Bhutta và cộng sự 2022 đã có nghiên cứu tổng hợp về cơ chế tài trợ đối với các dự án về môi trường dưới góc nhìn về tác động của trái phiếu xanh và chi ra rằng trái phiếu xanh là một tro
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KINH TE CHÍNH TRI
KHOA LUAN TOT NGHIEP 2023
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hương Lan Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bảo Long
Lớp : QH2019E KTCT CLC6
Hệ đào tạo : Chất lượng cao
Trang 2DANH MỤC TU VIET TAT
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
Hiệp hội Thị trường Vốn quốc tế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài khoá luận được nghiên cứu một cách độc lập va do bảnthân tự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách nghiêm túc , khách quan phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam dưới sự hướng dan của giảng viên.
Sinh viên
Nguyễn Bảo Long
Trang 4LOI CAM ON
Trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận về “Phát triển trái phiếu xanh tại Tập
đoàn Vingroup”, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ tir thầy cô và bạn bè Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Hương Lan là giảng viên
hướng dẫn đã giúp đỡ và chỉ bảo em rất tận tình cũng như tạo điều kiện và địnhhướng khoa học cho em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TU VIET TẮTT - 2-2-2 9EE£2EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkrrkrerkrree 2
LOT CAM DOAN 0 (443 3
LOT CAM ON 0 4
MUC LUC 22-1 5DANH MỤC BANG Wooo ccccscsssssssssssssssessessessssscssesssssssscssssusssssusssssessessessussessesscaeesesaes 9
DANH MỤC HINH o.0.o cccceccsscccccscssscsscssesecssessessesssssesscssssssssesscsueassssesussessesassssseeaees 10
J:7 900/967 VÀNDI :.: A.:: 11
1.Tính cấp thiết của đề tai cececccccccccccsccssesssessesseessessecsesssessessesssessesseesseeses 11
2 Mục tiêu va nhiệm vụ nghiên Cu 0 eee ceeeeeecesececeeeceeeeaeeeseeeeeseeseeees 12
2.1 Mục tiêu HgÏÏÊH CỨTH - 5 5 + kh nước 12 2.2 (J2 08.84, 16 na 12
3 Câu hỏi nghiên €Ứu - - - G1 v1.1 ng TH TH ng ng 13
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - 2-2 2 2+S++E+EzEzEzrerrerreee 13
4.1 Đối tượng HghÊH CỨIH 5-5-5 SE EEE E2 2121121121121 re, 13
4.2 Phạm vi HghiÏÊH CỨ H HHHnHnHkkt 13
5 Tong quan tài liệu nghiên cứu 2-2 5 +2 £+£++££E++E+zxzxezrerreee 14
6 Cấu trúc của khóa luận - 2-2 s£++z+EE£EEE2EESEEEEEEEEEEEE21121 21.1 re 18
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE TRAI PHIEU XANH
VA PHAT TRIEN TRÁI PHIẾU XANH CUA DOANH NGHIỆP 19
1.1.1 Khái niệm về trái phiẾu xanÌh 2-2 ©5<+SecctecEsrerkerrerkeree 19
1.1.2 Đặc điểm của trái phidu xanhh - 2-5252 5t+EcEcErEerrrrrerreee 20
1.1.3 Phân loại trái phiếu NAIM Na 21
Trang 61.1.4 Vai trò của trái phiỄu XaHh 55c ©5scSceccxceEkierkrsrkrsrrrrerrves 22
1.1.5 Nguyên tắc phát hành trái phiéu xanhh - 2-55 5cccccccccccceei 221.2 Phát triển trái phiếu xanh - 2-2 2S £EE#EE#E2EEEEEEEEEEEEkrkrrrerree 24
1.2.1 Khái niệm về phát triển trái phiỄu xanủh -©22- 5 5cccccccccea 24
1.2.2 Nội dung phát triển trái phiẾu XANN 2-52 e5e+ccctscscceei 26
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển của trái phiếu xanh của doanh
1.2.4 Các nhân té tac động đến sự phát triển của trái phiễu xanh của1.7/1/8/74/117/ 8 0000nẺ88 28
1.3 Kinh nghiệm về phát hành trái phiếu xanh của các doanh nghiệp trên
thé gidi VA Vist NAM NnnáaaAOO- 32
1.3.1 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thé giới - - 32
1.3.2 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nưm -«S- 351.3.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển trái phiếu xanh doi với Tập đoàn
77441/7/PEP 4 36
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU -ccc:-c5csccccet 38
2.1 Quy trình nghiên CU - - G25 2 3333213 EEErrirrrrrrrrrrrrrkrrke 38
2.2 Phương pháp thu thập thông tim - ecceceeeneceeeeeeeseeneeeseeseenes 38
2.3 Phương pháp xử ly thông tỉn - 5 SĂ 2S + srrirerreirerrrrrrrke 39
2.4 Các phương pháp nghiên cứu cụ thỂ 2-2 2+5<+s++xczzczxzsecreee 39
2.4.1 Phương pháp phân tích, tong hiợp ©25-55c5ccccxcccxcsrsesree 39
Trang 73.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỄn - 2-2 ©5s+cseccxeerxesrxesrxesree 41
3.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yÊu 52-5c5ecccecctcrecrrcrreres 43
3.1.3 Khái quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh 48
3.2 Khái quát về thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam 59
3.2.1 Giai Cogn 2OTO-2018 0n6n e.ee.e 60
K1 60) 5/0 nnốố.ốẦố.Ốố.ố Ắ 60
SN .86 6/210 10.n 61
3.3 Thực trạng phát hành trái phiếu xanh tại Tập đoàn Vingroup 62
3.3.1 Giai đoạn 2()19-22()2() St St TH Tnhh nh 62 3.3.2 CT1 .85//2 7 //n.Ầ.ẦẦẮẦỐẦẮ 63
3.4 Nhận xét về thực trạng phát hành trái phiếu xanh của Tập đoàn VANGTOUP 0 66
B.A (C 7.1.1 nnnnn gu 66
3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhâH 55 2552ccccxcrxsrkrsrkesree 67 3.4.2.1 Hạn chế o seecccsssseessssssseeeeessneecesssneecesssnneeessssnnecsssnneeesssnneseessnnesees 67 3.4.2.2, NGUYEN DAN 1 68
CHUONG 4: GIAI PHAP VA KIEN NGHI NHAM HOAN THIEN PHAT HANH TRÁI PHIEU XANH TAI TAP DOAN VINGROUP 70
4.1 Cơ hội va thách thức đối với phát hành trái phiếu xanh ở Việt Nam 70
5078e7 nh 70
4.1.2 Thách: tHiức - 5-5: 5s St SE S2 E2 2x22 E21 22121.221.111 erree 71 4.2 Định hướng phát triển của Tập đoàn Vingroup - 2-2-5: 72 4.3 Một số giải pháp phát hành trái phiếu xanh tại Tập đoàn Vingroup 74
4.4 Một số kiến nghị, 2-2-5 CS E E12 1021121127121 211 1121121111 1c 76
Trang 84.4.1 Kiến nghị với Chính ph:ủ -.-© 2-52 SSEeEeEEEEEEEEeEEEEEErkerkrrrrervee 76
4.4.2 Doi với Bộ Tài chính và Uy ban Chứng khoán Nhà nước 774.4.3 Đối với các doanh NQNEBDP ccccceccccsessesssessssssessessesssessesssessessesssessesseesseess 78
4.4.4 Đối với ngân hàng thương Huại 5c Sscctccccctertrrrrerkerrrerrree 78
4.4.5 Đối với các địa PAWONG 5c 5c St E121 1 errreg 79
4800.007775 -.a Ỏ 80
TÀI LIEU THAM KHAO 2-2-5 SE SS9SE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrrrrree 82
Nhận xét của giảng viên Gà HH HH HH HH như 84
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 3.1 Tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 — 2022 - 48
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 - 2022 49Bảng 3.3 Nợ phải trả của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 - 2022 - 52Bảng 3.4 Các chỉ số tài chính chủ yếu của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 -
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Các lĩnh vực hoạt động chính - 5c 3c E SE EEESEEsrseirrrrrrrrreree 43Hình 3.2 Tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 - 2022 - 48
Hình 3.3 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn Vingroup giai
§n02002072211717577 50Hình 3.4 Lợi nhuận sau thuế TNDN của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 - 2022 51Hình 3.5 Cơ cấu nợ phải trả của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 - 2022 52Hình 3.6 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (lần) của Tập đoàn Vingroup giai
s(0:020E.09207220177577 56Hình 3.7 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn (lần) của Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2018 -
"U20 -^:).^Ả 57Hình 3.8 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (vòng) của Tập đoàn Vingroup giai đoạn
Trang 11PHAN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức to lớn đối với sự phát triểnkinh tế và xã hội thế giới trong những năm gần đây Tại Việt Nam, hậu quả của biếnđổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn hay nước biển dâng đã ảnh hưởng
sâu sắc tới nền kinh tế quốc gia nói chung và đời sống người dân nói riêng Dé đạtmục tiêu giảm tác động của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế xã hội, theo chiến lược
Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướngchính phủ ký và phê duyệt với mục tiêu xanh hoá các ngành kinh tế, các sản phẩmtài chính xanh trong đó phải kể tới trái phiếu xanh Phát hành trái phiếu xanh đượcxem là một công cụ tải chính an toàn, thu hút nhiều nguồn đầu tư, giảm thiểu tác hạicủa biến đổi khí hậu và phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững củaquốc gia và doanh nghiệp Bên cạnh đó, các bộ ban ngành có liên quan cũng đề ranhiều văn bản khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu xanh đối với các doanhnghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu xanh vẫn còn hạn chế tại Việt Nam bởi
rất ít các địa phương và doanh nghiệp có thể thực hiện Tập đoàn Vingroup là mộttrong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nổi tiếng với kinh doanh đa ngành (batđộng sản, xây dựng, du lịch, y tế, giáo dục và sản xuất 6 tô, xe máy điện ) có trụ
sở không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới Phát hành thànhcông trái phiếu xanh là cơ hội lớn cho Vingroup nâng cao giá trị thương hiệu, thuhút vốn đầu tư và tạo cơ hội phát triển trên thị trường cạnh tranh hiện nay qua việc
hỗ trợ các chính sách, khung pháp lý, cũng như công bố các báo cáo tài chính, báocáo thường niên về phát triển xanh và bền vững
Trước đó, tháng 9 năm 2022, Công ty cô phần Vinpearl - công ty thành viêncủa Vingroup đã phát hành thành công hơn 400 triệu Đô la trái phiếu xanh có quyềntrọn đầu tiên trên thé giới (Forbes Việt Nam) Đến tháng 12 năm 2022, Vinfast lại
tiếp tục huy động được 400 triệu Đô la trái phiếu xanh quốc tế, nâng tong giá trị
Trang 12phát hành trái phiếu xanh của Vingroup chiếm phần lớn thị phần Việt Nam Đây làmột dau mốc quan trọng của Vingroup trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bềnvững, góp phần giảm biến đổi khí hậu cho các dự án tiết kiệm năng lượng, bảo vệmôi trường Bên cạnh những thuận lợi trên, Vingroup cũng gặp phải một vài khókhăn đối với các nguồn vốn huy động và các chính sách ưu đãi của nhà nước hay sựhạn chế trong công tác truyền thông các dự án xanh và những tranh cãi về chấtlượng sản phâm cũng như sự đón nhận của người tiêu dùng tại Việt Nam và quốc tế.Chính vì thế, cần có những giải pháp và khuyến nghị phù hợp với thực trạng pháthành trái phiếu xanh tại Vingroup cũng như bài học kinh nghiệm cho các doanhnghiệp khác trong tương lai Vì vậy, việc thúc đây phát triển thị trường trái phiếuxanh là vô cùng cấp thiết, đó là lý do nghiên cứu “Phat hành trái phiếu xanh tạiTập đoàn Vingroup” là chủ đề mà em lựa chọn dé thực hiện khóa luận tốt nghiệpcủa mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá về thực trang và triển vọng phát triển thịtrường trái phiếu xanh tại Việt Nam nói chung và Tập đoàn Vingroup nói riêng.Qua đó, đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp cho doanh nghiệp để pháttriển trái phiếu xanh trong tương lai cũng như hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đểphát triển thị trường trái phiếu xanh còn mới mẻ của Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát một số cơ sở lý luận về trái phiếu xanh và phát triển trái
phiếu xanh.
Thứ hai, tham khảo kinh nghiệm phát triển trái phiếu xanh trên thế giới,nghiên cứu đưa ra những kinh nghiệm cho việc phát hành trái phiếu xanh tại Tậpđoàn Vingroup và các doanh nghiệp lớn khác tại Việt Nam trong khuôn khổ đạtđược mục tiêu phát triển bền vững
Trang 13Thứ ba, tìm hiểu thực trạng và chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế vànguyên nhân của hạn chế trong phát triển trái phiếu xanh của Tập đoàn Vingroupthời gian qua.
Cuối cùng, đề xuất giải pháp hoàn thiện phát triển trái phiếu xanh của Tậpđoàn Vingroup nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung Đồng thời, đềxuất một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ nhằm hoàn thiện thị trường trái phiếuxanh của Việt Nam thời gian tới.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu trả lời 3 câu hỏi sau:
Thứ nhất, các hình thức phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam là gì?
Thứ hai, thực trạng phát triển trái phiếu xanh tại Tập đoàn Vingroup thời gian quanhư thế nào?
Thứ ba, cần có những kiến nghị và giải pháp gì giúp phát triển thị trường trái phiếuxanh tại Việt Nam nói chung và Tập doan Vingroup nói riêng?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào trái phiếu xanh và phát triển trái phiếu xanh củadoanh nghiệp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại Việt Nam và Tập đoàn Vingroup.
- Về thời gian: Từ 2014 đến nay, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạchhành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2023, trong đó có trái phiếuxanh.
- Về nội dung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển trái phiếu xanh tại ViệtNam nói chung và Tập đoàn Vingroup nói riêng Từ đó đưa ra những kiến nghị và
Trang 14giải pháp phù hợp, góp phần thúc day phát triển thị trường trái phiếu xanh choVingroup và các doanh nghiệp tại Việt Nam.
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
5.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu của nước ngoài
Nghiên cứu về trái phiếu xanh là một trong những đề tài quan trọng và thu
hút các nhà nghiên cứu Tại Trung Quốc, Wang và cộng sự (2020) đã có bài nghiên
cứu nhận định về thị trường trái phiếu xanh tại Trung Quốc và đưa ra kết luận rằngtrái phiếu xanh được định giá cao hơn trái phiếu phé thông, việc phát hành trái
phiếu xanh có tác động tích cực tới giá cổ phiếu và gia tăng giá trị doanh nghiệp
Theo Nasir và cộng sự (2021), đã giải thích cách thức hoạt động của tráiphiếu xanh và các tiêu chuẩn đối với các dự án được tài trợ bởi trái phiêu xanh Bàibáo đã trình bày một số ví dụ về các dự án được tải trợ bởi trái phiếu xanh, bao gồmcác dự án về năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, vận chuyền công cộng và bảo tồnđộng thực vật Qua đó, đánh giá vai trò của trải phiếu xanh trong việc đạt được cácMục tiêu Phát triển Bén vững và đề xuất các giải pháp dé tăng cường sự phát triểncủa thị trường trái phiếu xanh
Flammer (2021) đã có nghiên cứu về trái phiếu xanh của doanh nghiệp vàphát hiện ra rằng các nhà đầu tư có phản ứng tích cực với doanh nghiệp phát hànhtrái phiếu xanh và nhấn mạnh việc cải thiện hoạt động môi trường của các tô chứcphát hành có thé góp phan tích cực đối với hoạt động phát hành trái phiếu xanh củadoanh nghiệp trong tương lai.
Tại Mỹ, Baker và cộng sự (2021) xem xét về định giá và quyền sở hữu tráiphiếu xanh Kết quả chỉ ra phát hành trái phiếu xanh có nhiều điểm khác nhau vớitrái phiếu thông thường với mức giá cao hơn, lợi suất thấp hơn Đầu tư trái phiếuxanh hầu như không có rủi ro và có mức nắm giữ cao hơn trái phiếu thông thường.Quyền sở hữu trái phiếu xanh tập trung hơn, với một nhóm nhỏ các nhà đầu tư cóliên quan nắm giữ chúng với tỷ trọng cao hơn, đặc biệt khi mệnh giá trái phiếu thấphoặc khi trái phiếu có rủi ro tín dụng thấp hơn
Trang 15Banga (2018) đã xem xét tiềm năng của trái phiếu xanh đối với việc huy
động nguồn vốn tài chính tại các nước dang phát triển Kết qua chỉ ra phát hành trái
phiếu xanh giúp các nhà đầu tư nhận thức được về tác động của biến đổi khí hậu đốivới nền kinh tế tài chính và phát hiện ra sự ràng buộc về thé chế chính sách là ràocản lớn cho việc phát hành trái phiếu xanh tại những quốc gia này
Bhutta và cộng sự (2022) đã có nghiên cứu tổng hợp về cơ chế tài trợ đối với
các dự án về môi trường dưới góc nhìn về tác động của trái phiếu xanh và chi ra
rằng trái phiếu xanh là một trong những công cu tài chính hữu ich dé tài trợ cho các
dự án xanh cũng như nhấn mạnh rang tác động của môi trường pháp lý, đặc điểm tổchức phát hành có thé ảnh hưởng tới sự phát triển của trái phiếu xanh
Tại châu Âu, Cicchiello và cộng sự (2022) đã xem xét các nhân tô ảnh huởngđến việc phát hành trái phiếu xanh của doanh nghiệp và chỉ ra rằng đặc điểm quảntrị công ty và tổ chức phát hành như tỉ lệ nợ, quyết định của hội đồng quản trị có thétác động tới việc phát hành trái phiếu xanh
Lee và cộng sự (2023) chỉ ra việc liệu chính sách trái phiếu xanh có kích
thích đổi mới xanh và không gian xanh hay không, từ đó giúp đạt được mức phát
thải ròng bằng không Kết quả chỉ ra rằng chính sách trái phiếu xanh trực tiếp thúcđây đổi mới xanh và không gian xanh ở các loại đô thị khác nhau, nhưng chỉkhuyến khích không gian xanh ở các thành phố có quy mô kinh tế trung bình và cao
và độ mở, góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập khả dụng
Tại Hàn Quốc, Lee và cộng sự (2021) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa trái
phiếu xanh với đôi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiêncứu đã chỉ ra những doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh có xu hướng đầu tưcông nghệ và đổi mới sáng tao trong hoạt động quản trị hơn so với những công ty
khác.
Ngoài ra, Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Hồng Minh (2020) đã đánh giá vềtrái phiếu xanh và ngân hàng xanh tại Đức, theo đó chính phủ Đức đóng vai tròquan trọng trong công cuộc thúc đây tài chính xanh tại quốc gia này và bài học kinh
Trang 16nghiệm cho Việt Nam bởi chính phủ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư chính là thenchốt cho việc phát triển hệ thống tài chính xanh.
5.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Minh Huệ (2020), trái phiếu xanh vẫn là một công cụ tàichính mới nổi và vẫn đang trong quá trình phát triển, việc nhận thức về tài chínhxanh cùng các công cụ hỗ trợ phát triển tài chính xanh như trái phiếu xanh vẫn cầnđược nâng cao Qua đó, đề xuất những chính sách phù hợp để đạt được được mụctiêu phát triển bền vững qua thị trường trái phiếu xanh trong tương lai
Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2020) đã đánh giá những lợi ích và các vấn
đề rủi ro đi kèm khi phát hành trái phiếu xanh, từ đó, tác giả đưa ra những khuyến
nghị phù hợp đề vận hành hiệu quả trái phiếu xanh bởi một khuôn khổ pháp lý và lộ
trình phát triển rõ ràng cũng như nâng cao nhận thức của nhà đầu tư trên thị trường
này.
Vũ Thị Loan (2020) đã có nghiên cứu về định giá trái phiếu xanh và chỉ ra
rằng trái phiếu xanh đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư khi so sánh với trái phiếu
truyền thống ngay cả khi nó có một mức giá nổi trội Việc gia tăng sự phát triển thị
trường trái phiếu xanh sẽ là xu hướng phát triển tương lai của thị trường tài chính
mỗi quốc gia.
Ở khía cạnh pháp lý, Nguyễn Phương Thảo (2020) đã có bài nghiên cứuđánh giá thực trạng khung pháp lý trái phiếu xanh tại Việt Nam và chỉ ra rằng, cácchính sách của nhà nước chưa thật sự đủ mạnh và rõ rang dé các doanh nghiệp có
cơ hội tham gia vào thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam Bên cạnh đó, các
Trang 17doanh nghiệp đặc biệt là ngân hàng cần tích cực tham gia trong việc phát hành tráiphiếu xanh dé nâng cao sự tin cậy từ phía các nhà đầu tư cũng như giảm thiểu rủi rohoạt động.
Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2021) cũng có bài báo nghiên cứu về pháttriển trái phiếu xanh tại Việt Nam, tập trung vào cơ hội và thách thức trong việcphát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam Tác giả giải thích cách thức hoạtđộng của trải phiếu xanh và các tiêu chuẩn đối với các dự án được tài trợ bởi tráiphiếu xanh tại Việt Nam và đưa ra một số ví dụ về các dự án được tài trợ bởi tráiphiếu xanh tại Việt Nam, bao gồm các dự án về năng lượng tai tạo, xử lý nước thai,xây dựng nhà ở xanh và vận chuyển công cộng, qua đó đề xuất các giải pháp đểtăng cường sự phát triển của thị trường này
Thu Ngan Nguyen (2021) đã phân tích ưu điểm và nhược điểm của ViệtNam khi phát triển hệ thống trái phiếu xanh và chỉ ra đây là một kênh huy động vốndài hạn cho các nhà đầu tư, cùng với đó nhấn mạnh rằng hạn chế về chính sách
pháp lý cũng như chính sách truyền thông đang gây khó khăn cho việc phát triển
của thị trường trái phiếu xanh Việt Nam
Bên cạnh đó, Trịnh Thị Phan Lan (2020) đã nghiên cứu về đầu tư xanh vànhắn mạnh rang dau tư phải đi liền với trách nhiệm và chi ra rằng nhà nước có vaitrò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách thuế, phí khuyến khích đầu tư xanh
trên cơ sở phát triển trái phiếu xanh, chứng chỉ quỹ xanh cho mục tiêu phát triển kinh tế tài chính một cách bền vững.
5.3 Khoảng trồng nghiên cứu
Các nghiên cứu về trái phiếu xanh trước đó hầu hết chỉ đánh giá thực trạng vĩ
mô chung của thị trường trái phiếu xanh và đưa ra những khuyến nghị ở mức độ nhànước và các cấp quản lý mà chưa chỉ rõ thực trạng và xu hướng phát triển đối với
các doanh nghiệp nói riêng Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra thực trạng phát
triển trái phiếu xanh tại Tập đoàn Vingroup và đề xuất những khuyến nghị phù hợpvới thực trạng phát triển của doanh nghiệp Đây là đề tài nghiên cứu mới Tuy
Trang 18nhiên, những tài liệu về đánh giá trái phiếu xanh tại doanh nghiệp tại Việt Nam vẫncon hạn chê và can phải có thêm nhiêu nghiên cứu bồ sung thêm trong tương lai.
6 Cầu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về trái phiếu xanh và phát triển trái phiếu xanh
của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển trái phiếu xanh tại Tập đoàn Vingroup
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phát triển trái phiếu xanh tạiTap đoàn Vingroup
Trang 19CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE TRÁI PHIẾU XANH
VÀ PHAT TRIEN TRÁI PHIẾU XANH CUA DOANH NGHIỆP
1.1 Trái phiếu xanh
1.1.1 Khái niệm về trái phiếu xanh
Theo Bộ nguyên tắc Green Bond Principles bởi Hiệp hội Thị trường Vốnquốc tế (ICMA), 2015: Trái phiếu xanh là một công cụ tài chính mà số tiền thu
được từ việc phát hành sẽ dùng dé tài trợ độc quyền cho việc tài trợ hoặc tái tài trợcho các Dự án xanh với mục tiêu phát triển bền vững
Theo World Bank, 2015: Trái phiếu xanh là chứng khoán nợ phát hành đểhuy động vốn, đặc biệt là dé hỗ trợ những dự án liên quan đến biến đổi khí hậu vamôi trường.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì chưa có khái niệm
rõ ràng về trái phiếu xanh nhưng có thể hiểu trái phiếu xanh là công cụ tài chính cóthu nhập có định dé huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua thị trường vốn nợ Sốtiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh sẽ được công khai minh bạch và dànhriêng để cấp vốn hoặc tái cấp vốn cho các dự án, tài sản và hoạt động kinh doanh
xanh với lợi ích môi trường.
Theo Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp Quốc
(UNESCO), trái phiếu xanh là các trái phiếu được phát hành dé huy động vốn chocác dự án trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học có tác động tích cực đến
môi trường và xã hội.
Theo Số tay “Hướng dẫn phát hành cho trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái
phiếu bền vững” của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, 2021: Trái phiếu xanh là một
loại trái phiếu thông thường với hai đặc điểm đó là nguồn vốn thu được từ việc pháthành trái phiếu sẽ được cấp riêng cho các dự vì lợi ích môi trường và các nguồn thuđược từ việc phát hành trái phiếu sẽ được tổ chức phát hành công khai, minh bach
TỐ ràng.
Trang 20Tại Việt Nam, theo Điều 150, Luật Bảo vệ môi trường, 2020: Trái phiếuxanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hànhtheo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệmôi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường.
Nhìn chung, trái phiếu xanh được hiểu là một công cụ nợ tương tự với tráiphiếu truyền thống Tuy nhiên, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu xanh sẽ
được dùng đầu tư cho các dự án liên quan đến khí hậu, bảo vệ môi trường và phát
triên bên vững hay chính là các dự án xanh.
1.1.2 Đặc điểm của trái phiếu xanh
Tương tự với trái phiếu truyền thống, trái phiếu xanh cũng là một công cụ nợ
có hoặc không có lãi suất được huy động trên thị trường vốn Té chức phát hành traiphiếu xanh nhằm mục tiêu huy động một lượng vốn với thời gian cố định và thựchiện trả gốc và trả lãi định kỳ cho các nhà đầu tư trong khoảng thời gian huy động,với mục đích đầu tư cho các dự án xanh Tuy nhiên, trái phiếu xanh vẫn có những
đặc điểm riêng biệt, bao gồm:
Thứ nhất, về chủ thé phát hành: Các tổ chức có thé phát hành trái phiếu xanhbao gồm chính phủ, chính quyền địa phương, ngân hàng và các doanh nghiệp cónhu cầu huy động von cho các dự án về biến đổi khí hậu
Thứ hai, về mục đích phát hành: Việc phát hành trái phiếu xanh chỉ được sử
dụng cho mục đích đầu tư vào các dự án xanh, hay nói cách khác, là những dự ánliên quan đến giảm thiêu biến đổi khí hậu, vì lợi ích về môi trường (World Bank,2015; ICMA, 2015)
Thứ ba, về mục đích sử dụng: Nguồn vốn thu được từ việc phát hành tráiphiếu xanh đều phải được công khai, minh bạch một cách rõ ràng trong quá trình sử
dụng Ngoài ra, các khoản vốn sẽ phục vụ cho các dự án xanh, hoạt động xanh dựa
trên mục đích môi trường, xã hội, quản trị và phát triển bền vững
Thứ tư, về điều khoản, điều kiện phát hành: Trái phiếu xanh được phát hành
đê phục vụ cho các dự án xanh, những dự án cho lợi nhuận thâp nên điêu khoản có
Trang 21sự khác biệt hơn với trái phiếu thông thường, một số dự án có thể có rủi ro nên có
sự đặc biệt về cơ chế trả nợ, truy đòi hoặc miễn truy đòi từ tô chức phát hành
Thứ năm, về việc thanh tra, giám sát: Nhìn chung, phát hành trái phiếu xanhluôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ Nguồn vốn huy động được từ pháthành trái phiếu xanh sẽ được bên thứ ba giám sát, quản lý và xác minh để đảm bảotính khách quan và chính xác, thông thường sẽ được thực hiện bởi Ban Tiêu chuẩnTrái phiếu khí hậu (Climate Bond Standard Board)
1.1.3 Phân loại trái phiếu xanh
Theo Bộ nguyên tắc Green Bond Principles bởi Hiệp hội Thị trường Vốn
quốc tế (ICMA), 2018, theo sự phát triển của thị trường, trái phiếu xanh được phân
theo bốn loại hình sản phẩm:
Thứ nhất, trái phiếu xanh tiêu chuẩn: nghĩa vụ nợ tiêu chuẩn không có đảm
bảo, trên cơ sở có thể bị truy đòi của tổ chức phát hành, tuân thủ theo các tiêu chí
của Nguyên tắc Trái phiếu xanh
Thứ hai, trải phiếu xanh dựa trên tiêu chí doanh thu: nghĩa vụ nợ không truyđòi của tô chức phát hành phát hành phù hợp với Nguyên tắc Trái phiếu xanh trong
đó rủi ro tín dụng trong trái phiếu là các dòng tiền cam kết của các dòng doanh thu,phi, thuế, , và việc sử dụng số tiền thu được sẽ được chuyên đến Dự án Xanh liên
quan hoặc không liên quan.
Thứ ba, trái phiếu dự án xanh: trái phiếu dự án cho một hoặc nhiều Dự ánXanh mà nhà đầu tư trực tiếp chịu rủi ro của dự án, có thể hoặc không có khả năngtruy đòi cho tổ chức phát hành và điều đó phù hop với Nguyên tắc Trái phiếu xanh
Thứ tư, trái phiếu xanh có đảm bảo: một trái phiếu có bảo đảm mà số tiềnròng thu được sẽ được dùng riêng để cấp vốn hoặc tái cấp vốn bao gồm trái phiếu
xanh được đảm bảo băng tài sản thế chấp và các sản phẩm khác theo tiêu chuẩn phù
hợp với Nguyên tắc Trái phiếu xanh
Trang 221.1.4 Vai trò của trái phiếu xanh
Theo những nghiên cứu trước đó, việc thúc đây thị trường trái phiếu xanh
mang tới lợi ích cho doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư và môi trường.
Đối với tổ chức phát hành, trái phiếu xanh góp phần đa dạng hóa danh mụcchứng khoán đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư quan tâm tới các dự án bảo vệmôi trường, ESG và phát triển bền vững Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếuxanh giúp các doanh nghiệp gia tăng sự tín nhiệm đối với các nhà đầu tư, từ đó, thuhút được tài trợ lớn góp phần thúc đây hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với nhà đầu tư, đầu tư vào trái phiếu xanh giúp các nhà đầu tư nhận thức
rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo môi trường bởi số tiền thu được từ các đợt phát
hành sẽ hoàn toàn được sử dụng cho các dự án xanh Trái phiếu xanh còn thê hiệntính minh bạch cao trong quá trình sử dụng nguồn vốn thu được từ các đợt pháthành, góp phần nâng cao uy tín, vai trò của trái phiếu xanh đối với các nhà tư vàcũng góp phần thu hút các nhà đầu tư quan tâm tới các dự án bảo vệ môi trường vàbiến đổi khí hậu Nhà dau tư có thé bao gồm các cá nhân, tổ chức, công ty và cácquỹ đầu tư
Đối với môi trường và xã hội, việc phát hành trái phiếu xanh đóng vai tròquan trọng đối với việc nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường Ngoài ra,phát hành trái phiếu xanh là một kênh huy động vốn lớn cho tô chức phát hành, dé
tập trung đầu tư vào công nghệ xanh, thúc đây giảm thiểu biến đổi khí hậu, có lợi
cho môi trường, góp phần xây dựng một nền kinh tế xanh, sạch và , đáp ứng yêucầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), hướng tới mục tiêu phát triển tài chínhbên vững.
1.1.5 Nguyên tắc phát hành trái phiếu xanh
Theo Bộ nguyên tắc Green Bond Principles bởi Hiệp hội Thị trường Vốnquốc tế (ICMA), 2015, phát hành trái phiếu xanh dựa trên 4 nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, sử dụng nguồn vốn thu được từ các đợt phát hành: Mục đích sử dụng SỐtiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu xanh sẽ phải được các tổ chức công
Trang 23khai trước khi phát hành trái phiếu xanh Các dự án sử dụng vốn phải được thông
báo rõ ràng về những lợi ích về môi trường và phải được sự kiểm duyệt, đánh giá từ
bên thứ ba đảm bảo uy tin Các dự án đầu tư có thé là các dự án liên quan đến nănglượng, cơ sở hạ tầng, giao thông, quản lý nước, quản lý chất thải, ô nhiễm, dự án vềđất đai, về công nghiệp, thương mại sử dụng nhiều năng lượng, hoặc công nghệthông tin và truyền thông
Thứ hai, quy trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư: Tổ chức phát hành phải
có trách nhiệm thông tin rõ ràng tới các nhà đầu tư về dự án xanh dựa trên các mụctiêu phát triển môi trường bền vững, các quyết định về quy trình của du án phù hợp
và các tiêu chí hợp lệ khác khi triển khai dự án
Thứ ba, quản lý nguồn vốn thu được từ các đợt phát hành:Nguồn vốn thu
được từ phát hành trái phiếu xanh, phải được ghi có vào một tai khoản phụ, chuyên
sang một danh mục phụ hoặc được tổ chức phát hành theo dõi một cách thích hợp,
và được chứng thực bởi tổ chức phát hành trong một quy trình nội bộ chính thức
liên quan đến hoạt động cho vay và đầu tư cho các dự án của tô chức phát hành Các
khoản được giải ngân phải được công khai minh bạch tới khách hàng ké cả nhữngkhoản tiền chưa được đầu tư
Thứ tư, báo cáo: Tổ chức phát hành có trách nhiệm cung cấp và lưu giữthông tin cập nhật sẵn sàng công bố về việc sử dụng nguồn vốn thu được từ pháthành trái phiếu sẽ được gia hạn hàng năm, hàng quý cho đến khi phân bổ xong, và
kịp thời trong trường hợp có diễn biến quan trọng Tính minh bạch có giá trị đặc
biệt trong việc truyền đạt tác động dự kiến của các dự án Đối với các chỉ tiêu định
lượng, tổ chức phát hành cần có công bố về phương pháp luận dùng để đánh giámột cách rõ ràng.
Theo Tiêu chuẩn Trái phiếu xanh ASEAN, 2017, đã ban hành các tiêu chuẩntrái phiếu xanh dựa trên các nguyên tắc quốc tế, bao gồm:
Một là, tiêu chuẩn hợp lệ của tô chức phát hành: Phải có mối liên hệ địa lýhoặc kinh tế giữa các khu vực với tổ chức phát hành trái phiếu xanh
Trang 24Hai là, dự án không đủ điều kiện: Các dự án phát hành trái phiếu xanh không
bao gồm các dự án phát điện bằng nhiên liệu hoá thạch
Ba là, khả năng tiếp cận thông tin liên tục: Các thông tin về dự án, sử dụngnguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu xanh phải được công bố minh bạch trênwebsite chỉ định.
Bồn là, khuyến khích báo cáo: Tiêu chuẩn của ASEAN yêu cầu các tổ chứcphát hành trái phiếu phải cáo báo cho nhà đầu tư định kỳ hàng năm khuyến khíchcung cấp báo cáo trong suốt quá trình giải ngân cũng như trong những trường hợpkhẩn cấp Bên cạnh đó, tiêu chuẩn khuyến nghị việc sử dụng đánh giá bên ngoài đốivới khung trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội, và trái phiếu bền vững, đặc biệt lànhững báo cáo quản lý nguôn tiền và báo cáo thường niên
Năm là, đánh giá bên ngoài: Cần công khai thông tin xác thực, và kiến thứcchuyên môn liên quan cũng như phạm vi đánh giá đối với các tổ chức cung cấp dịch
vụ đánh giá bên ngoài.
1.2 Phát triển trái phiếu xanh
1.2.1 Khái niệm về phát triển trái phiéu xanh
Phát triển là một quá trình đa chiều, bao gồm sự thay đổi và nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người và cộng đồng, tăng cường sự sản xuất và tiêu dùng,
cải thiện môi trường sống, và phát triển kinh tế bền vững Các tổ chức trên thế giới
đã đưa ra nhiều định nghĩa về phát triển và có các quan điểm khác nhau về cáchthức phát triển
Có hai khái niệm trong lĩnh vực phát triển, thường được áp dụng trong các tổ chức
và cơ quan quản lý đó là:
Phát triển theo chiều ngang (Horizontal development): Đây là phát triển tậptrung vào việc cải thiện chất lượng và năng suất của các hoạt động và dịch vụ hiệntại trong tổ chức Nó liên quan đến việc tăng cường kỹ năng và năng lực của cá
nhân, đưa ra các quy trình tối ưu hóa và quản lý tài nguyên, tao ra các sản pham và
Trang 25giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh và
tăng thu nhập Khái niệm này được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà kinh tế ngườiHungary Janos Kornai năm 1980.
Phat trién theo chiéu doc (Vertical development): Day 1a phat trién tap trungvào việc mở rộng chiều sâu và phạm vi hoạt động cua tô chức Nó liên quan đến mởrộng các dịch vụ mới, tìm kiếm các thị trường mới, đầu tư vào các công ty liên kếthoặc mua lại các công ty khác Phát triển theo chiều doc giúp tăng cường vị thế vàquy mô của tô chức, mở rộng phạm vi hoạt động va tăng doanh thu Khái niệm nayđược nhà kinh tế người Mỹ Walt Whitman Rostow đưa ra năm 1960
Theo Liên Hợp Quốc (UN) phát triển bền vững là "phát triển đáp ứng đượcnhu cầu của thé hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của thế hệ tương lai
đáp ứng nhu cầu của họ" Theo đó, phát triển bền vững là một quá trình phát triển
đồng thời kết hợp giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường
Các tô chức tài chính như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)thường định nghĩa phát triển là việc tăng trưởng kinh tế, tăng cường hiệu quả sảnxuất, giảm nghèo và tăng cường sự phát triển về mặt kinh tế
Trong khi đó, các tô chức phi chính phủ và các nhà hoạt động xã hội thườngđưa ra quan điểm về phát triển bao gồm các yếu tô nhân văn, bảo vệ môi trường, đadạng hóa văn hóa và thúc đây công bang xã hội Tóm lại, phát triển là một quá trình
đa chiều và có nhiều định nghĩa khác nhau từ các tổ chức trên thế giới Tuy nhiên,
định nghĩa phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc là một trong những định nghĩa
phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế
Tuy nhiên, đối với phát triển trái phiếu xanh, tính đến thời điểm hiện tại,chưa có cá nhân hoặc tô chức nào đưa ra khái niệm về phát triển trái phiếu xanh trênthé giới Xuất phat từ thực trang phát triển trái phiếu xanh hiện nay, tác giả nhậnđịnh, phát triển trái phiếu xanh là sự gia tăng về số lượng, chất lượng trên thị trườngtrái phiếu xanh bao gồm số lượng trái phiếu xanh được phát hành trên thị trường,chât lượng các dự án xanh nhăm mục tiêu bảo vệ môi trường được sử dung đúng
Trang 26mục tiêu phát triển bền vững cũng như số lượng gia tăng nhà đầu tư trên thị trườngtrái phiếu xanh.
Tóm lại, phát triển trái phiếu xanh là việc phát hành trái phiếu dé huy độngvốn cho các dự án có tác động tích cực đến môi trường và xã hội Các tổ chức tàichính và phi chính phủ đều có định nghĩa và quan điểm khác nhau về khái niệmnày, tuy nhiên mục tiêu chung của trái phiếu xanh là hỗ trợ sự phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường.
1.2.2 Nội dung phát triển trái phiếu xanh
Với sự gia tăng của các vấn đề môi trường và xã hội, trái phiếu xanh đã trởthành một công cụ tải chính quan trọng dé hỗ trợ các dự án bền vững và thúc đây sựphát triển xanh Trái phiếu xanh có thé được phát hành bởi chính phủ, các tổ chứcphi chính phủ, các doanh nghiệp và các tài chính công cộng Những trái phiếu này
có thê được phát hành với nhiều loại lãi suất và thời hạn khác nhau, tùy thuộc vào
nhu cầu tài chính của các dự án Việc phát triển trái phiếu xanh mang tới nhiều lợi
ích cho doanh nghiệp và tô chức phát hành Thứ nhất, phát hành trái phiếu xanh tao
ra nguồn tài trợ mới cho các dự án bền vững và giúp tăng cường sự đầu tư vào cáchoạt động có tính bền vững Thứ hai, trái phiếu xanh giúp các doanh nghiệp và tôchức thúc đây hình ảnh của họ về mặt bền vững và tăng cường niềm tin của kháchhàng và cổ đông Thứ ba, việc phát hành trái phiếu xanh giúp tăng cường khả năngquản lý rủi ro và giảm thiêu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội
Dé phát triển trái phiếu xanh, các tổ chức phát hành trái phiếu xanh cần đưa
ra một danh sách các dự án bền vững được đánh giá và chứng minh rằng các dự ánnày có tác động tích cực đến môi trường và xã hội Các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro
dé dam bảo rằng các dự án được thực hiện có tinh khả thi kinh tế và quan lý rủi rotốt dé dam bảo rằng các khoản vay được tra lại đầy đủ và đúng hạn và cần báo cáo
về các hoạt động của họ liên quan đến trái phiếu xanh và đảm bảo rằng các dự ánđược theo dõi và đánh giá định kỳ dé đảm bảo rằng các mục tiêu bền vững được đạt
được Bên cạnh đó, các dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn được đưa
Trang 27ra bởi các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Thị trường Vốn quốc tế (ICMA), Tổ chứcHop tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên minh đầu tư Bền vững toàn cầu(GlobalSustainable Investment Alliance), Tổ chức Tài chính Quốc tế (International FinanceCorporation) và Nhóm Làm việc về Tài chính Xanh (Green Finance Taskforce).Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng các bên liên quan như nhà đầu tư, các chuyên giatài chính và cộng đồng được tham gia vào quá trình phát triển và thực hiện các tráiphiếu xanh cũng như trái phiếu xanh được phát hành cần đáp ứng các tiêu chí vềbền vững và có tính khả thi kinh tế.
Tổng quan lại, phát triển trái phiếu xanh giúp các tổ chức tài chính và doanhnghiệp có thể đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề môi trường và xã
hội, đồng thời cũng giúp tăng cường niềm tin của khách hàng và cô đông thông qua
việc thê hiện cam kết vê mục tiêu bên vững của ho.
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển của trái phiếu xanh của doanh nghiệp
Trái phiếu xanh là các trái phiếu được phát hành dé tài trợ cho các dự án có
tác động tích cực đến môi trường và xã hội Phát triển trái phiếu xanh có thể đượcđánh giá dựa trên những tiêu chí sau đây.
Thứ nhất, về mục tiêu tài chính: Trái phiếu xanh phải đáp ứng được mục tiêutài chính của nhà phát hành, ví dụ như tài trợ cho các dự án xanh hoặc tăng cườngvốn lưu động
Thứ hai, tác động môi trường và xã hội: Trái phiếu xanh phải có tác độngtích cực đến môi trường và xã hội, bao gồm giảm thiêu khí thải, sử dụng năng lượngtái tạo, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo việc làm chocộng đồng
Thứ ba, các tiêu chuẩn quốc tế: Trái phiếu xanh nên tuân thủ các tiêu chuẩnquốc tế như Tiêu chuẩn xanh cho trái phiếu (Green Bond Principles), Tiêu chuẩn
xanh cho khoản đầu tư (Green Investment Principles) và Tiêu chuẩn quản lý quan
hệ tài chính xanh (Green Finance Management Standard).
Trang 28Thứ tư, tính minh bạch của tổ chức phát hành: Nhà phát hành trái phiếu xanhcần cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về các dự án được tài trợ bởi trái phiếuxanh, bao gồm mức độ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội, chi phí và lợi ich.
Thứ năm, hiệu quả của các dự án xanh: Các trái phiếu xanh nên được đánhgiá độc lập dé đảm bảo rằng các dự án được tài trợ thực sự có tác động tích cực đếnmôi trường và xã hội, và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn quốc tế được tuân thủ cũngnhư hiệu quả đem lại từ việc cam kêt ban đâu.
1.2.4 Các nhân tô tác động đến sự phát triển của trái phiéu xanh của doanh
nghiệp
Các nhân tố tác động đến sự phát triển của trái phiếu xanh tại các doanhnghiệp là khác nhau trên thế giới bởi việc phụ thuộc vào những chính sách, quanđiểm của nhà nước, địa phương và đặc điểm của thị trường Theo những nghiên cứu
trước đây ( Nguyễn Thị Minh Huệ, 2020; Trần Thị Thanh Tú, 2020; Thu Ngan
Nguyen, 2021), sự phát triển của trái phiếu xanh bị tác động bởi những nhân tố sauđây và tác giả cũng đồng quan điểm với các nhận định nay:
Một là, các yếu tố về kinh tế - chính trị: Các chính sách va quy định củachính phủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trái phiếu xanh, bao gồm cácchính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xanh, sự ôn định chính trị trong quốc gia
và quy định về bảo vệ môi trường Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp cũng có thể tác động đến sự phát triển của trái phiếu xanh, bao gồm năng lựctài chính và khả năng quản lý rủi ro của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi khí hậu
có thé tác động đến sự phát triển của trái phiếu xanh bởi vì nó có thé ảnh hưởng đếncác dự án xanh và các nguồn tải nguyên tự nhiên mà các dự án xanh phụ thuộc vào
Hai là, các yếu tố về xã hội: Xã hội có thé ảnh hưởng đến sự phát triển củatrái phiếu xanh, bao gồm sự ủng hộ của cộng đồng đối với các dự án xanh TheoTrần Thị Thanh Tú (2020), phát triển hệ thống tài chính xanh đi kèm với các vấn đề
xã hội như trình độ quản lý của nhà nước, chính quyền địa phương trong việc nâng
cao ý thức của người dân vê tài chính xanh, dự án xanh như sau:
Trang 29(i) Nhận thức của công chúng về môi trường: Nhận thức của công chúng về
van đề môi trường và hành động của họ có thé ảnh hưởng đến sự phát triển của trái
phiếu xanh Các nhà đầu tư và các tổ chức có thé quan tâm đến trái phiếu xanh vàđưa ra quyết định đầu tư dựa trên nhận thức của họ về sự cần thiết của các dự ánxanh.
(ii) Tính bền vững của dự án xanh: Tính bền vững của các dự án xanh và
mức độ tác động tích cực của chúng đến cộng đồng và môi trường có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển của trái phiếu xanh Các nhà đầu tư và các tổ chức có thé quan tâmđến các dự án xanh có tính bền vững cao và có tiềm năng tao ra lợi ích xã hội vamôi trường.
(iii) Tương tác với cộng đồng: Tương tác với cộng đồng và đáp ứng các quy
định của địa phương có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trái phiếu xanh Doanhnghiệp cần tương tác với cộng đồng một cách tích cực và đáp ứng các yêu cầu vàquy định của địa phương để đảm bảo sự ủng hộ của cộng đồng đối với các dự án
xanh.
(iv) Tinh đa dạng của các dự án xanh: Tính đa dạng của các dự án xanh vakhả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cộng đồng và thị trường có thể ảnh
hưởng đến sự phát triển của trái phiếu xanh
(v) Sự hỗ trợ của các nhà đầu tư và các tô chức: Sự hỗ trợ của các nhà đầu tư
và các tô chức có thé tac động đến sự phát triển của trái phiếu xanh Các tổ chức có
thể cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các dự án xanh, giúp tăng cường khả
năng hoàn thành các dự án xanh và tạo ra lợi ích xã hội và môi trường.
Ba là, các yếu tố về tài chính: Tình hình kinh tế và thị trường tai chính có théảnh hưởng đến sự phát triển của trái phiếu xanh, bao gồm khả năng thu hút vốn đầu
tư và biến động lãi suất Bên cạnh đó, tác động của tốc độ tăng trưởng của thịtrường, các chính sách về định giá carbon, thuế cacbon hay tài chính vi mô, vĩ môcũng ảnh hưởng tới phát hành và định giá trái phiếu xanh như:
Trang 30(i) Lãi suất: Lãi suất có thé tác động đến sự phát triển của trái phiếu xanh bởi
vì lãi suất ảnh hưởng đến giá trị trái phiếu và khả năng thu hút đầu tư Mức độ cạnhtranh với các loại trái phiếu khác cũng sẽ phụ thuộc vào mức lãi suất
(ii) Khả năng hoàn trả và rủi ro: Khả năng hoàn trả và rủi ro của các dự ánxanh có thể tác động đến sự phát triển của trái phiếu xanh Các nhà đầu tư sẽ quantâm đến khả năng hoàn trả của trái phiếu và mức độ rủi ro liên quan đến các dự án
xanh.
(iii) Tiềm năng sinh lợi và lợi tức kỳ hạn: Tiềm năng sinh lợi và lợi tức kỳhạn của các dự án xanh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trái phiếu xanh Cácnhà đầu tư sẽ quan tâm đến mức độ sinh lợi của trái phiếu và khả năng tạo ra lợi
nhuận trong thời gian ngắn và dài hạn.
(iv) Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của trái phiếu xanh cũng là một yếu
tố quan trọng trong sự phát triển của nó Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến khả năngmua bán trái phiếu và tìm kiếm các dịch vụ tài chính để đảm bảo tính thanh khoản
của trái phiếu
(v) Kết nối với thị trường tài chính: Kết nối với thị trường tài chính là mộtyếu tố quan trọng khác trong sự phát triển của trái phiếu xanh Các trái phiếu xanh
có thé được niêm yết trên các sàn giao dich và được giao dịch trên thị trường chứng
khoán, giúp tăng tính thanh khoản và thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư có uy tín trênthị trường tải chính.
Bốn là, các yếu tố về pháp lý: Các chính sách và quy định của chính phủ có
thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trái phiếu xanh, bao gồm các chính sách hỗ trợtài chính cho các dự án xanh và quy định về bảo vệ môi trường Theo Trịnh ThịPhan Lan (2020), nhà nước có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt đầu tư xanh quacác chính sách về thuế, phí, lãi suất để kích thích thu hút các nguồn lực đầu tư,ngoài ra, chính phủ còn có vai trò nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư
về các dự án xanh và phát triển bền vững, trong đó:
(i) Quy định và chính sách của chính phủ: Quy định và chính sách của chínhphủ về môi trường và năng lượng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trái phiếu
Trang 31xanh Chính phủ có thể thúc đây các dự án xanh bằng các khoản hỗ trợ tài chínhhoặc các chính sách thuế ưu đãi, hoặc tạo ra các quy định dé dam bảo tính bền vững
và tiêu chuẩn môi trường cao cho các dự án xanh
(ii) Quy định về trái phiếu xanh: Các quy định về trái phiếu xanh cũng có thétác động đến sự phát triển của chúng Quy định có thể bao gồm các yêu cầu về tiêuchuẩn môi trường và tính bền vững của các dự án xanh, các yêu cầu về báo cáo và
theo dõi, và các yêu cầu về sự minh bạch và trung thực trong việc sử dụng tiền vay
từ trái phiếu xanh Quy định về chứng khoán: Quy định về chứng khoán cũng có thểảnh hưởng đến sự phát triển của trái phiếu xanh Các quy định về niêm yết, giaodich và bảo vệ nhà đầu tư có thé tác động đến sự quan tâm va niềm tin của các nhađầu tư trong trái phiếu xanh
(iii) Sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh: Sự phát triển của thị trườngtrái phiếu xanh cũng là một yếu tô quan trọng trong sự phát triển của chúng Cácquy định và quy trình liên quan đến việc niêm yết, giao dịch và quản lý trái phiếuxanh sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản và sức hấp dẫn của chúng đối với các nhàđầu tư
Nam là, các yếu tố nội sinh của doanh nghiệp: Các yếu tổ nội sinh có thé bao
gồm:
(i) Chiến lược tài chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần có chiến lược
tài chính rõ ràng và bền vững, cùng với khả năng quản lý rủi ro và tài trợ các dự án
xanh.
(ii) Tính minh bạch và trung thực: Doanh nghiệp cần đảm bảo tính minhbạch và trung thực trong việc thông tin về các dự án được tài trợ bởi trái phiếu xanh,cũng như đảm bảo rằng các dự án này thực sự có tác động tích cực đến môi trường
và xã hội.
(iii) Kha năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế: Doanh nghiệp cần đáp ứngcác tiêu chuẩn quốc tế trong việc phát hành trái phiếu xanh, bao gồm Tiêu chuẩnxanh cho trái phiếu (Green Bond Principles) và Tiêu chuẩn quản lý quan hệ tài
Trang 32(iv) Khả năng quản lý rủi ro: Doanh nghiệp cần có khả năng quản lý rủi ro vàđảm bảo rằng các dự án được tài trợ bởi trái phiếu xanh được thực hiện đúng tiến độ
và đáp ứng các tiêu chí về môi trường và xã hội
(v) Tương tác với các bên liên quan: Doanh nghiệp cần tương tác với các bênliên quan như nhà đầu tư, các tô chức xã hội, cộng đồng và chính phủ để tạo ra sựđồng thuận và giảm thiểu rủi ro
(vi) Năng lực thực hiện dự án: Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên cónăng lực thực hiện các dự án xanh, bao gồm kỹ năng quản lý dự án, tài chính và kỹthuật.
1.3 Kinh nghiệm về phát hành trái phiếu xanh của các doanh nghiệp trên thếgiới và Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thế giới
Tại Trung Quốc, theo Trịnh Thị Phan Lan (2020), Hadda và cộng sự (2022),
Trung Quốc thuộc top các quốc gia phát triển trái phiếu xanh trên thế giới với cácchương trình và chính sách thúc đây hoạt động đổi mới sáng tạo và nghiên cứu pháttriển cho các dự án xanh
Năm 2016, các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu phát hànhtrái phiếu xanh để tài trợ cho các dự án bền vững và xanh Theo báo cáo củaClimate Bonds Initiative, tổng giá trị trái phiếu xanh đã phát hành tại Trung Quốclên đến 44,9 ty USD vào năm 2021, đứng đầu thế giới về giá trị phát hành Chínhphủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển trái phiếu xanh,bao gồm việc giảm thuế và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp pháthành trái phiếu xanh Ngoài các trái phiếu xanh phát hành bởi các ngân hàng vàdoanh nghiệp lớn, thị trường trái phiếu xanh thứ cấp của Trung Quốc cũng đangphát triển nhanh chóng Các doanh nghiệp nhỏ hơn và các địa phương đang pháthành trái phiếu xanh dé tài tro cho các dự án xanh thông qua các Tiêu chuẩn xanh
Trung Quoc và Tiêu chuân quôc tê vê Trái phiêu Xanh, đang được sử dụng rộng rãi
Trang 33tại Trung Quốc Điều này giúp tăng tính minh bạch và độ tin cậy của thị trường tráiphiếu xanh.
Bởi vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc đã có những kinh nghiệm phát triểntrái phiếu xanh như việc tận dụng các chính sách hỗ trợ của chính phủ Chính phủTrung Quốc đã thúc đây sự phát triển của trái phiếu xanh băng cách cung cấp cácchính sách hỗ trợ tài chính và thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệptận dụng các chính sách này dé giảm chi phí vốn, tăng tinh hấp dẫn của trái phiếuxanh, qua đó đầu tư vào các dự án xanh tiềm năng để tạo ra các dòng tiền lưu thông
và giảm lượng khí thải carbon của họ, đồng thời tăng tính bền vững và đảm bảo sựphát triển dài hạn Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng tính minhbạch và trung thực trong việc sử dụng tiền vay từ trái phiếu xanh, cải thiện quá trình
bao cáo và theo đõi dé đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc sử dung
tiền vay, cũng như tìm kiếm đối tác tài chính để hỗ trợ cho các dự án xanh của họ
Điều này giúp tăng tinh kha thi của các dự án xanh dé giảm rủi ro cho các nhà đầu
tư, nâng cao sức hấp dẫn của trái phiếu xanh và tận dụng các cơ hội để tăng tính bền
vững và giảm tác động tiêu cực đến môi trường
Tại Đức, nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Hồng Minh (2020)
đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tại Đức đã có những kinh nghiệm phát triển tráiphiếu xanh như việc đặt mục tiêu rõ ràng và đo lường kết quả trong việc phát triển
trái phiếu xanh Điều này giúp họ tập trung vào các mục tiêu bền vững và đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc sử dụng tiền vay từ trái phiếu xanh Thêm
vào đó, các doanh nghiệp tại Đức thường sử dụng các tiêu chuẩn môi trường caotrong việc phát triển các dự án xanh và trái phiếu xanh giúp tăng tính bền vững củacác dự án và đảm bảo tính đáng tin cậy của các trái phiếu xanh cũng như việc sửdụng các cơ chế tài chính sáng tạo dé phát triển trái phiếu xanh để giảm chi phí vốn
và tăng tính hấp dẫn của trái phiếu xanh đối với các nhà đầu tư Các doanh nghiệptại Đức cũng đang tìm kiếm đối tác tài chính dé hỗ trợ cho các dự án xanh của họ,góp phần tăng tính khả thi của các dự án xanh, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư và
Trang 34nhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của các trái phiếu xanh của họ Tóm lại, các doanhnghiệp tại Đức đang tích cực tham gia vào sự phát triển của trái phiếu xanh bằngcách sử dụng các tiêu chuẩn môi trường cao, các cơ chế tài chính sáng tạo và tìmkiếm đối tác tài chính dé hỗ trợ các dự án xanh, đồng thời tích cực tham gia vào thitrường trái phiếu xanh dé tạo ra các cơ hội mới cho các nhà dau tư.
Tai Mỹ, theo báo cáo của Climate Bonds Initiative, tổng giá tri trái phiếuxanh đã phát hành tại Mỹ lên đến 27,4 tỷ USD vào năm 2021 Chính phủ Mỹ đãđưa ra các chính sách khuyến khích phát triển trái phiếu xanh, bao gồm việc cungcấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh và giảm thuếcho các khoản đầu tư vào các dự án xanh Phát hành trái phiếu xanh đi kèm với cáctiêu chuẩn và chứng nhận trái phiếu xanh, bao gồm Tiêu chuẩn xanh Mỹ và Tiêuchuẩn quốc tế về Trái phiếu Xanh, đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ giúp tăng tínhminh bạch và độ tin cậy của thị trường trái phiếu xanh Ngoài ra, các ngân hàng đầu
tư xã hội, bao gồm J.P Morgan và Goldman Sachs, đang tập trung vào thị trường
trái phiếu xanh và cung cấp các sản phẩm tài chính liên quan đến trái phiếu xanh
cho các nhà đầu tư và các nhà đầu tư cũng đang quan tâm đến thị trường trái phiếuxanh tại Mỹ vì tính bền vững của các dự án được tài trợ bởi trái phiếu xanh và khảnăng tạo ra lợi nhuận ồn định Từ những kinh nghiệm đó, Baker và cộng sự (2021)
đã nhấn mạnh rằng, để phát triển thị trường trái phiếu xanh, các doanh nghiệp tại
Mỹ đã đưa ra cam kết về môi trường và bền vững trong việc phát triển trái phiếu
xanh giúp tăng tính nhận thức và tăng độ tin cậy của các trái phiếu xanh Cùng với
đó, việc sử dụng các tiêu chuẩn môi trường cao trong việc phát triển các du án xanh
và trái phiếu xanh góp phần tăng tính bền vững của các dự án và đảm bảo tính đángtin cậy của các trái phiếu xanh tới các nhà đầu tư trong các dự án tạo ra các sản
phẩm tài chính sáng tao dé phát triển trái phiếu xanh, bao gồm các trái phiếu xanh
liên kêt với các chỉ sô môi trường và các trái phiêu xanh liên kêt với các dự án xanh.
Trang 351.3.2 Kinh nghiệm cua các doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam đang phát triển nhưng vẫn còn khá
mới mẻ và chưa phát triển mạnh như ở các nước khác Hiện nay, Việt Nam đã có
một vài doanh nghiệp như Tập đoàn Bảo Việt đã phát hành trái phiếu xanh với tổnggiá trị lên đến 200 tỷ đồng vào năm 2019 Trái phiếu này có thời hạn 5 năm và đượccấp bởi Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã pháthành trái phiếu xanh trị giá 500 tỷ đồng vào năm 2020 Trái phiếu này có thời hạn 5năm và được sử dụng để tài trợ cho các dự án xanh của ngân hàng Tập đoàn
Vingroup đã phát hành trái phiếu xanh vào năm 2020, với tổng giá trị lên đến 1.200
tỷ đồng Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc phát hành trái phiếu xanh vẫn còn khá mới
mẻ và chưa được phô biến rộng rãi Tính đến tháng 3/2022, thị trường trái phiếuxanh tại Việt Nam hiện vẫn còn nhỏ, với tổng số tiền phát hành chỉ khoảng 1,3 tỷUSD Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển tráiphiếu xanh, bao gồm việc giảm thuế và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanhnghiệp phát hành trái phiếu xanh Tuy nhiên, hiện chưa có tiêu chuẩn và chứngnhận trái phiếu xanh nào được áp dụng rộng rãi Điều này gây khó khăn cho các nhàđầu tư trong việc đánh giá tính minh bạch và độ tin cậy của các trái phiếu xanh
Từ những kinh nghiệm của quốc tế, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra
từ các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu xanh ở Việt Nam bao gồm việc tăng
tính minh bạch và trách nhiệm xã hội Phát hành trái phiếu xanh giúp các doanh
nghiệp tăng tính minh bạch và trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp tăng độ tin cậycủa các nhà đầu tư Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc
tế về trái phiếu xanh dé đảm bảo tính bền vững và đáng tin cậy của các trái phiếucũng như tìm kiếm đối tác tài chính để hỗ trợ cho các dự án xanh của mình, đồngthời giảm rủi ro cho các nhà đầu tư Các doanh nghiệp cũng cần tao ra các sản phamtài chính sáng tạo dé phát triển trái phiếu xanh và tạo ra cơ hội mới cho các nhà đầu
tư trên thị trường trái phiếu xanh Quan trọng hơn hết, các chính sách và quy địnhcủa chính phủ và chính quyền địa phương cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc
Trang 36khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh hay các công tác tuyên truyền, phổbiến rộng rãi tới các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
Tóm lại, việc phát hành trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạnphát triển và cần được phổ biến rộng rãi hon Các doanh nghiệp cần tuân thủ cáctiêu chuẩn quốc tế, tìm kiếm đối tác tài chính, tạo ra các sản phẩm tài chính sáng tạo
và tăng tính minh bạch và trách nhiệm xã hội để phát triển trái phiếu xanh thành
được cấp bởi Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới Nguồn
vốn thu được từ trái phiếu xanh sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án xanh củaTập đoàn Vingroup, bao gồm các dự án về năng lượng tái tạo và xây dựng các tòanhà tiết kiệm năng lượng Trước đó, Tập đoàn Vingroup đã có kế hoạch phát hành
trái phiếu xanh vào năm 2019, với mức giá trị lên đến 500 tỷ đồng Tuy nhiên, kế
hoạch này đã bị hoãn lại vì lý do thị trường không thuận lợi.
Từ những kinh nghiệm về phát hành trái phiếu xanh tại các doanh nghiệptrên thế giới cũng như tại Việt Nam, Vingroup cũng tích luy được nhưng bài họckinh nghiệm như là:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển trái phiếu xanh: Tập đoàn Vingroup
đã xây dựng một chiến lược phát triển trái phiếu xanh rõ rang và có mục tiêu cụ thé
Điều này giúp giữ cho quá trình phát triển trái phiếu xanh của họ tập trung và hiệu
quả.
Thứ hai, tăng tính minh bạch và trách nhiệm xã hội: Tập đoàn Vingroup đã đưa ra cam kêt vê môi trường và bên vững, và đảm bảo tính minh bạch và trách
Trang 37nhiệm xã hội trong quá trình phát triển trái phiếu xanh Điều này giúp tăng độ tincậy và thu hút các nhà đầu tư.
Thứ ba, tìm kiếm đối tác tài chính: Tập đoàn Vingroup đã tìm kiếm đối táctài chính uy tín để hỗ trợ cho quá trình phát triển trái phiếu xanh của họ Điều nàygiúp giảm rủi ro cho các nhà đầu tư và đảm bảo tính bền vững của trái phiếu xanh
Thứ tư, sử dụng trái phiếu xanh dé tài trợ cho các dự án xanh: Tập doan
Vingroup đã sử dụng tiền từ trái phiếu xanh để tải trợ cho các dự án xanh của họ
Điều này giúp tập đoàn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và tăng tínhbền vững của các dự án của họ
Cuối cùng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế: Tập đoàn Vingroup đã đápứng các tiêu chuan quốc tế về trái phiếu xanh, bao gồm Tiêu chuẩn quốc tế về Tráiphiếu Xanh (ICMA Green Bond Principles) và Tiêu chuẩn xanh Việt Nam(Vietnam Green Bond Standards) việc này không chỉ Vingroup giúp tăng độ tin cậy
mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Tóm lại, Tập đoàn Vingroup đã phát triển trái phiếu xanh thành công bằngcách xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng, tăng tính minh bạch và trách nhiệm xãhội, tìm kiếm đối tác tài chính, sử dụng trái phiếu xanh để tài trợ cho các dự ánxanh, và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về trái phiếu xanh Các bài học này có théđược áp dụng cho các doanh nghiệp khác trong quá trình phát triển trái phiếu xanh
của họ.
Trang 38CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu dựa vào kết quả đánh giá thực trạng phát triển trái phiếu xanh tại cácquốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, qua đó, đưa ra bài học kinh nghiệm, đề xuấtgiải pháp và kiến nghị cho việc phát triển trái phiếu xanh tại Tập đoàn Vingroup
Nghiên cứu dựa bao gồm các quy trình sau đây:
Bước 1: Xác định cơ sở lý luận về trái phiếu xanh và phát triển trái phiếu xanh
Bước 2: Thu thập thông tin và tai liệu tham khảo
Bước 3: Phân tích và đánh giá
Bước 4: Tìm kiếm và kết luận
Bước 5: Xây dựng giải pháp, khuyến nghị
2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức uy tín như Climate
Bonds Initiative, Google Scholar, Science Direct, Thư viện Đại hoc Quéc Gia HaNội trên trang web lic.vnu.edu.vn Cac tai liệu tham khảo từ các Toa dam, Hội thaokhoa học Quốc gia, các trang thông tin của Hiệp hội Thị trường Vốn quốc tế(ICMA), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước, va các trang thông tin thuộc Chính phủ.
Thông qua quá trình thu thập, hệ thống thông tin, kiến thức và từ những kiếncứu trước đó có liên quan đến nội dung nghiên cứu, điều này giúp tác giả có cáinhìn đa chiều về thực trang phát triển trái phiếu xanh tại các nước trên thế giới, qua
đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam nói chung
và Tập đoàn Vingroup nói riêng Từ đó, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của
việc phát hành trái phiếu xanh tại Vingroup, và đề xuất những giải pháp, kiến nghịgóp phần thúc đây quá trình phát triển trái phiếu xanh, hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững trong tương lai Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần hoàn thiện đánh giáthực trạng phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam từ việc chỉ ra những
Trang 39môi liên hệ với các nước khác, cũng như gợi mở cho việc xây dựng cơ sở lý luận
cho các nghiên cứu sau này, đóng góp vao tai liệu tham khảo về thực trạng phat
triển trái phiếu xanh tại các doanh nghiệp tại Việt Nam
2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Do dữ liệu về trái phiếu xanh tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, nên nghiên cứu
chỉ tập trung vào phân tích, tông hợp thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như cácbáo cáo, các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó, phân tích, đánh giá và
đưa ra giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu, cụ thé là phát triển trái phiếu
xanh tại Tập đoàn Vingroup, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triểntrái phiếu xanh tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
Thứ nhất, số liệu về quy mô thị trường trái phiếu xanh theo các năm, số liệuhoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vingroup theo các năm.
Thứ hai, các thông tin từ các báo cáo của các tô chức, tính minh bạch của các
tổ chức qua các đợt phát hành trái phiếu xanh và mục đích cũng như hiệu quả đemlại từ các đợt phát hành trái phiếu xanh cho các dự án xanh, dự án bảo vệ môitrường liên quan đến tài chính và phát triển bền vững
2.4 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp đữ liệu được tác giả sử dụng trong việcnghiên cứu về trái phiếu xanh tại Việt Nam và Vingroup Phương pháp này giúpphân tích và tổng hợp các thông tin liên quan đến trái phiếu xanh và Vingroup từ
nhiều nguồn khác nhau như báo cáo tài chính, thông tin từ các cơ quan chức năng,
và các nguồn dữ liệu khác Sau đó, các thông tin này được xử lý cơ bản và phân tích
để đưa ra những kết luận và đánh giá cụ thể như chương 1 về trái phiếu xanh củacác doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam; Chương 3 về tình hình tài chính của
Trang 40Tập đoàn Vingroup Phương pháp này góp phan hiểu rõ hơn về các van đề liên quanđến trái phiếu xanh và đưa ra các quyết định và đề xuất phát triển trong tương lai.
2.4.2 Phương pháp so sánh
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh dé đánh giá tinhhình phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam so với các nước khác trên thế giới trongChương 1 Phương pháp này giúp tác giả có thé đưa ra những so sánh và nhận định
về tình hình phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam so với các quốc gia khác trênthế giới
Ngoài ra, trong Chương 3, tác giả cũng sử dụng các chỉ tiêu tài chính của
Vingroup dé đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của tập đoàn này Các chỉ tiêunày bao gom các thông số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, nợ, tỷ lệ sinh lời, vàcác thông số khác Phương pháp đánh giá này giúp tác giả có thể đưa ra một bứctranh tổng quan về hoạt động kinh doanh của Vingroup và đánh giá hiệu quả củacác chiến lược kinh doanh và thực trạng phát hành trái phiếu xanh của của tập đoàn