1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

192 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Lớ Quý Hiến
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh, TS. Trần Tiến Cường
Trường học Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 53,18 MB

Nội dung

Tinh cấp thiết của đề taiTrong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng, chuyền đổi nền kinh tế tại tất cả các quốc gia có hoàn cảnh và điều kiện tương tự nước ta cho thấy: Quan hệ sở hữu QHSH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TR_ỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYEN LÊ QUÝ HIẾN

CHUYỀN BIẾN QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ N- ỚC

Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TR ONGDAI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN LÊ QUÝ HIẾN

CHUYEN BIEN QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ N- ỚC

Ở VIỆT NAM

Chuy’n ngụunh: Kinh tÕ chÝnh trb

M: sé: 62.31.01.01

LUẬN AN TIEN SY KINH TẾ CHÍNH TRI

NG ỜIH ONG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYEN NGOC THANH 2 TS TRAN TIEN C ONG

Ha Noi - 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.

Những kêt quả nghiên cứu của Luận án là trung thực và nội dung của Luận án

chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công trình khoa học nào.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Lê Quý Hién

Trang 4

LOI CẢM ON

Trước tiên, tôi xin bảy tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn

Ngọc Thanh và TS Trần Tiến Cường đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình trong

suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện Luận án này Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn

tới Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đảo tạo Trường Đại học Kinh tế (Đại học

Quốc gia Hà Nội) cùng các thay, cô trong và ngoài Trường đã quan tâm, tham

gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi một cách hiệu quả trong suốt quá trình

nghiên cứu của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cục Tài chính Doanh nghiệp — Bộ

Tài chính, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Trung tâmThông tin tư liệu Khoa học và công nghệ Quốc gia, Thư viện Quốc gia HàNội và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tham gia đóng góp ý kiến

giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.

Cuôi cùng, tôi xin cảm on gia đình, bạn bè đã động viên, cô vũ và ho trợ

tôi trong suốt thời gian qua.

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT 8 PHAN MỞ DAU 9 Chương 1 Một số van dé lý luận và thực tiễn về chuyển biến QHSH 19

trong CPH DNNN

1.1 Cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước 19

1.1.1 Doanh nghiệp nhà nước 19

1.1.2 Cổ phần hóa doanh nghiệp nha nước 26

Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cỗ phan hóa

1.2 Ee 33doanh nghiệp nhà nước

1.2.1 Chuyển biến quan hệ sở hữu 33

Chuyên biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh

1.22 ~ oe 40nghiệp nha nước

13 Kinh nghiệm về cỗ phần hóa và chuyển biến quan hệ sở hữu ở 52

¬" một số quốc gia

13.1 Các hình thức cai cách doanh nghiệp nhà nước ở Nga và Trung 52 ` Quôc

1.3.2 _ Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 62

KET LUẬN CHƯƠNG | 66

Chương 2 Chuyén biến quan hệ sở hữu trong quá trình cỗ phan 67

hóa doanh nghiệp nha nước ở Việt Nam

Tổng quan về quá trình cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

2.1 „vua 67

ở Việt Nam

211 Chủ trương, đường lỗi của Dang va Nhà nước về cô phần hóa 67

doanh nghiệp nhà nước

2.1.2 Tổ chức thực hiện 74

Trang 6

Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cỗ phan hóa

2.2 +A

doanh nghiệp nha nước ở Việt Nam

2.2.1 Cơ cau sở hữu trong các doanh nghiệp cô phần hóa

Quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong các doanh nghiệp

2.2.2 cô phan hóa

Tác động của chuyên biến quan hệ sở hữu đến hiệu quả hoạt

2.2.3 động của các doanh nghiệp cô phan hóa

Đánh giả chung về tác động của chuyển bién quan hệ sở hữu

3 trong quá trình cô phan hóa doanh nghiệp nhà nước

Một số đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp

2.3.1 nha nước

2.3.2 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phan hóa

Hiệu quả hoạt động kinh tế theo mức độ chi phối của sở hữu

nhà nước trong doanh nghiệp cô phần hóa

KET LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 3 Quan điểm và giải pháp thúc đây chuyền biến quan hệ

sở hữu trong quá trình cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở ViệtNam giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020

2.3.3.

3.1 Bắi cảnh kinh tế thé giới và Việt Nam3.1.1 Bối cảnh kinh tế thé giới

3.1.2 Bối cảnh kinh tế trong nước

Quan điểm và giải pháp thúc day chuyển biến quan hệ sở3.2 hữu trong quá trình cỗ phan hóa doanh nghiệp nhà nước ở

Việt Nam giai đoạn từ nay dén 2015, tam nhìn dén 2020 Một sô quan điêm về hoàn thiện quan hệ sở hữu trong quá trình

3.2.1 cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Một số giải pháp thúc đây chuyền biến tích cực quan hệ sở hữu

3.2.2 nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cô phân hóa

trong giai đoạn từ nay đên 2015, tâm nhìn đên 2020

KET LUẬN CHUNG

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CONG BO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHAN PHU LUC

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Số lượng DNCPH qua các giai đoạn 88

Hình 2.2 Sở hữu Nhà nước tại các DNCPH từ 1998-2004 92

Sở hữu Nhà nước tại các DNCPH tính đến hết ngà

Hinh “2 31/12/2008 | ” i

Hình 2.4 Chu sở hữu tai các DNCPH 96

Hinh 2.5 Su thay đổi cán bộ quản lý và người đại diện vốn Nhà nước 106

Trang 8

Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của DNCPH

Kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quả kinh

tế tại 77 doanh nghiệp CPH do SCIC quản lýBảng kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quảkinh tế theo 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý

Bảng kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quả

kinh tế theo 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý

Bảng kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quảkinh tế theo 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý

Kiểm định sự khác biệt giữa trung vi của các tiêu chí giữa các

cặp trong 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý

Một số chỉ tiêu cơ bản của DNCPH và DNNN thuộc khu vực kinh tế Nhà nước từ 31/12/2000 đến 31/12/2008

Tóm tắt một số kết quả của cuộc điều tra khảo sát 367 doanh

nghiệp do Bộ Tài chính thực hiện

Trang 10

BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tw du nghĩa

BCHTW Ban Chap hanh Trung uong

CPH Cô phan hóaCTSH Chủ thể sở hữu

DNCPH Doanh nghiệp nhà nước đã cô phần hóa

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ĐTSH Đối tượng sở hữu

LLSX Lực lượng sản xuất

QHSH Quan hệ sở hữu

QHSX Quan hệ sản xuấtROA Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản

ROE Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu

ROS Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu

SCIC Tổng Công ty Dau tư va Kinh doanh vốn Nhà nước

XHCN Xã hội Chủ nghĩa

Trang 11

PHAN MỞ DAU1 Tinh cấp thiết của đề tai

Trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng, chuyền đổi nền kinh tế tại tất cả các quốc gia có hoàn cảnh và điều kiện tương tự nước ta cho thấy: Quan hệ

sở hữu (QHSH) trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã bộc lộ những ton

tai nhat dinh 1a nguyên nhân co ban tác động tiêu cực tới hiệu qua sản xuất,

kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Do đó, đôi mới DNNN làmột yêu cau có tính phổ biến ở tat cả các quốc gia trong quá trình chuyền đổitừ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Mỗi quốc gia cócách lựa chọn giải pháp dé thực hiện quá trình này khác nhau Ở nước ta, cổ

phần hóa (CPH) DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm

sắp xếp, tô chức lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống

DNNN Từ năm 1992 đến nay, Dang và Nhà nước đã từng bước xây dựng, bổ

sung và hoàn thiện các quan điểm, đường lối, chính sách, biện pháp, bước đi và đã tiến hành CPH một số lượng khá lớn DNNN Quá trình này đã có những

tác động tích cực, đúng hướng đối với việc chuyên biến QHSH trong quá

trình CPH DNNN, qua đó tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện chủ trương này, CPH DNNN cũng đã

bộc lộ không ít những khuyết điểm, thiếu sót, hạn chế đối với việc tạo chuyểnbiến QHSH trong quá trình CPH DNNN cả ở phương diện nhận thức, lý luận;

quan điểm, đường lối đến những vấn đề phát sinh trong công tác tổ chức thực

hiện Những t6n tại, thiếu sót trong quá trình chuyển biến QHSH tại DNNN

đã CPH (DNCPH) đã có những tác động tiêu cực tới quá trình CPH DNNN

nói riêng và phát triển LLSX xã hội nói chung

Thực chất, CPH DNNN là một quá trình chuyền đổi sở hữu về tư liệusản xuất trong DNCPH từ đơn sở hữu nhà nước sang đa sở hữu (có sự tham

gia của các hình thức sở hữu phi nhà nước) Do đó, CPH DNNN sẽ làm

Trang 12

CPH DNNN sẽ tác động như thé nao đến quan hệ tổ chức, quản lý, phân phối

và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNCPH? Thực trạng chuyền biến QHSH tác động đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNCPH giai đoạn 1992 — 2010 ở Việt Nam như thế nào? Cần có giải pháp gì dé thúc

đây chuyên biến QHSH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCPH trong

thời gian tới? Di tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu trên, tôi chọn

đề tài “Chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam” làm đề

tài nghiên cứu của Luận án Tiến sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề CPH

DNNN dưới nhiều góc độ khác nhau Điển hình có một số công trình khoa

học và Luận án sau:

- Những công trình nghiên cứu trong nước: (1) PTS Nguyễn Hữu Tủ (chủ

nhiệm): Công ty cổ phần và CPH DNNN ở nước ta hiện nay, Dé tài Khoa học

cấp Bộ, Khoa Kinh tế — Tổ chức sản xuất, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993 Trong đề tài này, tập thể các tác giả đã tập trung nghiên cứu về: Một số van dé chung về công ty cô phan và vai trò của công ty cổ phần

trong nền kinh tế thị trường; Một số kinh nghiệm thế giới về CPH DNNN;

CPH DNNN ở nước ta hiện nay và một số kiến nghị (2) PTS Bùi Hà: Luận cứ khoa học của việc CPH DNNN trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội 6/1994 Tập thê tác giả đã nghiên cứu luận cứ khoa học

bao gồm các vấn đề: DNNN và CPH DNNN; quá trình đổi mới, cơ cấu lại

DNNN ở Việt Nam; chính sách và giải pháp CPH ở Việt Nam (3) PGS.TS.

Hoàng Công Thi: Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc CPH DNNN ở Việt

Nam, Dé tài Khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Tài chính — Bộ Tài Chính,Hà Nội 7/1998 Đề tài này tập trung phân tích, luận giải và trả lời các câu hỏi

nghiên cứu sau: CPH và tư nhân hóa là 2 hay là 1? Cơ sở lý luận của Chủ nghĩa

Mác - Lénin về CPH như thế nào? CPH có làm nước ta chệch hướng Xã hội

Chủ nghĩa (XHCN) hay không? Tại sao tiến trình CPH diễn ra chậm chạp như

Trang 13

vậy? Nguyên nhân thực sự là do đâu? (4) TS Nguyễn Thị Kim Phương: Các

yếu tố tâm lý, xã hội ảnh hưởng đến quá trình CPH DNNN hiện nay, Đề tài

Khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tâm lý xã hội ảnh

hưởng đến quá trình CPH các DNNN; trên cơ sở đó dự báo xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp dé hình thành và phát triển tâm lý tích cực đối với quá

trình CPH DNNN trong thời gian tới (5) Th.s Chu Đức Hoài: Bảo hiểm xã hộiđối với người lao động trong quá trình CPH DNNN, Chuyên đề nghiên cứu

Khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội 2002 Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc giải

quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các

DNNN tiến hành CPH; trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm

đây nhanh tiễn độ CPH DNNN (6) Phạm Quang Huy: Thị trường chứng khoán

Việt Nam với vấn đề CPH DNNN, Đề tài Khoa học cấp cơ sở của Uỷ ban

Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội 2002 Có 3 mục tiêu nghiên cứu được đặt ra

trong đề tài này là: Những tác động của hoạt động thị trường chứng khoán đếnquá trình CPH của Việt Nam; những bất cập của phát triển thị trường chứng

khoán và thực hiện CPH hiện nay; một số giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán nhằm thúc day van đề CPH DNNN (7) PGS.TS Nguyễn Cảnh

Hoan: Một số giải pháp hoàn thiện thể chế tài chính trong tiến trình CPH

DNNN Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2002 Đề tài tập trung nghiên cứu 2 vấn đề cơ

bản là: Phân tích thực trạng, tìm ra những vướng mắc, rút ra một số nguyên

nhân về mặt thê chế tài chính đang ảnh hưởng đến tiến trình CPH DNNN ViệtNam; Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp về hoàn thiện thể chế tài chính

trong tiến trình CPH DNNN ở nước ta hiện nay

- Những Luận án Tiến sỹ đã công bồ trong thời gian qua:

(1) Nguyễn Đăng Liêm: CPH DNNN: Một trong những giải pháp quan

trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong

nền kinh tế thị trường, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Kinh tế chuyên ngành

Trang 14

1994 Nội dung nghiên cứu của Luận án bao gồm: Những van dé lý luận về

công ty cô phần, CPH va xu hướng có tính phô biến về CPH trên thế giới; Nghiên cứu thực trạng các DNNN Việt Nam chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (qua khảo sát thực tế CPH ở Xí nghiệp Cơ điện lạnh và LEGAMEX) dé

dé xuất các giải pháp có tính kha thi khi tiến hành CPH DNNN nhằm đảm baonâng cao hiệu quả các DNNN được CPH trong nền kinh tế thị trường

(2) Trần Hồng Thái: Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trìnhCPH DNNN, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quản lý và Kế

hoạch hóa kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Luận án tập trung nghiên cứu về một số vấn đề sau: Quá trình phát triển của

kinh tế cỗ phan và các loại hình doanh nghiệp mang tính cô phần dé khang địnhquá trình phát triển này có tính quy luật; qua nghiên cứu lịch sử hình thành,phát triển của hệ thống xí nghiệp quốc doanh, “mồ xẻ” thực trạng hệ thống

DNNN để đi đến khăng định “vai trò điều tiết của nhà nước và cơ chế chính

sách, kỹ thuật CPH làm cho tiễn trình CPH chậm, không đạt được so với yêu

cầu phát triển của nền kinh tế; đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đây thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN giai đoạn 2001 — 2010.

(3) Lê Văn Hội: CPH một số DNNN trong ngành giao thông vận tải —Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế, quảnlý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003 Luận án đã giải quyết ba

nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn

của CPH DNNN đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế dé rút ra bài học

về CPH DNNN nói chung, trong ngành giao thông vận tải nói riêng; Phân

tích, đánh giá thực trạng CPH DNNN trong ngành giao thông vận tải Việt

Nam dé nêu ra những vướng mắc, hạn chế, yếu kém và những nguyên nhâncần khắc phục; Đề xuất một số phương hướng, giải pháp về kỹ thuật và chiếnlược nhằm tiếp tục day mạnh CPH DNNN trong ngành giao thông vận tải

Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 15

(4) Hoàng Kim Huyền: Một số giải pháp nhằm thúc day tiến trình CPH

DNNN trong công nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003 Mục đích

nghiên cứu của Luận án là: Đánh giá thực trạng công tác CPH DNNN thuộc

Bộ Công nghiệp thời gian qua, phát hiện những khó khăn, vướng mắc cản trở

quá trình CPH và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những

khó khăn, vướng mắc đó; từ đó, đề xuất phương hướng và những giải pháp

thích hợp nhằm thúc day tiến trình CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp

(5) Đỗ Thị Phi Hoài: Tiếp tục đây mạnh quá trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn đến 2010, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quản

lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003 Luận án đã đánh giá toàn

bộ quá trình CPH DNNN ở Việt Nam sau 10 năm thực hiện; phân tích những

khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằmthúc day quá trình CPH DNNN ở Việt Nam

(6) Võ Thị Quý: Một sỐ giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chínhcủa các DNNN sau CPH, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quảnlý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Thành phố Hồ Chí Minh 2003 Mục tiêu

nghiên cứu của Luận án là: Phản ánh thực trạng hoạt động quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng của các DNNN sau CPH; Phản ảnh tình hình tài

chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN sau CPH; Tìm ra

giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính và nâng cao hiệu quả quản

trị tài chính tại các DNNN sau khi CPH; Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn

thiện môi trường tài chính góp phần cải tiễn hoạt động quản trị tài chính trong

các DNCPH.

(7) Vũ Văn Sơn: Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính thúc đây quá

trình CPH các DNNN ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Tàichính — lưu thông tiền tệ và tín dụng, Hà Nội 2006 Tác giả Luận án đã đánhgiá thực trạng ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tài chính đối với tiễn trìnhCPH DNNN qua đó tìm ra những tôn tại, khó khăn, vướng mắc can trở quá

Trang 16

trình CPH DNNN và những nguyên nhân chủ quan, khách quan để đề xuất

phương hướng, giải pháp thích hợp nhằm thúc day tiến trình CPH DNNN

trong giai đoạn tới.

Những nghiên cứu trên mặc dù đã đề cập đến quá trình CPH DNNN ởViệt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau cả về lý luận, thực tiễn cũng nhưđề xuất các giải pháp Nhưng có thể khăng định, chưa có nghiên cứu nào

trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về chuyên biến QHSH trong quá

trình CPH DNNN ở Việt Nam đến năm 2010

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

a Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích thực trạng chuyển biến

QHSH trong quá trình CPH DNNN từ 1992 đến nay; làm rõ chuyển biến về

QHSH đã tác động như thế nao đến quan hệ tổ chức, quan lý, quan hệ phân phối và cuối cùng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNCPH; trên cơ sở

đó Luận án đề xuất các giải pháp thúc đây chuyền biến QHSH trong quá trìnhCPH DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nàytrong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020

b Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé thực hiện mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án phải giải quyết nhữngnhiệm vụ nghiên cứu cụ thé sau:

- Một là, làm rõ nhận thức, lý luận về một số vấn đề liên quan đếnQHSH, chuyền biến QHSH trong quá trình CPH DNNN

- Hai là, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về CPH DNNN ở CHLB Nga và Trung Quốc về vấn đề nghiên cứu.

- Ba là, tông quan quá trình xây dựng quan điểm, đường lối, chính sách

liên quan đến chuyên biến QHSH trong quá trình CPH DNNN Đồng thời,tổng hợp, đánh giá lại quá trình thực hiện công tác CPH DNNN ở nước ta thời

Trang 17

gian qua dé khang định những thành công, kết quả và phát hiện những thiếu

sót, tồn tại liên quan đến công tác CPH DNNN.

- Bon là, phân tích thực trạng chuyển biến QHSH trong quá trình CPH

DNNN, chỉ rõ chuyền biến sở hữu này có tác động như thé nào đến quan hệ tổchức, quản lý, quan hệ phân phối và cuối cùng là hiệu quả hoạt động sản xuất,

kinh doanh của DNCPH.

- Năm là, đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đây chuyển biến QHSHtrong quá trình CPH DNNN ở nước ta trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầmnhìn đến 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của Luận án là chuyển biến QHSH trong quátrình CPH DNNN thông qua quá trình tổ chức thực hiện CPH DNNN trongthời gian qua; trong đó, chủ yếu nghiên cứu tác động của chuyền biến QHSH

trong quá trình CPH DNNN tới quan hệ tô chức, quản lý, phân phối và cuối cùng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCPH.

b Pham vi nghiên cứu

- Những quan điểm, đường lối, chính sách và giải pháp về CPH DNNN

- Nghiên cứu chuyền biến QHSH trong quá trình CPH DNNN thông qua

phân tích định tính, định lượng về tác động của chuyền biến QHSH đối với

hiệu quả hoạt động của các DNCPH.

- Thời gian nghiên cứu: Quá trình CPH DNNN từ 1992 đến nay; trong

đó có việc lượng hóa va so sánh hiệu quả hoạt động của DNCPH theo mức độ

chi phối của chủ thé sở hữu (CTSH) Nhà nước (đối với các DNCPH do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước — SCIC quản lý) thực hiện trong

các năm từ 2006 — 2010 5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án áp dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng,

Trang 18

nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở vận dụng những quan điểm, đường lối chính

sách của Đảng và Nhà nước về phát triển và hội nhập kinh tế; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu truyền thống khác như phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh dé phân tích, trình bày tổng quan về CPH cũng như những

đánh giá khái quát về các nội dung cơ bản va xu hướng chuyên biến QHSH

trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

dé phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCPH, trong đó đặc biệt so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các DNCPH có sở hữu Nhà nước chi phối và các DNCPH có sở hữu Nhà nước không chi

phối Ở đây, luận án đã thực hiện phương pháp thống kê chọn mẫu cho việcphân tích sự thay đổi trong hiệu quả kinh doanh của các DNCPH thuộc SCICquản lý giai đoạn 2006 - 2010 Mẫu nghiên cứu bao gồm 77 doanh nghiệp,

được thiết kế dựa trên phân tầng về ngành và quy mô, kết hợp với tham khảo

ý kiến chuyên gia nhằm đảm bảo tính đại diện cũng như thỏa mãn các tiêu chí

nghiên cứu của đề tài Các chỉ tiêu nghiên cứu về hiệu quả kinh tế bao gồm: Các thước đo tuyệt đối như doanh thu; tài sản; vốn chủ sở hữu; lợi nhuận; và các thước đo tương đối như tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE); tỷ suất

lợi nhuận/doanh thu (ROS); và tỷ suất lợi nhuận/tài sản (ROA) Đây là

phương pháp nghiên cứu được TS Mohammed Omran sử dụng trong công

trình nghiên cứu “Những kết quả đạt được trong quá trình tư nhân hoá cácDNNN ở Ai Cập: Tác động của cấu trúc quyền sở hữu đến hoạt động củadoanh nghiệp trong thời kỳ hậu cỗ phan hoá” [81]

Các chỉ tiêu tuyệt đối được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát từng năm giai

đoạn 2006 — 2010, rồi tat cả các chỉ tiêu được chuẩn hóa với năm đầu tiên:

1,00 và các năm khác được xác định tương ứng Theo đó cho mỗi doanh

nghiệp, kỳ gốc của các chỉ tiêu đều có giá trị là 1,00 và giá trị của kỳ nghiên

cứu của từng doanh nghiệp chính là trung bình số học trên cơ sở số năm

nghiên cứu Các kiểm định phi tham số như kiểm định sắp hạng có dấu

Trang 19

Wilcoxon dé kiêm định những thay đổi quan trong trong các trung vị của mỗi chỉ tiêu trong mẫu nghiên cứu, còn kiểm định ty lệ được sử dụng để xác định số phần trăm doanh nghiệp có sự gia tăng hoặc giảm xuống ở các chỉ tiêu

nghiên cứu, tỷ lệ được so sánh là 50%.

ĐỀ hoàn tất việc so sánh về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các nhóm nhỏtrong mẫu nghiên cứu, luận án sử dụng một thước đo tương đối: C = (P, - P,)/P,

với C được xác định như là mức thay đổi tương đối của các chỉ tiêu nghiên cứu

và P là trung vị của chỉ tiêu nghiên cứu Sau khi xác định C cho mỗi chỉ tiêu và

mỗi doanh nghiệp, kiểm định Mann-Whitney được áp dụng để xem liệu có sự

khác biệt có ý nghĩa nào giữa các trung vị của từng cặp nhóm trong mẫu

Như vậy, bằng phương pháp thống kê chọn mẫu kết hợp với các kiểmđịnh giả thiết nghiêm ngặt, những kết luận về sự thay đổi hiệu quả kinh tế của

các DNCPH nói chung cũng như so sánh giữa các nhóm doanh nghiệp theo

mức độ chi phối của sở hữu Nhà nước trong quá trình chuyền biến QHSH nói

riêng, đã được cung cấp cùng với độ tin cậy tương ứng Đây là những căn cứvề mặt thống kê khi khái quát những kết luận này cho tổng thé các DNCPH

6 Đóng góp mới của của Luận án

- Luận án khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về QHSH, chuyền biến

QHSH trong CPH DNNN thông qua các hình thức, phương thức CPH và tác

động đến quan hệ tô chức, quan lý, quan hệ phân phối cũng như hiệu quả sảnxuất kinh doanh của DNCPH

- Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm tư nhân hóa ở CHLB Nga và CPH

DNNN ở Trung Quốc, Luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đối vớichuyền biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam

- Luận án phân tích, đánh giá về mặt định tính, định lượng về tác động của

chuyên biến QHSH đến hiệu quả hoạt động của các DNCPH đối với mức độ chi

phối về vốn của CTSH Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010

Trang 20

- Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyền biến QHSH trong CPH DNNN ở

Việt Nam thời gian qua với các mức độ chi phối khác nhau của CTSH nhà

nước và bối cảnh quốc tế, trong nước Luận án đề xuất một số giải pháp thúc

đây chuyền biến QHSH trong quá trình CPH DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNCPH trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm

Chương 2 Chuyên biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam

Chương 3 Quan điểm và giải pháp thúc đây chuyên biến QHSH trong quá

trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2015, tầmnhìn đến 2020

Trang 21

CHUONG 1

MOT SO VAN DE LY LUAN VÀ THUC TIEN VỀ CHUYEN BIEN QUAN

HE SO HỮU TRONG CO PHAN HOA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1 Cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước

1.1.1 Doanh nghiệp nhà nước

11.1.1 Sở hữu nhà nước

- Khái niệm

Một số nhà nghiên cứu cho răng sở hữu nhà nước chính là hình thức biểu hiện phổ biến của sở hữu toàn dan: “Sở hữu toàn dân được biểu hiện phổ biến dưới hình thức sở hữu nhà nước, với nhiều dạng, nhiều mức độ,

trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân” [63,tr.115] Sở

hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu trong đó của cải tự nhiên,

nhân tạo được toàn dân sử dụng, các thành viên trong xã hội có quyền ngang

nhau trong việc sử dụng của cải này Những nhà nghiên cứu theo quan điểm này đều thống nhất: Sở hữu nhà nước là một bộ phận của sở hữu toàn dân (bao gồm những tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất nhất định ) được chuyền cho cơ quan nhà nước điều hành va sử dung theo ý chí của nhân dân, theo quyết định của cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân với những điều kiện nhất định Các tác giả Nguyễn Cúc và Kim Văn Chính đã đưa ra

khái niệm về phạm trù sở hữu nha nước dựa vào các yếu tố cau thành quan

hệ sở hữu: “Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu mà chủ sở hữu là nhà nước

và đối tượng sở hữu là các vật phẩm tự nhiên hoặc nhân tạo (của cải vật chất) được pháp luật hiện hành thừa nhận thuộc chủ quyền của quốc gia, của nhà nước” [14.tr.42] Day là một cách tiếp cận hợp ly Như vậy, sở hữu nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan trong mọi chế độ xã hội từ khi có nhà nước; trong đó một cộng đồng các thành viên của xã hội chiếm hữu chung tư liệu sản xuất ở những quy mô khác nhau, liên kết với nhau trong

lao động và có địa vị ngang nhau về kinh tế Việc sử dụng, chi phối tư liệu

Trang 22

Rõ ràng là, sở hữu nhà nước là một trong các vẫn đề phức tạp của hệ

thống lý luận kinh tế do tính chất đặc biệt của chủ thé nhà nước cũng như vai

trò của nha nước mang lại “Dù phát triển theo hướng nào, Tư ban chủ nghĩa

hay XHCN, các nước đều có khu vực kinh tế quốc doanh Sự khác nhau chủ

yếu biéu hiện ở mức độ chiếm giữ trong các khu vực ngành, ở mục tiêu vàcách thức hoạt động” [57, tr.9] Trong mọi nền kinh tế, nhà nước vừa đóngvai trò là một pháp nhân bình đăng hoàn toàn với các pháp nhân khác vừa là“người” xác lập và kiểm soát “sân chơi chung” của nền kinh tế Theo chúng

tôi, sở hữu nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan trong mọi chế độ xã hội từ khi có nhà nước Nó là một hình thức sở hữu trong đó một cộng đồng các thành viên của xã hội chiếm hữu chung tư liệu sản xuất ở những quy mô

khác nhau, liên kết với nhau trong lao động và có địa vị ngang nhau về kinhtế Việc sử dụng, chi phối tư liệu sản xuất đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích

của xã hội Nói cách khác, sở hữu nhà nước là một loại hình công hữu đặc

biệt trong đó CTSH là một tổ chức đại diện cho một chính thể, một chế độ và

đối tượng sở hữu (DTSH) được cấu thành bởi hai nhóm là: DTSH đặc biệt và các loại tư liệu sản xuất khác; mục tiêu cuối cùng trong việc khai thác quyền

sở hữu là để phục vụ lợi ích của xã hội.

- Đặc trưng của sở hữu nhà nước

Sở hữu nhà nước có một số đặc trưng cơ bản về CTSH và ĐTSH Chủ thể của sở hữu nhà nước: Chủ thé của sở hữu nhà nước cũng chính là chủ thé định ra các khuôn khỏ, thê chế cho xã hội đồng thời là một pháp nhân bình đắng trước pháp luật Chui thé của sở hữu nhà nước cũng có sự biến đổi qua các giai

đoạn phát triển của xã hội loài người từ khi có nhà nước Nếu dưới chế độphong kiến, triều đình phong kiến là cơ quan đại diện cho nhà nước trong đóvua chính là người đại diện duy nhất; thì trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bộ máynhà nước đã hoàn thiện hơn nên ké từ đây, đại điện nhà nước là một cộng đồng

người Đồng thời, sự biến đổi CTSH đó cũng dẫn tới những khác biệt trong

mục đích của sở hữu nhà nước, nó làm cho mục đích của sở hữu nhà nước ngày

Trang 23

càng đa dạng và phức tạp; thậm chí có lúc còn mâu thuẫn với nhau (mục tiêu

xã hội và mục tiêu kinh tế của một quốc gia) Đối tong của sở hữu nhà nước: Đối tượng của sở hữu nhà nước cũng có những đặc trưng nhất định do tính đặc thù riêng có của nhà nước Đối tượng của sở hữu nhà nước có thé chia thành

hai nhóm cơ bản là: (1) Nhóm đối tượng riêng có ở sở hữu nhà nước: Lãnh thổ,vùng trời, vùng biển, thêm lục địa, tài nguyên thiên nhiên (có thể có sự khácnhau ở mỗi quốc gia) Đây là nhóm đối tượng mặc nhiên thuộc sở hữu nhà

nước ở mọi quốc gia (2) Nhóm đối tượng là tư liệu sản xuất qua đó hình thành

nên thành phan kinh tế tư ban nhà nước Đây là nhóm đối tượng mà khi sở hữunó thì nhà nước trở thành một pháp nhân bình băng với các pháp nhân khác

trong nền kinh tế Mặt khác, chúng ta cũng có thê chia đối tượng của sở hữu

nhà nước bao gom các bộ phan sau: (1) Các tài san công (phụ thuộc vào quyđịnh của hiến pháp từng quốc gia nên có thể bao gồm cả đất đai, tài nguyênthiên nhiên ); (2) Dự trữ quốc gia; (3) Tài chính - tín dụng nhà nước; và (4)

DNNN Như vậy, đặc tring cơ bản của ĐTSH nhà nước là nhóm doi tượng

mặc nhiên thuộc sở hữu nhà nước.

- Vai trò của sở hữu nhà nước trong nên kinh tế thị trường

Tại các quốc gia XHCN trước đây, vai trò kinh tế của sở hữu nhà nước

là vô cùng lớn “Nhà nước vừa là chủ thể hành chính, vừa là chủ thể kinh doanh, trùm lên toàn bộ nền kinh tế, làm chủ và điều hành, can thiệp trực tiếp vào một vương quốc các DNNN mà quy mô của nó chiếm xap xi 90% tong tài sản của đất nước” [57, tr.67] Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án này, tác giả sẽ tập trung phân tích vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị

trường có sự điều tiết của nhà nước Nhìn chung, sở hữu nhà nước trong nềnkinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước có một số vai trò cơ bản sau:

Một là, sở hữu nhà nước luôn xác lập vai tro thống trị theo hiến định đối với một số ĐTSH cụ thể (vùng trời, vùng biến, tài nguyên thiên nhiên trong

lòng đất, dưới đáy bién ); các đối tượng này có khác nhau ở mỗi quốc gia(theo hiến định của mỗi nước); ví dụ như: ở My, khi sở hữu một khu đất đồng

Trang 24

thời được công nhận quyền sở hữu đối với các loại tài nguyên trong lòng đất

nếu phát hiện ra; còn ở Pháp lại không công nhận; ở một số nước đất đai là sở hữu toàn dân nhưng ở một số quốc gia khác có sở hữu tư nhân về đất đai

Hai là, sở hữu nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với da số lĩnh vựckinh té công cộng - cung cấp những hàng hóa, dịch vụ công cộng cơ bản choxã hội (lĩnh vực lợi nhuận mang lại thường rất thấp thậm chí không có lợinhuận) hoặc những lĩnh vực không thể giao cho các hình thức sở hữu khác

(lĩnh vực có tính chất trọng yếu, sống còn đối với một quốc gia) Lợi ích là mục tiêu cao nhất, định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy,

đối với các lĩnh vực ít mang lại lợi ích sẽ khó thu hút các hình thức sở hữukhác Trong khi đây là những lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhândân hoặc trong đảm bảo an ninh quốc gia theo nghĩa hẹp; vì vậy sở hữu nhànước nhất thiết phải đóng vai trò trọng yếu trong lĩnh vực này

Ba là, sở hữu nhà nước là một công cụ quan trong dé nhà nước thực

hiện điều tiết nên kinh tế đất nước Một nền kinh tế phát triển cần có sự cânđối giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau vì tất cả các ngành, các lĩnh vựcnày đều có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế quốc dân Trong khi đó,lợi nhuận mang lại từ các ngành, các lĩnh vực là không giống nhau nên sự hấp

dẫn các nhà đầu tư đối với các ngành, các lĩnh vực cũng có sự khác biệt Đây

chính là nguyên nhân dẫn tới sự mắt cân đối trong phát triển kinh tế Khi nềnkinh tế rơi vào tình trạng phát triển mất cân đối hoặc có nguy cơ rơi vào tình

trạng này thì sở hữu nhà nước (thông qua hệ thống DNNN) nhất thiết phải đóng vai trò là công cụ điều tiết nền kinh tế quốc dân.

Vai trò của sở hữu nhà nước từ khi ra đời đến nay là không thể phủ

nhận Tuy nhiên, do cách hiểu chưa thật đúng về sở hữu nhà nước và do

những khuyết tật có hữu của bộ máy nhà nước nên sở hữu nhà nước cũng có những hạn chế nhất định; như: (1) Do nhận thức không đúng, sở hữu nhà

nước dễ trở thành vô chủ (2) Từ những khuyết tật cố hữu của bộ máy nhànước (đặc biệt là ở những quốc gia có cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao

Trang 25

cấp) nên sở hữu nha nước có thé trở thành nguyên nhân triệt tiêu động lực

kinh tế của người lao động vì họ không có quyền năng thực sự của chủ sở hữu (3) Khi sở hữu nhà nước chi phối toàn bộ nền kinh tế dé dẫn tới quan liêu, chuyên quyền, độc đoán và kết quả là lực lượng sản xuất (LLSX) kém

phát triển, năng suất lao động thấp Do đặc điểm của CTSH nhà nước nênlàm cho có nơi, có lúc nhà nước khó hoàn thành vai trò chủ thể xã hội củamình cũng như tạo ra sự thiếu công bằng giữa các thành phần kinh tế đượcxây dựng trên cơ sở các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất Bên

cạnh đó, chủ thé của sở hữu nhà nước thường được cấu thành bởi một bộ máy

nên việc thực hiện quyền quản lý tỏ ra kém hiệu quả và khó giám sát Thực tế

đã chứng minh rằng, sở hữu nhà nước sẽ phát huy hiệu quả khi quyền sở hữu

được tách rời khỏi quyền khai thác hiệu quả kinh tế của quyền sở hữu ấy quyền quản lý, sử dụng Đây là một đặc trưng quan trọng của sở hữu nhànước (đặc biệt là đối với DTSH là các DNNN)

-1.1.1.2 Doanh nghiệp nhà nước - Khái niệm

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (United Nations

Industrial Development Organisation - INIDO) thi “DNNN là các tổ chứckinh tế thuộc sở hữu nha nước kiểm soát có thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụhàng hóa và cung cấp dịch vụ” Theo định nghĩa này, DNNN có ba đặc điểmcăn bản là: (1) Là một tổ chức kinh tế; (2) Sở hữu nhà nước mang tính kiểmsoát - không nhất thiết phải 100% sở hữu nhà nước nhưng nhà nước buộc phảicó quyền kiêm soát hoạt động của tổ chức kinh tế này; (3) Thu nhập chủ yếu

từ việc tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ Trong báo cáo tình hình xã hội

thế giới năm 1985, Liên hợp quốc đã tiếp cận khái niệm DNNN thông qua khái niệm về khu vực kinh tế quốc doanh Theo đó, khu vực kinh tế quốc doanh được hiểu là một khu vực kinh tế bao gồm “ Những doanh nghiệp do

nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một

Trang 26

DNNN được tiếp cận theo quan diém này thì các quốc gia khác nhau sẽ có

các quy định khác nhau và cách hiểu có phần không thống nhất về DNNN (nhất là mức độ “kiểm soát”).

Tại Điều 1, Chương 1, Luật DNNN năm 2003 của Việt Nam đã nêu rõ:“DNNN là tô chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn diéu lệ hoặc có cổphần, vốn góp chỉ phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công

ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu hạn” [31, tr.1] Như vậy, DNNN là một trong những đối tượng của sở hữu nhà nước; là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tô chức quản lý; hoạt động kinh doanh hoặc hoạt

động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do nhà nước giao

DNNN có tư cách pháp nhân độc lập, có quyền, nghĩa vụ dân sự va tự chịu

trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốndo nhà nước quản lý Đây là cách tiếp cận phù hợp nhất với điều kiện thực tế

Việt Nam hiện nay.

- Vai trò của DNNN trong nên kinh tế“Việc giảm khu vực kinh tế quốc doanh đã diễn ra theo nhiều mức độkhác nhau, nhưng chưa nước nào dám quyết định xóa bỏ hoàn toàn Khu vực

còn tồn tại các DNNN thường là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, có tầm

chiến lược quốc gia, những nơi cần được ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới,

hoặc có ý nghĩa lớn về mặt xã hội ” [57, tr.11] Mặc dù tỷ trọng đóng góp

của DNNN trong Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của mỗi quốc gia có sựkhác biệt, số lượng DNNN ở mỗi quốc gia có khác nhau song vai trò củaDNNN trong nên kinh tế quốc dân ở mọi quốc gia có sự thống nhất tương đối.Một là, DNNN là nhà cung cấp các dịch vụ, hàng hóa công cộng mà quyền sở

hữu không thé hoặc rất khó xác định; đồng thời, DNNN cũng cung cấp các

loại hàng hóa, dịch vụ mà các thành phan kinh tế khác không thé hoặc không

muốn cung ứng ra thị trường Trong khi đó, chúng lại là nhu cau thiết yếu củaphần đông dân chúng Hai la, DNNN thường kiểm soát những khu vực có

Trang 27

giới (công nghiệp quốc phòng, công nghệ hạt nhân, khai thác nguyên liệu hạt

nhân ) Ba la, DNNN giải quyết công ăn việc làm, phân phối lai thu nhập, cân đối cơ cấu ngành kinh tế đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, rủi ro cao (những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phi nhà

nước không muốn đầu tư hoặc không đủ nguồn lực để đầu tư); đồng thờichống lại khuynh hướng hình thành sự độc quyền tự nhiên cho khu vực kinh

tế phi nhà nước Ngoài ra, ở một số quốc gia trong những giai đoạn lịch sử

nhất định, DNNN còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu ngân

sách (các quốc gia Đông Âu giai đoạn trước cải tổ, DNNN đóng góp tới 95% tổng thu ngân sách nhà nước) [49, tr.64].

- Các loại hình DNNN

Đến nay, có một số cách phân loại DNNN, như: phân loại DNNN theo

mục đích hoạt động có DNNN hoạt động công ích hoặc DNNN hoạt động vì

mục tiêu lợi nhuận; phân loại theo mô hình tô chức sản xuất, kinh doanh cóDNNN độc lập, các tổng công ty và tập đoàn kinh tế của nhà nước; phân loạitheo hình thức tổ chức, quản lý có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm

hữu han; va phân loại DNNN theo ty lệ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp

(ty lệ vốn góp) Trong khuôn khổ luận án này, tác giả quan tâm tới hình thứcphân loại DNNN theo tỷ lệ vốn góp

Phân loại theo tỷ lệ vốn góp, có bốn loại DNNN là:

+ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Trong đó, DNNN được thành lậptừ 100% vốn của nhà nước và thay mặt nhà nước quản lý, sử dụng, khai thácvốn của nhà nước trong doanh nghiệp

+ Các doanh nghiệp cô phan trong đó nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phầnchi phối Thông thường đối với loại hình doanh nghiệp nay, nha nước luônnăm giữ trên 50% tổng số cô phần của doanh nghiệp

+ Các doanh nghiệp cô phan trong đó nhà nước không nắm giữ tỷ lệ cổ

phan chi phối nhưng có quyền quyết định một số van dé quan trọng của doanh

Trang 28

nghiệp theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp hay nhà nước nam giữ cô

phần đặc biệt.

+ Các doanh nghiệp cổ phan trong đó nha nước chỉ tham gia cổ phan

như các cô đông khác và không năm giữ cô phân chi phôi.

1.1.2 Cỗ phan hóa doanh nghiệp nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm

Theo tài liệu của hầu hết các học giả nước ngoài thì việc xem xét vấn đềCPH DNNN đều đặt nó trong một quá trình rộng lớn hơn đó là quá trình tưnhân hoá Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì “Tư nhân hoá là quá trìnhbiến đổi mối tương quan giữa nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế

của một nước theo hướng ưu tiên thị trường” Theo cách hiểu này thì toàn bộ các chính sách, thé chế, luật lệ nhằm khuyến khích, mở rộng, phát triển khu

vực kinh tế tư nhân hay các thành phan kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt

quyền sở hữu và sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào các hoạt động kinh

doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường vai trò điều tiết hoạtđộng sản xuất kinh doanh đáng ké thông qua tự do hoá giá cả, tự do lựa chọnđối tác và ngành nghé kinh doanh đều có thê được hiểu là tư nhân hóa

Có thể hiểu một cách đơn giản hơn về tư nhân hóa và CPH là: Tư nhân

hóa DNNN là việc nhà nước bán toàn bộ tài sản của DNNN cho tư nhân

(chuyên toàn bộ tài sản của DNNN từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân)

Trong khi đó, CPH DNNN là một khái niệm hẹp hơn; nó được diễn tả là một

quá trình chuyển DNNN thành các công ty cổ phan da sở hữu (sở hữu nhà

nước có thể còn một tỷ lệ nhất định hoặc không còn trong doanh nghiệp đa sở

hữu này).

Theo chúng tôi, CPH DNNN là một quá trình chuyển một phân hoặc

toàn bộ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp sang các hình thức sở hữu khác

nhằm mục dich huy động các nguồn lực từ các thành phan kinh tế phi nha

nước đê nâng cao hiệu qua sản xuát kinh doanh cua doanh nghiệp Hiéu một

Trang 29

cách đơn giản hơn thi CPH DNNN là việc chuyên doanh nghiệp từ 100% vốn

nhà nước thành công ty cô phan Do đó, xét về mặt hình thức, thì CPH DNNN là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá tri tài sản của mình cho các cá nhân, tổ chức kinh tế trong, ngoài nước; hoặc bán trực tiếp cho cán bộ, công

nhân của chính DNNN thông qua đấu thầu hay thông qua thị trường chứngkhoán để hình thành nên các công ty cô phan

Về bản chất, CPH DNNN là quá trình xã hội hóa sở hữu nhà nước trong DNNN để tác động tới quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ phân phối nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động cua các doanh nghiệp này Xã hội hóa sở hữu

nhà nước trong DNNN có thể được hiểu là một quá trình trong đó các loại

hình sở hữu khác tham gia, hợp tác thậm chí là thay thế sở hữu nhà nướctrong cơ cầu CTSH của DNCPH Toàn bộ tài sản thuộc doanh nghiệp trước

CPH là thuộc sở hữu nhà nước Thông qua CPH, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các

doanh nghiệp này sẽ giảm xuống Mặt khác, nếu trước CPH, cơ cau sở hữu

của doanh nghiệp chỉ bao gồm CTSH duy nhất là nhà nước thì sau CPH, trong cơ cấu sở hữu sẽ có sự tham gia của các chủ thé phi nha nước dé tao thành một cơ cau đa sở hữu trong doanh nghiệp.

Như đã đề cập ở trên, tư nhân hóa được hiểu là việc chuyển toàn bộ

DNNN thậm chi là các hoạt động kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước cho tư

nhân Như vậy, CPH DNNN và tư nhân hóa DNNN có nhiều mặt giống nhau

(đều làm giảm vai trò chi phối tuyệt đối của sở hữu nhà nước trong DNNN) nhưng cũng còn có sự khác biệt nhất định CPH và tư nhân hóa đều là hình thức dé chuyên sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp sang các hình thức sở hữu

khác với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệpthông qua đổi mới phương thức huy động vốn cũng như mô hình tổ chức quanlý sản xuất của doanh nghiệp Song, khi đề cập tới tư nhân hóa thường đượchiểu là chuyền toàn bộ tài sản thuộc sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân cònCPH thì không hoàn toàn như vậy CPH chỉ đồng nhất với tư nhân hóa khi nhà

nước rút von hoàn toàn khỏi một doanh nghiệp va băng cách nào đó ma toàn bộ

Trang 30

số vốn của doanh nghiệp sau CPH về tay một chủ sở hữu duy nhất là tư nhân

hoặc cá nhân mua được một lượng cổ phần đủ chi phối tới doanh nghiệp Hiệntượng này đã xảy ra ở các nước thực hiện CPH DNNN (trong đó có Việt Nam)

nhưng đó không phải là mục tiêu đặt ra ban đầu của công tác CPH.

Tuy nhiên, CPH DNNN cũng cho ra đời các công ty cô phan với hìnhthức sở hữu hỗn hợp nhưng có sự khác biệt nhất định với quá trình hình thành

công ty cô phần của CNTB Nếu công ty cô phần trong CNTB được hình thành thông qua việc hợp nhất sở hữu phân tán từ các cổ đông dé hình thành nên sở hữu chung của công ty (từ da sở hữu hướng tới sự thống nhất) thì CPH DNNN lại là chuyên đổi từ sở hữu nhà nước sang đa sở hữu (it nhất là trong quá trình

CPH) Bên cạnh đó, CPH DNNN ở các quốc gia có điều kiện khác nhau (vềchế độ chính trị, sự phát triển của LLSX ) là có sự khác biệt nhất định do mụctiêu đặt ra cho công tác này có sự khác nhau ở mỗi quốc gia

1.1.2.2 Cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước

- Sự cần thiết phải CPH DNNN

Do nhà nước luôn có các mục tiêu xã hội trong quá trình vận hành nền kinh tế nên QHSH trong DNNN có một số hạn chế cơ bản như: Mộ là, nhà

nước trực tiếp chi phối toàn diện tới quan hệ tô chức, quan lý san xuất nên cơ

cấu tô chức của DNNN thường rất cồng kénh, kém hiệu qua Hai là, Nhanước thường chi phối tới quan hệ tổ chức sản xuất khiến DNNN không có

quyền tự chủ cao trong sản xuất, kinh doanh Ba là, nha nước chi phối tớiquan hệ phân phối khiến nó không được vận hành đúng theo các quy luật của

thị trường; dẫn tới sự chủ quan của CTSH trong quá trình tác động tới quan hệ

phân phối, không tạo động lực kích thích sự sáng tạo của người lao động.

Thực trạng này là nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả trong sản xuất, thiếu năng động trong quản lý, trì trệ trong đổi mới công nghệ và năng suất lao động thấp của hệ thống DNNN so với các doanh nghiệp đến từ các thành

phần kinh tế khác Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu trên chính là

Trang 31

lớp, dường như không có chủ sở hữu đích thực, chỉ có người đại diện Vì vậy,

luôn xảy ra hiện tượng người đại diện hành động không vì lợi ích của “người

chủ thực sự”, dẫn đến hoạt động của DNNN không hiệu quả.

Bên cạnh những hạn chế cố hữu nêu trên của DNNN, còn một số van đề

đặt ra khác khiến yêu cầu thực hiện CPH DNNN trở nên cấp bách, như: (1) Nhà nước đang tham gia quá nhiều, chi phối quá lớn, nguồn lực kinh tế của nhà nước đang đầu tư quá đàn trải trên rất nhiều các lĩnh vực kinh doanh (không

tính các lĩnh vực kinh tế công cộng) nên yêu cầu thu hẹp lĩnh vực đầu tư, tậptrung vào các lĩnh vực mà các thành phan kinh tế phi nhà nước không quan tâmhoặc không có khả năng dau tư là cần thiết CPH DNNN để các thành phan

kinh tế khác thay thế nhà nước làm chủ sở hữu tại các doanh nghiệp hoạt động

vì mục tiêu lợi nhuận là một giải pháp khả thi (2) Sức cạnh tranh của DNNN

hoạt động vì lợi nhuận nói chung còn thấp do được ưu tiên đầu tư, ưu tiên cơhội phát triển trong một thời gian dài trong khi xu hướng tự do hóa thương mại

và đầu tư quốc tế đang ngày càng mạnh mẽ đã tạo sức ép buộc các quốc gia

phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước (bao gồm

cả DNNN) CPH DNNN là một giải pháp hữu ích để nâng cao năng lực cạnh

tranh cho DNNN đồng thời tạo môi trường phát triển bình đăng đối với cácdoanh nghiệp đến từ các thành phan kinh tế khác nhau

Tóm lại, yêu cầu đặt ra với CPH DNNN đến từ cả hai phía là nguyênnhân nội tại của DNNN (những tồn tại có hữu liên quan đến sở hữu nhà nước

trong DNNN và những yếu kém của hệ thống DNNN) và nguyên nhân bên

ngoài (sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế)

- Mục tiêu của CPH DNNN

Khi đề cập tới hiệu quả CPH DNNN chúng ta không thê không nói tới

các mục tiêu của CPH DNNN Mục tiêu quan trọng nhất và xuyên suốt củaCPH DNNN ở Trung Quốc là nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống

DNNN: rút vốn nhà nước khỏi một số lĩnh vực mà sở hữu khác hoạt động hiệu

quả hơn; cho ra đời các tập đoàn kinh tế nhà nước đủ mạnh dé chi phối thị

Trang 32

trong nước Mục tiêu tư nhân hóa DNNN ở Nga và các quốc gia Đông Âu

trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX là nâng cao hiệu quả hoạt động

của DNNN thông qua việc nhanh chóng giảm bớt tỷ lệ vốn nhà nước trong các

doanh nghiệp; đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân chia phần vốn nhà nước cho người lao động bằng cổ phan (hoặc phiếu mua cé phan); nhanh

chóng tạo dựng sự bình dang giữa các loại hình doanh nghiệp theo mô hình của

các quốc gia Phuong Tây Mục tiêu cơ bản nhất của Austalia trong tư nhân hóa DNNN là nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, tối đa hóa nguồn thu của

nhà nước thông qua thực hiện tư nhân hóa DNNN, tách quyền sở hữu và quyềnkinh doanh vốn nhà nước để giao cho đại diện nhà nước thực hiện quyền SỞhữu và ban điều hành doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh Theo TSHoàng Đức Tảo thì có ba mục tiêu cơ bản trong việc “chuyên hóa sở hữu

DNNN” là: “(1) Nhanh chóng hình thành cách doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

tạo ra các loại chủ thé kinh doanh khác nhau trên thi trường, thu hẹp và xóa bỏtình trạng độc quyền của DNNN, mở rộng cạnh tranh ; (2) Thúc đây, nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh

tế (3) chuyển gần hết chức năng quản lý cho chủ sở hữu mà lâu nay bộ

máy nhà nước đã phải đảm đương ” [57, tr 5].

Tuy có một số điểm khác nhau trong việc xác định mục tiêu đặt ra choviệc CPH DNNN song nhìn chung, CPH DNNN đều hướng tới ba mục tiêu

cơ bản: Mot là, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; Hai

là, tạo khả năng dé huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội dé pháttriển sản xuất, kinh doanh; Ba là, tăng cường sự giám sát của chủ sở hữu đối

với hoạt động của doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp

được tự chủ hơn trong tiễn hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thông quaviệc điều chỉnh quan hệ về lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người laođộng Đồng thời, thông qua đó, quyền làm chủ thực sự của người lao động với

vai trò là chủ sở hữu cũng được đề cao hơn Ở các quốc gia khác nhau có sự

khác biệt nhất định trong dé cao các mục tiêu cụ thé song muc tiêu quan trongnhất vẫn là nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN

Trang 33

Theo tác giả Quang Cận, “tiêu chí quan trọng nhất đánh giá thành công

của CPH DNNN là hiệu quả của các DNNN đã CPH Hiệu quả này phản ánh

lợi ích của không chỉ bản thân DNNN mà cua cả các thành phan kinh tế khác;

đồng thời cũng là tác động tích cực trở lại của các thành phần kinh tế khác đối với DNNN đã CPH Vấn dé là trong quá trình huy động các nguôn vốn CPH DNNN, phải xác định cơ cầu sở hữu và chủ sở hữu của các doanh nghiệp cổ phan như thé nào cho hợp lý” [13, tr.52,53] Chúng tôi đồng tình với quan điểm đặt hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNCPH là mục tiêu trọng tâm,

quan trọng nhất để đánh giá quá trình CPH DNNN, vi: (1) Chỉ có nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh thì DNNN nói riêng và sở hữu nhà nước nói

chung mới hoàn thành được các vai trò cơ bản trong nền kinh tế quốc dân (2)Hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN phải có hiệu quả thì nhà nước mới

có cơ sở đề thực hiện các chính sách xã hội Hơn thế nữa, khi đặt hiệu quả sản

xuất kinh doanh của DNNN sau CPH trở thành tiêu chí quan trọng nhất đểđánh giá thành công của quá trình CPH DNNN thì chúng ta mới có cơ sở để

lựa chọn phương thức CPH cho phù hợp với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cụ thê.

Trong khuôn khổ luận án này, tác gia lựa chọn mot số chỉ tiêu cu thé dé

đánh giá về chuyển biển QHSH trong quá trình CPH DNNN có tác động như thé

nào tới việc thực hiện các mục tiêu đặt ra cho CPH các DNNN Tác giả sẽ đánh

giá hiệu quả của CPH DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua thông qua một sốtiêu chí cơ bản ứng với mỗi phương thức và cách thức tiến hành CPH một sốDNNN (theo phương pháp chọn mẫu) Hệ thong các chỉ tiêu được dùng dé phân

tích, đánh giá bao gom: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, tài sản, vốn chủ Sở hữu (E), ty suất lợi nhuận so với tài sản (ROA), ty suất lợi nhuận so với von

chủ sở hữu (ROE), và tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (ROS)

- Hình thức và phương thức CPH DNNN

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia thành các hình thức

CPH DNNN khác nhau, như: Chia thành hai hình thức CPH cơ bản dựa trên

việc sở hữu nhà nước có tham gia (chi phối hoặc không chi phối) hay không

Trang 34

nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các quốc gia

trong những giai đoạn cụ thể khi tiến hành CPH; đặc biệt là chưa thể hiện được vai trò của sở hữu nhà nước trong nên kinh tế Bên cạnh đó, có nhiều nhà nghiên cứu đã chia CPH thành nhiều loại hình khác nhau như: Sở hữu

nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần và có sự tham gia của sở hữu ngoàinước; sở hữu nhà nước nắm giữ trên 50% cé phần nhưng không có sự tham

gia của sở hữu ngoài nước (các loại hình doanh nghiệp mà sở hữu nhà nước

van năm giữ cô phan chi phối); sở hữu nha nước nắm giữ dưới 50% có sự

tham gia của sở hữu ngoài nước và không có sự tham gia của sở hữu ngoài

nước (các loại hình doanh nghiệp mà sở hữu nhà nước không nắm giữ cô phan chi phối); và sở hữu nha nước không tham gia vào cơ câu sở hữu của

doanh nghiệp sau CPH Cách phân chia này rất phù hợp với một số quốc giacụ thé nhưng lại thiếu tính khái quát và rất khó thống kê

Theo chúng tôi, có thé chia các hình thức CPH DNNN thành ba loại

hình cơ ban là: Thứ nhất, CPH DNNN trong đó sở hữu nhà nước vẫn nam giữ vai trò chi phối các hình thức sở hữu khác Hình thức CPH này thường được

triển khai đối với các ngành, các lĩnh vực quan trọng, giải quyết các nhu cầu

quốc kế, dân sinh thiết yếu nhất của nền kinh tế hoặc có vai trò định hướng sự

phát triển cho các hình thức sở hữu khác 7# hai, CPH DNNN trong đó sởhữu nhà nước có tham gia nhưng không chi phối các hình thức sở hữu khác

trong cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp sau CPH Loại hình CPH này thường

được áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực kinh doanh hoặc các doanh nghiệpđang sản xuất kinh doanh có hiệu quả đề khai thác tối đa hiệu quả của quyền

sở hữu và sử dụng vốn nhà nước trong DNCPH Thi ba, CPH DNNN trong đó nhà nước rút toàn bộ vốn tại DNCPH thông qua hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp Hình thức CPH này được áp dụng đối với các ngành, các lĩnh

vực hoặc các doanh nghiệp mà các hình thức sở hữu khác hoạt động hiệu quả

hơn hoặc sở hữu nhà nước không nhất thiết phải tham gia vào cơ câu sở hữu

của DNCPH Tuy nhiên, với hình thức CPH này thì doanh nghiệp sau CPH

Trang 35

không còn là DNNN nữa do nhà nước không còn vai trò CTSH trong

DNCPH.

Về phương thức CPH: Đến nay, rất nhiều quốc gia trên thé giới dang ápdụng ba phương thức CPH hoặc tư nhân hóa cơ bản là: (1) Phát hành cô phiếulần đầu trên thị trường chứng khoán hay phương thức IPO (2) Bán cổ phiếucho các cổ đông chiến lược thông qua các hình thức đấu giá (công khai hoặc

không công khai) (3) Bán cổ phiếu cho các cô đông là nhân viên trong công ty hoặc tổ chức là đại diện cho tập thể công nhân, viên chức trong công ty Việc lựa chọn phương thức tiễn hành CPH phụ thuộc vào vai trò của doanh

nghiệp trong nén kinh tế, định hướng của chính phủ trong việc CPH với mỗidoanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và các quy định khác nhau ở mỗi quốcgia liên quan tới các van đề về cổ đông chiến lược, nguyên tắc phát hành IPO,nguyên tắc dau thầu cô phiếu của doanh nghiệp CPH Trên thực tế, với mỗihình thức, phương thức và mỗi doanh nghiệp cụ thể, khi tiến hành CPH thì

chính phủ thường có các cách thức tiến hành không giống nhau.

1.2 Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước

1.2.1 Chuyển biến quan hệ sở hữu1.2.1.1 Quan hệ sở hữu và vai trò của nó trong quan hệ sản xuấtKhi phân tích Học thuyết Mác-xít về van đề sở hữu, tác giả Nguyễn KếTuấn đã đưa ra nhận định: “Xét trên góc độ lịch sử, “chiếm hữu” xuất hiện

trước “sở hữu” ” [71, tr.16] Trên co sở nhận định này, tác gia đã nêu ra khái

niệm về QHSH: “Khi “chiếm hữu” mang tính xã hội, nghĩa là thể hiện mối

quan hệ giữa con người với con người về đối tượng của sự “chiếm hữu” thì đó

là quan hệ “sở hữu”” [71, tr.16] Như vậy, có thé hiểu QHSH là quan hệ giữa

người với người về ĐTSH Nói cách khác, QHSH là quan hệ giữa các CTSH liên quan đến DTSH Như vậy, QHSH bao gồm CTSH, ĐTSH và mối quan hệ giữa các CTSH về DTSH Trong đó, C7SH được biểu hiện thành một

Trang 36

người, một nhóm người, một tô chức hoặc một nhà nước, chính phủ, quốc gia

cụ thé PTSH rat đa dạng, phong phú và những đặc thù của các nhóm DTSH sẽ quy định tính chất và đặc điểm khác nhau của quyên sở hữu đối với chúng.

Do sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật nên DTSH luôn đượcmở rộng, phát triển trong quá trình phát triển của xã hội loài người (từ tàinguyên thiên nhiên sẵn có đến các đối tượng ngày càng khó định lượng hơn:

sở hữu trí tuệ, tên miền trên internet, tần số vô tuyến ) Nếu dựa vào tính chất

của các loại ĐTSH, chúng ta có thé chia DTSH thành ba nhóm cơ bản là: (1)

Là kết quả của lao động, sản xuất như: sản pham hàng hóa, dịch vụ hữu hình (có thể định lượng một cách dễ dàng), các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ vô hình (bí mật thông tin, bí quyết công nghệ, thương hiệu ); (2) Các nguồn lực

cho phát triển sản xuất dưới dạng tai nguyên thiên nhiên (tài nguyên dat, tài

nguyên thiên nhiên ); va (3) Các pháp nhân (công ty, doanh nghiỆp ).

QHSH có vai trò to lớn trong quan hệ sản xuất (QHSX) vì: QHSX được cau thành bởi QHSH về tư liệu sản xuất, quan hệ tô chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm Ba mặt cấu thành QHSX này có mối quan hệ

biện chứng với nhau, chi phối nhau, quyết định lẫn nhau Trong đó, QHSH

đóng vai trò quyết định hơn cả vì nó chỉ phối tới quan hệ tổ chức, quản lý sản

xuất và quan hệ phân phối sản phẩm Theo Iuri Plennicop thì “phương thứcchiếm hữu tư liệu sản xuất quy định phương thức chiếm hữu sản phẩm làmra” [23, tr.13] Do đó, QHSH chi phối, điều tiết mọi mặt của QHSX Vai trò

quyết định của QHSH đôi với QHSX được thể hiện qua một số điểm sau:

Một là, QHSH chi phối tới việc tổ chức, quan lý sản xuất, phân phối sản

phẩm làm ra cũng như các hình thức thực hiện lợi ích kinh tế do quyền sở hữumang lại Rõ ràng là, ai có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất cơ bản thì ngườiđó có quyền quyết định việc tô chức sản xuất, quyết định tới các công việcliên quan tới quản lý sản xuất, phân chia sản phẩm làm ra Đồng thời, ai

năm quyền sở hữu các tư liệu sản xuất cơ bản cũng có quyền quyết định các

hình thức thực hiện lợi ích kinh tế do quyền sở hữu mang lại Hai là, do

Trang 37

QHSH có tính quyết định đối với QHSX mà QHSX lại là kết quả của quá

trình phát trién LLSX nên QHSH có tác động mạnh mẽ tới LLSX Nếu QHSX mà cốt lõi là QHSH phù hợp thì sẽ có tác động kích thích sự phát triển của

LLSX; trái lại thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX Ba là, QHSH có vaitrò quyết định tới tính chất của QHSX và là một trong hai yếu tố quyết địnhtính chất của xã hội QHSH về tư liệu sản xuất phản ánh bản chất của phương

thức sản xuất xã hội Với mỗi phương thức sản xuất có một QHSH đóng vai

trò chỉ phối và nó phản ánh bản chất của phương thức sản xuất ấy Mặt khác,trong xã hội, giai cấp nào sở hữu các tư liệu sản xuất cơ bản sẽ có quyền

quyết định đối với của cải, vật chất của xã hội để phục vụ lợi ích của mình Họ là nhóm người chi phối tới định hướng phát triển của xã hội Do đó,

QHSH chính là nền móng của chế độ kinh tế xã hội

Theo C.Mác, QHSX là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt sự khác

nhau về bản chất của các hình thái kinh tế xã hội Các hình thức khác nhau của sở hữu và sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và người lao động sẽ quyết định tính chất của QHSX Đồng thời, nó cũng quyết định tính chất của xã hội và phân biệt các chế độ xã hội khác nhau: “Tính chất và phương thức đặc thù trong việc thực hiện sự kết hợp ấy chính là cái phân biệt các thời kỳ kinh tế

khác nhau của chế độ xã hội” [33, tr.49] Rõ ràng là, tính chất của QHSX quyđịnh sự khác nhau của chế độ kinh tế xã hội mà QHSH lại quy định tính chấtcủa QHSX Vì vậy, có thé khang định Q/7SH quy định sự khác nhau của các

chế độ kinh tế xã hội hay nó là nên móng của chế độ kinh tế xã hội, vì: (1) QHSH quyết định phương thức kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, vị thế khác nhau của CTSH trong quá trình sản xuất và quyết định quan hệ phân phối sản phẩm làm ra (2) QHSH quyết định mục đích của sản xuất và quy định lợi ích kinh tế của các thành viên khác nhau trong xã hội Do đó, sự biến

đổi của QHSH sẽ dẫn tới sự biến đổi của QHSX

Tớm lại, QHSH bao gồm một hệ thông các quan hệ kinh tế phức tạp, tác động qua lại lẫn nhau và nó chi phối tới toàn bộ hệ thống các quan hệ kinh tế

Trang 38

xã hội QHSH luôn gắn liền với quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất, quan hệ

phân phối, lưu thông hàng hóa cũng như các vấn đề liên quan tới lợi ích kinh tế có được do quyền sở hữu mang lại QHSH có tác động mạnh mẽ, đa chiều

tới sự phát triển của LLSX xã hội thông qua chi phối tới QHSX.

1.2.1.2 Chuyển biến quan hệ sở hữu và những nhân tổ ảnh hưởng đếnchuyển biến quan hệ sở hữu

- Chuyển biến quan hệ sở hữuĐến nay, lịch sử loài người đã có các hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu

bộ lạc, sở hữu công xã, sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân Sự xuất hiện, phát

triển và phô biến của các hình thức sở hữu là một quá trình biến đổi, phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội; theo đó hình thức sở hữu có trước

làm tiền đề cho sự ra đời các hình thức sở hữu có sau

Trong các hình thức sở hữu, sở hữu bộ lạc và sở hữu công xã chưa xuấthiện sự “chiếm hữu làm của riêng”, mọi vật phẩm đều là của chung; sở hữu

công xã là kết quả của sự phát triển của hình thức sở hữu bộ lạc Từ việc cùng nhau sở hữu các vật phâm của tự nhiên theo quy mô rất nhỏ lẻ đến sự ra đời của một loại hình sở hữu quy mô lớn hơn (bao trùm một số bộ lạc nhất định) — sở hữu công xã Đến lượt nó, sở hữu công xã lại là sự “manh mún” của sở

hữu nhà nước Sở hữu nhà nước thực sự ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ —giai đoạn mô hình nhà nước đã hình thành về cơ bản Trong đó, một nhómngười sở hữu chung những vật phẩm tự nhiên, công cụ sản xuất Sở hữu nhànước ở giai đoạn sơ khai ra đời để phục vụ giai cấp chủ nô do giai đoạn nàycó sự xuất hiện của một “công cụ lao động hết sức đặt biệt” là nô lệ — DTSHnày không đơn thuần là công cụ lao động như các DTSH khác Do đó, dé

“hợp lực” trong quan lý nô lệ thì các chủ nô thống nhất được với nhau dé hình

thành một CTSH chung — hình thức sơ khai của sở hữu nhà nước Tuy nhiên,

nếu mục đích của sở hữu nhà nước giai đoạn này là dé phuc vu loi ich cua một lớp người (giai cấp chủ nô) thì ngày nay đã có sự thay đồi: Phục vụ lợi

Trang 39

Sở hữu tư nhân ra đời trong giai đoạn cuối thời ky công xã nguyên thủy

khi sản xuất xã hội đã tạo ra những sản phẩm dư thừa khiến một số chủ thể chiếm hữu làm tài sản riêng Do quyên lợi của CTSH được gan liền với lợi ích kinh tế do DTSH mang lại nên loại hình sở hữu này đã tồn tại, biến đổi và

phát triển đến nay

Như vậy, sự biến đổi, phát triển của các hình thức sở hữu cũng có tính

lịch sử; trong đó sự phát triển không ngừng của LLSX đóng vai trò quyết định; hình thức sở hữu trước là tiền dé cho hình thức sở hữu sau và các hình thức sở hữu giúp khuyến khích sự phát triển của LLSX sẽ tôn tại, phat trién, không bị triệt tiêu Do chính là sự biến đổi của các loại hình sở hữu trong quá

trình phát triển của xã hội loài người Sự biến đổi này về bản chất là do sựphát triển không ngừng của LLSX Sự phát trién không ngừng của LLSX chora đời những DTSH mới; đến lượt nó, ĐTSH mới sẽ tác động làm biến đổiquan hệ giữa các CTSH về ĐTSH Như vậy, sự phát triển không ngừng của

LLSX cũng chính là nguyên nhân làm biến đổi QHSH.

Mặt khác, khi đề cập tới sự biến đổi QHSH tức là ta đề cập tới sự biếnđổi về CTSH, hoặc ĐTSH và mối quan hệ giữa các CTSH về ĐTSH Trong

lịch sử phát triển của xã hội loài người, LLSX luôn có sự biến đổi, phát triển liên tục; cùng với nó các hình thức sở hữu và chế độ sở hữu cũng có sự biến đôi Sự biến đổi các hình thức sở hữu đã làm thay đổi CTSH va quan hệ giữa các CTSH vé ĐTSH nên cũng làm biến đổi QHSH Loài người đã trải qua

nhiều hình thức sở hữu và các chế độ sở hữu khác nhau từ sở hữu bộ lạc, công

hữu nguyên thủy, sở hữu phong kiến đến sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu nhà nước Với hình thức sở hữu công xã nguyên thủy, CTSH là một cộng đồng

người còn DTSH là các vật phẩm của tự nhiên và công cụ lao động sơ khai.Khi hình thức sở hữu tư nhân ra đời, CTSH đã có sự biến đổi từ một cộngđồng người thành cá thê trong xã hội; đồng thời quan hệ giữa các CTSH vềĐTSH cũng có sự biến đổi do tài sản trước kia là của chung nay đã thành sởhữu riêng Như vậy, chỉ có một số giới hạn CTSH được khai thác quyền sở

Trang 40

những DTSH đã được tư hữu Mặt khác, khi CTSH và quan hệ giữa các

CTSH về DTSH có sự biến đổi cũng sẽ làm biến đổi quan hệ tổ chức quản lý

và quan hệ phân phối

Xu hướng phát triển của nhân loại là ngày càng đa dạng hóa hình thứcsở hữu do LLSX phát triển từ LLSX có tính cá nhân thành LLSX có tính chấtxã hội và phân công lao động trong xã hội ngày càng sâu sắc Loài người đã

phát triển từ một hình thức sở hữu duy nhất là chế độ công hữu nguyên thủy

đến đa dạng hóa các hình thức sở hữu như ngày nay Như vậy, đa dạng hóa

hình thức sở hữu là một đòi hỏi của thực tế khách quan nhằm tạo ra sự kết

hợp tối ưu giữa các yếu tô của LLSX Nói cách khác, đa dạng hóa hình thức

sở hữu trong nên kinh tế là một xu hướng phát triển khách quan hay xu hướng biến đổi của QHSH trong nên kinh tế là đa dạng hóa hình thức sở hữu.

Tóm lại, sự biến đổi, phát triển của CTSH, DTSH và quan hệ giữa cácCTSH về DTSH là một quá trình lịch sử tự nhiên; sự biến đổi QHSH cũng cótính lịch sử tự nhiên trước yêu cầu phát triển không ngừng của LLSX

- Những nhân tổ anh hưởng đến chuyển biến quan hệ sở hữu Quá trình sản xuất vật chất của xã hội loài người được tiến hành thông qua phương thức sản xuất - cách thức con người thực hiện sản xuất vật chất

trong những giai đoạn lịch sử nhất định Phương thức sản xuất là sự thốngnhất giữa LLSX và QHSX tương ứng: nó có tính lịch sử LLSX bao gồm con

người với kỹ năng lao động và tư liệu lao động (trong đó người lao động đóng

vai trò quyết định); đối với tư liệu lao động thì công cụ lao động đóng vai trò

then chốt LLSX phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người thông qua lao động tác động tới tự nhiên, làm biến đổi nó dé phục vụ mục đích của con người Như đã đề cập ở trên, QHSX là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó bao gồm ba mặt là QHSH, quan

hệ tổ chức quan lý và quan hệ phân phối thành quả của lao động; trong đó,

QHSH có vai trò chỉ phối trong QHSX.

Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển

Ngày đăng: 27/09/2024, 00:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w