Nghiên cứu vai trò của rừng ngập mặn trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng sẽ giúp đánh giá đúng tình hình và thực trạng sử dụng tài ngu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KINH TE PHÁT TRIEN
DE TAI: NGHIEN CUU VAI TRO CUA RUNG NGAP MAN TRONG PHAT TRIEN KINH TE HO GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHU LONG,
HUYEN CAT BA, TP.HAI PHONG
Giang viên hướng dan: TS Nguyễn Đình TiếnTên sinh viên: Đỗ Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 19050313 Ngày sinh: 16/09/2001
Khoa: Kinh tế phát triển
Lớp: QH-2019-E KTPT 3
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu “Nghiên cứu vai trò cua Rừng ngập mặn
trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, TP HảiPhòng ” là bài nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của TS NguyễnĐình Tiến
Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong
bài nghiên cứu là trung thực và có nguôồn gốc rõ ràng
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Người thực hiện
Đỗ Quỳnh Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠNTrước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến toàn thé cácthầy cô giáo Khoa Kinh tế Phát triển đã luôn tận tâm giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức tốt nhất giúp em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận.
Xin cảm ơn người dân địa phương xã Phù Long, huyện Cát Bà, TP.Hải
Phòng đã tham gia vào quá trình phỏng vấn, những đóng góp vô cùng quantrọng cho kết quả nghiên cứu khoá luận
Với tất cả sự chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩNguyễn Đình Tiến - giảng viên khoa Kinh tế Phát triển đã thường xuyên quantâm, khích lệ và dẫn dắt, góp ý giúp em giải quyết những vướng mắc trong suốtquá trình làm bài khóa luận dé em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất
Em cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa thầy Em xin chúc thầy thật nhiều sức khỏe và nhiệt tình cho những bài
nghiên cứu sau này.
Trong quá trình hoàn thiện bài khoá luận sẽ còn nhiều hạn chế và không
tránh khỏi những sai sót trong bài nghiên cứu Em mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ các thầy cô và người đọc để bài nghiên cứu của em có thể
hoàn thiện hơn.
Em xin chúc tất cả các thầy cô luôn khỏe mạnh và thành công với sự
nghiệp của mình.
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CAC TỪ VIET TẮTT 2 ¿©22+©E2E2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerrrees i DANH MUC BANG c1 4‹5 ii M.9028)1909-ì0)005 .S iii IM.9028)/19/98:))20629 007 —.- 4 iii PHAN MO DAU Dveescsssssessesssessessusssecsssssessessusssessusssecsecssessecsusssessessuessessuessessesssesseessees 1
1 Tính cấp thigt ccccceccccccssesssessesssessesssessessesssessesssessessesssessesssessessscssessesssessesssseseeseeases 1
2 Muc ti@u Nghin CUUL eee cesceeesecesecesceeseeceseeeseecenecesceececsseceeeeeaeceaeeeeeeseaeeeeeesaes 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU? c.ccccsesssessesssessesssessecssessessuessecsessuessecsuessesseesses 3
4 Câu hỏi nghiên Cứu -¿- 2 +£+S£+SE£+E2EE£EEEEEEEEEEEEEE717112117171121171 11 E1 cry.eg 3
5 Ý nghĩa của đề tài -©2-cs cxc2E2212711211271211211 1112111111211 11.111.111 Eye 3
6 Bố cục của đề bài -¿- 2+ + t2 2E121121171121127121121111 21111.211.111 11k 4 CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIỆU - 2-2 S EEE£EE£E£EE£EEeEEeEEerkerkerkers 5 1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài - ¿+ + +E£EE£EE£EEeEEEEEEEEEEEerkrrkerkerkrred 5 1.2 Tổng quan tài liệu trong ƯỚC - - c+ £+E£SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkerkrrkd 7 1.3 Tổng quan tài liệu về rừng ngập mặn xã Phù Long - Cát Bà 10
1.4 Nhận xét chung - - - - - LH HH TH tk 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAI TRO RUNG NGAP MAN DEN PHÁT
TRIEN KINH TE HO GIA DINH 2 ccccsscsssesssssessesssessessesssessecsseesecsusssessessseesesseeess 14 2.1 Các khái niệm liÊn qua - c2 %2 E1 S3 EE1 E3 91 93 91 1v nh ng 14
2.1.1 Khái niệm về rừng ngập mặn +- 2 + +x+EE£EE£EEtEEEEEeEEerkrrkrrkerkrree 14
2.1.2 Khái niệm về kinh tế hộ gia đình - - 2-2 ¿S2 E£E££Ee£Ee£EerEerkerkerkeree 15 2.1.3 Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế -¿ - l6 2.1.4 Vai trò của rừng ngập mặn trong bảo vệ sinh thái - môi trường 18
2.2 CO ái s.088nẽn 22
2.2.1 Hiện trạng rừng ngập mặn trên thé giới - ¿2 + x+£E£Ee£Eerxerxerxeree 22 2.2.2 Hiện trạng rừng ngập mặn ở Việt Nam va Thành phố Hải Phòng 23 2.3 Pháp luật và chính sách của Nhà nước về rừng ngập mặn . 27 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIÊM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1 Đặc điểm địa bàn :s tt SE SE v21 EE5E11 115151515111 E11111115E 11111112 xeE 30
Trang 53.1.1 VỊ trí địa lý và điều kiện tự nhiên của xã Phù Long, huyện Cát Bà, TP Hải
00177 — 30 3.1.2 Đặc điểm kinh té - xã hội c: 2+vtE ttttEkttrrttrtrrrrtriirrrtrirrrrrrrree 32 3.2 Phương pháp nghién CỨU - - c 2113311831838 EEerrke 33 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, tong hợp và điều tra bảng hỏi 33 3.2.2 Phương pháp xử lý $6 liệu - 2-2 5E SE+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrree 35 3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu - 5 25 + **+EE+eEseeeresersreeerree 36
3.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và phát triển các giả thuyết nghiên cứu trong mô
hình hồi quy đa biến Multiple Linear Regression Model :-:-=s¿ 38
CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN CỨU - ¿22+c+vcv+eeerrverrrrrerree 43 4.1 Hiện trạng rừng ngập mặn tại xã Phù Long, huyện đảo Cát Bà, Hải Phòng 43
4.1.1 Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải
l0 1 43
4.1.2 Hiện trạng nghề khai thác - nuôi trồng thuỷ sản tại xã Phù Long, huyện Cát
;?80.8si 80xi 1111777 44 4.2 Đặc điểm mẫu điều tra và quan điểm, nhận thức của người dân về RNM 46 4.2.1 Đặc điểm cơ bản mẫu điỀu tra ccecceccsscsescssecessesessssessssssesessesesevsesesseseseveveees 46 4.2.2 Dong góp của RNM vào thu nhập hộ gia đình 55+ +<<<++<c<ss 48
4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Tổng thu nhập của hộ gia đình và tác
động nguồn thu từ rừng ngập mặn đến Tổng thu nhập của hộ gia đình 52
4.3 Góc nhìn của người dân về quá trình phát triển và bảo tồn Rừng ngập mặn tại
xã Phù LONG G G11 HH HH kế 57 4.3.1 Thay đổi về số lượng và chat lượng Hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Phù Long,
huyện Cát Bà, TP Hải Phòng - - G5 S1 2311211211191 1 11 111111 ng ng gưệp 57
4.3.2 Vai trò của Rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Phù
Cat Ba, TP Hai Phong 1 66
4.5 Bảo vệ và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Phù Long, huyện đảo Cát
CHƯƠNG 5: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ: - - 2 St Sx+k#E£E+EeEzkexerxereree 70
Trang 65.1 Kết luận - - 2+ + S222 EE21122127121127121121111121111711 211111111111.
5.2 Kiến nghị - ¿5+5 c2 2EE2E12E1271121127121121121121111111211 1111.1111.111.
TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2:22 SE2E2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrEkrrkrrrrrree
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
STT | Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 BDKH _ | Biến đôi khí hậu (Variance Inflation Factor)
2 CIFOR _ | Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tê
14 VIF Hệ số phóng đại phương sai
15 UBND | Uy ban Nhân dân
Trang 8cua H6 gia dinh
Kết qua hồi quy - Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu
Trang 9Hình 3.2 | Toàn bộ khu vực xã Phù Long
DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1 | Biểu đồ diện tích RNM Việt Nam qua các năm
eg Biểu đồ diện tích rừng ngập mặn Hai Phong qua các
Biểu đồ 4.4 | Vai trò của RNM trong phát triển kinh tế xã Phù Long
sa Vai trò của RNM trong bảo vệ môi trường - sinh thái Biêu đô 4.5
xã Phù Long, Cát Bà
Biểu đồ 4.6 | Nhận thức trách nhiệm quản lý RNM
Trang 10PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái chuyên tiếp môi trường biển với môi
trường nước ngọt, đây là một trong những hệ sinh thái ngập nước quan trọng
[46], có vai trò quyết định đối với kinh tế và sinh thái môi trường Rừng ngậpmặn là nguồn tài nguyên đặc biệt và có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quantrọng đối với cuộc sống của con người một cách trực tiếp và gián tiếp thôngqua các hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhiều ngành nghề khácnhau như đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, đa dạng sinh
học, chăn nuôi, [25,26] Bên cạnh đó, rừng ngập mặn là một hệ sinh thải đa
dạng và phức tạp, có vai trò quan trọng đối với sự phát triên bền vững khi bảo
vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, ôn định đất phù sa mới
bồi, hạn chế sự xâm mặn, bảo vệ đê điều, nước biển dâng [47] Việc nghiên cứu
và bảo vệ rừng ngập mặn là một nhiệm vụ cấp thiết dé bảo vệ môi trường vàcác nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về
sinh thái học, sự phân loại, đa dạng sinh thái, vai trò rừng ngập mặn trong đời
sông dân cư, Tuy nhiên, dữ liệu về rừng ngập mặn ở Việt Nam vẫn chưa đầy
đủ, chưa cập nhật kip thoi.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng ở ven biên Bắc Bộ, có đường
bờ biển dài 125km, là một trong những địa phương có tiềm năng lớn dé pháttriển rừng ngập mặn và có nhiều hoạt động kinh tế quan trọng ở khu vực phía
Bắc Xã Phù Long năm ở phía Tây của huyện đảo Cát Bà trên tuyến đường
xuyên đảo Cát Bà, đây là đầu nút giao thông quan trọng của quan đảo Cát Bà
với đất liền, phần lớn diện tích rừng ngập mặn của Cát Bà hiện nay phân bố ở
khu vực xã Phù Long với mật độ tương đối dày [22] Hiện nay, nhiều hộ giađình ở khu vực đang phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ngập rừng ngập mặn để
sinh sống Tuy nhiên, trạng thái khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn
Trang 11dang gặp nhiều van đề, do nhiều nguyên nhân như rừng ngập mặn dé làm dam
nuôi tôm, sản xuất nông nghiệp, đồng muối, làm đô thi, đã làm cho diện tích
và chất lượng rừng ngập mặn giảm đáng ké gây ảnh hưởng đến môi trường vàkinh tế của người dân
Nghiên cứu vai trò của rừng ngập mặn trong quá trình phát triển kinh tế
hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng sẽ giúp đánh giá đúng tình hình và thực trạng sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn hiện nay, từ đó đưa
ra những giải pháp phù hop dé bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừngngập mặn, đồng thời giúp đỡ gia đình nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống
Vì vậy, đề tài nghiên cứu vai trò của rừng ngập mặn trong quá trình pháttriển kinh tế hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng là rất cấpthiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
2 Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu chung: Nghiên cứu vai trò của rừng ngập mặn đối với pháttriển kinh tế hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng, từ đó nângcao hiểu biết và nhận thức của người dân trong việc bảo vệ HST RNM, sử dụnghiệu quả tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững
s* Mục tiêu cụ thé:
- Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý rừng ngập mặn tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng.
- Phân tích vai trò của rừng ngập mặn trong quá trình phát triển kinh tế
hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng, đặc biệt là các hoạt
động liên quan đến sản xuất và kinh doanh
- Định hướng các giải pháp nhăm tăng cường bảo vệ và phát triển rừngngập mặn, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển kinh tế hộ gia đình
ở địa phương.
- Đề xuất các chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế cho người dân và
Trang 12các hộ gia đình địa phương liên quan đến sử dụng và quản lý rừng ngập mặn.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của rừng ngập mặn tại xã Phù Long,huyện Cát Bà, TP Hải Phòng trong phát triển kinh tế hộ gia đình xã Phù Long,
huyện Cát Bà
- Khách thể nghiên cứu: Người dân trong độ tuôi từ 18 tuổi trở lên đang
cư trú tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng
- Phạm vi nghiên cứu:
e Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2022 đến tháng 11/2022
e Pham vi không gian: Xã Phù Long - Cát Bà - Hai Phòng
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế - xã hội đối với
người dân địa phương Cát Bà?
- Thực trạng kinh tế các hộ gia đình tại các khu vực rừng ngập mặn tại
xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng?
- Rừng ngập mặn có tác động như thế nào vào thu nhập hộ gia đình tại
xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại
các khu vực rừng ngập mặn tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng?
- Giải pháp nào đề giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển kinh tế
hộ gia đình bền vững ở địa phương?
5 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Trong tình hình BĐKH ngày càng nghiêm trọng thì việc bảo vệ và phát triển Rừng ngập mặn đang trở nên đặc biệt quan trọng hơn
bao giờ hết Bài nghiên cứu đã tổng hợp đầy đủ các thông tin, khái niệm, vaitrò và cơ sở lý luận về rừng ngập mặn, cũng như là thực trạng rừng ngập mặn
ở Cát Bà Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn hỗ
Trang 13trợ sinh kế cho nhiều cộng đồng dân cư và tạo điều kiện để phát triển kinh tế
hộ gia đình tại địa phương Bên cạnh đó, kết qua này sẽ bổ sung cho nguồn dữliệu tham khảo về đề tài rừng ngập mặn Việt Nam, kết quả này cung cấp nhữnggiá trị cả về mặt định tính và định lượng trong việc đánh giá sự đóng góp củaRNM vào thu nhập kinh tế hộ gia đình xã Phù Long, huyện Cát Bà, Hải Phòng
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp chocác cơ quan, tô chức chính phủ, phi chính phủ về bảo vệ môi trường, giảm thiểuBDKH có cái nhìn tổng quan về thực trạng và vai trò của RNM trong phát triển
kinh tế người dân Cát Bà Từ đó các cơ quan, tô chức có thé đưa ra các chính
sách, dự án phù hợp trong việc vừa khai thác thác giá trị kinh tế với bảo vệ,phát triển RNM của người dân địa phương Việc định hướng tiếp cận và sửdụng hợp lý giá trị kinh tế từ RNM sẽ tạo điều kiện thuận lợi dé quốc gia daymạnh phát triển kinh tế một cách bền vững, xóa đói giảm nghèo
6 Bố cục của đề bài
Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứuđược cau trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tai liệu
Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của rừng ngập mặn đến phát triểnkinh tế hộ gia đình
Chương 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIEU
1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm tới HST RNM và vai tròcủa nó trong phát triển kinh tế Nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn tại
đồng bằng sông Orinoco của Pannier, F (1979) đã cho thấy răng Rừng ngập
mặn là đại diện cho hệ sinh thái điển hình được tìm thấy doc trên các bờ biển
nhiệt đới và cửa sông Orinoco và chúng có tầm quan trọng đặc biệt về mặt sinh
học Rừng ngập mặn là một bộ lọc dinh dưỡng và tổng hợp các chất hữu cơ,rừng ngập mặn giúp tạo ra một vùng đệm sống giữa biển và đất liền giúp bao
vệ cho khu vực đất liền Sự phát triển của RNM phụ thuộc nhiều vào các chấtdinh dưỡng vô cơ mà sông mang lại Dựa trên mô tả về các đặc điểm sinh ly
của Đồng bằng sông Orinoco - nơi đã cho phép phát triển rừng ngập mặn rộng
lớn nói riêng, va dựa trên thảo luận về các yếu tô sinh thái quan trọng đối với
sự phát triển của RNM nơi cửa sông nói chung nên nghiên cứu đã đưa ra các
giải thích cho những xáo trộn mà nhóm nghiên cứu quan sát được trong hệ sinh
thái này Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng những xáo trộn này là do sự phát triển
của nông nghiệp và lâm nghiệp trong khu vực Và nghiên cứu đưa ra giải pháp
đó là cần thiết phải phát triển các chương trình kiểm soát môi trường ở đồngbang dé ngăn chặn sự suy thoái ngày càng lớn của cau trúc và chức năng điềutiết của hệ sinh thái RNM mỏng manh ở đồng bằng [37]
Mohammad Aminur Rahman SHAH va Dilip Kumar DATTA (2010) “A quantitative analysis of mangrove forest resource utilization by the dependent
livelihoods” Bai báo này nghiên cứu về các sản phẩm kinh tế chính, số lượng
và mô hình sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn ở Surbardans Các sản phẩmchính từ rừng ngập mặn bao gồm củi đốt, gỗ, thủy hải sản, dừa, mật ong, sáp, Cuộc khảo sát được tiễn hành thực hiện trên 100 hộ gia đình Trong đó, có
khoảng 49% hộ gia đình phải phụ thuộc trực tiếp từ rừng ngập mặn dé hỗ trợ
Trang 15sinh kế ở các mức độ khác nhau, chủ yếu là khai thác củi đốt (74%), cá (78%)
và dừa (27%) Có khoảng 50% hộ gia đình phụ thuộc vào rừng ngập mặn có
tổng thu nhập từ 75% - 100% từ tài nguyên rừng Và theo như quan sát thì có
khoảng 92% tài nguyên rừng được khai thác được tiêu thụ trực tiếp ở thị trường
địa phương Rừng ngập mặn Surbardans hỗ trợ tới sinh kế của người dân địaphương, đồng thời thực hiện các chức năng sinh thái Nghiên cứu sâu hơn vềviệc sử dụng sản phẩm từ rừng ngập mặn và nhu cau thị trường sẽ cung cấp cácphương tiện quản lý bền vững rừng ngập mặn, sẽ tạo điều kiện cho chính sách
phát triển bền vững rừng ngập mặn [38].
Abu Nasar Mohammad Abdullah cùng cộng sự (2016) “Economic dependence on mangrove forest resources for livelihoods in the Sundarbans,
Bangladesh” Bài nghiên cứu xem xét tam quan trong của tài nguyên rừng ngập
mặn đối với sinh kế của người dân sống bên cạnh dựa trên dữ liệu khảo sát hộgia đình từ 264 hộ gia đình ở sáu ngôi làng tiếp giáp với Sundarbans, ở khulna,
Bangladesh dựa trên dữ liệu khảo sát hộ gia đình từ 264 hộ gia đình ở sáu ngôi
làng tiếp giáp với Sundarbans, ở Khulna, Bangladesh Mặc dù các hộ gia đình
có thu nhập cao hơn có thu nhập tuyệt đối từ tài nguyên rừng lớn hơn so vớicác hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, nhưng việc bổ sung thu nhập từ rừng vàothu nhập hộ gia đình làm giảm 27% bat bình dang thu nhập được đo lường chothấy rừng mang lại nguồn thu nhập bình đăng hơn so với hầu hết các nguồn
khác trong nghiên cứu các trang web Do đó, việc giảm thu nhập từ rừng do
giảm khả năng tiếp cận tài nguyên rừng sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả sinh kế
của người nghèo ở nông thôn và làm tăng chênh lệch giàu nghéo giữa các hộ
gia đình gần bìa rừng [39]
R Harini và cộng sự (2019) Economic Valuation of Mangrove
Management in Kulon Progo Regency” Bài nghiên cứu chỉ ra rằng rừng ngập
mặn là loại cây có giá trị sinh thái cao Rừng ngập mặn có khả năng giữ lũ,
Trang 16chống mài mòn và thậm chí đóng vai trò là nhà máy lưu trữ carbon lớn nhất sovới thực vật rừng trên đất liền Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các giátrị kinh tế và sinh thái của rừng ngập mặn Nghiên cứu được thực hiện băng
cách sử dụng khảo sát dữ liệu cơ bản dưới dang dt liệu sơ cấp thu được thông
qua phỏng vấn thực địa với người dân địa phương và các bên liên quan trong
quản lý rừng ngập mặn Dữ liệu nghiên cứu được phân tích mô tả-định lượng
và định tính để được trực quan hóa thành các bảng, biểu đô, hình vẽ và ban đồ.Người ta thấy rằng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ở làng angkaran là
1.773.561.240 IDR 82% trong số đó là ở dang giá trị sử dụng gián tiếp Điều
này cho thấy rừng ngập mặn có tỷ lệ lợi ích vô hình (giá trị dịch vụ và môi
trường) [40].
Anshu Singh và các cộng sự (2017) “Contribution of NTFPs in the Livelihood of Mangrove Forest Dwellers of Sundarban” đã khám phá phạm vi
LSNG được thu hai từ Sundarban và đóng góp của nó trong sinh kế của người
dân Bên cạnh đó, bài báo cũng đánh giá tài sản sinh kế của người dân và baonhiêu trong số đó được quy cho LSNG Bai báo còn nghiên cứu tinh dé bị tonthương về sinh kế và căng thắng về sinh kế cơ chế đối phó của người dân địa
phương và LSNG đóng vai trò như một “mạng lưới an toàn” Nghiên cứu dựa
trên dữ liệu khảo sát của 75 hộ gia đình cho thấy đóng góp của LSNG khá cao
vì nó đóng góp trung bình gần 79% vào thu nhập hàng năm của của các gia
đình thu hái Kha năng sinh kế dé bị ton thương cao cũng được quan sát thayvới rất ít sự giúp đỡ từ chính phủ Các cơ quan phát triển của Sundarban cầnphải xem xét vai trò của LSNG trong sinh kế và xây dựng Khung sinh kế bềnvững phù hợp với quan xã sinh vật cũng như người dân có nhu cầu có thể được
duy trì [41].
1.2 Tong quan tài liệu trong nước
O Việt Nam có không ít công trình nghiên cứu về vai trò của rừng ngập
Trang 17mặn đến sự phát triển kinh tế của người dân quanh khu vực rừng ngập mặn.
Nghiên cứu “Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” do ViệnNghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) thực hiện năm 2022 nhằm
hỗ trợ Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ trong việc nhận diện các dịch vụ
hệ sinh thái điển hình và quan trọng về mặt kinh tế Nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp lượng giá khác nhau đề lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ,
CỦI, nguồn lợi thủy sản, dược liệu, v.v ), giá trị sử dụng gián tiếp (hấp thụcarbon, điều hoà khí hậu, giảm thiêu thiệt hại do thiên tai gây ra, v.v) va giá trị
phi sử dụng (giá trị tồn tại) Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng giá trị kinh tế
của các hang hóa, dịch vụ quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ lên tới 3.881
tỷ đồng/năm, trong đó giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, nguồn
lợi thủy sản, muối, du lịch, v.v ) lên tới 3.422 tỷ đồng/năm (chiếm 88,1%), giá
trị sử dụng gián tiếp (phòng hộ ven biên, hap thụ carbon) là 454,8 ty đồng/năm
(chiếm 11,7%) và giá trị tồn tại là 4,3 tỷ đồng (chiếm 0,11%) Tính trung bình,
mỗi ha rừng ngập mặn Cần Giờ có thể cung cấp một lượng hàng hóa và dịch
vụ lên tới 111,8 triệu đồng/năm tại thời điểm nghiên cứu năm 2020 [1]
Nghiên cứu về chức năng và dịch vụ của rừng ngập mặn trồng tại xã Đại
Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, tác giả Nguyễn Thị Kim Cúc,
Đỗ Văn Chính (2014) đã đưa ra kết luận về ba ưu điểm của rừng ngập mặn:”Một là, rừng ngập mặn có khả năng bảo vệ đê biển, cộng đồng dân cư ven biển
và tài sản năm bên ngoài đê, ví dụ như thuyền bè và đầm tôm Hai là, rừng ngậpmặn mang đến những lợi ích kinh tế trực tiếp, đặc biệt đối với những hộ giađình nghèo trong xã là những người thường sống dựa vào rừng ngập mặn Ba
là, có thể khăng định tương tự đối với chức năng tích lũy carbon của rừng ngập
mặn” [2|
Lê Xuân Tuấn và cộng sự (2019) “Valuation of Biodiversity, Landscape
Conservation Value of the Magrove Ecosystem in Can Gio District, Ho Chi
Trang 18Minh City” Bài nghiên cứu đã nói về việc quy hoạch sử dụng hệ sinh thái đất
ngập nước nói chung và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng thường được xác
định dựa trên các giá tri sử dụng trực tiếp của các hệ sinh thái như thủy sản, gỗ,
gỗ hơn là các giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng Tuy nhiên, các quyết
định về việc sử dụng các nguồn lực nên xem xét các chi phí khác như như chi
phí cơ hội và sự sẵn sàng bảo tồn đa dạng sinh học dé các biện pháp bảo tồn có
thê được phát triển cho sự phát triển bền vững Từ góc độ kinh tế môi trường,giá trị phi sử dụng có thể được hiểu là nhận thức và sự hài lòng của xã hội về
việc bảo tồn đa dạng sinh học ở một mức độ nhất định và mức độ sẵn sang chi
trả của xã hội cho điều đó Bài viết này trình bày nghiên cứu đánh giá giá tri
phi sử dụng của Khu dự trữ sinh quyên rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ
Chí Minh Các kết quả cho thấy giá trị phi sử dụng của khu vực nghiên cứukhoảng 105 tỷ đồng/năm Bài viết cũng đưa ra những khuyến nghị đối với cácnhà quản lý, hoạch định chính sách và nghiên cứu trong việc bảo tồn và sử dụngbền vững tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong bối cảnh biếnđổi khí hậu và nước biển dâng [3]
Lê Dinh Hải và cộng sự (2020) “The contribution of non-timber forest products to the livelihoods of forest-dependent people: a case study in Hoa Binh
province, Vietnam” Bai nghiên cứu thực hiện phỏng van với 100 hộ gia đình
tại 3 thôn thuộc xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình, Việt Nam với các loại phân loại giàu nghèo hộ gia đình khác nhau Phương pháp chi phí cơ
hội gián tiếp (IOC) được áp dụng dé ước tính gián tiếp giá trị kinh tế của việckhai thác LSNG của các hộ gia đình Nghiên cứu này cho thấy LSNG đóng góp
vừa phải vào sinh kế của tất cả người dân sông phụ thuộc vào rừng ở Việt Nam,
nhưng LSNG là nguồn sinh kế quan trọng hơn đối với các hộ nghéo so với các
hộ trung bình giàu và nghèo Các yếu tố quan trọng quyết định sự phụ thuộccủa một hộ gia đình vào LSNG là số người trưởng thành, các loại thu nhập tiền
Trang 19mặt khác (ví dụ: thu nhập tiền từ phi nông nghiệp, thu nhập tiền mặt từ chăn
nuôi, thu nhập tiền mặt từ các loại hoạt động lâm nghiệp khác, lương hưu vàtiền lương) Kết quả nghiên cứu gợi ý một số hàm ý chính sách cho các nhà
hoạch định chính sách [4]
Nghiên cứu về vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển sinh kế ở rừng
ngập mặn tại xã Giao Lac và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tinh Nam Định,
tác giả Nguyễn Quốc Hoàn (2018) đã chỉ ra những hoạt động sinh kế liên quanđến rừng ngập mặn như là nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, khai thác thủy sản,
nhiều loại thủy, hải sản được khai thác thường xuyên và mạng lại hiệu quả kinh
tế cao cho người dân như: cua, vạng, ốc, sò, ngai, qua đó tác giả nhận định:
“Các sản phẩm khai thác được sử dụng cho gia đình hoặc đem bán tại địa
phương và các khu vực lân cận Hiệu quả kinh tế của đánh bắt thủy, hải sản tại
RNM tất cao, trung bình mỗi gia đình thu được từ vài trăm đến hàng triệu đồng
mỗi ngày” [5]
1.3 Tổng quan tài liệu về rừng ngập mặn xã Phù Long - Cát Bà
Tại Việt Nam việc nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được thực
hiện ở một số tỉnh, địa phương, tuy nhiên tại khu vực rừng ngập mặn xã PhùLong, đảo Cát Bà - một trong những khu vực chiếm diện tích rừng phòng hộven biển lớn nhất phía bắc thì những nghiên cứu về rừng ngập mặn và vai tròcủa rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế của người dân tại đây còn hạn chế.Một số công trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn và vai trò củachúng cụ thé như:
Mô hình quản lý khai thác dựa vào cộng đồng vùng 6m nước trở vào ở xãPhù Long - Hải Phòng của Nguyễn Văn Hào, trong Hội thảo toàn quốc về Khaithác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá năm 2004 đã xây dựng được mô hìnhquan lý cấp xã do cộng đồng quản lý gồm các van dé: thành lập hội đồng quan
lý, ban hành quy chế hoạt động Sau một thời gian áp dụng mô hình đã thu được
Trang 20những kết quả được đánh giá cao trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phù
hợp với quyền lợi và nguyện vọng của người dân địa phương và phù hợp với
xu thế đổi mới về quản lý nguồn lợi ven biển của nhà nước trong thời kì này
[9].
Rừng ngập mặn ở Phù Long hiện đang được trồng phục hồi và hiện vẫn làmột trong những khu RNM điền hình nhất ở phía Bắc Việt Nam Bài báo “Gópphan hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (Cát Hải - Hai Phòng)” đãđược tập thể khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển tiến hànhnghiên cứu năm 2008 - 2009 đã cho thấy, hệ sinh thái RNM Phù Long có 20 loàithực vật ngập mặn, đa dạng sinh học cao, các quần xã sinh vật ở trong RNM
thường có số lượng thành phần loài và mật độ khá cao, phong phú hơn vùng nước phía ngoài rừng va một sé vung biển lân cận Đặc biệt, khu hệ vi sinh vật trong
rừng khá là đa dang và phong phú bao gồm: vi khuẩn hiếu khí, lên men, khử
sulfate, sử dụng dau, xạ khuẩn, nắm men va nắm sợi Nguồn giống thuỷ sản ở
RNM Phù Long khá phong phú về taxon, số lượng cá thể và góp phần quan trọngtạo nên các bãi giống vùng ven bờ phía Bắc nước ta HST RNM Phù Long còn
có tác dụng quan trọng trong việc chắn sóng, hạn chế xâm nhập mặn của nướcbiển vào đất liền, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cho hệ động thực vật venbiển Nhiều năm qua, RNM ở đây đã bị suy giảm khá nhiều về cả diện tích vàchất lượng HST, hậu quả là dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng nguồn lợi hải sảnsong trong va ven rừng Đặc biệt, nguồn giống tôm và cá nhỏ có cơ thé nhỏ bé
trong khối nước vùng cửa sông đã phải chịu nhiều áp lực đe doạ hơn các nhóm
khác, nên đã bị suy giảm đáng kề về mật độ và chỉ còn 30% so với 30 năm trước
Nguồn lợi cá có những dấu hiệu cạn kiệt, thé hiện rõ qua nghề lưới đáy với kích
thước cá khai thác nhỏ, không gặp các loài cá có kích cỡ lớn hoặc các loài di cư
từ biển trong thời gian khảo sát [10]
Theo kết quả nghiên cứu Giá tri và chức năng cơ bản của hệ sinh thái
Trang 21rừng ngập mặn Phù Long của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tài nguyên - Môi
trường biển (2014) thì nguồn lợi kinh tế mà RNM Phù Long mang về cho conngười nơi đây rất đa dạng như đánh bắt thủy hải sản, thực phẩm, khai thác lâmsản, phát triển nghề nuôi ong, khai thác dược liệu và phát triển du lịch, Bêncạnh đó, RNM có nhóm giá trị sử dụng gián tiếp như bảo vệ bờ biên, chống xói
16; giá trị tích lũy các bon và hấp thụ, giảm khí CO2; giá trị lưu giữ và tái chu
trình chất thải, ô nhiễm; nơi nuôi dưỡng, sinh đẻ, cung cấp thức ăn cho các loàithủy hải sản Đáng chú ý, nhóm giá trị sử dụng gián tiếp của RNM nếu biết quản
ly và khai thác hợp lý thì sẽ dem lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho ngân sáchđịa phương Trong đó việc bán chứng chỉ phát thải khí nhà kính (chủ yếu là khíCO2) sẽ đem lại nguồn thu lớn, mỗi ha RNM có thé có hap thu được hơn 651,6
tấn CO2/năm Với giá trị mua bán chứng chỉ phát thải lúc đó là 15,67 USD/1
tan cacbon thì với diện tích 3240 ha, rừng Phù Long có thé thu về hơn 31 nghìnUSD mỗi năm Không những thế RNM còn có rất nhiều giá trị to lớn đối vớimôi trường mà khó có một công nghệ khoa học nao có thé thay thé được Đó làlọc nước, hấp thu các chất độc hại, ô nhiễm Nhóm nghiên cứu xác định được
các mẫu nhóm vi sinh vật ở phía trong của RNM Phù Long có mật độ cao hơn
ở phía ngoài rừng từ 10 đến 100 lần Hàm lượng vi sinh vật cao nên RNM cókhả năng lọc và phân hủy các chất ô nhiễm lớn hơn Thực tế này đặt ra yêu cầu
đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần phải có sự cân nhắc, tính
toán cụ thê hơn khi chuyên đôi mục đích RNM [35]
1.4 Nhận xét chung
Trên thế giới và Việt Nam đã có không ít những công trình nghiên cứu về
HST RNM và vai trò của HST Rừng ngập mặn đối với việc phát triển kinh tế
hộ gia đình Những nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của HST RNM đối với kinh tế
của người dân địa phương Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào xác định được
vai trò quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế của người dân địa phương
Trang 22Đây là khoảng trống mà những nghiên cứu trước chưa chỉ ra được Kết quả củanghiên cứu này sẽ làm rõ vai trò đối với môi trường tự nhiên nào người dânxem là quan trọng nhất, nguồn kinh tế người dân tập trung khai thác từ rừngngập mặn tại địa phương Từ kết quả nghiên cứu đó, các nhà quản lý môi trường
sẽ có hướng phát triển HST RNM vừa đảm bảo giữ vững nguồn kinh tế của
người dân địa phương vừa phát triển tốt RNM.
Trang 23CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAI TRO RUNG NGAP MAN DEN
PHAT TRIEN KINH TE HO GIA ĐÌNH
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm về rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là những quan xã thực vật hình thành ở vùng ven biển vàcửa sông những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.Trên thế gidi CÓ nhiều tên gọi khác nhau về rừng ngập mặn như “rừng venbiển”, “rừng ở vùng thủy triều” và “rừng ngập mặn” Ở Việt Nam, hầu hết cácnhà khoa học đều thống nhất tên gọi chung là “Rừng ngập mặn” [6]
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái rừng quan trọng trên thếgiới, phát triển trên vùng đất ngập nước đọc theo các bờ biển ở những khu vựcnhiệt đới và cận nhiệt đới Rừng ngập mặn bao gồm nhiều quan thé loài sống
và phát triển đặc trưng trong môi trường đất ngập mặn, phần lớn khu vực rừngngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp và sẽ ngập nước khi thủy triều dâng
cao lên.
HST RNM được tạo thành bởi nhiều yếu tố như động thực vật và nhiều loạisinh vật khác cùng sống trên môi trường ngập mặn Không phải loại thực vật nàocũng có thé tồn tại trong HST RNM, ở đây chỉ có những loại cây thích hợp mới
có thể sinh sống và phát triển tốt nhất, chính vì thế HST RNM mang một tính
chât đặc trưng riêng mà không phải môi trường rừng nảo cũng có.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (câyngập mặn, nắm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn
và ké cả trong không khí) và các thành phan vô sinh (không khí,đất và nước).
Hai thành phần này luôn tác động qua lại, quy định lẫn nhau, vận động trong
không gian và thời gian [51] Trong đó:
+ Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánh sáng
mặt trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển, đất
Trang 24phù sa, bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhật triều hoặc bán
nhật triều), nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông ra và nước lợ (hòalẫn giữa nước ngọt và nước mặn) Các yếu tố về độ mặn, pH và các thành phần
lý hóa của nước luôn thay đổi theo không gian và thời gian.
+ Thành phan hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinh vậtbiển, sinh vật nội địa va sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt
là các sinh vat di cư (chim di cu, rùa biển, bò bién ) Ngoài ra con có các vi
sinh vật, nắm, phù du thực vật
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái
có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái.
HST RNM không chỉ mang lại những giá trị về kinh tế-xã hội mà còn gópphan to lớn trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối phó với biến đổi khí
hậu Khi mà chúng cô lập lượng carbon không tương xứng với phạm vi bao phủ
khu vực của chúng và được coi là bề chứa carbon dai hạn quan trọng [41] RNM tham gia vào chu trình chuyên hoá các bon và nito, góp phần đáng ké trong việc
có định khí cacbonic làm giảm thiêu hiệu ứng nhà kính Qua đó, vai trò RNM
và việc phát triển rừng ngập mặn ngày càng được chú ý trong bối cảnh giảm
thiểu biến đổi khí hậu
Chính vì thé rừng ngập mặn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng cần
được bảo vệ và phát trién.
2.1.2 Khái niệm về kinh tế hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và
các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một
năm), bao gồm: Thu từ tiền công, tiền lương: Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp,thuỷ sản (đã trừ chi phi sản xuất và thuế sản xuất); Thu từ sản xuất ngành nghềphi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); Thukhác được tính vào thu nhập như kiều hối, (không tính tiền rút tiết kiệm, bán
Trang 25tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyên nhượng vốn nhận được).[8]
Rừng ngập mặn (RNM) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cácchức năng môi trường và dịch vụ sinh thái tại khu vực ven biển Do đó, tàinguyên RNM chính là nguồn lợi kinh tế phong phú và đa dạng cho sự hìnhthành và phát triển các loại hình sinh kế của người dân địa phương trong khuvực Tuy nhiên hoạt động phát triển kinh tế và sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cựcđến môi trường là thay đổi thành phần cũng như giảm đa dạng sinh học cho
RNM.
Thu nhập ròng từ rừng ngập mặn: là khoản thu nhập bằng tiền (đã trừ chỉphí liên quan) từ các hoạt động liên quan đến rừng ngập mặn như nuôi, bắt thuỷ
sản.
2.1.3 Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế
Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế là sự phụ thuộc của
người dân sử dụng và khai thác nguồn thực thâm, sản phẩm từ HST RNM.
Người dân có thể thu từ rừng ngập mặn các sản phẩm: Củi, gỗ, thủy hải sản,cây thuốc, vật liệu xây dựng, thậm chí là rừng cung cấp môi trường cho ngườidân canh tác và nuôi trồng thủy hải sản tao dung một nguồn thu lớn Tat cả cácnguồn thu tạo ra thu nhập HGD
> Đóng góp của rừng ngập mặn vào thu nhập bằng hiện vật của hộ gia đìnhe_ Cung cấp dược liệu (cây thuốc)
Theo các kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Nguyên Hồng và cộng sự,Việt Nam và các nước có RNM từ lâu đã sử dụng thực vật nước mặt làm thuốc
nam chữa các bệnh thông thường Những cây như đước, vạng hôi, muống biển
lay 1a, vo, than, canh dé dùng làm dược liệu chữa các bệnh như ia chảy, bệnh
vàng da, giảm sốt, đau đầu Ngoài ra, hoa của TVNM được ong nuôi làm mật,
mỗi lít mật ong rừng trị giá từ 300.000đ - 500.000đ, loại mật này có nhiều côngdụng chữa bệnh cho người dân rat tốt và mang lại một nguồn thu ñáng kê cho
Trang 26các hộ nuôi ong trong RNM [7]
© Cưng cấp sản phẩm lâm nghiệp:
Công dụng của các loài thực vật nước mặn rất đa dạng Tỷ lệ các loài được
sử dụng so với tổng số loài rất lớn, từ lâu đã cung cấp cho các vùng ven biểnnhững nhu cầu cấp thiết hàng ngày như vật liệu xây dựng, lá lợp, chất đốt
Các loài CNM ở Việt Nam được xếp vào một số nhóm có công dụng chủyếu sau: “30 loài cung cấp go, củi, than; 14 loài cung cấp tanin; 24 loài có thé
sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, cải tạo đất hoặc giữ đất; 15 loài có thể
làm thuốc nam; 21 loài có thé dùng nuôi ong và 1 loài có thé dùng làm đường,sáp Ngoài ra còn phải kể tới các công dụng khác như: làm giấy, nhuộm lưới,làm các dụng cụ đánh bắt thủy hải sản; Vỏ các loài cây rừng ngập mặn được
dùng trong công nghệ thuộc da; Sử dụng trong công nghiệp như Lie làm nut
chai, cốt mũ, cho sợi ” [43]
Hiện nay, các khu rừng ngập mặn ven biển nước ta thuộc loại rừng đặcdụng và rừng phòng hộ cần được bảo vệ nghiêm ngặt, không được khai thác
gỗ, than, củi, tanin
‹ Cung cấp thực phamThực phẩm từ rừng ngập mặn đóng góp đáng kê vào khẩu phan ăn củanhiều hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là thủy hải sản: tôm, cua, cáy Những thựcphẩm này được thu thập dé thêm đa dạng và hương vị cho chế độ ăn uống nhưcung cấp đạm, năng lượng, vitamin và khoáng chất
Hệ sinh thái RNM được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao,đặc biệt là nguồn lợi thủy sản Một ki-lô-mét vuông rừng ngập mặn có thể cungcấp lượng đánh bắt khoảng 450kg hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long (Trungtâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), 2008) Nhờ cóRNM phục hồi mà lượng nghêu giống ở Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng trongnhững năm gan đây đều tăng nhanh, tạo nguồn thu nhập lớn cho dân địa
Trang 27phương “Hàng năm ngư dân ở Tién Hải, Thái Thụy đánh bắt được 330-730
kg/ha các loại ngao, vạng, sò ở các bãi cát, bãi nuôi trước rừng ngập mặn Ngư
dân vùng cửa sông còn đánh bắt được cá thẻ vàng (Sciena sp.) là loài cá vào
vùng cửa sông của RNM kiếm môi Bong bóng của loài cá này dùng chế biến
chỉ khâu y tế tự tiêu ít nhiễm trùng (ở Hồng Kông giá mua từ 10.000- 25.000
do la Mỹ/bong bong)” [11]
‹ Cung cấp các các loài hải sản có giá trị kinh tế:
Các loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao như cá mi, cá đường, cá dứa, cá
ngat, tôm su, tôm thẻ, cua gạch, sò huyết, v.v sinh sông dưới tán cây là nguồn
lợi thủy sản vô cùng quý giá của RNM Các nguồn thu bằng tiền của hộ giađình dưới đạng mô hình sản xuất: Nuôi trồng tôm quảng canh, nuôi tôm côngnghiệp, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi ngao, nuôi ngao giống,
Rừng ngập mặn đã cung cấp thức ăn (mùn bã hữu cơ phân hủy từ các bộ
phận của cây ngập mặn) cho các loài động vật và đặc biệt là thức ăn cho các
loài thủy sản Trong quá trình phân hủy, lượng đạm trên các mẫu lá tăng từ
2-3 lần so với ban đầu [44] Rừng ngập mặn không những là nguồn cung cấp thức
ăn mà còn là làm sạch môi trường cho các loài thủy sinh, nơi cư trú và nuôi
dưỡng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị, đặc biệt là các loài tôm sú,tôm biển xuất khẩu Đồng thời, che chắn, làm giảm thiệt hai do thiên tai gay ra;
do đó, HST này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nuôi trồng
thủy sản
RNM có thể rất quan trọng đối với cộng đồng dân cư quanh đó và có thểđóng góp một tỷ lệ cao thu nhập của hộ gia đình Các hộ gia đình có thé dựavào RNM trong thời gian rảnh rỗi hoặc là công việc chính của hộ, nguồn thu
nhập của hộ hoàn toàn có từ RNM.
2.1.4 Vai trò của rừng ngập mặn trong bảo vệ sinh thái - môi trường
- Bảo tồn đa dạng sinh học
Trang 28Rừng ngập mặn là nơi cư trú nhiều loài động vật trên cạn RNM nước ta
là nơi lưu trú nhiều loài động vật quý hiếm như: Cá sau nước lg, các loài chimnước, Khi đuôi dài RNM còn là nơi dừng chân của nhiều loài chim di cư từ
phương Bắc, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Cò mỏ thìa, Bồ nông, Giang
sen
- Vai trò trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong ứng phó với biến đổi khí hậu, RNM như một lá chắn cho không chỉmôi trường tự nhiên mà còn cho hệ thống công trình của người dân địa phương
Những vai trò mà RNM mang lại đã và đang tác động trực tiếp đến lợi ích cho
cộng đồng dân cư ven biển và cho môi trường tự nhiên xã hội
e©_ Mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xói lở, làm chậm dòng chảy và phát
tán rộng:
Các dải rừng ngập mặn vùng ven bién, cửa sông đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ, phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc
độ của gió, sóng, dòng triều và còn làm vật cản cho trầm tích lắng đọng Rễ câyngập mặn, đặc biệt là quần thé thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụnglàm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn, vừa ngăn chặn tác động của sóng biển,giảm tốc độ gió, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng RNM còn có tác
dụng hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển.
Các nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và nnk (2007) cho thấy “nhờ có
hệ thông rễ dày đặc trên mặt đất như hệ rễ chống của các loài Đước (Rhizophorasp.), rễ hình đầu gối của các loài Vẹt (Bruguiera sp.), rễ thở hình chông của cácloài Mam (Avicennia sp.) va Ban (Sonneratia sp.) cản sóng và tích lũy phù sa
cùng mùn bã thực vật tại chỗ, nên chúng có tác dụng làm chậm dòng chảy và
thích nghi với mực nước biển dâng[12] Nhờ các trụ mầm (cây con) và quả, hạt
có khả năng sống dài ngày trong nước, nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng
vào đât liên khi nước biên dâng làm ngập các vùng đât đó.
Trang 29e Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc Làm giảm độ cao của sóng
khi triều cường và giảm thiệt hại do bão, sóng thần gây ra:
Các hoạt động của con người trong sản xuất công nghiệp, trong giao thông
vận tải, do phá rừng đã làm cho lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí
quyền ngày càng tăng cao, làm biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm tăngcường độ, tần số bão và lũ lụt Trong giai đoạn gần đây với sự biến đổi của khíhậu nói chung và trong hoạt động của bão nói riêng cho thấy bão và áp thấpnhiệt đới xuất hiện trong khu vực Việt Nam có xu thế tăng lên và dịch chuyềndần từ Bắc vào Nam theo thời gian, gây ra nhiều thiệt hại về người và của
Sau dot sóng thần ngay 26/12/2004 ở Indonesia, một số nhà khoa học nhưMazda (2006), Sriskanthan (2006) và một số tô chức quốc tế như IUCN (2005)
và UNEP (2005) và Wetland International (2005) đều đánh giá cao vai trò của
rừng ngập mặn trong việc làm giảm nhẹ lực tác động của sóng và bảo vệ dân
cư, cũng như hạ tang cơ sở ở vùng ven biên “Rừng ngập mặn có thé làm giảm
50-75% chiều cao của sóng và 90% năng lượng của sóng lớn” [12]
Thực đúng như vậy, ngay khi những cơn bão lớn dé bộ vào nước ta, nơinao RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biên vùng đó vẫn vững vàng trướcsóng to gió lớn, dù là đê biển được đắp từ đất nện; trong khi những tuyến đêbiển được xây dựng kiên cô bằng bê tông hoặc kè đá nhưng RNM bị chặt phá
dé chuyên sang nuôi tôm như ở Cát Hải (Hải Phong), Hậu Lộc (Thanh Hóa) thì
vẫn bị phá tan vỡ.[13]
e Hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm:
Khi có rừng ngập mặn, quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi
hẹp Nhờ có rừng ngập mặn, khi triều lên, song yéu, tiêu nước tốt, nên nước
mặn không vào sâu Rừng ngập mặn có tán lá dày chắn không cho ánh sángtrực xạ chiếu thang xuống đất, nhiệt độ của đất không cao, thuận lợi cho hoạt
động phân giải của vi sinh vật Tan cây cũng làm giảm sự boc hơi nước khi
Trang 30triều ròng nên không có hiện tượng muối kéo lên mặt làm cho đất mặn hóamạnh như ở nơi không có rừng Các lớp đất có than bùn ở các tầng sâu có tácdụng rất lớn trong việc bảo vệ nước ngầm
Khi mất rừng, dòng triều và gió đông bắc đưa nước mặn vào sâu kèm theosóng gây ra xói lở bờ sông và cả các chân đê Mặt khác nước mặn sẽ thâm thấu
qua thân đê vào đồng ruộng khiến cho năng suất bị giảm, tình trạng thiếu nước
ngọt ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng trong sinh hoạt
e Hấp thụ CO2, giúp điều hòa khí hậu:
RNM điều hòa khí hậu trong vùng, làm khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độtôi đa và biên độ nhiệt, giúp hạn chế sự bốc hơi nước vùng đất RNM, giữ ồnđịnh độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền RNM hấp thụ
CO2, thải ra O2 làm không khí trong lành, giảm hiệu ứng nhà kính Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Hồng Hanh (2017) chỉ ra rằng: ” Hiệu quả tích lũy cacbon hàngnăm tại RNM xã Da Lộc, huyện hâu Lộc, tinh Thanh Hoa cua rừng 18 tuổi đạt19,18 tấn/ha/năm (tương ứng với lượng CO2 là 70,39 tắn/ha/năm); kế đến làrừng 17 tuổi đạt 14,76 tấn/ha/năm (tương ứng với lượng CO2 là 54,17tắn/ha/năm); thấp nhất là rừng 16 tuổi với 14,64 tắn/ha/năm (tương ứng vớilượng CO2 là 53,73 tấn/ha/năm) ”[27]
Thông qua những số liệu này, có thể thấy vai trò quan trọng của rừng ngậpmặn trực tiếp đối với sự tích lũy cacbon và gián tiếp đối với sự cân bằng O2 vàCO2 trong khí quyền, góp phần điều hòa vi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) và
giảm hiệu ứng nhà kính.
e_ Lọc sinh học trong việc xử lý chat thai, làm giảm thiểu 6 nhiễm:
Đã có nhiều các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng rừng ngập mặn là nơi lưu giữ và phân hủy các chat thải ké cả là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy từ
nội địa chuyền ra hay kể cả các chất gây 6 nhiễm ven biển như dầu mỏ Cácdòng chảy từ nội địa mang theo nhiều chất thải trong sinh hoạt, y tế, nông
Trang 31nghiệp, công nghiệp khi đi qua vùng rừng ngập mặn ven biển sẽ được hệ thống
rễ cây ngập mặn với nhiều vi sinh vật phân hủy và biến chúng thành thức ăncho hệ sinh vật ở đây, từ đó làm sạch nước biên Chính vì thế mà nhiều nhànghiên cứu đã ví rừng ngập mặn như là quả thận không 16 lọc các chat thải chomôi trường vùng ven biển
Rừng ngập mặn còn có tác dụng trong việc làm sạch môi trường nước khi
có lõ lụt, lũ quét, sat lở đất Có được tác dụng đó là nhờ các vi sinh vật phongphú sống trong nước và đất rừng ngập mặn Nhóm vi khuẩn, nắm men, nam sợi
và xạ khuân đều có khả năng phân hủy các hợp chất ở lớp đất mặt, các chất thải
hữu cơ ứ đọng trong rừng ngập mặn có trong xác thực vật, động vật và một số
hợp chất phức tạp hơn và khoáng hóa nhanh các chất này làm thức ăn cho hệ sinh vật Bên cạnh đó, một số nắm sợi có hoạt tính kháng sinh mạnh có tác dụng
ức chế vi sinh vật gây bệnh cho thực vật, làm sạch cho môi trường nước biển,đặc biệt là những mầm bệnh trong môi trường ô nhiễm do ngập lụt đồ ra cửasông, ven biển” [12]
e Thụ phan:
Nhom cay cho mat ong (Trang (K.obovata) va Su (A.corniculatum) cung
với nhiều loài cây hoang dai va cây gỗ trồng có mật hoa) đã mang lai giá trikinh tế cao cho huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định “Rừng ngập mặn 4 tuổi đã
có thể cung cấp phấn hoa cho ong làm mật Sản lượng mật ong ước tính0,21kg/ha rừng ngập mặn, tính tới thời điểm tháng 8 năm 2007, giá ban là
20.000-25.000/kg” [14]
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Hiện trạng rừng ngập mặn trên thé giới
Rừng ngập mặn là một trong những loài thực vật có khả năng chịu mặn,
sinh trưởng tốt ở vùng triều và phân bố rộng ở vùng khí hậu nhiệt đới và cậnnhiệt đới [49] Theo Brander M (2012) rừng ngập mặn chiếm ưu thế ở các khu
Trang 32vực nhiệt đới thấp và năm trên các bờ biển cận nhiệt đới năm trong khoảng từ
32 Vĩ độ Bắc đến 38 Vĩ độ Nam [50]
Có thé phân chia thảm thực vật ngập mặn thé giới thành 2 nhóm chính:
- Khu vực An độ - Thái Binh Duong gồm nam Nhật Bản, Philippines,
Đông nam Á, Ấn Độ, bờ biển Hồng Hải, Đông Phi, Australia, NewZealand, quần đảo phía Nam Thái Bình Dương tới tận đảo Samoa
- Khu vực tây Phi châu Mỹ bao gồm bờ biên châu Phi phía Dai Tây Dương,
đảo Galapagos và châu Mỹ.
Trong nhiều năm qua, các nỗ lực phục hồi và nghiên cứu rừng ngập mặn
được phối hợp thực hiện đã thúc đây sự hiểu biết tốt hơn về các thuộc tính quantrọng của hệ sinh thái đang được bảo vệ và đạo đức bảo tồn tốt hơn đối với các
vùng đất ngập nước ngập mặn trên toan cầu [45] Các nhà nghiên cứu, các tổ
chức đã tìm hiểu và cho ra nhiều kết luận quan trọng về tầm quan trọng củaRừng ngập mặn và kinh tế phụ thuộc vào rừng Trên 1,6 hàng tỷ người trêntoàn thế giới, phần lớn là người nghèo, được cho là kinh tế phụ thuộc vào
rừng [20,21]
2.2.2 Hiện trạng rừng ngập mặn ở Việt Nam và Thành phố Hải Phòng
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biến dai, điều kiện tự nhiên phù hợpcho sự phát triển của các loài cây ngập mặn Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn (2008), hiện nay cả nước chỉ còn khoảng trên 209 741 ha tập trung
chủ yếu ở vùng ven biển Nam Bộ (128 537ha) Tính đến năm 2022, tong diện
tích rừng ngập mặn ở Việt Nam vào hơn 200.000ha và Việt Nam một trong
những nước đứng đầu về diện tích RNM trong các quốc gia có điện tích rừngngập mặn trên toàn thế giới Chạy dọc theo đường bờ biển của Việt Nam, cómột số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh),rừng ngập mặn Rú Cha (tinh Thừa Thiên - Huế), rừng ngập mặn nguyên sinh ởTam Giang (tinh Quảng Nam), rừng ngập mặn ở Cà Mau Và nổi bật trong số
Trang 33đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích lên tới khoảng 37.000 ha, đượcmệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á Tuynhiên, diện tích RNM của Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng so với thế kỉ
trước, Chỉ bắt đầu từ sau năm 2000 - khi ma nhà nước bắt đầu đưa ra các chính
sách về quản lý và phát triển RNM thì cho đến nay RNM của nước ta mới đang
dần được bảo vệ và trồng mới [28]
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ diện tích RNM Việt Nam qua các năm
(Nguôn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), cập nhật đến 2022)
Theo Biểu đồ 2.1 chúng ta có thê thấy rằng từ năm 1943 đến năm 2000:
diện tích rừng ngập mặn Việt Nam bị suy giảm một cách nghiêm trọng Năm
1943, diện tích RNM của nước ta là 408500 ha, đến năm 1962 chỉ còn 290000
ha giảm gần 100000 ha RNM Như vậy diện tích RNM liên tục suy giảm tronghơn nửa thé kỷ qua Các nguyên nhân chính được các nhà nghiên cứu đưa ra là
do chiến tranh với việc quân địch sử dụng nhiều loại chất hóa học để hủy diệt
các cảnh rừng và bom, mìn làm diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng Sau
khi kết thúc chiến tranh, thì việc người dân phá RNM, đắp bờ kè làm đầm nuôitrồng thủy sản ngăn cản sự lưu thông nước mặn làm chết RNM xảy ra khá phổ
Trang 34biến tại hầu hết các tỉnh có RNM trên toàn quốc Ngoài ra còn do thiên tai, tại
nhiều điểm ven biển hiện tượng sat lở do sóng biển, hải lưu đặc biệt là do ảnhhưởng của bão đã làm bật gốc cây RNM nhất là rừng mới trồng, rừng trồng
băng trụ mầm Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng
đến diện tích RNM, do việc thải các chất rắn, chất lỏng trong sinh hoạt, sảnxuất, một số lượng lớn phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp
đã đồ vào sông rạch ảnh hưởng xấu đến RNM Ngoài ra còn các nguyên nhân
khác như việc khai thác gỗ, củi và tài nguyên thủy sản trong RNM quá mức,
chưa có chính sách tạo động lực thu hút người dân và cộng đồng địa phươngtham gia vào việc bảo vệ và phát triển RNM Chỉ bắt đầu từ năm 2000, diện
tích rừng đã có chuyền biến tích cực, diện tích rừng ngập mặn tăng do việc thực
hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của HST RNM nên hiểubiết của người dân được nâng cao và do các chính sách của nha nước về quản
lý RNM hop lý, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế cũng đã giúp cho diện tíchRNM dang dan tăng lên
Theo một thống kê khác của ngành Lâm nghiệp, năm 2019 diện tích rừng
ngập mặn của Việt Nam 256,3 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng 150,1 nghìn
ha (trong đó: rừng tự nhiên: 54,7 nghìn ha, rừng trồng: 95,3 nghìn ha), diện tích
chưa thành rừng 106,2 nghìn ha [29]
Hải Phòng là một trong các địa phương có điện tích RNM lớn nhất ở khuvực miền Bắc nước ta Tính đến năm 2019, Hải Phòng có khoảng 2.500 hecta
rừng ngập mặn ven biển, tập trung chủ yếu ở các khu vực: Vinh Quang (Tiên
Lãng), Đại Hợp (Kiến Thụy), Bang La - Hai Thành (Đồ Sơn), Đình Vũ, TràngCát, Lập Lễ (Thủy Nguyên), Phù Long (Cát Bà) Khu vực ven biển Hải Phòng
là cửa của nhiều con sông lớn như: sông Cam, sông Bạch Dang, sông Chanh,
sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Hóa nên hàng năm có hàng chục tỉ khối
nước ngọt từ đất liền đồ ra đây và kèm theo đó là hàng triệu tấn phù sa Do đó
thực vật ngập mặn khu vực này có chủ yêu là các cây nước lợ xuât hiện nhiêu.
Trang 35Chỉ riêng khu vực Cát Bà là do độ mặn cao nên có nhiều cây chịu mặn cao hơn.
Khu vực xã Phù Long là 1 trong 5 xã vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà,thuộc khu dự trữ sinh quyền quần huyện đảo Cát Bà, có hai hệ sinh thái là rừngngập mặn và bãi triều Theo số liệu năm thống kê năm 2014 thì trong 2.300hadiện tích rừng ngập mặn của Khu dự trữ sinh quyền Cát Bà, thì có khoảng 700haRNM nằm trên địa bàn xã Phù Long Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những giá
trị lớn ở hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc địa phương này.
6,000
5,177
4,880 4,880 4,879 4,876 5,000
Biểu dé 2.2: Diện tích Rừng ngập mặn tại Hải Phòng qua các năm
(Nguôn: Phạm Thu Thuỷ, Nguyễn Đình Tiến và cộng sự (2020))Qua hình trên ta có thé thấy hiện nay Rừng ngập mặn của Hải Phòng đã bịsuy giảm đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng do tình trạng phá rừngngập mặn dé làm đầm nuôi thủy sản, cầu cảng, hay san lap làm khu công nghiệp
diễn ra với tốc độ và quy mô lớn [18] Mặc dù hiện nay nhà nước, địa phương
đã có nhiều các chính sách, dự án và các chương trình bảo vệ, phát triển RNM
nhưng hiện nay diện tích RNM ở Hải Phòng vẫn chưa thê khôi phục lại được
so với trước đây Nguyên nhân chủ yếu là do việc trồng RNM chưa mang lạinhiều hiệu quả, cây mới trồng chết nhiều và chưa được bảo vệ an toàn
Ngay trong năm 2022 vừa qua, 5,4ha rừng ngập mặn chết khô tại phường
Trang 36Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hai Phòng, theo Sở NN&PTNT Hải Phong, Chi
cục Kiểm lâm đã phối hợp Viện nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - khảo sát, nghiên cứu xác định nguyên nhân
cây rừng chết: “Do hiện tượng bao bí xung quanh lô rừng làm cho độ mặn của
nước tăng cao, lô rừng bị ngập triều thường xuyên (>16 giờ/ngày), ngập triéusâu (trung bình từ 1,5m - 2,3m) Thời gian bị ngập liên tục đã làm cho bộ rễ khísinh của cây Bản, cây Su không thể hô hap được làm cho cây chết Khi cây chếtlàm gốc và bộ rễ cây bị thối trong môi trường nước bao bí sẽ thúc day quá trình
phân hủy chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, gây ô nhiễm môi trường đất, nước
làm cho cây rừng mắt khả năng chong chịu, bị chết” [36]
Như vậy, có thé thay tính đến năm 2022, HST Rừng ngập mặn TP Hải
Phòng đang dan mat đi sự đa dạng hệ động vật và thực vật rừng ngập mặn
2.3 Pháp luật và chính sách của Nhà nước về rừng ngập mặn
Tại Việt Nam, rừng ngập mặn được bảo vệ và quản lý dưới sự điều hành
của các cơ quan chức năng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, và các cơ quan địa phương.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã đồng nhất và thay thế một số văn bảnquy phạm pháp luật có quy định về bảo vệ rừng vào trong Luật Lâm nghiệp
(2017), luật này đã có hiệu lực từ 01/01/2019 thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát
triển Rừng (2004) Luật này quy định chung về phát triển lâm nghiệp và bảo vệtài nguyên rừng, trong đó bao gồm ca rừng ngập mặn khí hậu nhiệt đới 4m mưamùa Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng phải tuân thủ quy định về bảo
vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ đất và nước Cụ thé đã quy định
phân loại rừng thành ba loại chính theo mục đích quản lý là: rừng đặc dụng
(vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên), rừng phòng hộ phòng hộ đầu
nguồn, phòng hộ ven biển và bảo vệ môi trường) và rừng sản xuất Rừng đặc
dụng được thành lập dé bảo tồn nguồn gen và da dang sinh học; rừng phòng hộ
Trang 37nhằm mục đích bảo vệ các vùng đầu nguồn và vùng ven biển; và rừng sản xuất
để cung cấp gỗ và lâm sản Nhà nước quản lý rừng đặc biệt và rừng phòng hộ.Tuy nhiên, rừng sản xuất được giao cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm
cả các tô chức tư nhân và hộ gia đình Trong tổng diện tích rừng ngập mặn,
rừng ngập mặn phòng hộ chiếm diện tích lớn nhất: 106.414 ha tức là 73% tong
diện tích rừng ngập mặn của cả nước; tiếp đến là rừng ngập mặn sản xuất (chiếm
khoảng 13%) và rừng ngập mặn đặc dụng (chiếm 9%) Rừng đặc dụng và phòng
hộ thường là sở hữu nhà nước và được quản lý thông qua các ban quản lý rừng
hoặc UBND các xã Rừng sản xuất, có thể kết hợp nuôi trồng thủy sản và có
thé được giao và quản lý bởi các tô chức tư nhân, cá nhân và hộ gia đình [17,23]
Trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng của rừng ngập mặn, nhiều năm
gan đây, Dang, Nha nước đã đặc biệt quan tâm tới việc bao vệ và phat triển
rừng ngập mặn Trong đó có nhiều chính sách, đề án liên quan đến rừng ngập
mặn đã được ban hành và triển khai như: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn2011-2020; Chương trình REDD+ (Giảm phat thải từ mat rừng và suy thoáirừng) giai đoạn 2011-2020; Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; Đề án bảo vệ
và phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020
(Quyết định 120); Một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven
biển ứng phó biến đổi khí hậu (Nghị định số 1 19/2016/NĐ- CP ngày 23/8/2016;
ND 168); Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn
2016-2020; Chương trình REDD+ đến năm 2030; Quyết định số 770/QĐ-TTg
năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu,nhiệm vụ thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biếnđối khí hậu giai đoạn 2015-2020, Nghị định 119/2016/NĐ-CP, với cam kết bảotồn và phát triển rừng ngập mặn theo hướng bền vững, đặc biệt tại các vùngven biên; Nghị định 156/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một
Trang 38số điều của Luật Lâm nghiệp, đã có những quy định về các chủ rừng, bên nhận
khoán trong sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ;Quyết định 1662/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Dé án “Bảo vệ và phát triển
rừng vùng ven biên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc day tăng trưởng
xanh giai đoạn 2021-2030 với nội dung chủ yếu là quản lý, bảo vệ, sử dụng
hiệu quả diện tích rừng vùng ven biển hiện có và khôi phục phát triển rừng ,
đặc biệt là đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất làrừng tự nhiên vùng ven biển Việc quản lý và phục hồi rừng ngập mặn cũng
được coi là một giải pháp quan trọng nêu tại Đóng góp dự kiến do quốc gia tu
quyết (INDC) của Việt Nam
Mới đây, Chính Phủ vừa ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP có hiệu lực
ngày 3-4-2023, phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên,
bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050(Chiến lược) với mục tiêu tổng quát là tài nguyên biển và hải đảo được khaithác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắnvới bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ô nhiễm môi
trường biên được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng ké; da dang sinh học
biển, ven biến và hai đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi; các giá trị di sảnthiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy; tác động của thiêntai được hạn chế thấp nhất có thé, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đôikhí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốcgia mạnh về biển, giàu từ biển Một trong những mục tiêu cụ thể là việc đưadiện tích rừng ngập mặn ven biển đến năm 2030 sẽ được phục hồi tối thiểu
bằng mức năm 2000 [24]
Trang 39Đảo Cát Ba thuộc Quan đảo Cát Bà (cùng với 366 đảo khác), huyện Cát
Hải, thành phố Hải Phòng.Đây là một hòn đảo lớn năm ở phía Nam vịnh HạLong, thuộc huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, Việt Nam Về vị trí địa lý, đảo cáchtrung tâm thành phô Hải Phòng khoảng 30km về phía đông và cách thành phố
Hạ Long khoảng 25km về phía tây Diện tích của Cát Bà là 354 km”, là hòn đảolớn nhất duy nhất và là một trong ba đảo có diện tích lớn nhất ở Việt Nam
[22,32].
Đảo gồm có Thị tran Cát Bà ở phía Đông Nam và 6 xã gồm: Gia Luận,Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải và Xuân Đám Cư dân trên đảo chủyếu là người dân tộc Kinh Đảo Cát Bà là nơi hội tụ nhiều tài nguyên thiên nhiênnhư “rừng vàng biển bạc” vô cùng quý giá và là trung tâm du lịch của quốc gia
và cả quốc tế Phía Tây và Tây Nam của đảo Cát Bà là cửa sông Bạch Đăng,sông Cam và biển Đồ Sơn - Hải Phòng với điều kiện địa lý như này nên đã giúp
cho Cát Bà có một lá chắn sóng đầy vững chắc chính là Rừng ngập mặn.
Về điều kiện tự nhiên, Cát Bà được bao quanh bởi các bãi biển, có bờ biển
dai khoảng 150km và đa dạng các hệ sinh thai như rừng ngập mặn, rừng nhiệt
đới, rừng cây phong thảo, đồi núi, vực đá và các bãi đất trống, bãi tắm đẹp Điều
kiện khí hậu ở đảo là khí hậu nhiệt đới đều rừng, mưa phân bố quanh năm với
nhiệt độ trung bình từ 25 đến 30 độ C Cát Bà là nơi hội tụ nhiều tài nguyên
thiên nhiên quý giá như rừng ngập mặn, rừng Biển vàng bạc và cảnh quan đẹp,
đó là lý do tại sao đảo này trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đâu của Việt Nam.
Trang 40(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Xã Phù Long nam ở phía Tây của đảo Cát Bà trên tuyến đường xuyên đảo Cát Bà, đây là đầu nút giao thông quan trọng của quần đảo Cát Bà với đất liền, nơi có bến pha Cái Viéng và ga cáp treo nói liền giữa quần đảo Cát Bà với đất liền qua cửa Lạch Huyện [33]
Xã có vị trí địa lý: 20°48 173N vi độ Bắc và 106°56 115E vĩ độ Đông Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật bắc bộ có khí hậu nhiệt đới âm gió mùa Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ thực vật bản địa
Bắc Việt Nam
Phù Long có tông diện tích là 4291,3 ha, dân số 2.341 người Diện tích
chủ yếu của xã nằm trên đảo chính Cát Bà cùng với một số dãy đảo phía bắc và
đông bắc quần đảo Cát Bà Đặc biệt là phần lớn diện tích của xã Phù Long là các dam phá, các bãi triều rừng ngập mặn và mỗi khi thủy triều lên cao thì điện
tích này sẽ bị ngập nước.
Dưới đây là toàn bộ khu vực Phù Long, phần được khoanh màu đỏ.