Tính chất hai mặtcủa hội nhập quốc tế và yêu cầu tận dụng mặt tích cực của hội nhập cho phát triển đòi hỏi Việt Nam cần đổi mới nhận thức, tư duy về vị trí, tam quan trong của công tác đ
TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE DAM BẢO AN NINH KINH TE QUOC
GIA TRONG QUA TRINH HOI NHAP KINH TE QUOC TE
1.1 Những nghiên cứu về an ninh quôc gia trong boi cảnh toàn cau hoa và hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 An ninh quốc gia theo cách tiếp cận truyền thong
Thuật ngữ an ninh được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày và trong môi trường học thuật Hàm ý của “an ninh” là tránh hoặc thoát khỏi cảm giác lo lắng, sợ hãi và nguy hiểm (Từ Điển tiếng Việt, 2000) Thuật ngữ an ninh vừa đề cập đến một loại cảm giác chủ quan của con người (mối lo sợ), vừa chỉ một trạng thái khách quan (không tôn tại mối nguy hiểm) Có nhiều cấp độ khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau về an ninh, ví dụ như an ninh của con người, an ninh quốc gia, an ninh nhân loại Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hưởng (2014) đã dẫn ra quan niệm của các học giả phương Tây về cấu thành của khái niệm an ninh, bao gồm năm yếu tố: một là, giá trị nào bị tắn công? Hai là, cái gì uy hiếp giá trị đó? Ba là, có thể dùng biện pháp nào đề đối phó? Bốn là, ai sẽ cung cấp sự bảo vệ trong hoàn cảnh bị uy hiếp? Năm là, ai sẽ chi trả cho an ninh và bảo vệ? Với cách tiếp cận này thì bất cứ khi nào một giá trị cơ bản của cá nhân, cộng đồng, dân tộc, một số quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế bị uy hiếp thi van dé đó chính là van đề an ninh.
An ninh quốc gia là một khái niệm quan trọng trong lý luận chính trị học và quan hệ quốc tế hiện đại, cũng là một thuật ngữ được sử dụng với tần suất lớn nhất dé biểu đạt chính sách đối nội, đối ngoại hiện nay của các nước trên thế giới Thuật ngữ này xuất hiện chính thức lần đầu tiên trong một văn bản luật của Hoa Kỳ từ năm 1947, khi chính phủ Hoa Kỳ thông qua luật An ninh quốc gia Theo Luật này, chính phủ thiết lập Uỷ ban An ninh quốc gia chịu trách nhiệm đưa ra kiến nghị cho Tổng thống chính sách đối nội, đối ngoại và quân sự liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ Từ xuất phát điểm trên,nhiều học giả Mỹ quan niệm “An ninh quốc gia là sự
13 nhận thức về lợi ích quốc gia và mối uy hiếp đối với lợi ích đó”.Theo lý giải của học giả Trung Quốc thì an ninh quốc gia chỉ một trạng thái và năng lực hiệu quả ứng phó với những ảnh hưởng và uy hiếp của những nhân tố có thé gây tổn hại và phá hoại đối với bên trong và bên ngoài của quốc gia đó Anh ninh quốc gia là khái niệm có tính động và liên quan đến nhiều vấn đề Theo Luật An ninh quốc gia của
Việt Nam năm 2004, An ninh quốc gia là sự 6n định, phát triển bền vững của quốc gia, SỰ bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thong nhất, toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc (Quốc hội, 2004).
Theo quan niệm truyền thống, an ninh quốc gia có hai trụ cột chính là an ninh chính trị và an ninh quân sự Hay nói một cách khác, an ninh quốc gia truyền thống lấy an ninh chính trị và an ninh quân sự làm trung tâm Quan niệm an ninh quốc gia này xuất phát từ bối cảnh nảy sinh quốc gia dân tộc và hình thành hệ thống quan hệ quốc tế cận đại cho đến cuối thế ky XX Hạt nhân của bảo đảm an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị và an ninh quân sự Tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá quốc gia đó có an ninh hay không chính là vấn đề an ninh chính trị và an ninh quân sự có bị uy hiếp và xâm hại hay không Trong quan niệm an ninh quốc gia truyền thống, thực lực kinh tế tuy có quan trọng nhưng thực tế nó phục vụ cho thực lực quân sự Vì vậy, nội dung trung tâm trong quan niệm an ninh quốc gia của Chủ nghĩa hiện thực trong chính trị học là bảo vệ chủ quyên quốc gia và lợi ích quốc gia Các nguy cơ uy hiếp an ninh quốc gia luôn đến từ nước khác, van dé an ninh là van đề chiến tranh giữa các quốc gia, phương thức giành được an ninh là thông qua sức mạnh quân sự (Nguyễn Văn Hưởng, 2014) Vì lý do đó, trong gần suốt thế kỷ XX, hầu hết các nước đặt an ninh quân sự lên vi trí hàng đầu trong an ninh quốc gia Xu hướng đó kéo đài đến hết Chiến tranh lạnh và kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay, quan niệm an ninh quốc gia có những thay đổi to lớn.
Khi có những thay đổi cơ bản trong quan niệm về an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và an ninh toàn cầu sau Chiến tranh lạnh, quan niệm về an ninh quốc gia giai đoạn trước đó được coi là quan niệm truyên thông.
1.1.2 An ninh quốc gia theo cách tiếp cận hiện đại
Ké từ những năm 1990 trở đi, an ninh quốc gia được tiếp cận theo những góc nhìn mới Xuất hiện nhiều khác biệt trong nhận thức về an ninh, chủ thể của an ninh, và sự mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh Nếu an ninh truyền thống coi an ninh quốc gia là bảo vệ đất nước trước các mối de doa và tan công bằng chính trị, quân sự từ bên ngoài và bên trong thì an ninh theo cách tiếp cận hiện đại coi trọng không chỉ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con người, bảo vệ cộng đồng.
Nó mang tính xuyên quốc gia do những mối uy hiếp, đe doạ của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trường sinh tồn và phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới.
Nguyên nhân xuất hiện cách tiếp cận mới về an ninh quốc gia là do những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hoá.
Sự xuất hiện một số lượng lớn các vấn đề an ninh mới làm nảy sinh một số khái niệm an ninh mới mẻ trong các nghiên cứu về an ninh Chăng hạn như khái niệm “an ninh xuyên quốc gia” (Transnational Security) đề cập đến những nguy cơ, uy hiếp ảnh hưởng đến một số quốc gia, khu vực và toàn cầu như chủ nghĩa khủng bó, bệnh dịch, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường (Nguyễn Văn Hưởng, 2014) Hay khái niệm “an ninh tổng hợp” (Comprehensive Security) đã được sử dụng rộng rãi ở châu A — Thái Bình Dương theo sáng kiến của chính phủ Nhật Ban, trong đó “nội dung mà khái niệm an ninh tổng hợp quan tâm ngoài lĩnh vực quân sự còn bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội và các van đề khác” (ARF, 1995) Quan niệm an ninh tong hợp cho rằng, an ninh của cá nhân, khu vực và quốc gia là đa tầng nắc, trong tất cả các lĩnh vực; các mục tiêu an ninh muốn thực hiện được cần phải thông qua phương thức hợp tác giữa các quốc gia Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (Báo cáo phát triển con người, 1994) lại đưa ra khái niệm “an ninh con người”
(Human Security), trong đó Liên hợp quốc coi an ninh con người là một vấn đề hạt nhân, là điêu kiện quan trọng đê thực hiện và bảo đảm an ninh toàn câu và hoà bình
15 thé giới Báo cáo Phát triển con người (1994) nêu lên bảy phương diện đề cập đến an ninh con người như an ninh kinh tế (bảo đảm thu nhập cơ bản), an ninh lương thực (bảo đảm cung cấp lương thực đầy đủ), an ninh sức khoẻ (tránh một cách tương đối bệnh tật truyền nhiễm), an ninh môi trường (có thể giành được nguồn nước tỉnh khiết, bầu không khí trong lành và đất canh tác không bị thoái hoá), an ninh nhân thân (tránh khỏi bạo lực và uy hiếp), an ninh chung (an ninh bản sắc văn hoá), và an ninh chính tri (nhân quyền và tự do cơ bản được bảo đảm). Đặc biệt, xuất hiện khái niệm “an ninh phi truyền thống” (Non-Traditional
Security) liên quan chặt chẽ với sự thay đổi trong nghiên cứu an ninh của các nước phương Tây sau Chiến tranh lạnh Khái niệm này có hàm ý phân biệt cách tiếp cận về an ninh trong bối cảnh mới (Hậu chiến tranh lạnh) khác với cách tiếp cận truyền thống về an ninh quốc gia đã nêu trên Sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở hai phương diện sau: Một là, sự mở rộng theo chiều ngang của nội hàm khái niệm an ninh.
Nghiên cứu an ninh không chỉ tập trung vào an ninh quân sự vốn có mà bắt đầu quan tâm đến những uy hiếp an ninh mang tính phi quân sự có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, phức tạp hơn Hai là, mục tiêu đảm bảo an ninh mở rộng theo chiều dọc, không chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn sự xâm lược của bên ngoài mà còn nhằm mục tiêu bảo đảm sự ổn định và phát triển quốc gia, khu vực và toàn cầu trong mối tương quan với an ninh của từng con người, công dân cũng như nhân loại nói chung (Nguyễn Văn Hưởng, 2014) Như vậy, “an ninh phi truyền thong” xác định lại phạm vi an ninh Nó quan tâm tới nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường Trọng tâm an ninh nhằm vào bảo vệ sinh mệnh, sức khỏe, hạnh phúc của con người và quan tâm đến vận mệnh của toàn thế giới chứ không chỉ nhắn mạnh sự tôn tại, phát triển riêng biệt của một quốc gia.
Như vậy, với việc mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh quốc gia, các nghiên cứu về an ninh quốc gia đã được triển khai theo nhiều góc độ và tạo ra nhiều nhánh mới.
1.2 Nghiên cứu về an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế 1.2.1 Về an ninh kinh tế
THHHHJ
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô hoạt động của các ngân hàng cũng phát triển không ngừng.
LÍ[ [FI HEIEILHHEHELHE ni IL I[ TL TL ]L I[ 1L ILIL IL IÍ IÍ ILITL]
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn hệ thong NHTM từ 2000 —
Trên thực tế, cải cách ngân hàng ở Việt Nam hiện dẫn tới tình hình tín dụng - ngân hàng phát triển rất nhanh Tình hình trên cho thấy, những thách thức mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt: đó là duy trì được khả năng kiểm soát cải cách khi tiến hành tự do hóa tài chính, đồng thời xây dựng các cơ chế công cụ chính cho công tác điều tiết quá trình huy động tài chính cho một nên kinh tế thị trường, trong khi tín dụng lại có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Trong trường hợp này, rủi ro tiềm tang sẽ là tự do hóa, sẽ làm cơ cấu tài chính thay đôi nhanh hơn khả năng thích ứng của chính sách công về vấn đề cần trọng, cả trên cấp độ thông qua các văn bản có tính ràng buộc hơn lẫn việc triển khai các văn bản đó trên thực tế Xét từ kinh nghiệm lịch sử tài chính của các nước đang phát triển, đó thực sự là một rủi ro lớn.
Thực vậy, quá trình quá độ từ cơ chế áp chế sang tự do hóa tài chính là một giai đoạn có nhiều nguy cơ tiềm tàng và đôi khi dẫn tới khủng hoảng tài chính tại một số nước dang phát triển ké từ những năm 1980 Nói cách khác, sự phát triển nhanh của hệ thống ngân hàng vốn có phương thức tổ chức đang trong quá trình chuyên đổi đòi hỏi càng phải xây dựng một hệ thống điều tiết phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế mới nỗi có tốc độ tăng trưởng mạnh và đang trong quá trình hội nhập từng bước vào nền tài chính thế giới Việt Nam cũng như đa số
113 các quốc gia trên thế giới đó là duy trì chức năng của Ngân hàng Trung ương vừa thực thi chính sách tiền tệ và vừa giám sát hoạt động các ngân hàng thương mại.
3.2.3.2 Mở cửa hội nhập hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế theo lộ trình
Xét về trình tự tự do hóa tài chính ở Việt Nam, Việt Nam tiến hành cải cách tự do hóa lãi suất từ những năm đầu 1990 bằng việc chuyền từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương nhưng vẫn giữ trần lãi suất và sàn lãi suất Quá trình tự do hóa lãi suất diễn ra khá nhanh chóng Tháng 8 năm 2000 NHNN đã thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo luật NHNN (cơ chế điều hành LS cơ bản) Từ tháng 4 năm 2002 đến tháng 5 năm 2008 lãi suất đồng tiền Việt Nam được tự do hóa hoan toàn, tuy nhiên từ tháng 5 năm 2008 do nhiều biến động của tình hình kinh tế vi mô, quá trình tự do hóa tài chính được tạm dừng, nhường chỗ cho các biện pháp can thiệp trực tiếp bằng quản lí hành chính.
Quá trình tự do hóa tỷ giá được diễn ra một cách khá thận trọng từ tháng
2/1999, Việt Nam thực hiện điều hành tỷ giá trên cơ sở thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thực hành chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh với biên độ nhất định.
Song từ năm 2008 đến nay, do nhiều biến động vĩ mô, chính sách tỷ giá lại được thắt chặt với các can thiệp khá mạnh khiến cho cơ chế tỷ giá chuyển dần về nhóm
“cứng nhắc” Ngoài ra, quá trình tự do hóa hoạt động của các ngân hàng, các định chế tài chính cũng được thực hiện song song với quá trình tự do hóa tỷ giá, khoảng những năm 2000, bắt đầu băng việc giảm chỉ định tín dụng cho vay và phân biệt cho vay chính sách với cho vay thương mại, thực hiện cô phần hóa các NHTMNN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng Tuy nhiên, từ năm 2008,
NHTW áp dụng phân nhóm NHTM và phân bé chỉ tiêu tín dụng cho từng nhóm nhằm hạn chế tác động của các biến động vĩ mô, khiến cho tự do hóa ngành ngân hàng có xu hướng chững lại Đối với các định chế tài chính, TTCK được thành lập từ 2003 cùng với việc phát triển các quỹ đầu tư góp phan gia tăng sự lưu chuyên
114 vốn trong thị trường tài chính Bên cạnh đó, tự do hóa lĩnh vực bảo hiểm cũng được thúc đây mạnh từ những năm 2000 mặc dù thị trường này bắt đầu mở cửa từ những năm 1990.
Tự do hóa tài khoản vốn được bắt đầu từ năm 1991 với việc mở cửa thị trường vốn vào dài hạn mà chủ yếu là tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp FDI và gián tiếp ODA Song phải đến giai đoạn 2005, Việt Nam mới mở cửa thị trường vốn ra dai hạn dưới hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và dưới dang tiền gửi Tự do hóa tài khoản vốn ngăn hạn van còn đang trong giai đoạn cân nhắc và rat thận trọng khi tiến hành.
Như vậy, tự do hóa tài chính của nước ta thực sự được tiễn hành toàn diện trên các lĩnh vực từ những năm 2000 và nhanh, mạnh từ năm 2006 khi chúng ta chính thức trở thành thành viên WTO Việt Nam tiến hành tự do hóa tài chính theo mô hình IMF đề xuất với việc tự do hóa lãi suất trước, tự do hóa luồng vốn dai han vào trước đi kèm với đổi mới khu vực kinh tế nhà nước (Hình 3.2.).
D/chinh lĩnh hoạt trần lãi suất NH Tự do hóa lãi suất hòan toàn ®——————— o—_—_———_ o— i — théng qua LS cho vay co ban Tam ngưng qua tĩnh tự do hỗa LS
Giảm chỉ định TD,tach cho vay CSvà cho vay TM, bỏ KS hoạt déng TD trực tiếp
Ca phan hóa NHTMINN Phân bê chỉ tiêu TD v¢i nh6m NH ®——————* ®——————
Bắt đầu tự do hóa lĩnh vực BH l ®—————.
P Phat triển nhanh thị trường BH eo
Hình 3.2 Tiến trình tự do hóa tài chính của Việt Nam
Nguôn: Phạm Thị Minh Uyên và cộng sự (2015)
Tự do hóa lãi suất là nội dung được thực hiện triệt để nhất trong số những nội dung của tự do hóa tài chính Hiện nay, do những biến động kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới (khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, khủng hoảng chính trị) khiến cho quản lí hành chính với lãi suất lại được thiết lập trở lại bởi NHTW Những động thai của NHTW gồm có khống chế trần lãi suất tiền gửi và khống chế trần lãi suất cho vay Các can thiệp này của NHTW đã làm cho quá trình tự do hóa lãi suất tạm thời bị ngưng lại thé hiện ở diễn biến lãi suất cho vay và lãi suất huy động của Việt Nam có nhiều biến động
——lãi suất huy động _=#tãi suất cho vay
Hình 3.3 Diễn biến lãi suắt VNĐ giai đoạn 2009 - 2014
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Về tự do hóa hoạt động của các ngân hàng và các định chế tài chính Việc kiểm soát hoạt động của các ngân hàng và các định chế tài chính được NHTW dần nới lỏng tạo điều kiện cho các TCTD được tự chủ kinh doanh, bình đẳng hơn giữa các loại hình ngân hàng Các TCTD được quyền chủ động trong các quyết định cho vay, loại bỏ chỉ định tín dụng, được tự do kinh doanh dựa trên các nguyên tắc thị trường NHTW ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn hoạt động cho các NHTM và các định chế tài chính.
Tuy nhiên, trong những giai đoạn nhất định, NHNN lại có những quy định thắt chặt
116 hơn hoạt động của hệ thống NHTM Ví dụ, năm 2012 NHNN thực hiện phân nhóm NHTM và “phân bổ” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm: Nhóm
1 được tăng trưởng tín dụng 17%; Nhóm 2 tăng trưởng tín dụng 15%; Nhóm 3 được tăng trưởng tín dụng 8%; Nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng Chính sách kiểm soát này khiến ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD trên toàn giai đoạn 2012 đến nay (Hình 3.4).
Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dung
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Đối với thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm: vượt qua giai đoạn khởi đầu của thị trường chứng khoán (2000 - 2005) và giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán (2006 - 2007) số lượng các tổ chức chứng khoán (TCCK) được tăng lên nhanh chóng Cuối năm 2007, số lượng TCCK là 78 loại, quy mô chứng khoán niêm yết toàn thị trường là 505 loại và tổng giá trị giao dịch trên TTCK là 86.082,44 tỷ đồng tính đến thời điểm ngày 28 tháng 12 năm 2007 (Tran Thị Mộng Tuyết, 2008) Từ 2008 đến nay, với nhiều biến động kinh tế vĩ mô, hoạt động các TCCK cũng chịu nhiều ảnh hưởng Số lượng các TCCK vẫn tăng, nhưng mức độ tăng chững lại, tổng giá trị niêm yết trên thị trường đạt 425 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị vốn huy động thông qua kênh này đạt 237 nghìn tỷ đồng (UBCKNN, 2014) Song song với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư