1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình CNH, HĐH ở Thành phố Hồ Chí Minh

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Khoa Học - Công Nghệ Trong Quá Trình CNH, HĐH Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Hồ Việt Hà
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Chí Hải
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 68,06 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận án "Phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố H6 Chí Minh" là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.. độ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG ĐẠI HOC KINH TE - LUẬT

HO VIỆT HÀ

LUẬN ÁN TIỀN SĨ KINH TE

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 2

ĐẠI HOC QUỐC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT

HO VIET HA

PHAT TRIEN KHOA HOC - CONG NGHE TRONG

QUA TRÌNH CNH, HĐH Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế chính tri

Trang 3

ĐẠI HOC QUỐC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT

HO VIET HA

PHAT TRIEN KHOA HOC - CONG NGHE TRONG

QUA TRÌNH CNH, HĐH Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế chính tri

Mã số chuyên ngành: 62310102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Chí Hải

Phan bign 0193130

Phan bién 00191402 -i+ ÔỎ

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - NAM 2024

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án "Phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở thành phố H6 Chí Minh" là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Tất

cả các số liệu trong luận án được thu thập, thống kê, phân tích dựa trên nguồn dữ liệu tin

cậy Kết quả nghiên cứu nguyên văn Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng công

bố ở công trình khác

Người thực hiện luận án

Hồ Việt Hà

Trang 5

LOI CAM ON

Luận án nay được thực hiện bằng sự nỗ lực, cầu thị, nghiên cứu độc lập của bản thân tác

giả Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ từ

rất nhiều người Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc vì những lời động viên, định hướng

về khoa học dé tôi hoàn thành luận án từ thầy hướng dẫn PGS TS Nguyễn Chí Hải Tiếp đến,

tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu từ các Thầy, Cô hội đồng các cấp từ cấp đánhgiá đề cương đến đánh giá cấp cơ sở đề tôi có thể điều chỉnh và hoàn thiện luận án Xin chân

thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Luật và các thầy, cô Khoa Kinh tế của

trường Đại học Kinh tế - Luật đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tại trường Tôi xin chânthành cảm ơn các thầy cô trong phòng Sau đại học đã giúp tôi trong công tác học vụ

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Dai học Ngân hàng thành phố Hồ

Chí Minh và các thay, cô đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người thân trong gia đình đã giúp đỡ

dé tôi có thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người luôn hỗ trợ, đồng hành cùng tôi

Người thực hiện luận án

Hồ Việt Hà

Trang 6

DANH MỤC HÌNH - 22222222 9222211111111111212211111111 221210111111110.11210011111 reVII

)/9);:810/9:)199Ẽ5)9017.7 Ắ 4i.H,H IX

\ (97.00 | Ã H , ÔÒÔỎ |

1 Tính cấp thiết và lý do nghiên cứu đề tài -ccccc++++222EEEEE222222rrrrrrrrrkrrecced |

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận áïn - ©2252 +S*S*SE£E+t£veEexererrtrtrrererrrrsrsrsrrrree 4

2.1 Muc ti€u g ẽg ao SẼ ng 4

2.2 Mục tiêu cụ thể s:-522©+ce+2EEEE+Et222EE1131222111111222E11112221E11 2 1 arerrre 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án c+2+22EEEE2+2ccze+rrrrrrrre 5

4 _ Điểm mới của luận án - +°+2EEE++++++2EEE1111222717111121221111111.2211111 12.111 55 Bố cục của luận án -:+++++2222EEEEEEE111111111111222E 1 1111111111111112 re 6

CHƯƠNG 1: TONG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHTEN CUU CUA LUAN 0977 — 71.1 Tống quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận AN 7

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến van dé khoa học - công nghệ 7

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến van dé công nghiệp hóa, hiện đại hóa 14

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển khoa học - công nghệ trongqua trình công nghiệp hóa, hiện Adi hÓG - s-cc+St*cE+t‡EkEtEktEtekertkterkkttrrrkerrrkrrrrerkrrsrke 171.1.4 Những giá trị kế thừa và khoảng trồng trong nghiên cứu -:- 20

1.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - 23

1.3 Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận án +222222+++++++++tt222222222Evvvrxrxve 26TÓM TAT CHƯNG1 onccccscccsssccsssccsscssseccsssccssscsssecessecsssecssscsssucsssuccssuessssecssscssscsssecsssesssucssssccssecs 27

Trang 7

CHUONG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆTRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 282.1 Ly luận chung về khoa học - công nghệ -2-©©CEEEE2222+++2EEEEEE22222zerrrrrre 28

QLD KRAL NIM KOA 17 ann gu 28

2.1.2 Khái niệm CONG NNE aececsecvecsessecsersersssessessessessssecsessessessssesssssesssnessssecsesusseesessesusssseeseeeneeseesss 30

2.1.3 Moi quan hệ giữa khoa học và công NGNE srrssesssssssvvvesssssssssssssssssssssssssssssssssesesesesesessssssssee 34

2.1.4 Phát triển khoa học - công nghệ -:+itcttcc22222222222121222EEEErrrrrrrrrrrrrred 372.1.5 Những đặc trưng và tiêu chi cơ bản của phát triển khoa học - công nghệ 402.2 Lý luận chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ccccc+++tcccvzxv 472.2.1 Khái niệm công nghiệp hÓA -. -c+c-5++cs+c++k+rereEkerterererksrterterrrrrrkerkerrrrrrerkee 47

2.2.2 KhAi Ni€M NiEN Adi NGOA 0n 0 ốốốố 50

2.2.3 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hÓa - +55 5c+cs+es+tertererrereerterersrrervee 52 2.2.4 Các mô hình công nghiệp hóa, hiện đại NOG sesseseesesecvessesseeeseeecseceeceesseeceeneeneeneeeeneenss 532.2.5 Quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 562.3 Vai trò của phát triển khoa học - công nghệ với quá trình công nghiệp hóa, hiện dai hóa.602.3.1 Phát triển khoa học - công nghệ giúp mở rộng khả năng sản xuất, thúc day tăng trưởng

Va phat trién Kit 8.2 NA 60

2.3.2 Phát triển khoa học - công nghệ thúc day quá trình chuyển dịch cơ cau kinh té 62

2.3.3 Phát triển khoa học - công nghệ góp phan nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc day

phéit trién Ẽ7/7/8.1.,00.5 0N xHẲA.,B HẬĂẬĂẬAẬA, 63

2.3.4 Phát triển khoa học - công nghệ góp phan nâng cao năng suất lao động 642.3.5 Phat triển khoa học - công nghệ giúp cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái, gópphan đảm bảo cho phát triển Den vững ccccccccccc*+t1tt 22121111111211EE2EErrrrrrrrrrrrid 64

2.4 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học - công nghệ trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 5 55 2S Sx‡xexrekerrrkerrrekrrrkerrk 65

2.5 Kinh nghiệm phát triển khoa học, công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở một số nước trên thế giới -2 2++22EEE++++2EEEEEEE212721112212272112 em 72

Trang 8

PM Y0 2//18 n5 ố.ố 72 2.5.2 Kinh nghiệm của Đài LOđH -.- St St ‡tEtEvtEtEvEEtEttxtrtettrtrkerrterrrtrrrrkrrrrerrrrsrke 74 2.5.3 Kinh nghiérn cc [Sr ell na .Ả ,ÔỎ 76

2.5.4 Bài hoc kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh -2:-222222+a+2EEEESesttEEEsessrrrr 76

2.6 Krung plain tach oo a ,ÔỎ 79

TOM WV 0069:1009) 16211 d3 80

CHUONG 3: THUC TRANG PHAT TRIEN KHOA HOC - CONG NGHE TRONG QUATRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIEN ĐẠI HOA Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH 823.1 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh 82

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chi Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và phát triển khoa học - công nIghệ -cc¿c222++2+++++2++22411221222222222222222222222 re 82

3.1.2 Điêu kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hô Chi Minh trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và phat triển khoa NOC - CONG HĐhỆ 2+ StertEtetsretereterrterrreerrs 853.1.3 Đặc điểm phát triển khoa hoc - công nghệ ở thành phố Hồ Chi Minh trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện AAT ÏÓA - - +55 S+++k‡+ékkEkkEktEkeEEEkEkkkkkkkkkkkrkkikkrkkrkkkirkrrkrrrkrrrrke 87

3.2 Thực trang phát triển khoa học - công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh 933.2.1 Quan điểm, chính sách về phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh ccccccvvvvvvvvveveeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeerereerred 933.2.2 Cơ cấu khoa học - công nghệ -: tt22222211111511EEE1E111211 e6 106

3.2.3 Trình độ phát triển khoa học - công nạghệ -cccccccccctttttttttttttrrereeccreree 109

3.2.4 Nguôn nhân lực phát triển khoa học - công nghệ -: -+::iiieeeeeeccccccccce 114

3.2.5 Thực trạng về bộ máy phát triển khoa học - công nghệ -cccccccccccce2 118

3.2.6 Von dau tư phát triển khoa học - công NNE -c-ccccccccccttttttttttttttrreeeeeccecee 1233.2.7 Hội nhập quốc tế trong phát triển khoa học - công nghệ -cc cccccccce2 127

3.3 Thực trạng vai trò của khoa học - công nghệ đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

thành phố Hồ Chí Minh 2 -©©EEEEEE22++tSEEEEEEEE111121112727711111111211222217111111 re 1323.3.1 Phat triển khoa học - công nghệ góp phan tăng trưởng kinh tế của thành phố Hô Chí Minh 133

Trang 9

3.3.2 Phát triển khoa học - công nghệ góp phân thúc day chuyến dịch cơ cầu kinh tế thành phố Hồ

3.3.4 Phát triển khoa học - công nghệ góp phan nâng cao năng suất lao động ở thành pho Hồ

Ci MINIs Pee 139

3.4 Danh gia thuc trang phat trién khoa hoc - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh - ©+2222++#22EEEEEEEE22zerrrrrrrrrrrrrrred 144

3.4.1 Những thành tựu trong phát triển khoa học - công nghệ ở thành pho Ho Chí Minh 144

3.4.2 Những hạn chế trong phat triển khoa học - công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh 146

3.4.3 Nguyên nhân của những thành tựu và những hạn chế -cccccccccccccccccea 150

TÓM TAT CHƯƠNG 3 2::2222,,.2121 1 riirririid 152

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN KHOA HỌC - CONGNGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHÓ

HO CHÍ MINH DEN NĂM 2030, TAM NHIN 2045 s -«°<2vseeesvsse 1544.1 Co sở dé xác định định hướng và giải pháp phát triển khoa hoc - công nghệ trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh 154

4.1.1, Cor SO Lp WU ROA NOC vresessessesserserssssssessersessssessessessssessessessssessesussssseesesssssesesseaseaesneeseeneaeenesss 154

4.1.2 COSC UhUC i75 156

4.2 Quan điểm và định hướng phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh +22 1584.2.1 Bối cảnh phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở thành phố Hô Chi Minh đến năm 2030 -++++++++++++222222222222222222222222, 158

4.2.2 Quan điển phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện dai

hóa ở thành phố Hô Chi Minh trong thời gian tới -+++++++++++++++222222222222222222t 167

4.2.3 Định hướng phat triển khoa học - công nghệ đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại

Thành pho trong thời gian tới -::++++ tt t******12222222222222222222212211111111111111111111111 Le 171

Trang 10

4.3 Những giải pháp chủ yếu phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh 2 ©©EEEEE2222+ttEEEEEEEEEZeccrrrree 173

4.3.1 Xây dựng và phát triển nguôn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao nhằmthúc day quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố HO Chí Minh 1734.3.2 Tăng cường vốn dau tư cho phát triển khoa học - công nghệ - 1764.3.3 Phát triển và ứng dung rộng rai công nghệ thông tin va truyén thông, hướng đến nên kinh

“ Ô.Ỏ 177

4.3.4 Tăng cường năng lực khoa học - công nghệ nhằm day nhanh quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa gan với kinh KẾ tri that sceeecsssssssssssscsssssssssssssssssssssessssssssessssssssseseessssssesssseeessseee 179

4.3.5 Thực hiện quan ly khoa học - công nghệ gắn với mục tiêu xây dung mô hình chính quyên điện

"AT 1824.3.6 Phát triển thị trường khoa học — công nghỆ -+++++++++++1112222222222222e 187

4.3.7 Tăng cường hop tác quốc tế về khoa học - công NGNE sesssssscssssssssssssssssssssssssssssssssssessee 189TOM TAT CHƯNG 4 -s+-ceesi.rrEEEELEEEEEL.EEEEEL.EEEEEiAEEEOtirrrrttrrrrrttrrr 190

z0 0Š 192

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BÓ CÓ

LIÊN QUAN DEN LUAN ) — ô i

TÀI LIEU THAM KHHẢO -2222222222222%2+++°°°9999999952090000222222222443232499990 ii

0008000 ,ÔỎ xi

Trang 11

DANH MUC BANG

Bang 1.1: Tóm lược các công trình nghiên cứu liên quan 5- 552 +5+s+++++s+xexszezezezss 20 Bảng 3.1: 10 tỉnh có số vốn FDI nhiều nhất năm 2020 2£ 2¿22EEE2222+2EE+ 90 Bảng 3.2: Cơ cau lao động đang làm viỆc -VVV2222++++22EEEEEEE2222+tttrEEEEEEE22eeerrrrrre 91

Bang 3.3: Cơ cau lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp 91

Bang 3.4: Các chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Dai hội Dang bộ TP HCM lần thứ X 92

Bảng 3.5: Nền tang số "Make in Vietnam" khuyến khích áp dụng - 96

Bảng 3.6: Số tổ chức khoa học và công nghệ phân theo loại hình tổ chức - 108

Bảng 3.7: Sáng kiến và hiệu quả mang lại 2+++22EEEEEEE222++ttttEEEEEEEE2eerrrrrree 113 Bang 3.8: Cơ cấu chi hoạt động KH - CN ở TP HCM qua các năm -:+¿ 124

Bảng 3.9: Chi cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học qua các năm -55-5+s+s+ss>sss2 125 Bảng 3.10: Hợp tác quốc tế ở TP HCM theo đối tác qua các năm - ¿+ 29

Bảng 3.11: Đóng góp TFP vao tăng trưởng GRDP ở TP HCM giai đoạn 2010 - 2020 133

Bảng 3.12: Chi tiết 10 chỉ số thành phan PCI qua các năm ở TP HCM - 137

Bảng 3.13: Giá trị xuất khâu ở TP HCM qua các năm -cc++£222EEE2222cczerrrret 138 Bảng 3.14: Năng suất lao động ở TP HCM qua các năm -c:++£ ©2222 139 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung phân tích của luận án -. - 5+ + 5+ +++++E+E£ESEeE+kekekerersrrkrkrkrrrrrerererke 80 Hình 3.1: Lộ trình chuyên đổi sang mô hình chính quyên số ở TP HCM 98

Hình 3.2: Chính quyền số - Đô thị thông minh TP.HCM c++£©2+2ccce+ 100 Hình 3.3: Báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyên đồi số năm 2022 100

Trang 12

DANH MỤC BIEU DO

Biéu đồ 3.1: Số tổ chức khoa học và công nghệ phân theo lĩnh vực hoạt động - 107

Biểu đồ 3.2: Số tổ chức khoa học và công nghệ chia theo loại hình kinh Ế 2222222EE2EEEEEErrrreeeecee 108 Biểu đồ 3.3: Tổng quan số doanh nghiệp KH - CN đã được cấp giấy chứng nhận từ năm 2009 đến ¡0 A 110

Biểu đồ 3.4: Tong số doanh nghiệp KH - CN theo lĩnh vực hoạt động từ năm 2017 - 9/2020 111

Biểu đồ 3.5: Trình độ công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp ở TP HCM qua các năm 111

Biéu đồ 3.6:Tình hình áp dụng các hệ thong quản lý chất lượng của các doanh nghiệp ở TP HC 112 Biểu đồ 3.7: Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM CUA v1 0107005 A 113

Biểu đồ 3.8: Ty lệ nhân lực trong các tổ chức khoa học và công nghệ theo trình độ chuyên môn 114

Biểu đồ 3.9: Ty lệ nhân lực trong các tổ chức khoa học và công nghệ theo lĩnh vực đảo tạo 115

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ nhân lực trong các tổ chức khoa học và công nghệ theo loại hình tổ chức 1 15 Biểu đồ 3.11: Nguồn nhân lực hoạt động KH - CN giai đoạn 2016-2020 -2+: 118 Biểu đồ 3.12: Dau tư của xã hội cho KH - CN/ GRDP ở TP HCM -ccc2r:cez 123 Biểu đồ 3.13: Đầu tư cho KH - CN TP HCM bằng ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015 - 2020 124

Biểu đồ 3.14: Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của doanh nghiệp đến đầu 0092/2000 1e5i + 1117 126

Biểu đồ 3.15: Số nhiệm vụ KH - CN hop tác quốc tế theo lĩnh vực nghiên cứu qua các năm 128

Biểu đồ 3.16: Số nhiệm vụ KH - CN phân theo hình thức hợp tác ở TP HCM qua các năm 128

Biểu đồ 3.17: Các kênh kết nói với đối tác nước ngoài ở TP HCM tính đến đầu 2020 130

Biểu đồ 3.18: Tóp 10 tổ chức của Việt Nam có công | bố khoa học nhiều nhất năm 2022 131

Biểu đồ 3.19: Tác động của hoạt động hợp tác quốc tế về KH - CN ở TP HCM đến đầu năm "10200 131

Biểu đồ 3.20: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở TP HCM so với cả nước giai đoạn 2010 - 2020 134

Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ số doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở TP HCM theo lĩnh vực hoạt động giai Goan 2017 202000001578" 135

Biểu đồ 3.22: Dong góp của các ngành vào GRDP ở TP HCM giai đoạn 2011 - 2020 136

Biểu đồ 3.23: Chỉ số năng lực cạnh tranh ở TP HCM qua các năm -5-©s7cs+ressr+ 137 Biểu đồ 3.24: Năng suất và tốc độ tăng năng suất của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 140

Biểu đồ 3.25: NSLD của Việt Nam và một số nước châu A năm 2020 -::+: 141

Biểu đồ 3.26: So sánh năng suất lao động ở TP HCM với năng suất lao động của cả nước qua các 0 141

Biểu đồ 3.27: NSLD của các DN ở TP HCM tính đến đầu năm 2020 -: 142

Biểu đồ 3.28: NSLD của ngành công nghiệp trọng điểm ở TP HCM tính đến đầu năm 2020 143

Biểu đồ 3.29: NSLĐ của các ngành dịch vụ ở TP HCM tính đến đầu năm 2020 143

Trang 13

DANH MUC CHU VIET TAT

Tri tué nhan tao

Công nghệ Công nghiệp hóa Công nghệ cao

Công nghệ thông tinĐổi mới sáng tạo

Đại học

Hiện đại hóa

Khoa học

Khoa học và công nghệ Khoa học - công nghệ

Nghiên cứu và phát triển

Năng suất lao động

Năng suất nhân tố tổng hợpThành phó Hồ Chí Minh

Xã hội chủ nghĩa

Tư bản chủ nghĩa

Trang 14

MO DAU

1 Tinh cấp thiết va lý do nghiên cứu dé tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tat yếu dé Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bềnvững nền kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam luônxác định: công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta xác định Việt Nam bước vào thời kỳ "day mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội" (Đảng cộng sản Việt Nam, 1996, p 17) Trong đó, Đảng khăngđịnh: "Ngày nay, công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa, với việc ứng dụng rộng rãi nhữngthành tựu khoa học và công nghệ tiên tiễn của thời đại Khoa học và công nghệ trở thành nền tảng củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngườiViệt Nam là nhân tô quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (Đảng cộng

sản Việt Nam, 1996, p 21).

Với mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên cơ sở tăng von đầu tư, khai thác các lợi thế vềtài nguyên và sức lao động, nền kinh tế Việt Nam chưa dam bảo nền tang cho sự phát triển nhanh, bền

vững Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục khai thác các nguồn lực trên, nước ta cần phát triển mạnh KH

-CN và ứng dụng có hiệu quả vào quá trình sản xuất Thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, dé sớm trở thành một

nước công nghiệp theo hướng hiện đại Thời kỳ này đang đặt ra những yêu cầu to lớn cho sự phát triển

khoa học và công nghệ Kinh tế nước ta phải chuyên sang thời kỳ phát trién mới dựa vào những ngànhcông nghiệp sử dụng công nghệ cao, nông nghiệp năng suất cao và dịch vụ chất lượng cao; tốc độ tăngGDP chủ yếu từ tăng năng suất lao động, trong đó khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt và

quyết định

Trước tình hình đó, ngày 01/11/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ban hành Nghị

quyết số 20-NQ/TW về "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Ngày

11/05/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về "Ban hành chiến lược

phát trién khoa học, công nghệ và đồi mới sáng tạo đến năm 2030" Trong đó, Thủ tướng Chính phủ

khang định "Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hang đầu, đóng vai trò

Trang 15

đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính đề thúc đầy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng

suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, các ngành,

lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa phương và doanh nghiệp; là nền tang đề thực hiện chuyên đổi số quốcgia; góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an

ninh." (Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 569/QĐ-TTg về Ban hành chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đồi mới sáng tạo đến năm 2030, 2022)

Thành phó Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, di

đầu trong đổi mới va phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khâu, thu ngân sách Nhà

nước và giải quyết việc làm của cả nước Thành phô Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, tài

chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tao của vùng và cả nước TP HCM có nhiều

trường đại học, cao đăng, nhiều viện nghiên cứu nhất so với các tỉnh, thành phố phía Nam, với một đội

ngũ cán bộ KH - CN đông đảo, chiếm gần 40% số cán bộ KH - CN của cả nước Trong những năm

qua, đội ngũ cán bộ KH - CN ở thành phó Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phó và đất nước

Trong thời gian gần đây, các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở TP HCM cũng diễn ra rất sôi

động và đã gặt hái được một số thành quả nhất định Theo cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chínhphủ Australia (Austrade), hiện Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam A về số lượng các start up; đứngthứ 5 Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo các quốc gia năm 2022 Đến nay, Việt Nam đã

có khoảng 3.000 start up, trong đó, khoảng 50% tại TP.HCM, tập trung ở các lĩnh vực: CNTT (41,1%),

nông nghiệp ứng dụng công nghệ (20,13%), công nghệ giáo duc (16,11%), IoT (9,4%), chế biến thựcpham (6,71%), du lịch (3,36%) và công nghệ tài chính (0,67%) Tính đến tháng 10/2020, tổng số vốnđầu tư thành công cho hoạt động khởi nghiệp của cả nước khoảng 800 triệu USD thì Thành phố chiếmhơn 600 triệu USD Có thé nói, các thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Thành phó đã có

những hỗ trợ thiết thực cho việc hình thành và phát triển bền vững các start up trên dia bàn Theo báo

cáo của Sở KH&CN TP.HCM, hiện Thành phó có 34 tô chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó 24 cơ sở

ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp và 10 không gian làm việc chung có tông diện tích khoảng 30.000

nv’ Gần đây, Thành phé đã khởi công xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM,

tại địa chỉ 123 Trương Dinh, Quận 3 Day là nơi cung cấp dịch vụ về cơ sở vật chất cho hoạt động

khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Đồng thời, cũng là trung tâm làm việc sáng tạo, phát triển ý tưởng

Trang 16

khởi nghiệp, tiếp cận các chính sách mới nhất về đầu tư và khởi nghiệp, hạt nhân găn kết các trườngđại học, viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp hướng đến công nghệ 4.0.Với sự hỗ trợ ngày càng thiết thực qua các chủ trương, chính sách, cũng như các chương trình, giảipháp thúc đây khởi nghiệp sáng tạo đa dạng, thực tế của Thành phó, các start up tại TP.HCM sẽ cónhiều cơ hội dé phát trién mạnh mẽ và bền vững hơn (Minh Thu, 2022)

Theo Sở KH&CN TP.HCM, hiện nay những thách thức lớn của ngành KH&CN Thành phó đó

là đầu tư cho KH&CN vẫn còn hạn chế, nhỏ, lẻ và tản mạn; thiếu các tập thể khoa học mạnh, cácchuyên gia đầu ngành có khả năng dẫn dắt, tạo ra sản phâm mang tính đột phá, chủ lực, mang thương

hiệu của TP; cơ chế và chính sách về KH&CN còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho phát

triển, chuyên giao và ứng dụng vào sản xuất; cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt độngKH&CN còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực áp dụng và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp cònthấp; liên kết giữa cơ quan quản lý, trường viện và doanh nghiệp trong đồi mới, ứng dụng, chuyền giao

và phát triển công nghệ còn yếu (Hồng Ân, 2023)

Việc phát triển kinh tế ở TP HCM có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế chung của cả nước.Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu hướng hội nhập quốc tế, TP HCM đang

có bước chuyền mình nhất định Vì thế, trong Nghị quyết 24-NQ/TW, Bộ Chính trị xác định tầm nhìn:

"Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng: nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà

khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ đến sinh sống và làm việc; nơi tập trung

các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thé giới Quốc phòng, an ninh chính trị, trật

tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng: tổ chứcĐảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộcđược tăng cường, củng cô vững chắc" (Ban chấp hành Trung ương, 2022) Đề thực hiện thành công sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phó đã chú trọng đến việc phát triển khoa học - công

nghệ Song, sự phát trién KH - CN và đóng góp của nó van chưa tương xứng với đòi hỏi ngày càng

cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như quá trình phát triên kinh tế - xã hội củaThành phó, cũng như đòi hỏi của vùng

Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu dé tài: "Phát trién khoa học - công nghệ trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài luận án tiễn sĩ chuyên ngành kinh tế

Trang 17

chính trị, nhăm làm rõ hon vai trò của phát trién khoa học - công nghệ đối với quá trình CNH, HĐHcủa thành phó Hồ Chí Minh.

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

2.1 Mục tiêu tong quát

Luận án làm rõ thực trạng phát triển KH - CN phục vụ quá trình CNH, HĐH ở TP HCM

trong thời gian qua Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát trién KH - CN đúng

với điều kiện, tiềm năng vốn có của Thành phó

2.2 Mục tiêu cụ thể

Dé đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ các khái nệm: khoa học, kỹ thuật,công nghệ, mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ; phân loại KH - CN, phát triển khoa học - côngnghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồng thời, làm rõ mối quan hệ, vai trò của việc phát trién KH -

CN đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực hiện nhiệm vụ này là dé xây dựng khung lý

thuyết cho việc phân tích thực trạng phát trién KH - CN phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở TP HCM trong thời gian qua.

Thứ hai, thu thập, xử lý tư liệu thực tế, phân tích làm rõ thực trạng phát triển KH - CN phục vụquá trình CNH, HĐH ở TP HCM trong thời gian qua, xác định nguyên nhân của thực trang ấy vànhững vấn đề còn đang đặt ra ở TP HCM

Thư¿ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua phát triển, ứng dụng tiễn

bộ KH - CN, tiếp nhận chuyền giao công nghệ dé day mạnh hơn nữa quá trình CNH, HĐH ở TP.HCM trong thời gian tới.

Từ việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án phải trả lời được các câu hỏi sau:

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Phát triển khoa học - công nghệ có mối quan hệ như thé nào với quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Đóng góp của phát triển KH - CN trong quá trình CNH, HĐH ở thànhphố Hồ Chí Minh hiện nay ra sao?

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Giải pháp nào đê thúc đây phát triển KH - CN trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở TP HCM?

Trang 18

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

s* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu về sự phát triển KH - CN trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TP HCM.

s* Phạm vi nghiên cứu của luận án:

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu khoa học trong mối liên hệ sắn kết mật thiết không thé tách rời

công nghệ Vì vậy, luận án sử dụng thuật ngữ KH — CN đề nói lên mối liên hệ tương hỗ này Đồng

thời, luận án nghiên cứu vai trò của phát trién KH - CN trong quá trình CNH, HĐH Song ảnh hưởngcủa KH - CN đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại rất rộng Vì vậy, luận án không tham vọng trìnhbày hết mà chỉ tập trung phân tích KH - CN với phương diện là một yếu tố của lực lượng sản xuất.Đồng thời, luận án cũng đi nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát trién KH - CN, đánh giá vai tròcủa KH - CN trong tăng trưởng, phát triển kinh tế

- Về không gian: luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một địa phương là TP HCM

- Về thời gian: Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khang định, phát triển KH - CN

vừa là nền tảng, vừa là động lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đại hội đã nhận định: "Thế kyXXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đôi, KH - CN sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày

càng nôi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất" Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, phải năm bắt, khai thác, sử dụng các thành tựu KH - CN hiện đại và những yếu tố của

nền kinh tế tri thức Vì vậy, luận án tập trung vào thời gian từ năm 2001 đến năm nay

4 Điểm mới của luận án

Khi hoàn thành luận án kỳ vọng có các đóng gop sau:

Về mặt lý thuyết: dựa trên các băng chứng thực nghiệm, luận án đóng góp các bằng chứng

về tác động của phát trién khoa học — công nghệ đối với quá trình CNH, HĐH Trong đó, trong tâm là

việc xác nhận trên khía cạnh thực nghiệm làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khoa học — công

nghệ Điều này, làm kỳ vọng sẽ làm giàu thêm lý luận về phát trién khoa học — công nghệ

Về mặt thực tiễn: dựa trên các dữ liệu trong luận án, tác giả kỳ vọng luận án sẽ đóng góp vàothực tiễn các điểm sau:

(i) Xác định và làm rõ những nhân tô anh hưởng đến phát triển khoa học - công nghệ ở

thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, không chỉ hiểu được đặc trưng phát triển khoa học

-công nghệ mà còn hướng đến chính sách phát trién khoa học - -công nghệ

Trang 19

đi) Làmrõtác động của phat triển khoa hoc - công nghệ đến quá trình CNH, HĐH ở thành

phó Hồ Chí Minh Qua đó, có thé hiểu rõ tam quan trọng của việc phát triển khoa học

- công nghệ ở TP HCM hiện nay Từ đó, luận án kỳ vọng đóng gop các gợi ý phương

hướng và giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả phát trién khoa học - công nghệ(ii) phục vụ qua trình đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TP HCM trong thời gian

5 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở dau, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cầu gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển khoa học — công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa.

Chương 3: Thực trang phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở thành phó Hồ Chí Minh

Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phó Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Trang 20

CHUONG 1: TONG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHAP

NGHIÊN CỨU CUA LUẬN ÁN1.1 Téng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

11.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến van đề khoa học - công nghệ

Các nghiên cứu nước ngoài:

Vào thế kỷ XX, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại,

có nhiều công trình của các nhà lý luận nước ngoài bàn về khoa học và vai trò của khoa học đối với sự

phát trién kinh tế - xã hội

Kế tục truyền thống dé cao vai trò của khoa học từ Demécrit, Arixtốt đến Phranxis Bécon, rồi

đến C Mác, Alvin Toffler (1970, 1980, 1991) nhận thấy khoa học, kỹ thuật phát trién không ngừng tácđộng đến sản xuất và đời sóng, hình thành nên các làn sóng văn minh Đến nay, nhân loại đã trải qua ba

làn sóng văn minh: làn sóng văn minh nông nghiệp, làn sóng văn minh công nghiệp và làn sóng vănminh tin học (hay còn gọi là làn sóng văn minh trí tuệ) Làn sóng văn minh nông nghiệp bắt đầu từ cuối

xã hội nguyên thủy, khi xã hội xuất hiện sự phân công lao động xã hội giữa trồng trọt và chăn nuôi, đếnthé kỷ XVIL Làn sóng văn minh công nghiệp bat dau từ thế ky XVII, khi xuất hiện ngành sản xuất công

nghiệp, đến nửa dau thé ky XX Làn sóng văn minh tin học (văn minh tri tuệ) bắt đầu từ thập niên 60

của thé ky XX, khi xuất hiện thé hệ máy tính điện tử đầu tiên, kéo dai đến ngày nay Trong làn sóng vănminh trí tuệ, tri thức khoa học thê hiện sức mạnh to lớn đến mức làm thay đổi hắn nắc thang quyền lực

của nhân loại Có ba yếu t6 cơ bản tạo thành quyền lực của con người là bạo lực, của cải và trí tuệ Song,

vị trí của từng yếu t6 thay đôi, thăng tram qua các làn sóng văn minh Trong làn sóng văn minh nông

nghiệp, bạo lực ở ngôi thứ nhất cao nhất, của cải ngôi thứ hai, trí tuệ ở ngôi thứ ba, thấp nhất Trong lànsóng văn minh công nghiệp, của cải lên ngôi thứ nhất, bạo lực xuống thứ hai, trí tuệ ở ngôi thứ ba Đến

làn sóng văn minh trí tuệ, tri thức đại diện cho trí tuệ lên ngôi thứ nhất, của cải ở ngôi thứ hai, bạo lựcxuống thứ ba trong nắc thang quyền lực Ông viết: "Tri thức chuyên mình biến thành pham chat quyénluc t6i cao ngày nay, nó thay đổi dia vị phụ thuộc vào tiền bạc và bạo lực, mà thành ra vai trò cốt tủy của

quyền lực, thậm chí nó còn mở rộng nguyên tắc tối cao của hai sức mạnh trước là bạo lực và của cải"

(Alvin Toffler, 1991, p 38) Alvin Toffler cho rang tri thức, trí tuệ là nguồn lực to lớn nhất trong việc tạo

ra của cải vật chat, tri thức không những không bao giờ cạn kiệt, mà trái lại, càng khai thác càng phát

triển Các quan điểm của Alvin Toffler có những yếu tô hợp lý, có tính gợi suy, rat đáng dé chúng ta suy

Trang 21

ngẫm Song, ông đã sai lầm khi đề cao quá mức vai trò của tri thức khi cho rằng: " trong tat cả nguồn

tư liệu sáng tạo ra của cải, công năng lớn nhất vẫn là tri thức Sự thật, thường thường tri thức có thê thay

thé các nguồn tư liệu khác, nó là thứ lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn Tri thức là sản phâmthay thé cho tat ca" (Alvin Toffler, 1991, p 120) Chúng ta đều biết rằng, về ban chat, tri thức là cái tinhthan, là hình ảnh chủ quan của các sự vật khách quan được phan ánh vào trong bộ óc của con người Tự

ý thức thuần túy không bao giờ làm biến đổi được các sự vật vật chất, càng không thê thay thế được

chúng Ý thức chỉ thật sự có sức mạnh khi nó phản ánh đúng cấu trúc, bản chất và quy luật chỉ phối sựvật và phải được vận dụng đúng đắn vào hoạt động thực tiễn của con người, được vật chất hóa thành cơ

sở lý luận của các phương tiện kỹ thuật, công nghệ do con người sáng tạo ra Về thực chất, thuyết ba làn

sóng văn minh của Alvin Toffler vẫn không vượt ra khỏi khuôn khô thuyết kỹ trị đã lưu hành trong xã

hội phương Tây nửa cuối thế kỷ XX

J D Bernal (1939) giới thiệu về cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và tác động to lớn của

khoa học, kỹ thuật đối với sản xuất và sự phát triển xã hội Tiếp thu quan điểm của C Mác về "khoa

học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp", J D Bernal chứng minh khoa học đang thực sự trở thành

lực lượng sản xuất trong xã hội hiện đại Theo ông, khoa học không chỉ bảo tồn, phát triển trí tuệ của

con người, mà còn thực hiện chức năng xã hội cải thiện đời sống của nhân loại Cũng giống như

Bernal, (David Clandes, 1998) cho rằng KH - CN là tài sản quý giá, đồng thời thé hiện sức mạnh, năng

lực phát triển của quốc gia Nó là nguyên nhân tạo nên sự phát triển vượt bậc của các nước công nghiệp

hàng đầu như Mỹ, Nhật bản, Đức, v v

Cũng như các nhà khoa học trước đấy, Thomas L Friedman (2005) cũng đề cao quá mức vai

trò của KH - CN so với yếu tố chính trị Thomas L Friedman phân tích tác động của khoa học, kỹ

thuật, công nghệ đến sự phát trién kinh tế và cấu trúc chính trị thế giới đương đại trong bối cảnh toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, mà ông quan niệm là quá trình làm phăng thế giới Ông phân

tích mười nhân tố làm phăng thé giới như: xóa bỏ các rào cản giữa các quốc gia, khu vực; sự xuất hiện

máy tính điện tử, mạng internet toàn cầu; công nghệ số, phần mềm xử lý công việc; kết nói cá nhân,

kết nối cộng đồng; thuê làm việc bên ngoài mở ra khả năng làm việc cho các cá nhân ở các quốc gia

dang phát triển; chuyên sản xuất ra nước ngoài phát triển các công ty xuyên quốc gia, hình thành và

phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu; cung cấp, mở rộng thông tin; tăng cường các nhân tô xúc

tác nhăm tạo ra những giá trị gia tăng ngày càng lớn hơn Đồng thời, có ba yếu tổ hội tụ thế giới

Trang 22

Theo T L Friedman, thế giới đang trở nên phăng hơn, không phải về địa lý, mà là về trình độ phát

triển được rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia nhờ quá trình kết nói toàn cầu va sự phát triển của

KH-CN Cốt lõi của quá trình làm phang thé giới là sự xuất hiện và ứng dụng các công nghệ hiện đại,

mà nổi bat là công nghệ điện tử - tin học vào sản xuất và đời sống

Yves Michaud (2002) tập trung vào những chủ đề lớn đang được tranh luận rộng rãi như toàn

cầu hóa, phát triển bền vững, kinh tế tri thức, khoa học, phát triển và vai trò của Nhà nước trong nền

kinh tế Đặc biệt là bài viết "Kinh tế và cải tiến kỹ thuật" của Jean -Hervé Lorenzi, Giáo sư kinh tếtrường Đại học Paris -Dauphine, có vấn Ban lãnh đạo Công ty Tài chính Edmond de RothschildBanque, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế Bài viết nay đã đề cập đến vai trò của KH - CN trongviệc thúc day năng suất lao động từ đó kích thích kinh tế tăng trưởng và phát triển

Nếu như các tác giả trên tập trung nghiên cứu chung về tác động của KH - CN đến phát triểncủa một quốc gia, Thanh Le va Kam Ki Tăng (2011), tập trung làm rõ hai van dé: thứ nhất, bài viết

cung cấp các mô hình định lượng các tác động của công nghệ cao R & D (nghiên cứu và phát triển)

về sản lượng sản xuất công nghệ cao Thứ hai, bài viết đã phát triển mô hình lý thuyết dé kiểm tra vàxác định số lượng bất kỳ về sự tác động khác biệt giữa nghiên cứu khoa học và nghiên cứu công nghiệp

trong sản xuất công nghệ cao

Michael Danquah (201 1) lại chủ yếu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến TFP Michael

Danquah sử dụng mô hình định lượng với mô hình tăng trưởng TFP theo nghiên cứu phụ thuộc đến 19

biến số (Michael Danquah, 2011) được thực hiện ở các quốc gia được chia thành 2 nhóm: nhóm quốc gia

thuộc khối OECD và nhóm quốc gia không thuộc khối OECD (non - OECD) Ở khía cạnh phân chia 2

mặt là thay đối kỹ thuật và tiễn bộ kỹ thuật: hiệu qua đặc thù quốc gia và GDP là nhân tố chủ yếu tác

động đến cả 2 mặt thay đổi kỹ thuật và tiễn bộ kỹ thuật Mở cửa thương mại và thị phần tiêu thụ ảnh

hưởng lớn đến sự thay đôi kỹ thuật; còn mở cửa thương mại chỉ anh hưởng lớn đến tiễn bộ kỹ thuật Ở

khía cạnh chia mẫu nghiên cứu theo 2 nhóm nước thuộc khối OECD và không thuộc khối OECD, hiệu

quả đặc thù quốc gia và GDP tác động đến cả 2 nhóm nước Đối với nhóm thuộc khối OECD thì ngoài

ảnh hưởng của 2 yêu tố trên, qua khảo sát còn có: chi phí đầu tư, thị trường tiêu thụ, mở rộng thương mại

và lực lượng lao động cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP Còn với nhóm nước ngoài khối OECD thiyếu tô khuynh hướng tăng dân số lại được đánh giá cao ngoài 2 nhân tố chung kể trên

Trang 23

Mô hình của Solow đã dé ra mô hình về thay đổi công nghệ ngoại sinh Ông chi ra rang thayđôi công nghệ là do các yếu tổ tac động từ bên ngoài Trái với Solow, mô hình tăng trưởng nội sinh cógang khắc phục những khiếm khuyết của mô hình của Solow Nếu mô hình Solow hoàn toàn nói vềcông nghệ mà không giải thích về thay đồi công nghệ thì mô hình nội sinh cho rằng tiến bộ công nghệ

là kết quả của đầu tư vào vốn con người Vì tác động lan tỏa từ đầu tư vào vốn con người sang năng

suất vốn vật chat, von vật chat thé hiện suất sinh lời không đổi không giảm dần Y = K°H!* = K*(H/K)!“ = hằng số x K (James Riedel, 2015)

Với lý thuyết bắt kịp công nghệ, Lucas cho rang ở các nước kém phát trién, chính sự bắt kipcông nghệ không phải đổi mới sáng tao đã làm thay đồi công nghệ Sự theo kịp công nghệ mang tính

nội sinh và có lợi suất giảm dan Bat kịp công nghệ là lý thuyết tăng trưởng ở các nén kinh tế đang phát

triển mở và phù hợp với bằng chứng thực nghiệm Bắt kịp công nghệ đạt được nhờ tiếp thu công nghệmới và tốt hơn từ nước ngoài thông qua đầu tư vào máy móc, thiết bị nhập khẩu, thu hút FDI và đầu

tư vào phương pháp quan lý và kinh doanh hiện đại của thế giới Do đó thay đổi công nghệ ở các nước

đang phát triển và mở, được quyết nội sinh bằng đầu tư (James Riedel, 2015)

Đi trả lời cho câu hỏi ai là người chiến thắng, ai là kẻ chiến bại trong cuộc đua giành vị thế

trong đối mới toàn cau và tại sao phải chạy đua; các quốc gia cần phải làm gi dé tối đa hóa đổi mới và

tăng trưởng Đồng thời, Robert D Atkinson & Stephen J Ezell đã đặc biệt nhắn mạnh việc xây dựngmột cộng đồng doanh nghiệp có năng lực, sẵn sàng đầu tư cho đổi mới mà không kỳ vọng thu lợi

nhuận trong ngắn hạn và có một chính phủ sẵn sàng thực thi các chính sách đổi mới hiệu qua là nhữngyêu tô quyết định dé giành chiến thắng trong cuộc đua giành lợi thé đổi mới toàn cau (Robert D

Atkmson & Stephen J Ezell, 2017)

Nguyên nhân khiến Hàn Quốc có thê bắt kịp về kinh tế cũng như trình độ phát triển công nghệ

của các nước phát trién phương Tây và Nhật Ban là do họ đã lựa chọn chính xác những ngành công

nghệ trọng tâm, những ngành liên quan đến công nghệ só, dé dau tr mạnh mẽ cho nghiên cứu và pháttriển (R&D), tạo ra bước nhảy vot và có thé nói đã dẫn đầu thé giới trong một số lĩnh vực Ở cấp độ vi

mô, bên cạnh những tập đoàn không lồ nằm trong nhóm những công ty hàng đầu thế giới về quy mô

và công nghệ, Hàn Quốc đã phát triển được hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm giữ những công

nghệ lõi trong một số lĩnh vực, làm nền tảng cho việc vươn lên thống lĩnh thị trường Đặc biệt, Kuen

Lee đã chỉ ra ba mô hình bắt kịp khác nhau của doanh nghiệp Hàn Quốc nhằm chiếm lĩnh thị phan thé

Trang 24

giới, đó là: “tạo con đường riêng”, “bỏ qua giai đoạn” và “đi theo con đường đã có”, trong đó “tạo con

đường riêng” và “bỏ qua giai đoạn” là những mô hình nhảy vọt dựa trên việc xây dựng và phát triểnnăng lực, đặc biệt là năng lực công nghệ Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích khá sâu sắc quá trình mởrộng ra thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Hàn Quốc nhăm tối ưu hóa chỉ phí, thị trường, sảnphâm và dây chuyên sản xuất (Keun Lee, 2021)

Các nghiên cứu trong nước

C Mác va Ph Angghen khang định "khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp" Kế thừa

tư tưởng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta đều biết răng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta

hiện nay còn thấp kém Lé lối sản xuất chưa cải tiễn được nhiều Cách thức làm việc còn nặng nhọc

Năng suất lao động còn thấp kém Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó Khoahọc phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhăm nâng cao năngsuất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thăng

lợi" (Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, 1996, pp 77, 78) Người đã chỉ rõ nhiệm vụ của khoa

học và kỹ thuật, định hướng cho khoa học và kỹ thuật phát triển Khi nói về môi trường dé tạo dựng

cơ sở kỹ thuật vững chắc, kế thừa tư tưởng của C.Mác và Lénin là nền đại công nghiệp cơ khí, ding

máy móc tạo ra máy móc, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa: "Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các

ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu Đó là con đường phải đi của chúng ta, con

đường công nghiệp hóa nước nhà" (Hồ Chi Minh, Hồ Chi Minh: Toàn tập, t.10, 1996, p 41)

Vũ Hồng Vận (2018) khăng định khoa học đã phát triển đến mức trở thành điểm xuất phát

trực tiếp cho những biến đổi to lớn trong kĩ thuật sản xuất và tao ra những ngành sản xuất khong 16

Từ đó Vũ Hồng Vận nhận thấy được xu thế nhất thể hóa giữa KH - CN và sản xuất ở Việt Nam Đồng

quan điểm xem KH - CN như một yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất, tuy nhiên, Vũ Đình Cự và

Trần Xuân Sầm (2006) tập trung làm rõ các vấn đề về KH - CN và công nghệ cao; công nghệ thông

tin dẫn đầu; công nghệ sinh học đột phá lịch sử; công nghệ vật liệu tiên tiến - công nghệ NANO; công

nghệ năng lượng mới; hệ thống công nghệ cao và lực lượng sản xuất; những đặc điểm chủ yếu của

lực lượng sản xuất mới như khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tri thức là sức mạnh nòng

cốt của lực lượng sản xuất mới, lực lượng sản xuất mới và xu hướng toàn cầu hóa, vốn con người là

vốn quan trọng trong lực lượng sản xuất mới, lực lượng sản xuất mới và tính bền vững: tác động xã

hội của lực lượng sản xuất mới; tri thức; kinh tế tri thức là tất yếu lịch sử; những đặc trưng chủ yếu của

Trang 25

nên kinh tế tri thức; sự hình thành nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thé giới; xu thé phát triển nềnkinh tế tri thức trong thời gian tới; chủ nghĩa tư bản hiện đại và sự biến đôi thích nghi với nền kinh tếtri thức; một số luận điểm về nền kinh tế tri thức trong chủ nghĩa tư bản hiện dai; sự phát triển kinh tếtri thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội và kinh té tri thức; CNH, HDH gắnvới phát triển kinh tế tri thức ở nước ta Từ đó, các ông khang định công nghệ chính là lực lượng sản

xuất trực tiếp trong thời đại ngày này và vì vậy nền kinh tế tri thức là một tất yêu Muốn tiến hành

CNH, HDH đất nước thì phải gắn chặt với nền kinh tế tri thức Tuy nhiên, cuốn sách chỉ gián tiếp nóiđến vai trò của KH - CN đối với tiến trình CNH, HĐH chứ chưa đào sâu vào van dé này Vũ Đình Cự

(2009), làm rõ vai trò dan đầu của công nghệ hiện đại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất,

đồng thời nêu lên một số suy nghĩ về xu thế phát triển của công nghệ thông tin, điện tử, có vai trò danđầu trong vài thập kỷ tới

Phạm Thị Ngọc Tram (2003) tập trung phân tích về KH - CN, phát triển KH - CN và các mốiquan hệ giữa KH - CN và sản xuất, giữa khoa học với nhận thức và biến đổi thé giới, giữa khoa học

và công nghệ với van đề con người Tuy không tập trung vào phân tích ảnh hưởng của KH - CN đến

quá trình CNH, HĐH nhưng đây là nguồn tài liệu cung cấp những lý luận về KH - CN

Những yếu tổ tác động đến KH - CN gồm nhiều yếu tố như nguồn nhân lực, các văn bản pháp

luật, thị trường, Phác thảo bức tranh chung về thực trạng sử dụng đội ngũ KH & CN ở TP HCM

và tìm quy luật của dòng chảy chất xám trên địa bàn Thành phố Hoàng Anh Tuan (2004), chi tập

trung vào nguồn nhân lực KH - CN ở TP HCM Ông đã tiễn hành khảo sát, phản ánh đúng hiện trạng

sử dụng nguồn nhân lực KH & CN trên địa bàn TP HCM, từ cơ quan nghiên cứu KH & CN đến

doanh nghiệp và ở ruộng đồng thuộc Trung ương và Tp quản lý Nghiêng về các văn bản quy phạm,

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ (2005), đã cung cấp hệ thống cácvăn bản quản lý Khoa học và Công nghệ Tập trung vào thị trường KH - CN của Việt Nam, PhạmVăn Dũng (2010), trình bày những vấn đề lý luận về phát triển thị trường KH - CN, chính sách phát

triển thị trường KH - CN ở một số nước Ông làm rõ những nhân tô ảnh hưởng đến sự hình thành và

phát trién thị trường KH - CN ở Việt Nam, tình hình phát triển thị trường KH - CN ở Việt Nam, đồng

thời đánh giá về thị trường KH - CN ở Việt Nam, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp cơ bản

nhằm thúc day sự phát triển của thị trường KH - CN Việt Nam

Trang 26

Dé cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong hoạch định chính sách phát triển

kinh tế - xã hội, các nhà nghiên cứu về hoạt động khoa học và công nghệ của nước nhà, Bộ Khoa học

và công nghệ (2016) đã định hướng phát triển khoa học và công nghệ, quan lý Nhà nước về khoa học

và công nghệ, tiềm lực khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ và khởinghiệp băng đổi mới sáng tạo, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, giải thưởng khoa học và

công nghệ Tat cả nội dung đó nam trong cuốn sách "Khoa học và công nghệ Việt Nam 2015"

Một số tác giả đi sâu vào phân tích định lượng dé đánh giá những ảnh hưởng của KH - CNđến phát triển kinh tế như thế nào Đỗ Hoài Nam (2016), cho rang tăng trưởng GDP được hình thành

từ ba yếu tố: von, lao động và năng suất các nhân tố tông hợp (TFP - Total Factor Productivity) TFPphản ánh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu rakhông chỉ phụ thuộc vào tăng thêm số lượng của đầu vào mà còn chất lượng của các yêu tô von và laođộng Tăng TFP gan liền với áp dung các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức

quan lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động Cùng với lượng đầu vào như nhau,

lượng đầu ra có thé lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, của vốn va sử dụng có hiệuqua hơn các nguồn lực này (Đỗ Hoài Nam, 2016) Đỗ Hoài Nam dựa vào lý thuyết của Solow (1994)khang định tăng vốn và lao động có thé dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp với giai đoạnđầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TEP mới là nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn Phân

tích SWOT về hệ thống khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam cho thấy, nếu như các

điểm mạnh hau hết nằm ở các yếu tố khách quan thì các điểm yếu năm ở các yếu tổ nội tại Từ cơ sở

hạ tầng, chất lượng dạy và học cho tới năng lực nghiên cứu của doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu

Nhà nước đến việc thực hiện chính sách về khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

được đánh giá là yếu kém Công tác nghiên cứu và phát triển vẫn chỉ là hoạt động chiếm ty trọng rất

nhỏ trong các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước Đầu tư của khu vực doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tong chi cho R&D của toàn xã hội Không trực tiếp đánh giá tác động của TFP đến

phát trién kinh tế nhưng với mục tiêu nghiên cứu là các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của kinh

tế tri thức, sự cần thiết và những tác động của việc chuyên đổi sang nền kinh tế tri thức trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế, Nguyễn Sơn Hoa (2012) nêu bật bản chất hay nội hàm của kinh tế tri thức,trên cơ sở nhận thức có phê phán các quan điểm kinh tế tri thức của các nhà lý luận kinh tế trong vàngoài nước Đồng thời, đúc kết kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức của các nước trên thé giới làm

Trang 27

và quản lý chất lượng chung của ƯNDP và MOIT qua thu thập, xử lý và phân tích đữ liệu đã đánh giá

mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4 0 nói chung, yếu tố có liên quan đến mức độ sẵn sàng tiếp cận

CMCN 4 0 của các doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ điền hình của CMCN 4.0, cảm nhận và phản

ứng của doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp trước của Việt Nam CMCN 4.0.

Đề tai “Phân tích dit liệu doanh nghiệp cho Khu Công nghệ cao TP.HCM" do TS Tân Hạnh

làm chủ nhiệm được Sở KH&CN Tp HCM nghiệm thu vào năm 2021 Từ những dữ liệu thu thập,

khảo sát và đánh giá, đề tài đã phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL) cho hệ thống, bao gồm: Xây

dựng mô hình hóa hệ thong, phan tich chi tiết dữ liệu doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao TP, xâydựng CSDL doanh nghiệp dùng chung, thiết kế giải pháp biến đổi, tích hợp và lưu trữ dữ liệu tích hợp,

thiết kế kho dữ liệu, giải pháp dự báo thông minh dựa trên khai phá dữ liệu, các loại báo cáo, thiết kếgiải pháp chia sẻ dữ liệu dùng chung, thiết kế luồng chức năng hệ thống Mục tiêu của đề tài là nhằm

nghiên cứu và xây dựng giải pháp kỹ thuật tích hợp, phân tích, khai thác và chia sẻ dữ liệu về doanh

nghiệp, dự án đầu tư cũng như thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ từ nhiều nguồn

dữ liệu để tăng cường công tác quản lý vận hành tại Khu Công nghệ TP.HCM (SHTP)

Xuất phát từ yêu cầu và điều kiện trong nước dé xem xét các ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế

Trên cơ sở đó phân loại các xu thé thé giới theo khả năng tiếp cận trong nước dé tạo sự chủ động trong

tranh thủ các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển KH - CN và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam giai đoạn

2021 -2030 Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi (2020) cho rằng KH - CN & DMST tăng cường

phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn dé công nghiệp hóa, hiện

đại hóa

Các nghiên cứu nước ngoài

C Mác, Ph Angghen, V I Lénin, I V Xtalin (1976) đã phân tích những quan điểm về sự

xuât hiện và vai trò của nên đại công nghiệp đôi với sự phát triên kinh tê - xã hội và ý nghĩa của nó đôi

Trang 28

với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây chính là cơ sở cho đường lỗi công nghiệp hóa xã hội

chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đi sâu nghiên cứu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một quốc gia, Dong Fureng (1992) đi phân

tích, tong kết kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc Trong đó, Dong Fureng nhấn

mạnh sự thành công của Trung Quốc là do phát triển kết hợp hài hòa giữa thành thi và nông thôn, lay

công nghiệp hóa thành thị thúc đầy quá trình công nghiệp hóa nông thôn

Không phân tích về công nghiệp hóa ở một nước mà nghiên cứu công nghiệp hóa ở một khuvực, Southern African Development Community, (Tổ chức phát trién cộng đồng Nam Phi, viết tắt là

SADC), (2015) nói lên tầm quan trọng của công nghệ và kinh tế đối với sự chuyên biến của khu vựcSADC thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát trién kỹ năng, khoa học và công nghệ, tăng

cường năng lực tài chính và hội nhập khu vực sâu hơn Chiến lược được nêu trên ba khía cạnh: một

là, công nghiệp đóng vai trò quyết định đối với việc chuyền đổi kinh tế và công nghệ; hai là, khả năng

cạnh tranh như là một quá trình hoạt động đề di chuyên từ lợi thế so sánh đến lợi thế cạnh tranh; ba là,hội nhập khu vực và địa lý như là cách phát triển công nghiệp và kinh tế

Cũng phân tích công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên một khu vực, song Mohamed Aripp vàHal Hill (1992) tập trung phân tích, tong kết những thành công và hạn chế của các nước Đông Nam

Á trong quá trình chuyên từ mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khâu sang mô hình công nghiệp

hóa hướng về xuất khẩu Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các nước đang tiến hành công

nghiệp hóa khác, trong đó có Việt Nam Cũng phân tích thời kỳ một số nước ASEAN như Singapore,

Malaysia, Indonesia và Thái Lan đang tiến hành công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, song Shoichi

Yamashita (1994) tập trung bàn về dau tư trực tiếp, chuyền giao công nghệ và cách thức quản lý của

Nhật Bản đối với một số nước ASEAN Tác giả có so sánh đối chiếu cách thức chuyền giao công nghệ

và quản lý của Nhật Bản với các nhà đầu tư phương Tây, chỉ ra những mặt được và chưa được trong

việc tiếp nhận dau tư và chuyên giao công nghệ của nước ngoài ở từng nước ASEAN nói trên Giống

các tác giả trước đây, K S Jomo (2001) đã phân tích về công nghiệp hóa ở một số nước ASEAN Tuy

nhiên, ông lại tập trung phân tích tổng quát quá trình công nghiệp hóa của Singapore, Malaysia,Indonesia va Thái Lan, chỉ ra sự thành công trong công nghiệp hóa này và rút ra bài học kinh nghiệmcho những nước khác Bài học thành công của các nước Đông NamÁ chính là phải có các biện pháp,

con đường, lộ trình, bước đi thích hợp với điều kiện của mỗi nước, biết phát huy cao độ nội lực, nhưng

Trang 29

cần phải tranh thủ được sự hỗ tro từ các nước phát triển về vốn và công nghệ Đồng thời, phải kết hợpgiữa phát trién kinh tế với việc bảo vệ môi trường mới có thé phát triển bền vững

Các nghiên cứu trong nước

Mai Thị Thanh Xuân (201 1) cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống, có tính học thuật

về công nghiệp hóa, trong đó tập trung ba nhóm vấn đề: Một là, những vấn đề lý luận chung về công

nghiệp hóa và mô hình công nghiệp hóa Hai là, một số mô hình công nghiệp hóa điền hình đã và đang

được thực hiện trên thế giới Ba là, mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay và

trong thập kỷ tới Không di sâu vào mô hình công nghiệp, hóa hiện đại hóa như Mai Thị Thanh Xuân,

Định Thị Hoàng Phương (2019) chỉ đi vào làm rõ sáu đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở Việt Nam Phạm Anh (2018) lại tập trung làm rõ bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa,quan niệm về kinh tế tri thức Từ đó, trình bày mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh

tế tri thức Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.Phùng Văn Ứng (2020) tập trung phân tích tác động của cách mạng KH - CN đến quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trên ba mặt, đó là trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền sản

xuất, chuyên dịch cơ cấu kinh tế và phát trién bền vững

Sử dụng nguồn dữ liệu của Liên Xô trước đây, Dương Quang Hiệp và Nguyễn Duy Nam(2018) đi phân tích quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Liên Xô khi áp dụng chínhsách kinh tế mới NEP của V I Lênin Trên cơ sở đó, so sánh với quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa của Việt Nam từ năm 1966.

Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, xác định nội dung CNH, HĐH gan với phát triển kinh tế tri thức,

Vương Phương Hoa (2014) đã hệ thống hóa lý luận về CNH, HDH, từ góc độ của kinh tế chính trị học

Vuong Phương Hoa đưa ra khái niệm và làm rõ nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức

trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C Mác, đường lỗi của Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình nghiêncứu trước đó Qua đó, chỉ ra sự cần thiết phải CNH, HDH gan với phát triển kinh tế tri thức; những nhân

tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gan với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt

Nam là thành phố Da Nẵng Như vậy, Vương Phương Hoa đã làm rõ mối quan hệ giữa CNH, HĐH với

phát triển kinh tế từ lý luận đến thực tiễn của một thành phố ở Việt Nam là Đà Nẵng

Một số tác giả đã đi xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trần Thị VânHoa đã đưa ra khái mệm về nước công nghiệp hiện đại và dé xuât hệ tiêu chí nước công nghiệp theo

Trang 30

hướng hiện đại tiếp cận từ mục tiêu phát triển đất nước Trần Thị Vân Hoa đã dé xuất 5 tiêu chí Tiêu

chí về kinh tế là GNI/ người lớn hơn hoặc bằng 12.000 USD, tỷ lệ lao động nông nghiệp/ tổng lao

động xã hội nhỏ hơn hoặc bằng 20% Tiêu chí về xã hội, HDI (chỉ số phát triển con người) lớn hơnhoặc bằng 0.8 Chỉ số văn minh, GII (chỉ số đối mới sáng tạo toàn cầu) lớn hơn hoặc băng 53.1% Chỉtiêu bền vững về môi trường, EPI (chỉ số chất lượng môi trường) lớn hơn hoặc băng 55 Đồng thời, bà

cũng dự báo đến năm nao thì Việt Nam dat được các chỉ tiêu này (Trần Thị Vân Hoa, 2018) Sau khi

bàn về khái niệm công nghiệp hóa Bùi Tất Thắng đã xác định Việt Nam đang ở giai đoạn 1 của quatrình công nghiệp hóa (sản xuất giản đơn dưới sự hướng dẫn của nước ngoài) trong tiền trình phát triển

4 nắc thang về CNH của K Ohno khi chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiếntrình CNH ở một nên kinh tế tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kếtthúc khi tỷ trong lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội Bùi Tat Thang đã đề xuấtđến 5 tiêu chí mà Việt Nam hướng tới dé sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Về tiêu chí kinh tế, đo lường thông qua GDP bình quân đầu người hoặc GNP bình quân đầu người

hoặc GDP xanh bình quân đầu người đạt mức lớn hơn hoặc bằng 12.000 USD Tiêu chí tỷ lệ lao động

trong lĩnh vực nông nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 20% Tiêu chí đo lường mức độ phát trién của côngnghiệp chế tạo, MVA/ người nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 USD hoặc tỷ trọng chế tạo trong GDP Tiêu

chí thứ tư là ty lệ đô thị hóa phải nhỏ hơn hoặc băng 60% Chỉ số thứ năm là chỉ số phát triển con người

HDI lớn hơn 7.0 (Bùi Tất Thắng, 2018).

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan dén phát triển khoa học - công nghệ

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện dai hóa

Các nghiên cứu nước ngoài

Vladimir M Mazyrin (2013), tập trung vào phân tích xu hướng và mô hình mà Việt Nam đã

sử dung dé tiến hành quá trình hiện đại hóa đất nước Tại đây Vladimir M Mazyrin đã phân tích các

chính sách và lựa chọn chuyên đồi của nền kinh tế Việt Nam khi tiễn hành quá trình hiện đại hóa là

cần tập trung phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức, tức là tập trung cho khoa học và công nghệ Tuy

nhiên, Vladimir M Mazyrin chưa đi sâu phân tích tác động của khoa hoc và công nghệ đến quá trìnhCNH, HĐH ở Việt Nam.

Wim Naudé, Adam Szirmai, Alejandro Lavopa (2013) tập trung phân tích các mô hình về

chuyên dich cơ cấu kinh tế ở các quốc gia Brazil, Nga, An Độ, Trung Quốc và Nam phi (viết tắt là

Trang 31

BRICS) Wim Naudé và các cộng sự của mình chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất và nhận thấy TrungQuốc có sự khác biệt so với các quốc gia còn lại trong khối BRICS Sở dĩ có sự khác biệt này là doTrung Quốc áp dụng chính sách công nghiệp hỗ trợ cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước đề bắt

kịp công nghệ Như vậy, chính việc tập trung vào KH - CN đã góp phan làm chuyền dịch cơ cau kinh

tế của Trung Quốc và làm cho Trung Quốc khác biệt so với các quốc gia còn lại trong khối BRICS

Tuy nhiên, các tác giả này chỉ tập trung một khía cạnh của quá trình CNH là chuyên dịch cơ cấu kinh

tế mà chưa đề cập đến toàn bộ quá trình CNH Đồng thời, các tác giả này cũng chỉ nói đến chính sáchđầu tư cho KH - CN chứ chưa đề cập đến ảnh hưởng của KH - CN đối với quá trình CNH, HĐH

Adam Szirmai, Wim Naudé, and Ludovico Alcorta (2013), tập trung làm rõ chính sách công

nghiệp đề tiễn hành quá trình CNH của các nước đang phát trién và các nước kém phát triển Trên cơ

sở so sánh về chính sách giữa các quốc gia này, cuốn sách đề cập đến các bài học từ những that baicũng như thành công mà các quốc gia đang phát triển và kém phát triển đã thực hiện Trong các chính

sách công nghiệp có đề cập đến vấn đề KH - CN Tuy nhiên, đây không phải là trọng tâm mà các tác

giả này muốn tập trung phân tích.

Đứng trước các tác động tiêu cực ngày càng tăng từ các đối thủ cạnh tranh toàn cầu, Nga buộc

phải tiễn hành HĐH nên kinh tế Elena I Inshakova và các cộng sự (2019) đã tập trung vào chứngminh việc số hóa nền kinh tế sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực đến nên kinh tế Nga Với nghiên cứu này,Elena I Inshakova và các công sự chỉ tập nghiên cứu anh hưởng của số hóa, một khía cạnh của KH -

CN, đến nền kinh tế Nga Các tác giả này chưa làm rõ ảnh hưởng của các khía cạnh khác của KH

-CN đến HĐH nền kinh tế Nga

Các nghiên cứu trong nước

Khi phân tích tac động của KH - CN đến quá trình CNH, HDH, có tác giả phân tích chung về

vai trò của KH - CN đối với CNH, HDH, có tác giả lại nghiên cứu công nghệ cao và cũng có tác giả

lại nghiên cứu các nguồn lực trong tiến trình CNH, HĐH Trong khi làm rõ vai trò của KH - CN đối

với CNH, HĐH nền kinh tế của một quốc gia là Việt Nam, Nguyễn Chí Hai (1998) đã tập trung đi sâu

làm rõ vai trò của KH - CN với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Trong khi đó, Phan Xuân Dũng (2008)

lại đi phân tích một số vấn đề chung về công nghệ cao trong tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam

Song, Phan Xuân Dũng chưa phân tích tác động của công nghệ tiên tiến và công nghệ cao đến quátrình CNH, HĐH ở Việt Nam Ngô Văn Hải (2017) tập trung làm rõ cơ sở lý luận về nguôn lực, vai

Trang 32

trò và tác động của các nguồn lực đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH,

HĐH và hội nhập quốc tế Trong đó có dé cập đến khoa học và công nghệ nhưng không phân tích sâu.

Một số tác giả khác lại tập trung nghiên cứu về một nguồn lực là nguồn nhân lực Phạm Văn Quý

(2005) tập trung phân tích về nguồn nhân lực khoa hoc và công nghệ trong sự nghiệp CNH, HDH.

Phạm Văn Quý đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực khoa học

công nghệ ở nước ta trong giai đoạn đổi mới từ 1986 đến nay Trần Hồng Lưu (2011) phân tích, hệ

thống hóa khái niệm, kết cấu, phân loại tri thức khoa học, nhằm đưa ra cách hiểu đúng hơn về nhữngvấn đề xung quanh khái niệm tri thức khoa học; đồng thời, tập trung làm rõ vai trò quan trọng của tri

thức khoa học trong sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh tác động của toàn cầu hóa, kinh tế thị trường

và kinh tế tri thức của Việt Nam nói chung Trần Hồng Lưu không đề cập đến công nghệ và ảnh hưởngcủa công nghệ đến quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam và đặc biệt là TP HCM Phạm Thị Mỹ Phượng

(2016) lai tập trung làm rõ mỗi quan hệ tác động qua lại giữa phát triển nguồn nhân lực chat lượng caovới phát triển khoa học và công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một địa

phương là tỉnh Tiền Giang Phạm Thị Mỹ Phượng không đi sâu phân tích ảnh hưởng của KH - CN

đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (2012) đã đi

sâu phân tích đề làm rõ vai trò của khoa học và công nghệ trong quá trình CNH, HĐH và phát triển

bền vững của Việt Nam, nêu lên bối cảnh va quan điểm phát triển khoa học và công nghệ, chiến lượcphát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020, đồng thời nêu lên một số chương trình và

dé án quốc gia về khoa học và công nghệ đến năm 2020 và đưa ra một số định hướng phát triển khoa

học và công nghệ đến 2020 Đây là một tài liệu quý khi nghiên cứu về ảnh hưởng của KH - CN đến

quá trình CNH, HĐH Tuy nhiên, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia chưa đề cập đến

lý luận về tác động của KH - CN và việc phát trién khoa học công nghệ đến quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa của Việt Nam nói chung và các tỉnh thành của Việt Nam nói riêng.

Dưới góc nhìn Triết học, Đỗ Văn Thắng (2016) đã cho thấy mối quan hệ giữa khoa học và

công nghệ với quá trình CNH, HĐH, đã khái quát được quá trình CNH, HĐH ở TP HCM Tuy nhiên,

Đỗ Van Thắng chưa đề cập tới các yếu tố tác động đến phat trién KH - CN, cũng chưa chỉ ra vai trò

của phát triển KH - CN trong quá trình CNH, HĐH và cũng chưa dé cập đến mô hình CNH, HDHcủa các nước trên thê giới.

Trang 33

1.1.4 Những giá trị kế thừa và khoảng trong trong nghiên cứuQua tổng quan nghiên cứu, có thể tóm lược các công trình nghiên cứu trước đây về KH - CN vàtác động của KH - CN đến quá trình CNH, HĐH như sau:

Bảng 1.1: Tóm lược các công trình nghiên cứu liên quan

Khoa hoe - công nghệ | (David Clandes

ảnhhưởng đềnđời 1998); Thomas L.

sông Khoa hoc- cong | Friedman (2005); Vũ

nghệ như là một yêu tô Hằng Vận (2018);

của LLSX Vũ Đình Cự và Trần

Xuân Sâm (2006);

GS TSKH Vũ Đình

Cu (2009);

Nguyễn Chí Hải Wim Naudé, Adam

Khoa hoc - công nehé (1998); Thanh Le va Southern African | Szirmai, Alejandro

tác đông đến tình ó l Kam Ki Tăng (2011); Development | Lavopa (2013);

như tăng tướng kinh té | Đồ Hoài Nam Community (Tổ | Adam Szirmai, Wim

chụ ân dịch du bint, | (2016); Hoàng Xuân | chức phat trién cộng | Naudé, and Ludovico

té yon Long va Hoang Lan dong Nam Phi, viet | Alcorta (2013); Elena

" Chi (2020) tat la SADC) (2015); | I Inshakova và các

cộng su (2019)

Tổng hợp các lý thuyết :

phát triển KH - CN James Riedel, 2015

Michael Danquah Pham Van Quy (201 1); Hoang Anh (2005); Tran Hong Tuan (2004); Bộ Luu (2011); Pham

k kip an ah Nông nghiệp va phát Thị Mỹ Phượng

Yêu tô tác động đến Í tiên nông thôn, Vụ (2016)

Trang 34

Định Thị Hoàng Phương (2019);

học và công nghệ (2012)

Nguôn: Tổng hợp nghiên cứu tong quan

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề KH - CN đã làm rõ vai trò của KH - CN

Các công trình nước ngoài và trong nước phân tích trên cả hai phương pháp định tính và định lượng

cho thấy vai trò của KH - CN đối với năng suất lao động, với tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, các

công trình nay cũng cung cấp một luận cứ khoa học cho thay KH - CN ngày càng ảnh hưởng rat lớn

đến mọi mặt đời sống của con người Khi KH - CN phát triển tri thức trở thành một loại hàng hóa thúcđây nền kinh tế phát triển Trên cơ sở đó hình thành nền kinh tế tri thức Một số công trình tập trung

nghiên cứu tác động của KH - CN trong nền kinh tế tri thức Một số nghiên cứu khác cho thấy tácđộng của KH - CN trong cách mạng công nghiệp và ảnh hưởng của việc đổi mới sáng tạo của các

quốc gia Các công trình này cung cấp cơ sở lý thuyết về KH - CN và phát trién KH - CN cho luận án

Trang 35

Các công trình nghiên cứu liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã cung cấp các mô hình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa được áp dụng một số khu vực và một số nước trên thé giới Bên cạnh

chính sách áp dụng trong quá trình CNH, HĐH của các quốc gia, một số công trình còn đề cập đến

mô hình CNH, HDH, chính sách áp dụng, cũng như bài hoc về CNH, HĐH cho Việt Nam Các công

trình này cung cấp cơ sở lý luận về CNH, HĐH cho luận án

Các công trình nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu về tác động của KH - CN đối với

chuyên dich cơ cấu kinh tế khi tiến hành CNH, HĐH, chính sách KH CN khi HĐH quốc gia KH

-CN không tự thân hình thành và phát trién được mà nó muốn hình thành và phát triển thi phải có con

người Con người chính là chủ thê dẫn đến sự hình thành và phát triển của KH - CN Vì thế, các công

trình nghiên cứu trong nước phần lớn lại tập trung vào một yếu tố quan trọng nhất của KH - CN đó là

nguồn nhân lực KH - CN là khái niệm rat rộng, một số nghiên cứu tập trung bàn một cách tổng quát

vai trò của KH - CN đến quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam Gần nhất với nội dung luận án là nghiên

cứu của Đỗ Văn Thăng Nghiên cứu này tập trung bàn về tác động của KH - CN đối với phát triển xã

hội, đồng thời đi vào thực trạng tác động của KH - CN đối với CNH, HĐH ở TP HCM Các côngtrình chưa làm rõ muốn phát trién KH - CN thì phải tập trung vào những yếu tố nào Do đó, chưa trình

bày cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KH - CN Chưa đi vào phân tích tác động

của phát trién KH - CN đến CNH, HĐH ở TP HCM

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tôi kế thừa lýluận về KH - CN và phát triển KH - CN; lý luận về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồngthời, luận án kế thừa lý luận về vai trò của KH - CN và phát triển KH - CN với phát triển kinh tế vàquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phan lớn các nghiên cứu tập trung đến một nguồn lực phát triển KH - CN trong quá trình CNH,

HDH Việc nghiên cứu về tác động KH - CN đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng của KH - CN đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TP

HCM còn khiêm tốn KH - CN là một khái niệm rất rộng Các nghiên cứu tập trung bao quát tác động

của KH - CN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, hẹp hơn là ở TP HCM Tuy

nhiên, việc nghiên cứu này vẫn còn rất rộng và vẫn chưa có nghiên cứu tập trung vào KH - CN ở góc

độ hẹp với đặc điểm là một yếu t6 của lực lượng sản xuất, chưa có nghiên cứu tập trung vào phát triển

KH - CN trong quá trình CNH, HĐH Với khoảng trống nghiên cứu đó, trên cơ sở nghiên cứu các lý

Trang 36

luận về KH - CN, CNH, HĐH và mối quan hệ giữa KH - CN với CNH, HĐH, luận án tập trung làm

rõ lý luận phát trién KH - CN, tác động của phát triển KH - CN đến quá trình CNH, HDH ở TP HCM.Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển KH - CN trong quá trình CNH, HĐH ở TP HCM trong

thời gian tới.

1.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lénin và những quan điểm cơ bản của Dang Cộng sản Việt Nam Bên cạnh đó, dé tài sử dụngkết hợp các phương pháp như: phương pháp phân tích và tông hợp (phân tích các số liệu liên quan,

phân tích vai trò của khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TP HCM,

), phương pháp quy nap và diễn dịch, phương pháp so sánh và đối chiếu Đồng thời, đề tài sử dụngcác số liệu thong kê, các kết quả nghiên cứu của những người đi trước

1.2.1 Plhuơng pháp luận trong nghiên cứu luận ánLuận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam

o Phuong pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lich sử

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, tác giả sửdụng phương pháp này dé làm rõ vai trò của phát trién KH - CN đối với quá trình CNH, HĐH ở thành

phố Hồ Chí Minh

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vat lịch sử, tác giả coi sự phát trién của

KH - CN là một quá trình khách quan, chịu sự chi phối của các quy luật khách quan chứ không phải

là do những nhân tổ tâm lý như lý tính, đạo đức, lương tâm, v.v của con người quyết định Luận ánchú trọng vào mới liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa khoa học, công nghệ và năng suất lao động,

giữa khoa học, công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, giữa khoa học, công nghệ

và chuyền dich cơ cau kinh tế Thành phó

o Phương pháp phân tích mâu thuẫn

Mọi sự vật, sự việc đều có những mâu thuẫn vốn có bên trong, là nguồn sốc, động lực phát

triển của chúng Trong sự phát triển của xã hội, khoa học, công nghệ cũng có những mâu thuẫn nội tại

Trang 37

của nó, luận án tìm ra những mâu thuần hoặc manh nha của những mâu thuần trong sự phát triển, từ

đó vạch ra những định hướng, những giải pháp cho phù hợp với sự phát triển của quy luật

Trong lý luận, tác giả phân tích những yêu cầu khách quan về vai trò của khoa học - công nghệ

ở thành phố Hồ Chi Minh, đến thực trạng về vai trò của khoa học - công nghệ ở TP HCM Tác giảphân tích những mâu thuần giữa việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất với vốn đầu tư cho

KH - CN Khi phân tích được những mâu thuẫn này sẽ giúp đưa ra những giải pháp phù hợp dé giải

quyết những mâu thuần này Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu vai trò của khoa học - công nghệ ở

TP HCM có cách nhìn tổng quát và hoàn thiện hơn

12.2 Phuong pháp nghiên cứu luận ánLuận án "Phát triển khoa hoc - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành

phó Hồ Chí Minh" nghiên cứu làm rõ các nội dung lý luận về KH - CN, vai trò của KH - CN đối với

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TP HCM Vì vậy, luận án sử dụng các phương pháp định

tinh trong phân tích đánh giá thực trạng về vai trò của KH - CN ở Thành phô trong quá trình CNH,

HDH qua các năm Từ đó, luận án vạch ra các định hướng phát huy vai trò của KH - CN trong thời

gian tới và đề xuất các giải pháp phát phát trién KH - CN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở TP HCM.

Đồng thời luận án cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm kết hợp giữa lýluận và thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu các quy luật khách quan về kinh tế - xã hội với vận dụng các

quan điểm, chủ trương, chính sách của Dang và Nhà nước trong phát triển cơ sở lý luận cho việc xem

xét vai trò của phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình CNH, HĐH ở thành phó Hồ Chí Minh

Trong luận án, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng:

o Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phương pháp trừu tượng hóa đòi hỏi phải gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, không bền vững,không ôn định xảy ra trong những quá trình và hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển

hình, bền vững, ôn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy xác định đúng ban chất

các hiện tượng, quá trình, các quy luật vận động của chúng (Hồ Tan Phong, 2018) Trừu tượng hóa

khoa học có vai trò quan trọng trong nhận thức Đối với chuyên ngành kinh tế chính trị, néu muốn chỉ

ra bản chất của sự vật đều phải trải qua quá trình trừu tượng hóa khoa học Vì phân tích các vấn đề

Trang 38

kinh tế, các van đề về vai trò của khoa học - công nghệ ở thành phô Hồ Chí Minh hiện nay không thé

sử dụng kính hiển vi, lại cũng không thé sử dụng thuốc thử hóa học, mà cần sử dụng năng lực tư duy

trừu tượng trong vận dụng trí não đối với đối tượng nghiên cứu Không thé đưa vào phòng thí nghiệm

mồ xẻ xem phát trién khoa học - công nghệ có những gi trong đó, vì đây là van đề khoa học xã hội

o Phương pháp phân tích logic thống nhất với lich sử

Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đó, nhưng lịch sử thường xuất hiện

những bước nhảy hoặc quanh co khúc khuỷu, thì cần phải vận dụng phương pháp logic Quá trình hộinhập kinh tế quốc tế của thành phó Hồ Chí Minh cũng theo tiến trình lịch sử ngày càng sâu rộng kết

hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão của thé giới đặt ra cho khoa học - công nghệ của

Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng những yêu cầu ngày một cao hơn, khắtkhe và đồng bộ hơn

Khi nghiên cứu các quan điểm về vai trò của khoa học, công nghệ, tác giả cũng sắp xếp theomột trình tự thời gian nhất định Từ nghiên cứu thé giới, tác giả nghiên cứu quan điểm của Việt Namtrong những giai đoạn lịch sử cụ thé Vận dụng phương pháp biện chứng duy vật vào tình hình cụ thé

của thành phô Hồ Chí Minh là cách tiếp cận lịch sử của tác giả

o Phương pháp phân tích và tong hop

Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận án Tổng hợp tắt cả

những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá vai trò của khoa học - công nghệ trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phó Hồ Chi Minh, đưa ra kết luận về quá trình phát triển khoa

học - công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phó Hồ Chí Minh

o Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp này được sử dung dé hỗ trợ cho việc đánh giá vai trò của khoa học - công nghệ

đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phó Hồ Chí Minh so với tình hình cả nước với

những tiêu chí mà các quốc gia khác đã và đang thực hiện So sánh tác động của khoa học - công nghệ

đến kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn

o Phương pháp phân tích thong kê

Tác giả sử dụng các nguôn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Sở Kế hoạch &

Đầu tr TP HCM, Sở Khoa học & công nghệ TP HCM, Cục Thống kê của thành phô Hồ Chí Minh,

Tổng Cục Thống kê Với các nguồn dữ liệu này tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích thống kê

Trang 39

Chí Minh Đồng thời, qua cuộc phỏng van từ các chuyên gia, luận án sẽ có định hướng dé rút ra giải

pháp Cụ thé, các câu hỏi của nội dung phỏng vấn như sau: (1) các yếu tố nào tác động đến phát triển

khoa học -công nghé?; (2) nhận định gi về cơ hội và tiềm năng trong phát triển khoa học - công nghệ

ở thành phố Hồ Chí Minh?; (3) suy nghĩ như thé nào về những khó khăn trong phát triển khoa học công nghệ ở thành phó Hồ Chí Minh thời gian qua?; (4) trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang diễn rahiện nay, thành phố Hồ Chí Minh cần làm gi dé thúc đây khoa học - công nghệ phát triển? (5) nhậnđịnh như thé nào về chiến lược phát triển khoa học - công nghệ mà thành phố Hồ Chí Minh đã, đang

-và sẽ thực hiện? (phụ lục 3)

1.3 Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận án

Nguôn sô liệu sử dụng trong luận án lây chủ yêu từ hai nguôn Đó là nguôn đữ liệu sơ cap và

nguồn dữ liệu thứ cấp

Nguân dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

Thứ nhất, sách, các bài công bồ trên các tạp chí trong nước, các bài công bố trên các tạp chí nước

ngoài, dữ liệu từ các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu, các đề tài có liên quan đến khoa học

- công nghệ và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, báo cáo từ Sở Khoa học và Công nghệ thành phó Hồ Chí Minh, báo cáo từ Ủy ban Nhân

dân thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phó Hồ Chí Minh

Thứ ba, nguồn số liệu từ số liệu điều tra của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục

Thống kê, kết quả thống kê về khoa học công nghệ của Hệ thống Thông tin thống kê Khoa học và

Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là CESTI) và các kết quả

nghiên cứu khoa học khác đã được công bồ

Nguân dữ liệu sơ cấp

Trang 40

Thu thập thông tin từ các chuyên gia Trong đó có một phó giáo su, bốn tiến sĩ và hai thạc sĩ

Những chuyên gia này đến từ Ban Quản lý khu Công nghệ cao, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng

tạo Dai học Quốc gia thành phó Hồ Chí Minh, Phòng Thống kê Kinh tế thuộc Cục Thống kê thành

phó Hồ Chí Minh, Viện Khoa học và công nghệ tính toán và các trường đại học trên địa bàn TP HCM

Ngoài ra, luận án còn kế thừa các số liệu nghiên cứu và các tài liệu từ các công trình nghiên cứu

có liên quan.

TOM TAT CHUONG 1Chương 1, luận án đã điểm lai các nghiên cứu trên thé giới va Việt Nam về phát triển khoa học

- công nghệ trong quá trình CNH, HDH Thông qua việc khái quát các nội dung cơ bản của các nghiên

cứu trước đó, luận án đã kế thừa cơ sở lý thuyết và thực tiễn van đề đã nêu ra Kết qua lược khảo cũngcho thay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về khoa học - công nghệ, CNH, HĐH

Tuy nhiên, các nghiên cứu này van còn khoảng trong dé tác giả thực hiện nghiên cứu của mình

Cũng trong chương này, luận án cũng trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

đã được sử dụng dé nghiên cứu luận án Có nhiều phương pháp khác nhau được tác giả lựa chọn thực

hiện trong nghiên cứu của mình Song, các phương pháp sử dụng đều là các phương pháp định tính.Đồng thoi, chương này cũng trình bay nguồn đữ liệu đã sử dụng dé thực hiện luận án.

Ngày đăng: 30/11/2024, 01:57