Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế phát triển: Nghiên cứu vai trò của Rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, TP. Hải Phòng (Trang 71 - 75)

Phù Long - Cát Bà

Nghề khai thác thủy sản ở xã Phù Long có truyền thống lâu đời, khi không còn cơ chế kinh tế tập thể, về cơ bản ngư dân tự bán sản phẩm mà mình đánh bắt được. Vai trò của rừng ngập mặn đối với sự phát triển kinh tế của xã Phù Long là phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển. Do có vùng ngập mặn nên nghề nuôi nhuyễn thé hai mảnh vỏ như ngao, sò, cua, tôm phát triển mạnh nhờ nguồn

thức ăn là mùn trong rừng ngập mặn được thủy triêu vận chuyên ra các bãi ngoài.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10% 18.67 20.48

0% m——=œ or Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu Cung ứng bãi đẻ

Rất không quan trọng = # Không quan trong Quan trọng Rat quan trọng

Biểu đồ 4.4: Vai trò RNM trong phát triển kinh tế xã Phù Long (%)

(Nguồn: Số liệu thu thập từ người dân tham gia phỏng vấn)

Gân đây, được sự quan tâm của các câp chính quyên địa phương và các tô chức trong và ngoài nước, rừng ngập mặn đã được phục hôi và mở rộng nuôi cua, ngao, tôm, hà, sò, ôc,... Việc nuôi trông, tạo giông của xã Phù Long ngày

63

càng được mở rộng

Nhiều mô hình nuôi trồng giống đã được phát triển tại địa phương và đều được ủng hộ nhiệt tình của nhiều hộ dân nuôi thủy sản tại xã Phù Long vì vừa giúp bảo vệ đa dạng sinh học và và vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu.

Trong khi nguồn lợi từ thực phẩm nguyên liệu đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng, đong đếm được thì những lợi ích gián tiếp từ RNM (chống bão, hấp thụ cacbon,..) không đủ khả năng dé người dân có thé cân nhắc cân bang lợi ích giữa kinh tế và môi trường - xã hội. Việc triển khai mô hình đan xen giữa bảo vệ rừng và nuôi trồng thủy hải sản thì vẫn chưa thực sự phổ biến, vì những cánh rừng trẻ cây vẫn chưa đạt chiều cao cho phép, nuôi trồng thủy hải sản ở đây sẽ dẫn đến khó khăn cho công việc khai thác khi vào mùa thu hoạch, nếu có thé thu hoạch thì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của rừng. Cụ thể, trong giai đoạn 2014-2016, nghề nuôi hà treo dây đã trở thành một nghề mới

và dần trở thành những nguồn thu nhập đem lại hiệu quả cho HGĐ

Có thê thấy, số hộ nuôi trồng thuỷ sản thì ngày một gia tăng trong khi diện

tích rừng ngập mặn lại đang bị thu hẹp. Từ đó, hình thành mâu thuẫn giữa hai

khuynh hướng bảo vệ rừng ngập mặn và chặt rừng đắp đầm nuôi tôm đã trở thành vấn đề vô cùng khó khăn cho các nhà quản lý trong việc phát triển kinh tế của vùng cũng như làm cho cơ chế thuê dam không 6n định, người nuôi khó

có thê yên tâm đầu tư.

4.3.3. Vai trò của rừng ngập mặn trong báo vệ môi trường - sinh thái

Rừng ngập mặn xã Phù Long với 32 loài cây các loại như sú, vẹt, mắm,

... có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường rất tốt. Đây còn là hệ sinh thái có tác dụng quan trọng trong việc hạn chế và bảo vệ sự xâm nhập mặn, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học cho hệ động thực vật ven biển của khu DTSQ

Cat Bà va là môi trường sông, ngụ cư sinh sản cua các loài hải san.

64

Giảm bồi lắng và bùn thải

Giá trị tồn tại bền vững cho thế hệ tương lai

Bảo vệ đê biển, chống bão sóng

Thanh lọc môi trường, hap thụ kim loại nặng

Hạn chế bồi lắng vịnh, sông

Cung cấp giá trị cảnh quan

Bảo tồn đa dạng sinh học

Hap thụ, lưu giữ carbon

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Rất quan trọng Quantrọng Không quan trọng Rất không quan trọng

Biểu đồ 4.5: Vai trò của RNM trong bảo vệ môi trường - sinh thái

xã Phù Long - Cát Bà

(Nguồn: Số liệu thu thập từ người dân tham gia phỏng vấn) Xã Phù Long là một xã ven biển của huyện Cát Bà, nơi đây thường xuyên phải chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơn bão lớn nhỏ trên biển

Đông Rừng ngập mặn Phù Long đã “che chở” cho khoảng 2100m đê, toàn bộ

cuộc sống của người dân và các nguồn lợi tự nhiên khác phía bên trong rừng.

Vai trò “Bao vệ đê biển, chống bão sóng” được hầu hết người dân cho rang rất

quan trọng, đặc biệt trong tình hình BDKH ngày càng nghiêm trọng

Vai trò quan trọng thứ hai mà người tham gia khảo sát đã nhận định “Giá

trị tồn tại bền vững cho thế hệ tương lai”, thật vậy, đây không chỉ là nguồn sinh kế cho một thế hệ, mà nó đã hình thành một nguồn sinh kế lâu dài, duy trì tương lai con cháu của mỗi gia đình khi mà RNM vẫn luôn ở đó. Bên cạnh đó, HST RNM còn hình thành nhiều tiềm năng phát triển những nguồn thu nhập mới liên quan đến lĩnh vực dịch vụ đu lịch, chăm sóc sức khoẻ.

Như đã nói ở trên, dịch vụ du lịch, chăm sóc sức khoẻ trở thành ngành

65

nghề tiềm năng và Cát Bà hiện nay đang phát triển mạnh về du lịch sinh thái.

Vì thế, RNM cung cấp giá trị cảnh quan cũng đã trở thành một vai trò quan trọng trong đời sống HGD hiện nay và là nguồn thu nhập sẽ hình thành trong tương lai cho thế hệ sau này.

Vai trò bảo tồn đa dạng sinh học của RNM cũng được đánh giá là rất quan trọng. Đa đạng sinh học của RNM sẽ cung cấp lượng thủy sản khai thác từ vùng biển ven bờ và đáp ứng day lượng protein cho người dân vùng này. Bên cạnh đó HST RNM Phù Long là nơi tri ngụ của nhiều loài còn mang đến giá trị kinh tế cao như cua, tôm, ngao, hà, ... sẽ phát triển hơn khi HST RNM phát triển tốt, và đây cũng là nguồn thu nhập quan trọng cho sinh kế của người dân địa phương và cũng trở thành một điểm sáng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và chăm

sóc sức khoẻ đầy tiềm năng

Hấp thụ và lưu trữ carbon là một vai trò vô cùng quan trọng trong giảm thiểu BĐKH hiện nay. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu từ Viện Tài nguyên - Môi trường (TNMT) biển năm 2014, mỗi ha RNM Phù Long có thé có hấp thu được hơn 651,6 tan CO2/năm với giá trị mua bán chứng chỉ phát thải tại thời điểm đó là 15,67 USD/1 tan cacbon [33]. Như vậy, với vai trò này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn gợi mở ra tiềm năng phát triển thị trường chứng chỉ phát thải trong tương lai, mục tiêu giảm phát thải để phát triển xanh bền

vững.

Rừng ngập mặn giúp ngăn lại các chất gây ô nhiễm ở bên ngoài và đảm bảo cho nguồn nước chảy vào địa phận của xã luôn sạch và không có dầu loang kế cả khi khu vực xung quanh bi ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng do các vết dầu loang từ cảng biển mới ở địa phương

Vai trò của RNM trong Hạn chế bồi lắng vịnh sông và Giảm bồi lắng và bùn thải là hai vai trò mà ít được người dân biết đến, tuy nhiên người dan ở Phù

Long vẫn cho rằng đây vẫn là 2 vai trò quan trọng.

66

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế phát triển: Nghiên cứu vai trò của Rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Phù Long, huyện Cát Bà, TP. Hải Phòng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)