1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình

185 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình
Tác giả Đặng Thị Hoài
Người hướng dẫn PGS,TS. Phạm Thị Hồng Điệp
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 48,81 MB

Nội dung

Nghiên cứu về nguồn vốn đầu tư từNSNN trên địa bàn tỉnh nói chung, đối tượng dau tư là ngành nông nghiệp của tỉnh, những nội dung của đầu tư từ NSNN cho ngành nông nghiệp nhân lực cho nô

TU NGAN SACH NHA NUOC VA DAU TU TU NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGANH NONG NGHIỆP

1.1 Những nghiên cứu về đầu tư từ NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1 Những nghiên cứu tác động của đầu tư từ NSNN đối với tăng trưởng kinh tế

Bird an Wallich (1993), Decentraliztion of the Socialist State A Regional and Sectoral Study, Washington D.C: The World Bank.

Trong nghiên cứu nay, tác giả khang định: Việc cung ứng dich vụ công nói chung và sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách một cách hợp lý của các chính quyền địa phương sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế cho các địa phương Với những lợi thế về việc nắm rõ đặc điểm của địa phương minh, các chính quyên sẽ có những quyết định dùng khoản ngân sách được phân bé dé đầu tư vào ngành nào mà địa phương mình có lợi thế, như nên đầu tư nguồn vốn khan hiếm này vào công nghiệp, nông nghiệp hay đôi khi là phát triển ngành du lịch từ đó phát huy lợi thế sẵn có đồng thời tạo đà thúc đây phát triển Khoản ngân sách dau tư có thé được rút bớt theo thời gian nếu khoản đầu tư ban đầu tạo ra được hiệu ứng đầu tư tích cực từ các khu vực khác trong thời gian sau đó.

David Alan Aschauer (1998), “How Big Should the Public Capital Stock

Be?” No 43, 1998 Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa khoản đầu tư của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế tại 48 tiểu bang của Hoa Kỳ, tác giả nhận định rang:

Mối quan hệ giữa đầu tư từ vốn công và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến Tại các nước phát triển như Mỹ thi tăng trưởng kinh tế có thé được tăng lên bang cách tăng đầu tư vốn công và chuyền hướng từ chi tiêu Chính phủ không tiêu thụ sang chỉ tiêu cho đầu tư công Trong nghiên cứu của mình tác giả cho biết, tỷ lệ đầu tư của Chính phủ đang thiếu hụt nên phải tăng vốn công, sự tăng vốn công sẽ có ảnh hưởng tích cực cả tĩnh và động đến tăng trưởng kinh tế Ảnh hưởng tĩnh là những tác động ban đầu về sản lượng, việc làm, năng suất lao động Cũng trong nghiên cứu của mình năm 2000 “Do states optimize? Public capital and economic growth”, Annals of regional science, 34 Tác giả van khang định mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế va dau tư từ ngân sách của chính phủ là mối quan hệ phi tuyến.

Tuy nhiên, đầu tu từ vốn công sẽ bổ sung cho dau tư tư nhân và do đó khoản dau tư này có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng kinh tế Mặc dù vậy, tác giả cũng không rút ra được kết luận chắc chắn nào từ nghiên cứu này.

Nguyễn Khắc Minh (2008), Tăng trưởng chuyên đổi cơ cấu và chính sách kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, HN

Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu của 34 tỉnh trong khoảng từ năm 2000 - 2005, với những phân tích từ số liệu thu thập đã chỉ ra tính phi hiệu quả trong chỉ tiêu công, nghĩa là dù chi đầu tư hay chi thường xuyên thì việc chi tiêu ngân sách ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2005 không có tác động tích cực ở những tỉnh mà tác giả nghiên cứu.

Năm 2010, Hoàng Thị Chinh Thon trong "Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam", Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, ĐHQG HN, đã chỉ ra rằng: trong chỉ tiêu công gồm có chi đầu tư, chi thường xuyên và các khoản chi khác, thì chi đầu tư phát triển tạo năng lực sản xuất, có tác dụng dài hạn cho tăng trưởng kinh tế Trong khi chỉ thường xuyên là những khoản chỉ đảm bảo cung cấp hàng hóa - dịch vụ về hành chính, pháp luật tạo môi trường vĩ mô cho hoạt động sản xuất, đàu tư kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, chi tiêu công nói chung có tác động tích cực đối với nền kinh tế mặc dù cơ cấu chi có những tác động khác nhau.

Phó Thị Kim Chỉ và cộng sự (2013), "Hiệu quả đầu tư công: nhìn từ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế", Trung tâm thông tin và dự báo KT- XH Quốc gia — Bộ kế hoạch va Đầu tư Qua nghiên cứu của minh tác giả đã đưa ra những kết luận như: Đầu tư công có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả của đầu tư công qua các chỉ tiêu vĩ mô chưa có tính thống nhất cao Đặc biệt việc áp dụng công cụ định lượng dé đánh giá hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam rất hạn chế Qua các phương pháp định lượng dé đánh giá hiệu

10 quả của đầu tư công ở Việt Nam hiện nay tác giả đã rút ra một số kêt luận: Hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua liên tục giảm sút, nhưng tốc độ giảm sút ít hơn trong 5 năm trở lại đây; Hiệu quả đầu tư công thấp hơn hiệu quả toàn nền kinh tế; Đầu tư công tác động đến tăng trưởng GDP trong ngăn hạn nhiều hơn trong dai hạn

Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và cộng sự (2014), "Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL", Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 19/2014 Trong nghiên cứu của mình, tác giả kiểm tra hiệu ứng của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1988 — 2012 Trên cơ sở mô hình đa biến được phác họa từ hàm sản xuất bằng cách tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy, nghiên cứu cho thấy: Đầu tư công có tác động đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê, nhưng có tác động thúc đây tăng trưởng trong dài hạn Tuy nhiên, mức độ tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế là kém nhất so với các thành phần vốn đầu tư khác như khu vực tư nhân trong nước hay khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Từ đó, tác giả đã có một số khuyến nghị về chính sách đối với đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian tói.

Mai Đình Lâm (2015), “Tác động của chỉ ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của địa phương: Nghiên cứu trường hợp các tỉnh thành phía Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 24, tháng 9, 10/2015 Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng dạng Pools OLS, hiệu ứng cô định (Fixed Effects —

FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects -RE) dé đánh giá tác động của chi tiêu ngân sách lên tăng trưởng kinh tế địa phương tại 19 tỉnh, thành phía Nam của Việt Nam Kết qua phân tích thự nghiệm cho thay chi ngân sách có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế, khi phân tích thành chi thường xuyên và chỉ đầu tư, trong đó chỉ thường xuyên tăng trưởng dương nhưng chưa tìm thấy mối quan hệ giữa chỉ đầu tư và tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Từ những nghiên cứu này cho thấy, khoản đầu tư từ NSNN nói riêng và đầu tư công nói chung đa phần có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, mặc dù

11 trong ngắn hạn và dài hạn thì khoản dau tư này có những tác động khác nhau Cũng như vậy, với việc phân chia cơ cấu đầu tư (chi thường xuyên hay chi đầu tư) cũng sẽ gây ra những hiệu ứng khác nhau từ những nghiên cứu trên gợi mở sự quan tâm của tác giả: Xem xét khoản đầu tư từ NSNN đã đầu tư như thế nào (đầu tư vào ngành nào, ngắn hạn hay dài hạn, đầu tư vào khâu nào) để đạt mức độ tăng trưởng cao nhất.

1.12 Những nghiên cứu tác động của đầu tư từ NSNN đối với phát triển kinh tế

CIEM(2013), Thông tin chuyên đề, “Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam”, Trung tâm thông tin tư liệu, số 5/2013 đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Đầu tư công nói chung và khoản dau tư tư từ NSNN nói riêng không chỉ là động lực cho tăng trưởng kinh tế mà góp phần quan trọng trong việc thúc đây phát triển kinh tế xã hội nói chung: Vì thông qua các khoản đầu tư này hệ thống kết cau hạ tầng trong nước được đầu tư và phát triển, tạo sức lan tỏa, góp phan cải thiện môi trường đầu tư, riêng khoản đầu tư từ NSNN được ưu tiên cho các dự án kết cấu hạ tầng, giao thông quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của đất nước Bên cạnh đó, NSNN được cơ cấu lại dé tăng chi cho giáo dục-đào tạo, KHCN, y tế, văn hóa góp phần nâng cao nguồn lực con người, tạo nền tảng cho phát triển bền vững Tại những thời điểm kinh tế suy thoái, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài suy giảm thi khoản đầu tư từ NSNN luôn phát huy vai trò của mình trong việc duy trì ôn định kinh tế vĩ mô.

SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP 2.1 Khái quát về đầu tư từ NSNN

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn từ NSNN

Trước hết can khang định, vốn NSNN cũng như bat kỳ nguồn vốn nào, là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế của các ngành kinh tế và của cả nền kinh tế Dưới góc độ tài sản, “Vốn là tài sản tạo ra thu nhập và bản thân nó cũng được cái khác tạo ra” - Penguin Reference, (1995) Từ điển kinh tế dưới góc độ yếu tố đầu vào “vốn là một trong ba yêu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn) Vốn bao gồm các sản pham lâu bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (tức là máy móc, công cụ, thiết bị, nhà cửa, kho dự trữ thành pham hoặc bán thành phẩm)” (I.Đ.Uđanxôp và F.IL.Pôlianxki, 1994)

NSNN bao gồm Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (Cấp tỉnh, cấp huyện và thị xã) Ngân sách được hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dai hạn Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận ngân sách cho đầu tư bao gồm đầu tư của Nhà nước thông qua sở Tài chính và ngân sách của Tỉnh.

Vốn NSNN là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí Đây là nguồn vốn có vai trò và ý nghĩa quan trọng mặc dù nguồn vốn ngân sách chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế, những lĩnh vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân không muốn hoặc không thể đầu tư như: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đường giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục, văn hóa xã hội, quản lý nhà nước

Như vậy, vốn từ NSNN có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Vôn NSNN gồm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản; vốn đầu tư cho

30 sửa chữa lớn tài sản cố định, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc; von đầu tư bố sung cho vốn lưu động va các nguồn vốn đầu tư phát triển khác như vốn dau tư dé thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực

Thứ hai: Vốn đầu tư phát triển từ NSNN có nguồn từ ngân sách, bao gồm các nguồn thu chủ yếu từ thuế và phí, lệ phí

Thứ ba: Vốn NSNN cũng giống các nguồn vốn đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp khác ở chỗ chúng đều được đầu tư nhằm làm gia tăng tài sản tài chính, vật chất, trí tuệ, nguồn nhân lực cho nền kinh tế Chỉ khác nhau ở chỗ, vốn NSNN đầu tư nhằm trực tiếp gia tăng tài sản và năng lực sản xuất của nền kinh tế, vốn đầu tư của cá nhân doanh nghiệp làm gia tăng tài sản của cá nhân và doanh nghiệp, qua đó làm tăng tài sản và năng lực của nền kinh tế.

Thứ tw: Von đầu tư từ NSNN được xét ở nhiều cấp, theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách (4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã).

2.1.2 Phân loại vốn từ NSNN

Dựa trên những tiêu chí khác nhau như nguồn vốn, chủ thé quản lý (cấp quan lý) vốn đầu tư từ NSNN được phân loại như sau:

- Căn cứ vào nguồn NSNN vốn NSNN gồm:

+ Vốn NSNN là thuế, phí: Đây là nguồn thu cơ bản của NSNN, nguồn ngân sách này được Chính phủ chi cho đầu tư phát triển Khoản này thường được dùng cho những công trình trọng điểm, an ninh, quốc phòng, các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, các dự án quy hoạch tông thé phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

+ Vốn NSNN là các nguồn vốn viện trợ: Đây là nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài cho các Chính phủ và chính quyền các cấp, nó cũng thuộc NSNN và được sử dụng cho đầu tư phát triển Vốn này thường được tách riêng cho từng công trình, dự án đầu tư Một dự án đầu tư có thé có cả phần NSNN và phần vốn viện trợ được Nhà nước quản lý theo luật định giống như vốn NSNN Nguồn vốn viện trợ này

3l thường rất ít và do đó thường chỉ dùng cho các đầu tư nhân đạo như: rừng phòng hộ, trường học, trạm xá hoặc giao thông miền núi.

+ Vốn NSNN là nguồn vốn đầu tư gián tiếp (ODA): Vốn ODA là nguồn vốn do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cho cho các nước chậm và đang phát triển vay không hoàn lại hoặc cho vay không có lãi hoặc với lãi suất thấp nhằm thúc đây, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế Nguồn này được tập trung vào NSNN dé dau tư phát triển hoặc cho vay Ngoài ngoại tệ thi vốn ODA có thé được đầu tư đưới dang máy móc thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia Đây là nguồn vốn có quy mô rộng lớn, thời gian đầu tư đài Vốn ODA thường được tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng mang tầm chiến lược quốc gia như: đường quốc lộ, đường dây tải điện cao thế, thủy điện các công trình có ý nghĩa then chốt và chủ đạo đối với việc chuyển đổi cơ cau kinh tế, tạo ra động lực phát triển kinh tế của đất nước.

- Căn cứ vào chủ thể quản lý vốn NSNN, vốn NSNN gồm:

+ Vốn NSNN cấp trung ương: Đây là nguồn vốn hình hành từ các nguồn thu của ngân sách trung ương theo quy định của luật NSNN Nó gồm các khoản thu ngân sách tung ương hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương [Luật NSNN năm 2015, điều 35] Ngân sách trung ương được sử dụng chi cho dau tư phát triển, dự trữ quốc gia, cchi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, co quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực, chi trả nợ các khỏa vay của

Chính phủ, chi viện trợ, cho vay theo quy định của pháp luật,

+ Vốn NSNN cấp địa phương: Phần vốn ngân sách này được hình thành từ các nguồn thu của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước Đó là các khoản thu phát sinh trên địa bàn và cũng phân chia thành khoản thu ngân sách địa phương 100% và những khoản thu được hưởng theo tỷ lệ phần trăm.

Vốn đầu tư ngân sách địa phương bao gồm đầu tư từ NSNN cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Vốn đầu tư từ NSNN địa phương sử dụng chỉ đầu tư phát triển, chỉ thường xuyên của các cơ quan đơn vị ở địa phương được phân cấp, chi trả nợ do chính quyền địa phương vay, chi b6 sung quỹ dự rữ tài chính địa phương

+ Nguồn vốn đầu tư phát triển của Chính phủ: Đây là vốn phát triển do Chính phủ hỗ trợ cân đối cho địa phương Chính phủ hỗ trợ vốn cho những địa phương có nguồn thu ngân sách thấp, ngân sách địa phương không thé tự cân đối dé thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển trên địa bàn Do vậy, ngân sách Chính phủ cấp nhằm hỗ trợ vốn đầu tư phát triển dé thực hiện nhiệm vu chi của địa phương.

Vốn đầu tư do Chính phủ cấp hỗ trợ đàu tư có mục tiêu là vốn thực hiện chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ có phạm vi theo vùng, theo ngành hoặc toàn quốc nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của chính sách đầu tư công trong từng thời kỳ.

2.1.3 Đặc điểm của đầu tư từ NSNN

Có nhiều quan niệm khác nhau về dau tư từ NSNN, tuy nhiên tác giả luận án đồng tình với quan niệm về đầu tư từ NSNN sau đây: Đầu tư từ NSNN là việc vốn từ nguồn NSNN, được bỏ ra dé thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên nhiên, vật liệu, hàng hóa, cầu công đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật) cho toàn bộ nên kinh tế (Phô Thị San Sa May, 2014) Đầu tư từ NSNN có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Đầu tư từ NSNN của mỗi cấp luôn gắn liền với quyền lực của ngân sách cấp đó.

Việc huy động vốn ngân sách dé đầu tu cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua chính sách thuế, phí của Nhà nước mang tính chất cưỡng chế Việc sử dụng vốn này cũng phải thông qua cơ quan quyền lực của Nhà nước là Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Do vậy, đầu tư từ vốn NSNN được quản lý một cách chặt chẽ bằng hệ thống pháp luật về NSNN, dau tư, đấu thau va được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quyền lực quản lý chuyên ngành như UBND, cơ quan tải chính, kế hoạch và đầu tư, kho bạc nhà nước

NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH

4.1 Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình

Trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều tác động đến ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Bình, trong đó, có những yếu tố, điều kiện mang tính thách thức nhưng cũng có những điều kiện mang tính cơ hội, thuận lợi đối với ngành nông nghiệp của địa phương Việc phân tích để thấy rõ những điều kiện đó, kết hợp với thực trạng đầu tư từ NSNN, định hướng, mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp từ đó có những kiến nghị mang tính giải pháp để đầu tư NSNN, phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả hơn.

4.1.1 Những thách thức cho sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Thái

Bình trong thời gian tới

Thứ nhất: Thị trường đầu ra cho ngành nông nghiệp cạnh tranh cao và bắt on.

Nông sản Thái Bình được tiêu thụ tại thị trường nội địa bao gồm thị trường trong tỉnh và các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và xuất khẩu sang một số thị trường khác như Trung Quốc nhưng chủ yếu chi qua đường tiểu ngạch, giá trị không cao Hơn nữa, Việt Nam đã và đang hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khiến cho nông sản của Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm của các quốc gia khác ngay tại thị trường trong nước Các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi của Thái Bình khi tham gia vào thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng sẽ phải cạnh tranh về giá cũng như chất lượng với các sản phâm nhập khâu khác.

Trong các sản phâm nông nghiệp của Việt Nam, chăn nuôi được đánh giá là mặt hàng có khả năng canh tranh thấp và chịu tác động mạnh mẽ từ hội nhập kinh tế trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương và

Hiệp định Việt Nam — EU, khi đó các sản pham của Việt Nam nói chung va Thái

Bình nói riêng sẽ phải cạnh tranh với các sản phâm nhập khâu từ các nước như Thái

Lan, Mỹ, Newzealand và các nước EU.

Kha năng cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi kém vì giá các sản phẩm chăn nuôi của chúng ta cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới; công nghệ chế biến, bao quản yếu kém, thiếu các doanh nghiệp, nhà máy chế biến quy mô lớn; van dé truy xuất nguồn gốc, dam bảo an toàn thực phâm còn nhiều khoa khăn, người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại về chất lượng khi tiếp cận các sản phẩm chăn nuôi; kinh nghiệm thương mại, tiếp cận thị trường của Việt Nam còn rất hạn chế Đối với tỉnh Thái Bình, ngành chăn nuôi của tỉnh gặp phải những khó khăn, thách thức chung với ngành chăn nuôi cả nước, bên cạnh đó, việc chưa chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, chưa chủ động được con giống, thiếu các cơ sở giết mồ, chế biến đáp ứng yêu cầu, giá thành cao, thị trường tiêu thụ bat ồn định là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi của tỉnh riêng.

Thứ hai: Ngành nông nghiệp hiện tại đang sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung và Thái bình nói riêng đang sử dụng quá nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất (bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,thuốc kích thích tăng trưởng ), do đó làm cạn kiệt tài nguyên đất, nước, suy giảm đa dạng sinh học Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9000 tấn chất thải nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật Thái Bình là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chính, nền nông nghiệp tăng trưởng dựa nhiều và thâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi 6 ạt, tự phát, nguồn nước cho thủy sản cũng đang có những dấu hiệu 6 nhiễm Dé ngăn chặn, hạn chế tác động của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng vật tư nông nghiệp mới đi kèm với hệ thống kỹ thuật thích hợp tuân thủ quy định vệ sinh an toàn dé ngăn chặn tình trạng 6 nhiễm môi trường Cần có những biện pháp cụ thé dé tăng cường sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu nông sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Day là một thách thức lớn đôi với ngành nông nghiệp cả nước và Thái Bình nói riêng.

Thứ ba: Áp lực dân số và lao động ở nông thôn Dân số của Thái Bình có đặc điểm tương tự như dân số của cả nước, đó là dân số đang bước vào giai đoạn già hóa, hết năm 2015 tỷ lệ người cao tudi (trên 60 tuổi) đã chiếm 10% dân sé, tỷ lệ này sẽ là 11% vào năm 2020 và đến năm 2050 sẽ chiếm khoảng 26% Thái Bình có quy mô dân số lớn, mật độ dân số đông, đứng thứ

6 cả nước (khoảng 1.128 người/ km”) Hơn nữa, sự mat cân đối về giới tính ở Thái

Bình ngày càng rõ rệt và cao so với cả nước (năm 2000 tỷ lệ là 107nam/100 nữ, năm 2010 tỷ lệ là 114 nam/100 nữ, trong khi cả nước là 106 nam/100 nữ) Bên cạnh đó, hiện nay Thai Binh đang phải đối với mặt với van đề phải rút lao động ra khỏi ngành nông nghiệp dé tạo tiền đề tích tụ ruộng đất, mở rộng sản xuất nông nghiệp để tạo việc làm cho lao động trẻ cũng như tận dụng lao động lớn tuổi nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ thống bảo hiểm Thách thức về vấn đề dân số đặt ra những sự đổi mới trong ngành nông nghiệp đặc biệt trong vấn đề tạo việc làm trong ngành nông nghiệp dé sử dụng một cách hiệu quả và triệt dé lực lượng lao động của tỉnh. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng lao động trong ngành nông nghiệp dé tăng năng suất và bắt kip với những thay đổi, những đòi hỏi mới của ngành nông nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Thứ tư: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh tới ngành nông nghiệp của Thái Bình.

Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ gây tác động tiêu cực đối với toàn bộ ngành nông nghiệp và địa bàn nông thôn của Việt Nam, Thái Bình cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng này Nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thời vụ và năng suất trồng trọt, đặc biệt là ngành lúa gạo, một ngành mũi nhọn và là thế mạnh của tỉnh Bên cạnh đó, các đợt bão cũng trở nên bất thường hơn va khó dự báo, đoán định gây ảnh hưởng nghiê trọng đến sản xuất nông nghiệp và năng suất của ngành.

Là một tinh ven biển, với diện tích vùng ngập nước lớn, Thái bình sẽ chịu nhiều tác động của nước biển dâng và xâm nhập mặn trong tương lai Vì vậy, đây là một thách thức đòi hỏi Thái Bình phải có những kế hoạch dé chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu Cùng với kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu là một kế hoạch dài hạn về việc đầu tư kết cau hạ tầng cho ngành nông nghiệp như xây dựng, tu sửa hệ

129 thong thủy lợi, đê kè, khu neo đậu, tránh trú bão đề góp phần đảm bao cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp tinh Thái Binh.

Thứ năm: Vốn đầu tư từ NSNN cho ngành nông nghiệp còn hạn hẹp Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là một ngành chưa hấp dẫn đầu tư, vì vậy đòi hỏi khoản đầu tư từ NSNN phải đủ lớn dé thúc đây sự phát triển của ngành nông nghiệp đồng thời đóng vai trò kích thích đầu tư của khu vực tư nhân đối với ngành này Tuy nhiên, với nguồn NSNN han hẹp và dé đáp ứng yêu cau phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh, khoản vốn này chỉ dành cho nông nghiệp một tỷ lệ nhất định vì vậy chưa khai thác hết tiềm năng của ngành nông nghiệp, cũng vì thế chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa, kích thích đầu tư của khu vực tư nhân vào ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, còn một số khó khăn, thách thức khác là khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế và khó khăn chung của cả nước không chỉ riêng ngành nông nghiệp hay tỉnh Thái Bình phải đối mặt.

4.1.2 Những cơ hội cho sự phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình

Bên cạnh những thách thức đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Thái Bình, bối cảnh trong thời gian tới cũng mang lại cơ hội thúc đây sự phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh.

Thứ nhất: Nhu câu tiêu thụ nông sản có xu hướng tăng lên cả thị trường trong và ngoài tinh.

Dân số tăng lên sẽ làm cho nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng, mặc dù yêu cầu về chất lượng nông sản ngày càng cao, nông nghiệp chắc chắn phải phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường Tuy nhiên, đây là một cơ hội lớn dé Việt Nam nói chung va Thái Bình nói riêng phát triển ngành nông nghiệp, phát triển ngành này thành một ngành có lợi nhuận cao đối với các quốc gia có lợi thế so sánh về nông nghiệp như Việt Nam và địa phương như Thái Bình Đối với thị trường quốc tế có thê gặp một số khó khăn do yêu cầu khắt khe về chất lượng nông sản nhưng Thái Bình vẫn có những cơ hội trước mắt đối với thị trường nội địa.

Thứ hai: Hội nhập kinh tế giúp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Trong thời gian qua Việt Nam đã rất chủ động, tích cực hội nhập kinh Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hop tác kinh tế quốc tế của Dang ta trong quá trình đổi mới đất nước Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó các FTA thế hệ mới đã kết thúc đàm phán gồm FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA, 2015) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, 2015) Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN

(AEC) chính thức hình thành từ 31/12/2015 sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho các nước thành viên nhờ khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực khu vực, tăng cường khả năng thu hút đầu tư và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w