TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của phân bón lá từ dịch thủy phânxác ruồi lính đen Hermetia illucens trên cây cải thìa Brassie rapa chinensis.. Thí nghiệm | dé xác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
KHAO SAT VAI TRÒ CUA PHAN BÓN LA
TU DICH THUY PHAN XAC RUOI LiNH DEN (Hermetia illucens) DOI VỚI CAY CAI THIA (Brassica rapa chinensis)
Nganh hoc : CONG NGHE SINH HOC
Sinh viên thực hiện : HÒ TRÍ DŨNG
Mã số sinh viên : 16126028
Niên khóa : 2016 — 2020
TP Thu Đức, 03/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
KHAO SÁT VAI TRO CUA PHAN BÓN LA
TỪ DỊCH THUY PHAN XÁC RUOI LÍNH DEN (Hermetia illucens)
DOI VỚI CAY CAI THIA (Brassica rapa chinensis)
Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
TS Nguyễn Ngọc Hà Hồ Trí Dũng
TP Thu Đúc, 03/2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, với sự chỉ bảo và giảng đạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy
cô khoa Khoa Học Sinh Học đã tạo cơ hội cho em được học tập, rèn luyện và tích lũy kiếnthức, kỹ năng để thực hiện khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Ngọc Hà đã chỉ dẫn, động viên
va đưa ra những lời khuyên bô ích giúp em giải quyêt được các van đê gặp phải trong quatrình nghiên cứu và hoàn thành dé tai một cách tốt nhất
Em xin cảm ơn các anh, chị, các bạn và các em sinh viên phòng Lab RIBE.106 đã
giúp đỡ, hướng dẫn, nhắc nhở, dộng viên em rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này
Con xin gửi lời cảm ơn đến gia dình đã cho con cơ hội học tap, luôn bên cạnh ủng
hộ, giúp đỡ và động viên khi gặp khó khăn trong quá trình họp tập và thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này
Mặc dù em đã cố gắng và nỗ lực nhưng do còn một số hạn chế về kiến thức, kinh
nghiệm và thời gian nên khóa luận của em còn có một số thiếu sót mong quý thầy cô bỏqua, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận của em hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô khoa Khoa Học Sinh Học luôn đạt nhữngthành tựu lớn trong nghiên cứu Kính chúc ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các
thầy, cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đạt kết quả tốt trong công tác
Em xin chân thành cảm ơn tât cả mọi người!
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Tôi tên Hồ Trí Dũng, MSSV: 16126028, Lớp: DH16SM (Số điện thoại:0364866333,
Email: 16126028@st.hemuaf.edu.vn), thuộc khoa Khoa học Sinh học, Trường Dai họcNông Lâm TP Hồ Chí Minh, xin cam đoan: toàn bộ khóa luận tốt nghiệp do bản thân tôi
trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực vàkhách quan Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng về những cam kết này
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Người việt cam đoan
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của phân bón lá từ dịch thủy phânxác ruồi lính đen (Hermetia illucens) trên cây cải thìa (Brassie rapa chinensis) Nghién cứunày gồm hai thí nghiệm Thí nghiệm | dé xác định liều lượng tối ưu của dịch thủy phân xác
ruôi lính đen đến năng suất đối với cây cải thìa Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức lặp lại 5 lần Trong đó 5 nghiệm thức sử dụng dịch thủy phân xác ruồi lính đen theoliều lượng tăng dan 5, 10, 15, 20, 25 mL/1L và một nghiệm thức đối chứng Thí nghiệm 2
được tiến hành dé so sánh hiệu lực nông học của dịch thủy phân xác ruồi lính đen với phân
bón lá từ dịch trùn quế BIO-HK.GREEN Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức, mỗi nghiệmthức lặp lại 4 lần Trong đó một nghiệm thức sử dụng dịch thủy phân xác ruồi lính đen vớiliều lượng tối ưu ở thí nghiệm 1, một nghiệm thức sử dụng phân bón lá BIO-HK.GREENtheo liều lượng khuyến nghị của nhà sản xuất, một nghiệm thức đối chứng, một nghiệmthức canh tác như người nông dân và 3 nghiệm thức kết hợp canh tác của nông dân kết hợp
bổ sung dịch thủy phân xác ruồi lính đen Kết qua thí nghiệm 1, ở nồng độ 10 mL⁄1L cho
năng suất cải thìa đạt cao nhất Kết quả thí nghiệm 2, sử dụng dịch thủy phân xác ruồi línhđen mang lại năng suất cao hơn khi sử dụng dịch trùn quế Kết quả các thí nghiệm cho thấy
dich thủy phân xác rudi lính đen làm gia tăng năng suất trên rau ăn lá, cụ thé là cây cải thìa
Qua đó có thé sử dụng dé canh tác rau an toan
Từ khóa: phân bón lá, ruôi lính đen, cây cải thìa
Trang 6The study was conducted to evaluate the role of foliar fertilizer from black soldier fly (Hermetia illucens) carcassis hydrolyzate on bok choy (brassica rapa chinensis) plants The research comprised two experiments Experiment 1 aimed to determine the optimal dosage of black soldier fly larvae hydrolysate on the yield of bok choy The experiment consisted of 6 treatments, each treatment was repeated 5 times In which, 5 treatments used black soldier fly body hydrolyzate in increasing doses of 5, 10, 15, 20, 25 mL/1L and a
control treatment Experiment 2 was conducted to compare the agronomic effect of black
soldier fly hydrolyzate with foliar fertilizer from BIO-HK.GREEN earthworm liquid The experiment consisted of 7 treatments, each treatment was repeated 4 times One treatment used black soldier fly carcass hydrolyzate at the optimal dosage in experiment 1, one treatment used BIO-HK.GREEN foliar fertilizer according to the manufacturer's recommended dosage, and one treatment used BIO-HK.GREEN foliar fertilizer at the manufacturer's recommended dosage control, one cultivation treatment like the farmer and
3 treatments combining the farmer's cultivation with the addition of black soldier fly body hydrolyzate Results of experiment 1, the concentration of 10 mL/1L gave the highest yield
of bok choy Results of experiment 2, using hydrolyzed solution of black soldier fly corpses brought higher productivity than using earthworm solution The results of experiments show that the hydrolyzate of black soldier fly corpses increases productivity on leafy vegetables, specifically mustard greens Thereby, it can be used for safe vegetable cultivation.
Keywords: foliar fertilizer, black soldier fly, bok choy plant.
Trang 7TA A a TA xuungeehoinidifobdsbibsttiedbgioitindgft810g80003000000đ:6c909000 viiPAN CAH GC BANG tununnsedeesaeniergirneeoteisnseEedibsldr0Siugitgipt0i0000G010Eiii0nlgd09083808G viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH -2- 2+22+2S£2E22E22E1221221221211211211211211111111211211 21121 re ix
90 51019)/€818 (9527.00SH -A 11.1 Đặt vấn AG ooo ceccececccceeececeecececscececsesececscsesecevsvsesevevsseacevssesevevssevevstsesevevstseveveteeeeees |1.2 Mục tiêu đề tài - 5-52 s22 2122121221212112111211112110111111111111111121212111211111 re 5
1 9 DUG dung T6 THÔN con rsecceneniernreeemnmcemmiucemnnnn nnn WERENT 2
CHƯƠNG 2 TONG QUAN TÀI LIỆU 2-2522 S222E2EE2EE2EE2EE+EE22E222222222Ezrxcred 3
2.1 Tổng quan về Rudi lính đen (Hermetia iÏÏiuCef$) - 25-52552522 522S22222£2£E2£+2£zzzcczc 3
2.1.1 Đặc điểm - + s S21 122121211212121121211112111121111001112111121101011111211121112 12c 3
J0 i04 v0 so ^ -3- 4
2.1.4 Nghiên cứu về thành phan dinh dưỡng của ấu trùng RLĐ - 2: 5
BB Tông giữau:-Vộ-phến a ÏÃ, «esisiaknzAerderiigiedtuinirtroikirkmddiVfnidddnkdhgsdoifufidiebiisindikoẩk S01 7
22,1: Khái Diem phan, DOM lỗ »»zcscces neo arse eeern sd onset eae eet 7 2.2.2 Phan loat phan bom 1a ooo eee 7
2.2.3 Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng thực vat thông qua lá 2: 22©522222 z+£z2>s2 8
224, Cae nghiên cứu sử dựng phan bón là trong canh the sci sesscessussserasanscosanveasuorasanndenanrrads 8
3.1 Thời gian và dia điểm nghiên cứu 2+ 22++22+2++E+£2EEE2E+2EE2EE+EEzEEerxrrrrrrrerrer 113.2 Vật liệu và thiết bị nghiên CU oo cece ceccccesccesseesecseseesvssessessesecsesessesessearesesseeseesees li
S117 LH | a aT 11 3.5 Phương PAP MEME gỨU «Hee sonnmsnaerninenavnemsnnnnrensnsnetnisnientnnnnnns lñ
3.3.1 Chuan bị mẫu và thủy phân xác ruồi lính đen 2-2222222222z22zz2zzzxzzzze- 12
Trang 83.3.2 Chuẩn bị đất trồng - 2 +21221921211211211121121121111111111211111111211211 220 13T70 LŨ BE eeireiieneeeterrrararenrnenaroenatoeotoooaaaeteoroiaaeg 133.3.4 Chuan bi Cay COM 8 133.3.5 Đánh gia hiệu lực phan bón lá lên cây cải thìa ở quy mô nhà lưới 143.3.6 So sánh hiệu lực nông học của DTP xác RLĐ với DTP trùn qué _ ốc 163.4 Phương pháp phan tích mẫu - 22-2 S2+S+S£SESE2E£EEEE2E2EEEE2E2E722212123222121 22-222 lạ
3.5 Phương pháp xử lý số liệu thống kê ©2252 ©22+EE+E+EE2EEeEEEErrrerrrrrrrrree 20CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 2+ 2+S22E22E22E2EE2EE2E22E22221222 xe 214.1 Hàm lượng các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất trước khi tiến hành thí nghiệm 214.2 Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cải thìa khi sử dung DTP xác RLD ở các
Ä,7,] Chiều sao By tồi TH ssi ncacocrsnecansmsctnseneracnnsaeetstansonstesaenaremenvaiehonniocneateetonesteesien 214.2.2 S6 1a cay an 354.2.3 Chiều dài rễ cây rau cải thìa - 2-5252 21 212212211211211211271221211211211211211 221 1e 23
%3, Nững wnat wr mu củi HỮN suueeseososeiGdieStEag906c00Sg010n0081090/G0.00)90054G308/50.93000/086:400 24
4.3 So sánh hiệu quả sử dụng phân bón lá từ DTP trùn quế và DTP xác RLĐ 264.3.1 Chiều cao cây rau cải thìa 5-55 52222S2<+3223222231141121211112311411132.1422e 26l5 T1 dĩ vui ae er 284.3.3 Chiều dài rễ của cây cải thìa 22 52222 212212212211211211221221211211211211211 221212 29
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 2-2: 2+S2+SE+E££E2EE£EEEEECEEErxrrxrrxee 33
aTÀI LIEU THAM KHAO ooo eoc coc cescsscssessssossssesssssesesssnesuesissnesisssssessessesssesssesesiessnsetsaneeees 34
PHU LUC
vi
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
ĐC : Đối chứng
DIP : Dich thuy phan
GDP : Gross Domestic Product
Trang 10DANH SÁCH CAC BANG
Bảng 2.1.Thành phần dinh dưỡng (%) của ấu trùng RLĐ nuôi trên ba chất nén NI:
Bang 2.2 Thành phần khoáng chất (g/kg) của au trùng RLĐ nuôi trên ba chất nén 6Bang 2.3 Nồng độ axit amin (mg/g) trong ấu trùng RLĐ nuôi trên ba chất nén 7Bang 2.4 Thanh phần đinh dưỡng của cây cải thìa .52225-2522cccsecrxerreee 10Bảng 3.1 Lượng phan bón lá và cách bón cho 1 6 thí nghiệm - - + 5-52 15
Bang 3.2 Lượng phan bón và cách bón Cho 1 6 thí NONI GM .nccsssssnavnnrvasensnvexsnssenansennons 18
Bang 4.1 Thành phan đất trước thí nghiệm + ¿c2 22 22c 112222222222 cree aiBang 4.2 Anh hưởng của DTP xác RLD đến chiều cao 2-52 52252225z2222zz 12Bang 4.3 Ảnh hưởng của DTP xác RLĐ đến số lá - - 2022122222216 23Bang 4.4 Ảnh hưởng của DTP xác RLĐ đến chiều dài rễ 2-52 52225222z222z 26Bang 4.5 Ảnh hưởng của DTP xác RLĐ đến năng suất cây cải thìa - 27Bang 4.6 Kết quả chiều cao cây cải thìa 2-52-5222 S221 23221221221221 22121212212 xe 29Bing 4.7 Kittttl 0 Tế dân EE screctncacescsncrrncinrncsomnrierniarnaynaraemmrmumsnanin 29Bằng 4.8 Kết quá chiến dải rõ cấy cải HN ccm iscwnniscuesniwerninermmnmunenuivinemnunnniveers 31
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của DTP xác RLĐ va DTP trùn qué đến năng suất cây cải thìa .3 l
viii
Trang 11Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.
Hình 4.6.
Hình 4.7.
Hình 4.8.
Hình 4.9.
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang Ruối lĩnh đen (Germetia HuUCens) sccccccwcossnspeesvetesesdscavacvesecsasuns Lo gay n384s0us6ssSicheo 4
Vòng đời của ruồi lính đen 2 2+222S+2E+EE+2E2E22E22E2212212212122112121221221 226 4
Cây cái thìa (BH4§SÍ@Gđ PAPA CHINGHIIS ) _u0 .00-nnsonensnensraossersnsenionsnacnonneh acusecanenesenene 9 NiiIE.DE MT TP TH HT ne 12
Sơ đồ thủy phân xác RLD bang enzyme alcalase 2222552222 Bs
Hình ảnh cây con được gieo trên khay XOp .sccccccccecseecsessesseessesstesseestesseeeseees 14 Hình ảnh bồ trí thí nghiệm L - 2: 2 2S22S22E£SE2EE2EE2E22E22E22E222222222222Xe2 15 Ảnh bồ trí thí nghiệm 2 2 2+22+S2SE2EE£EE2E2E2522122122121221221221212 21.2 ee 17
Hình anh cây sau khi thu hoạch dai diện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm 1)21
Hình ảnh số lá đại diện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm ]) 23
Hình ảnh chiều dài rễ đại điện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm 1) 25
Bãi WEG BẦU Gal KHẨN: ccvescunncsanamnnconsnemnvancansancuansmnroneaeancenruasimmeinemannnuriess 25 Hình ảnh các nghiệm thức ngày thu hoạch (thí nghiệm 1) 27
Hinh anh chiéu cao cây dai diện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm 2) 27
Hình anh số lá đại điện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm 2) 28
Hình anh chiều dài rễ đại diện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm 2) 20 Hình các nghiệm thức trước ngày thu hoạch (thí nghiệm 2) eal
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ôn
định xã hội, phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển thì nông
nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cau kinh tế Việt Nam là nơi có điều kiện khí hậu và thénhưỡng thuận lợi dé phát triển nông nghiệp, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp vathủy sản chiếm 27,5% (tổng cục thống kê quý IV năm 2022) trong tổng số lao động cả
nước, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88% trong cơ cau nền
kinh tế Dé đạt tỷ trọng nay trong nông nghiệp, gia tăng năng suất cây trồng trong ngànhtrồng trọt thì việc sử dụng phân bón góp vai trò quan trọng Theo đánh giá của Viện Dinh
Dưỡng cây trồng Quốc Tế (IPNI) phân bón đóng góp khoảng 30 - 35% tổng sản lượng cây
trồng Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2020, nước ta sửdụng 10,23 triệu tan, trong do 7,6 triéu tan phan bón vô co va 2,63 triệu tan phan bón hữu
cơ Việc thâm canh sử dụng phân bón vô cơ chủ yếu làm cho đất bị bạc màu nhanh chóng,
gay ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến hệ sinh vật và vi sinh vật trong đất ảnh hưởngtrực tiếp đến kha năng chuyên hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng
Đề khắc phục những tác động đến môi trường trên, đáp ứng nhu cầu đời sống, đảmbảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nông nghiệp sinh thái bền
vững, biện pháp cấp thiết nhất đó là sử dụng phân bón hữu cơ để duy trì độ phì nhiêu của
đất, hạn chế được ô nhiễm môi trường Canh tác nông nghiệp hữu cơ sử dụng phân bón hữu
cơ và chế phẩm sinh học trên cây trồng đang là xu hướng của toàn thế giới nói chung va
Việt Nam nói riêng.
Rau xanh là một loại thực phẩm quen thuộc góp mặt trong các bữa ăn hằng ngày,chúng có nhiều chất đinh dưỡng cần thiết có lợi với sức khỏe người sử dụng Tuy nhiênviệc sử dụng phân bón hóa học và tồn dư hóa chất trong rau xanh đã và đang ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng Dễ giải quyết và hạn chế vấn đề trên, một trong
những giải pháp đó là sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau xanh vừa đảm bảo sản
xuất an toàn vừa tăng năng suất, hiệu quá kinh tế cho người dân Trong kỹ thuật bón phân,bón qua lá là biện pháp giúp cây dé dàng hấp thụ và bé sung dinh dưỡng cho cây đặc biệt
1
Trang 13là rau ăn lá như cải thìa (Brassica rapa chinensis) Hiện nay phan bón lá hữu cơ thường
được sử dụng là loại phân được chiết xuất từ trùn qué (Perionyx excavatus) thông qua qua
trình thủy phân bằng enzyme protease trong môi trường NaOH Tương tự như trùn quế(Perionyx excavatus), ruồi lính đen (Hermetia illucens) cũng đang được quan tâm nghiêncứu vì khả năng phân hủy rác thải hữu cơ Dịch thủy phân từ xác ruôi lính đen có giá trị
dinh dưỡng cao và chứa các acid amin và khoáng chất có tiềm năng ứng dụng đề làm phân
bón lá hữu cơ trong canh tác rau Vì vậy, đề tài “Khảo sát vai trò phân bón lá từ dịch thủyphân xác ruôi lính đen (Hermetia illucens) d6i với cây cải thìa (Brassica rapa chinensis)”được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá hiệu lực phân bón lá giàu axit amin từ dịch thủy
phân xác ruồi lính đen (Hermetia illucens) trên cây cải thìa (Brassica rapa chinensis)
1.3 Nội dung thực hiện
Đề tài có 2 nội dung chính:
Nội dung 1: Xác định liều lượng pha loãng dịch thủy phân xác ruồi lính đen phù hợp
với cây cải thìa.
Nội dung 2: So sánh hiệu lực nông học của dịch thủy phân từ xác ruồi lính đen vớidịch thủy phân trùn qué
Trang 14CHƯƠNG 2 TÔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về Rudi lính đen (Hermetia illucens)
2.1.1 Đặc điểm
Ruồi Linh đen là loài ruồi phô biến được ghi nhận có mặt tại năm châu (Oliverira,2015) Phân bố chủ yêu ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thé giới giữa vĩ độ45°N và 40°S (Diener và ctv, 2011) Các nhà khoa học ghi nhận ruồi lính đen xuất hiện ởchâu Á từ đầu thế kỷ 20 (Marshall, 2015)
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của
ruôi lính đen Trong đó, thích hợp nhất là khu vực Trung Nam bộ và Nam bộ vi hai khu
vực này có nền nhiệt trung bình cao 28°C — 30°C, độ am trung binh 80% (Trần Tan Việt,
2005).
Ruồi lính đen có vẻ ngoài giống ong bắp cày về hình thái và cách vận động nhưngkhông cắn và chích Do đó về mặt dịch té học, ruồi lính đen không là tác nhân gây bệnhtrên người và động vật (Tran Tan Việt, 2005)
Rudi lính đen là loại ruôồi lớn có chiều dai khoảng 2 em, chân nhỏ màu den va banchân trắng vàng, cánh có màu đen khói (xám), phần đốt thân khoang bụng có màu sáng.Phan đầu có 2 râu nhỏ là cơ quan xúc giác cảm thụ mùi vị và giúp rudi định hướng khi bay
Au trùng ruồi lính đen có hình dạng như quả ngư lôi, phần đầu nhọn còn phan đuôi tù
hơn, mặt dưới dep và phẳng hơn mặt trên Cơ thé phân thành nhiều đốt nhỏ, giai đoạn cuối
au trùng có thé đài tới 27 mm (Rozkonny, 1982)
Ruồi lính đen phát trién tốt trong khoảng nhiệt độ từ 20°C — 28°C (Sylvester va ctv,
1959), ấu trùng ruôi lính den sinh trưởng tốt trong khoảng 27,5°C — 37,5°C tốt nhất là 32°C
(Newton và ctv, 1995).
Khoảng pH thích hợp cho ấu trùng rudi lính đen phát triển từ 6,8 — 7,2 Rudi lính den
sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao từ 50 — 90% nhưng độ âm tối ưu nằm trong
khoảng 65 — 80%.
Rudi lính đen đã được nghiên cứu về khả năng chuyên đôi chat thải hữu cơ tạo nguồn
đạm chat lượng cao, kiểm soát một sé vi khuẩn và côn trùng gây hại, cung cấp các tiền chất
Trang 15hóa học tiềm năng để sản xuất dau diesel sinh học và cung cấp nguồn dinh dưỡng giá trị
cao sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (Tomberlin và ctv, 2009).
2.1.2 Phân loại khoa học
Ruồi lính đen được phân loại như sau
Giới (regnum): Animalia
Trang 16Vòng đời của ruôi lính đen được chia ra 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ruồitrưởng thành Trứng rất nhỏ, màu trắng và bám vào nhau thành khối Sau 3 — 4 ngày, trứng
nở thành ấu trùng Âu trùng có màu trắng đục (ban đầu) hoặc hơi vàng đục (giai đoạn sau)phát triển thành nhộng sau 15 — 18 ngày Ban đầu, nhộng có màu nâu sâm, sau đó đen vaphát triển thành ruồi khoảng 10 — 15 ngày sau Rudi trưởng thành có tuổi thọ 5 — 12 ngày,trong thời gian này chúng giao phối, đẻ trứng và chết nên không gây hại Mỗi con sinh sản
500 — 1200 trứng tùy thuộc vào thức ăn, nhiệt và độ ầm môi trường
2.1.4 Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ấu trùng RLĐ
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein cao có trong ấu trùng ruôi lính đen.Nghiên cứu của Marwa và ctv (2019) cho thấy hàm lượng đạm trong ấu trùng ruồi lính đen
được nuôi bằng phân gà là 41,3%, chất thải nhà bếp là 33% và ngũ cốc đã qua sử dụng đạt
41,3 % vật chất khô Bên cạnh đó RLĐ cũng chứa nhiều thành phần khoáng và các axitamin khác cụ thé được thé hiện ở Bang 2.1, Bang 2.2, Bảng 2.3
Bang 2.1.Thành phần dinh dưỡng (%) của ấu trùng RLĐ muôi trên ba chất nền
Trang 17Bang 2.2 Thành phần khoáng chat (g/kg) của âu trùng RLD nuôi trên ba chất nền
Ngũ côc đã qua sử dụng từKhoáng chất Phân gà Chất thải nhà bếp
Trang 18Bảng 2.3 Nồng độ axit amin (mg/g) trong ấu trùng RLĐ nuôi trên ba chất nền
Ngũ côc đã qua sửAxit amin Phân ga Chất thải nhà bếp
2.2.1 Khái niệm phân bón lá
Phân bón lá là những chất hợp chất dinh dưỡng có thê hòa tan ở trong nước đượcphun hoặc tưới trực tiếp lên lá dé cây trồng có thé hấp thụ thông qua lá (theo tài liệu tậphuấn khuyến nông 2012)
2.2.2 Phân loại phan bón lá
Theo Bùi Huy Hiền (2012), phân bón lá có thể chia thành các nhóm dựa trên: dạng,
thành phần dinh dưỡng và cơ chế liên kết các nguyên té dinh dưỡng
Theo dạng: Dạng bột rắn và dạng lỏng
Theo thành phan dinh dưỡng: Chỉ có các yếu tố dinh dưỡng vô cơ riêng lẻ hoặc phối
hop (đa lượng, trung lượng và vi lượng) có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (kích thích,ứng chế) và có thuốc bảo vệ thực vật
Theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng: vô cơ, hữu cơ và hữu cơ — khoáng
Trang 192.2.3 Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng thực vật thông qua lá
Nghiên cứu của Eichert và ctv (1998) cho thấy lá cũng có thể hap thụ các ion đinhdưỡng thông qua khí không trên bề mặt lá Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, ké cả
vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khíkhông) Khí không là nơi hap thụ các chất dinh đưỡng bằng con đường phun qua lá Trêncây một lá mầm (đơn tử điệp) khí không thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lánhiều hơn mặt dưới lá như: lúa, lúa mì, Trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí không thườngtập trung nhiều ở mặt dưới lá Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng
hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được
Theo số liệu đã được công bó, khi bón qua lá hiệu suất hap thụ chất dinh dưỡng trênphân bón lá dat tới 95%, trong khi đó các loại phân bón khác chi từ 45 — 50% chất dinh
dưỡng Hiệu suất trên đạt được là do tổng diện tích bề mặt trên lá rộng gấp 15 — 20 lần diện
tích đất được che phủ bởi cành và lá, tức là điện tích hấp thụ dinh dưỡng của lá rộng hơnnhiều so với điện tích đất trồng của cây
2.2.4 Các nghiên cứu sử dụng phân bón lá trong canh tác
Trần Thị Trường Linh và ctv (2017) thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu qua sử dụngphân bón lá chiết xuất từ trùn quế (Perionyx excavatus) trên hai đôi tượng nghiên cứu làcây cải ngọt và cây ca chua Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều lượng phun tăng dan lầnlượt là 10, 20, 30 mL/8 L trên cây cải ngọt giúp tăng năng suất cải ngọt tăng 14 — 39% sovới đôi chứng, với liều lượng phun tăng dan lần lượt là 15, 30, 45 mL/8 L trên cây cà chuacho thấy sự cải thiện khả năng sinh trưởng của cây cà chua, năng suất tăng 10 — 27%
Nghiên cứu của Mai Hải Châu (2017) nhằm xác định loại phân hữu cơ phù hợp để
canh tác theo hướng hữu cơ trên đối tượng cây trùm ngây Bốn loại phân bón lá hữu cơđược sử dung trong thí nghiệm là Nutra Green, Rong biển VIF-ONE, VIF-ONE, VIF
SUPER Thí nghiệm được thực hiện trên hai nền đất là đất xám phù sa cô và đất đỏ bazan.Kết quả nghiên cứu xác định: phân hữu co bón lá kết hợp với phân nền hữu cơ là tăng năngsuất lá ở cây trùm ngây Sử dung phân bón lá VIF SUPER với liều lượng 6,625 L/ha chonăng suât cao nhât trên cả hai đât nên.
Trang 202.3 Tông quan về rau cải thìa (Brassica rapa chinensis)
Phân loại khoa học rau cải thìa
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Brassicales
Ho (familia): Brassicaceae
Chi (genus): Brassica
Loai (species): Brassica rapa
Cải thìa có nguồn gốc từ Trung Quốc, được coi là một trong những loại rau đượctrồng lâu đời trên thế giới, cải thìa đã được trồng từ thế ký thứ 5 ở châu Á Ngày nay cải
thìa đã được trồng ở nhiều nước trên thé giới
Cải thìa mọc cao khoảng 23 cm, có lá dài khoảng 15 cm, rộng khoảng 5 — 7 cm,
cuống day, có nhiều gân và chứa nhiều nước, hoa nhỏ màu vàng mọc trên các cuống cao
Cải thìa phát triển tốt ở nơi có ánh nắng đầy đủ đến bóng râm một phần cũng như
đất âm, thoát nước tốt Độ pH đất tối ưu là 6 — 7,5
Thành phần dinh dưỡng có trong cải thìa theo số liệu thống kê của Cơ sở dit liệudinh dưỡng quốc gia của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ có trong 70 g cải thìa tươi được thé hiện
ở Bảng 2.4.
Trang 21Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của cây cải thìa
Hàm lượng dinh dưỡng
Chỉ tiêu dinh dưỡng Đơn vị
Vitamin K 31,9 meg
Trong cải thìa có chứa hang loạt dưỡng chat có lợi vitamin K, kẽm, magie, phospho,canxi, sắt giúp hỗ trợ duy trì cấu trúc xương, cho xương chắc khỏe, cơ thể linh hoạt, dẻodai Hạn chế các bệnh liên quan đến xương như loãng xương, xương thủy tinh, ung thư
xươnng ít khả năng xảy ra Cải thìa là nguồn dinh đưỡng quan trọng không thể thiếu trong
dinh dưỡng con người, cung cấp các đưỡng chất thiết yếu Cải thìa không chứa cholesterol
nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch Đồng thời, vitamin C và Kali trong cải
thìa giúp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh Cây cải thìa là cây rau ăn lá nên dé bị tan công bởirệp, bọ phan trang và sâu bướm như sâu đục thân, sâu ăn lá Oc sên cũng là tác nhân gâyhại cho cây Cây cải thìa dé bị các bệnh về rễ, bệnh phan trắng, đốm lá và các bệnh gây héo
cây và thôi mên do vi khuân.
10
Trang 22CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện: từ tháng 07 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023
Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Độc chất học Môi trường — Viện Nghiêncứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh và khu thực nghiệm — Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu và thiết bị nghiên cứu
Hồ Chí Minh
Dịch thủy phân trùn qué thuộc nhãn hiệu BIO - HK.GREEN
Khay trồng rau với kích thước 65 x 42 x 16 em (dài x rộng x cao)
11
Trang 23(d) á
Hình 3.1 Vật liệu thí nghiệm (4) Xác RLĐ; (b) Bột xác RLĐ; (c) Hạt giống cải thìa;
(4) Dịch thủy phân xác RLĐ; (e) Khay nhựa, (f) Dịch trùn quê.
3.2.1.1 Thiết bị
Cân phân tích, máy lắc, máy soi màu, máy quang kế ngọn lửa, tủ sấy, máy đo pH,
máy chưng cất đạm, bếp cách thủy
3.2.1.2 Dụng cụ
Pipep các loại, bình tam giác, cốc thủy tinh các loại, ống dong các loại, bìnhKjeldahl, bình định mức các loại, thước đo, cối, chày, ray, buret, giấy lọc
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị mẫu và thủy phân xác ruồi lính đen
Mau xác ruồi lính đen được thu nhận từ nhà bay sau đó rửa sạch loại bỏ tạp chat, saykhô ở 60°C trong 24 gid Sau khi sấy khô rồi say nhuyễn thành bột
Quá trình thủy phân xác ruồi lính đen bằng enzyme alcalase 2.5L được thực hiệntheo quy trình của Võ Tường Duy (2023) Quy trình được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
12
Trang 24Cân bột xác Thêm nước Chỉnh pH Dun cách thủy
(2) Chinh pH bằng NaOH IN đến khi pH=7,5 |
(3) Dun trên bếp cách thủy ở 58,9 °C trong 3,5 h Bất hoat
(4) Nông độ Enzyme/cơ chat: 2,8 % — (5)
(5) Gia nhiệt 90°C trong 10 phút đề bất hoạt enzyme aa
Ỷ
Dịch thủy phân
Hình 3.2 Sơ đồ thủy phân xác RLĐ bằng enzyme alcalase
Sản phẩm sau khi thủy phân được trữ lạnh bảo quản trong suốt thời gian thực hiện
dé tài
3.3.2 Chuẩn bị đất trồng
Dat trồng cây được đào lên đem phơi khô nghiền mịn rồi trộn với tro trấu và phânruôi lính đen với tỷ lệ 70 % đất, 25 % tro trau, 5 % phân ruôi lính đen Mỗi 6 nghiệm thứcđược cân 18 kg dat đã trộn vào khay
3.3.3 Xứ ly hạt giống
Xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt giống cải thìa trong nước 4m (tỷ lệ 2 nước
sôi 3 nước lạnh) trong 1 giờ rồi đem hạt ủ trong khăn ẩm 12 giờ Sau thời gian ủ, hạt bắtđầu nứt vỏ, hạt được đem gieo trên khay xốp gieo hat 84 lỗ
3.3.4 Chuẩn bị cây con
Hạt giống được đem gieo trên khay xốp gieo hạt 84 lỗ Sau khi gieo lên khay, thường
xuyên tưới âm khay để đảm bảo điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển đồng đều Sau 10
ngày, khi cây có trung bình 3 - 4 lá thật, cây được đem trồng xuống các ô thí nghiệm
13
Trang 25Hình 3.3 Hình anh cây con được gieo trên khay xốp.
3.3.5 Đánh giá hiệu lực phân bón lá lên cây cải thìa ở quy mô nhà lưới
3.3.5.1 Khảo sát các nồng độ của DTP xác RLD trên cây cải thìa
Thí nghiệm được bồ trí ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần
Nghiệm thức đối chứng không bổ sung thêm dinh dưỡng (đối chứng với các nghiệm thức
còn lại sử dung DTP xác RLĐ) Các nghiệm thức còn lại: NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 được
được bổ sung dinh đưỡng từ dịch thủy phân xác RLD theo các mức nồng độ pha loãng tăng
dan lần lượt là 5, 10, 15, 20, 25 mL dịch thủy phân gốc trong I L nước, không sử dụng phân
bón hóa học.
Các nghiệm thức được bố trí như sau:
NT ĐC: Không bồ sung
NT 1: Bồ sung DTP xác RLĐ liều lượng 5 mL/1 L
NT 2: Bồ sung DTP xác RLĐ liều lượng 10 mL/1 L
NT 3: Bồ sung DTP xác RLĐ liều lượng 15 mL/1 L
NT 4: Bồ sung DTP xác RLĐ liều lượng 20 mL/1 L
NT 5: Bồ sung DTP xác RLD liều lượng 25 mL/1 L
14
Trang 26Mật độ trồng cây khoảng cách giữa các hàng là 20 em, khoảng cách giữa các cây trongcùng một hàng là 20 em Số cây trong mỗi ô thí nghiệm là 6 cây (2 hàng, hàng 3 cây).
Luong phân bón lá và cách bón cho 1 6 thí nghiệm được thé hiện trong bảng 3.1Bảng 3.1 Lượng phân bón lá và cách bón cho 1 6 thí nghiệm
Nghiệm thức Ngày 14 Ngày 21 Ngày 28
NT DC 30 mL Nước 30 mL Nước 30 mL Nước
NTI 30 mL DTPI 30 mL DTPI 30 mL DTPI
Cây cải thìa được bón phân vào ngày 14 (4 ngày sau khi trồng vào các ô nghiệm thức),
NT DC được phun nước đối chứng, các nghiệm thức còn lại được phun phân bón lá từ DTPxác RLĐ 30 mL/ 6 với các nồng độ tăng dan từ 5 mL/1 L, 10 mL/1 L, 15 mL/1 L, 20 mL/
1 L đến 25 mL dich thủy phân trong 1 L nước
15
Trang 27Sau bón phân mỗi cách 7 ngày (các ngày 21, 28), phun dịch thủy phân ở các ô TNI,
TN2, TN3, TN4, TNS và phun nước đối chứng ở các ô đối chứng với liều lượng và kỹ thuậttương đương các ô sử dụng dịch thủy phân Thời gian thí nghiệm kéo dài 35 ngày.
3.3.5.2 Chăm sóc cây ¬ ; Ộ
Chăm sóc tưới nước 2 lân môi ngày vào buôi sáng 7 giờ và buôi chiêu 16 gid
Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong thí nghiệm.Phòng trừ sâu hại bằng việc bắt sâu thủ công
3.3.5.3 Cac chỉ tiêu theo doi
Sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm, các chỉ tiêu thu thập
Chiều cao cây (cm): Do từ gốc đến đỉnh của lá cao nhất
Trọng lượng tươi (g): Được xác định bằng phương pháp cân
Số lá: Đếm tat cả số lá thật của cây
Chiều dài rễ (cm): Được các định từ gốc đến chóp đỉnh của rễ dài nhất cây
Năng suất thực thu (g/m?): tổng khối lượng cây thu được trong ô thí nghiệm
Trọng lượng trung bình cây (g/cây) bằng trung bình trọng lượng các cây được chọn3.3.6 So sánh hiệu lực nông học của DTP xác RLD với DTP tran qué
3.3.6.1 Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bồ trí ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần.Nghiệm thức đối chứng âm không bổ sung dinh dưỡng, NT DC dương được bồ sung dinh
dưỡng bằng phân hóa học (theo Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, 2021) Các nghiệm thức:
NT1, NT2, NT3 được bố sung dinh dưỡng kết hợp giữa DTP xác RLĐ (liều lượng tối ưu
đã xác định ở thí nghiệm trên) và phân hóa học (theo Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, 2021)
NT4 được bổ sung dinh dưỡng bằng DTP xác RLĐ (liều lượng tối ưu đã xác định ở thi
nghiệm trên) NT5 được phun phân bón lá từ dịch trùn quế BIO-HK.GREEN với nồng độ
15 mL/ 8 L (theo khuyến cáo nhà sản xuất).
16
Trang 28Các nghiệm thức được bố trí như sau:
NT ĐC âm: Không bồ sung dinh dưỡng
NT DC dương: Phân hóa học
Trang 29Bang 3.2 Luong phan bón và cách bón cho 1 6 thí nghiệm
Nghiệm : : s
điển Ngày 14 Ngày 21 Ngày 28
NT DC âm 30 mL Nước 30 mL Nước 30 mL Nước
Như 6g Lân + I gKali 0,75 g Đạm 1,25 g Dam + 1,5 g Kali
4.5 g Lân +0.75 gKali 0.5625 g Dam + 30 0.938 g Dam + 1.125 g
NT 1 +30 mLDTP(25% mLDTP(25%nồng Dam+30 mL DTP (25%
nông độ DTP tối ưu) độ DTP tối ưu) nông độ DTP tối ưu)
3g Lân +0.5gKal+ 0.375 g Đạm+30mL 0.625 g Đạm + 0.75 g Dam
NT2 30 mL DTP (25 % DTP (25 %nồngđộ +30 mL DTP (25 % nồng
nồng độ DTP tối ưu) DTP tối ưu) độ DTP tối ưu)
1.5 gLân +0.25gKali 0.1875 g Dam +30 0.3125 g Đạm + 0.375 g
NT3 +30 mL DTP (75 % mL DTP (75 %néng Đạm + 30 mL DTP (75 %
nong độ DTP tối ưu) độ DTP tối ưu) nồng độ DTP tối ưu)
NT4 30 mL DTP 30 mL DTP 30 mL DTP
NT5 30 mL DTP trùn quê 30 mL DTP trùn qué 30 mL DTP trùn quế
NT ĐC âm không bô sung dinh dưỡng; NT DC dương sử dụng phân hóa học; NT 1 sử dụng 75 %
lượng phân bón hóa học với 25 % nông độ DTP tối ưu; NT 2 sử dụng 50 % lượng phân bón hóa
hoc với 50 % nông độ DTP tối uu; NT 3 sử dụng 25 % lượng phân bón hóa học với 75 % nông
độ DTP tối ưu; NT 4 sử dụng DTP tối uu; NT 5 sử dụng dich trùn quế
Cây cải thìa được bón phân vào ngày 14 (4 ngày sau khi trồng vào các ô nghiệm thức),
NT DC âm được phun nước đối chứng, NT DC dương được bón phân hóa học (theo Khuyếnnông tỉnh Quãng Trị, 2021), NT 4 được phun DTP xác RLĐ với liều lượng tối ưu của thínghiệm 1, NT 5 được phun phân bón lá từ DTP trùn quế, các nghiệm thức: NT1, NT2, NT3
được phun phân bón lá từ DTP xác RLĐ có nồng độ tăng dần từ 25%, 50%, 75% liều lượng
DTP tối ưu được xác định ở trên kết hợp với phân hóa học liều lượng giảm dần từ 75%,50%, 25% liều lượng bón theo Khuyến nông tỉnh Quảng Trị
Sau bón phân mỗi cách 7 ngày (các ngày 21, 28), bón và phun dịch thủy phân ở các
ô thí nghiệm với liều lượng đã trình bày ở bảng trên Thời gian thí nghiệm kéo dài 40 ngày
18
Trang 303.3.6.2 Chăm sóc cây
Chăm sóc tưới nước 2 lần mỗi ngày vào buôi sáng 7 giờ và buồi chiều 16 giờ
Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong thí nghiệm.Phòng trừ sâu hại bằng việc bắt sâu thủ công
3.3.6.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm, các chỉ tiêu thu thập
Chiều cao cây (cm): Do từ gốc đến đỉnh của lá cao nhất
Trọng lượng tươi (g): Được xác định bằng phương pháp cân
Số lá: Đếm tat cả số lá thật của cây
Chiều dài rễ (cm): Được các định từ gốc đến chóp đỉnh của rễ dài nhất cây
Năng suất thực thu (g/m?): tổng khối lượng cây thu được trong ô thí nghiệm
Trọng lượng trung bình cây (g/cây) bằng trung bình trọng lượng các cây được chọn
3.4 Phương pháp phân tích mẫu
Xác định hàm lượng Nito tổng số trong đất theo TCVN 7373 : 2004
Dựa theo phương pháp kenđan công phá các dang nito trong hợp chất hữu cơ của đấtbằng H2SO4 đậm đặc (có K2SOx làm tăng nhiệt độ và Se làm chat xúc tac) (NH4)zSO¿ tao
thành được tác dụng với KOH hoặc NaOH đậm đặc trong bình cất NHa bay ra được hấp
thụ bằng dung địch axit boric Chuan độ muối amon borat tạo thành bằng dung dich chuẩn
H:zSO¿ hoặc HCl, qua đó tính được hàm lượng nito.
Xác định hàm lượng Nito dễ tiêu trong đất theo TCVN 5255 : 2009
Dùng dung dich kali clorua 1 mol/1 để chiết các dang nitơ dễ tiêu của dat, khử nitratbằng hỗn hợp Devarda và sau đó chưng cất dịch chiết với natri hydroxyt trong bộ cất microKendan Hap thụ amoniac bằng dung dịch axit boric và xác định hàm lượng nito bằng cáchchuẩn độ với các dung dịch chuẩn axit clohydric
Xác định hàm lượng Photpho tổng số trong đất theo TCVN 8940 : 2011
Sử dụng axit sunfuric và axit pecloric dé phá mẫu và hòa tan các hợp chất photpho
trong đất Xác định hàm lượng photpho trong dung dịch bằng phương pháp đo màu
Xác định hàm lượng Phospho hữu hiệu trong đất theo TCVN 8942 : 2011
19
Trang 31Chiết phospho dé tiêu trong đất bằng dung dich hỗn hợp chứa amoni florua trong axitclohydric Xác định hàm lượng phospho trong dịch chiết bằng phương pháp do màu, dùng
dung dich axit ascorbic làm chất khử
Xác định hàm lượng Kali tổng số trong đất theo TCVN 8660 : 2011
Dùng hỗn hợp axit flohydric và axit pecloric dé phá mẫu, chuyền các dạng kali trongđất về dạng hòa tan trong dung dịch Xác định hàm lượng kali trong dung dịch bằng phương
pháp quang phố ngọn lửa hoặc quang pho phát xa
Xác định hàm lượng Kali tổng số trong đất theo TCVN 8662 : 2011
Dùng dung dịch amoni axetat 1,0 mol/l (pH = 7,0) hòa tan các dang kali dễ tiêu trong
đất Xác định hàm lượng kali trong dịch chiết mẫu dat bằng phương pháp quang phé phát
xạ.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Xử lý số liệu thực nghiệm sử dụng MS Excel
Phân tích trắc nghiệm phân hạng ANOVA 1 yếu tô bằng minitab 16
20
Trang 32CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hàm lượng các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất trước khi tiến hành thí nghiệm
Dat trồng trước khi tiến hành thí nghiệm được lay mẫu phân tích các chỉ tiêu như
pH, nito tổng s6/dé tiêu, photpho tổng số/dễ tiêu, kali tổng s6/dé tiêu Việc phân tích mẫuđất trước thí nghiệm dé kiêm tra hàm lượng dinh dưỡng trong đất Kết quả thé hiện ở bảng
4.2 Quá trình sinh trưởng, phat triển của cây cải thìa khi sử dung DTP xác RLĐ ởcác nồng độ khảo sát
4.2.1 Chiều cao cây cải thìa
Hình 4.1 Hình ảnh cây sau khi thu hoạch đại diện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm ]).
Chiều cao cây một trong những chỉ tiêu thể hiện sự sinh trưởng của cây, đồng thời
cũng là yêu tô quan trọng câu thành năng suất.
21
Trang 33Bảng 4.2 Ảnh hưởng của DTP xác RLĐ đến chiều cao
Chiêu cao cây (em)
Nghiệm thức 13 Ngày 35 Ngày
NT I: nong độ DTP 5 mL/1 L; NT 2: nông độ DIP 10 mL/1 L; NT 3:nông độ DTP 15 mL/1 L; NT
4: nông độ DIP 20 mL/I L; NT 5: nông độ 25 mL/I L
Qua kết quả bang 4.2 cho thay chiều cao trung bình cây cải thìa dat cao nhất ở NT 4
(DTP xác RLĐ 20 mL/1L) là 15,66 em Chiều cao trung bình thấp nhất là NT 3 (DTP xácRLD 15 mL/1L) là 14,1 em.So với chiều cao trung bình của cây con bat đầu thí nghiệm
(ngày thứ 13), ở ngày thứ 35 (ngày thu hoạch) chiều cao cây đều có sự phát triển Điều nàycho thấy việc sử dụng DTP xác RLĐ có ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao cây.Tuy nhiên giữa các nghiệm thức nay so với NT DC không có khác biệt có ý nghĩa về mặtthống kê về chỉ tiêu này
4.2.2 Số lá cây cải thìa
Số lá cũng là một trong những chỉ tiêu thé hiện sự sinh trưởng của cây
«x39
Hình 4.2 Hình ảnh số lá cây đại diện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm 1)
22
Trang 34Bảng 4.3 Ảnh hưởng của DTP xác RLĐ đến số lá
Số lá/ câyNghiệm thức 35 Ngày
Kết qua bang 4.3 cho thấy ở chỉ tiêu số lá/cây, NT phun dich thủy phân xác RLD vớiliều lượng 10 mL/1L (NT 2) cho số lá trên mỗi cây nhiều nhất (9,78 lá/ cây), NT 3 (DTP
xác RLĐ 15 mL/1L) có số lá trên cây ít nhất (8,49 lá/cây) Việc bổ sung DTP xác RLĐkhông làm thay đôi số lá so với nghiệm thức không bồ sung, kết qua trắc nghiệm phân hang
cho thấy giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này.Tuy nhiên về mặt cảm quan hình thức thì ở NT 2 và NT 4 lá phát triển tốt hơn về chiều đài
lá, chiều đài cuống, độ rộng lá, qua đó nhận thay được việc bố sung DTP xác RLĐ có làmtăng khả năng phát triển lá của cây
Hình 4.3 Hình ảnh chiều dài rễ đại điện cho từng nghiệm thức (thí nghiệm ])
Ré là bộ phận giúp cây hap thụ các chất dinh dưỡng dé cây phát triển cho nên bộ rễ
phát triển sẽ góp phan tăng năng suất
23