1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

“Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và hoạt Động của chính quyền Địa phương”

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Chính quyền địa phương
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 480,11 KB

Nội dung

Để phục vụ mục đích triển khai công việc hànhchính nhà nước ở địa phương, nhà nước thường chia lãnh thổ quốc gia thành các loạiđơn vị lãnh thổ khác nhau trên đó có bộ phận dân cư nhất đị

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

-ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 4

1.1 Cơ sở hình thành chính quyền địa phương 4

1.2 Khái quát về chính quyền địa phương 5

1.2.1 Khái niệm chính quyền địa phương 5

1.2.2 Vị trí, vai trò, cấu trúc của chính quyền địa phương 5

1.3 Một số nội dung về chính quyền địa phương 7

1.3.1 Quy định của hiến pháp về chính quyền địa phương 7

1.3.2 Đặc điểm của Chính quyền địa phương ở Việt Nam 8

1.3.3 Cơ cấu Chính quyền địa phương theo phạm vi lãnh thổ 10

1.3.4 Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương theo thẩm quyền 16

1.3.5 Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 23

1.3.6 Nhiệm vụ của Chính quyền địa phương 25

1.3.7 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 25

CHƯƠNG 2: HẠN CHẾ, BẤT CẬP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY 26

2.1 Tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương chưa cao 26

2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương chưa bảo đảm 27

2.3 Tính hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương còn hạn chế 27

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 28

3.1 Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở tăng cường các điều kiện thực hiện phân cấp, phân quyền 28

3.2 Xây dựng cơ chế, chính sách phân cấp, phân quyền quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương 28

3.3 Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương 29

3.4 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức ở chính quyền địa phương 29

Trang 3

3.5 Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số 29

KẾT LUẬN 30

Trang 4

MỞ ĐẦU

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đặt ra mục tiêu phát triển cho đấtnước giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, bao gồm: nâng cao năng lực lãnh đạo,xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đấtnước phồn vinh; phát huy đại đoàn kết dân tộc; đẩy mạnh công cuộc đổi mới, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Một phương hướng quan trọng làthực hành và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện thể chế Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò lãnh đạo của chính quyền địaphương Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ban hành văn bản pháp lý nhằm thực thiHiến pháp và luật pháp Chính quyền địa phương, với vai trò là cầu nối giữa Nhà nước

và nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng vàNhà nước Tuy nhiên, vai trò này còn gặp nhiều khó khăn về thực tiễn và lý luận, dẫnđến tình trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng và suy thoái đạo đức tại một số bộ phận

chính quyền địa phương Do đó, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương” nhằm nghiên cứu sâu hơn về lý luận và thực

tiễn, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Cơ sở hình thành chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương có thể được hình thành trên cơ sở: đơn vị lãnh thổ – dân

cư tự nhiên (thiết chế quyền lực của cộng đồng lãnh thổ ở địa phương) như làng, bảnthôn xóm (với nông thôn) và thị trấn, thị xã, thành phố (đối với thành thị); hoặc đơn vịhành chính lãnh thổ, hình thành do nhu cầu quản lý của nhà nước chứ không phải nhucầu sinh sống tự nhiên của người dân Để phục vụ mục đích triển khai công việc hànhchính nhà nước ở địa phương, nhà nước thường chia lãnh thổ quốc gia thành các loạiđơn vị lãnh thổ khác nhau trên đó có bộ phận dân cư nhất định và thiết lập ở đó cácthiết chế nhà nước cần thiết để tổ chức thực hiện công việc hành chính trên địa bàn.Như vậy, chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách phápnhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu

Trang 5

vực nằm trong một quốc gia Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa phương.chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng hàng hóa công cộng

1.2 Khái quát về chính quyền địa phương

1.2.1 Khái niệm chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương là những thể chế của nhà nước hay thiết chế tự quản

của cộng đồng lãnh thổ địa phương; có tư cách pháp nhân, quyền lực công; được thànhlập hợp hiến và hợp pháp để quản lý và điều hành mọi mặt đời sống xã hội trên đơn vịhành chính lãnh thổ của một quốc gia trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức doluật định

Chính quyền địa phương là bộ máy công quyền được thiết lập ở địa phương

theo cách thức nhất định, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương đểthực hiện nhiệm vụ quản lý tại địa phương

1.2.2 Vị trí, vai trò, cấu trúc của chính quyền địa phương

Trang 6

nước Chính quyền địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp, gián tiếp thành lập,chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn được giao Đạidiện cho ý chí quyền làm chủ của nhân dân địa phương, tạo dựng nền tảng kinh tế -văn hóa - xã hội vững chắc cho từng địa phương Thiết lập mối quan hệ đồng thuận,chặt chẽ giữa Cơ quan Trung ương với Cơ quan Địa phương, đảm bảo được sự thốngnhất, đồng bộ trong việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương Chính quyềnđịa phương được thể hiện thông qua Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được quyđịnh tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2019).

Đối với hệ thống chính trị, đảm bảo sự phù hợp, ổn định, lành mạnh của hệ thốngchính trị ở địa phương, góp phần trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Bên cạnh đó, tăng cườngđại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năngphát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giảm thiểu tối đa những mặt trái, khuyết tậtcủa nền kinh tế thị trường

Tóm lại, chính quyền địa phương có vai trò góp phần gánh vác việc, giúp giảmtải việc của Cơ quan Trung ương, là thiết chế đảm bảo tính hiện thực và thực thi cóhiệu quả chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn Khi quyếtđịnh và tổ chức thi hành quyết định về các vấn đề của địa phương, Chính quyền địaphương bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất đối vớiđiều kiện, hoàn cảnh của địa phương

1.2.2.3 Cấu trúc cơ bản của chính quyền địa phương

- Là cơ quan đại diện

- Thực hiện Quyết Định của Hội Đồng

- Nhân sự bầu (tuyển dụng)

- Chịu trách nhiệm trước hội đồng

- Chịu sự giám sát của cơ quanđại diện, Nhân dân

Trang 7

* Cấu trúc:

- Thành viên hội đồng

- Ban (ủy ban) hội đồng

Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của nhà nướcthống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực ở địa phương donhân dân địa phương trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức nhà nướckhác thành lập dựa trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước và theo luậtđịnh nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương Trên cơ sở tậptrung dân chủ và sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợiích chung của nhà nước

“Điều 4 Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính

1 Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này

2 Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã

3 Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn”

1.3 Một số nội dung về chính quyền địa phương

1.3.1 Quy định của hiến pháp về chính quyền địa phương

Theo Hiến pháp năm 2013, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn

vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địaphương gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp vớiđặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luậtđịnh

Tại Việt Nam, cơ quan chính quyền địa phương nước ta ở tất cả các cấp đơn

vị hành chính là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân với các bộ phận cấu thành

Trang 8

khác như Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các sở,phòng, ban của Uỷ ban nhân dân

“Điều 113

1 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

2 Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.”

“Điều 114

1 Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dâncùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhànước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hànhchính nhà nước cấp trên

2 Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địaphương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện cácnhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”

“Điều 116

1 Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

2 Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề

có liên quan.”

Trang 9

1.3.2 Đặc điểm của Chính quyền địa phương ở Việt Nam

Chính quyền địa phương của Việt Nam hiện nay có những đặc điểm sau:

◆ Có phạm vi lãnh thổ xác định

◆ Có dân số nhất định trên cơ cấu lãnh thổ xác định, có cộng đồng dân cư vàcác quyền bầu cử, ứng cử

◆ Có quyền tham gia vào các công việc địa phương

◆ Có pháp nhân công quyền

◆ Có thẩm quyền riêng (quy định trong VBPL)

◆ Có chức năng và quyền quản lý nền hành chính nhà nước trên đơn vị lãnh thổ

◆ Có nhân sự và tài chính riêng

◆ Có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện thẩm quyền

◆ Có tính tự quản nhất định trong mối quan hệ các cấp chính quyền địa phươngkhác;

◆ Có quyền quản lý ngân sách riêng, tạo ra thu nhập cho chính quyền địaphương và chi tiêu cho địa phương

Thứ nhất, Chính quyền địa phương là thiết chế nhà nước được thành lập từ

địa phương, có nghĩa là xuất phát từ người dân địa phương Chính quyền địaphương hiện nay của Việt Nam được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính và ởtất cả các cấp Chính quyền địa phương ở mỗi đơn vị hành chính đều được cấuthành bởi hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, được gọi là các

“cơ quan Chính quyền địa phương” Trong đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan đạibiểu do người dân ở đơn vị hành chính tương ứng bầu ra thông qua bầu cử còn Ủyban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra để chấp hành các quyết định của Hộiđồng nhân dân Đến lượt mình Ủy ban nhân dân lại thành lập ra các cơ quan chuyênmôn giúp việc Như vậy là trực tiếp hay gián tiếp, Chính quyền địa phương ở cácđơn vị hành chính của Việt Nam đều được thành lập bởi người dân ở địa phương

Thứ hai, Chính quyền địa phương được thành lập để tổ chức thực hiện công

việc nhà nước ở địa phương Mỗi Chính quyền địa phương có phạm vi thẩm quyền

Trang 10

và chịu trách nhiệm thực hiện công việc của nhà nước trong phạm vi lãnh thổ củađơn vị hành chính mà nó phụ trách Công việc nhà nước ở đây được hiểu là cáccông việc mà nhà nước muốn thực hiện một cách chủ động nhằm làm cho đời sốngcủa người dân trở nên tốt đẹp hơn Công việc đó có thể là việc thực hiện một chínhsách được triển khai từ trung ương, ví dụ triển khai làm thẻ căn cước cho ngườidân, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, trả lương hưu v.v., hay trực tiếp đưa ra các quyếtđịnh về các công việc ở địa phương và triển khai các quyết định đó, ví dụ xây dựngcông viên, nhà văn hóa v…v

Thứ ba, Chính quyền địa phương thực thi thẩm quyền chung đối với các lĩnh

vực trong phạm vi lãnh thổ của đơn vị hành chính mà mình phụ trách Thẩm quyềnchung của Chính quyền địa phương bao trùm các mặt của đời sống từ chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự trị an… Điều này đểphân biệt với một số cơ quan hành chính ở trung ương có thẩm quyền chuyên biệt

VD: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục thuế,…

1.3.3 Cơ cấu Chính quyền địa phương theo phạm vi lãnh thổ

1.3.3.1 Chính quyền địa phương ở nông thôn

* Chính quyền địa phương ở tỉnh:

- Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm cóHĐND tỉnh và UBND tỉnh

- Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên

Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II vàloại III có không quá ba Phó Chủ tịch

Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụtrách công an

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quantương đương sở

(Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh:

Trang 11

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.+ Quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trungương ủy quyền

+ Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở cácđơn vị hành chính trên địa bàn

+ Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh

+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩyliên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nềnkinh tế quốc dân

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh

* Chính quyền địa phương ở cấp huyện:

- Chính quyền địa phương ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm cóHĐND huyện và UBND huyện

- Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên

Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II vàloại III có không quá hai Phó Chủ tịch

Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụtrách công an

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các

phòng và cơ quan tương đương phòng

(Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở cấp huyện:

Trang 12

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bànhuyện.

+ Quyết định những vấn đề của huyện trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện

* Chính quyền địa phương ở xã:

- Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm cóHĐND xã và UBND xã

- Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân

sự, Ủy viên phụ trách công an

- Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III

có một Phó Chủ tịch

(Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019)

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã:

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.+ Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấptheo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 13

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủyquyền.

+ Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã

1.3.3.2 Chính quyền địa phương ở đô thị

* Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương:

- Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chínhquyền địa phương gồm có HĐND thành phố trực thuộc trung ương và UBND thànhphố trực thuộc trung ương

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương:

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thànhphố trực thuộc trung ương

+ Quyết định những vấn đề của thành phố trực thuộc trung ương trong phạm

vi được phân quyền, phân cấp theo quy định và quy định khác của pháp luật có liênquan

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trungương ủy quyền

+ Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở cácđơn vị hành chính trên địa bàn

+ Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trungương

+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩyliên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nềnkinh tế quốc dân

Trang 14

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố trực thuộc trungương

* Chính quyền địa phương ở quận:

- Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương, trừ trườnghợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương Cấpchính quyền địa phương ở quận gồm có HĐND quận và UBND quận

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận:

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn quận.+ Quyết định những vấn đề của quận trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận

* Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:

- Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và UBND thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Trang 15

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

+ Quyết định những vấn đề của thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quyđịnh và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủyquyền

+ Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.+ Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiệncác nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủcủa Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương

* Chính quyền địa phương ở phường:

- Chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương, trừ trườnghợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương Cấp chínhquyền địa phương ở phường gồm có HĐND phường và UBND phường

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường:

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn phường.+ Quyết định những vấn đề của phường trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủyquyền

Trang 16

+ Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường.

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủcủa Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường

* Chính quyền địa phương ở thị trấn:

- Chính quyền địa phương ở thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm cóHĐND thị trấn và UBND thị trấn

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn:

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị trấn.+ Quyết định những vấn đề của thị trấn trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủyquyền

+ Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về kết quả thực hiệncác nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủcủa Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị trấn

1.3.4 Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương theo thẩm quyền

1.3.4.1 Cơ cấu tổ chức HĐND

Ngày đăng: 14/08/2024, 18:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w