1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề gia Đình ở việt nam và trách nhiệm của sinh viên trong những biến Đổi của gia Đình ở việt nam hiện nay

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Khoan đào sâu vào mối tương quan giữa gia đình và xã hội, gia đình có vai trò ảnh hưởng sâu sắc đến với từng cá nhân trong gia đình, vì đây là môi trường đầu tiên của mỗi cá nhân và đồng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC TÊN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

Vấn đề gia đình ở Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên trong những biến đổi của gia đình ở Việt

Nam hiện nay

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC TÊN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

Vấn đề gia đình ở Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên trong những biến đổi của gia đình ở Việt

Nam hiện nay

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN PHÚC AN

Mã số sinh viên: 180001

Lớp, khóa học: Khóa học 2023

Trang 3

L Ờ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung, kết quả nêu trong tiểu luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định

Tác giả

Nguyễn Phúc An

L Ờ I NH N Ậ XÉT CỦ A GI NG Ả VIÊN

………

………

………

Điểm số:………… Điễm chữ………

Giảng viên ………

Trang 4

Dùng cho năm học 2022 – 2023

Quy cách làm tiểu luận các môn lý luận chính trị

Tên đề tài Sinh viên lựa chọn 01 trong các chủ đề do giảng viên yêu cầu Trình bày bìa và cách sắp xếp

các nội dung trong tiểu luận

Tiểu luận được sắp xếp theo thứ tự: 1.Bìa cứng, 2 Bìa lót, 3 Lời cam đoan và nhận xét của GV (theo đúng mẫu), 4 Mục lục, 5 Nội dung, 6 Danh mục tài liệu tham khảo, 7 Phụ lục (nếu có).

Ngôn ngữ trình bày, Font chữ,

cỡ chữ và giãn dòng Tiếng Việt, Font: Times New Roman, 13-14, 1.5 lines

Độ dài phần nội dung Từ 10 đến 20 trang A4

Thời gian hoàn thành bài tiểu

luận Sau khi kết thúc môn học 02 tuần

Hính thức nộp bài

In đóng cuốn, nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo và ký tên vào danh sách nộp bài.

Thông tin liên lác giảng viên hướng dẫn làm tiểu luận

Họ và tên TS Nguyễn Đình Quốc Cường

Điện thoại 0905792599

Email quoccuong.nguyen@fulbright.edu.vn

Trang 5

MỤC LỤC

I Hình ảnh gia đình trong văn hóa Việt Nam - 6

II Những biến đổi và vấn đề của gia đình ngày nay - 9

III Vai trò của sinh viên trước những biến đổi - 11

IV Kết luận - 14

Trang 6

Vấn đề gia đình ở Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên trong những biến đổi

của gia đình ở Việt Nam hiện nay

I Hình ảnh gia đình trong văn hóa Việt Nam:

Khái niệm về gia đình là một sản phẩm của lịch sử xã hội, phát triển từ giai đoạn tiền lịch sử đến giai đoạn đầu tiên của xã hội phân chia giai cấp trong xã hội tiền sử, con người sống trong môi trường tự nhiên và chưa có năng lực sản xuất để tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho mình Trong bối cảnh đó, gia đình là một cách để tổ chức các hoạt động sản xuất và chia sẻ tài nguyên để sinh tồn Tuy nhiên, gia đình chỉ

là một giai đoạn phát triển của xã hội và không phải là hình thức tổ chức tối ưu nhất cho sự phát triển của con người Tuy nhiên theo như nhà triết học Ăngghen từng nhận xét, trong giai đoạn phát triển của xã hội phân cấp, gia đình trở thành một cơ quan phục vụ cho sự giữ gìn và phát triển của tầng lớp tư sản Gia đình trở thành một công

cụ để truyền lại tài sản và quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác Vì vậy, ông cho rằng, để giải phóng con người khỏi sự chi phối của gia đình và tầng lớp tư sản, xã hội cần phải đưa ra những biện pháp để hạn chế mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và tư sản

Khoan đào sâu vào mối tương quan giữa gia đình và xã hội, gia đình có vai trò ảnh hưởng sâu sắc đến với từng cá nhân trong gia đình, vì đây là môi trường đầu tiên của mỗi cá nhân và đồng thời cũng là nơi giúp định hình nên tính cách và bản thể của từng

cá nhân Những giá trị, tư tưởng, quan niệm, văn hoá, đạo đức, thói quen, kinh nghiệm sống của các thế hệ cha ông được truyền lại cho các thế hệ con cháu thông qua gia đình Do đó, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và định hình nhân cách con người Ngoài rà, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn mối quan hệ xã hội Gia đình có thể làm trung gian để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội với hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức trong xã hội Gia đình

Trang 7

có thể giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và góp phần vào sự đoàn kết

và hòa bình trong xã hội Bên cạnh đó, gia đình còn là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý của con người Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho cá nhân một môi trường an toàn, bảo vệ và hỗ trợ tâm lý Các thành viên trong gia đình thường có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết và tin tưởng lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng hỗ trợ và khuyến khích lẫn nhau Ngoài ra, gia đình còn giúp cải thiện tâm lý của con người bằng cách đưa ra các quy tắc và giá trị đạo đức, giúp con người phát triển các kỹ năng xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp và phối hợp với người khác, giúp tăng cường sự tự tin và lòng trung thành Gia đình còn giúp tạo ra một cảm giác nơi có sự yên tĩnh và ổn định, giúp giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống

Gia đình và xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Chi tiết hơn, gia đình là một trong những bộ phận cơ bản của xã hội, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xã hội Từ khi con người tồn tại trên trái đất, gia đình đã là một nơi cộng đồng đầu tiên, cung cấp cho con người những nhu cầu tối thiểu như ăn uống, ngủ nghỉ và sinh sản Gia đình là nơi con người được nuôi dưỡng và giáo dục từ nhỏ, học hỏi những giá trị và phẩm chất đạo đức cần thiết

để trở thành một thành viên có ích của xã hội Là cầu nối giữa từng cá nhân với xã hội, gia đình còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển các giá trị

xã hội Gia đình là nơi con người học hỏi những quy tắc cư xử, thói quen tốt và những kiến thức cần thiết để hòa nhập vào xã hội Đây là nơi mà con người được học cách yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ người khác Từ những ý niệm và giáo dục sơ khai nhất hình thành trong chính bản thân mỗi gia đình, gia đình giúp con người hiểu được tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân và tôn trọng quyền của những người khác trong xã hội Và thông qua đó, gia đình và xã hội cũng có thể gây ảnh hưởng lẫn nhau Xã hội

có thể ảnh hưởng đến các gia đình bằng cách thay đổi giá trị, thói quen và quy tắc cư

Trang 8

xử Trong khi đó, gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến xã hội bằng cách hình thành những quan niệm, thói quen và giá trị ảnh hưởng đến hành vi và hành động của con người Do đó, để xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện và hạnh phúc, vai trò của gia đình cần được quan tâm và đề cao

Riêng đặc biệt trong nền văn hóa của người Việt Nam, gia đình còn giữ một khái niệm văn hóa quan trọng trong đời sống tinh thần và bản sắc của dân tộc ta Gia đình

là một giá trị truyền thống quan trọng trong văn hóa người Việt Nam - được coi là nơi chốn bình an, nơi thấu hiểu, chia sẻ và cùng nhau chịu đựng mọi khó khăn trong cuộc sống Gia đình cũng được xem là nơi truyền thống, vì trong gia đình, người lớn có trách nhiệm truyền đạt những giá trị, tín ngưỡng và phong tục tập quán cho thế hệ sau Đối với truyền thống của người Việt Nam, gia đình thông thường có số lượng thành viên lớn, bao gồm ba thế hệ hoặc thậm chí bốn thế hệ sống chung với nhau Từ những tập tục xưa, gia đình có quan niệm rằng đàn ông là trụ cột và người bảo vệ gia đình, trong khi phụ nữ là người chăm sóc và giữ gìn hạnh phúc của gia đình cũng như câu

ca giao thành ngữ để lại “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” Tuy nhiên điểm chung trong gia đình truyền thống và ngày nay là việc người con luôn được khuyến khích trung thành, hiếu thảo và đoàn kết, chấp nhận trách nhiệm của mình trong gia đình và

xã hội Ngoài ra, gia đình còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển truyền thống và văn hóa của dân tộc Gia đình là nơi để truyền đạt cho con cái những câu chuyện, thần thoại, truyện cổ tích và những trò chơi dân gian Những nét đẹp của văn hóa dân tộc cũng được hình thành và phát triển trong gia đình, như những bài hát dân ca, múa rối, trang phục truyền thống và nghệ thuật thêu Đây cũng chính là cái nôi

mà các bộ môn nghệ thuật, các làng nghề gia truyền được xây dựng nên tại Việt Nam, đóng góp một phần to lớn vào việc xây dựng đất nước và hình ảnh đất nước Cụ thể, ở Việt Nam, ngày 28/6 hàng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam Đây là một

Trang 9

trong những ngày lễ quan trọng của đất nước, nhằm khuyến khích và tôn vinh vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội Trong ngày này, các hoạt động đa dạng được tổ chức như chương trình văn nghệ, thi đua, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc tạo dựng, bảo vệ, phát triển gia đình và xã hội Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của gia đình Việt Nam, góp phần củng cố tình đoàn kết, tình yêu thương, tình cảm trong gia đình và đem lại hạnh phúc, ổn định cho xã hội

Dẫu vậy gia đình không phải là một chủ thể đứng yên, hằng ngày, giá trị và vai trò của gia đình luôn có sự thay đổi do những tác động của kinh tế và văn hóa toàn cầu Những tác động này đem lại những huyển biến tích cực thông qua việc loại bỏ những mặt hạn chế của khái niệm truyền thống và học hỏi thêm những đức tính tốt từ những nền văn hóa khác Tuy nhiên, song song với những điểm tốt mà nó đem lại, vẫn có những điểm tiêu cục mà xã hội cần chú tâm và khắc phục trong tương lai, đặc biệt là đối với vai trò của sinh viên – những người trẻ sẽ dẫn dắt đất nước trong tương lai

II Những biến đổi và vấn đề của gia đình ngày nay:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, gia đình đã có những biến đổi tích cực để phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu của thời đại Gia đình không chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp nhu cầu vật chất, mà còn trở thành một nơi cung cấp tình cảm, tâm linh và giáo dục cho trẻ em Trong các gia đình hiện đại, nhiều bố mẹ đang thực hiện chia sẻ trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con Ngoài ra,

có những thay đổi tích cực trong các phong trào để đề cao quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội hiện đại Khi truyền thống cổ hữu còn cho rằng vai trò của người phụ nữ khi lập gia đình sẽ bị giới hạn lại ở công việc nội trợ, những bà mẹ hiện đại cũng không chỉ tập trung vào việc nội trợ mà còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá,

Trang 10

kinh doanh, đóng góp vào gia đình và xã hội Có thể thấy gia đình hiện nay cũng không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc khắt khe của truyền thống Thay vào đó, họ thường tự do trong việc lựa chọn lối sống và hình thức sự sống phù hợp với mình Điều này đã giúp tăng cường sự đa dạng và sáng tạo cho các gia đình Những thay đổi này đã giúp gia đình ngày nay trở thành một môi trường khái niệm, tình cảm và sự phát triển toàn diện cho trẻ em Gia đình ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những công dân có ích cho xã hội, giúp đưa đất nước ngày càng phát triển mạnh

mẽ hơn Ngoài ra, việc gia đình trở nên chủ động và sáng tạo trong việc giáo dục con cái cũng là một biến đổi tích cực Thay vì truyền thống quan niệm về sự nghiêm khắc

và chỉ đạo tuyệt đối, gia đình hiện nay đã bắt đầu tôn trọng và khuyến khích con cái tự

do phát triển bản thân, khai thác tiềm năng bên trong và phát huy các tài năng cá nhân Tuy nhiên những chuyển biến tích cực này không phải xuất hiện đồng đều ở khắp mọi nơi, một vài tỉnh thành hay địa phương vùng sâu vùng xa, nơi những hủ tục xưa cũ đã gắn liền với đời sống của người dân, những thay đổi này vẫn chưa được rõ nét và các

cơ quan chức năng vẫn đang phải nỗ lực tuyên truyền vận động

Mặc dù có những chuyển biến tích cực trong gia đình hiện nay, tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những chuyển biến tiêu cực Với sự phát triển của xã hội, nhiều gia đình đã chuyển từ mô hình gia đình đa thế hệ sang mô hình gia đình nhân khẩu học Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu tình cảm, thiếu sự quan tâm, thiếu thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng con cái Thêm vào đó, áp lực kinh tế, công việc bận rộn, các hoạt động xã hội đòi hỏi thời gian và sự chú ý cũng góp phần gây ra sự suy tàn và phân mảnh của gia đình Nhiều gia đình cũng đối mặt với những vấn đề khác nhau như ly hôn, xung đột trong gia đình, sự phân biệt đối xử giữa các thành viên gia đình

Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng đáng kể mà trong đó, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ ly hôn còn cao hơn so với

Trang 11

trung bình cả nước Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn là do khó khăn trong cuộc sống, mâu thuẫn gia đình, bất đồng về tình cảm, ngoại tình, tệ nạn xã hội Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ly hôn được xem là tích cực, khi người dân có thể tìm được hạnh phúc thực sự với người khác, hoặc do những hoàn cảnh cả nhân Ngoài

ra, việc sử dụng công nghệ và truyền thông mới cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình Trẻ em dễ dàng dành quá nhiều thời gian cho trò chơi điện tử và thiết bị

di động, làm giảm thời gian tương tác trực tiếp với gia đình Nhiều người lớn cũng bị

mê hoặc bởi công nghệ và truyền thông mới, làm cho họ cảm thấy khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ tốt với gia đình Hiện nay, vấn nạn sử dụng điện thoại ở trẻ em đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Ngoài ra, chính công nghệ phát triển cũng làm tiền đề để cho người trẻ, đặc biệt

là lớp thanh thiếu niên bị ảnh hưởng tiêu cực và lệ thuộc vào mạng xã hội, dễ trở thành nạn nhân của các hình thức bạo hành qua không gian mạng hay bị áp lực với bạn bè đồng trang lứa, qua đó có thể hình thành các chứng bệnh tâm lý nguy hiểm

Từ những chuyển biến nêu trên, các gia đình Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều vấn đề đáng lo ngại Một trong số đó là tình trạng ly hôn và gia tăng số lượng gia đình đơn thân Sự bất ổn trong cuộc sống, áp lực kinh tế và sự khác biệt về giá trị

và quan điểm trong gia đình đều góp phần đẩy các gia đình vào tình trạng ly hôn Ngoài ra, vấn đề về con cái cũng là một trong những thách thức mà gia đình đang phải đối mặt Trẻ em dễ dàng tiếp cận các thiết bị điện tử, tiêu thụ nhiều thông tin không tốt

và đôi khi trở nên hư hỏng, cô độc và xa lánh khỏi gia đình Bên cạnh đó, những rắc rối liên quan đến việc giáo dục con cái, đặc biệt là việc giúp trẻ phát triển nhân cách,

kỹ năng xã hội và tình yêu thương cũng là một thách thức cho nhiều gia đình Việt Nam Ngoài những vấn đề này, gia đình Việt Nam cũng đang đối mặt với những áp lực từ xã hội Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc giữ vững truyền thống gia đình và gắn bó trong gia đình đang trở nên khó khăn hơn Nhiều người trong gia

Trang 12

đình bị thu hút bởi cuộc sống vội vã và đô thị, và do đó, họ có xu hướng bỏ qua giá trị của gia đình và tình cảm gia đình Điều này có thể dẫn đến sự cô lập và mất liên lạc trong gia đình Bên cạnh đó, vấn nạn bạo lực gia đình là một trong những vấn đề đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam Theo các báo cáo thống kê, trong các vụ án đánh đập, bạo hành gia đình thì nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em Tuy nhiên, bạo lực gia đình là một vấn đề rất nhạy cảm, nhiều trường hợp không được người bị hại báo cáo hay cảnh sát phát hiện kịp thời

Các vấn đề này không chỉ giảm đi chất lượng sống của cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến mối tương quan trong xã hội vì nó chính là cơ sở cho các vấn đề xã hội Nói cách khác, nếu hiện trạng tiêu cực này diễn ra quá mức thì xã hội cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đó Nếu gia đình không thể giữ gìn được hạnh phúc và sự

ổn định thì tình cảm giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng Ngoài ra, các vấn đề gia đình có thể dẫn đến vấn đề xã hội như tăng tỷ lệ tội phạm, tăng tỷ lệ dân số nghèo, gia tăng tình trạng tệ nạn xã hội, đó là bởi vì những vấn đề gia đình sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và hành vi của các thành viên trong gia đình, từ đó dẫn đến các vấn đề xã hội Ngoài ra, gia đình hiện đại thường xuyên đối mặt với nhiều áp lực và thách thức khác nhau, dẫn đến sự suy giảm tính tập thể và cộng đồng Ví dụ, gia đình ngày càng trở nên nhỏ hơn và phân tán hơn, khi mà người ta có xu hướng sinh con ít hơn và chia tay khi kết hôn, khiến cho tính tập thể trong gia đình giảm sút Hơn nữa, công việc và trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên gia đình cũng dẫn đến

sự tách biệt giữa các thành viên, ảnh hưởng đến tính cộng đồng trong gia đình Đây chính là một trong những yếu tố truyền thống tốt đẹp đang dần bị mai một đi bởi những sự thay đổi trong xã hội và con người ngày nay

Để giải quyết các vấn đề này, chính phủ và các cơ quan liên quan đã nỗ lực hết mình để triển khai nhiều chính sách cải thiện gia đình Đầu tiên, nhà nước triển khai các chính sách cải thiện gia đình tại Việt Nam tập trung vào việc xây dựng, bảo vệ và

Ngày đăng: 11/12/2024, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN