1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế phát triển: Lượng giá giá trị du lịch và giá trị bảo tồn chùa Thầy bằng phương pháp chi phí du hành cá nhân và phương pháp định giá ngẫu nhiên

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lượng Giá Giá Trị Du Lịch Và Giá Trị Bảo Tồn Chùa Thầy Bằng Phương Pháp Chi Phí Du Hành Cá Nhân Và Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên
Tác giả Pham Thi Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Vinh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 41,56 MB

Nội dung

Phương pháp chỉ phí du hành TCM Trong nghiên cứu của Zhang và các cộng sự 2015, giá trị của các bãi biển ởGold Coast đã được ước tính bằng phương pháp chỉ phí du lịch cá nhân, với kết qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ` “a

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP NAM HỌC 2022 - 2023

TÊN DE TÀI:

LƯỢNG GIA GIA TRI DU LICH VÀ GIA TRI BAO TON CHUA

THAY BANG PHUONG PHAP CHI PHI DU HANH CA NHAN

VA PHUONG PHAP DINH GIA NGAU NHIEN

Ho tén: Pham Thi Linh - 19050426 Lop: QH - 2019 - E KTPT 2

Giảng viên hướng dan: TS Nguyễn Thị Vinh Hà

Hà Nội, 2023

Trang 2

Lời cảm ơn

Đề hoàn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp nay này, trước hết em gửi lờicảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế -DHQGHN nói chung, các thầy cô trong Khoa Kinh tế phát triển nói riêng đã tận tìnhgiảng dạy cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành,giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt

quá trình học tập để em có được ngày hôm nay

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình

của TS Nguyễn Thị Vĩnh Hà, giảng viên Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại họcKinh tế - ĐHQGHN trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận

Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp em đã rất có gắng tuy nhiên cũngkhông tránh khỏi những thiếu sót Em hy vọng là sẽ nhận được những ý kiến nhậnxét, góp ý của các thầy cô giáo về những vấn đề được triển khai trong bài báo cáokhóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện và giúp em có thêm những kinh nghiệmquý báu.

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô giảng viên trường Đại học Kinh tế

-DHQGHN nói chung, các thầy cô Khoa Kinh tế phát triển nói riêng luôn luôn dồi

dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy cao quý.

Em xin chân thành cảm on!

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Linh

Pham Thi Linh

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 6 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIET TAT 7

MỞ DAU 8

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIA DI SAN VÀ CƠ

SỞ LÝ LUAN VE DI SAN, DU LICH, DI SAN VÀ TONG GIA TRI KINH TE 11

1 1 Tổng quan tài liệu lượng giá giá trị di sản 11

1.1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài về lượng giá giá trị di sản 11 1.1.2 Tổng quan tài liệu trong nước về lượng giá giá tri di sản 21 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 24

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch, di sản và tổng giá trị kinh tế 25

1.2.1 Du lịch 25

1.2.2 Khái niệm di sản 25

1.2.3 Khái niệm về tổng giá trị kinh tế - TEV 26

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Phương pháp chỉ phí du hành 33

2.1.1 Khái niệm 33 2.1.2 Chi phí du lịch 33

2.1.3 Thặng dư tiêu dùng - CS 35

2.1.4 Phương thức tiếp cận 35

2.1.5 Biến phụ thuộc, biến độc lập của TCM 38 2.1.6 Các bước thực hiện TCM 42

2.1.7 Ưu và nhược điểm của TCM 45

2.2 Phương pháp định giá ngẫu nhiên - CVM 47

Trang 4

2.3.1 Khái niệm

2.3.2 Phương thức thực hiện

CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thực trạng du lịch tại chùa Thầy

3.1.1 Giới thiệu chùa Thầy

3.2.1 Thực trạng du lịch tại Chùa Thầy 3.2 Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM)

3.2.1 Các kiểm định mô hình

3.3.2 Thảo luận kết quả

3.2.3 Giá trị du lịch của chùa Thầy

3.3 Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

3.3.1 Các kiểm định mô hình

3.3.2 Thảo luận kết quả

3.3.3 Giá trị bảo tồn của chùa Thầy

3.4 Tổng kết giá trị du lịch và giá trị bảo tồn chùa Thầy

CHƯƠNG 4: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO TÒN CHÙA THÀY

4.1 Giải pháp phát triển kinh tế du lịch cho Chùa Thầy

4.2 Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

58 59 60 60 60 61 63 64 67

68 69

70 73 74 75 76 76 77 79 82

Trang 5

DANH MỤC BẢNGBảng 1.1: Mô tả các biến về chi phí du hành trong TCM trong nghiên cứu của Zhang

và các cộng sự (201 Š) - - cọ nh 11Bang 2.1: Bảng tổng hợp biến phụ thuộc và các biến độc lập cho TCM 38

Bang 2.2: Ưu và nhược điểm của mô hình TCM - ¿+ ¿5 +2 +£+E+z£z£z<+2 45Bảng 2.3: Bảng tổng hợp biến phụ thuộc và các biến độc lập cho CVM 50

Bảng 2.4: Ưu và nhược điểm của CVM - 252 S2 E322 E2E£EEEEEEEErErkrrrrre 56

Bang 3.1 Kiểm định R? cho I[TCM ¿ ¿5 E22 S2 +E2E£E££E£E£E£E£zEvEeEzErecerei 64Bảng 3.2 Kiểm định ANOVA® cho ITCM + 25252 S2 SS‡EvE£EeEexexexexeees 65

Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cho ITCM 65Bang 3.4 Kiểm định R2 cho CVM c5: E128 51512125 5 5E5121 E1 51111121 70Bang 3.5 Kiểm định ANOVA® cho CVM - 2 St 1212215121211 5111211 te 71

Bang 3.6: Méi quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cho CVM 71

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tẾ - - + ++E+E+E+E+ESE£E£E£E£EEEEEEEEEEEErrrkrkrkrkreesHình 1.2: Khái niệm Tổng giá trị kinh tế của Di sản văn hóa - -:Hình 1.3: Tổng giá trị kinh tế của khu vực đầm lầy ¿-¿ + + +s+s+szxzs+:

Hình 3.1: Lượt khách đến chùa Thay 2017-2021 ¿+ ++2+£+£+E+z+z£zc+z

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIEU, CHỮ VIET TAT

STT Chir viét tat Nguyên nghĩa

| TEV Tổng giá trị kinh tế

2 UV Giá trị sử dụng

3 NUV Giá trị phi sử dụng

4 DUV Giá trị sử dụng trực tiếp

5 IDV Giá trị sử dụng gián tiếp

6 OP Gia tri tùy chon

7 BV Giá tri dé lại

8 EV Giá trị ton tại

9 TCM Phuong phap chi phi du hanh

10 ITCM Phuong phap chi phi du hanh ca nhan

11 ZTCM Phương pháp chi phí du hành theo vùng

12 CVM Phương pháp định giá ngẫu nhiên

13 CS Thang du tiéu dung

14 TCS Tổng thang du tiêu dùng

15 WTP Mức sẵn lòng chỉ trả

16 AWTP Mức san lòng chi trả trung bình

17 TWTP Tổng mức sẵn lòng chỉ trả

Trang 8

MO DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Giá trị di sản là những giá trị vật chất và phi vật chất được đánh giá là quantrọng và có ý nghĩa đối với con người, cộng đồng, quốc gia, khu vực hay toàn thếgiới Giá trị đi sản có thé bao gồm các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thâm mỹ,

tâm linh, kinh tế hay môi trường Giá trị di sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc

bảo tồn và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia hoặc một cộng đồng

Giá trị đi sản có thể mang lại những lợi ích kinh tế như tạo ra nguồn thu nhập cho cáchoạt động du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của một địa điểm du lịch, thúc đây

phát triển kinh tế địa phương và quốc gia Ngoài ra, giá trị di sản còn mang lại giá trịvăn hóa, giáo dục và giá trị tinh thần, là nơi gắn kết các thế hệ và giúp tăng cường

nhận thức về lịch sử, văn hóa, truyền thống của một quốc gia hoặc cộng đồng Sau

khi thành công với Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra giá trị

to lớn của di sản và đã ra lệnh cắm phá hủy các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóanhư chùa, đình, thành, lăng mộ, cung điện cùng với các đồ vật mang tính lịch sửnhưng chưa được bảo ton Di sản có tam quan trọng đối với quốc gia, chính vì vậy

mỗi cá nhân và tổ chức cần có ý thức bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của nó Tuy

nhiên, việc bảo tồn giá tri di sản cũng đặt ra những thách thức Một sé lượng lớn các

di sản đã bị phá hủy do chiến tranh, sự phát triển đô thị hóa, hiện đại hóa, một số disan đã bị phá hủy hoặc biến dạng Việc bảo tồn và khai thác giá trị của di sản đòi hỏi

sự đầu tư lớn về nguồn lực, bao gồm ngân sách, nhân lực và các tài nguyên khác.Trong nhiều trường hợp, nguồn lực này vẫn còn hạn chế Một trong những thách thứclớn nhất của việc bảo tồn và khai thác giá trị của di sản là định giá giá trị thực sự của

chúng Việc đánh giá này không chỉ liên quan đến giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật,

mà còn liên quan đến giá trị kinh tế, xã hội

Chùa Thay là một trong những di tích văn hóa lich sử nổi tiếng của Việt Nam,

năm ở xã Thay, huyện Quốc Oai, Hà Nội Chùa Thay còn được gọi là Chùa Thay

Thích Trí Quang, là nơi có lịch sử lâu đời, từ thời Lý Thái Tổ vào đầu thé kỷ 11 Trải

qua nhiều lần tu sửa và xây dựng lại trong suốt hang thé ky, chùa Thay vẫn giữ được

Trang 9

đặc trưng kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với các tòa tháp, chuông, đài phunnước, ham mộ, và những bức tranh đẹp, tượng Phật Chùa Thầy có nhiều đặc điểmnồi bật, bao gồm đặc biệt với các sự kiện của đêm Rằm tháng Giêng âm lịch, khi hàngnghìn người đến tham dự lễ hội Ngoài ra, chùa cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội vàhoạt động văn hóa, tôn giáo quan trọng khác của địa phương Chùa Thầy không chỉ

là một ngôi chùa tôn giáo mà còn là một điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốnkhám phá văn hóa và lịch sử của Việt Nam Chùa Thay là một trong những địa điểm

du lich thu hút du khách quốc tế và là một trong những điểm đến yêu thích của người

dân trong và ngoài Hà Nội.

Hiện nay, Di sản Chùa Thay dang trở thành một điểm đến du lịch nồi tiếng của

Hà Nội và thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìmhiểu về lịch sử và văn hóa của đất nước Tuy nhiên, khai thác du lịch tại địa điểm nàycũng đang gặp phải một số thách thức và van dé cần được giải quyết Mộttrong nhữngthách thức đó là vấn đề quản lý và bảo tồn Với lượng khách du lịch đông đảo, việcquản lý, bảo ton va phuc hồi các công trình kiến trúc, tài sản văn hóa tại Di sản ChùaThầy đang gặp phải nhiều khó khăn ô nhiễm môi trường do lượng khách du lịch quáđông, hoạt động kinh doanh không hợp pháp và tác động xấu đến cảnh quan và môi

trường xung quanh Hơn thế nữa, việc quảng bá di sản chùa Thầy còn chưa tốt, cầnphải tăng cường việc giới thiệu, quảng bá về Di sản Chùa Thay và giá trị lịch sử, văn

hóa của nó đến với du khách trong và ngoài nước

Việc định giá hàng hóa phi thị trường, chăng hạn như không gian xanh đô thị,ngày càng trở thành một chủ đề thú vị giữa các chuyên gia môi trường và các chuyên

gia Dé khai thác du lịch tại Di sản Chùa Thầy hiệu quả và bền vững, cần có sự phối

hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, chủ đầu tư và cộng đồng địa phương Chính

vì vậy, việc định giá giá trị di san Chùa Thay là rất quan trọng dé đưa ra các giải pháp,chính sách phù hợp nhằm quản lý, bảo tồn và khai thác du lịch Di sản Chùa Thầy mộtcách hiệu quả.

Dé giải quyết van đề trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn dé tài "Lượng giá giá

trị du lịch và giá trị bảo tồn chùa Thay bằng phương pháp chi phí du hành và phương

Trang 10

pháp định giá ngẫu nhiên" và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với tìnhhình khu vực.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm ước tính giá trị du lịch và bảo tồn chùa Thay Đồng thời,

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng du lịch tại di tích chùa Thay, từ đó

đưa ra các biện pháp khai thác hiệu qua tài nguyên và phát triển du lich tại chùa Thay

3 Câu hỏi nghiên cứu

Giá trị kinh tế của chùa Thay là bao nhiêu (bao gồm giá tri sử dụng và phi sử

dụng) và những nhân tô nào ảnh hưởng tới giá trị đó?

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng: Giá tri các di sản tại chùa Thầy

- Pham vi: Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thay giai đoạn 2020 - 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm:

- Phwong pháp thu thập số liệu: nghiên cứu tiễn hành khảo sát trực tiếp các du

khách tại chùa Thay và thu thập dit liệu thứ cấp tại Ban quản lý di tích chùaThay

- _ Phương pháp xử lý số liệu: bang hai phương pháp chi phi du hành cá nhân

ITCM và phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM

6 Cấu trúc đề tài

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan tài liệu về phương pháp lượng giá di sản và cơ sở lý luận

về du lịch, di sản và tổng giá trị kinh tế

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luậnChương 4: Đề xuất giải pháp khai thác và bảo tồn chùa ThầyKết luận

10

Trang 11

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIEU VE PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG

GIA DI SAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DI SAN, DU LICH, DI SAN VÀ

TONG GIA TRI KINH TE

1 1 Tổng quan tài liệu lượng giá giá trị di san

1.1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài về lượng giá giá trị di sản

a Phương pháp chỉ phí du hành (TCM)

Trong nghiên cứu của Zhang và các cộng sự (2015), giá trị của các bãi biển ởGold Coast đã được ước tính bằng phương pháp chỉ phí du lịch cá nhân, với kết quảhồi quy cho thấy các biến chi phí đi lại không có tác động đến số lần đến thăm bãibiển Bài nghiên cứu đã chỉ ra các biến chi phí đi lại bao gồm: MTC (minimum travelcost - chỉ phí đi lại tối thiêu), TTCMTC (travel time cost and MTC - chi phí thời gian

du lịch và chỉ phí đi lại tối thiểu), OEMTC ( MTC and on-site expenditure - chỉ phí

đi lại tối thiêu và chi phí du lịch tại chỗ) và OETTCMTC (TTCMTC and on-siteexpenditure - chi phí thời gian du lịch, chỉ phí đi lại tối thiểu và chi phí du lịch tạichỗ) (Bang 1.1) Giá trị thang dư của người tiêu dùng được phân tích bang cách sử

dụng đữ liệu từ các cuộc khảo sát trên bãi biển Nghiên cứu cho thấy rằng bãi biên làrất quan trọng đối với quyết định của du khách đến khu vực nay, do đó cần phải bảo

vệ các bãi biển để tiếp tục thu hút khách du lịch Sử dụng phương pháp hôi quy,nghiên cứu ước tính giá trị thang dư của người tiêu dùng đối với Bãi biển vàng là 10-

14 đô la đối với cư dân và 16-19 đô la đối với khách du lịch Điều này cho thấy tổng

giá trị giải trí mỗi năm có thê vượt qua 500 triệu đô la mỗi năm sau khi tính cả các

gia trị phi sử dụng.

Bảng 1.1: Mô tả các biến về chỉ phí du hành trong TCM trong nghiên cứu của

Zhang và các cộng sự (2015)

Biến Tên biến Mô tả

MTC minimum travel | Là chi phí đi lai tối thiểu

cost Bao gồm: Chi phí khứ hồi van hành phương tiện,

chi phí đỗ xe mỗi người hoặc chi phí vé khứ hồi

11

Trang 12

Biên Tên biên Mô tả

trên phương tiện giao thông công cộng

TICMTC MTC and travel | La MTC và chi phí thời gian cho chuyén đi

time cost and | Bao gồm 2 loại chi phí đi lại tối thiểu va chi phí

thời gian (thời gian dành cho chuyến đi tư lúc bắt

đâu đên lúc trở về)

OEMTC MTC and on-site | Bao gồm: chi phi đi lại tối thiểu và chi phí tại chỗ

expenditure gồm đồ ăn, thức uống, các trang thiết bị được sử

dụng trong chuyến đi

OETTCMTC | TTCMTC and | Bao gồm: chỉ phí đi lại tối thiểu, chi phí thời gian

on-site cho chuyến đi và chi phí tại chỗ

expenditure

Fleming (2008) nghiên cứu giá trị giải trí của hô McKenzie va dao Fraser bang hai phương pháp chi phi du lịch theo vùng (ZTCM) và chi phí du lịch cá nhân (ITCM).Tác giả cho rằng, biến phụ thuộc của phương pháp ITCM là số chuyến đi mỗi năm

(hoặc mỗi mùa) bởi các cá nhân đến thăm địa điểm nghiên cứu, biến phụ thuộc của

phương pháp ZTCM là chuyến đi của số dân ở mỗi khu (là khu vực mà những dukhách sinh sống) hoặc một khu vực cụ thé (nơi ma phan lớn du khách viếng thăm

đang sinh sống)

Mô hình ZTCM đã hồi quy biến phụ thuộc tỉ lệ thăm viếng trên năm - tần suất

thăm viếng trong một năm - của du khách tới điểm nghiên cứu, với chi phí du lịch

trung bình (TC) và 3 biến nhân khẩu học xã hội (bao gồm: tuổi, trình độ học van, thu

nhập gia đình) Chi phi du lịch trung bình được tính thông qua Tổng chi phí đi lại ban

đầu (mỗi nhóm du khách tới viếng thăng, gồm chi phí phương tiện; giá vé máy bay,

xe buýt và đường sắt; chỉ phí giá vé vào cửa, chỉ phí sà lan), sau đó, chỉ phí đi lại của

mỗi người được tính bằng chỉ phí đi lại của cả nhóm chia cho số người trong nhóm

Dé tính lượng thu qua thăm viếng hang năm của địa điểm nghiên cứu, lay chi phí đi

12

Trang 13

lại trung bình của khu vực nhân với dân số của khu vực Ngoài ra, nghiên cứu chỉ rarằng TCM dựa theo nguyên lý nhu cầu giảm khi giá tăng và lượng viếng thăm của dukhách rất cần sự can thiệp quản lý của những nhà chức trách.

Willis va Garrod (1991) đã so sánh ước lượng thang dư tiêu dùng của hai phương pháp ZTCM và ITCM qua việc xác định thang dư tiêu dung cho hoạt động

giải trí ngoài trời Kết quả bài nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt to lớn giữa ước tính

thang dư tiêu dùng của ZTCM và ITCM là trong trường hợp nay ITCM ước tính chiphí đi lại gần nhất với thặng dư tiêu dùng thực sự của người tiêu dùng (khách viếng

thăm) ZTCM sử dụng mức chi phí trung bình theo vùng, giả định rằng chi phí cho

mỗi cá nhân trong mỗi chuyến đi là như nhau đối với tất cả các cá nhân từ một khuvực nhất định trong khi ITCM cho phép chỉ phí đi lại khác nhau đối với tất cả các du

khách tham quan Nhóm tác giả cho rằng chi phi du hành (chi phí đi lại) nên đượctính thêm chi phí thời gian - là thời gian chi phí di chuyền, thăm viếng một địa điểmđược tính bởi chỉ phí cơ hội, tiền lương, thời gian hoạt động giải trí thay thế Nhómtác giả đã chỉ ra rằng ước lượng giá trị băng phương pháp ITCM luôn gần với ướclượng ngẫu nhiên hơn là ước lượng băng phương pháp ZTCM Nói cách khác, trongbài nghiên cứu này, phương pháp ITCM ước lượng chỉ phí đi lại gần nhất với thặng

dư thực của du khách.

ORTACESME và các cộng sự (2002) đã ước lượng giá tri sử dụng giải tri củaCông viên Thác nước Tự nhiên Kursunlu tại Thổ Nhĩ Ky bằng phương pháp ITCM

Mô hình ITCM được sử dung là: V= f(TC, D, A, E, HI, e) trong đó V là số lần thăm

viếng mỗi năm của cá nhân tới địa điểm được nghiên cứu, TC là chi phi du lịch (tiềnxăng) của cá nhân tới địa điểm nghiên cứu Tác giả cho rằng, chỉ có tiền nhiên liệuđược tính vào là chi phí du lịch Chi phí tiền xăng được tính là 2 lần khoảng cách từđiểm xuất phát của du khách tới địa điểm nghiên cứu, nhân với giá xăng dầu ở thời

điểm thực hiện nghiên cứu Chi phi thời gian không được tính vào chi phí du hành,

do loại chi phí nay, vẫn còn được tranh cãi Tác giả không tính chi phí vé vào cửa và

những chi phí phát sinh khác vào trong chi phí du lich vì chúng làm giảm khả năng

giải thích của mô hình nghiên cứu trong đề tài này Ngoài ra, D là biến đummy 0-1

13

Trang 14

đại điện cho biến địa điểm thay thế khác Các biến A, E, HI lần lượt là các biến nhânkhẩu học về tuổi tác, học vấn, thu nhập gia đình, và e là sai số Bài nghiên cứu đã chỉ

ra chỉ phí du lich (TC), biến địa điểm thay thé (D) có tác động ngược chiều với số lầntham quan hằng năm của du khách, trong khi các biến tuổi tác, học vấn, thu nhập cótác động tích cực với tỉ lệ viếng thăm hằng năm Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra rõ cách

thức tính giá trị thặng dư của mỗi cá nhân là: CS=q/-(BETA) Do Beta có tác động

ngược chiều với số lần thăm viếng, Beta mang dấu âm nên dé tinh giá trị thang dư, ta

cần đặt thêm dấu “-” trước giá trị của Beta Trong đó: CS (comsumer surplus) là giá

trị thing du tiêu dùng, q là trung bình của tổng số lần thăm viếng hằng năm của các

du khách, Beta là hệ số chi phí du lịch (đường cong của hàm cau) Dé tinh tong giátrị thang dư tiêu dùng của du khách tính: TCS=CS*Số cá nhân thăm viếng địa điểmkhảo sát mỗi năm Giá trị của địa điểm được ước lượng chính là TCS

Mashizi và các cộng sự (2023) đã nghiên cứu giá tri giải trí của dịch vu sinh thai

ở công viên tự nhiên Jebalbarez bằng phương pháp chi phí du hành theo vùng Theo

nhóm tac gia, có 2 loại TCM là chi phí du hành cá nhân (Individual Travel Costs

-ITCM) và chi phí du hành theo vùng (Regional Travel Costs Method - RTCM, chính

là ZTCM) ITCM thường phù hợp với những địa điểm được thăm viếng thường xuyên

bởi những người địa phương, RTCM phù hợp với những nghiên cứu về du khách là

những người cần di chuyển khoảng cách xa tới địa điểm nghiên cứu Trong bài nghiêncứu, nhóm tác giả đã tính chi phí du lịch bao gồm chi phí nhiên vật liệu, chi phí hao

mòn của xe, phương tiện giao thông công cộng, chi phí cơ hội thời gian Chi phí thời

gian được tính băng 1⁄4 hoặc 1⁄4 ngày công làm việc Dé tính toán loại chi phí này, cầnthu thập thông tin về thu nhập hằng tháng, số ngảy làm việc một tháng, thời gian làmviệc trung bình mỗi ngày của du khách Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ phí du lịch

có tác động tiêu cực đến tần suất ghé thăm của du khách Nếu chi phí du lịch cao, các

du khách sẽ hạn chế ghé thăm và ngược lại Mức độ sẵn sang chi trả của du khách tỉ

lệ thuận với thu nhập và trình độ học vấn Cảnh quan thiên nhiên đẹp là một yếu tốquan trọng đối với du khách khi lựa chọn địa điểm hoạt động giải trí Điểm đặc biệt

của bài nghiên cứu đã chỉ ra răng những người quan tâm đên các hoạt động văn hóa

14

Trang 15

và vui chơi giải trí của gia đình sẽ làm tăng tiện ích của công viên - địa điểm nghiêncứu hay là họ sẽ dé dàng đến địa điểm du lịch hơn.

Shofwan và các cộng sự (2022) đã định giá TWAN bằng phương pháp ITCM

Mô hình ITCM được nhóm tác giả đề xuất là ITCM là Vij = f (Pij + Tij + Q¡ + Sj +Yi) Trong đó Vị là số lần viếng thăm của du khách i tới địa điểm j, Pij là chi phí dulịch cá nhân của du khách i trong chuyến tham quan địa điểm j, Tij là chi phí thờigian cho cá nhân i tới thăm địa điểm j, Qi là chất lượng của địa điểm du lịch ¡, Sj là

địa điểm thay thế j, Yj là thu nhập cá nhân của du khách Điểm đặc biệt hơn so với

những nghiên cứu khác chính là biến Q- chất lượng của địa điểm du lịch - được cho

là có tác động tới hành vi viếng thăm của du khách Shofwan và các cộng sự (2022)

đã kết luận rằng: Yếu tố khoảng cách xa đã có tác động tiêu cực đến quyết định viếng

thăm TWAW của từng du khách, nghĩa là khoảng cach mà một cá nhân phải đi cảng

xa thì mong muốn đến thăm của cá nhân đó càng ít Chi phi đi lại của các cá nhân khiđến TWAW hóa ra lại có tác động tiêu cực lớn, điều này có nghĩa là cá nhân chi tiêucảng nhiều cho chuyên đi và tại địa điểm du lịch, họ cảng ít có khả năng quay trở lại

Số lượng các nhóm bạn bẻ hoặc gia đình được biết là có tác động tích cực lớn, nghĩa

là số lượng thành viên muốn thăm viếng TWAW càng tăng thì niềm tin hoặc mongmuốn truy cập của cá nhân đó càng lớn Yêu tô các địa điểm du lịch thay thé có tácđộng tiêu cực, được giải thích là sự tồn tại của một điểm thu hút khách du lịch tương

tự cung cấp các lựa chọn cho các cá nhân, vì vậy nếu các địa điểm thay thế thu hútkhách du lịch bằng cách cung cấp ưu đãi tốt hơn TWAW, thì các du khách có xuhướng chọn điểm du lịch thay thế đó Trong khi đó, thu nhập cá nhân không có ảnhhưởng lớn đến quyết định viếng thăm TWAW

Nghiên cứu của Othman và Jafari (2019) về hoạt động giải trí tại một công viêntrên hồ ở Malaysia, được tiến hành bằng phương pháp TCM, cho thấy rang địa điểmnày là một điểm đến hấp dẫn với đa số du khách Trung bình mỗi tháng, mỗi du khách

sẽ đến công viên khoảng 3 lần và dành khoảng | giờ dé tham quan Nghiên cứu cũngcho thấy răng công viên mang lại lợi ích cao cho cộng đồng Từ đó, nhóm tác giả đã

15

Trang 16

đề xuất mức phí trung bình cho vé vào cửa của mỗi du khách dé thu được lệ phí và

sử dụng dé bảo tồn và duy trì công viên

Dựa trên nghiên cứu của Mokhtari và Hosseinifar (2013) về công viên Amirkola

tại Babol, Iran, đã có kết luận răng chi phí đi lại va số lần tham quan có mối quan hệ

tỉ lệ nghịch với nhau Trong mẫu khảo sát 110 người, có 92% là nam giới, do chỉ phí

đi lại chủ yếu do những người đàn ông chỉ trả Thời gian ghé thăm công viên được

ưu tiên vào Thứ Sáu và các ngày lễ Mặc dù công viên là một tiện ích công cộng và

được sử dụng miễn phí, nhưng 47% số người được hỏi cho rằng áp dụng phí vào cửa

sẽ không ảnh hưởng đến sự hài lòng và sẵn sàng trả phí của họ Sử dụng phương pháp

TCM, giá trị giải trí của Công viên Amirkola được ước tính là khoảng 9.159 đô la,

cao hơn so với các công viên có thể thay thế

Limae và cộng sự (2014) đã sử dụng phương pháp TCM dé ước tính giá tị củacông viên rừng Masouleh ở Iran Các yếu tố tuổi tác, trình độ học van, chi phí đi lại

và thời gian đi lại được sử dụng như những yếu tố quyết định quan trong của mô hình.Nghiên cứu cho thấy những người trung niên là những du khách thường xuyên nhất,ngụ ý rằng các địa điểm giải trí hap dẫn hơn đối với những người thuộc tang lớp trunglưu Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy du khách ở cấp đại học là địa điểm giải trí thường

xuyên nhất Nghiên cứu cũng chỉ ra rang khoảng 75% khách truy cập sẵn sang chỉ trảmột khoản tiền nhất định, và việc tăng số tiền này sẽ dẫn đến giảm sự sẵn sàng chỉ trảcủa họ Khi thực hiện phân tích hồi quy, nghiên cứu cho thấy răng phí vào cửa của

địa điểm khảo sát, số lượng khách thăm viếng và thời gian đến địa điểm có mối quan

hệ đáng kể, trong khi đó, thu nhập và số lượng khách thăm viếng không cho thấy bất

kỳ mối quan hệ đáng ké nao

Leh và các cộng sự (2018) đã chỉ ra một số vấn đề cần xem xét khi áp dụngTCM Đầu tiên, thời gian di chuyên đến và trong khi du lịch giải tri cần được đánhgiá để biết liệu người giải trí chon chúng vì sự thuận tiện hay sự thú vi Thứ hai, cuộc

khảo sát cần xác định liệu khách du lịch có thực hiện các chuyến đi đa mục đích haykhông, va trong trường hợp đó, phân bồ chỉ phí là cần thiết dé tránh định giá quá cao

Thứ ba, nghiên cứu cũng cần tính đến một chi phí khác mà người giải trí phải chịu

16

Trang 17

đựng khi họ tìm kiếm lợi ích từ các công viên giải trí Cuối cùng, việc lựa chọn công

viên cũng là quan trọng Tùy thuộc vào chất lượng của khu vực, tắc nghẽn có thể làmột rào cản đối với nhiều khách du lịch

Nthiri (2022) ứng dụng TCM để ước tính giá trị giải trí của không gian xanh đô

thị ở thành phố Nairobi Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với CVM, thì TCM được

coi là phương pháp mang tính thực tế hơn bởi vì nó sử dụng các giá trị thực tức lànhững chi phí phat sinh thực tế trong quá trình trải nghiệm của du khách Theo tác

giả TCM ao gồm 2 phương pháp ITCM là phương pháp chi phí du lịch cá nhân so

sánh mối quan hệ giữa số chuyên đi của một cá nhân trong 1 năm với chỉ phí du lịchphát sinh và ZTCM so sánh mối quan hệ giữa các chuyến đi của dân số trong vùngđược xác định (là khu vực mà đa số các du khách được khảo sát xuất phát từ nó) và

chi phí đi lại phat sinh ZTCM yêu cau thu thập ít dữ liệu hơn và phù hợp nhất đối

với những địa điểm có ít người đến viếng thăm và tốn ít chi phí Tuy nhiên ZTCM bichỉ trích vì sự mơ hồ trong việc định giá hang hóa phi thị trường ITCM được ưu tiên

áp dụng cho các mô hình kinh tế thông thường và mô hình ITCM được tính toán dựavào hành vi thực tế Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu là số lượt ghé thăm địa điểmnghiên cứu của du khách bat kỳ vào mỗi năm Biến không phụ thuộc là chi phí du

lịch (bao gồm chi phí đi lại và chi phí thời gian) có tác động tiêu cực đến số lượt ghéthăm Karura trên tất cả các công viên Quy mô hộ gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến

số lượt ghé thăm công viên Karura và tất cả các công viên chủ yếu là do chỉ phí đi lại

liên quan đến một hộ gia đình lớn hơn Độ tuổi của du khách được cho là có ảnh

hưởng tích cực đến quyết định đến thăm công viên cây xanh của du khách ngụ ý làngười lớn tuôi thích không gian xanh nói chung Trình độ học vấn có tác động tíchcực đến quyết định đến thăm

b Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

Do và Frör (2022) đã đồng ý với nhận định của Bergstrom và Loomis (2017)

rằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là một công cụ định giá tiêu chuẩntrong kinh tế môi trường dé đánh giá giá trị thay đổi của hàng hóa phi thị trường như

hầu hết hàng hóa môi trường tính theo tiền tệ Các nghiên cứu CVM thường được

17

Trang 18

thực hiện dưới hình thức khảo sát đại diện trong đó các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi

sự thay đối dự kiến về hàng hóa công bắt nguồn từ một dự án môi trường được trìnhbày cho họ được hỏi về mức độ sẵn sàng chi trả (willing to pay - WTP) của ho đểnhận được những thay đôi n Từ những đữ liệu khảo sát này, WTP trung bình của các

hộ gia đình có thé được tính toán, sau đó được hiểu là sự thay đổi phúc lợi do nhữnglợi ích nhận được từ dự án được mô tả Các biến xã hội học được sử dung trong bainghién cttucho CVM la : thu nhap, tudi tac, gidi tinh, trinh d6 hoc van, s6 người sống

trong một ngôi nhà, số năm sống ở đó Các biến quan tâm về thái độ bao gồm giá trị

cảm nhận của việc phục hồi dòng sông, nhận thức về phản ứng của người khác khitìm hiểu các thê chế phi chính thức và nhận thức của chính quyên địa phương về bảo

vệ môi trường khi tìm hiểu về quản trị ở địa phương

Kopsidas và các cộng sự (2019) trong bài nghiên cứu của mình đã nhận định

CVM là một kỹ thuật dựa trên khảo sát, thường được sử dụng trong Kinh tế học thực

nghiệm, đặc biệt hữu ích cho việc định giá tài nguyên/hàng hóa/dịch vụ phi thị trường

và các đối tượng di sản văn hóa (có giá tri thâm mỹ, lich sử, khoa học hoặc xã hộ),chang hạn như bảo tồn di tích hoành tráng và bảo tồn môi trường và nhân tao Cácbiến phụ thuộc cơ bản được sử dụng trong CVM là (i) mức sẵn lòng chi trả (WTP),

là số tiền tối đa mà một cá nhân sẽ trả dé có được/bảo quản hang hóa và (ii) mức sẵnsàng chấp nhận (WTA), là mức bồi thường số tiền tối thiểu cần thiết dé từ bỏ hàng

hóa Có 3 biến tác động tích cực và đáng kê tới WTP là sở thích đối với các phương

án phục hồi, chỉ phí đi chuyển đến di tích và kiến thức của họ về di tích Có mộtnhóm những người được phỏng vấn không đồng ý với bat kỳ khoản đóng gop tai

chính nào vì họ cho răng Nhà nước nên chỉ trả hoàn toàn

Tolera (2022) định giá kinh tế các lợi ích bảo tồn rừng tự nhiên Gedo, Ethiopiabằng phương pháp CVM Theo tác giả mức độ sẵn lòng chi tra WTP bị ảnh hưởngbởi các yếu tố quy mô/kích cỡ gia đình, tổng đơn vị vật nuôi, tong thu nhập hang

năm, tuổi, sử dụng tín dụng, giá thầu ban đầu Trong đó, quy mô/kích cỡ gia đình có

tác động tiêu cực tới mức sẵn lòng chi trả, được giải thích là một gia đình lớn được

doi hỏi sô tiên chi trả đê nuôi gia đình lớn, khiên cho họ bớt quan tâm tới các van đê

18

Trang 19

của cộng đồng, và không thực sự sẵn sàng chỉ trả dé bảo vệ rừng Thế hệ trẻ sẵn sàngchỉ trả hơn là những người lớn tuôi, vì những người lớn tuôi sẽ thường lo lắng về thunhập của mình trong tương lai và đặc biệt những người lớn thôi theo thói quen từtrong quá khứ Giá thầu cũng có tác động tiêu cực tới WTP vì tương tự như tuyên bốrằng nhu cầu đối với một người tiêu dùng cụ thể giảm khi số tiền phải trả tăng lên,theo định nghĩa của khái niệm kinh tế Các yếu tố thu nhập, đơn vi chăn nuôi, sử dụngtín dụng có tác động tích cực đến WTP vì được giải thích là các yếu tố trên đều mang

khăng định nguồn thu nhập, mức sống tốt hơn, dư giả về tài chính đối với những

người được khảo sát nên họ sẵn sàng chỉ trả hơn, từ đó nâng cao khả năng chỉ trả cho

việc bảo tồn rừng tự nhiên

Bateman (1997) cho rang dé tính TEV, phương pháp CVM được dùng dé đo

lường hầu hết các giá trị như là Giá trị sử dụng gián tiếp, Giá trị tùy chọn, Giá trị đểlại, Giá trị tồn tại Trong một vai trường hợp, có thể sử dụng CVM dé đo lường tất cả

giá trị trong TEV.

Hadker và các cộng sự (1997) đã tính toán mức chỉ trả cho công viên quốc giaBorivli bằng phương pháp CVM Nhóm tác giả cho rằng VCM có khả năng đánh giả

cả hai giá trị sử dụng và không sử dụng (bao giá trị ton tai, gia tri dé lai va giá tri tùychọn) được gắn liền với môi trường Bài nghiên cứu đã giả định rằng khả năng chỉ trảcủa du khách tăng khi mức thu nhập của họ tăng Nghiên cứu về thái độ và hành vi

chỉ ra rằng những thái được hình thành tốt là những chỉ báo tốt về hành vi thực tế và

dự định của một người Những người được khảo sát đã nói rằng họ sẽ sẵn sàng hơn

khi những người quen xung quanh coi đó là một địa điểm tốt Việc xây dựng WTP

của một người phụ thuộc vào những lợi ich mà ho thấy trong việc bảo tồn một địađiểm nào đó Trong lúc khảo sát, những người được hỏi sẽ cần nêu những lợi ích mà

họ nhận được từ địa điểm nghiên cứu, từ đó, góp phần xây dựng biến “thang giá trị”.người ta kỳ vọng, mức “thang giá trị” càng cao thì WTP của địa điểm càng cao Biến

trình độ học van được sử dụng như biến giải thích: số năm đi học nhiều hơn sẽ đượccho làm tăng kiến thức về xã hội, chính trị, kinh tế và môi trường Tuy nhiên, dễ gặp

tình huống đa cộng tuyến nếu giáo dục tương quan tới thu nhập Tudi và giới tính

19

Trang 20

cũng được sử dụng làm biến giải thích Bài nghiên cứu cũng đã kết luận rằng, các yếu

tố có tác động tích cực với WTP là thu nhập, trình độ học vấn, vị trí nghề nghiệp và

thái độ của du khách.

Witt (2019) nghiên cứu về sự sẵn sàng trả phí vào cửa tham quan tai các khubảo tồn của Mexico bang phương pháp CVM Theo tác giả, các yêu tố quốc tịch, tuôitác, chỉ phí tham quan và việc tham gia vào một chuyến tham quan có tổ chức không

có ảnh hưởng đáng ké đến việc người được hỏi sẵn sàng trả phí vào cửa tăng lên Thu

nhập hộ gia đình ở hai nhóm thấp nhát và trình độ học van thấp nhấp (dưới cao đăng,

đại học) có tác động tiêu cực, đáng ké tới mức sẵn lòng chi trả Động lực đến du lịch

văn hóa và sinh thái ở Mexico có tác động tích cực tới mức sẵn lòng chi tra cũng như

là thái độ tích cực đối với việc bảo tồn và đặc biệt quan tâm đến quyết định đến thămmột địa điểm trước khi đến Mexico Tác giả cũng đã kết luận rằng: phí vào cửa cácđiểm tham quan văn hóa và tự nhiên thường được ấn định ở mức giá thấp hơn mứcgiá thị trường của chúng do đây có thê là một quyết định chính sách của nhà nướcnhằm trợ cấp du khách, thu hút du khách tham quan hoặc có thê là do kết quả của

thông tin định giá không chính xác.

Neckel và các cộng sự (2020) ước tính giá trị kinh tế của công viên đô thị ở

Brazil cụ thé là thành phó Passo Fundo Theo nhóm tác giả, CVM được sử dụng détính giá tri cụ thé của hàng hóa hoặc tai sản môi trường khó có thé do lường CVM

thông qua biến số về WTP liên quan đến dân sé, là một công cụ được sử dụng cùngvới các biến số kinh tế xã hội dé đo lường giá trị của tài sản môi trường Phương pháp

này cũng góp phan phân tích giá trị cảm nhận của công viên đô thị bởi người dân địa

phương Bài nghiên cứu đã kết luận rằng Tuôi của người được phỏng van không anhhưởng nhiều đến WTP Tuy nhiên, nó thể hiện giá trị cao hơn ở nhóm tuổi 28-35 và

35 tuổi trở lên Đối với thu nhập, có thể nhận thay mức tăng tuyến tính đặc trưng khi

mức lương cao hơn được trình bày, Giáo dục chứng tỏ là một trong những đữ liệunhân khẩu học quan trọng nhất trong nghiên cứu này Kết quả cho thấy trình độ học

van của những người được phỏng van càng cao thì mức độ san sàng chi trả dé cải

thiện công viên của họ càng cao Đôi với các dữ liệu đặc trưng khác như giới tính của

20

Trang 21

những người được phỏng vấn, mặc dù có sự cân bằng định lượng tương đối giữa họ

(45,53% nam và 54,47% nữ), nhưng có thể nhận thấy rằng phụ nữ sẵn sàng chỉ trảnhiều hơn cho việc cải thiện môi trường, Sự hiện diện của trẻ em trong nhà của nhữngngười được phỏng vấn cũng có tác động Những giá trị này có thê liên quan đến xuhướng của du khách khi đưa con cái đến chơi tại các khu vui chơi giải trí (Có trẻ thì

đi chơi nhiều hơn) Có một sự ảnh hưởng rat lớn của yếu tổ thói quen tham quan của

du khách đối với địa điểm nghiên cứu Bài nghiên cứu thấy rằng những người trả lời

thường xuyên tham quan sẽ sẵn sang chi trả nhiều hơn

Gordillo (2019) đã tính mức độ sẵn sàng chỉ trả cho bảo tồn rừng ở Ecuadorbang cách khảo sát ngẫu nhiên trên toàn quốc Tác giả cho rằng trong CVM, các cánhân được đưa ra một tình huống giả định trong đó họ được hỏi về WTP của họ đốivới sự thay đôi trong việc cung cấp một hàng hóa môi trường cụ thé Tác gia đã tổnghợp được rằng mọi người thực sự sẵn sàng trả tiền cho các lợi ích từ rừng ở vùngnhiệt đới, ngay cả khi họ sống ở các vùng khác Đặc biệt, biến thu nhập lại là một yếu

tố quyết định tích cực và quan trọng của WTP và tuổi cho thấy một dấu hiệu tiêu cực,

cho thay rằng những người trả lời ở độ tudi trẻ hơn có nhiều khả năng đưa ra các giátrị cao hơn Nghề nghiệp tự khai báo (sinh viên) và giới tính có ý nghĩa ở cấp độ thấp

hơn Các biến nhân khẩu học và khu vực khác nói chung không có ý nghĩa Điều quantrọng can lưu ý là BID hóa ra có ảnh hưởng tích cực đáng kê đến các câu trả lời có

kết thúc mở (cũng trong công thức nửa log và kép)

1.1.2 Tổng quan tài liệu trong nước về lượng giá giá trị di sản

a Phương pháp chỉ phí du hành (TCM)

Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Bình (2023) đã lượng giá giá trị du lịch sinh

thái khu dự trữ sinh quyền (DTSQ) Cát Bà bang phương pháp chi phí du hành theovùng vì khi tính toán chi phí du lịch, tổng chi phi du hành của du khách phụ thuộc

lớn vào chi phí đi lại - có liên quan tới khoảng cách theo vùng Nhóm câu hỏi manhóm tác giả sử dụng trong phiếu khảo sát bao gồm 6 nhóm: (1) Nhân khâu học ((tên,giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học van), (2) hoạt động trong chuyến du lịch(hình thức di chuyên, mục đích chuyến đi, các hoạt động tại điểm tham quan), (3) chỉ

21

Trang 22

phí di chuyền tới khu DTSQ Cát Bà, (4) chi phí du lịch tại chỗ của du khách (thuê

phòng nghỉ, ăn uống, di chuyền trong khu quần đảo, mua sắm vui chơi trên đảo, thuêhướng dẫn viên), (5) thu nhập của du khách nếu đi làm, và (6) các câu hỏi mở phảnánh đánh giá của du khách về an ninh trật tự, cảnh quan thiên nhiên, môi trường khí

hậu, sự đón tiếp của người dân địa phương, chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng, ầm

thực địa phương, chất lượng vui chơi giải trí, giá cả, và ý định quay trở lại điểm đến).Sau khi chạy mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là chỉ phí du hành của du khách

tính từ tổng các chi phí du lịch, cơ hội thời gian, chi phi đi lại và ước tính thang dư

tiêu dùng, nhóm tác giả đã tính toán được giá trị du lịch của khu DTSQ Cát Bà trong

dài hạn đạt 18.453.294 triệu đồng Bài nghiên cứu đã kết luận rằng để khai thác hếttiềm năng của khu DTSQ Cát Bà, nhiều yếu tố cần được xem xét và phát triển, baogồm khả năng thu hút du khách từ các vùng lân cận, xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạnghóa các hoạt động giải trí, và đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, đạtđăng cấp

Nghiên cứu của Trương Thị Cam Anh và Nguyễn Viết Đăng (2016) xác địnhgiá trị kinh tế của khu du lịch Thiên Cầm ở tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp TCM.Kết quả cho thấy, khoảng cách càng ngắn thì tỷ lệ dan cư của vùng tới thăm điểm du

lịch càng cao Tổng chi phí du lịch của du khách có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng

và tỷ lệ thuận với khoảng cách Trong nghiên cứu này, chi phí du lịch bao gồm chiphí đi lại, chi phí ăn uống - nghỉ ngơi và một số chi phí khác như chi phí mua đồ lưuniệm, vui chơi giải trí Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng những chỉ phí này

đem lại ích lợi riêng cho du khách nên không tính vào chi phí du hành Các nhà nghiên

cứu đưa ra các phương pháp tính chi phí du lịch khác nhau, vi dụ như tính chi phí di

chuyển và chi phí hoạt động tại khu du lich, tính chi phi di lại một chiều từ khoảngcách xuất phát đến địa điểm du lịch và loại phương tiện đã được sử dụng, tính chi phithời gian từ tong thu nhập hàng tháng của du khách Nghiên cứu của Trương Thị Cam

Anh và Nguyễn Viết Đăng (2016) chưa chú trọng đến khách du lịch quốc tế mặc dùđối tượng này đang có tiềm năng phát triển

22

Trang 23

Pham Trung Hiếu và Lưu Tiến Thuận (2017) đã xác định giá trị cảnh quan của

chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ bang phương pháp chi phí du hành Theo nhómtác giả, TCM được sử dụng phổ biến dé đánh gia các loại hang hóa và dịch vụ phi thịtrường TCM bao gồm 2 phương pháp ITCM (chi phí du hành cá nhân) là khi nhucầu giải tri là số lần đến của một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, ZTCM(chỉ phí du hành theo vùng) là khi nhu cầu giải trí là số người đến từ một vùng trongkhoảng một thời gian nhất định Giá trị cảnh quan của chợ nỗi Cái Răng được ước

lượng bằng phương pháp ZTCM Sau khi tiến hành nghiên cứu, kết luận cho thấy

những người ở xa hoặc có thu nhập cao có chi phí du lịch cao hơn so với những người

khác Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị du lịch của chợ nổi Cái Răng

vào năm 2016 là 373.747,39 triệu đồng.

Bùi Đại Dũng và các cộng sự (2019) đã sử dụng phương pháp chi phí du hành

vùng và hệ số sức mua tương đương (PPP) để định giá di sản Hội An trong nghiêncứu của họ Phương pháp ZTCM được áp dụng bằng cách chia vùng theo các châulục và xác định giá trị khu vực bang cac yếu tố như giá vé thăm quan, chi phí đi lại

và chỉ phí cơ hội thời gian Một số công trình khác lại chia vùng theo khoảng cáchtính từ khu vực nghiên cứu đến địa điểm xuất phát của du khách, như Trần Thị Thu

Hà và cộng sự (2006) phân vùng theo khoảng cách đến vườn Quốc gia Ba Bề và HồThác Bà Tuy nhiên, phương pháp ZTCM có nhược điểm là không ước tính được hệ

số lợi ích cận biên của khách du lịch dé xây dựng đường cầu khi áp dụng vào di sảnthế giới Do đó, Bùi Đại Dũng và các cộng sự đã điều chỉnh phương pháp ZTCMbăng cách sử dụng hệ số PPP dé tăng độ chính xác khi xây dựng đường cầu Kết quanghiên cứu sau khi điều chỉnh phương pháp đã phản ánh chính xác hơn giá trị của

Trang 24

của Khu bảo ton với giá trị ước tính, do đó cần đưa ra các giải pháp dé nâng cao giátrị thực của Khu bảo tôn.

b Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

Tống Yên Đan và các cộng sự (2020) đã sử dụng phương pháp CVM đề ước

tính giá trị và mức độ sẵn lòng sử dụng dịch vụ xe buýt nhanh BRT, từ đó đưa ra

thông tin hữu ích cho các cơ quan giao thông và đề xuất các giải pháp phát triển hiệuquả hơn Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Trang và cộng sự (2018) cho thấy các hoạt

động bảo tồn loài vật quý hiếm voọc Cát Bà dang gặp nhiều khó khăn và bat cập Họ

đã tiến hành nghiên cứu dé ước tinh mức chi trả mà người dân sẵn lòng dé bảo tồnloài vật này Kết quả của nghiên cứu là tích cực và cung cấp thông tin quan trọng dé

xây dựng các chính sách bảo vệ loài vật này.

Ngô Văn Ngọc và các cộng sự (2015) đã thành công trong việc ước tính giá trị

của dịch vụ môi trường của rừng thông thông qua ba loại giá trị là hap thụ CO2, giátrị cảnh quan và giá trị tồn tại Kết qua cho thay một khu rừng không chỉ có giá trịhữu hình mà còn có giá trị vô hình, điều này chứng tỏ tính hiệu quả của phương pháp

CVM trong việc đánh giá các giá trị phi thị trường

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tổng quan các tài liệu trong nước và quốc tế về phương pháp lượnggiá di sản tác giả tổng kết những khoảng trống nghiên cứu từ những bài nghiên cứu

trước là:

- _ Các tài liệu trong nước và nước ngoài chưa có bài nghiên cứu nào tính tổng

giá trị kinh tế của di sản, đặc biệt là giá trị du lịch va giá trị bảo tồn được tínhbang hai phương pháp ITCM và CVM

- Chua có bài nghiên cứu nào ước tính tông giá trị kinh tế của chùa Thay

- _ Chưa ai dé cập và giải thích vé giá tri du lịch, giá trị bao tôn của một di sản.

24

Trang 25

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch, di sản và tong giá trị kinh tế

1.2.1 Du lịch

Du lịch là một lĩnh vực không ngừng đôi mới và phát triển Các loại hình dulịch thay đổi theo nhu cầu và mục đích của khách du lịch Budiartha (2011) đã phân

loại các loại du lịch như sau:

- Du lich thiên nhiên: là hoạt động du lịch hoặc trải nghiệm nhằm khám phá vẻ

đẹp tự nhiên.

- Dulich văn hóa: là hình thức du lịch nhân mạnh văn hóa và các yếu tô văn hóa

để cung cấp kiến thức du khách.

- _ Du lịch sinh thái: là một khái niệm du lịch nhằm giáo duc du khách về bảo tồn

môi trường và thường được quảng bá như một điểm đến hấp dẫn cho du khách.Các yếu tố xã hội như giá cả, tuôi tác, giới tính, thu nhập hàng tháng, hàng hóathay thế và nhu cầu của khách du lịch đều ảnh hưởng đến hàm cầu du lịch, trong khinhu cầu, thị hiéu và sở thích của khách du lịch là những động lực quan trọng đăngsau nhu cầu du lịch (Shofwan và các cộng sự, 2022)

1.2.2 Khái niệm di sản

Khái niệm di sản

Theo Harrison (2010), đi sản là những thứ có thê được truyền từ thế hệ nay sangthé hệ khác, thứ có thé được bảo tồn hoặc kế thừa, và thứ có giá trị lich sử văn hóa

“Di sản văn hóa là giá tri truyền lại của các đồ tạo tác vật chất và thuộc tính phi

vat thé ma mét cong đồng hoặc xã hội được thừa hưởng từ các thế hệ trước, được duy

trì trong hiện tại và ban tặng lợi ích cho các thế hệ tương lai”, theo UNESCO (2018)

Theo Luật di sản văn hóa năm 2001, di sản văn hóa là sản phẩm tỉnh thần và

vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế

hệ khác Các giá trị này không chỉ là kết quả của sự sáng tạo và phát triển của cáccộng đồng hoặc xã hội, mà còn là nét đặc trưng của mỗi quốc gia và vùng lãnh thé,đóng góp vào sự đa dang văn hóa của thé giới Do đó, bảo vệ và bảo tồn di sản văn

hóa là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tô chức và cả xã hội, dé giữ gìn va phát triển các

gia tri này cho tương lai.

25

Trang 26

Phân loại di san:

Bùi Đại Dũng và các cộng sự (2019) đã phân loại di sản thế giới thành ba nhómchính: di sản văn hóa (bao gồm di tích va di chi); di sản thiên nhiên (bao gồm các khuvực có đặc điểm vật lý, sinh học, địa chất, địa lý tự nhiên đáng chú ý toàn cầu về mặtkhoa học, bảo tồn hoặc thâm mỹ); và di sản hỗn hợp (dap ứng it nhất một tiêu chí về

di sản văn hóa và một tiêu chí về đi sản thiên nhiên)

Đề phân loại di sản, ta có thé sử dụng cả tiêu chí vật thé và phi vật thé Di sảnvăn hóa vật thé bao gồm các tòa nhà, địa điểm lịch sử, di tích, hiện vật và có ý nghĩa

đối với khảo cô học, kiến trúc, khoa học hoặc công nghệ của một nền văn hóa cụ thê.

Di sản văn hóa phi vật thê bao gồm các sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc

cá nhân, vật thê và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa

học, được lưu giữ băng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, lễ hội,

ầm thực, trang phục và nhiều yếu tố khác Tuy nhiên, việc phân loại về hình thức vàranh giới các mảng giá trị của đi sản chỉ là tương đối, và giá trị của di sản văn hóa vật

thé bao gom gia tri cua những tạo tác vat chat cũng như giá trị văn hóa phi vat thể nội

tại Mặt khác, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể cũng bao hàm các giá tri của những

tạo tác vật thể có liên quan trong phạm vi nhất định

1.2.3 Khái niệm về tong giá trị kinh tế - TEV

a Khái niệm

Tổng giá trị kinh tế - TEV (Total Economic Value) là một khái niệm trong lĩnhvực kinh tế môi trường và được sử dụng để đo lường giá trị kinh tế của tài nguyênmôi trường.

TEV cho tài nguyên môi trường là một cách tiếp cận mới trong kinh tế môi

trường, cho phép đánh giá giá trị của các tài nguyên môi trường một cách toàn diện

hon, bao gồm cả giá trị sử dụng và phi sử dụng Việc đánh giá TEV là rat quan trọng

để quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền

vững của kinh tế TEV được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về môi trường đểđánh giá tác động của các hoạt động kinh tế đến môi trường và đưa ra các quyết định

vê chính sách môi trường va phát triên bên vững.

26

Trang 27

Khái niệm về Tổng giá trị kinh tế - TEV được đưa ra vào cuối thế kỷ 20 bởi

trường London trong bối cảnh nghiên cứu về môi trường Tổng giá trị kinh tế baogồm Giá trị sử dụng va Giá tri phi sử dụng Trong đó, Gia trị sử dung bao gồm Giátrị sử dụng trực tiếp, Gia trị sử dụng gian tiếp, Gia trị tùy chọn Gia trị phi sử dụng làgiá trị vô hình như giá tri văn hóa, giá tri tâm linh và giá tri thâm mỹ cua một tainguyên môi trường, bao gồm Giá trị ton tại và giá tri để lại Cụ thé tại Hình 1.1:

Tong giá trị kinh tế

|

Giá trị sử dụng Giá trị phi sir dung

Gia tri Gia tri Gia tri Gia tri Gia tri

sử dung sir dung tùy chọn ton tai dé lai

trực tiếp gián tiếp

Hình 1.1: Tong giá trị kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dé tính Tổng giá trị kinh tế cho di sản văn hóa, Throsby (2007) đã thay đôi thayđổi thành phan trong giá trị sử dụng và phi sử dụng vì tác giả cho rằng Giá trị phi sửdụng là giá trị được cá nhân trải nghiệm nhưng không được phản ánh trên thị trường

vì chúng bắt nguồn từ những thuộc tinh của di sản văn hóa, đó là hàng hóa công cộng

Throsby cho răng, giá tri sử dụng chỉ bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp di sản thôngqua các dịch vụ và không bao gồm giá trị nào khác Giá trị phi sử dụng bao gồm Giátrị tồn tại, Giá trị để lại và có thêm Giá trị tùy chọn Cụ thé tại hình 1.2:

27

Trang 28

Tong gia trị kinh tế

——————

Giá trị sử dụng Giá tri phi sử dung

Gia trị sử dụng Giá trị Giá trị Giá trị

trực tiếp ton tai de lai tùy chon

Hình 1.2: Khái niệm Tổng giá trị kinh tế của Di sản văn hóa

Nguồn: Throsby (2007)Như vậy, đề ước lượng chính xác giá trị của địa điểm nghiên cứu bằng lý thuyếtTổng giá trị kinh tế, cần xem xét loại hình địa điểm là di sản văn hóa, tai nguyên môi

trường hay một loại hình khác và lựa chọn mô hình phù hợp cho từng loại hình địa

điểm

b Giá trị sử dụng (Use Value - UV)

Giá trị sử dụng (Use Value) bao gồm Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value)

và Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value) tuy nhiên trong bài nghiên cứu lượnggiá giá trị Di sản chùa Thầy sẽ không tính Giá trị sử dụng gián tiếp vào mô hình

Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value - DUV): Đây là giá trị của nhữngsản phẩm và dịch vụ được trực tiếp cung cấp bởi tài nguyên môi trường, chăng hạnnhư giá trị sản xuất của cây trồng, động vật, sản phẩm thủy sản, hoặc gia tri của cáchoạt động giải trí và du lịch Ví dụ giá trị sử dung trực tiếp của một ngôi nhà cô là giátrị cho thuê dé sử dụng hoặc để làm du lịch cho du khách tham quan Đối với Di sản

chùa Thay, giá trị được sử dụng trực tiếp là cảnh quan, hồ Long hiểu, những tòa chùa,

cây cầu,

Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value) không được sử dụng trong bàinghiên cứu: Đây là giá trị của những sản phẩm và dịch vụ không trực tiếp cung cấp

bởi tài nguyên môi trường, nhưng lại phụ thuộc vào sự tồn tại và chức năng của tài

nguyên đó Ví dụ, tài nguyên rừng có thể giúp duy trì năng suất của các đồng ruộng

28

Trang 29

xung quanh bởi việc cung cấp đất và nước, và do đó có giá trị gián tiếp cho nôngnghiệp.

Giá tri tuy chon (Option Value - OP) được Weisbrod (1964) định nghĩa là mức

giá mà các cá nhân đặt cho một tài nguyên và sẵn sàng chi tra dé bảo tồn một phanhoặc toàn bộ nguồn lực đó dé sử dụng trong tương lai Giá trị tùy chọn được đánh giátùy theo mức độ nhận thức của cá nhân về tài nguyên và môi trường Ví dụ, đối với

Di tích chùa Thay, giá trị tùy chon là sự sẵn sang đóng góp dé bảo tồn khu di tích, dé

họ có cơ hội đến viếng thăm sau này, bảo tồn cho con cháu sau nay

Theo Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012), giá trị sử dụng là lợi ích mà nguồn tài

nguyên từ môi trường mang lại hoặc giá trị tài nguyên như hàng hóa, dịch vụ, mà

con người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp Giá trị sử dụng gồm ba loại: Giá trị sửdụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn Throsby (2007) đồng ývới quan điểm này răng, giá trị tích lũy của các cá nhân, gia đình và doanh nghiệpthông qua việc sử dụng trực tiếp các dịch vụ của di sản chính là giá trị sử dụng Tuynhiên, trong trường hợp tài sản là đi sản, giá trị sử dụng của di sản chỉ bao gồm giátrị sử dung trực tiếp và không bao gồm giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị tùy chọn

c Giá trị phi sử dụng (Non-Use Value - NUV)

Giá tri phi sw dụng (Non-use Value): Đây là giá tri của tài nguyên môi trường

không được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng lại mang lại giá trị cho sự tồn tạicủa chúng Ví dụ, một hồ nước không được sử dụng cho mục đích giải trí hoặc sảnxuất nhưng lại có gia trị cho việc bảo tồn và sự tồn tại của các loài động vật trong khu

vực đó.

Giá triton tại (Existence Value - EV) là giá trị mà cá nhan đặt cho một tài nguyên

vì nó đơn giản chỉ tồn tại (Throsby, 2007) Mặc dù rất khó dé giải thích lý do vì saocác cá nhân đánh giá cao những yếu tố này, nhưng chúng ta có thé thấy rằng họ cảmthay hài lòng khi biết rằng những yếu tố này vẫn dang tôn tại và được bảo vệ

Giá trị dé lại (Bequest Value - BV) được thê hiện bằng mức giá mà cá nhân sẵnlòng chi trả dé bảo tồn và duy trì tài nguyên môi trường cho lợi ích của thé hệ hiện

tại và tương lai (O’Garra, 2009).

29

Trang 30

Theo Nguyễn Thị Ngọc Ánh(2012), Giá trị phi sử dụng là giá trị thu được khôngphải do tiêu thụ trực tiếp hay gián tiếp các tài nguyên, dịch vụ, hàng hóa được cung

cấp, mà được phản ánh từ nhận thức của các cá nhân về sự tồn tại của khu vực như

hệ sinh thái, sinh vật, lịch sử Giá trị phi sử dụng bao gồm hai loại giá trị là giá trị tồntại và giá trị dé lại Tuy nhiên, đối với các đi sản văn hóa, Throsby (2007) cho rằngGiá trị phi sử dụng bao gồm cả Giá cả tùy chọn Theo tác giả, giá trị phi sử dụng của

loại hình di sản văn hóa là giá trị được các cá nhân trải nghiệm nhưng không đượcphản ánh trên thị trường vì chúng bắt nguồn từ những thuộc tính của di sản văn hóa,

đó là hàng hóa công cộng.

d Các phương pháp ước lượng được sử dụng

Có nhiều phương pháp dé đánh giá TEV, trong đó phô biến nhất là phương pháp

chi phí du hành (Travel Cost Method - TCM), phương pháp phỏng vấn (contingent

valuation method - CVM), phương pháp chỉ phí thay thế (replacement cost method),phương pháp chỉ phí tái sản xuất (reproduction cost method), và phương pháp giá trị

sinh sản (net present value method).

Việc đánh giá TEV cho tài nguyên môi trường cũng đặt ra nhiều thách thức, bởigiá trị của tài nguyên môi trường là rất khó đo đếm và không phải lúc nào cũng có

thé quan sát được Đồng thời, việc đánh giá TEV cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố,như địa lý, văn hóa, kinh tế, xã hội, v.v Tuy nhiên, TEV vẫn là một công cụ hữu

ích trong quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, và có thê được áp dụng trong

nhiều lĩnh vực khác nhau, như đánh giá tác động môi trường của các dự án, đánh giá

giá trị của các di sản thiên nhiên, và hỗ trợ quyết định trong các chính sách môitrường.

Bateman và Langford (1997) cho rằng TEV bao gồm Giá trị sử dụng (bao gồmGia tri sử dụng trực tiếp, Gia tri sử dụng gián tiếp và Gia tri tùy chọn) va Gia tri phi

su dung (bao gom Giá trị dé lại và Giá trị tồn tại.) Với mỗi giá trị, được đo lường

băng các phương pháp khác nhau Giá trị sử dụng trực tiếp được đo lường băngphương pháp giá cả thị trường và giá bóng, Giá trị sử dụng gián tiếp được đo lườngbang phương pháp chi phi du lich (TCM), định giá hưởng thụ (Hedonic Pricing) và

30

Trang 31

định giá ngẫu nhiên (CVM) Các loại Gia tri để lại, Giá trị tồn tại, Giá trị tùy chọn

được đo lường bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên Ngoài ra nhóm tác giả cònnhắn mạnh, trong một vài trường hợp, CVM còn có thể đo lường ca Gia tri sử dụng

Các loại

giá trị |

DUV luv

mm : us ' op BV EV

Gia hf Tủ Này trực | | Giát| % —" gián Giá trị tủy chọn Giá trị để lại | Giá trị tồn tại

Phương aca tine TÊM Ỷ Ỷ Ỷ

" ~ Gia ca thị trường

-pháp định oa been - Định giá hưởng thụ CVM CVM CVM

giá - CVM

Hình 1.3: Tổng giá trị kinh tế của khu vực đầm lầy

Nguồn: Bateman và Langford (1997)Ngoài ra, có một số quan điểm về việc vận dụng các phương pháp dé đo lường

giá trị kinh tế như sau:

- Hadker và các cộng su (1997) cho rang VCM có khả năng đánh giả cả hai giá

trị sử dụng và không sử dụng (bao giá trị tồn tại, giá trị để lại và giá trị tùy chọn)được gắn liền với môi trường

- Neckel và các cộng sự (2020) cho rang CVM được sử dụng dé gan một giá trị

cụ thê cho hàng hóa hoặc tài sản môi trường khó đo lường

- Gordillo (2019) khang định việc sử dụng CVM đã tạo ra các hướng dẫn dé đánh

giá kinh tế các giá trị sử dụng và không sử dụng, tuy nhiên cần phải cân nhắc

kỹ lưỡng trước khi sử dụng và kết hợp với các phương pháp.

- Nghiên cứu của Zhang và các cộng sự (2014) về bãi biển Gold Coast 6 Uc nhằm

mục đích tìm hiểu các giá trị và đặc điểm giải trí Nghiên cứu này sử dụngphương pháp chi phí du lịch cá nhân dé ước tính các giá tri sử dụng giải trí

31

Trang 32

c Kết luận quan điểm Tổng giá trị kinh tế

Tổng hợp các quan điểm trên, ta được một khái niệm chung nhất về Tổng giátrị kinh tế đó là giá trị thu được liên quan đến một nguồn lực có thé là tài nguyên môitrường hay là giá trị di sản Bài nghiên cứu đưa ra mô hình tổng quát TEV của di sản

văn hóa mà bai nghiên cứu áp dung:

OP: Gia tri tùy chọn

Dé ước lượng giá trị sử dung va phi sử dung của Di san chùa Thay, bài nghiêncứu sử dung lần lượt hai phương pháp chi phi du hành (TCM) và định giá ngẫu nhiên(CVM) dé lượng giá tổng giá trị kinh tế của Di sản chùa Thay Hay nói cách khác,

trong bài nghiên cứu sẽ lượng giá giá trị du lịch và giá trị bảo tồn của chùa Thầy băng

hai phương pháp ITCM và CVM.

32

Trang 33

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sau khi tổng quan tài liệu, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về Tổng giá trị kinh tế(TEV) và các phương pháp dé đo lường, Chương 3 sẽ nêu lên quan điểm về các

phương pháp đo lường và xây dựng mô hình nghiên cứu trong bai lượng giá giá tri

du lịch và giá trị bảo tồn di sản chùa Thay

2.1 Phương pháp chỉ phí du hành

2.1.1 Khái niệm

Chi phí du hành (Travel Cost Model - TCM) là một mô hình được sử dụng dé

ước tinh giá trị tiềm năng của một tai nguyên thiên nhiên, chăng hạn như công viên

quốc gia, rừng hoặc vùng bién, TCM bắt đầu được đề xuất bởi Harold Hotellingvào những năm 1930 như một phương tiện tiềm năng dé đánh giá các công viên quốcgia Sau đó, Clawson và Knetsch đã phát triển phương pháp của Hotelling và đặt tên

là Phương pháp Chi phí Du lịch (Theo ORTACEñME và các cộng sự, 2001)

Thông thường, trị thặng dư của người tiêu dùng đối với các hoạt động giải tríngoài trời miễn phí được ước lượng bang mô hình chi phí du lịch của Clawson-

Knetsch (1966) Phương pháp này tiếp cận bằng cách tông hợp dữ liệu cá nhân củanhững du khách đến địa điểm giải trí được lựa chọn và giải thích sự khác biệt giữa tỷ

lệ khách du lịch từ mỗi khu vực dựa trên chi phí đi lại, thu nhập và đặc điểm kinh tế

xã hội của cư dân từng khu vực cùng với đặc điểm của các địa điểm thay thế khác

Từ đó, có thể tính được thặng dư tiêu dùng trên mỗi vùng Mô hình này vẫn được sửdụng rộng rãi và tiếp tục được phát triển dé đánh giá các loại hoạt động giải trí khác

nhau (Loomis và cộng sự, 1986; Willis và Benson, 1988).

2.1.2 Chi phí du lịch

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp TCM là lý thuyết về nhu cầu của người

tiêu dùng giải thích rằng giá trị của một môi trường được ước lượng có thể được giải

thích bằng chi phí mà các cá nhân phải trả cho nơi đến thăm (Shofwan và các cộng

sự, 2022)

Chỉ phí đi lại sẽ bao gồm chỉ phí đi lại tối thiểu (như xăng, vé xe bus) và chỉ phí

thời gian (tức thời gian đê đên địa điêm nghiên cứu và trở về) Giá tri tiêm năng của

33

Trang 34

tài nguyên thiên nhiên được ước tính băng cách tính toán tổng chỉ phí đi lại của mộtnhóm người tham quan đến tài nguyên đó Từ đó, ta có thể tính toán được giá trị tiềmnăng của tài nguyên thiên nhiên dựa trên sự thay đôi của số lượng khách du lịch vàgiá tiêu dùng.

Có nhiều cách phân chia chi phí du lịch như sau:

Loại chi phí 1 - Chỉ phí đi lại tôi thiêu bao gồm chi phí khứ hồi vận hành phươngtiện, chi phí đỗ xe mỗi người hoặc chi phí vé khứ hồi trên phương tiện giao thông

công cộng ORTACESME và các cộng sự (2002) cho rằng chi phí du lịch chỉ bao

gồm chỉ phí tiền nhiên liệu khứ hồi, không tính chỉ phí thời gian vì thời điểm thực

hiện bài nghiên cứu, chi phí này còn mang tính tranh cãi nhiều; các loại chi phí vé

vào cửa và chi phí phát sinh không được tính vì chúng làm giảm khả năng giải thích

mô hình nghiên cứu trong đề tài

Loại chi phí 2: Bao gồm chi phí 1 là chi phí đi lại tối thiểu và chi phí thời gian.Chi phí thời gian là chi phí thời gian dành cho chuyến đi từ lúc bắt đầu đến lúc trở

về Willis va Garrod (1991) đã tính thêm cả chi phí thời gian vào chi phí du hành, chiphí thời gian - là thời gian chi phí di chuyền, thăm viếng một địa điểm được tính bởichỉ phí cơ hội, tiền lương, thời gian hoạt động giải trí thay thế Mashizi và các cộng

sự (2023) tính chi phí du hành bao gồm chi phí nhiên vật liệu, chi phí hao mòn của

xe, phương tiện giao thông công cộng, chi phí cơ hội thời gian Limae và các cộng sự (2014), Nthiiri (2022), Shofwan và các cộng sự (2022) cũng chỉ tính chi phí di lại va chi phí thời gian vào chi phí du lich.

Loại chi phí 3: Bao gồm chi phí 1 là chi phi đi lại tối thiêu và chi phí tại chỗ

Chi phí tại chỗ bao gồm chị phí ăn, uống, các trang thiết bị được sử dụng trong chuyến

Trang 35

Ngoài ra, một số loại chỉ phí khác còn được tính vào chi phí du hành như là Chi

phí vé vào, Chi phí sa lan Fleming (2008) đã thêm 2 loại chi phí vé vào và chi phí sa lan cùng các loại chi phí cơ bản như chi phí phương tiện, giá vé các loại hình phương

tiện dé tính làm chi phí du hành

2.1.3 Thặng dư tiêu dùng - CS

Định nghĩa về thang dư tiêu dùng (Consumer surplus - CS) là thuật ngữ dé mô

tả sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng phải trả đối với hàng hóa hoặc dịch vụ

và giá thị trường thực tế (Shofwan và các cộng sự, 2022) Nicholson và Snyder (2010)

cho rằng thặng dư tiêu dùng là giá trị thặng dư mà người tiêu dùng nhận được từ mộtmặt hàng tiêu dùng so với giá phải trả cho món hàng đó Thặng dư tiêu dùng có thêđược đo lường bằng diện tích nằm giữa đường cầu và đường giá

LN(TCPi): Logarit tông chi phí của cá nhân i

2.1.4 Phương thức tiếp cận

Phương pháp TCM có ba cách tiếp cận, bao gồm: phương pháp ITCM - chi phí

du hành cá nhân, phương pháp ZTCM - chi phí du hành vùng và phương pháp

RUTCM - chi phí du hành tiện ích ngẫu nhiên Tùy vào tinh chất của công trình

nghiên cứu, người ta sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp Trong công trình nghiên cứu

này, nhóm nghiên cứu tập trung vào hai cách tiếp cận chính là phương pháp ITCM

và phương pháp ZTCM.

a Chi phí du hành theo vùng - ZTCM

Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) sử dụng biến là số lần đến của

du khách từ một hoặc các khu vực trong một khoảng thời gian nhất định Các khu

35

Trang 36

vực được chia theo các khu vực hành chính hoặc vòng tròng đồng tâm đối với địađiểm du lịch Khu vực được chọn sẽ là khu vực có số lượng lớn các du khách ghéthăm địa điểm nghiên cứu.

Giá trị giải trí của địa điểm được nghiên cứu được tính bằng bằng cách lấy chiphí trung bình của du khách (chi phí du lịch trung bình) nhân tổng số lượt đến của dukhách thuộc khu vực nghiên cứu (TC= trung bình chỉ phi*téng dân ở khu vực) Tuy

nhiên, mỗi du khách có những lựa chọn khác nhau dẫn tới chi phí du lịch có thé khácnhau, nên kết quả tính toán chỉ mang tính chất tương đối Trong đó, số liệu về cáckhu vực có du khách tới tham quan địa điểm nghiên cứu được thu thập từ bộ phận

quản lý của địa điểm hoặc thông qua bảng khảo sát

ZTCM so sánh môi quan hệ giữa các chuyến đi của dân số trong vùng được xác

định (là khu vực mà đa số các du khách được khảo sát xuất phát từ nó) và chi phí đilại phát sinh ZTCM yêu cầu thu thập ít dir liệu hơn và phù hợp nhất đối với nhữngđịa điểm có ít người đến viếng thăm và tốn ít chi phí (Humphrey Miriti Nthiri, 2022)

Mô hình C-K có dạng như sau:

zs £ (ChjShoA geen, )

Trong do:

Vij: số lượt tham quan từ khu vực h (khu vực xuất phat của du khách) sang khu rừng j (địa điểm nghiên cứu)

Pạ: dân số tại khu vực h (khu vực xuất phát của du khách)

Cị;: chi phí du lịch từ khu vực h (khu vực xuất phát của du khách) sang khu rừng j (địa điểm nghiên cứu)

Sy: đặc điểm kinh tế xã hội của người dân ở khu vực h - khu vực xuất phátcủa du khách- ví dụ: thu nhập, sở hữu xe, thành viên câu lạc bộ

Ajx: thuộc tính giải chí của khu rừng j (địa điểm nghiên cứu) liên quan đến các cơ sở giải trí thay thế khác không

€n: Sal SỐ

36

Trang 37

Fleming (2008) biến phụ thuộc của phương pháp ZTCM là chuyến đi của số

dân ở mỗi khu (là khu vực mà những du khách sinh sống) hoặc một khu vực cụ thê

(nơi mà phần lớn du khách viếng thăm đang sinh sống)

Công trình nghiên cứu lượng giá trị kinh tế của khu Di tích Chùa Thầy đã sửdụng phương pháp này Các bước thực hiện của phương pháp này giống với phươngpháp chi phí du hành vùng.

b Chi phí du hành cá nhân - ITCM

ITCM có biến là số lần đến của du khách trong một khoảng thời gian nhất định

Dé áp dung được phương pháp này, hai điều kiện thiết yếu cần được đảm bảo là: diađiểm đó phải có lượng du khách lớn và mẫu không đồng nhất

Phương pháp chỉ phí du lịch cá nhân so sánh mối quan hệ giữa số chuyến đi

của một cá nhân trong 1 năm với chi phi du lịch phát sinh Humphrey Miriti Nthiri

(2022)

Giá trị giải trí của địa điểm được nghiên cứu được tính bằng bang cách lay chiphí trung bình của du khách (chi phí du lịch trung bình) nhân tổng số lượt đến thămđịa điểm du lịch của khu vực được nghiên cứu

Phương pháp ITCM cần khảo sát chi tiết các thông tin của du khách, mat nhiều

thời gian thu thập số lượng lớn dữ liệu, đặc biệt việc phân tích đữ liệu cũng phức tạp

hơn so với phương pháp ZTCM Tuy nhiên, số liệu từ phương pháp ITCM thường

chính xác hon Mô hình nghiên cứu ITCM có dang tổng quát là:

Trong do:

Vij: số lượng khách tham quan hang năm bởi cá nhân i đến khu vực j

C¡¡: chi phí du lịch của từng cá nhân (£)

M;: giá trị 0 — 1: liệu du khách có là thành viên của một tô chức vì môi trườnghay tổ chức hoạt động ngoài trời

F, : giá trị 0 — 1: liệu một địa điểm thay thé được đề xuất bởi cá nhân i

G; : giá trị 0 — 1: liệu một nơi không phải rừng được đặt tên bởi cá nhân i

37

Trang 38

N;: kích thước nhóm của cá nhân iPụ: giá trị 0 — 1: hig chuyến thăm rừng] có phải là mục đích duy nhất trong

chuyến đi của cá nhân i Ej; : ước tính của cá nhân tôi về tỷ lệ niềm vui trong ngày được đóng góp bởi chuyên thăm rừng j

Lj : thời gian cá nhân i ở lại j

A;: tuôi của cá nhân i Y; : chỉ số thu nhập cho cá nhân i

Đị : lỗi điều khoản

Fleming (2008) nghiên cứu giá trị giải trí của hồ McKenzie và dao Fraser bang

hai phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) và chi phí du lịch cá nhân (ITCM).Tác giả cho rằng, biến phụ thuộc của phương pháp ITCM là số chuyến đi mỗi năm

(hoặc mỗi mùa) bởi các cá nhân đến thăm địa điểm nghiên cứu

2.1.5 Biến phụ thuộc, biến độc lập của TCM

Bảng 2.1: Tong hợp biến phụ thuộc và các biến độc lập cho TCMSTT |Kýhiệu | Biến độc lập | Dấu kỳ | Thang đo

vọng

1.| C7 hay | Tan suat - - Biến phụ thuộc

“Tan suat” - Là số lần khách du lịch đến tham

quan địa điểm chùa Thay trong 1

năm

2.) C2 Phương tiện + - Loại hình phương tiện du khách

dùng để di chuyển tới địa điểmchùa Thầy

- Gia trị: gan 1-5 lần lượt là xe đạp/đi

bộ; xe máy; xe buýt; Xe hơi riêng;

38

Trang 39

Giá tri: 1-0 lần lượt là: Nguồn

thông tin đại chúng: Mạng xã hội, báo chí và Người thân, người quen giới thiệu.

Giá trị: 1 là “Có”, 0 là “Không”

Du khách đi cùng với aiGiá trị: 1-5 lần lượt là: một mình,

theo Tour, bạn bè, gia đình, khác

| CIOA, Thich hoạt Du khách thích những hoạt động

39

Trang 40

Giá tri: 1 là “Có”, 0 là “Không”

8.|CII Thăm địa - Trong chuyến di này, du khách có

điểm khác tham quan địa điểm khác hay

không

Giá trị: 1 là “Có”, 0 là “Không”

9.|C12 hoặc | Tổng chi phí - Don vi: Log đồng

LN(TCP) | du lịch cá Logarit (Téng chi phi du lich ca

nhan nhan)

10 C13 Hài long với + Du khách có hài lòng với chuyên đi

chuyên đi này hay không

Giá trị: 1 là “Có”, 0 là “Không”

11) C14 Lý do không - Li do du khách không hài lòng

hài lòng Giá tri:1-4 lần lượt là Co sở vật

chất; dịch vụ du lịch; tổ chức lễ hội;khác.

12| C15 Địa điểm - Cùng với mức chi phí va thời gian,

tham quan du khách có muốn thăm địa điểmkhác khác thay cho chùa Thầy hay

không.

Giá tri: 1 là “Có”, 0 là “Không”

40

Ngày đăng: 17/01/2025, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Gordillo, F. E. (2019). Willingness to pay for forest conservation in Ecuador:Results from a nationwide contingent valuation survey in a combined“referendun”-“Consequential open-ended” design. Forest Policy andEconomics, 28-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: referendun”-“Consequential open-ended
Tác giả: Gordillo, F. E
Năm: 2019
1. Dũng, N. H. (2022). Lượng giá giá trị du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyềnCát Ba sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng. Tap chí nghiên cứuKinh tế và Kinh doanh Châu Á.. Huê, B. T. (2018.). Đánh giá giá trị bảo tồn loài voọc Cát Bà tại Vườn quốcgia Cát Bà Khác
10. Bui, D. D. (2019). Valuing heritage as a public good initial application to zonal travel cost method in Hoi An, Vietnam. VWU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS Khác
11.Fleming, C. M., &amp; Cook, A. (2008). The recreational value of Lake McKenzie, Fraser Island: An application of the travel cost method. Tourism Management,1197 - 1205 Khác
14. Kopsidas, O. a. (2019). Improvement of Urban Environment and Preservation of Cultural Heritage through Experimental Economics by a Modified Contingent Valuation Method (CVM) Khác
15.Leh, F. C. (2018). Measuring recreational value using travel cost method (TCM): a number of issues and limitations. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 1381-1396 Khác
16. Limaei, S. M. (2014). Economic evaluation of natural forest park using the travel cost method (case study; Masouleh forest park, north of Iran). Journal of Forest Science, 254-261 Khác
17. Mokhtari, R. a. (2013). Economic and social value of recreational facilities in urban areas by using travel cost method (case study: Amirkola Urban Park, Mazandaran Province, Iran). Eur. Online J. Nat. Soc. Sci, 549-555 Khác
18. Neckel, A., Da Silva, J. L., Saraiva, P. P., Kujawa, H. A., Araldi,J., &amp; Paladim, E. P. (2020). Estimation of the economic value of urban parks in Brazil, the case of the City of Passo Fundo. Journal of Cleaner Production.80 Khác
19.Njung’e, L. W. (nd). ASSESSMENT OF THE RELATIONSHIP BETWEEN FINANCIAL LITERACY AND QUALITY OF LIFE AMONG BODABODA RIDERS IN NAIROBI CITY, KENYA Khác
20. ORTACESME, V., OZKAN, B., &amp; KARAGUZEL, O. (2002). An Estimationof the Recreational Use Value of Kursunlu Waterfall Nature Park by the Individual Travel Cost Method. Turkish Journal of Agriculture and Forestry Khác
21.Pui, K. L. (2019). The influence of economic, technical, and social aspects on energy-associated CO2 emissions in Malaysia: An extended Kaya identity approach. Energy, 468-493 Khác
22.Shofwan, S. S. (2022). Economic Valuation of Taman Wisata Air Wendit (TWAW) in Malang Regency: A Travel Cost Method. In Journal of International Conference Proceedings, 450-460 Khác
24.Tolera, T. (2022). The economic valuation of Gedo Natural Forest conservation benefits, Ethiopia. Journal of Innovation and Entrepreneurship,1-13 Khác
25. Willis, K. G., &amp; Garrod, G. D. (1991). AN INDIVIDUAL TRAVEL-COST METHOD OF EVALUATING FOREST RECREATION. Journal of Agricultural Economics, 33-42 Khác
26. Witt, B. (2019). Tourists’ willingness to pay increased entrance fees at Mexican protected areas: A multi-site contingent valuation study.Sustainability Khác
27.Zhang, F. W. (2015). The recreational value of gold coast beaches, Australia:An application of the travel cost method. Ecosystem Services, 106-114.81 Khác
3. Anh/chị biết đến chùa Thay từ nguồn thông tin nào?L] Người thân, người quen giới thiệuL] Nguồn thông tin đại chúng: Mạng xã hội, báo chí...L] Khác (xin ghi rõ) Khác
4. Anh/chị đến chùa Thầy với mục đích gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)0 Đi lễ chùaL] Tham quan, du lịchL1 Học tập, tìm hiểu lich sử, công việcL] Thăm người thân / người quen82 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN