1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bước Đầu Nghiên Cứu Tác Dụng Của Việc Trồng Cây Ngập Mặn Trên Các Đầm Tôm Bỏ Hoang Ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM Đến Năng Suất Hải Sản
Tác giả Nguyễn Thị Phong Lan
Người hướng dẫn Th.S Phạm Văn Ngọt
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2001
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 14,67 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TPHCMKHOA SINH NGUYỄN THỊ PHONG LAN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA VIỆC TRỒNG CÂY NGẬP MẶN TRÊN CÁC ĐẦM TÔM BO HOANG Ở LAM VIÊN CAN GIỜ TP

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TPHCM

KHOA SINH

NGUYỄN THỊ PHONG LAN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA VIỆC TRỒNG CÂY NGẬP MẶN TRÊN CÁC ĐẦM TÔM BO HOANG Ở LAM VIÊN CAN GIỜ TPHCM ĐẾN NĂNG SUẤT HẢI SẢN.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S PHAM VĂN NGỢT

Trang 2

Cuối cùng xin gửi lời cẩm ơn đến gia đình, bạn bè đã động

viên và giúp đỡ em rất nhiều,

Trang 3

- Lời cảm ơn Trang

- Mũ đẤU xe eeoraoensen maasasseternessesrntiannsagirenssnarasasiessmrsorevroyse l

- Chương Í¿TổÔng@0wnHTRÊỀNseaeaeeaaeuennueroantoanassgsesanasusnn 4

- Chương 2: Địa điểm nghiÊnñ GỨI si seocjececejaaeaaaayaanessase 9

- '(ChfqMỹ 3ï Phương PA HgHÌÊN CAT nnerrnccornnconsasonncnnannnnsiisisnadsnbansniaiias 15

- Chương 4: Kết quả và biện luận

D6 (| 5, | E00 uy 1 17

có Ea động GIHÀ ÄQObeaveueaeeeaoarenoueeroeerrrecnnsurorrooeooooeeoircoree 24

4.3 Rừng ngập mặn nguồn cung cấp thức ăn - 32

4.4 Năng suất tôm thu hoạch hàng tháng 38

ee 41

Trang 4

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

MỞ ĐẦU

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển nhiệt đới,

nằm trong vùng chuyển tiếp giữa biển và đất liền Hệ sinh thái rừng ngập mặn

có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên kinh tế và xã hội.

Rừng ngập mặn được xem là “bức tường xanh” bảo vệ đất và dân cư

vùng ven biển tránh khỏi sự tàn phá của gió mùa, bão, nước dâng, hạn chế sựnhiễm mặn hay sa mạc hóa đất liển, ngăn can các chất thải rắn trôi ra biển

Rừng ngập mặn còn có vai trò diéu hòa khí hậu và làm trong sạch môi trường.

Nếu biết bảo vệ và khai thác rừng ngập mặn đúng mức, hợp lí và có

hiệu quả, rừng ngập mặn không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các ngành công

nghiệp xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp da, công nghiệp dược,

năng lượng mà còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật có giá trị kinh tế

như: khỉ, chén, trăn, kỳ đà, lợn rừng, cá sấu, chim là nơi sống và sinh wa

của nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, cá, động vat than mềm

Chính vì vậy, rừng ngập mặn là nơi kiếm sống của đa số dân nghèo cư ngụ

trong vùng , chủ yếu là nguồn lợi từ đánh bắt hải sản

Ở Việt Nam, trước chiến tranh, có khoảng 40.000 ha diện tích rừng ngập

mặn (theo Maurand, 1943) (trích Phan Nguyên Hồng, 1999)(8] Do tác dụng

của chất khai hoang của Mĩ sử dụng trong chiến tranh (1962 _ 1972) ở Nam

Bộ và do nhiều nguyên nhân khác sau chiến tranh, điện tích rừng ngập mặn bị

thu hẹp Đến năm 1982, diện tích rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha

(Viện diéu tra quy họach rừng) Sau đó, rừng ngập mặn được phục hồi Tuy

nhiên, do sức ép của sự gia tăng dân số, kinh tế và trước lợi nhuận hấp dẫn từ

Trang 5

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

nguồn nuôi tôm xuất khẩu đem lại hàng ngàn ha rừng ngập mặn tiếp tục bị

phá hủy một cách tùy tiện, không theo cơ sở khoa học nào và do chưa nhận

thức được vai trò to lớn cũng như diễn thế sinh thái của rừng ngập mặn Nên

sau một thời gian, việc phá rừng làm đầm nuôi tôm đã gây ra hậu quả nặng

nể: khí hậu thay đổi, môi trường nước bj ô nhiễm, đất bị nhiễm mặn hay bị

hoang hóa nghiêm trọng là nguồn tài nguyên hải sản suy giảm, trong đó có

sự suy giảm của nguồn giống tôm, cua, ốc có nơi nguồn giống gần như cạn

kiệt.

Trong bối cảnh chung của đất nước, rừng ngập mặn Cần Giờ cũng

không tránh khỏi những tác động của con người trong chiến tranh và sau đó.

Từ năm 1978 _ 1980, thành phố đã phát động phong trào trồng lại rừng trên

rừng Sác Tính đến nay nhân dân huyện Cần Giờ đã trồng được hơn 20.000 ha

rừng, trong đó Lâm Vién Cần Giờ đã trồng được 10 loài cây ngập mặn vào

cuối năm 1996 trên 20 ha đầm nuôi tôm bán công nghiệp bỏ hoang tY năm

1993 _ 1996,

* Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa:

Nay chúng tôi tiến hành để tài “Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên đầm tôm bỏ hoang có trồng lại cây ngập mặn ở Lâm

viên Cần Giờ đến năng suất hải sản.” nhằm:

- Trang bị một số kiến thức thực tế về hệ sinh thái rừng ngập mặn bổ sung cho

những kiến thức đã học ở trường và bước đầu làm quen với công tác nhgiên

cứu khoa học.

Trang 6

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

- Để tài góp phần khẳng định tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn đối với

môi trường sinh thái vùng ven biển và năng suất hải sản.

- Để tài còn cung cấp một số dẫn liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, đầu tư vàphát triển nghề nuôi trồng hải sản ở huyện Cần Giờ -Thành phố Hồ Chi Minhtheo xu hướng nuôi trồng thủy sản “ xanh sạch ” và bảo vệ môi trường bén

vững.

* Nội dung nghiên cứu:

- Tác hại của việc phá rừng làm đầm nuôi tôm

- Bước đầu đánh giá sự thay đổi môi trường sinh thái thông qua các kết quả về

chỉ tiêu lí hóa của nước, thành phần loài của thực vật nổi trong nước, lượng rơi

sau khi trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang

- Bước đầu đánh giá tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm

bỏ hoang đến năng suất hải sản (tôm, cá) |

Trang 7

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Chương I: TONG QUAN TÀI LIEU

1.1.Trên thế giới:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng đối với môi trường,

kinh tế, xã hội, nên từ lâu đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trên

nhiều lĩnh vực: phân lọai, lâm học, tăng trưởng và sinh khối hệ sinh thái rừng

ngập mặn, diễn thế, sinh lí, giải phẩu sinh lí thực vật đặc biệt là lĩnh vực

quản lí, phục hồi rừng ngập mặn và nuôi trồng hải sản, tài nguyên sinh vật và

nh đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập man.

Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Châu A đã thống kê được: 65 loài tảo,

491 loài động vật không xương ở nước, 520 loài động vật có xương, 300 loài

cá, 117 loài chim, 229 loài thân mềm trong tổng số 1918 loài sinh vật (thec

Phan Nguyên Hồng, 1999)[8] Ở Thái Lan, các công trình nghiên cứu về hệ

sinh thái rừng ngập mặn đã thống kê được: 72 loài cây ngập mặn, 44 loài tảo

72 lòai cá, 37 loài tôm, 54 loài cua, 88 loài chim, 35 loài động vật có vú, 2!

loài thân mềm, 38 loài côn trùng và sâu bọ (Sanit Aksornkoae, A N Rao

I986)|23] Ở An Độ các nhà khoa học đã thống kê được: 53 loài cây ngậi

mặn, 47 loài tảo, 107 loài cá, 84 loài chim, 39 loài bò sát, 34 loài côn trùng vi

sâu bo, 170 loài thân mềm (A.G.Untawale, A N Rao, 1986)[23] Các côntrình nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Philippine đã thống kê được: 8:

loài cây ngập mặn, 72 loài tảo, 235 loài cá, 54 loài giáp xác, 63 loài thân mér

(A.N, Rao, 1986)[23] Ở Indonesia, khi nghiên cứu về khu hệ cá trong hệ sin

_ thái rừng ngập mặn tác giả đã ghi nhận có 32 loài cá kinh tế quan trọng, tron

Trang 8

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

đó có 2 loài Apogon margaritiphorus và Gerres macrosoma chiếm ưu thế cùng

với 56 loài giáp xác, 23 loài chân bụng (Subagjo Soemodihardjo, A N Rao,

1986)(23] 6 Australia, khi nghiên cứu về phiêu sinh thực vật trong rừng ngập

mặn, tác giả đã ghi nhận các loài tảo silic chiếm ưu thế trong thành phần loài

phiêu sinh thực vật với các loài: Skeletonema costatum, Thalassionema

nitzchioides, Asterionella japonra Chaetoceros abnormis, Coscinodisceus sp và

thống kê được 128 loài cá thuộc 43 họ (Robertson, 1992)[24]

Nhìn chung các nước đều có nhiều công trình nghiên cứu về hệ sinh thái

rừng ngập mặn trên nhiều Ïĩnh vực, do các nhà khoa học trong nước và ngoài

nước thực hiện, dưới sự giúp đỡ, hổ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế

như: UNDP, UNEP, FAO, UNESCO .

1.2.6 Viet Nam:

Ở Việt Nam, cho đến nay ngoài thẩm thực vật được nghiên cứu kĩ, còn

những nhóm sinh vật khác thì chưa được khảo sát có hệ thống (Nguyễn Hoàng Trí, 1999)[17] Đặc biệt là hệ động vật có rất ít công trình nghiên cứu và

nghiên cứu riêng lẻ (Phan Nguyên Hồng, 1991){5]

- Ở Bến Tre, PTS Phan Châu Hiển, 1999, [4] đã thống kê được: 185 loài

thực vật nổi, trong đó tảo silic Bacillariophyta chiếm 79 %, 93 loài động vật

nổi, 90 loài động vật đáy Tác giả còn cho biết vùng Bến Tre thuộc khu hệ

cá biển Đông Nam Bộ: có 96 loài cá, trong đó có 63 loài cá nước mặn, 32

loài cá nước lợ, 3 loài cá nước ngọt tác giả còn thống kê được 20 loài tảo

gồm: 12 loài tảo biển và 8 loài tảo nước ngọt.

Trang 9

Luận Văn Tốt N 2001

- Ở Xuân Thủy - Nam Hà, PTS Nguyễn Hoàng Trí, 1995, [16] đã xác định có

110 loài thực vật phù du, 104 loài động vật phù du, vai trò quan trọng của

động vật đáy trong việc phân huỷ mùn bã hữu cơ, là nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật ở các bậc dinh dưỡng cao hơn Tác giả cũng đã thống kê

được hơn 1000 loài chim nhỏ chưa phân loại được và có 6 loài chim quí hiếm

thường trú đông như: mong két (Anasfenelope), vịt mỏ thìa (A clypeata), vịtđàn vàng (A fenelope), vịt mốc (A acuta)

- Ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: khi nghiên cứu về tài nguyên sinh vật và

đa dạng sinh học rừng ngập mặn ở Ngọc Hiển, Lê Huy Bá và cộng sự đã

thống kê được: 9 loài ếch nhái, 22 loài bò sát, 41 loài chim, 21 loài thú, 27 loài

cá trong 74 loài cá được xác định ở tỉnh Ca Mau [1]

- Khi nghiên cứu vé vai trò của rừng ngập mặn đối với tài nguyên sinh

vật Phan Nguyên Hồng đã nhận định: sau khi trồng — phục hồi rừng ngập mặn

thì hệ động vật ở rừng ngập mặn huyện Cần Giờ -TPHCM ngày càng phong

phú hơn với: 115 loài động vật đáy, 45 loài cá, 3 loài ếch nhái, 8 loài bò sát,

37 loài chim, 6 loài thú (Phan Nguyên Hồng, 1996){7] và qua công trình

nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Lan (1999)[10] đã ghi nhận có khoảng 427

loài tảo tại các thủy vực thuộc huyện Cần Giờ: 36 loài động vật thân mềm _

kết quả nghiên cứu của PTS Đỗ Văn Nhượng (1996)[14]

- Ở Minh Hải qua điều tra sơ bộ vùng rừng ngập mặn có 64 loài cá (Yên,

1986), 25 loài tôm (Thương, 1990) (trích từ Phan Nguyên Hồng, 1999).[8]

Trong lĩnh vực nghiên cứu về hệ động vật tuy còn riêng lẻ, chưa có hệ

thống nhưng đã góp phần đánh giá được nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng

—=

Trang 10

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

sinh học trong vùng rừng ngập mặn Việt Nam Đây là một trong những động

lực thúc đẩy các nhà khoa hoc trong nước nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa

hệ sinh thái rừng ngập mặn với nuôi trồng hải sản, tài nguyên sinh vật và tính

đa dạng sinh học trong vùng rừng ngập mặn Từ sau phong trào phá rừng ngập

mặn làm 44m nuôi tôm rim rộ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi

trường, kinh tế, xã hộ, đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu như:

- Các công trình nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng:

+ Một số kết quả nghiên cứu tình hình diễn thế rừng ngập mặn ở các cửa

sông Cửu Long và những kiến nghị để sử dụng hợp lí môi trường rừng ngập mặn để nuôi tôm (1980).

+ Cơ sở khoa học của việc nuôi tôm xuất khẩu (1984, cùng vớiPTS.Nguyễn Hoàng Trị)

+ Rừng ngập mặn và nguồn lợi thuỷ sản (1987)

+ Đánh giá tình hình nuôi tôm quảng canh trong vùng rừng ngập mặn ven

biển Việt Nam Các hậu quả sinh thái Biện pháp cải tiến để có năng suất cao,

(1993).

+ Tài nguyên thủy hải sản Hiện trạng và hậu quả do tác động của con

người (1996).

- Tran Trọng Lưu với báo cáo: Bước đầu tìm hiểu vé mối quan hệ giữa hệ

sinh thái rừng ngập mặn với các phương thức nuôi tôm quảng canh và bán

thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long (1992).[13]

- Vũ Duy Kiểm với báo cáo tình hình nuôi trong và khai thác thuỷ sản ở

vùng ven biển có rừng ngập mặn ở tỉnh Nam Hà (1993).[9]

za

Trang 11

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

- GS.TS Đoàn Cảnh và cộng sự với báo cáo: Tác động của các hoạt động

kinh tế xã hội đối với tính đa dang sinh học ở rừng ngập mặn cửa sông ven

biển Nam Bộ (11/1993).[2]

Nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể vai trò của cây ngập

mặn trên các đầm tôm bỏ hoang.

Trang 12

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Chương II: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1 Vj trí địa lí:

Cần Giờ là một huyện ở phía Nam của TPHCM, có tổng diện tích 71.361 ha, chia ra 7 xã, rừng chia thành 24 tiểu khu Lâm Viên Can Giờ

thuộc tiểu khu 17, có diện tích 2.214 ha, nằm ở phía Tây Nam huyện

Cần Giờ, thuộc phạm vi hành chính xã Long Hòa.

- Tọa độ địa lý:

+ 106°51°45°' — 106°53°58' Kinh Đông

+ 10°23’ _ 10°27'54'' Vĩ Bắc.

- Ranh giới:

+ Phía Đông giáp tuyến đường Nhà Bè _ Sài Gòn.

+ Phía Tây giáp sông Đồng Tranh.

+ Phía Nam giáp sông Đồng Hòa.

+ Phía Bắc giáp sông Hào Võ.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 5 44m nuôi tôm bỏ hoang (đầm 6,

đầm 7, đầm 8, đầm 9, đầm 10: có diện tích 2 ha/ đầm), đầm nuôi tôm công nghiệp (diện tích 2 ha), đầm nuôi tôm bỏ hoang không trồng cây

(diện tích 4 ha) thuộc Lâm viên Cần Giờ theo sơ đồ hình 1.

5 đầm nuôi tôm bỏ hoang trước kia là đầm nuôi tôm bán công nghiệp

(1991 _ 19993), được xây dựng sau khi phá rừng ngập mặn, sau vài năm

môi trường đầm bị thoái hoá, nuôi tôm thất bại và bị bỏ hoang từ năm

1993 _ 1996 Tháng 11/1996 trên các đầm này được trồng lại một số loài cây ngập mặn kết hợp với nuôi tôm theo lối quảng canh tự nhiên.

=(Qi

Trang 13

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

- Đầm 9: Được trồng đưng (Rhizophora mucronata) & vet đen (Bruguiera

sexangula) thuộc họ Đước (Rhizophoraceae).

- Đầm 10: Được tréng dung (Rhizophora mucranata) thuộc họ Đước

(Rhizophoraceae) và cóc trắng (Lumnitzera racemora) thuộc họ Bang

(Combretaceae).

- Đầm nuôi tôm công nghiệp: không trồng cây.

- _ Đầm nuôi tôm bỏ hoang: chỉ có cd san sát (Paspalum vaginicum) thuộc ho

hòa thảo (Poaceae) và cd sam (Sesuvium portulacastrum) thuộc họ Alzcaceae

2.2 Khí hậu:

Khu vực nghiên cứu cũng mang những đặc điểm chung của khí hậu Cần

Giờ, mang tính nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa cận xích đạo với hai

mùa mưa nắng rõ rệt:

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, gió hướng Tây Nam

Mùa nắng: từ tháng 11 đến tháng 4, gió hướng Đông Nam

Các số liệu về nhiệt độ, ẩm độ, tổng lượng mưa được trình bay ở bảng 1

Trang 14

-10-Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Mùa mưa ẩm độ: 78 - 82%.

Mùa nắng ẩm độ: 78 -84%.

2.2.3 Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm đạt 1200 — 1603 mm/năm.

Lượng mưa cao nhất vào tháng 7, đạt 2889 mm/ năm.

Lượng mưa thấp nhất vào tháng 3, đạt 18 mm/năm.

Tháng 1, tháng 2 hầu như không mưa.

Lượng mưa phân bố không đều, thay đổi theo vị trí và thời gian Lượng

mưa giảm dan từ Bắc xuống Nam, tăng dan theo hướng Đông Nam _ Tây

Bắc

2.2.4 Chế độ ngập triều:

Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triểu không đều với hai lần

nước lớn, hai lần nước ròng.

Từ đầm 6 - dim 10 ngập 20 -30 cm khi triểu lên và 5 - 10 cm khi triểu

xuống.

2.2.5 Dòng chảy:

Phần lớn sông rạch khu vực Can Giờ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam với dạng uốn lượn Trong các con rạch nhỏ như khu vực Lâm viên,

dòng chảy theo hướng từ Tây sang Đông.

Hai con sông chỉ phối phần lớn chế độ thuỷ văn là sông Lòng Tàu và sôngSoài Rạp, các kênh rạch khác nước biển được đưa vào từ sông Đồng

Tranh.

Trang 15

-11-Luận Văn Tốt N - 2001

Bảng 1: Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm khu vực Cần Giờ năm 2000.

(Nguồn Trạm khí tượng thủy văn Cần Giờ)[22]

Trang 16

-12-Luan Văn Tốt Nghiệp - 2001

Hình |: Sơ đồ mô hình lâm ngư kết hợp ở Lâm Viên Cần Giờ từ đầm 6 đến dé:

Trang 17

lầ-Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Hình 2: Bản đồ Lâm Viên Cần Giờ TPHCM.

Trang 18

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Chương II: PHƯƠNG PHAP

3.1 Lập phiếu điều tra theo dõi năng suất hải sản trong các đầm nghiên cứu

và nhờ chủ hộ ghi lai năng suất sau mỗi lần thu hoạch đồng thời trực tiếp tham

gia thu hoạch.

Mẫu phiếu điều tra theo dõi năng suất hải sản như sau:

PHIẾU DIEU TRA NĂNG SUAT HAI SAN

Đầm 10Ngày theo dõi: 15/9/1999 âm lịch.

3.2 Thu mẫu hải sản (tôm, cá) sau mỗi lần thu hoạch và được xử lý bằng dung

dịch formol 10%, Các mẫu được đem so với mẫu lưu trữ trong bảo tàng Lâm

Viên Cần Giờ và Viện nghiên cứu thủy sản II để xác định loài.

3.3 Theo dõi các chỉ tiêu lý hóa của nước bằng các máy đo tại nơi nghiên cứu

% Do độ pH, nhiệt độ bằng máy HI8424, Microcomputer, pHmeter.

Đo độ mặn bằng máy HI9033, Multi_range, Conductivity Meter

TP

Trang 19

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Đo độ oxy hòa tan bằng máy HI 9145, Microprocessor, Dissolved Oxygen Meter.

3.4 Thu mẫu nước ở dim nghiên cứu và nhờ Viện Khảo sát và Quy hoạch

Thủy lợi phân tích thành phần hóa học.

3.5 Thu mẫu tảo ở dim nghiên cứu bằng vợt phiêu sinh số 74 và nhờ Viện

Sinh học Nhiệt đới định tính.

IG

Trang 20

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001 :

Chương IV: KẾT QUA VÀ BIEN LUẬN

4.1 Hiện trạng chất lượng nước trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang, có

trồng cây ngập mặn:

Theo Phan Nguyên Hồng, năm 1996[6], khi phá rừng ngập mặn để làm

đầm nuôi tôm, do chưa nhận thức được vai trò của rừng sinh thái ngập mặn

và thiếu hiểu biết về kỹ thuật như nuôi nhốt, thay nước ít, thức ăn dư thừa,

tạo điểu kiện cho tảo lam như Oscillatoriasubbrevis, O limota phát triển

mạnh Khi chúng chết, xác bị phân hủy thành thành H;S và NHụ, làm cho

nước trong đầm bị thối, lượng oxy hòa tan giảm, độ pH tăng, lượng các chất

dinh đưỡng thấp

Dam 9, đầm 10 là hai trong số mười đầm nuôi tôm bán công nghiệp (1991

- 1993), Nhưng chỉ sau vài năm, môi trường các đầm bị thoái hóa nghiêm

trọng, nuôi tôm không hiệu quả và các đầm bị bỏ hoang từ 1993-1996 Vào

tháng 11/1996, các đầm này đã được trồng lại một số loài cây ngập mặn và

kết hợp nuôi tôm theo lối quảng canh tự nhiên Hiện trạng chất lượng nước

trong đầm hiện nay qua nghiên cứu của chúng tôi như sau:

Kết quả theo dõi nhiệt độ, độ pH, độ Oxy hòa tan (DO), độ muối của đầm 9

và đầm 10 được trình bày trong bảng 2 và bảng 3

Trang 21

.{?-Iuận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Bảng 2: Biến đổi về nhiệt độ, độ pH, độ muối, DO của đầm 9

20 15

10

u

Trang 22

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Hình 3: Dé thị vé sự biến đổi nhiệt độ (°C), độ pH, độ muối (%), DO (mg/) của đầm 9 qua các tháng nghiên cứu.

ve 4Oe- an “there °

Trang 23

Iuận Văn Tốt Nghiệp - 2001

4.1.1 Nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp lên hoạt động của các

loài thủy sinh vật Theo Vũ Trung Tạng, (1994)[18], nhiệt độ thích hợp cho

thủy sinh vật vùng cửa sông ven biển nhiệt đới là 25°C _ 30°C Qua các số liệu

về nhiệt độ ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy: nhiệt độ trong đầm 9 và đầm 10chênh lệch không nhiều giữa mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa nhiệt độ từ

28°C _ 30C Mùa khô cũng cũng có giá trị tương đương Biên độ nhiệt độ này

thích hợp cho nhiều loài thủy sinh vật phát triển, nhất là đối với tôm vì nhiệt

độ ưu thích đối với tôm là 30°C (theo Frank Lhomme,1996)[3].

Khi nhiệt độ biến động nhanh, xuống thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của

tôm - dưới 18°C hay nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng - trên 35°C, sẽ ảnh

hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể và tôm sẽ chết, a

Nhiệt độ trong đầm 9, đầm 10 tương đối ổn định, độ biến thiên không

nhiều giữa hai mùa mưa nắng, thuận lợi cho đời sống của tôm và nhiều loài

thủy sinh khác trong đầm.

4.1.2 Độ pH:

Độ pH chỉ thị độ chua hoặc độ kiểm của môi trường Mỗi loài sinh vật

có khả năng thích ứng với biên độ pH khác nhau.

Chẳng hạn tôm chết khi pH< 6 hay pH >9, tôm chậm lớn khi pH có giá trị từ 9

- 11, pH tối ưu cho tôm sinh trưởng là 7,3 - 8,3 (theo Frank Lhomme, 1996){3]|.

Ngưỡng pH gây độc đối với phiêu sinh vật là 10 - 11 (theo Thanh Long

2000) 12]

Trang 24

-20-Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Số liệu về độ pH ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy độ pH trong đầm 9, đầm

10 thay đổi không nhiễu giữa hai mùa, tương đối ổn định, độ pH biến thiên từ

6,85 - 7,12, chứng tổ môi trường nước trong đầm gần như trung tính, thích hợp

cho sự sống của nhiều loài tôm và thủy sinh vật.

4.1.3 Độ muối:

Độ muối có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý và được xem

là yếu tố giới hạn đối với sự phân bố của các loài thủy sinh vật, mặc dù độ

muối không hoàn toàn là yếu tố duy nhất.

Nhiều kết quả nghiên cứu thấy rằng muối trong dịch thể thủy sinh vật

luôn ở 5”⁄4o - 8⁄4 Độ muối $°%o là mức tối thiểu chung đảm bảo cho cơ thể sống và hoạt động bình thường Ở các loài thủy sinh vật biển sức sống tăng lên

khi độ muối của môi trường lớn hơn 59⁄4 - 8⁄qo Còn thủy sinh vật nước ngọt

thì ngược lại, nhỏ hơn giá trị trên Hàm lượng muối 5'/qo - 8°%o9 được thừa nhận

là ngưỡng giới hạn trên đối với loài rộng muối nước ngọt và là giới hạn dưới

đối với loài rộng muối nước biển Những loài nước lợ thực sự sống chủ yếu

trong nước có độ muối từ 2⁄¿o 25⁄2; (Theo PGS.PTS Vũ Trung Tạng,

1994)[18}.

Các số liệu về độ muối ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy: độ muối trong đầm

9, đầm 10 dao động từ 12°%op -28,6°%oo, là biên độ muối thích hợp cho nhiều loài

sinh vật nước Ig thật sự và một số loài sinh vật biển sinh sống Hamilton và

Snedaker (1984) cho rằng 90% loài sinh vật biển sống ở vùng cửa sông rừng

ngập mặn trong suốt một hoặc nhiều giai đoạn trong chu trình sống của chúng

và mối quan hệ đó là bắt buộc

=3 <

Trang 25

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Ở mùa khô độ muối trong đầm cao từ 20, 5⁄4 -28,6°%oo Mùa mưa độ

muối giảm do sự ngọt hóa bởi nước mưa, độ muối từ 12% -18/qo Theo Phan

Nguyên Hồng, 1995, độ muối từ 15°%o -30°%oo là ngưỡng thích hợp cho nhiều

loài tôm biển và thủy sinh vật ven bờ.

4.1.4 Độ oxy hoà tan (DO):

Độ oxy hòa tan trong nước rất cần thiết để đảm bảo cho sinh vật thủy sinh sống và sinh trưởng Oxy hoà tan còn là tác nhân để oxy hóa các hợp chất

hữu cơ trong nước.

Theo Pham Văn Thưởng va Dang Đình Bạch (1999)(9][19], DO tối ưu

cho đời sống của sinh vật — nước và thực hiện các phản ứng nói trên là 4-6

mg/l.

Theo Frank Lhomme (1996)(3], DO thích hợp để nuôi tôm là trên 5mg/l Tôm chết khi néng độ oxy hòa tan thấp dưới 2mg/, kéo dài trong nhiều

giờ.

Kết quả theo dõi nổng độ oxy hòa tan ở đầm 9 và đầm 10 qua bảng 2 và

bảng 3 cho thấy DO trong đầm luôn đạt giá trị trên Smeg, giá trị này thuận lợi

cho sinh vật dưới nước phát triển, nhất là đối với tôm.

4.1.5 Những chỉ tiêu khác:

Đời sống của tôm và nhiều loài thủy sinh vật không chỉ phụ thuộc vàocác yếu tố trên (độ pH, độ muối, độ oxy hòa tan, nhiệt độ) mà còn phụ thuộcrất nhiều vào các yếu tố khác của môi trường như: hàm lượng các chất hữu cơ,

các chất độc như: Fe***, Al***, SO¿`,

Trang 26

-22-Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

Theo Phan Nguyên Hồng (1996)[6], môi trường chất lượng nước bị thoáihóa nghiêm trọng khi phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm, môi trường

này sẽ được phục hồi khi trồng lại cây ngập mặn Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành phân tích thủy lý hóa của nước ở đầm 10 - là đầm nuôi tôm bán công nghiệp, bị bỏ hoang, được trồng lại cây ngập mặn và đầm bỏ hoang chưa được trồng lại cây ngập mặn Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 4.

Bảng 4: Bảng phân tích thủy lý hóa của nước ở đầm 10, đầm bỏ hoang ở Lamviên Cần Giờ -

STT | Đặc T-N_ |T-P SO¿' |T-Fe |AI?*

Các | nt fot lan ot Đầm | 7,15 1,38 | 0,287

fe PPP Peer

Kết quả so sánh các chỉ tiêu ở hai đầm qua bang 4 cho thấy chất lượng nước

giữa hai đầm có nhiều khác biệt:

- Chỉ số EC:

Ở đầm 10 chỉ số EC chỉ đạt 3860 mS/m (tương ứng với độ mặn 23,6 vn)

thích hợp cho nhiều loài sinh vật nước lợ thực sự và nhiều loài sinh vật biển

sinh sống Trong khi đó chỉ số EC của đầm bỏ hoang cao hơn đầm 10 rất nhiều

và đạt tới 5290 mS/m (tương ứng với độ mặn 31,74°%o), độ mặn này sẽ gây

độc cho nhiều loài thủy sản nước lợ thực sự.

= 38s

Trang 27

Luận Văn Tốt Nghiệp - 2001

- Các chất gây độc (Fe, AI***, SO¿'', ): các chỉ số này đều rất thấp sovới đầm bỏ hoang Chỉ số SO, ở đầm bỏ hoang cao hơn đầm 10 rất nhiều, cho

thấy ở đầm bỏ hoang quá trình phèn hóa xảy ra mạnh hơn ở đầm 10 Đây cũng

là yếu tố bất lợi cho đời sống của nhiều loài thủy sinh vật

Như vậy, chất lượng nước ở đầm 10 - là đầm bỏ hoang có trồng lại cây ngậpmặn có chất lượng nước tốt hơn đầm bỏ hoang chưa được trồng lại cây ngập

mặn Bên cạnh đó việc thay nước hàng ngày cũng giúp đào thải các chất dinh

dưỡng dư thừa, lượng chất độc hại đáng kể ra khỏi đầm.

4.2 Da dang sinh học trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang được trồng lại cây

ngập mặn:

4.2.1 Đa dạng về thực vât nổi:

Thực vât nổi hay tảo nổi cùng với phiêu sinh động vật, động vật đáy,

vi sinh vật tạo thành chuỗi thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản Do tảo nổi

có thể dao động rất nhanh vé mật độ, thành phần loài theo sự biến động của

môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng chất hữu cơ nên tảo nổi còn

là sinh vật chỉ thị cho môi trường (theo Frank Lhomme, 1996)[3].

Kết quả phân tích thành phần loài tảo ở đầm 10, đầm nuôi tôm theo

hình thức thâm canh, đầm bỏ hoang được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5: Thành phần loài thực vật nổi trong các đầm nghiên cứu

Tên loài Đầm 10 | Đầm

= Gas

Ngày đăng: 12/01/2025, 07:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm khu vực Cần Giờ năm 2000. - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Bảng 1 Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm khu vực Cần Giờ năm 2000 (Trang 15)
Hình 2: Bản đồ Lâm Viên Cần Giờ TPHCM. - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 2 Bản đồ Lâm Viên Cần Giờ TPHCM (Trang 17)
Bảng 2: Biến đổi về nhiệt độ, độ pH, độ muối, DO của đầm 9 - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Bảng 2 Biến đổi về nhiệt độ, độ pH, độ muối, DO của đầm 9 (Trang 21)
Hình 3: Dé thị vé sự biến đổi nhiệt độ (°C), độ pH, độ muối (%), DO (mg/) của đầm 9 qua các tháng nghiên cứu. - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 3 Dé thị vé sự biến đổi nhiệt độ (°C), độ pH, độ muối (%), DO (mg/) của đầm 9 qua các tháng nghiên cứu (Trang 22)
Bảng 4: Bảng phân tích thủy lý hóa của nước ở đầm 10, đầm bỏ hoang ở Lam viên Cần Giờ - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Bảng 4 Bảng phân tích thủy lý hóa của nước ở đầm 10, đầm bỏ hoang ở Lam viên Cần Giờ (Trang 26)
Bảng 6: Thành phần các loài hải sản có trong đầm 9, đầm 10. - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Bảng 6 Thành phần các loài hải sản có trong đầm 9, đầm 10 (Trang 33)
Hình 5: Sơ đổ chuỗi thức ăn và dòng năng lượng hệ sinh thái rừng ngập - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 5 Sơ đổ chuỗi thức ăn và dòng năng lượng hệ sinh thái rừng ngập (Trang 37)
Bảng 7: Chiểu cao cây, đường kính thân, sinh khối của một số loài cây - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Bảng 7 Chiểu cao cây, đường kính thân, sinh khối của một số loài cây (Trang 38)
Bảng 8: Năng suất lượng rơi hàng tháng ở đầm 9, đầm 10. - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Bảng 8 Năng suất lượng rơi hàng tháng ở đầm 9, đầm 10 (Trang 39)
Bảng 10: Thành phần hóa học của một số cây ngập mặn trồng ở đầm 9, đầm 10. (Ngày lấy mẫu: 11/3/2001). - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Bảng 10 Thành phần hóa học của một số cây ngập mặn trồng ở đầm 9, đầm 10. (Ngày lấy mẫu: 11/3/2001) (Trang 40)
Hình 6: biểu đổ so sánh năng suất tôm thu hoạch trung bình hàng tháng. - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 6 biểu đổ so sánh năng suất tôm thu hoạch trung bình hàng tháng (Trang 41)
Hình 7: biểu 46 so sánh năng suất tôm thu hoạch trung bình giữa các đầm. - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 7 biểu 46 so sánh năng suất tôm thu hoạch trung bình giữa các đầm (Trang 42)
Hình 10: Tôm thẻ (Penacus indicusde Man) ở đầm tôm Lâm Viên Cần Giờ - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 10 Tôm thẻ (Penacus indicusde Man) ở đầm tôm Lâm Viên Cần Giờ (Trang 50)
Hình 13: Cá bống cát trắng ( Glossogobius sparsipapillus) 6 đầm tôm - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 13 Cá bống cát trắng ( Glossogobius sparsipapillus) 6 đầm tôm (Trang 51)
Hình 14: Cá bống sao (Boleophthalmus boddati (Pallas)) 8 dam tôm - Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Bước đầu nghiên cứu tác dụng của việc trồng cây ngập mặn trên các đầm tôm bỏ hoang ở Lâm Viên Cần Giờ TPHCM đến năng suất hải sản
Hình 14 Cá bống sao (Boleophthalmus boddati (Pallas)) 8 dam tôm (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN