1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề tổ chức và hoạt Động của chính quyền Địa phương ở xã theo quy Định của pháp luật việt nam hiện nay bài tập lớn kết thúc học phần

23 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Địa Phương Ở Xã Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Hồ Văn Việt
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Khoa Học Hành Chính Và Tổ Chức Nhân Sự
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

NOI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về tô chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở xã 1.1Khái niệm, đặc điểm, vi tri va vai trò của chính quyền địa phương ở

Trang 1

PHAN VIEN HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA TAI TP HO CHi MINH KHOA: KHOA HOC HANH CHINH VA TO CHỨC NHÂN SỰ

TÊN CHU DE: TO CHUC VA HOAT DONG CUA CHINH QUYEN DIA PHUONG Ở XÃ

THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT VIET NAM HIEN NAY

BAI TAP LON KET THUC HOC PHAN

Hoc phan: Chinh quyen dia phuong

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

MO DAU

1.Ly do chon dé tai

Trong bộ máy chính quyền ở nước ta, cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất Xét về vị trí, vai trò, cấp xã được xác định là có vai trò rất quan trọng, vì đây là nơi trực tiếp đưa các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống Lịch sử hình thành và phát triển của nước Việt Nam đã chỉ ra rằng: Làng, xã là nền tảng của đất nước, tình hình chính trị - xã hội của đất nước có ôn định hay không phụ thuộc không nhỏ vào sự ổn định ở cấp xã.Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, các văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã dần được hoàn thiện hơn, vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã tiếp tục được khăng định và củng cô Trong thực tế, tô chức và hoạt động của chính quyền cấp xã đã có nhiều chuyên

biến tiễn bộ, nhất là về nhận thức, tư duy, phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định Có thê nói, hoạt động của chính quyền cấp xã

đã có tính chủ động hơn, trách nhiệm hơn và không còn tuỷ tiện như trước đây Bên cạnh đó, nếu so sánh với chính quyền cấp trên thì quá trình đôi mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã diễn ra chậm hơn, chưa đáp ứng được yêu câu cải cách và đổi mới đất nước Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, đưa ra các giải pháp cải cách, đổi mới tô chức và hoạt động của chính quyền cấp xã đề nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn nhằm làm sáng tỏ một số vẫn đề mang tính lý luận về chính quyền cấp xã ở nước ta, làm rõ vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã: phân tích, đánh giá thực trạng về tô chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở nước ta, trên cơ sở nghiên cứu

những vấn đề cụ thê về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã Đá Bạc huyện Châu

Đức, tính Bà Rịa Vũng Tàu, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tô chức và hoạt động của chính quyền cấp xã cả nước nói chung

3.Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

Đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở xã theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

4.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như

sau:

- Phuong phap phan tich tong kết thực hiện

- Phuong phap nghién cu tai liéu

- Phuong phap lich str

5.Ý nghĩa nghiên cứu

Thiệu tông thê về quá trình phát triển, thực trạng pháp luật về cơ cầu tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở nước ta Đưa ra những yêu câu, quan điểm, một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp với công cuộc cải cách hành chính của nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

NOI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về tô chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở xã

1.1Khái niệm, đặc điểm, vi tri va vai trò của chính quyền địa phương ở xã

1.1.1 Khái niệm của chính quyền địa phương ở xã

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, năm bắt và phán ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân Cấp xã có vai trò rat quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tê- xã hội, tô chức cuộc sông của cộng đông dân cư

Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiến, quản lý công việc của nhà nước và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực của Nhà nước, bằng phương thức tác động của Nhà nước Cấp xã là đơn vị cấp đưới cùng, vì thế Chính quyền cấp xã chỉ bao gồm HĐND và UBND Qua đó có thê hiểu, chính quyền cấp xã là một cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền 4 cấp của Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn

=> Từ những phân tích trên đây, có thê nêu khái quát khái niệm chính quyền cấp xã như sau: Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tô chức thực hiện những vẫn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,

an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên

1.1.2 Đặc điểm chính quyền địa phương cấp xã

Trang 5

Chính quyền cấp xã có những đặc điểm sau:

Chính quyền cấp xã có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và UBND do HĐND bâu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Vì thế, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thê về quản lý

hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ

sở, là cầu nối trực tiếp giữa nhà nước và nhân dân, xử lý trực tiếp, kịp thời những yêu cầu hàng ngày của nhân dân

Chính quyền cấp xã khác với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện: Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã chỉ bao gồm cơ quan quyên lực nhà nước là HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND

và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, không có các cơ quan tư pháp: Viện kiểm sát nhân đân và Tòa án nhân đân và không có các cơ quan tô chức chuyên môn như các phòng ban

Chính quyền phường xã có chức năng, thẩm quyền gắn liền với việc thực hiện

phương châm “ dân biết dân bàn, dân làm, dân kiêm tra”, đồng thời là cơ sở bảo đảm cho

việc thực hiện phương châm này một cách có hiệu quả

Chính quyền cấp xã là nơi phát huy tính tự quản của cộng đồng đân cư, là nơi trực tiếp vận động và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

1.1.3 VỊ trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước

Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đây mạnh CNH, HDH đất nước hiện nay Chủ

tịch Hồ Chí Minh da khang dinh cap xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã

làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi Vị trí và vai trò của chính quyền cấp xã được thê hiện ở những nội dung sau đây:

Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sông Thực tiễn cho thấy có hệ thống đường

Trang 6

lối, chính sách pháp luật đúng đắn, khoa học nhưng ở đó chính quyền cấp xã hoạt động yêu kém thì đường lối, chính sách, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sức mạnh của mình; ở đâu chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm minh, chính trị ôn định, kinh tế - xã hội phát triển, đời sông nhân dân ngày càng được nâng cao Chính quyền cấp xã

là nơi thể nghiệm chính xác đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Chính quyền cấp xã là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở Hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã là cơ sở quan trọng đề đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong cả bộ máy nhà nước

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sát dân nhất, là cấp chính quyền giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, trực tiếp năm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân

Chính quyền cấp xã là cấp hướng dẫn, giảm sát các hoạt động tự quản của nhân dân

nhằm tạo điều kiện cho nhân đân phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội Đây là

nét đặc thù của chính quyền cấp xã, so với các cấp chính quyền khác

Chính quyền cấp xã là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tuyên truyền, phô biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiệu và thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật đó

và chính quyền cấp xã là cấp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh với cấp liên quan

Cấp xã là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập quán tiễn bộ của dân tộc Việt Nam Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hoá mới, đặc

biệt là ở vùng nông thôn

1.2 Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã

Trang 7

1.2.1 Hội đồng nhân dân câp xã

a vé cơ cau to chức

Tại điều 32 Luật tô chức chính quyền địa phương đã quy định chỉ tiết về cơ cấu tô chức của HĐND cấp xã, cụ thê như sau:

Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra Việc

xác định tong số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bau mudi lam

Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tong 36 không quá ba mươi lăm đại biểu

Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân

hoạt động chuyên trách

Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội Ban của Hội

đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã đo Hội đồng nhân dân xã quyết định Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm

Trang 8

b Vé chitc nang, nhiém vu, quyén han

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã được quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể là:

Ban hành nghị quyết về những vẫn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dan xa

Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tô chức, bảo hộ tính mạng,

tự do, đanh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa ban xa

Bau, mién nhiém, bai nhiém Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban

nhân dân xã

Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chỉ ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cân thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp

Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ đo Hội đồng nhân

dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này

Trang 9

Bãi nhiệm đại biêu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biều Hội đồng nhân

dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu

Bãi bỏ một phân hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân xã

1.2.2 Uÿ ban nhân dân cấp xã

a vỀ cơ cấu, tô chức

Theo điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cơ câu tô chức của UBND xã bao gồm:

Ủy ban nhân dân xã gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an

Ủy ban nhân dân xã loại Ï có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại IIT có một Phó Chủ tịch

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch UBND, về danh nghĩa, do HĐND của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín UBND xã, phường hay thị trần hoạt động theo hình thức chuyên trách

Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm có 7 chức đanh: Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bồ trí số lượng biên chế phù hợp

b vé chic nang, nhiém vụ, quyên hạn

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã được quy định tại Điều 35 và Điều 36 Luật Tô chức chính quyền địa phương:

Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản I, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã

Trang 10

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho

Ủy ban nhân dân xã

Trong đó, Chủ tịch UBND xã - người đứng đầu cơ quan được quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là:

Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tô chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đầu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham những: tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Quản lý và tô chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thâm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Chi đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nỗ: áp dụng các biện pháp đề giải quyết các công việc đột xuất, khân cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an nĩnh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền

Trang 11

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương xã Đá Bạc

2.1 Tổng quan về Đá Bạc

Điều kiện tự nhiên và xã hội

Đặc thù riêng của xã: Là xã có số hộ sống bằng nghề nông chiếm tỷ lệ trên 70% so với toàn xã; trên địa bàn xã hiện có 333 hộ đồng bào đân tộc thiểu số với 1.212 khâu, với

593 nữ; chiếm ty lệ 13,69% dan sé

Thực hiện chương trình xây đựng nông thôn mới (NTM): xã Da Bac da dat chuan nông thôn mới theo Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh v/v công nhận xã Đá Bạc, huyện Châu Đức đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 Hiện nay đang thực hiện Kế hoạch Nông thôn mới nâng cao, đạt L5/19 tiêu chí

Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã được đầu tư kiên có, khang trang, tạo thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, đời sống và thu nhập của các gia đình được cải thiện rõ rệt Tình hình ANCT được giữ vững, ANTT được ôn định nhờ thực hiện hiệu quả các mô hình PCTP như Tiếng kẻng an ninh, camera an ninh

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, nhiều công trỉnh thủy lợi đầu mối quan trọng được xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả như: hồ Sông Ray, hồ Da Bàng Đến nay, hệ thông giao thông nội vùng của xã khá hoàn chỉnh, 100% tuyến đường liên xã được thảm nhựa; hơn 90% đường liên thôn và tuyến hẻm, giao thông nội đồng đã kiên cố, bê tông hóa Tổng chiều dài đường giao thông trên địa

bàn hiện khoảng 80km, tăng 148% so với năm đầu mới thành lập

Bộ mặt nông thôn xã Đá Bạc hôm nay đã có nhiều khởi sắc Nhiều tuyên đường trải

nhựa rộng rãi kết nói liên xã, liên huyện, liên tỉnh; nhiều tuyên đường nhựa hóa ở các địa

ban dan cu Tram y tế, trường học, Trung tâm văn hóa được nâng cấp, xây dựng mới, đáp ứng kịp thời việc chăm sóc sức khỏe, vui chơi, học tập của người dân

Ngày đăng: 18/01/2025, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w