần lưu ý rằng Tòa án chỉ được quyền phân chia những tài sản chung của vợ chồng sau khi đã trừ đi nghĩa vụ chung của vợ, chồng và trên cơ sở xem xét toàn diện các yếu tô theo quy định của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo hợp tình, hợp lý, đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho các bên, tạo điều kiện cho các bên có điều kiện để tạo lập cuộc sống mới sau khi ly hôn

1.3 Đặc điểm và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp về việc phân chia tài sản chung là tài sản đưa vào kinh doanh khi vợ chồng ly hôn

Đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp:

Tỉnh phức tạp của tranh chấp Việc giải quyết tranh chấp vé phan chia tài sản chung là tải sản đưa vào kinh doanh khi vợ chồng ly hôn thường mang tính phức tạp cao Đây là loại tranh chấp

đặc biệt vì nó không chỉ liên quan đến vấn dé tai san chung của vợ chồng trong

phạm vi luật hôn nhân và gia đình, mà còn liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi luật doanh nghiệp và luật thương mại Sự g1ao thoa giữa các lĩnh vực pháp luật nảy tạo nên độ phức tạp đáng kể trong quá trình giải quyết

14

Trang 23

Một trong những khó khăn lớn nhất là việc xác định chính xác giá trị của tài sản đã đưa vào kinh doanh Trong nhiều trường hợp, giá trị này có thể đã thay đổi đáng kể so với thời điểm ban đầu, đặc biệt nếu doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ

Việc định giá không chỉ đơn thuần là đánh giá giá trị hiện tại của tải sản vật chất,

mà còn phải tính đến các yếu tô vô hình như thương hiệu, uy tín trên thị trường, mạng lưới khách hàng, và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Ngoài ra, tranh chấp còn có thế phức tạp hóa bởi những bất đồng về mức độ đóng góp của mỗi bên vào hoạt động kinh doanh Một bên có thể cho rằng họ đã đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính, trong khi bên kia có thế lập luận rằng công

suc, thoi gian va ky năng quản lý của họ là những đóng góp quan trọng không kém

cho sự phát triển của doanh nghiệp Việc đánh giá và cân nhắc các yếu tô này một cách công bằng và hợp lý là một thách thức lớn trong quá trình giải quyết tranh chấp

Yêu cầu chuyên môn cao Giải quyết loại tranh chấp này đòi hỏi một mức độ chuyên môn cao từ nhiều phía Trước hết, cần có sự am hiểu sâu sắc về pháp luật hôn nhân gia đình, đặc biệt

là các quy định liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng và cách thức phân chia tài

sản khi ly hôn Đồng thời, kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh cũng là

điều không thê thiếu, bao gồm hiểu biết về các loại hình doanh nghiệp, quy định về vốn góp, và cách thức vận hành của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, việc định giá tài sản doanh nghiệp đòi hỏi chuyên môn rất cao

trong lĩnh vực tải chính và kế toán Các chuyên gia định giá cần phải có khả năng

đánh giá không chỉ giá trị số sách của doanh nghiệp ma con ca gia tri thi trường và giá trị tiểm năng của nó Trong nhiều trường hợp, sự tham gia của các chuyên gia như kế toán viên, kiểm toán viên, và chuyên gia định giá độc lập là không thê thiếu

để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong quá trình đánh giá

Hơn nữa, quá trình giải quyết tranh chấp có thể cần đến sự tham gia của các

chuyên gia tư vấn pháp lý có kinh nghiệm trong cả lĩnh vực hôn nhân gia đình và

luật doanh nghiệp Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho các bên về

15

Trang 24

quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như đề xuất các phương án giải quyết phủ hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả hai bên

Anh hưởng đến hoạt động kinh doanh Một đặc điểm quan trọng khác của việc giải quyết tranh chấp này là ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với hoạt động kinh doanh đang diễn ra Quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt nếu kéo dải, có thể gay ra su gian đoạn đáng ké cho hoat động hàng ngày của doanh nghiệp Điều này có thê bao gồm việc phân tán sự tập trung của ban lãnh đạo, ảnh hưởng đến tỉnh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên, và thậm chí có thể dẫn đến việc tạm dừng một số quyết định kinh doanh quan

trọng

Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp cần phải cân nhắc đến quyền lợi của

nhiều bên liên quan khác ngoài vợ chồng Điều này bao gồm các đối tác kinh doanh,

nhà cung cấp, khách hàng, và đặc biệt là người lao động trong doanh nghiệp Bắt kỳ quyết định nào về việc phân chia tài sản cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ôn định và phát triển lâu dài của doanh nghiệp Trong một số trường hợp, việc giải quyết tranh chấp có thể dẫn đến sự thay đôi trong cơ cấu sở hữu hoặc quản lý của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi một quá trình chuyên giao quan ly cân thận để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh và duy trì lòng tin của các bên liên quan

Ý nghĩa cúa việc giải quyết tranh chấp:

Đám bảo quyên lợi của các bên Việc giải quyết tranh chấp nảy có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả hai bên vợ chồng Trước hết, nó giúp phân chia công bằng tài sản chung mà hai bên đã cùng nhau tạo dựng trong quá trình hôn nhân Điều này không chỉ đơn thuần là việc chia đều tài sản, mà còn phải xem xét đến đóng góp của mỗi bên vảo việc hình thành và phát triển tài sản đó, đặc biệt là trong

bối cảnh kinh doanh

Đối với tài sản đưa vào kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp công bằng sẽ giúp bảo vệ quyên lợi của cả người trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp và

16

Trang 25

người có đóng góp gián tiếp thông qua việc hỗ trợ gia đình Điều này đặc biệt quan

trọng trong trường hợp một bên đã hy sinh cơ hội nghề nghiệp của mình để hỗ trợ

cho sự phát triển kinh doanh của bên kia

Ngoài ra, quá trình giải quyết tranh chấp cũng giúp làm rõ và bảo vệ quyền lợi của mỗi bên trong hoạt động kinh doanh sau khi ly hôn Điều nảy có thé bao gồm quyền tiếp tục tham gia quản lý doanh nghiệp, quyền nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoặc quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình

Duy tri ồn định kinh tế- xã hội

Ý nghĩa quan trọng khác của việc giải quyết tranh chấp này là góp phần duy

trì sự ôn định kinh tế- xã hội Trên phương diện cá nhân, việc giải quyết thỏa đáng tranh chấp sẽ giúp ôn định tình hình kinh tế của cả hai bên sau ly hôn Điều nảy đặc

biệt quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống và tương lai của con cái, cũng như giúp cả hai bên có thể nhanh chóng 6n định cuộc sống và tiếp tục phát triển sự

nghiệp của mình

Trên phương diện rộng hơn, việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng

và hiệu quả góp phần duy trì sự ổn định của doanh nghiệp Điều nảy có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ việc làm cho người lao động, duy trì các mỗi quan hệ kinh doanh, và đảm bảo sự đóng góp liên tục của doanh nghiệp vào nền kinh tế Một doanh nghiệp ôn định sau khi giải quyết tranh chấp sẽ tiếp tục tạo ra giá trị, đóng thuế, và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội

Tạo các tiền lệ phap ly Việc giải quyết các tranh chấp phức tạp như vậy có thể tạo ra những tiền lệ pháp lý quan trọng Các phán quyết và cách thức giải quyết trong những vụ việc này

có thể trở thành hướng dẫn hoặc tham khảo cho các trường hợp tương tự trong tương lai Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh pháp luật Việt Nam, nơi hệ thống án lệ đang dần được xây dựng và hoàn thiện

Những tiền lệ này không chỉ giúp các cơ quan tư pháp trong việc xử lý các

vụ việc tương tự một cách nhật quản và công băng hơn, mà còn cung cap hướng dẫn

17

Trang 26

quý giá cho các cặp vợ chồng khác trong việc quản lý tải sản chung, đặc biệt là khi đưa tài sản vào hoạt động kinh doanh

Ngoài ra, quá trình giải quyết những tranh chấp phức tạp nảy cũng góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thông pháp luật Nó giúp phát hiện những khoảng trống hoặc mâu thuẫn trong các quy định hiện hành, từ đó tạo cơ sở cho việc đề xuất sửa đối, bố sung pháp luật về hôn nhân gia đình cũng như pháp luật kinh doanh để

phù hợp hơn với thực tiễn xã hội

Thúc đây văn hóa kinh doanh lành mạnh Cuối cùng, việc giải quyết tranh chấp này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đây một văn hóa kinh doanh lành mạnh và có trách nhiệm Nó khuyến khích các cặp vợ chồng, đặc biệt là những người có ý định kinh doanh chung, xây đựng

các thỏa thuận tiên hôn nhân rõ ràng vả chỉ tiết Những thỏa thuận này giúp làm rõ

quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản chung và hoạt động kinh doanh, từ

đó giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp trong tương lai

Hơn nữa, quá trình giải quyết tranh chấp cũng nâng cao ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản chung trone hôn nhân một cách minh bạch và có trách nhiệm, đặc biệt là khi liên quan đến hoạt động kinh doanh Điều nảy khuyến khích các cặp vợ chồng thường xuyên trao đổi và thông nhất các

vấn đề tài chính, cũng như có kế hoạch rõ ràng cho việc phát triển kinh doanh

đưa vào kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn ở chương 2 và chương 3

18

Trang 27

CHUONG 2: THUC TIEN VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP PHAN CHIA TAI SAN CHUNG LA TAI SAN DUA VAO KINH DOANH CUA VO CHONG KHI LY HON TAI VAN PHONG LUAT SU TRUONG QUYEN

2.1 Téng quan vé Văn phòng Luật sư Trương Quyền

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên giao dịch: Văn phòng Luật sư Trương Quyền

Số ĐKHĐ: 41.01.3996 Trụ sở: 410B/30 Hậu Giang, phường 12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Người đại diện: Đỗ Xuân Trường

Số điện thoại: 0938 280 981

Email: doanhxuan0411gmail.com

Văn phòng Luật sư Trương Quyền là một trong những tổ chức hành nghề Luật sư được sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động Văn phòng được xây dựng và phát triển dựa trên đội ngũ luật sư đầy kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực tự vấn pháp luật, đầy nhiệt huyết trong công việc

Văn phòng luôn nỗ lực không ngừng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Không chỉ tham gia nhiều vụ án, giải quyết thành công nhiều vụ tranh chấp, bên cạnh đó văn

phòng còn trợ giúp pháp lý miễn phí cho rất nhiều bả con có hoản cảnh khó khăn,

tạo được sự tin tưởng của bà con và niềm tin nơi chính quyền Được sự tín nhiệm của bà con, văn phòng sẽ tiếp tục sát cánh cùng bà con, doanh nghiệp trone tương lai

Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khác hàng, Văn phòng còn tham gia vao các công tác xã hội và phục vụ cộng đông cũng như chia sẻ các kinh

20

Trang 28

nghiệm pháp lý với các đồng nghiệp khác nhằm nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng

hành nghề

21

Trang 29

2.1.2 Cơ cấu tô chức

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Văn phòng Luật sư Trương Quyền

- Trưởng văn phòng:

Là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Luật sư Trương Quyên, có thâm quyền cao nhất trong việc điều hành và tô chức hoạt động của văn phòng, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động của Văn phòng trước Sở Tư pháp và Đoàn Luật

su Tp Hé Chi Minh

22

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w