1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng

197 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng
Tác giả Nguyen Thi Hai Ha
Người hướng dẫn PGS.TS Pham Van Dung
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 53,01 MB

Nội dung

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiêncứu về vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ tại Hải Phòng phải xuất phát từnhững điều kiện khách quan sự vậ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYEN THỊ HAI HÀ

LUẬN ÁN TIEN SY KINH TẾ CHÍNH TRI

CHUYEN NGANH KINH TE CHINH TRI

MA SO: 9 31 01 02

Hà Nội, 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYEN THI HAI HÀ

LUAN AN TIEN SY KINH TE CHINH TRI

CHUYEN NGANH KINH TE CHINH TRI

MA SO: 9 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS PHAM VAN DŨNG

Hà Nội, 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng

được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đượccám ơn, các thông tin trích dân trong luận án này đêu được chỉ rõ nguôn gôc.

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2019

Tac gia luận án

Nguyễn Thị Hải Hà

Trang 4

LOI CAM ON

Với tinh cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời camơn tới Ban Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng cácthầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên môn

sâu và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Pham Văn Dũng —thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức

cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành

luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành có liên quan đã cung cấp tàiliệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2019

Tac gia luận án

Nguyễn Thị Hải Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LOI CAM ONDANH MỤC HINH 2- 2 5< 2 ©s£©SseEseExseEseerserserserssersersserse i

/.90:8.10/08:77900277 iiDANH MỤC CAC TU VIET TAT 5° 5° s sssseesessessessesee iii3708067100127 5 1

1 Tinh cấp thiết của đề tài - 2 s2 2x2 12E15E1711211211211271211211 2111111 exe 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận ắn - ¿+ scsSs+skrseesereres 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -+- + ++2x+E++E++E£2E£EEEEEEEEEEkrEkrrrrerree 34 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - c2 3213351131115 1151 1511511111111 1 1 11k rrkre 4

5 Kết quả nghiên CỨU - 2-2 ©2£+SE+EE£EE92EE2E12E1271211211271111211211 1111.211 xe 10

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN5)08 09.08.9077 11

1.1 Những nghiên cứu về phát triển các ngành dịch vụ - II1.2 Những nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dich vụ L81.3 Những nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ tại

Hai Phong 11 ẩẲÀẢẨẢ 22

1.4 Nhận xét về các kết quả nghiên cứu và các khoảng trỗng -: 23

1.4.1 Những kết quả dat ẨMỢC sa 5c TE E221 1E trre 241.4.2 Các khoảng tHỐNg 5-55 TEEEEEE12112122121111 21 1111k, 25.430009/.909:00i9) c0 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE VAI TRÒ NHÀ

NƯỚC TRONG PHÁT TRIEN KHU VUC DỊCH VU TREN DIA BANCAP TINH uscssssssssssssssssssssssssesssssscssssssesssssssssssssssssssssssssessssssssssssesessssesesssseess 27

2.1 Phát triển khu vực dich vụ cấp tinh trong cơ chế thị trường - 27

QLD Khu vc ich VU nhe 272.1.2 Phat trién khu vuc dich vu cap ¡7/1/SEEEESnẽeaa 35

2.2 Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh - 39

„Z2 ý ; nnnheốaốaaA 40

2.2.2 Nội dung thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp

Trang 6

2.2.3 Tiêu chi đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp

77.8 44

2.2.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển khu vực

2.3 Kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp

CHUONG 3: THUC TRANG VAI TRO NHA NUOC TRONG PHATTRIEN KHU VUC DỊCH VU O HAI PHÒNG -° 5-s 58

3.1 Các nhân tô chủ yếu anh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển khu vực

dịch vụ ở Hai Phòng - 2c 2 2122311211151 15 112111111 111911111111 TH HH TH Hy 58

3.1.1 Nhân tổ khách qMAH s 5c c2 5E tEEEE112211211E11.11211E1Eere 383.1.2 Nhân t6 chủ QUAN ccccesccccssscescessesseessessessessvessessessesssessessessessesssessessesasessesees 633.1.3 Những lợi thé, bat lợi thé trong phat triển khu vực dịch vụ Hải Phòng 65

3.2 Tình hình thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải

ly) sdŸÝẢÝŸ 67

3.2.1 Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển khu vực dịch vụ 673.2.2 Xây dựng và thực thi chính sách phát triển khu vực dịch vụ - 693.2.3 Diéu hành các hoạt động phát triển khu vực dịch vụ -scse: 873.2.4 Thanh tra, kiểm tra, xử lý VE pÌIH - S S2 E SH SrkHrrey 923.3 Đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng 94

3.3.1 Đánh giá các nội dung thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu

vực dịch vụ ở Hải PhÒHg 2à n tt v SH v vn HH 94

3.3.2 Hạn chế của vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở thànhphố Hải Phòng, 5 5c St ETEEE1E1E12212212 1112112121 rye 113KET LUẬN CHUONG 3 -:- St S123 EEEEE2EEE1E12EE211151E51115111111 1E cree 117

Trang 7

CHƯƠNG 4: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP VE THỰC HIỆN VAI TRO

NHÀ NƯỚC TRONG PHAT TRIEN KHU VUC DỊCH VỤ Ở HAI

PHONG DEN NAM 2025, TAM NHIN 2035 .- 5-5 se c5 118

4.1 Bối cảnh mới anh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dichVụ CAp tỈNÌh 52-52 SE 1E 1521211211211 211111111111 111111 1111211011211 11 1e 118

4.1.1 BOi CONN QUOC 16 nng gang ốcc 1184.1.2 Bối cảnh CONG NUCC escscescescescssveseesessessessessessessesessessessessessesestesessessesees 1194.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển dịch vu ở Hai Phòng 1204.2 Quan điểm thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở HảiPhòng trong thời Qian tỚI - - - c2 1211121119111 11 11101111118 11011181 H1 Hy Hy nườn 123

4.2.1 Thực hiện vai trò nhà nước trong giải quyết khuyết tật thị trường trên cơ

Sở tôn trọng các Quy luật thị ÍFWÒTIE - sccc cc tt ray 123

4.2.2 Phát huy vai trò nhà nước ở cấp tinh thong nhất với quy định, chủ trương,chính sách của Chính phủ - St 1201121119111 12 1111111111111 1 1111 ray 123

4.2.3 Dam bảo hài hòa Các lot ÍCH 4s << s1 11k 1K KTS 5111515551111 xx 125

4.2.4 Phát triển khu vực dịch vụ dựa vào tiềm năng, lợi thể s.ccccscseea 1254.2.5 Phát triển khu vực dịch vụ phải dựa trên liên kết với các địa phươngtrong HƯỚC VÀ QUOC ẨẾ - 5c St SE EEE11EE11E112112112112121111 1212121 Eete 1264.3 Các giải pháp thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở

Hải Phòng trong thời gian tỐI - - c6 2132111211138 1eErke 126

4.3.1 Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển khu vực dịch vụ 1264.3.2 Hoàn thiện các chính sách phát triển dịch ViỊ -.-ccccccccrsrxcrsseei 1284.3.3 Phát triển thị trường ICN VU cv vn re, 1394.3.4 Tang cường hoạt động hop tác trong nước và quốc tế nhằm phát triển các

NGANN AIH VU 110115886 14]

4.3.5 Hoan thién cong tac thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vai trò nhà nướctrong phát triển khu vực CIC VU cecesccccscscscssesessesesseesesesveseseeveseseeverestevereseevevens 144KET LUẬN CHƯNG 4 2-2 ©E+2E2EE2EEEEEE2E2E127171711211221 2121 xe 146

KET H0 n A ,Ô 148TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 5° <©s£©ssessssezssesserssessee 150

):0080009 1177 :TÄÃ ôÔôÔ 1

Trang 8

phát triên khu vực dich vu ở thành pho Hai Phòng

3 Hình 33 Khao sat danh giá mức độ phù hợp của các chính sách 96

ở cơ quan quản lý

4 Hình 3.4 Khao sat danh giá tính thông nhât giữa các chính sách 96

cua co quan quan ly5 Hinh 3.5 Khao sat đánh giá tinh công khai, minh bạch của các 97

chính sách6 Hình 3.6 | Khảo sát đánh giá tính hiệu lực của các chính sách 98

7 Hình 3.7 | Khảo sát đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 998 Hình 3.8 | Khảo sát đánh giá tính công băng của các chính sách 999, Hình 3.9 | Khảo sát đánh giá tính khả thi của các chính sách 100

10 Hinh 3.10 Khao sat mức độ hieu biết của doanh nghiệp đôi với 100

các chính sách phát triên khu vực dịch vụ

LL Hinh 3.11 Khao sat mirc độ ảnh hưởng của các chính sách phát 101

triên khu vực dịch vụ đôi với doanh nghiệp

J2 Hình 3.12 Khao sat mức độ hài lòng của doanh nghiệp đôi với 102

các chính sách phát triên khu vực dịch vụ

13, Hình 3.13 Khảo sát vê điều hành các hoạt động phát triên khu 103

vực dich vụ ở Hải Phong

` Tỷ trọng đóng góp của các ngành dịch vụ trong GRDP

14 Hình 3.14 ¬= 104

m thành phố Hải Phong năm 2016

15, Hình 3.15 Cơ câu kinh tê thành phô Hải Phòng giai đoạn 2002 — 105

2017Tăng trưởng bình quân lao động trong các doanh

16 Hình 3.16 | nghiệp ở thành phó Hải Phòng phân theo ngành kinh 107

tế giai đoạn 2011 — 2016 Su thay đổi co cau khu vực dịch vụ Hai Phòng giai

17 Hình 3.1 Ï Ti Ï 11; inh 3-17) đoạn 2011 — 2016 '

18 Hinh 3.18 Khao sát đánh giá vê công tác thanh tra, kiêm tra, xử H3

lý vi phạm

Trang 9

DANH MỤC BANG

STT Bảng Nội dung Trang

Mô tả mẫu khảo sát dành cho các nhà quản

1 Bang 1 ly, cán bộ làm việc tai co quan quan ly hành 8

thanh pho Hai Phong

Ty lệ đóng góp việc lam của các ngành kinh

Trang 10

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Danh mục chữ viết tắt Tiếng Anh

STT | Ký hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

1 GDP Gross Domestic Product Tông san phâm quốc dân2 GRDP Gross Regional Domestic | Téng san pham trén dia ban

Product

3 ICOR Incremental Capital - Output | Hiệu qua sử dụng von đầu

Ratio tu

4 GATS General Agreement on Trade in | Hiệp định chung về thương

Services mai dich vu

5 WTO World Trade Organization Tô chức thương mai thé giới

Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện dai hóa2 DN Doanh nghiệp

3 KH&CN Khoa học và công nghệ

4 LHQ Liên hợp quốc

5_ |NXB Nhà xuất bản

6 UBND Ủy ban nhân dân

ili

Trang 11

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiKhu vực dịch vụ ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất và hiệu quả rất cao, khả

năng lan tỏa lớn Do đó, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngảy càng lớn là điều kiện

khách quan dé tăng trưởng kinh tế, là nội dung quan trong của phát triển kinh tế Vì vậy,những quốc gia phát triển, phải có khu vực dịch vụ chiếm ty trọng trên 70% GDP

Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của khu vực dịch vụ chịu sự tác độngcủa các quy luật thị trường Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá lâu dài Ở các nướcphát triển, quá trình này đã trải qua hàng trăm năm nay Đề theo kịp các nước pháttriển, các nước đang phát triển không nên để khu vực dịch vụ phát triển một cáchtuần tự, tự phát, mà phải phát huy năng động chủ quan, đây nhanh quá trình pháttriển của khu vực này Là nước đi sau, Việt Nam rất cần đây nhanh phát triển khuvực này Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn vềkinh tế - xã hội Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, khu vực dịch vụ đã trảimột quá trình đổi mới toàn diện, ké cả đổi mới nhận thức va phương thức hoạt động

Khu vực dịch vụ của Việt Nam cũng đã trở thành khu vực quan trọng của nền kinh tếvà từng bước hội nhập quốc tế

Phát triển khu vực dịch vụ là trách nhiệm của cả nước và của mỗi địa phương,đặc biệt là những tỉnh, thành phố có nhiều tiềm năng Hải Phòng là thành phố có vị tríquan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng BắcBộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - TrungQuốc Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, với lợi thế cảng nước sâu nên vận tảibiển rất phát triển, đồng thời Hải Phòng đang giữ vai trò là cực tăng trưởng của vùngkinh tế trọng điểm phía Bắc, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trọngđiểm kinh tế biển của miền Bắc và cả nuớc Đây là thành phó lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ2 miền Bắc sau Hà Nội Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương,đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nang và Cần Thơ Trong bối cảnh hộinhập quốc tế, Hải Phòng có đầy đủ điều kiện dé có thé phát triển những ngành dịch vụ

quan trọng nhằm đưa thành phố tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt

Tuy nhiên, khu vực dich vụ ở Hải Phòng chưa được phát triển tương xứng vớitiềm năng, chưa cân đối, nhiều tiềm năng phát triển chưa được khai thác Từ đó, tácđộng lan tỏa của khu vực dich vụ đến khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) và khu vựcII (công nghiệp và xây dựng) còn rất hạn chế; ảnh hưởng không tốt đến thực hiện các

Trang 12

mục tiêu kinh tế vĩ mô của Hải Phòng và của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằngsông Hồng Đó cũng là biểu hiện của việc thực hiện chưa tốt vai trò nhà nước trongphát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng.

Dé thực hiện tốt vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng

phải tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và khắc phục một cách triệt dé.

Muốn vậy, cần phải nghiên cứu nghiêm túc vai trò nhà nước (trước hết là chính quyềnđịa phương) trong phát triển khu vực địch vụ, cả về lý luận và thực tiễn

Về lý luận, ¿ước hết cần phải phân định rõ vai trò của nhà nước và vai tròcủa kinh tế thị trường Có thé khang định ngay vai trò to lớn của kinh tế thị trườngtrong phát triển khu vực dịch vụ của đất nước và của từng địa phương Tuy nhiên,chỉ kinh tế thị trường là không đủ Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của khu vựcdịch vụ chịu sự tác động của các quy luật thị trường và quá trình phát triển này diễnra khá lâu đài Thêm vào đó, kinh tế thị trường cũng có không ít khuyết tật ảnhhưởng xấu đến sự phát triển của khu vực này Vì vậy, ở các nước phát triển, quátrình này đã trải qua hàng trăm năm nay Do đó, dé phat triển khu vực dich vụ, cácnước (trong đó có các địa phương) đi sau không nên dé khu vực này phát triển mộtcách tuần tự, tự phát, mà phải phát huy năng động chủ quan, đây nhanh quá trìnhphát triển của khu vực này

Thứ hai, nhà nước cần phải làm gì để vừa phát huy được các ưu việt của kinh

tế thị trường, đồng thời, khắc phục được các khuyết tật của chúng? Ở Việt Nam, nhà

nước còn phải định hướng nền kinh tế nói chung, khu vực dịch vụ nói riêng pháttriển theo con đường XHCN

Thứ ba, cần phân định rõ vai trò của nhà nước trung ương và chính quyền cấptỉnh (nhà nước địa phương) trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh Dù chính

quyền cấp tinh năng động đến đâu nhưng nếu không có sự hỗ trợ của nha nước trungương thì khu vực dich vụ cấp tinh cũng không phát triển được Ngược lại, nếu khôngcó sự kiểm soát của nhà nước trung ương, sự phát triển của khu vực dịch vụ cấp tỉnhcó thê phá vỡ quy hoạch phát triển của đất nước

Những việc nhà nước cần làm không chỉ xuất phát từ mong muốn, nguyệnvọng chủ quan, mà quan trọng hơn là phải tính đến các điều kiện khách quan ảnhhưởng đến sự phát triển của khu vực này trong từng giai đoạn; đến lợi ích quốc giavà lợi ích của các địa phương

Về thực tiễn, cần xem xét chính quyền thành phố Hải Phòng thực hiện vai tròcủa mình trong phát triển khu vực dịch vụ trên địa bàn đã phù hợp đến mức độ nào

trong tương quan giữa nhà nước và thị trường; với điều kiện cụ thé của Thanh phó,

2

Trang 13

của đất nước và quốc tế; quan hệ giữa chính quyền Thành phố với nhà nước trungương đã thực sự góp phan phát triển khu vực dich vụ của Hải Phòng? Những hanchế, bất cập trong thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải

Phòng do những nguyên nhân nào? Trả lời được những câu hỏi đó là cơ sở khoa học

cho việc đề xuất các giải pháp dé thực hiện tốt hơn vai trò nhà nước trong phát triển

khu vực dịch vụ ở Hải Phòng trong giai đoạn tới.

Dé góp phan làm sáng rõ những van dé lý luận và thực tiễn trên đây, nghiêncứu sinh lựa chọn đề tài luận án là: Vai tro nhà nước trong phát triển khu vực dich

vụ ở Hải Phòng.

Câu hỏi nghiên cứu của luận án:Trong cơ chế thị trường, nhà nước có vai trò như thế nào trong phát triển khuvực dịch vụ trên địa bàn tỉnh? Chính quyên thành phố Hải Phòng đã thực hiện vai tròđó như thế nào và cần phải tiếp tục thực hiện vai trò đó ra sao để phát triển hơn nữa khu

vực dịch vụ?

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Từ việc làm rõ cơ sở khoa học về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịchvụ cấp tỉnh và chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong thực hiện vai trò nhànước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng, luận án đề xuất các giải pháp nhằmthực hiện tốt hơn vai trò nhà nước trong phát triển khu vực này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển các ngành dịch vụ và vai trònhà nước trong phát triển các ngành dịch vụ để tìm ra những giá trị kế thừa và

“khoảng trống” mà luận án cần giải quyết

- Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện lý luận về vai trò nhà nước trong pháttriển các ngành dịch vụ trên trên địa bàn tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương

- Phân tích thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở thànhphố Hải Phòng; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân của hạn chế

- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thực hiện đúng vai trò nhà nước nhằm pháttriển khu vực dịch vụ ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong phát

triên khu vực dịch vụ.

Trang 14

Khu vực dịch vụ được nghiên cứu dưới góc độ ngành kinh tế, là một trong bakhu vực của nền kinh tế Sự phát triển của khu vực này trước hết phụ thuộc vào nhucầu của thị trường trong và ngoài nước, các nguôn lực Đồng thời, sự phát triển củakhu vực dịch vụ còn chịu sự can thiệp, điều tiết của nhà nước Điều đó có nghĩa là,phát triển khu vực dịch vụ phải đặt trong quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

Sự phát triển của khu vực địch vụ còn tùy thuộc vào quan hệ giữa các lợi íchkinh tế Sự hài hòa trong quan hệ giữa các lợi ích kinh tế là điều kiện phát triển khu

vực dich vu.

3.2 Pham vi nghién cứu

Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2007 — 2017 Day là giai đoạn Việt Nam làthành viên chính thức của WTO Quan trọng hơn cả, đây là giai đoạn nền kinh tế cónhiều biến động phức tạp Những năm dau, kinh tế Hai Phòng nói riêng và nền kinh tếquốc gia nói chung chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Hải Phòngbuộc phải tìm những hướng đi riêng dé có thé but phá và tăng trưởng bền vững Điềunày làm nay sinh rất nhiều van đề cần phải nghiên cứu, trong đó có khu vực dịch vụ

Các giải pháp đề xuất nhằm thực hiện đúng vai trò nhà nước đến năm 2025

Không gian nghiên cứu: tại thành phô Hải Phòng, bao gồm tất cả các quận,huyện, tập trung vào các ngành: dịch vu logistic, dich vụ tài chính, dịch vụ thươngmại và dịch vụ du lịch Đây là những ngành dịch vụ mà Hải Phòng có nhiều tiềmnăng và điều kiện phát triển Sự phát triển khu vực dịch vụ của Hải Phòng còn có

quan hệ với cả nước, trước hết là vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hong

Nội dung nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu vai trò của chính quyềnđịa phương trong phát triển khu vực dịch vụ mà không đi sâu vào vai trò của Nhànước Trung ương Do đó, chính quyền địa phương chủ yếu thực thi, triển khai nhữngquy định, chỉ đạo của Nhà nước Trung ương trong điều kiện phù hợp với bối cảnhcủa địa phương bao gồm: xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển khu vực dịchvụ; xây dựng và thực thi chính sách phát triển khu vực dịch vụ; điều hành các hoạtđộng phát triển khu vực dịch vụ và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và hoàn thiện

chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển khu vực dịch vụ.

Luận án không nghiên cứu phát triển dịch vụ công như hành chính công, quốcphòng, an ninh, bảo vệ môi trường

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứuLuận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đểnghiên cứu Cách tiếp cận nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ Kinh tế chính trị

4

Trang 15

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử yêu cầu việc nghiêncứu về vai trò nhà nước trong phát triển địch vụ ở thành phố Hải Phòng trước hếtphải kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước Do vậy, tác giả đãtích cực trong việc tìm hiểu các tài liệu khoa học viết về phát triển các ngành dịch vucấp tinh cũng như vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ quốc gia Trên cơ sở kếthừa các kết quả nghiên cứu, luận án tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích

các vấn đề cơ bản ở các chương sau

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận

án đã bắt đầu từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản về phát triển các ngành dịch vụ tạicấp tinh, các nhân tô ảnh hưởng tới việc phát triển các ngành dịch vụ dé dan tới việccác chính quyền quản lý xây dựng và triển khai chính sách phát triển dịch vụ ở cấptỉnh một cách hiệu quả Không dùng lại đó, luận án còn tiếp cận biện chứng bằngviệc đánh giá về vai trò quản lý nhà nước trong phát triển dịch vụ và tác động tớikinh tế - xã hội cấp tỉnh

Phương pháp luận đòi hỏi vừa phải xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu,đồng thời khung lý thuyết đó cần được kiểm chứng bằng thực tiễn Do đó, luận án đãnghiên cứu kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ cấp tỉnh ở cácnước, đặc biệt là những nước châu Á có điều kiện kinh tế như Việt Nam và nhữngtỉnh thành tương đồng với thành phé Hải Phòng dé kiểm nghiệm cho khung lý thuyếtđã được xây dựng Các quan hệ đó luôn được xem xét trong sự vận động, biến đồi

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiêncứu về vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ tại Hải Phòng phải xuất phát từnhững điều kiện khách quan (sự vận động của thị trường, nhu cầu của các cá nhân, tổ

chức) và chủ quan (ý chí của các cấp lãnh đạo), do các quy luật khách quan chi phối.Tác giả tập trung nghiên cứu một cách toàn diện trong đó chú trọng đến nhân tố bêntrong (các điều kiện đặc thù của thành phố Hải Phòng) vì nhân tố nay giữ vai tròquyết định

4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng

Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp

được sử dụng chủ yếu như sau:

4.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợpLuận án sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương Phân tích trước hếtlà phân chia các vấn đề của luận án thành những phần nhỏ có mối quan hệ tương quantừ lý luận đến thực tiễn, từ phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh tới vai trò nhà nướctrong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh Phân tích từng nội dung của vai trò nhà

5

Trang 16

nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh và đánh giá hiệu quả ở các mặt khácnhau Từ đó, phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng khía cạnh, và từ đó giúpchúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chungphức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy Điều đó giúp cho việc hiểu các van đề một cáchthấu đáo, cặn kẽ Nhiệm vụ của phân tích sử dụng trong luận án là thông qua cái riêngđể tìm cái chung, thông qua hiện tượng dé tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù détìm ra cái phô biến.

Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sửdụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học và kinh tế lượng, cácbiểu đồ dé giúp thay rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng của hiện tượng,nội dung, vấn đề nghiên cứu

4.2.2 Phương pháp logic và lịch sw

Quan hệ logic là quan hệ tất yếu, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho

quan hệ đó Lịch sử, đó là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong

một không gian và thời gian xác định Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đảm

bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấpđến cao, làm rõ các mối quan hệ đa dạng trong phát triển khu vực dịch vụ với cácvan đề khác liên quan đến nó Đồng thời đặt quá trình phát triển khu vực dich vụ ởthành phố Hải Phòng trong mối quan hệ tương tác qua lại giữa các chính sách quản

lý của chính quyền cấp tỉnh

4.2.3 Phương pháp trừu tượng hóa khoa họcPhát triển khu vực dịch vụ vừa phải dựa trên những nguyên lý chung mà cấptỉnh nào cũng phải thực hiện, vừa phải tính đến đặc thù của từng cấp tỉnh Phát triểnkhu vực dịch vụ phải tuân thủ khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó,đồng thời cần nhận thức rõ, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng Do đó, phát triển khuvực dịch vụ là công việc rất khó khăn, phức tạp

Bằng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, tác giả luận án đã bỏ qua nhiềunhân tô không quan trong; chỉ ra những định hướng và giải pháp quan trọng nhất cầnthực hiện để phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng trong những năm tới

4.2.4 Phương pháp quy nạp và diễn giảiTừ những mô hình nghiên cứu về phát triển dịch vụ và vai trò nhà nước trongphát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh mà các nhà nghiên cứu công bó, luận án tổng kếtquy nạp thành những nội dung thé hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vựcdịch vụ cấp tỉnh và xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò nhà nước tronglĩnh vực này Phương pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện

6

Trang 17

tượng Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất Nhiệm vụ của khoa học là thông quahiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp Phương pháp quy nạpđóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từ những kếtluận tổng quát đưa ra các giả thuyết Phương pháp quy nạp được luận án sử dụng ởtừng chương dé giải quyết câu hỏi nghiên cứu Ngoài ra, luận án còn xuất phat từnhững giả thuyết và số liệu khảo sát thực tế để đi sâu nghiên cứu những năng lực cụthé nhờ vậy mà có nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu bằng phương

pháp diễn giải Phương pháp diễn giải cũng được luận án sử dụng trong việc phân

tích thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong việc phát triểnkhu vực dịch vụ trên nền tảng cơ sở ly luận được hệ thống hóa và đưa ra các giảipháp phù hợp Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối vớinghiên cứu của luận án Với những tiền đề, giả thuyết đặt ra, luận án cố gắng tìmhiểu, phân tích bằng những suy diễn légic dé rút ra những kết luận

4.2.5 Phương pháp thống kê mô tảLuận án sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các số liệu thốngkê mô tả về thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong việc pháttriển các ngành dịch vụ, những số liệu biểu thị tác động của các chính sách quản lý

vĩ mô đối với sự phát triển khu vực dịch vụ của thành phó, vạch ra tính quy luật về

quản lý kinh tế vĩ mô và hiệu quả của các chính sách quản lý Luận án sử dụngphương pháp này chủ yếu tại chương 3 dé thống kê về thực trạng và so sánh, phântích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vai trò của chính quyền thành phố đối với pháttriển khu vực dịch vụ, từ đó tìm ra hướng cho những giải pháp phát huy vai trò quản

lý nhà nước phù hợp với bối cảnh mới

4.2.6 Phương pháp điều tra khảo sátNghiên cứu sinh điều tra khảo sát ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Hải Phòng về vai trò nhà nước trong phát triển lĩnhvực này ở cấp tỉnh Kết quả khảo sát sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo khi đánh giávai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng

Bang hỏi đưa ra các nhận định nhằm lay ý kiến đánh giá của người tham gia

khảo sát về thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở thành phốHải Phòng Quan điểm của người trả lời sẽ biến động từ mức 1 đến mức 5 Trong đómức 1 là không đồng ý; 2: ít đồng ý; 3: trung lập/không trả lời, 4: khá đồng ý và 5:hoàn toàn đồng ý Ngoài ra, ở một số câu hỏi đặc thù, mức đánh giá cũng được chiathành 5 cấp độ Likert tương tự

Trang 18

Có hai cuộc khảo sát được thực hiện, trong đó, bảng hỏi khảo sát dành cho các

nhà quản lý, cán bộ làm việc tại cơ quan quản lý hành chính của thành phố Hải

Phòng sau khi thu thập, làm sạch là 255 mẫu.

Việc lay mẫu khảo sát được thực hiện như sau:

Bảng 1: Mô tả mẫu khảo sát dành cho các nhà quản lý, cán bộ làm việc tại

cơ quan quản lý hành chính của thành phố Hải Phòng

: Số lượng SN quan Tế So lượng kha 9 sát

Don vị đơn vị Nhà quản lý | Quản lý cap Cán bộ

cap cao trung Ỷ

Sở, Ban, Ngành tỉnh 22 20 45 50Don vi sự nghiệp 6 10 20 21

UBND huyén, thanh phô II 20 25 44Tổng số 50 90 115

Nguồn: Thông kê số bảng hỏi thực hiện khảo sát (2018)

Bảng hỏi khảo sát dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại

thành phố Hải Phòng thu thập được 478 mẫu

Bảng 2: Mô tả mẫu khảo sát dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ

ở thành phố Hải Phòng

Logistic | ThW9%"E | pulịch | Tàichính | Thôngtn| BĐS | Giá@dục

mại đào tạo

48 355 17 1 5 21 21

Nguồn: Thong kê số bảng hỏi thực hiện khảo sát (2018)

Nội dung khảo sát tìm hiểu:- Mức độ hiểu biết về các chính sách phát triển khu vực dịch vụ của doanhnghiệp

- Mức độ ảnh hưởng của các chính sách phát triển khu vực dịch vụ đến doanhnghiệp

- Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về chính sách phát triển dịch vụ- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp dich vu- Những mong muốn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền thành phố nhằmphát triển doanh nghiệp

4.2.7 Phương pháp thu thập và xử lý đữ liệu

- Nguôn số liệu thực hiện luận án:Nguồn số liệu thực hiện đề tài được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm

đạt mục tiêu nghiên cứu Luận án sử dụng cả đữ liệu thứ cấp Và SƠ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chủ yếu sau:

Trang 19

+ Cục Thông kê: các niên giám thông kê, các báo cáo có liên quan đên các

ngành dịch vụ tại Hải Phong.

+ Các văn bản, quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ tại thành phố Hải

Phòng

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các nhà quản lý trong chínhquyên của thành phố Hải Phong, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vuở đây Trong đó, bảng hỏi khảo sát dành cho các nhà quản lý, cán bộ làm việc tại cơquan quản lý hành chính của thành phố Hải Phòng sau khi thu thập, làm sạch là 255

mẫu Bảng hỏi khảo sát dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại

thành phố Hải Phòng thu thập được 478 mẫu Các mẫu khảo sát thu thập đều theophương pháp phi ngẫu nhiên dé dé dang hon cho việc phỏng van

- Phương pháp xử lý số liệu:Luận án có hai hướng xử lý thông tin: (1) Xử lý logic đối với thông tin địnhtính Đó là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toánhọc đối với các thông tin định lượng Đó là việc sử dụng phương pháp thống kê toándé xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được

+ Xử lý thông tin định tính:

Xử lý thông tin định tính được dùng để nghiên cứu chủ yếu các vấn đề xã hộinhư việc cải thiện và nâng cao đời sống người dân, giải quyết các van dé an sinh xãhội; nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế, hợp tác trong các hoạt động quản lý pháttriển dịch vụ tại Hải Phòng

Việc xử lý thông tin được thực hiện từ việc thu thập thông tin qua các phương

pháp quan sát, phân tích, tổng hợp nghiên cứu tài liệu ; đưa ra các giả thiết và chứngminh cho giả thiết đó từ những sự kiện đơn lẻ được thu thập Sau đó là xử lý logicđối với các thông tin định tính, đó là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự

kiện đồng thời thé hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thong các

sự kiện được xem xét.

+ Xử lý thông tin định lượng:Thông qua các tài liệu thống kê và các số liệu khảo sát, thông tin định lượngđược sắp xếp va xử lý qua các phần mềm thống kê dé làm rõ thực trạng phát triển cácngành dịch vụ ở Hải Phòng cũng như những đánh giá về vai trò quản lý Nhà nước

trong phát triển dịch vụ tại thành phó Các số liệu có thé được trình bày ở nhiều dạng

khác nhau, như: Bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị

Bằng phương pháp này, luận án có thé phân tích dé hệ thống hóa những van délý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tong kết,

9

Trang 20

phân tích, đánh giá thực trạng các vấn dé cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyênnhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò chính quyềnthành phố Hải Phòng trong phát triển dịch vụ của thành phố thời gian tới.

5 Kết quả nghiên cứu- Về lý luận:

Luận án góp phần khái quát và b6 sung nghiên cứu về phát triển khu vực dịch vụ,vai trò của nhà nước trong phát triển dịch vụ ở cấp tỉnh Cụ thê:

+ Xây dựng hệ thống các nội dung thê hiện vai trò nhà nước trong phát triển dịch

vụ ở cấp tỉnh bao gồm: Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển khu vực dịch vụ,xây dựng và thực thi chính sách phát triển khu vực dịch vụ, điều hành các hoạt độngphát triển khu vực dịch vụ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và hoàn thiện chiến lược,kế hoạch, chính sách phát triển khu vực địch vụ

+ Xây dựng các nhân tô ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước tronng khu vực dịch vụ

câp tỉnh với hệ thông các nhân tô khách quan và chủ quan.

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò nhà nước trong phát triển dịchvu Ở cấp tỉnh theo nội dung thé hiện

- Về thực tiễn:

+ Luận án nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn đáng tin

cậy trong nước liên quan đến phát huy vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ cấp tỉnh.Đặc biệt, tìm hiểu thực tiễn tại hai thành phố trực thuộc trung ương tương đồng là HàNội và Đà Nẵng dé có những nhận định sát thực cho địa phương nghiên cứu

+ Phân tích thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong pháttriển các ngành dịch vụ thời gian qua

+ Chỉ ra những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân hạn chế trong các hoạt độngquản lý của chính quyền thành phố Hải Phòng liên quan đến việc phát triển dịch vụ ở

đây.

+ Kiến nghị, đề xuất những giải pháp thực hiện vai trò của chính quyền thành

phố nhằm phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính

sách quản ly vĩ mô nói chung, giúp ich cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách

nhằm phát triển các ngành dịch vụ ở thành phố Hải Phòng nói riêng hiện nay và trong

thời gian tới.

10

Trang 21

CHƯƠNG 1

TONG QUAN TÀI LIEU NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN

1.1 Những nghiên cứu về phat trién các ngành dich vuTầm quan trọng của phát triển dịch vụ đã được rất nhiều các nhà kinh tế họcđề cập đến trong các tài liệu nghiên cứu

Wolfi A (2005) đã đưa ra nghiên cứu về “Nền kinh tế dịch vụ tại các nướcOECD” Ong phân tích ở những nước phat triển, lĩnh vực dich vụ được coi là ngànhđóng góp nhiều nhất cho GDP trong bối cảnh hội nhập bởi sản xuất được những nướcnày chuyên sang các nước thứ ba với các nguồn đầu vào giá rẻ và khu vực dịch vụ trởthành hoạt động kinh tế xương sống và nền kinh tế quốc gia dựa trên “nền kinh tế dịchvụ” Bên cạnh đó, Wolfi còn phân tích cơ cấu các nganh dich vu và chi ra những địnhhướng trong phát triển dịch vụ ở các nước phát triển của thế giới

Cũng có cùng định hướng nghiên cứu, Bosworth, Barry (2009) đã nghiên cứu

về “Hoạt động của lĩnh vực dịch vụ tại các nước OECD” và phân tích về hoạt độngcủa các ngành dịch vụ tại những nước phát triển Tại đây, họ chỉ ra vai trò của từngngành dịch vụ trong nền kinh tế, xu hướng phát triển và các nhân tố tác động tới hoạtđộng của các ngành dịch vụ.

Nhắn mạnh hơn nữa tam quan trọng của phát triển dich vu Bosworth, Barry,

and Annemie Maertens (2010) đã khang định trong “Economic Growth and Job

Generation: The Role of the Service Sector”: khu vực dich vu có nhiệm vu thúc daytăng trưởng kinh tế va việc làm Hay D’ Agostino, Antonello; Roberta Serafini andMelanie Ward-Warmedinger (2006) cũng cho rằng chỉ có các ngành dịch vụ mới cóthể mở rộng việc làm ở Châu Âu

Bên cạnh những nghiên cứu khăng định sự cần thiết phát triển các ngành dịchvụ ở những nước phát triển, các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng lĩnh vực dịch vụ cũngtạo ra cuộc cách mạng lớn trong nền kinh tế của các nước chau A nhất là những nướcđang phát triển Trong chương trình nghiên cứu về cách mạng dịch vụ tại Nam Á, rấtnhiều báo cáo khang định quan điểm trên băng việc phân tích từng ngành dịch vụtrong nền kinh tế Ví dụ nghiên cứu của Dossani, Rafiq (2010) về dịch vụ công nghệphần mềm hay Ghani, Ejaz (2010) trong “Js Service-Led Growth a Miracle for SouthAsia?” với câu hỏi nghiên cứu “liệu phat triển địch vụ tạo ra sự thần kỳ của Nam A?”Park, Donghyun, and Kwanho Shin (2012), cũng đưa ra quan điểm tương tự trong tácphẩm “The Service Sector in Asia: Is it an Engine of Growth? ”

11

Trang 22

Khăng định vai trò quan trọng của khu vực dịch vụ, nhiều nhà kinh tế học ởcác nước đã gọi tên nền kinh tế mới là “kinh tế dich vụ” Điều đó được đánh dau bởinhiều nghiên cứu khác về nền kinh tế dịch vụ.

Delaunay, Jean - Claude (1992), “Services in economic thought: Three

centuries of debate” Kluwer Academic publisherc đã nghiên cứu va đánh gia nhữngđóng góp về mặt lý thuyết của các nhà kinh tế theo chu nghĩa trọng thương Tay Au thékỷ 17,18 đến các nha kinh tế học hiện đại; Tác giả đã đi sâu phân tích và xác định đặcđiểm, quy mô vả tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ, nhất là nội dung và chiều hướngphát triển hiện nay của kinh tế dịch vụ trong xã hội hậu công nghiệp

James A Fitzsimmon; Monaj Fitzsimmons (1998) trong tác phẩm “Service

Management: Operation, Strategy, and in Formation Technology” đã phân tích vai

trò của kinh tế dịch vu trong nên kinh tế; nêu khái niệm dịch vu và chiến lược cạnhtranh thông qua hoạt động dịch vụ; việc cơ cấu các doanh nghiệp dịch vụ, quản lýcác hoạt động dịch vụ; trình bay một số mô hình dịch vụ chất lượng với các ứngdụng dịch vụ nồi trội

Giáo sư James Fitzsimmons (2000), trong “Role of Services in an University of Texas at Austin, đã mô tả vai trò trung tâm của dịch vu trong nén kinhtế, về sự phát triển của một nền kinh tế từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội dịchvụ; mô tả các tính năng của nên kinh tế dịch vụ mới và nêu lên một số khái niệm vềdịch vụ, cách phân chia các lĩnh vực dịch vụ, vai trò của dịch vụ trong giải quyết

Economy”-việc làm trong xã hội hiện đại.

Jean Gadrey (1992), “L’ e’conomie des Services”, Ed.La D”ecauverte Trong

tác phẩm này tác gia đã đưa ra những lý luận co bản về vai trò kinh tế và sự tăngtrưởng của các hoạt động kinh tế dịch vụ, phân tích một số hoạt động dịch vụ như:

dịch vụ trong công việc nội trợ, dịch vụ cho các hoạt động trong sản xuất của doanh

nghiệp, xí nghiệp và các dịch vụ hành chính, phân tích hệ thống dịch vụ và những

hạn chế của các hoạt động dịch vụ

Jan Owen Jansson (2006), "The Economics of Services: Developmen andpolicy” Cheltenham-Northampton, đã nghiên cứu sự phat triển và xác định mục đíchcủa kinh tế dịch vụ; đưa ra khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của kinh tế dịch vụ Phântích kinh tế vi mô lý thuyết chi phí của ngành công nghiệp dịch vụ Đồng thời đưa ranhững dự báo về sự phát triển trong tương lai của kinh tế dịch vụ, đề xuất các chính

sách của Chính phủ cho sự phát triển ngành kinh tế này

Riddle D, Nguyễn Hồng Sơn & C.Hernandez (2006), trong “General

Framework for a national straegy for the Services sector in Vietnam up to 2020”;

12

Trang 23

UNDP Report đã nghiên cứu một cách tông thé về sự phát triển của khu vực kinh tế

dịch vụ trong 20 năm qua, nêu lên một số thành tựu và những hạn ché, yếu kém của

kinh tế dịch vụ; đồng thời đề xuất một số định hướng phát triển của khu vực nàytrong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

DonghyunPark and Kwanho Shin (2012) đã phân tích khu vực dịch vụ ở Châu

A trong “The Service Sector in Asia: It an Engine of Growth?” Theo các tác giả thì cơcấu kinh tế dich vụ trong GDP của một số nước Châu A và Đông Nam A trong vài

chục năm lại đây đã tăng trưởng khá cao, các tác giả đã dẫn chứng năm 2010 dịch vụ ở

các nước như: Hồng Kông chiếm khoảng 85%, Trung Quốc khoảng 38%, An Độkhoảng 45%, Inđônêsia khoảng 40%; Hàn Quốc khoảng 60%; Malaysia khoảng 62%;

Singapore khoảng 75%; Thái Lan khoảng 50% Tuy nhiên ở Việt Nam dịch vụ chiếmkhoảng trên 35% Các tác giả cũng đặt ra những vấn đề về xu hướng phát triển củalĩnh vực dịch vụ trong những thập niên tới, đưa ra một số dự báo cũng như dé xuất cácgiải pháp dé phát triển kinh tế dich vụ của các quốc gia nay

Từ đó, rất nhiều vấn đề về phát triển khu vực dịch vụ được đặt ra cho cả nềnkinh tế quốc gia lẫn nền kinh tế cấp tỉnh

Eric Uwitonze, Almas Heshmati (2016) đã nghiên cứu sự phát triển khu vựcdich vụ ở một cấp tỉnh cụ thé là Rwanda trong “Service Sector Development and itsDeterminants in Rwanda” với các phân tích về thực trạng và đề xuất các giải pháp

cho phát triển khu vực dịch vụ ở đây.

Marcus Noland, Donghyun Park, and Gemma B Estrada (2012) trong“Developing the Service Sector as Engine of Growth for Asia: An Overview” lại đặt

van dé nghiên cứu về phát triển khu vực dich vụ ở Châu A, coi đó là “năng lượng”cho sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở đây Bài nghiên cứu chỉ ra những đặctrưng trong phát triển khu vực dịch vụ ở các nước Châu A và khẳng định phát triểnkhu vực dịch vụ sẽ giúp các nước Châu Á đang phát triển nhanh chóng thu hẹpkhoảng cách với các nước phát triển khác trên thế giới

Tương tự, Tandrayen-Ragoonbur Verena, Ragoobur Vishal and PoonoosamyKen (2009) cũng cho rằng phát triển khu vực dịch vụ là chìa khóa giải quyết đói

nghéo trong “Services Sector Development: A Key to Poverty Alleviation in

Mauritius” Vi phát triển khu vực là tat yếu khách quan và những hiệu qua kinh tế

mà khu vực này mang lại nên ở những nước chậm phát triển, khu vực dịch vụ trở

thành “cứu cánh” để tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo

M A Katouzian (1970) thì đưa ra một cách tiếp cận mới về sự phát triển của

khu vực dich vụ trong “The Development of the Service Sector: A New Approach”.

13

Trang 24

Đó là trong khi khu vực nông nghiệp ngày càng sụt giảm về sự đóng góp vào GDPthì địch vụ sẽ là khu vực kinh tế có thể bù đắp lại Phát triển khu vực dịch vụ chính

là xu hướng mới dé tăng trưởng kinh tế

Nhu vậy, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đặt khu vực dịch vụ trở thành trung

tâm trong nền kinh tế quốc gia và coi việc phát triển kinh tế là phát triển kinh tế dichvụ Ở đây, các nhà kinh tế học đã phân tích kinh tế dịch vụ theo nhiều lát cắt khácnhau, chủ yếu tập trung vào vai trò và xu hướng phát triển của khu vực dich vụ

Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng quan tâm tới kinh tế dịch vụ và phát triểnkhu vực dich vụ làm nên tảng cho phát triển kinh tế nói chung

Bộ Ngoại giao (2005) trong tác phẩm “Ngành dịch vụ Việt Nam và địnhhướng phát triển trong thời gian tới” đã đề cập đến các ngành dịch vụ nước ta hiệnnay, phân tích những lợi thế và những hạn chế, yếu kém trong cạnh tranh dịch vụ

như dịch vụ cảng biển, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch và các lĩnh vực dịch vụ

mới như bảo hiểm, tai chính từ đó đề xuất những định hướng phát triển các lĩnhvực dịch vụ trong những năm tiếp theo

Trần Hậu (2010), “Dịch vụ xã hội; một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạpchí Lý luận chính trị, số 10 Trong bài viết này tác giả đã nêu lên một số quan điểmvề địch vụ, cách phân loại dịch vụ theo mục đích, theo chức năng, theo tính chất

Tuy nhiên trong bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt động dịchvụ công mà không dé cập đến những giải pháp dé phát triển các dịch vụ như cảngbiển, dịch vụ du lịch

Trương Quang Hoàn (2011), “Đánh giá quá trình thực hiện tự do hóa thương

mại đối với một số lĩnh vực dịch vụ ưu tiên hội nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứuĐông Nam Á số 10 đã khái quát những nội dung cùng với phân tích, đánh giá quá

trình thực thi tự do hóa dich vụ và những rao cản ma ASEAN gặp phải trong quá

trình hội nhập như: Dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ du lịch; dịch vụ thông tin

-thương mại điện tử; dịch vụ hậu cần logistics; dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe;đồng thời tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực thi hiệu quả các lĩnh vực

dịch vụ ưu tiên khi hội nhập khu vực.

Phạm Thị Khanh (2008), “Phát triển nhanh và bền vững ngành dịch vụ ở ViệtNam”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 7 Tác giả nêu lên một số thành tựu đạt được vềkinh tế nước ta sau 20 năm đổi mới trong đó có lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt một lĩnhvực địch vụ có tốc độ tăng cao như: Dịch vụ khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính- tín dụng, dịch vụ vận tải - kho bãi Song tác giả cũng đã phân tích những hạn chế,yếu kém của ngành kinh tế dịch vụ, so sánh tỷ trọng đóng góp của kinh tế địch vụ

14

Trang 25

vào GDP của Việt Nam với các nước trong khu vực như: Philippin, Thai Lan,

Malaysia từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhăm phát triển nhanh và bền vững

ngành dịch vụ ở nước ta.

Bùi Tiến Quy (2000), “Phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế dich vụ", Nhàxuất bản Khoa học & Kỹ thuật, 2000 Trong tài liệu này tác giả đã trình bày nhữngnhững lý luận cơ bản về dịch vụ như: khái niệm, đặc điểm về dịch vụ và vai trò củakinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội; tác giả cũng nghiêncứu những chế định của pháp luật nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế dịch vụ, kháiquất VỀ SỰ phát triển của kinh tế dịch vụ ở Việt Nam trong một số lĩnh vực như: Dịchvụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải biển; Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ tài chính;Dịch vụ du lịch và xu hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên thế giới Tuy nhiên tácgiả chưa đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế dich vụ, đặc biệt làcác giải pháp phát triển dịch vụ ở địa phương

Đường Vinh Sường (2012), “Thị trường dịch vụ trong sự phát triển nền kinhtế thị trường ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị số 7 Tác giả phân tích, đánh giátổng quát thị trường dịch vụ ở nước ta trong nhiều lĩnh vực, nêu lên những hạn chếcủa lĩnh vực này, so sánh lĩnh vực dịch vụ với các lĩnh vực kinh tế khác trong nềnkinh tế, đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động

dịch vụ ở nước ta.

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Ngọc Mạnh (2012), “Phát triển khu vựcdịch vụ của Hoa Kỳ trong thập niên đầu thế kỷ XXI” đã trình bày một số lý luận cơbản về phát triển ngành dich vụ trong nền kinh tế, xu hướng phát triển ngành dịch vụtrên thế giới, vai tro của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế của các nước, phân tích thựctrang phát triển khu vực dịch vụ của Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay, rút ra những bàihọc kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ của Hoa Kỳ, từ đó đề xuất một số gol Ý vềchính sách nhằm thúc đây sự phát triển ngành dịch vụ của Việt Nam Tuy nhiên trongLuận án này tác giả mới chỉ đề xuất những giải pháp về chính sách phát triển dịch vụcủa Việt Nam và một số giải pháp phat triển các ngành dịch vụ cu thể như: Dịch vụgiáo dục đại học và sau đại học, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ khoa học và công nghệ,mà chưa dé cập đến dich vụ cảng biển va dich vụ du lịch biển, đảo

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Chiến Thắng (2010), “Phát triển khu vựcdịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO” đã trình bày những cơ sở lýluận và thực tiễn về khu vực kinh tế dịch vụ, vai trò của kinh tế dịch vụ trong nềnkinh tế, xu hướng phát triển của dịch vụ trên thế giới, phân tích thực trạng phát triểnkhu vực dịch vụ của Việt Nam trong điều kiện trước và sau khi gia nhập WTO;

15

Trang 26

Đồng thời tác giả đã nêu lên những quan điểm và giải pháp phát triển khu vực dịchvụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO Tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu phântích thực trạng và đề xuất những giải pháp phát triển hai ngành dịch vụ của nước talà dịch vụ ngân hàng và dịch vụ viễn thông trong bối cảnh thế giới hiện nay và khiViệt Nam hội nhập sâu WTO mà chưa đề cập đến dịch vụ cảng biển, dich vụ du lịchvà du lịch biển đảo.

Xuân Hòa - Phương Thanh (2013), “Đề trở thành cường quốc biển: Phát triểndịch vu logistics” Trong bài viết nay các tác giả đã phân tích khá sâu sắc và chỉ tiếtvề lợi thế biển, đảo của Việt Nam - đặc biệt là lợi thế dé phát triển ngành hàng hải

trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam A; khang dinh vi

trí của biển nước ta “không thua kém bat kỳ quốc gia nào”, tuy nhiên chúng ta vancòn yếu kém nhiều mặt trong tầm nhìn chiến lược, chính sách đầu tư và nêu một sốgiải pháp liên kết để giành lại thị phần dịch vụ cảng biên, quy hoạch phát triển vậntải biển Việt Nam đặc biệt cùng với dich vụ vận tải đa phương thức với chất lượngcao, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập,phát triển dịch vụ logistics, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý đầutư và khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển

của Việt Nam, đồng thời luật hóa các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO

Nguyễn Trùng Khánh (2011), “Một số chính sách nâng cao năng lực cạnhtranh điểm đến du lịch của Malaysia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10

Trong bai viết này tác giả đã nghiên cứu tương đối chi tiết những điều kiện tự nhiên,lịch sử văn hóa của Malayxia nêu lên những chính sách về phát triển du lịch củaMalayxia như: cải tổ bộ máy quản lý du lịch, triển khai nhiều chiến dịch tổng thểphát triển du lịch cho từng giai đoạn, tăng cường đầu tư cho phát triển hoạt động dulịch (tăng ngân sách cho quảng bá du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng caochất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng mạng lưới văn phòng du lịch ở nước

ngoai ), hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhờ đó mà năm 2010

Malayxia thu hút hơn 24,6 triệu khách quốc tế, thu nhập đạt trên 17,8 tỷ USD và thunhập từ du lich đứng thứ hai cho Malayxia sau công nghiệp Đây là những bai họchết sức quý báu để ngành du lịch Việt Nam nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nóiriêng tham khảo, học tập.

Võ Thị Thắng (1998), "Phát triển du lịch ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứutrao đổi, số 11 Là một người đứng đầu ngành du lịch, tác giả đã đánh giá nhữngtiềm năng to lớn của Việt Nam trong phát triển ngành du lịch, được coi là thế mạnhdé phát triển kinh tế của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó đề ra một

16

Trang 27

số định hướng cho phát triển ngành du lịch nước ta trong quá trình CNH, HĐH vàhội nhập với nền kinh tế thế giới.

Những nghiên cứu trong nước cũng khăng định quan điểm đó rất rõ ràng.Trong đó có nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, TS Nguyễn Mạnh Hùng(2006), “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ trên thế giới hiện nay và những vấn đềđặt ra đối với sự phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam” Tại đây các tác giả đã phântích bảy xu hướng phát triển của ngành dịch vụ trên thế giới trong những năm gầnđây và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ của Việt Nam

trong thời kỳ hội nhập và cải cách.

Một nghiên cứu khác của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn năm 2010, “Luận cứkhoa học cho việc phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020” nghiên cứu vềvai trò của ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế; xu hướng phát triển ngành dịch vụtrên thế giới và kinh nghiệm phát triển ngành dịch vụ của một số nước như Mỹ, EU,Trung Quốc, Singapore và các nền kinh tế đang hội nhập và chuyên đổi; đánh giá thựctrạng và chính sách phát triển nganh dịch vụ ở Việt Nam

Năm 2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP (2005) đã thực hiện dự ánVIE/02/009 với nghiên cứu “Phát triển khu vực dich vụ ở Việt Nam — chìa khóa chotăng trưởng bền vững” khẳng định vị trí của lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế - xãhội đất nước

TS Dinh Văn An, Hoàng Thu Hòa (2007) xây dựng một khung khổ lý luậnkhá đầy đủ về phát triển khu vực dịch vụ trong cuốn “Phát triển khu vực dịch vụ”

Trong đó, các tác giả đã phân tích về khu vực dịch vụ, vai trò và xu hướng phát triểncủa khu vực dịch vụ Bên cạnh đó, tác phẩm còn phân tích thực trạng phát triển khuvực dịch vụ ở Việt Nam 20 năm sau đổi mới và đặt ra vấn đề phát triển khu vực dịchvụ trong bối cảnh hội nhập Đây là những tham khảo có giá trị, đặc biệt là lý thuyếtvề phát triển khu vực dịch vụ

Điều này khăng định: phát triển các ngành dịch vụ chính là điều kiện nền tảngđể tăng trưởng kinh tế nói chung, tạo ra bước nhảy cho những nước đang phát triển

nói riêng dé có thé nhanh chóng tiến kịp các nước khác trong bối cảnh hội nhập quốc

tế ngày nay

Như vậy, có một sự thống nhất cao ở các nghiên cứu trong và ngoài nước vềphát triển các ngành dịch vụ Với những lợi ích mà dịch vụ mang lại, các quốc gia nóichung, các cấp tỉnh nói riêng cần phải có những chính sách phát triển phù hợp đề khaithác hết lợi thế cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế

17

Trang 28

Nhìn chung những nghiên cứu của các tác gia trong và ngoài nước dùng lại ở

việc đánh giá vai trò của kinh tế dịch vụ, nêu lên các quan niệm về dịch vụ và kinh tế

dịch vụ, cạnh tranh dịch vụ, cách phân chia lĩnh vực dịch vụ, những chi phí của lĩnh

vực dich vụ, trình bày một số mô hình dịch vụ chất lượng, khang định sự chuyểndịch của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu của nền kinh tế hiện đại, đưa ra một 36 du baové su phat triển của lĩnh vực dich vụ Đã có những nghiên cứu về phát triển khu vựcdịch vụ ở cấp tỉnh Tuy nhiên, đây mới là nền tảng cơ bản để nghiên cứu về vai trònhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở cấp tỉnh

1.2 Những nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ

Sự phát triển nhanh và mạnh của khu vực dịch vụ trong những năm qua đã vàdang mang lại sự tăng trưởng cho các nền kinh tế Hơn nữa, xu hướng chuyền dichcơ cau sang kinh tế dich vụ đang trở thành tất yếu trong thời hiện đại Cũng như cáckhu vực kinh tế khác, sự phát triển của khu vực dịch vụ ngảy càng nhận được nhiềusự quan tâm hơn của mỗi quốc gia, cũng như mỗi vùng địa phương và đã được đặttrong bối cảnh của sự phát triển hướng tới tính bền vững Vì thế, chủ đề phát triểnkhu vực dịch vụ đang được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài nướchết sức quan tâm Liên quan đến vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế, có thé kểđến:

Nhóm các nghiên cứu về phát triển vùng địa phương và vai trò của Chínhquyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển các ngành và lĩnh vực trên địa bàn cấptinh Liên quan đến nội dung này, trước hết phải ké đến Lý thuyết phát triển vành dainông nghiệp (Thunen,1833); Lý thuyết về điểm trung tâm (Christaller, 1933); Lý

thuyết cực phát triển (Perroux, 1949) Tại Việt Nam, có một sỐ công trình nghiên

cứu về vấn đề này như bài viết “Đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chínhquyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Ký

và cộng sự, 2006) Các tác giả tập trung phân tích làm rõ vai trò của nhà nước trong

nên kinh tế thị trường, trong đó có sự so sánh giữa vai trò nhà nước trong nén kinh tếkế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó cáctac giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tếnhà nước trong thời kỳ déi mới Tác giả Lương Xuân Quy (2002) tập trung làm rõnhững vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, trong đó tác gia đặc biệt chú ý đến thâm quyền,trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng, triển khai quy hoạch, kế

hoạch, nhât là đôi với quy hoạch vùng Các tác giả trong cuôn “Đôi mới nội dung

18

Trang 29

hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế” thì tập trung nghiên cứu quá trình hình thành các cấp hành chính và điều

chỉnh quy mô các đơn vi hình chính địa phương ở Việt Nam cũng như đòi hỏi của

nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với các cấp chính quyền địa phương(Nguyễn Ký và cộng sự, 2006) Từ đó, các tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bảnnhằm đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trước yêu cầucủa kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Đối với tác giả Hoàng Văn Hoan (2002),dù kinh tế thị trường phát triển đến mức độ nào thì vai trò nhà nước vẫn rất quantrọng, nó trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đây kinh tế - xã hội Tác giả Vũ Ngọc Nhung

(2016) thì tập trung phân tích những nội dung cơ bản xung quanh vai trò của nhà

nước trong nền kinh tế thi trường như vai trò điều chỉnh, tạo sân chơi chung, bảo hộcho sản xuất trong nước Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những van đề cơ bản xungquanh vai trò nhà nước Việt Nam trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Với tác giả Vũ Anh Tuấn (2015), có hai vẫn đề được đề cập: quan hệ giữa nhànước với thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Tác giả đãchỉ ra tam quan trọng của nhà nước với tư cách là chủ thé “trong” thị trường và“trên” thị trường góp phan đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường

Các lý thuyết này đều cho rằng, vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương ngàycàng trở nên quan trọng Chính quyền cũng phải sáng tạo dé hỗ trợ, cô vũ sự sáng tạocủa doanh nghiệp Đồng thời, các doanh nghiệp lai đặt các vùng vào tình thế cạnh

tranh với nhau theo các tiêu chí như nhân công tại chỗ, dịch vụ cho các doanh nghiệp,

cơ sở hạ tầng Điều này khăng định sự quan trọng của vai trò nhà nước trong pháttriển kinh tế nói chung và phát triển các lĩnh vực kinh tế cụ thé nói riêng

Từ sự cần thiết phải phát triển các ngành dịch vụ cũng như vai trò nhà nước trongphát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những nghiên cứu về vai trò của Nhànước trong phát triển dịch vụ cũng được quan tâm cả trong và ngoai nước

Từ năm 1999, OECD (1999) đã có những nghiên cứu liên quan đến việc quản lýNhà nước trong phát triển dịch vụ trong “Strategic Business Services” Đây là nhữnggợi ý dành cho chính phủ các nước trong việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triểncác ngành dịch vụ nhằm hướng tới nền kinh tế dịch vụ

Francois, Joseph, and Bernard Hoekman (2010) tập trung phân tích các chính

sách về dịch vụ thương mại trong tác phâm “Services Trade and Policy” Tuy nhiên,nghiên cứu này mới chỉ nhấn mạnh đến các chính sách liên quan đến dịch vụ thươngmại mà chưa đê cập tới các ngành dịch vụ khác trong nên kinh tê.

19

Trang 30

Hầu hết các nhà nghiên cứu dừng lại ở việc phân tích vai trò nhà nước trongphát triển một lĩnh vực hay ngành dịch vụ nhất định chứ không xem xét trong toàn bộkhu vực dịch vụ Phải ké đến như:

Cecilia Ugaz (2011) chỉ phân tích về vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụcông trong tác phẩm ‘The Role of the State in the Provision of Social Services:Decentralization and Regulation” Ở đây, tac giả có phân tích hoạt động của co quannhà nước khi cung cấp các dịch vụ công Tuy nhiên, đây mới chỉ là một ngành trongkhu vực dịch vụ cần sự can thiệp của nhà nước dé trở nên hiệu quả hơn

Tương tự, Margitta Matzke (2018) cũng phân tích về vai trò nhà nước trong phattriển dịch vụ xã hội là những dịch vụ mà nhà nước thường đứng ra cung cấp trong “The

role of the state in the development of social services”.

Nghiên cứu khác cũng chỉ phân tích về vai trò nha nước trong một lĩnh vựcdịch vụ cụ thể là “Role of state for the development of microfinance sector” của NaraHari Dhakal (2010) Bài viết này thảo luận về vai trò của nhà nước trong phát triểnngành tài chính vi mô dé tăng cường tiếp cận với các dich vụ tài chính cho phan lớnngười nghèo và không được phục vụ, các hộ gia đình thu nhập thấp chú trọng vào haikhía cạnh: dịch vụ tài chính bền vững và tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính Bàiviết nhắn mạnh tính bền vững và tiếp cận cộng đồng và thực tiễn mà các nhà hoạchđịnh chính sách thường lo ngại về việc cung cấp dịch vụ cho người nghèo có xu hướngbỏ qua các vấn đề liên quan đến tính lâu dài của dịch vụ

Bender K, Landrum LB, Bryan JL (2000) trong “The role of states in ensuringessential public health services: development of state-level performance measures”

dé cap đến vai trò nha nước trong đảm bảo các dịch vụ y tế cộng đồng Bài viết cũng

tập trung chỉ ra sự cần thiết nhà nước phải can thiệp vào các lĩnh vực hàng hóa côngcộng và y tế cộng đồng là một trong những dịch vụ đó

Với việc tổng quan một số nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triểnkhu vực dịch vụ, có thể thấy các nhà nghiên cứu nước ngoài thường nghiên cứu vaitrò nhà nước trong phát triển một số ngành dịch vụ cụ thé chứ gần như không đặt vanđề nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển toàn bộ khu vực dịch vụ Bêncạnh đó, vai trò nhà nước thường thể hiện ở những dịch vụ công cộng để giải quyếtnhững khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường

Ở Việt Nam, vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ được Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, UNDP (2005) “Lựa chọn và khuyến nghị đối với Chiến lược phát triển toàndiện đối với lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam” Đây là nên tảng cho các hoạt động quảnlý vĩ mô về phát triển dịch vụ tại Việt Nam Từ đó, nhiều nghiên cứu khác đã tiếp tục

20

Trang 31

như “Khung khổ cho chiến lược quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đếnnăm 2020” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006) và Chương trình phát triển của LiênHợp Quốc (2006) hay “Báo cáo chiến lược tổng thé phát triển ngành dịch vụ tới năm2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025” do MUTRAP thực hiện năm 2009 Nhữngtài liệu này chủ yếu là các báo cáo về chiến lược tông thé phát triển khu vực dịch vụở Việt Nam Bên cạnh đó, Trần Ngọc Ca (2009) đã phân tích “Tác động của chính

sách tới phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam” nhằm chi ra những chính sách có

ảnh hưởng lớn tới việc tồn tại và phát triển của khu vực dịch vụ Trong nghiên cứu

này, tác giả tập trung vào khía cạnh chính sách của nhà nước chứ không phải vai trò

của chính quyền cấp tỉnh và cũng chỉ hướng tới một ngành dịch vụ cụ thể là thươngmại Trong cuốn “Phát triển khu vực dịch vụ”, TS Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa(2007) cũng nhắc tới vai trò nhà nước Tuy nhiên, vai trò này được thê hiện thôngqua các quan điểm, chính sách phát triển khu vực dịch vụ của quốc gia nói chungchứ không nói đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh

Rất nhiều các nghiên cứu khác về vai trò nhà nước trong phát triển một ngànhdịch vụ cụ thể đặc biệt là những ngành dich vụ mũi nhọn như thương mại, du lịch,logistic Phải kế đến: Vũ Đình Thụy (1997) khi đề cập tới vai trò nhà nước trongphát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn; Vũ Xuân Dũng (2007) xem xétvai trò nhà nước trong phát triển thị trường chứng khoán

Với quan điểm chính quyền cấp tinh là cơ quan thé hiện vai trò nhà nước trongphát triển kinh tế cấp tỉnh, cũng có một số tác giả nghiên cứu về hoạt động của chínhquyền cấp tỉnh trong phát triển các ngành dịch vụ Tuy nhiên, không tìm thấy nghiêncứu trong nước về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở một tỉnh cụ thểmà chỉ trong một ngành dịch vụ cụ thé như: Nguyễn Mạnh Cường (2015) nghiên cứuvề “Vai trò của chính quyền cấp tỉnh cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh

Ninh Bình” Nguyễn Văn Hiển (2016) nghiên cứu về “Phát triển thương mai ở tỉnh

Quảng Trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế” Các bài nghiên cứu đề cập tới các hoạtđộng chính quyền cấp tinh cũng như đề xuất các giải pháp cho chính quyền cấp tỉnh

nhằm phát triển ngành thương mai

Bên cạnh đó, có những nghiên cứu với cách tiếp cận là chiến lược phát triểndịch vụ quốc gia sau khi được đưa ra có tác động mạnh tới nhận thức của các cấplãnh đạo cấp tỉnh Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều có chính sách phát triểndịch vụ, coi đó là ngành mang lại lợi ích lớn, giúp tăng trưởng bền vững Từ đó,nhiều nghiên cứu về chiến lược phát triển khu vực dịch vụ ở các cấp tỉnh hoặc chínhsách phát triển khu vực dịch vụ ở cấp tỉnh được thực hiện Điển hình có như:

21

Trang 32

“Chương trình phát triển địch vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015”,“Chiến lược phát triển dich vụ thành phố Đà Nẵng” hay chiến lược phát triển mộtSỐ ngành dịch vụ cụ thé: “Chiến lược phát triển thương mại trên địa ban thành phốHà Nội trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Văn Tuấn (2002) hay “Xây dựngchiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030”

của Vũ Thị Lộc (2018)

Trong mỗi tài liệu, các cấp tỉnh đều có sự phân tích rất kỹ càng về điều kiệnthực tiễn, lợi thế so sánh, quan điểm về phát triển khu vực dịch vụ và các giải phápthực hiện Đây là những tải liệu có tính chất tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơnvề vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ cấp tỉnh Tuy nhiên, có thé nhận thấygần như không có nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ởcấp tỉnh

1.3 Những nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch

vụ tại Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam với

những điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ cảng biển, dich

vụ du lịch, thương mại Năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố đã đưa ra đề án“Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ thành phố Hải Phòng đến năm 2020” [52].Ngoài ra, vai trò của chính quyền thành phố còn thé hiện ở những chính sách cụ thévề phát triển những ngành dịch vụ đặc thù như chính sách phát triển du lịch, chínhsách phát triển ngành logistic Những chính sách này được áp dụng trong giai đoạntừ 2006 — 2010 và đến giờ đã trở nên “cũ”

Chỉ có ít ỏi các nhà nghiên cứu có đề cập đến vai trò của chính quyền cấp tỉnhđối với phát triển các ngành dich vụ ở Hải Phòng như: “Phát triển kinh tế biển ở HảiPhòng” của Quách Thị Hà (2013) Tác phẩm chỉ ra kinh tế biển với nhiều ngành dịchvụ liên quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Hải Phòng Vì vậy,chính quyền cấp tinh cần thiết phải quan tâm và phát triển kinh tế biển Tuy nhiên,nội dung nghiên cứu của luận án chưa đại diện cho nghiên cứu về vai trò nhà nướctrong phát triển khu vực dịch vụ ở đây

Nguyễn Quốc Tuấn (2015) với “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ Logistics ởcảng Hải Phòng” thì tập trung phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với mộtngành dịch vụ cụ thể ở Hải Phong là logistics Day là ngành dịch vụ mũi nhọn và pháttriển nhất ở thành phó trong thời gian gần đây Mặc dù luận án đã thé hiện day đủ vai trò

22

Trang 33

quản lý nhà nước trong phát triển ngành dịch vụ này nhưng nội dung nghiên cứu kháđặc thù, chưa khái quát được cho toàn bộ khu vực dịch vụ của Hải Phòng.

Một số nghiên cứu khác tập trung về phát triển các ngành dịch vụ ở HảiPhòng và gián tiếp đặt van đề về vai trò của chính quyền cấp tỉnh như: “Thị trườngdịch vụ Hải Phòng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Phạm Thị Thúy

(2008) Luận án xem xét khu vực dịch vụ ở khía cạnh thị trường và sự can thiệp của

chính quyền cấp tỉnh nhằm giúp cho thị trường dịch vụ ở Hải Phòng trở nên hoànthiện hơn đặc biệt trong giai đoạn thành phố cũng như cả quốc gia thúc đây hội nhậpkinh tế quốc tế Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đề cập vai trò của chính quyền cấp tỉnh khiđề xuất giải pháp với tư cách là chủ thể thực hiện giải pháp chứ toàn bộ nghiên cứutập trung vào sự phát triển thị trường dịch vụ ở Hải Phòng với một số ngành dịch vụ

chính.

Như vậy, có thé thấy, chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới van dé vaitrò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng Những nghiên cứu liên

quan chỉ đề cập ở vai vấn đề hoặc khía cạnh nhỏ

Tóm lại, sau khi tong quan các nghiên cứu có liên quan, có thé rút ra kết luận:phát triển dịch vụ là một tất yếu khách quan va là chia khóa cho sự phát triển bềnvững của một quốc gia nói chung và ở cấp tỉnh (cụ thể là ở thành phố Hải Phòng) nóiriêng Dé có thé phát triển khu vực dich vụ hiệu quả, khai thác hết lợi thé so sánh,chính quyền cấp tỉnh cần phải có những biện pháp quản lý vĩ mô phù hợp Hiện nay,những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về phát triển các ngành dịch vụ ở HảiPhòng đã trở nên “cũ” trong bối cảnh hội nhập kinh tế với nhiều biến động Điều nàyđặt ra yêu cầu cấp thiết phải có nghiên cứu mới về vai trò nhà nước trong phát triểnkhu vực dich vụ ở Hải Phòng dé có thé khắc phục những bat cập đang có và thúc đâykhu vực dịch vụ của Hải Phòng phát triển xứng tầm của một thành phố trực thuộc

Trung ương.

1.4 Nhận xét về các kết quả nghiên cứu và các khoảng trốngPhát triển khu vực dịch vụ không phải là vấn đề quá mới mẻ trong kinh tế Đặcbiệt, hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyền dịch cơ cấu kinh tế của các quốc

gia diễn ra mạnh mẽ với sự giảm sút tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, thậm chí là

công nghiệp và sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực dịch vụ thì càng nảy sinh nhiềuvấn đề quan tâm Đây là một vấn đề rộng và phức tạp với tầm ảnh hưởng lớn Trongcơ chế thị trường, khu vực dịch vụ chứa đựng nhiều ngành nghề nhất đồng nghĩa vớiviệc tn tại nhiều thị trường phong phú, đa dạng với các đặc điểm khác nhau Điều này

23

Trang 34

khiến cho nhà nước phải là chủ thé phát huy vai trò của mình dé ổn định, giải quyếtcác vấn đề nhăm phát triển khu vực dịch vụ để đạt được mục tiêu tăng trưởng bềnvững Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu riêng về vai trò nhà nước trong phát triểnkhu vực dịch vụ ở cấp tỉnh thì số lượng những nghiên cứu trực tiếp con kha hạn hẹp.Phần lớn những tài liệu tìm thấy là các khía cạnh nghiên cứu, hay báo cáo lồng ghéptrong các van đề nghiên cứu lớn hơn ở trong và ngoài nước Có thé nhận xét chung vềtong quan nghiên cứu như sau:

1.4.1 Những kết quả đạt được1.4.1.1 Về lý luận:

Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu đã giúp nghiên cứu sinh xác định được hệthống một số van dé lý luận cơ bản về phát triển khu vực dịch vụ bắt đầu từ vai tròcủa khu vực dịch vụ trong nên kinh tế, tính tất yếu cua su chuyén dich co cau kinh tévới tỷ trọng khu vực dich vu ngày càng tăng Đối với những nước dang phat triển,tập trung phát triển khu vực dịch vụ chính là thúc đây nền kinh tế nhanh chóng đạttới mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra bởi khu vực dich vụ có nhiều ngành nghề nhất và

cũng là lĩnh vực hỗ trợ, thúc đây các khu vực kinh tế khác phát triển

Thứ hai, các nhà kinh tế học đã chỉ rõ vai trò của nhà nước trong phát triểnkinh tế nói chung và phát triển từng lĩnh vực kinh tế cụ thé nói riêng Ở mỗi cấp tỉnhtrong một quốc gia, vai trò nhà nước thê hiện ở hoạt động của chính quyền cấp tỉnhlại càng trở nên cần thiết Bởi nền kinh tế cấp tỉnh phải phát triển trong mối quan hệvới các vùng, lãnh thé khác theo chiến lược và chính sách chung của quốc gia nhưngphải dựa trên lợi thế so sánh của khu vực địa lý

Thứ ba, các tai liệu nghiên cứu đã tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau dé chỉra những hoạt động cần thiết mà chính quyền cấp tỉnh cần thực hiện để phát triểnkinh tế nói chung và kinh tế dịch vụ nói riêng Phân tích những đặc thù của cácngành dịch vụ làm tham khảo cho việc hình thành khung lý luận về vai trò của chính

quyên cấp tỉnh trong phát triển khu vực dich vụ

Thứ tư, các tài liệu công bố đã chi rõ quan điểm: các cấp tỉnh muốn phát triểncác ngành dịch vụ trong cơ chế thị trường đều luôn phải đối mặt với cơ hội và tháchthức Vì thế các chính sách, chiến lược phát triển các ngành dịch vụ là chìa khóa đểgiải quyết các vấn đề Tuy nhiên, những chính sách này phải được xây dựng và thựchiện dựa trên mối quan hệ của cấp tỉnh với các vùng xung quanh, trong cả nước và hộinhập quốc tế Hoạt động của chính quyền là cầu nối dé giải quyết các quan hệ đó bởi

các cấp tỉnh luôn hướng tới hiệu quả kinh tế

24

Trang 35

1.4.1.2 Về thực tiễnNhững nghiên cứu đã cung cấp cho nghiên cứu sinh bức tranh toàn cảnh vềphát triển khu vực dịch vụ và vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ởmột cấp tỉnh nhất định nhất là ở Việt Nam Với mục tiêu phát triển các ngành dịchvụ làm nền tảng hỗ trợ, thúc đây các khu vực kinh tế khác tăng trưởng, chính quyềnthành phố Hải Phòng đã nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng thê chế, chính sáchđể quy hoạch các ngành dịch vụ theo mục tiêu Các nghiên cứu được công bố đã

mang lại giá trị thực tiễn cho luận án như sau:

Thứ nhất, khắc họa rất đầy đủ về thực trạng một sỐ nganh dịch vụ mũi nhọn ởthành phố Hải Phòng và các nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh trong việc phát triển

các ngành dịch vụ trong nền kinh tế

Thứ hai, bên cạnh chiến lược phát triển khu vực dịch vụ Hải Phòng dựa trênquy hoạch khu vực dịch vụ quốc gia, chính quyền cấp tinh còn xây dựng các chínhsách riêng để kiểm soát và phát triển các ngành dịch vụ cụ thể, đặc biệt là những

nganh dịch vụ mũi nhọn.

Thứ ba, các nghiên cứu đã đưa ra nhiều khuyến nghị khả thi để các nhà quản lýnhà nước nói chung, chính quyên cấp tỉnh nói riêng đưa ra chiến lược, chính sách nhằmphát triển các ngành dịch vụ hoặc toàn khu vực dịch vụ, đồng thời hướng tới mục tiêu

chung của toàn nền kinh tế

1.4.2 Các khoảng trắng1.4.2.1 Về lý luận

Thứ nhất, mặc dù các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã hình thànhkhung lý thuyết về phát triển khu vực dịch vụ hoặc nền kinh tế dịch vụ nhưng lạichưa có lý luận đầy đủ về phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh dựa trên nền tảng điềukiện khách quan và chủ quan đặc thù của cấp tỉnh trong mối quan hệ tương quan với

các vùng, lãnh thô xung quanh

Thứ hai, chưa có khung lý thuyết về vai trò nhà nước trong phát triển khu vựcdịch vụ cấp tỉnh với các hoạt động rõ ràng của chính quyền cấp tỉnh làm nền tảngnghiên cứu về thực tiễn

1.4.2.2 Vẻ thực tiễnThứ nhất, chưa có những nghiên cứu mà đối tượng chỉ tập trung vào vai trònhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở cấp tỉnh với đầy đủ các đánh giá về hoạtđộng của chính quyền cấp tinh cũng như mức độ phát triển của khu vực dich vu, tácđộng của nó tới nên kinh tê câp tỉnh.

25

Trang 36

Thứ hai, chưa có nghiên cứu về phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng màvấn đề này thường được nghiên cứu ở một khía cạnh nhỏ như trong một ngành dịchvụ cu thé hoặc báo cáo đơn thuần mô tả về sự phát triển một vài ngành dịch vụ mũinhọn tại thành phố Hải Phòng Chưa có nghiên cứu nào đưa ra một cái nhìn tổng thểvề sự phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng với những đặc thù cũng như đánh giáđầy đủ các mặt trong mối tương quan với sự phát triển khu vực dịch vụ quốc gia và

các vùng lân cận.

Thứ ba, chưa có những nghiên cứu đầy đủ về vai trò nhà nước trong phát triểnkhu vực dich vụ ở Hải Phòng cũng như các giải pháp dé chính quyền cấp tỉnh thựchiện nhằm thúc day khu vực dịch vụ của Hải Phòng phát triển một cách đồng bộ,thống nhất, phù hợp với điều kiện đặc thù của thành phó Trong đó có các chính sáchphát huy tiềm năng, thúc đây những ngành dịch vụ còn non yếu nhưng cần thiết chophát triển các khu vực kinh tế khác

Tóm lại, sau khi tổng hợp tất cả những nghiên cứu có liên quan được thựchiện trong thời gian qua, tác giả nhận thấy vẫn còn khía cạnh chưa được khai thác vàđã lựa chọn đề tài “Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng ”để có được sự nghiên cứu một cách sâu rộng về vai trò của chính quyền cấp tỉnhtrong phát triển khu vực dịch vụ với mục đích có thể ứng dụng nghiên cứu trongquản ly và thúc day hoạt động này ở Hải Phòng nói riêng và ở các tỉnh thành khácnói chung một cách phù hợp và hiệu quả nhất Luận án cũng không trùng với bất kỳđề tài nghiên cứu nào đã có Trong luận án, tác giả sẽ kế thừa những giá trị nghiêncứu như những khảo sát, số liệu hay hệ thống cơ sở lý luận trong phạm vi nghiên cứucủa mình, đồng thời cũng có những đóng góp riêng có thé bổ sung cho những thiếu

sót mà những tải liệu trước chưa đưa ra.

KET LUẬN CHUONG 1Phat triển khu vực dich vu cấp tinh có vai trò quan trọng trong phat triển kinhtế - xã hội của địa phương, góp phần phát triển khu vực dịch vụ quốc gia Vì vậy, đãcó nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề này đượccông bố Nhiều thành tựu trong lĩnh vực này sẽ được kế thừa trong luận án nay Tuynhiên, vẫn còn những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu Luận án này sẽnghiên cứu một phần của khoảng trồng đó Điều này làm cho luận án không bị trùng

lắp và có những đồng góp mới về lý luận và thực tiễn

26

Trang 37

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG

PHAT TRIEN KHU VUC DỊCH VU TREN DIA BAN CAP TỈNH

2.1 Phat triển khu vực dich vụ cấp tinh trong cơ chế thị trường

2.1.1 Khu vực dịch vụ

2.1.1.1 Khái niệm

Dịch vụ là sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá Nền sản xuất hàng hoá pháttriển mạnh tất yếu đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt và liên tục để thoả mãnnhu cầu ngày càng cao của con người, và trong những mối quan hệ cơ bản đó, các hoạtđộng dịch vụ tất yêu nảy sinh và ngày càng phát triển

Đến những năm cuối thế kỷ XX, dịch vụ đã trở thành một khu vực đặc biệt quantrọng của các nên kinh tế quốc dân và nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc như: kinh tế học, văn hoá học, hành chính học, luật học, khoa học quản lý Từ đó,đã hình thành nhiều cách quan niệm và khái niệm về dịch vụ theo cả nghĩa rộng và

nghĩa hẹp.

Với tư cách là đối tượng nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học: “Dịch

vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không ton tại dưới

dạng hình thái vật thể Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trìnhđộ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của từngquốc gia, từng khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung Dịch vụ không chỉ baogồm những lĩnh vực truyền thống như vận tải, du lịch, thương mại, ngân hàng, bưu

điện, bảo hiểm, truyền thông liên lạc mà còn lan toả đến các khu vực rất mới như bảo

vệ môi trường, dịch vụ văn hoá, dịch vụ hành chính, tư vấn pháp luật, tư vấn tình

cảm ” (Đỗ Hoài Nam, 1996).

Theo cách hiểu trong phân loại ngành nghề: “Dịch vụ là các nghề khác phụcvụ sản xuất xã hội và đời sống nhân dân ngoài sản nghiệp I (nông nghiệp) và sảnnghiệp II (công nghiệp) Đặc điểm chủ yếu của dịch vụ là phục vụ sản xuất côngnghiệp và đời sống nhân dân, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất nên nó

còn được gọi theo nghĩa rộng là “sản nghiệp mang tính phục vụ” hay sản nghiệp thứ

II? (Nhiều tác giả, 1998) Theo cách hiểu dưới góc độ Marketing: “Dich vụ là phanmềm của sản phẩm, hỗ trợ cho khách hàng trước, trong và sau khi bán” (Đỗ HoàiNam, 1996) Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dich vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho

27

Trang 38

những nhu cau nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” (Nguyễn HồngSơn, 2010) Day là cách hiểu chung nhất đưới góc độ ngôn ngữ, từ vựng.

Một định nghĩa khác về dịch vụ được giải thích rõ ràng hơn trong Tir điển Báchkhoa Việt Nam: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhăm thoả mãn những nhu cầu

sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt Tuy theo trường hợp, dịch vụ bao gồm: một công việc

ít nhiều chuyên môn hoá, việc sử dụng han hay tạm thời một tai sản, việc sử dung phốihợp một tài sản lâu bền và sản phẩm của một công việc cho vay vốn Do nhu cầu rấtda dạng tuỳ theo sự phân công lao động nên có nhiều loại dịch vụ: dịch vụ phục vụ sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng, dịch vụ cá nhân dưới hìnhthức những dich vụ gia đình, những dich vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòihỏi tài năng đặc biệt (nghiên cứu, môi giới, quảng cáo ), những dịch vụ liên quan đếnđời sống sinh hoạt công cộng (sức khoẻ, giáo dục, giải trí ), những dịch vụ về chỗở Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tác động lẫn nhau chặt chẽ Dịch vụ là một điềukiện để phát triển sản xuất, kinh doanh Dịch vụ pháp lý, tài chính, tiền tệ, vận tải,thông tin liên lạc có vai trò rất quan trọng Du lịch là một lĩnh vực có ý nghĩa kinh tếlớn Sự phát triển dich vụ hợp lý, có chất lượng cao là một biểu hiện của nền kinh tếphát triển và một xã hội văn minh Do ý nghĩa kinh tế-xã hội to lớn nên hoạt động dịchvụ trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, có vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế của các quốcgia có tốc độ phát triển ca” (Hội đồng quốc gia chi đạo biên soạn Từ điển Bách khoaViệt Nam, 2005).

Dịch vụ còn được hiểu là “một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm dé traođổi, chủ yếu là tồn tại vô hình và không dẫn đến việc chuyên quyền sở hữu Việcthực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất Chănghạn, khi thuê phòng ở khách sạn, ghi tên tiền gửi ngân hàng, khám bệnh, xin ý kiếncủa chuyên gia tư van trong tat cả các trường hợp này ta đều có được một dịch vụ”

(Bùi Tiến Quý, 2000).

Theo Karl Marx: Dịch vụ là hình thức lao động được cung cấp do tính chất hữuích nhất định vốn có của nó, tồn tại với tư cách là một sự phục vụ Ở đây, lao động đượcngười mua quan tâm với tư cách là giá trị sử dụng và tiền dé chi tiêu cho lao động này vớitư cách là phương tiện lưu thông (dé phân biệt với sức lao động là hàng hoá đặc biệt đượctư bản mua đỀ tạo ra giá tri thang dư cho nhà tư bản) (Karl Marx, Anghen, 2002, tr 564-

580).

Như vậy, trong cau trúc tổng thể của nền kinh tế thị trường thì dịch vụ ton tạivới tính cách là một bộ phận cơ hữu Theo cách tiếp cận dưới góc độ khoa học kinhtẾ, người ta thường chia nền kinh tế thành hai khu vực là khu vực sản xuất và khu vực

28

Trang 39

dịch vụ Khu vực sản xuất tạo ra những sản phẩm hàng hoá là những vật phẩm có hìnhthái hiện vật, còn khu vực dịch vụ tạo ra những sản phẩm có hình thái phi hiện vật,không nhìn thấy được mà người tiêu dùng chỉ cảm nhận được khi sử dụng loại dịch vụđó Các dịch vụ này là những hoạt động phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh

hoạt của con người.

Từ những cách quan niệm khác nhau như đã trình bày ở trên, có thể rút ra mộtđịnh nghĩa chung nhất về dịch vụ: Dịch vụ là những hoạt động mang tinh xã hội, tạo

ra những sản phẩm hàng hoá không ton tại dưới hình thái vật thé nhằm thoả mãn kịpthời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cau trong sản xuất và đời sống của con người

Quan niệm khác nhau về dịch vụ, một mặt tuỳ thuộc vào trình độ phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử; mặt khác, còn liênquan đến phương pháp luận của giới nghiên cứu khoa học xã hội và kinh tế ở từngnước Những quan niệm khác nhau cũng ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng dịchvụ, quy mô và tốc độ phát triển dịch vụ cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triểnkinh tế ở mỗi quốc gia

Dịch vụ là lĩnh vực “mở” Nó ra đời, tồn tại và phát triển dé đáp ứng nhu cầucủa người sử dụng Do đó, sự xuất hiện của dịch vụ là tất yếu khách quan, xuất pháttừ sự hợp tác phân công lao động, tiễn bộ khoa học - công nghệ, cũng như của đờisông cộng đồng Tuy nhiên, trên giác độ kinh tế hàng hoá, dịch vụ không bao hàmnhững hoạt động lao động nhằm mục đích tự phục vụ cho quá trình hoạt động củachủ thể sản xuất hoặc tự phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt cá nhân của bản thân

người nao đó.

Hoạt động cung ứng dịch vụ có quy mô ngày càng lớn, cấu trúc ngày càngphức tạp và quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế và đời sống của con người, hìnhthành khu vực dịch vụ Dịch vụ rất đa dạng, mỗi hoạt động đại diện cho một ngànhkinh tế trong cơ chế thị trường Vì vậy, có rất nhiều ngành dịch vụ khác nhau Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế là sự xuất hiện càng nhiều hơn các ngành dịch vụhình thành nên khu vực dịch vụ.

Khu vực dich vụ là một bộ phận cua nên kinh tế quốc dan, bao gom hé thongcác ngành dich vụ tạo ra những san phẩm hang hóa có giá trị, có mối quan hệ tươnghỗ với khu vực nông nghiệp và công nghiệp và trực tiếp góp phan phát triển củacnên kinh tế, đáp ứng nhu cau nhiều mặt của người dân

2.1.1.2 Đặc điểm khu vực dịch vụKhu vực dịch vụ có những đặc điêm chủ yêu sau:

29

Trang 40

Thứ nhất, sản phẩm của khu vực dịch vụ là hàng hoá Sản phẩm dịch vụ cũnglà hàng hoá bởi chúng cũng có hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá thông thường, đó làgiá trị sử dụng và giá trị Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ thé hiện: nguoi muatim đến dich vu bởi tính hữu ich của các hoạt động lao động được tồn tại với tínhcách là sự phục vụ Ví dụ: người ta mua vé hay trả tiền dé nghe một người ca sĩ hátvà người ca sĩ cung cấp một dịch vụ là tiếng hát dé đáp ứng nhu cầu giải trí hay thâmmy của người nghe Sản phẩm dich vụ có thé đáp ứng nhu cầu cho sản xuất như van

chuyền hàng hoá vật chất từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ

Gia tri của sản phẩm dịch vụ được đo bằng hao phí lao động sống để tạo ranhững hoạt động phục vụ cung cấp cho người sử dụng Nếu là dịch vụ ca hát củangười ca sĩ thì giá trị sản phẩm dịch vụ này là hao phí vé co bap, thé lực, trí lực củangười ca sĩ đó để sản xuất và tái sản xuất hoạt động dịch vụ Cũng như vậy, nếu là

dịch vụ của người thầy giáo, gia tri sản phẩm dịch vụ là những hao phí cơ bắp, trí lực

khi người giáo viên đó nghiên cứu hay giảng bài và sinh sống dé tái sản xuất ra hoạtđộng dịch vụ trên.

Sản phẩm của khu vực dịch vụ là hàng hoá đặc biệt vì dịch vụ có tính vô hìnhhay phi vật thé Karl Marx (2002) đã từng bàn đến đặc điểm này của hoạt động dichvụ khi nhận định: “Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đối lấy mộtlao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đôi lay lao động không sản xuat, thì laođộng đó được mua với tư cách là một sự phục vụ lao động đó cung cấp những sựphục vụ không phải với tư cách là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động”

(Karl Marx, Anghen, 2002, tr 207).

Lao động dịch vụ không được cố định hay không được vật thể hoá trong mộtvật thé cá biệt nào đó Những công việc của người làm dich vụ thường “biến mat”ngay sau khi chúng được kết thúc và rat ít khi dé lại dau vết hay một giá trị nào đó désau này có thể cho ta nhận được một số lượng dịch vụ ngang như thế Dịch vụ là

hàng hoá vô hình.

Cần phải phân biệt tính phi vật thé và tính phi vật chat Karl Marx (2002) coivận tải là một ngành dịch vụ, không kế nó chuyên chở người hay hàng hoá, là lĩnhvực sản xuất vật chất thứ tư, sau công nghiệp khai thác, nông nghiệp và công nghiệpchế biến Dịch vụ gắn với giá tri sử dụng của hang hoá nên cũng được coi như là mộtngảnh sản xuất vật chất và toàn bộ giá trị của nó được cộng thêm vảo giá trị hànghoá hữu hình Sản phẩm của dịch vụ không nhìn thấy được, chỉ cảm nhận được nênnó là hàng hoá phi vật thê

30

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN