Hon thế nữa, việc nghiên cứu yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ là một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng đối với các nước trên
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM MINH THÁI
CAC YEU TO TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC THAM GIATHỊ TRUONG LAO ĐỘNG VA LỰA CHỌN NGHE
CỦA LAO ĐỘNG TRẺ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIEN SĨ KINH TE CHÍNH TRI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Đức Thanh
2 TS Lê Kim Sa
Hà Nội, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôidưới sự hướng dẫn của những người hướng dẫn khoa học Các thông tin và
kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự thu thập, tìm hiểu và phân tíchmột cách trung thực, phù hợp với thực tế của Việt Nam.
Hà Nói, ngày tháng năm 2018
Người cam đoan
Phạm Minh Thái
Trang 4LOI CAM ON
Với tinh cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới các thay giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị thuộc trườngĐại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức Thành và
TS Lê Kim Sa — những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ
va chỉ dan cho tôi những kiến thức chuyên sâu cũng như phương pháp luận
trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp, đặc biệt làTS Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, NCS Vũ Hoàng Dat, gia đình va bạn bè
đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xIn chân thành cảm ơn!
Hà Nói, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Phạm Minh Thái
il
Trang 5MỤC LỤC
LOI CAM DOAN 001057 i
0909.9090.155 ii
MUC LUC occ cecceccesseesseesseceseceseceseceseceseceseceseceseeeseeeseecscecsaecaeceeceaeceaeceaeeeaeeeasesseeeeeeaeerea 11
DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT 2-©©+++2E+++22E++222EE2EEEEtEEEErttrkrrrrrrrrrrrrrree vii
DANH MỤC BANG BIEU wu sssecssssesssssssssssecsssssesssscesssecesssccssnscessnsccssuecssnsseesnsessnesesnneeesnecs viii
DANH MUC HINH 200 ` ÔÔ: ix
0/9200 |
1 Tính cấp thiết của đề tài - 2: ©2s 2x2 E2231221127112711271127112711211271211211 21 |
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án - << 2222213321133 11 122111511 1811111 cay 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿+¿+++2++E+++EE++EE+tEE+trx+srxeerxeerkesree 5
F90 0i) n6 6
5.Y nghia khoa hoc ctta IWAN Ate ee eee eeececeeceeseeseeeceeceeseceeceeeeceesecseceeeeaeceeeaeeaeeaeeeeeeaees 6
6 Những đóng góp mới của luận á - - 5 2c 11991119111 1119111911 91111 1 1g ng ng rên 7
7 Kết cầu của in 0 8
CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE
CÁC YEU TO TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC THAM GIA THỊ TRƯỜNG LAO DONG VALỰA CHON NGHE CUA LAO DONG TRẺ - 25c SE SE XEE1E1111211211 111 c1ee, 9
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trườnglao động và lựa chọn nghề CU lao GONG 1777 9
1.1.1 Nhóm yếu tổ liên quan tới đặc điểm cá nhân ¿- 2¿©++2+++zx2zxezzxez 91.1.2 Nhóm yếu tổ liên quan tới đặc điểm hộ gia đình người lao động - 151.1.3 Nhóm yếu tố liên quan tới chính sách và môi trường vĩ mô .- 171.1.4 Những “khoảng trống” cần được tiếp tục nghiên cứu . : : - 23
11
Trang 61.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựachon nghé cita la0 0.0 Ô 25
1.2.1 Co sở lý luận về việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề ¬— 25
1.2.2 Cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước tới việc tham gia thị trường lao động và
lựa chọn nghè của người lao động -:- 2-52 ++S++EE+EE2EE2EE2E12E12E121221221e 2E xe 341.2.3 Cơ sở lý luận về tác động của một số biến chính sách và môi trường kinh doanhliên quan tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ 38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VA SO LIỆU : -+ 44
2.1 Phương pháp luận nghiÊn CỨU 5 6 6 1E 33 1S ng ng rèp 44
2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thỂ ¿2° + SE£SE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrerree 44
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp -2- 2: ©++22++2zz+£xzvzxerrxesrseee 44
2.2.2 Phương pháp logic và lich SỬ - 6 x21 1v 9 ng HH re 45
2.2.3 Phương pháp quy nap và diễn giải - 2 25++2++£+2E2E2EzEzxrzxrzrerrees 45
2.2.4 Phương pháp thống kê mô tả -2- 2-2 2 £+EE+EE+EE+EE+EE2EE2EE+EEzErErkerreei 46
2.2.5 Phương pháp phân tích định tinh eee - + 6 xxx 2E #EESkEskrekekeskrsesrerkrei 472.2.6 Phương pháp phân tích định lượng - +5 + +++*+£++tx+exexerrerrerrrerree 48
2.3 Khung phân tích yếu tố tác động tổng quát - 2 + x£+x+rkerEzrxerxerrrrrxee 55
2.4 Quy trimh nghién CUU 8n ố - 58
2.5 SỐ liỆU 6-5212 1E121121121111111111 111211111111 11111111101 1210112111111 11111 xe 60
2.5.1 Xử lý dữ liệu phân tích định lượng - - - 5 + ++*+xE#Eskveeeeerrsessereeek 632.5.2 Xử lý dữ liệu phân tích định tính «56 + + +E*EESkEeeekeersrrkrrkeeree 67
CHUONG 3: THUC TRANG YEU TO TAC DONG TOI VIEC THAM GIA THI
TRƯỜNG LAO DONG VA LỰA CHON NGHE CUA LAO DONG TRE VIET NAM.68
3.1 Boi cảnh kinh tê và các chính sách liên quan tới việc làm của lao động trẻ ở Việt]NaIm G- SE 2000192223030 10 13191110 TT 68
3.1.1 Bối cảnh kinh tẾ -¿- ¿5< £EE9EE2E127121127171121122171121111211 11.1 cư 68
3.1.2 Một số chính sách liên quan tới việc làm của lao động trẻ ở Việt Nam 71
3.2 Thực trạng tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ ở Việt
iv
Trang 73.2.1.Thực trạng tham gia thi trường lao động của lao động trẻ Việt Nam 85
3.2.2 Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của lao động trẻ Việt Nam 893.2.3 Tỷ lệ không có bảo hiểm xã hội của lao động trẻ ở Việt Nam 96
3.2.4 Nhu cầu lao động của doanh nghiỆp - ¿- 2© ¿+ £ k££E£E+2EEEEESEEerkerrerree 99
3.2.5 Kết quả giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm 1033.3 Yếu té tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động
0.1418 017757 :+3Ðẻ 109
3.3.1 Tác động của chính sách tiền lương tối thiêu đến việc tham gia thị trường lao
động của lao động trẻ ở Việt Nam - - - G c1 991191 v1 HH ng ng 109
3.3.2 Yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động của lao động trẻ 114
3.3.3 Yếu tố tác động tới lựa chọn nghề của lao động trẻ -c +- 126
3.4 Đánh giá chung về các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa
chọn nghề cua lao dong tré 6 Vidt Naim 0 136
CHUONG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP NANG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA
THỊ TRUONG LAO ĐỘNG VA LỰA CHỌN NGHE CHO LAO DONG TRE Ở VIỆT
0 142
4.1 Bối cảnh mới liên quan tới thị trường lao động Việt Nam - ¿5+ 142
4.1.1 Lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ tư 1424.1.2 Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) -2-©225++cxcxerxerxesrxerreee 1454.2 Quan điểm giải pháp nâng cao khả năng tham gia thị trường lao động và lựa chọnnghề nghiệp cho lao động trẻ ở Việt Nam - ¿2 ++Et2E++EEtEESEEtrkrrerrkerkrrex 147
4.2.1 Chiến lược việc làm 201 1-2020 - - 2 + +£+E£+EE+£EE£EEtEEE+EEeEEzExrrxrrreee 1484.2.2 Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 201 1-2020 - +: 149
4.2.3 Quy hoạch mang lưới các trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016-2025 150
4.3 Giải pháp nâng cao khả năng tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao
động trẻ ở Vist ÏNam - G- G Gv TH Họ TH HH HH Thun HH 152
4.3.1 Nâng cao vai trò và hiệu qua của các trung tâm dich vụ việc làm 152
4.3.2 Tăng cường hiệu quả dự báo cung — cầu lao động -¿- 2-55: 1554.3.3 Nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động trẻ - . - 158
Trang 84.3.4 Tăng cường đảo tạo kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc cho lao động trẻ ở
40 0 lS+ 5 161
4.3.5 Tạo cơ hội việc làm tại địa phương thông qua tiếp tục phát triển các khu sản
xuất tẬp tTUIng -:- 5c tt EE12112711211211111211 111211211 11.11 11111 1 1g 165
4.3.6 Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh 2 2s xxx £x+£x+zezzxeẻ 1674.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo -2- 2 5z ©5z+zs+cxczss 170
-4-VI
Trang 9WEE
DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Cộng đồng kinh tế chung các nước Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁChương trình mục tiêu quốc gia
Liên minh Châu Âu
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiTổng cục thống kê
Tổ chức lao động quốc tếĐiều tra lao động việc làm
Mục tiêu thiên niên kỷ
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhChiến lược phát triển kinh tế xã hội
Doanh nghiệp Nhà nước
Điều tra chuyên tiếp từ trường học tới việc làm
Trung tâm dịch vụ việc làm
Liên hợp quốcQuỹ dân số liên hợp quốc
Đô la MỹPhòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Diễn đàn kinh tế thế giới
vil
Trang 10DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa
chọn nh ¿- ¿+ £+SSE£EEEEE9EE2EE2E121111717111112112111111111111111 11111111 Le 21
Bang 2.1: Quy mô và phân bổ mẫu phỏng vấn định tính ¿5-5 5552552 48
Bảng 2.2: Phân bổ mẫu điều tra nhu cầu lao động của doanh nghiệp 63
Bảng 3.1: Một số chính sách về lao động việc làm ở Việt Nam -. 74
Bang 3.2: Số lao động được tạo việc làm trong theo từng năm 2000-2016 79
Bang 3.3: Giải quyết việc làm 201 1-2015, - ¿22 2SE+2E22EE2EEeEEerEezEkerkerkerex 81Bang 3.4: Kết qua day nghề 2010-2015 cscceccsssessesssessessesssessessessssessessessessesseeseess 83
Bang 3.5: Tỷ lệ tham gia thi trường lao động của lao động trẻ Việt Nam 86
Bang 3.6: Kết quả hoạt động dịch vụ việc làm (2011-2015) - 5+: 104
Bang 3.7: Yếu tố tác động tới việc TG TTLD của lao động trẻ (tác động biên) 116
Bảng 3.8: Yếu tố tác động tới lựa chọn nghề của lao động trẻ (tác động biên) I27
Bảng 4.1: Quy hoạch các Trung tâm dịch vụ việc làm 2016-2025 - 151
Vili
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cung, cầu và cân bằng cung — cau trên thị trường lao động 26
Hình 1.2: Tác động của quy định tiền lương tối thiểu trên thị trường cạnh tranh 35
Hình 2.1: Khung phân tích tổng quát - 2-2 22+ ©+++++£x2E++£x++zxezrxerxesrxe 55Hình 2.2: Khung phân tích tham gia thi trường lao động va lựa chon nghề của laođộng trẻ ở Vist ÏNaIm - Gv HH HH HH HH HH HH 56Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu của luận án s5 < + + E++sksseeeeeeeseeers 58Hình 3.1: Lực lượng lao động va tăng trưởng GDP, 2000-2016 - 68
Hình 3.2: Phan bồ cán cân thương mại (triệu UST) - 5+ s+++scxssesssess 70Hình 3.3: Quy định về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam (1994-2015) 84
Hình 3.4: Tỷ lệ TG TTLD và trình độ giáo dục - ¿+ -c + sec csesessseesserske 88Hình 3.5: Tỷ lệ TG LLLĐ và vùng kinh tẾ - 2-2 s2 £+££+E£+E££xerkerxerxrrszree 89Hình 3.6: Mô tả nghề nghiệp lựa chọn ¿- ¿2£ +SE+EE+EE£E£+E£E£EerEerxerkerkrree 90Hình 3.7: Lựa chọn nghề nghiệp và giới tính - 2: +¿©++2x++zxrzzxcrxesree 91Hình 3.8: Lựa chon nghề nghiệp và tinh trạng hôn nhân 2 s52 s2 91Hình 3.9: Lựa chon nghề nghiệp và thành thị/nông thôn -¿- 5252 92Hình 3.10: Cơ cau trình độ giáo dục trong nghé nghiệp của lao động trẻ 93
Hình 3.11: Cơ câu vùng kinh tế trong nghề nghiệp của lao động trẻ - 94
Hình 3.12: Sự phù hợp của trình độ chuyên môn và công việc của lao động trẻ 95
Hình 3.13: Tỷ lệ lao động trẻ không có bảo hiểm xã hội (2011-2015) (%) 97
1X
Trang 12Hình 3.14: Nhu cầu lao động theo nhóm tuổi 2- 2 252 s+x+£++£++£zz£zzxze: 100
Hình 3.15: Nhu cầu lao động theo giới tính -¿- s¿+c++2x++zx++zxrzrxerseee 100
Hình 3.16: Nhu cầu lao động theo tình trạng hôn nhân 2- 2-2 2£: 101
Hình 3.17: Nhu cầu lao động theo trình độ giáo dục - -++sssc+cxsscxssxes 102
Hình 3.18: Nhu cầu lao động theo đặc điểm quan trọng nhất - 103
Hình 3.19: Nguồn tuyển dụng theo hình thức sở hữu 2- 2 2552 <2+5z£: 105
Hình 3.20: Nguồn tuyển dụng theo loại hình công ty -¿ s¿5sz55+¿ 106
Hình 3.21: Kênh tuyên dụng của doanh nghiỆp ¿2 + 25s +2 22+: 107
Hình 3.22: Hình thức tìm việc của lao động tTẺ - - 5 + *+ssseeeserersee 108
Hình 3.23: Ảnh hưởng của chính sách tiền lương đến chính sách cơ cấu lao động vàtuyỂn dỤng - 2c s11 2E21221E71911211211211 21111 11111111111 11111111 11.1111ce ro 111
Hình 4.1: Những cuộc cách mạng công nghệ trong lich sử thé giới - 142
Trang 13MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam sau 30 năm “Đôi Mới”, mở cửa hội nhập và phát triển, tiềm lựckinh tế và vị thế kinh tế quốc gia đã được nâng cao đáng kể trong khu vực và trênthế giới Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam được thé giới đánh giá cao với tỷ lệnghéo giảm nhanh chóng từ 58% vào năm 1993 xuống còn 13,5% vào năm 2014!
và ước đạt 8,58% vào năm 2016, nhờ đó khoảng 40 triệu người Việt Nam đã thoát
khỏi tình trạng nghèo Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người đã tăng hơn 20 lần,
từ mức chưa tới 100 đô-la vào năm 1990 lên khoảng 2.215 đô-la vào năm 2016”
Kết quả tăng trưởng ấn tượng này đã giúp Việt Nam từ một trong những nướcnghèo nhất châu Á trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp trên thế giới
Tuy nhiên, đà tăng trưởng tạo ra nhờ các chương trình đổi mới đang có nguy
cơ giảm dần Kết quả của các cải cách hiện tại đang dần đạt tới ngưỡng tới hạn,
trong khi đó ở bên ngoài, môi trường toàn cầu đã có nhiều thay đổi lớn Sự hội nhậpngày càng sâu vào nên kinh tế thế giới đặc biệt sau khi gia nhập tô chức thương maithế giới (WTO) cũng khiến cho Việt Nam dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự dao độngmạnh mẽ trên thị trường hàng hóa, sự rồi loạn tài chính trong nền kinh tế toàn cau
Các thê chế thị trường trong nước vẫn chưa phát triển đồng đều nên Việt Nam ngàycàng gặp nhiều khó khăn khi đương đầu với môi trường kinh tế mới Kết quả là,tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại trong những năm gần đây cụ thể GDP
chỉ đạt 5,42% trong năm 2013 và tăng nhẹ lên 6,21% năm 2016 Hơn thế nữa, nềnkinh tế Việt Nam phải trải qua nhiều đợt bất ổn kinh tế vi mô, lặp lại theo chu kỳ
lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại, thị trường lao động
chính thức chưa thực sự phát triển và quan trong hơn là tổng đầu tư trên GDP đãgiảm mạnh từ bình quân khoảng 42% trong giai đoạn 2005-2010 xuống còn khoảng
' http:/www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview
* http://vbsp.org.vn/nam-2017-quyet-tam-dat-va-vuot-chi-tieu-giam-ngheo.htmlShttp://news zing.vn/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-nam-20 1 6-dat-hon-2200-usd-
post709309.html
Trang 1433% trong năm 2016" Ngoài ra, tai Việt Nam một sé qua trinh chuyén dịch lớn
đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó nổi bật là chuyền dịch về cơ cấu lao động giữa cácngành và chuyền dịch về cơ cau dân số từ dân số vàng sang già hóa dân sé
Do vậy, đề đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm
2030 cũng như vượt qua được những thách thức hiện hữu thì Việt Nam sẽ cần phải
tiếp tục duy trì sự phát triển nhanh và bền vững Điều đó có nghĩa là Việt Nam cầnphải ôn định nền kinh tế vi mô và đặc biệt quan tâm tới việc phát triển thị trường laođộng coi đây là yếu tố then chốt trong một mô hình tăng trưởng mới có tính baotrùm nhằm tận dụng thời kỳ dân sỐ vàng hiện nay dé tạo ra một lực lượng lao độngcó chất lượng và năng suất cao đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng cũng như sựphát triển dài hạn
Một điểm nổi bật trong thị trường lao động Việt Nam đó là tỷ lệ thất nghiệpcủa thanh niên cao hơn so với trung bình của thị trường lao động Rất nhiều nghiên
cứu đã phát hiện và đề cập tới van dé này (Viện Khoa hoc lao động va Xã hội(2011), Oudin và cộng sự (2013), Nguyễn Thắng và Phạm Minh Thái (2013) Đồngthời, tỉ lệ thất nghiệp của nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên (Đặng Nguyên Anh
và cộng sự, 2005) Ty lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị luôn cao hơn han tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên ở khu vực nông thôn (ILO, 2003) Đặc biệt hơn nữa, vandé sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học không tìm được việc làm đã đặt ranhiều vấn đề cần phải được giải quyết trong thời gian tiếp theo Khi phân tích tỷ lệthất nghiệp theo trình độ học van có thé thay trinh d6 hoc van càng cao thi tỷ lệ thấtnghiệp cũng cao Cụ thé, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tốt nghiệp trung
học phổ thông là 3% tỷ lệ nay là 4,7% trong nhóm tốt nghiệp đại học (ILO, 2017)
Hơn nữa, tỷ lệ tham gia thị trường lao động của thanh niên trong nhóm tuổi15-29 tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên, điều đó có thể đồng nghĩa vớiviệc số thanh niên kết thúc quá trình học tập sớm hon dé tham gia vào thị trường lao
động tại Việt Nam ngày càng tăng Theo báo cáo của ILO (2017) thì có tới 18,3%
* http://www.baomoi.com/dau-tu-va-tang-truong/c/21246258.epi
Trang 15thanh niên trong độ tuổi 15-17 đã kết thúc quá trình học tập dé đi làm Đây sẽ làmột trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong chiến lượcphát triển kinh tế dựa trên lực lượng lao động có chất lượng và năng suất lao động
cao trong tương lai.
Đối với vị thế việc làm, loại hình việc làm chủ yếu của lao động trẻ ViệtNam là việc làm phi chính thức (người lao động không có bảo hiểm xã hội) Báo
cáo sơ bộ của cuộc điều tra quốc gia “chuyên tiếp từ trường học tới việc làm” do
ILO phối hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2013 cho thấy 8 trên 10 thanh
niên trên thị trường lao động làm những công việc phi chính thức và một nửa trong
số họ có việc làm không thường xuyên (hợp đồng tạm thời hoặc tự làm) Điều nàyphản ánh mức độ phát triển thấp của thị trường lao động Việt Nam
Gần 50% lao động trẻ đã tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng van làm việc
với tư cách lao động gia đình không hưởng lương và lao động làm công ở hộ kinh
doanh cá thể Tỷ lệ này không giảm theo thời gian là một vấn đề khác trong việc
làm có được của lao động trẻ Giai đoạn mới gia nhập thị trường lao động là giai
đoạn quan trọng trong việc tích lũy kiến thức và kỹ năng của lao động trẻ, nó có ảnh
hưởng lâu đài đến việc làm sau này Trong khi đó, hộ gia đình và hộ kinh doanh cá
thể được coi là có trình độ sản xuất thấp nên lao động trẻ ở khu vực này ít có cơ hộitích lũy kiến thức và kỹ năng Vấn đề này có thê dẫn đến không chỉ lãng phí nguồn
lực mà còn dẫn đến thiếu hụt lao động kỹ năng nham đáp ứng nhu cầu đây mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong những năm tới.
Hon thế nữa, việc nghiên cứu yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao
động và lựa chọn nghề của lao động trẻ là một trong những chủ đề nghiên cứu quan
trọng đối với các nước trên thé giới đặc biệt là ở nhóm các nước dang phát triển.Các kết quả nghiên cứu định lượng ở các nước đang phát triển đã chỉ ra một số yếutố chung có tác động tới quyết định ra nhập thị trường lao động của nhóm lao độngtrẻ bao gồm trình độ học van, tuổi, tinh trạng hôn nhân, giới tính, kinh nghiệm làm
việc, kỹ năng nghề được đào tạo, tiền lương và vi trí địa lý Bên cạnh đó, một số
yêu tô vê đặc điêm gia đình cũng có những tác động rõ rệt tới việc có được việc lam
Trang 16của lao động trẻ như tình hình tài chính của hộ gia đình, tình trạng di cư và trình độ
học vấn của chủ hộ Theo tổng hợp của Hosney (2015) thì các yếu tố bên ngoài tác
động đến quyết định tham gia thị trường lao động của nữ giới bao gồm trình độ pháttriển của nền kinh tế, mức độ đô thị hóa, trình độ giáo dục và các yếu tố nhân khâu
học như tuổi, tôn giáo, dinh dưỡng, nguồn nước, dịch vụ y tế, thai sản, trách nhiệm
gia đình, tinh trạng hôn nhân, số con, tỷ lệ phụ thuộc và yếu tô về địa lý (thànhthị/nông thôn) Việc lượng hóa và chỉ ra các yếu tố tác động tới việc tham gia thịtrường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ sẽ là những đầu vào quan trọngcho những nhà quản lý dé có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng caokhả năng tham gia thị trường lao động và có được những việc làm phù hợp nhất vớinhu cầu của bản thân người lao động cũng như nhu cầu của thị trường từ đó đóng
góp vào sự phát triển chung của mỗi nước
Chính vì những lý do đó, tac giả đã lựa chon đề tài “Các yếu tổ tác động tớiviệc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ ở Việt Nam”
làm đê tài nghiên cứu.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án2.1 Mục tiêu của luận án
Mục tiêu chính của luận án là tìm ra các yếu tố tác động tới việc tham gia thị
trường lao động của lao động trẻ Việt Nam Tiếp theo, luận án đi sâu hơn nữa khiphân tích các yếu tố tác động tới lựa chọn nghé nghiệp của lao động trẻ ở Việt Nam
sau khi đã tham gia vào thị trường lao động dé từ đó đưa ra những giải pháp cụ thénhằm nâng cao khả năng tham gia thị trường lao động và có được việc làm phù hợp
2.2 Nhiệm vụ của luận án
Đề hoàn thành mục tiêu, luận án đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau:- Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về nội dung và các phương pháp ápdụng dé định hướng tim mô hình phân tích phù hợp va đưa các yếu tố kiểm soát phù
hợp vào trong mô hình nghiên cứu.
Trang 17- Phân tích, đánh giá thực trạng về việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn
nghề nghiệp của lao động trẻ ở Việt Nam bằng phương pháp phân tích thống kê mô
tả từ nguồn số liệu điều tra lao động việc làm hàng năm của tông cục thống kê.- Phân tích, đánh giá về bối cảnh kinh tế xã hội và một số chính sách về thị trường
lao động ở Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng dé tim ra ra các yếu tố tác
động tới kết quả tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề nghiệp của lao động
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các
yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động
trẻ ở Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu
Pham vi không gian: Nghiên cứu tại Việt Nam về yếu tố tác động tới kết quả thamgia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề
của lao động trẻ ở Việt Nam giai đoạn 2011 — 2015.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Các yếu tố tác động được giới hạn ở 5 nhóm chínhbao gồm (1) nhóm yếu tố cá nhân, (2) nhóm yếu tố gia đình, (3) nhóm yếu tô cấphuyén/tinh, (4) nhóm yếu tổ địa lý, và (5) nhóm yếu tố thuộc về chính sách Các yếutố khác như tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán là các yếu tô rất khó đo lường vàcũng không có số liệu nên sẽ không được kiểm soát trong phạm vi nghiên cứu củaluận án Bên cạnh đó, do không có đủ số liệu về lao động di cư làm việc thực tế Ở
nước ngoài nên luận án sẽ không nghiên cứu nhóm lao động nay.
Trang 184 Cầu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án
1 Những yếu tố nào tác động tới việc tham gia thị trường lao động của lao
động trẻ ở Việt Nam?
2 Các yếu tố tác động tới lựa chọn nghề” của lao động trẻ ở Việt Nam là gì?
3 Đâu là giải pháp dé nâng cao việc tham gia thị trường lao động và có được
việc làm phù hợp của lao động trẻ ở Việt Nam?
5 Ý nghĩa khoa học của luận án* Về lý luận:
Góp phan lý giải về những yếu tố kinh tế, xã hội đằng sau kết quả tham giathị trường lao động cũng như lựa chọn nghề nghiệp của lao động trẻ Việt Nam
Đưa ra khung phân tích chỉ tiết và toàn diện trong việc phân tích các yếu tố
tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn việc làm của lao động trẻở Việt Nam.
Kiểm định tác động của những yếu tổ liên quan tới (1) đặc điểm cá nhân, (2)
đặc điểm hộ gia đình, (3) đặc điểm vùng kinh tế và (4) trình độ phát triển của thị
trường lao động ở cấp tinh/huyén như mức độ tập trung hóa theo ngành, chỉ số nănglực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số đô thị hóa tới kết quả tham gia thị trường lao động vàlựa chọn nghề của lao động trẻ trên thị trường lao động
* Về thực tiễn:
Từ phân tích thực trạng tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghềnghiệp của lao động trẻ, luận án sẽ chỉ ra những hạn chế và thách thức đối với ViệtNam trong việc giải quyết việc làm cho lao động trẻ, đặc biệt trong bối cảnh mới
5 Tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề bao gồm 2 lớp nghĩa (i) có tham gia thị
trường hay không va (ii) nếu tham gia thị trường thì sẽ lựa chọn được những nghề nào Môhình Probit sẽ trả lời cho lớp nghĩa đầu tiên tìm ra yếu tố ảnh hưởng tới kết quả tham giathị trường và mô hình HeckProbit sẽ trả lời cho lớp nghĩa thứ hai tìm ra yếu t6 ảnh hưởng
tới sự lựa chọn việc làm của những lao động trẻ đã tham gia vào thị trường lao động.
Trang 19của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 cũng như xu hướng hội nhập kinh tế sâu
6 Những đóng góp mới của luận án
Qua những phân tích kết hợp cả định tính và định lượng luận án đã có những
kết quả mới đóng góp vào chủ đề nghiên cứu tại Việt Nam cụ thé ở những điểm sau
Thứ nhất, luận án đã chỉ ra sự lãng phí lớn về chỉ phí cơ hội và nguồn lực củabản thân người lao động, gia đình người lao động, các doanh nghiệp và cả nền kinhtế nói chung khi khăng định rõ hơn sự không phù hợp giữa trình độ đào tạo với
công việc đang thực hiện của lao động trẻ trên thị trường lao động Việt Nam Cụ thể
là có khoảng một nửa số lao động trẻ đang làm công việc không phù hợp với
chuyên môn được đào tạo.
Thứ hai, luận án là nghiên cứu đầu tiên đưa các yêu tố vĩ mô như đô thi hóa,tập trung ngành công nghiệp và các chỉ số thành phần trong nhóm chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh vào kiểm soát trong mô hình kinh tế lượng dé phân tích nhân tố
tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ ở
Việt Nam Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cholao động trẻ Những nghiên cứu trước đây chủ yếu chỉ kiểm soát các yếu tố đặcđiểm cá nhân và đặc điểm gia đình của người lao động
Thứ ba, kết quả phân tích của luận án về việc tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội
thấp của lao động trẻ có thể tạo ra những rủi ro lớn cho cả xã hội cũng như bản thân
lao động trẻ trên thị trường trước những cú sốc kinh tế bắt lợi
Trang 207 Kết cau của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được kết cầu thành 4
chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các yếu tố tác động
tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệuChương 3: Thực trạng các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động vàlựa chọn nghề của lao động trẻ ở Việt Nam
Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tham gia thị trường lao
động và lựa chọn nghề phù hợp cho lao động trẻ ở Việt Nam
Trang 21CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE CÁC YEU TO TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC THAM GIA THỊ
TRUONG LAO ĐỘNG VÀ LỰA CHON NGHE CUA LAO DONG TRE
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố tác động tới việc tham giathị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ
Phan tổng quan tài liệu tổng hợp và phân tích các nghiên cứu đã được thựchiện cả trong nước và quốc tế bao gồm yếu tố tác động tới việc tham gia thị trườnglao động và yếu tố tác động tới lựa chọn nghề nghiệp của người lao động Người laođộng có thể có hai quyết định độc lập với nhau là quyết định tham gia thị trường lao
động trước, sau đó mới quyết định lựa chọn nghề nghiệp sẽ làm Tuy nhiên, có thể
xảy ra trường hợp hai quyết định này đồng thời được đưa ra Do vậy, những yếu tốtác động tới việc tham gia thị trường lao động cũng có thê là những yếu tố tác động
tới lựa chọn nghề nghiệp của người lao động Chính vì vậy, phần tổng quan tài liệu
theo yếu tố tác động sẽ đồng thời tông hợp tác động tới việc tham gia thị trường laođộng và lựa chọn việc làm của người lao động dé từ đó có định hướng cho việc tổng
hợp và lựa chọn các yếu tố phù hợp đưa vào mô hình phân tích của luận án
1.1.1 Nhóm yếu tổ liên quan tới đặc điểm cá nhân
Yếu tố tudi và giới tính
Phần lớn các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đều có chung một kết luậnrằng tỷ lệ tham gia thị trường lao động của nam giới cao hơn nữ giới và tuổi củangười lao động có mối quan hệ thuận với tỷ lệ tham gia thị trường lao động
(Mohamed, 2005; Guarcello và cộng sự, 2006; Đặng Nguyên Anh và cộng sự,
2005) Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng tham gia trực tiếp vào các công việc toànthời gian mà không cần dao tạo thêm Đồng thời họ cũng có xu hướng cao hon
trong việc vừa không tham gia thị trường lao động vừa không tham gia học tập
(Lamb và McKenzie, 2001).
Trang 22Tỷ lệ tham gia thị trường lao động của nam giới và nữ giới là rất khác nhau,
đặc biệt là ở khu vực châu Á Đa phần lao động nữ ở khu vực này tham gia vào khu
vực kinh tế phi chính thức, tự làm chủ và các công việc dễ bị tôn thương Hơn nữa,một số nghiên cứu đã chỉ ra răng tỷ lệ nữ giới tham gia vào thị trường lao động sẽtăng lên dé bù đắp vào phan thu nhập bị giảm xuống khi tinh trạng thất nghiệp của
nam giới trong hộ gia đình tăng lên.
Yếu tổ trình độ học vấn
Người lao động có trình độ giáo dục cao hơn có nhiều khả năng nhận được
thu nhập cao hơn” cũng như cơ hội việc làm tốt hơn (Kyalo, 2005; Burtless, 2013;
Hosney, 2015) và do đó họ sẽ san sàng tham gia vào thị trường lao động (Pastore,
2005; Faridi và Basit, 2011; Khadim và Akram, 2013) Hơn thế nữa, trình độ giáo
dục càng cao thì chi phí cơ hội của việc không tham thị trường lao động cũng sé cao
hơn và điều đó tạo áp lực cho những người có trình độ cao tham gia vào thị trường
lao động (Kyalo, 2005).
Phần lớn các nghiên cứu sử dụng số năm đi học làm đại diện cho trình độ
giáo dục của người lao động (Bowen và Finegan, 1966) hoặc theo bằng cấp cao
nhất mà người lao động có được như đã tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phô thông, cao đăng/đại học hoặc cao hơn Theo đó, trình độ học vẫn cao nhất
có được càng cao thì tỷ lệ tham gia thị trường lao động càng cao (Kabubo-Mariara,2003; Atieno, 2006; Guarcello và cộng sự, 2006; Kyalo, 2005) và có được việc làm
tốt càng lớn (Ham và cộng sự, 2009) Tuy nhiên, Contreras và cộng sự (2010) lạiphát hiện rằng đối với nam thanh niên ở Chilê, mối quan hệ giữa trình độ học vanvà tỷ lệ tham gia thị trường lao động là ngược chiều nhau Đây cũng là phat hiện
của Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005) ở Việt Nam Batchuluun và Dalkhjav
(2014) phân tích cho Mông Cổ chỉ ra rằng sự tham gia thị trường lao động của nam
5 Varian, 1992 khăng định điều này dựa trên lý thuyết về dấu hiệu (signaling theory) về phía cầu,
người thuê lao động thường có xu hướng trả thu nhập cao hơn cho người lao động có trình độ caobởi trình độ cao di liên với việc có năng suat lao động cao hơn so với những người có trình độ thâphơn
10
Trang 23giới có trình độ học van cao ở khu vực nông thôn thấp hơn nhóm có trình độ thấp và
yếu tố trình độ học vấn có tác động mạnh tới việc tham gia thị trường lao động ở
khu vực thành thị.
Liên quan tới quyết định lựa chọn việc làm, Đỗ Thị Quỳnh Trang vàDuchene (2008), Vũ Hoàng Dat và Nguyễn Thắng (2012) chỉ ra rang yếu tô trình độgiáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn việc làm công nhân trực tiếp
của lao động Việt Nam Tuy nhiên, tác động này đã ngày càng giảm dần do trình độ
học vấn của lao động trẻ ngày một tăng lên Đặc biệt là rất nhiều nghiên cứu đã chỉra rằng trình độ giáo dục không có hiệu quả bảo vệ lao động trẻ bị thất nghiệp
Thậm chí, tỷ lệ thất nghiệp ở người có trình độ cao là cao hơn những người có trìnhđộ thấp hoặc không có trình độ (O’Higgins, 2003; Kuepie và cộng sự, 2006;
Serneels, 2004) Lý giải cho điều này Serneels (2004) cho rằng những lao động trẻcó trình độ giáo dục cao, có kỳ vọng lớn hơn về mức thu nhập và điều kiện làm
việc, do đó họ sẵn sàng chấp nhận tình trạng thất nghiệp và chờ đợi tới khi tìm đượccông việc họ mong muốn
Nhìn chung, tổng quan tài liệu về mô hình lý thuyết đã khang định vai trò
của trình độ giáo dục tới việc tham gia thị trường lao động của lao động nói chung
và lao động trẻ nói riêng theo cả mặt cung và mặt cầu Về phía cung, những thanhniên có trình độ cao thường có xu hướng nhận được thu nhập cao hơn và chế độ đãingộ tốt hơn nên họ có xu hướng tham gia thị trường lao động cao hơn Tuy nhiên,có trường hợp ngược lại là khi đã nhận được thu nhập cao và đãi ngộ tốt thì nhữnglao động đó lại có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn Về phía cầu, các doanh nghiệp có
xu hướng trả lương cao hơn cho những lao động có trình độ cao bởi thường thì
những lao động nay sẽ có năng suất lao động cao hơn theo lý thuyết về “dau hiệu”(signaling) Tuy nhiên, lý thuyết dấu hiệu này có thé bi sai lệch trên thị trường laođộng Việt Nam bởi lẽ trình độ học vấn, đặc biệt ở bậc đại học và sau đại học ở ViệtNam có thể không phản ánh đúng khả năng và năng suất lao động của người lao
động Nhiều người đã có việc làm và họ học thêm dé lay bang cấp cho phù với vị trí
công việc mà họ đang năm giữ.
11
Trang 24Yếu tố tình trạng hôn nhân
Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ đã kết hôn có xu hướng íttham gia vào thị trường lao động (Ejaz, 2007) thì một số nghiên cứu khác lại khôngtìm thay mối quan hệ giữa tình trạng hôn nhân và việc tham gia thị trường lao độngcủa phụ nữ (Khadim va Akram, 2013) Nếu như tình trạng hôn nhân làm tăng tỷ lệtham gia thị trường lao động ở Trung Quốc và Sierra Leone thì yếu tố này lại làm
giảm tỷ lệ tham gia ở Ai Cập va Colombia (Mohamed, 2005) Kyalo (2005) cũng
chỉ ra yếu tố tình trạng hôn nhân làm giảm xác suất tham gia thị trường lao động
của lao động trẻ ở Kenya Tại Việt Nam, Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005) chỉ
ra rằng tình trạng hôn nhân không có ý nghĩa thống kê trong việc tham gia thị
trường lao động, tuy nhiên những thanh niên độc thân có xu hướng tìm việc làm cao
hơn những thanh niên đã kết hôn Những thanh niên có bố mẹ li di cũng có xu
hướng tìm việc và tham gia thị trường lao động cao hơn những thanh niên không cóhoản cảnh tương tự.
Yếu tố khuyết tật
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và việc
tham gia thị trường lao động ở các nước phát triển, rất ít nghiên cứu về van dé này ởcác nước dang phát triển (Dogrul, 2015) Theo lý thuyết thì đây cũng được coi làmột biến số quan trọng có tác động tới khả năng gia nhập thị trường lao động và lựachọn nghề nghiệp của người lao động cần phải được phân tích Một lao động khỏe
mạnh là một yếu tố quan trọng cho nguồn vốn con người (Becker, 1993) Một người
khỏe mạnh sẽ có khả năng có trình độ học vấn tốt hơn, có thu nhập tốt hơn và do đóhọ có nhiều khả năng tham gia vào thị trường lao động cao hơn (Holt, 2010) Ngược
lại, một lao động với sức khỏe kém sẽ khó có thé đạt được năng suất lao động như
người bình thường, do đó sẽ ít cơ hội để họ được tuyển dụng Như vậy, có nhiều
khả năng sức khỏe kém hoặc bị khuyết tật sẽ là một rào cản làm giảm khả năng
tham gia vào thị trường lao động của người lao động nói chung và của lao động trẻ
nói riêng (Mohamed, 2005; Cai, 2010) Lamb và MeKenzie (2001) cũng chỉ ra rằng,
12
Trang 25những học sinh khuyết tật gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình chuyên đổi từ
trường học tới việc làm và họ thường phải chịu tình trạng thất nghiệp dài hạn lâu
hơn những học sinh không khuyết tật sau khi kết thúc quá trình học tập Tuy nhiên,tại Việt Nam, nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005) đã chỉ ra răngnhững thanh niên khuyết tật có xu hướng tham gia thị trường lao động và chủ động
tìm việc làm cao hơn những thanh niên không khuyết tật Đây là một phát hiện khá
khác biệt so với lý thuyết nêu trên Chính vì thế, việc đưa thêm biến tình trạng
khuyết tật của lao động trẻ vào phân tích trong mô hình sẽ là một đóng góp của luậnán vào việc cung cấp các bằng chứng thực nghiệm ở các nước đang phát triển cho
các nghiên cứu tiệp theo.
Yếu tố có con
Yếu tố có con có hai tác động tới việc tham gia thị trường lao động, đặc biệt
đối với phụ nữ (Hosney, 2015) Một mặt, khi có con, người phụ nữ sẽ ở nhà déchăm sóc và nuôi day con cai và do đó sẽ làm giảm xác suất tham gia thị trường lao
động của họ Mặt khác, khi có thêm thành viên nhỏ trong gia đình, chi phí cho cuộc
sống hàng ngày sẽ tăng lên đáng ké (ăn uống, khám chữa bệnh va học hành), do đó
sẽ tạo áp lực lớn tới thu nhập của gia đình Trong hoàn cảnh này, việc có thêm trẻem trong hộ gia đình sẽ làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của người
phụ nữ Phần lớn nghiên cứu đều chỉ ra răng việc chăm sóc con cái làm giảm xácsuất tham gia thị trường lao động của phụ nữ (Contreras và cộng sự, 2010; Hosney,
2015; Schaner và Das, 2016) Tuy nhiên, Mujahid (2014) khi nghiên cứu ở 26 nước
có thu nhập trung bình thấp đã chi ra rang số con không có tác động tới việc tham
gia thị trường lao động của phụ nữ Hơn thế nữa, những hộ gia đình có trẻ em dưới
6 tuổi làm tăng xác suất để nam thanh niên tham gia thị trường lao động trong khi
sự xuất hiện của trẻ em từ 6-17 tuôi lại làm giảm xác suất tham gia của nam thanhniên (Contreras va cộng sự, 2010) Batchuluun và Dalkhjav (2014) phân tích yếu tốtác động tới việc tham gia thị trường lao động ở Mông Cổ cũng cho thấy những hộgia đình có con nhỏ làm giảm xác suất tham gia thị trường lao động của nữ ở khu
13
Trang 26vực thành thị nhưng lại làm tăng xác suất tham gia của phụ nữ ở khu vực nông thôn.
Ngược lại, trong khi việc có con lớn hơn 15 tuổi làm giảm xác suất tham gia thị
trường của phụ nữ ở khu vực nông thôn thì điều đó lại làm tăng xác suất tham giacủa họ ở khu vực thành thị Như vậy, yếu tố có con có tác động không rõ ràng lênkết quả tham gia thị trường lao động của người lao động nói chung nhưng có thê cónhững tác động tới những lao động trẻ Kiểm soát yếu tố này cũng là một đóng góp
nữa về bang chứng thực nghiệm cho một nước đang phát triển như Việt Nam
Yếu tố di cư
Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005) sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống
dân cư các năm 1992/93, 1997/98 và 2002 và bộ số liệu điều tra thanh niên (SAVY)
năm 2003 tại Việt Nam đã chỉ ra rằng những thanh niên di cư có xu hướng tham giathị trường lao động cao hơn Hơn thế nữa, những thanh niên đã đi làm từ sớm hoặc
những thanh niên di cư có xu hướng tham gia thị trường lao động cao hơn và họ
cũng dễ tìm được việc hơn bởi vì những kinh nghiệm việc làm thực tế trước đây đãgiúp họ có định hướng tốt hơn và kỹ năng thực tế cao hơn
Nguyễn Thị Kim Dung và các cộng sự (2005) nghiên cứu trường hợp điểnhình tại Đà Nẵng và Bình Dương chỉ ra rằng kinh nghiệm và tình trạng di cư là yếutố quan trọng quyết định việc làm nhân viên marketing và nhân viên phòng kếhoạch và quản lý Những người di cư có xác suất chỉ bằng một nửa so với ngườikhông di cư trong việc có được những việc làm như vậy Điều đó có nghĩa là những
người không di cư có xác suất cao hơn trong các công việc gián tiếp so với những
người di cư.
Vũ Hoàng Đạt và Nguyễn Thắng (2012) sử dụng số liệu điều tra nghèo đô thị2009 tại hai thành phố là Hà Nội và Hồ Chi Minh dé tìm hiểu các đặc điểm về việclàm và thu nhập ở khu vực thành thị của Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằngtrình độ giáo dục và đảo tạo, nhóm tuổi và tình trạng cư trú có tác động rất lớn tới
việc có được việc làm của người lao động Những người di cư có xu hướng làmviệc cho các hộ kinh doanh với tư cách là người hưởng lương có trình độ và có xác
14
Trang 27suất thấp hơn đáng ké trong việc có việc ở khu vực tự doanh cũng như khu vực nhà
nước.
Liên quan tới các mô hình phân tích yếu t6 tác động tới việc tham gia thitrường lao động của lao động trẻ, mô hình đơn vị xác suất (Probit) được sử dụngkhá rộng rãi Có rất nhiều nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này như Sackey
(2005), Kyalo (2005), Pastore (2005) Guarcello và cộng sự (2006), Nyambok(2006), Aminu (2010), Contreras và cộng sự (2010), Batchuluun và Dalkhjav(2014).
1.1.2 Nhóm yếu tổ liên quan tới đặc điểm hộ gia đình người lao động
Yếu tố trình độ học van và trình độ của cha mẹ tới quyết định lựa chọn nghề
nghiệp của con.
Theo lý thuyết thì trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ có tác động
tới kết quả tham gia thị trường lao động của con cái, đặc biệt ở các nước đang pháttriển Nếu cha hoặc mẹ có một vị trí cao trong công việc thì điều đó sẽ hỗ trợ rất
nhiều cho con cái của họ trong việc có được một vị trí nghề nghiệp tốt hơn (Ham và
cộng sự, 2009) Rất nhiều các công trình khác nhau đã kiểm tra tác động của địa vịxã hội của cha mẹ và thấy đó là một yếu tố quyết định tới kết quả lựa chọn nghề
nghiệp của con cái (Bradley, 1991; Connolly và cộng sự, 1992; Tsukahara, 2007).
Kumar (2016) nghiên cứu tại Ethiopia đã chỉ rõ tác động lớn từ phía cha mẹ tới kếtquả lựa chọn nghề nghiệp của con đặc biệt là tác động từ phía người cha Mẫunghiên cứu của Kumar là những sinh viên đại học chính vì thế có thể sẽ có sự khácbiệt lớn so với mẫu tổng thể của thanh niên trên thị trường lao động Tương tự nhưvậy, Hout và Rosen (2000) cũng chỉ ra răng tác động của người cha tới quyết địnhlựa chọn nghề của người con là khá rõ Cụ thé là nếu có cha là doanh nhân thì xácsuất để người con cũng là doanh nhân là khá cao Vijverberg và Houghton (2002)cũng tìm ra kết quả tương tự
Trong khi Alika (2010) cho rằng nghề nghiệp của cha mẹ không có tác động
15
Trang 28gì tới lựa chọn nghề nghiệp của con cái thì Kanomata (1998) lại chỉ ra rằng nghề
nghiệp của người cha vẫn là một chỉ báo tốt cho lựa chọn nghề nghiệp của người
con tại Nhật Bản và trình độ giáo dục và việc làm của cha/me được coi là yếu tố tácđộng lón tới lựa chọn nghề nghiệp của người con (Kumar, 2016)
Yếu tố quy mô hộ gia đình
Nghiên cứu của Mohamed (2005) kết luận rằng quy mô hộ gia đình càng
tăng thì xu hướng tham gia thị trường lao động của các thành viên trong hộ gia đình
đó càng tăng Ngược lại, Kyalo (2005) lại chỉ ra yêu tố làm giảm khả năng tham gia
thị trường lao động của thanh niên là quy mô hộ gia đình Như vậy, tác động của
quy mô hộ gia đình là không rõ ràng tới kết quả tham gia thị trường lao động và lựachọn nghề nghiệp trên thị trường lao động
Yếu tố về tinh trạng kinh tế của gia đình
Trong khi nghiên cứu của Kyalo (2005), Guarcello và cộng sự (2006) tìm
thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thu nhập của hộ gia đình với tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của thanh niên thì Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005) lại chỉ ra
rằng tình trạng kinh tế của hộ gia đình có mối quan hệ ngược chiều với kết quả việclàm trên thị trường lao động của thanh niên Kết quả của Đặng Nguyên Anh vàcộng sự (2005) khá tương đồng với kết quả của Contreras và cộng sự (2010) nghiên
cứu ở Chi Lê Theo đó, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của lao động trẻ giảm xuống Như vậy, tác động của tình trạng kinhtế của hộ gia đình tới việc tham gia thị trường lao động của lao động trẻ là không
đồng nhất, tùy thuộc vào đặc điểm của từng nước, từng khu vực nghiên cứu
Liên quan tới kết quả lựa chọn việc làm, phần lớn các nghiên cứu đều cóchung kết luận là nếu có tiềm lực tài chính và sở hữu nhà thì xác suất dé người lao
động lựa chọn việc tự làm hoặc tự kinh doanh là khá cao (Rees và Shah, 1986;
Evans và Jovanovic, 1989; Dawson và cộng sự, 2009) Đỗ Thị Quỳnh Trang và
Duchene (2008) sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2004 và
16
Trang 29phương pháp Heckman hai bước dé phân tích các yếu tố tác động tới việc lựa chọn
việc làm của người lao động giữa tự làm tại những địa điểm cố định và lao động
làm công ăn lương ở khu vực thành thị của Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng thu nhậpkỳ vọng, độ tuổi, trình độ giáo dục, số con, sở hữu nhà và có một nguồn thu nhập
thứ hai là những yêu tố quan trọng quyết định việc người lao động lựa chọn việc tự
làm Trong khi đó, nghề nghiệp hay trình độ giáo dục của bố/mẹ, số người phụ
thuộc, ) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn việc làm của người lao
động.
1.1.3 Nhóm yếu tố liên quan tới chính sách và môi trường vĩ mô
Trong khi phần lớn các nghiên cứu phân tích các yếu tô tác động tới việc gianhập thị trường lao động và lựa chọn việc làm của lao động trẻ đều tập trung vào
các đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình như đã phân tích ở trên thì không có nhiều
phân tích đưa các yếu tố vĩ mô vào phân tích Điều đó có nghĩa là các nghiên cứumới chỉ tập trung vào mặt cung của lao động mà thiếu sự chú ý tới mặt cầu Ví dụnhư khi số lượng doanh nghiệp trong một khu vực tăng lên thì cũng đồng nghĩa với
việc cầu về lao động cũng sẽ tăng lên và do đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao
động ở khu vực đó cũng như những khu vực lân cận Theo khía cạnh kinh tế chínhtrị học thì chỉ số độ tập trung của doanh nghiệp được coi là một chỉ SỐ phản ánhtrình độ phát triển của vùng kinh tế nơi có nhiều doanh nghiệp tập trung Nhiềunghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng chỉ ra rằng sự tập trung các doanh nghiệp tạora nhiều việc làm hơn cho người lao động địa phương (Combes và cộng sự, 2012 và
Barufi, 2014) Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tham gia thị
trường lao động cũng như lựa chọn việc làm hơn cho lao động trẻ mới gia nhập thị
trường lao động khi có thêm các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất ởtrong địa bàn hoặc gần địa bàn sinh song cua ho Tuy nhiên, chưa có nghiên cứunào đưa vấn đề này vào phân tích Hơn thế nữa, các yếu tố về các chính sách, quy
định và chương trình mục tiêu liên quan tới lao động và việc làm nói chung cũng
như đối với lao động trẻ nói chung cũng là những yếu tổ rat quan trọng tác động tới
17
Trang 30việc tham gia thị trường và lựa chọn nghề của lao động trẻ ở Việt Nam Trongnhững chính sách và quy định này thì chính sách tiền lương tối thiểu, chính sách tạoviệc làm, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, chiến lược việc làm lànhững chính sách rất quan trọng có tác động trực tiếp tới lao động trẻ ở Việt Nam.
Chính vì thế, khoảng trống nghiên cứu trong việc kiểm soát các yêu tố đại diện chomặt cầu và yếu tố chính sách vào trong các kết quả tham gia thị trường lao động vàlựa chọn việc làm trên thị trường lao động cần phải được đưa vào nghiên cứu Cácyếu tố đó có thé là độ tập trung của các doanh nghiệp trên một địa bàn, sự đô thị hóahoặc là một số chỉ số cơ bản của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh như chỉ số gia nhậpthị trường, chỉ số minh bạch, chỉ số chi phí phi chính thức, chất lượng đường giao
thông, chỉ số năng động và chỉ số dao tạo lao động Tat cả biến số này có thé đượccoi là đại diện cho mặt cầu phản ánh trình độ phát triển của thị trường lao động của
mỗi đơn vị địa lý và đây là đóng góp chính của luận án vào trong nghiên cứu các
yếu tô tác động tới kết quả tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao
động trẻ ở Việt Nam.
Liên quan tới nghiên cứu về độ tập trung của doanh nghiệp, tại Việt Nam đã
có một số nghiên cứu đưa yếu tô này vào phân tích Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào phân tích tác động của sự tập trung của doanh nghiệp tới năngsuất lao động hoặc việc làm và học tập của trẻ em Trong khi Nguyễn Thắng vàcộng sự (2015) tập trung phân tích tác động của yếu tố này tới năng suất lao độngcủa các doanh nghiệp nói chung thì Trần Thị Bích và La Hải Anh (2017) lại đi sâuvào phân tích tác động của yếu tô này tới riêng năng suất lao động của các hộ kinh
doanh cá thể phi nông nghiệp phi chính thức ở Việt Nam Giang Thanh Long và
cộng sự (2016) phân tích tác động của yếu tố độ tập trung của doanh nghiệp tới laođộng và giáo dục của trẻ em trong khu vực tập trung đó Nghiên cứu này chỉ ra rằng
mặc du độ tập trung của doanh nghiệp không có tác động tới việc di học của trẻ em
nhưng nó đã giúp nâng cao chất lượng của trường học đồng thời giảm xác suất tham
gia vào thị trường lao động của trẻ em đặc biệt là với trẻ em gái ở khu vực nông
thôn, dân tộc thiểu số và bố mẹ có trình độ giáo dục thấp Như vậy, chưa có nghiên
18
Trang 31cứu nào phân tích tác động của yếu tố độ tập trung của doanh nghiệp tới việc gianhập thị trường lao động và lựa chọn nghề nghiệp của lao động ở Việt Nam.
Có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới liên quan tới việc đánh giá tác độngcủa chính sách tiền lương tối thiểu tới việc tham gia thị trường lao động và tổngviệc làm trên thị trường Nghiên cứu của Kussainov (2013) về tác động của quyđịnh tiền lương tối thiểu tới việc làm của lao động trẻ đã chỉ ra mối tương quan âm
có ý nghĩa thống kê giữa hai chủ thé này Cụ thé là tiền lương tối thiểu tăng lên đã
làm giảm tỷ lệ tham gia thị trường lao động của thanh niên Mỹ trong giai đoạn
1990-2007 Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khăng định lại kết quả tương tự
của Wessels (2001) Ngược lại, nghiên cứu của Chuan (2006) tại Đài Loan lại phát
hiện ra răng khi lương tối thiểu tăng thêm 10% thì tỷ lệ thanh niên tham gia thị
trường lao động tăng thêm 0,47% bởi lẽ người lao động kỳ vọng vào mức thu nhập
cao hơn nên họ sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động Tuy nhiên, tác giả cũng
cảnh báo tác động ngược của việc lao động trẻ bỏ học sớm dé tham gia vào thịtrường lao động khi lương tối thiểu tăng lên vì như vậy sẽ làm giảm sự tích lũy về
nguồn vốn con người từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tác động của chính sách tiền
lương tối thiểu tới việc làm của người lao động, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tậptrung đánh giá tác động của việc tăng lương tối thiểu tới việc làm chung của nềnkinh tế cũng như tới mức thu nhập của người lao động Nghiên cứu của NguyễnViệt Cường (2011) chi ra rằng việc tăng tiền lương tối thiểu không có ý nghĩa thống
kê và có tác động khá nhỏ tới việc làm nói chung của người lao động tại Việt Nam
và việc tăng tiền lương tối thiểu làm giảm khả năng có được việc làm ở khu vực
chính thức cho người lao động bởi lẽ việc tăng tiền lương tối thiểu làm tăng chỉ phílao động của các doanh nghiệp ở khu vực chính thức va do đó dan tới giảm cau laođộng ở khu vực này Sử dụng bộ số liệu tổng điều tra doanh nghiệp trong giai đoạn2008-2015, Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2017) chỉ ra rằng khi tăng lương tốithiểu thêm 1% thì tăng trưởng lao động của doanh nghiệp có 100 lao động giảm
0,2% và tăng trưởng lao động của doanh nghiệp có 50 lao động giảm 0,1% Ngoài
19
Trang 32ra khi lương tối thiêu tăng thì các ngành thâm dụng lao động như dệt may, sản pham
gỗ và đồ nội thất có xu hướng giảm tuyên dụng lao động và đầu tư nhiều hơn vào
máy móc thiết bị dé thay thé lao động dé giảm chi phí nhân công Nghiên cứu gầnđây nhất của Vũ Hoàng Đạt và cộng sự (2017) đánh giá tác động của tiền lương tốithiểu tới việc làm và phân bồ thu nhập ở Việt Nam tập trung vào phương điện giớivà nhóm tuôi là khá phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án Sử dụng bộ số liệu
điều tra mức sống dân cư và số liệu điều tra lao động việc làm giai đoạn 2010-2014
các tác giả đã chỉ ra rằng việc tăng tiền lương tối thiểu không có tác động rõ rệt vàkhông có ý nghĩa thống kê tới việc làm nói chung cũng như tới việc làm của cácnhóm tuôi của người lao động ở Việt Nam
Tóm lại, trong nghiên cứu các yếu tô tác động tới việc tham gia thị trườnglao động và lựa chọn nghề nghiệp, việc kiểm soát các yếu tố liên quan tới đặc điểmcủa bản thân người lao động, đặc điểm gia đình và vùng kinh tế đã được rất nhiềunghiên cứu áp dụng Tuy nhiên, mối tương quan giữa độ tập trung của doanh nghiệpcũng như tình trạng đô thị hóa và một số chỉ số quản lý cấp tỉnh như sự minh bạch,sự hỗ trợ gia nhập thị trường và đặc biệt là tác động của yếu tố quy định về tiềnlương tối thiểu tới việc tham gia thị trường lao động của lao động trẻ vẫn chưa đượcnghiên cứu cụ thể Đây chính là đóng góp quan trọng của luận án vào hệ thống lýthuyết về các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề
của lao động trẻ ở Việt Nam.
Từ những kết quả tổng quan tài liệu, nghiên cứu các mô hình lý thuyết, dựatrên các cơ sở lý luận và những nghiên cứu định lượng đã được thực hiện trên thế
giới và ở Việt Nam, luận án đã lập bảng tông hợp các yếu tố tác động tới việc tham
gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ như sau:
20
Trang 33Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao
động và lựa chọn nghề
Nội dung yếu to Căn cứ lý thuyết và thực nghiệm
Nhóm yếu tô liên quan tới đặc điểm cá nhân người lao động
Kyalo (2005), Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005),
Đỗ Quỳnh Trang và Duchene (2008), Kim Dung và các
cộng sự (CIEM, 2005), Mohamed (2015), Guarcello và
Trình độ học van cộng sự (2006), Ham và cộng sự (2009), Contreras và
cộng sự (2010), Phạm Minh Thái (2010), Faridi và
Basit (2011), Vũ Hoàng Đạt và Nguyễn Thăng (2011),
Hosney (2015)Kyalo (2005), Mohamed (2015), Guarcello và cộng sự
(2006), Đỗ Quỳnh Trang và Duchene (2008), Ham và
Tuổi cộng sự (2009), Contreras và cộng sự (2010), Phạm
Minh Thái (2010), Vũ Hoàng Đạt và Nguyễn Thắng
(2012), Hosney (2015)Kyalo (2005), Guarcello và cộng sự (2006), ContrerasGiới tính và cộng sự (2010), Phạm Minh Thái (2010), Đặng
Nguyên Anh và cộng sự (2005), Mohamed (2015),Tình trạng hôn nhân Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005), Phạm Minh Thái
(2010), Mohamed (2015), Hosney (2015)
Khuyết tật Lamb và McKenzie (2001), Đặng Nguyên Anh va cộng
sự (2005), Mohamed (2015)Dân tộc Lamb và McKenzie (2001), Pham Minh Thái (2010)
Tinh cach Ham va cộng sự (2009)
Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2005), Nguyễn Thị Kim
Di cư
Dung và cộng sự (2005)
Nhóm yếu tô liên quan tới đặc điểm hộ gia đình người lao động
21
Trang 34Thu nhập của hộ gia
Nhóm yếu to liên quan tới vị trí dia lý và vùng kinh tế
Lamb va McKenzie (2001), Kyalo (2005), Mohamed
Thanh thị/nông thôn (2015), Guarcello và cộng sự (2006), Đỗ Quỳnh Trang
và Duchene (2008), Phạm Minh Thái (2010), Contrerasvà cộng sự (2010), Hosney (2015)
Vùng kinh tế Kyalo (2005), Đỗ Quỳnh Trang và Duchene (2008),
Ham và cộng sự (2009), Phạm Minh Thái (2010)Nhóm yêu to liên quan tới môi trường vĩ mô và chính sách
Đô thị hóaKyalo (2005), Hosney (2015)
Sự thay đôi cầu trúc nền
kinh tế
Contreras và cộng sự (2010), Hosney (2015)
Chính sách tiền lương
tối thiểu
Wessels (2001), Chuang (2006), Kussainov (2013),
Nguyễn Việt Cường (2012), Nguyễn Đức Thanh va
Trang 35Chỉ sô tập trung ngành | Chưa có nghiên cứu nào đưa biên này vào kiêm soát
trong mô hình phân tích định lượng
Nguồn: 1 ống hợp của tác giả
Trong các nhóm yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựachọn nghề của lao động trẻ được tổng hợp ở trên một số nhân tố sẽ không được đưavào phân tích (cả phân tích mô tả và phân tích định lượng) trong luận án và một sốyếu tố chỉ được phân tích định tính Bên cạnh đó, một số yếu tố chưa được cácnghiên cứu trước đây đưa vào sẽ được luận án đưa vào phân tích và kiểm soát trongmô hình và đây được coi là đóng góp mới của luận án Cụ thé các yếu tô đó bao
gồm
Thứ nhất, yếu tố về đặc điểm tính cách, yêu tố dân tộc của người lao động,
yếu tô về sự thay đổi cau trúc của nền kinh tế sẽ không được đưa vào phân tích vikhông có số liệu thống kê về các yếu tố này cho lao động trẻ ở Việt Nam Việc phân
tích yếu tố này sẽ là định hướng cho nghiên cứu tiếp theo
Thứ hai, yếu tố thay đôi quy định về tiền lương tối thiểu sẽ không được đưa
vào trong phân tích định lượng vì bộ số liệu SWTS năm 2012 và năm 2015 không
có thông tin về yêu tô này Tuy nhiên, đây là một yếu tố rất quan trọng về mặt chínhsách cho nên luận án sẽ kết hợp với một nghiên cứu khác dé có khảo sát thu thập số
liệu sơ cấp và phân tích tác động yếu tô này về mặt định tính
Thứ ba, các yêu tố như đô thị hóa, chỉ số độ tập trung ngành và các chỉ sỐ
thành phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh và chỉ số về sự không phù hợp giữa
trình độ giáo dục và công việc đang thực hiện là những chỉ số chưa được kiểm soát
trong các nghiên cứu trước đây sẽ lần đầu tiên được đưa vào kiểm soát trong môhình phân tích định lượng Đây có thể coi là đóng góp mới của luận án vào trongnhững nghiên cứu định lượng về chủ đề nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.4 Những “khoảng trống” cần được tiếp tục nghiên cứu
Như tông hợp các nghiên cứu đã thực hiện ở trên, mặc dù có một sô nghiên
cứu về lựa chọn nghề nghiệp của lao động trẻ ở Việt Nam nhưng những nghiên cứu
23
Trang 36đó mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh rời rạc chứ chưa chú trọng phân tích mối
tương tác giữa các tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề
của lao động trẻ ở Việt Nam Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đây tại Việt Namchủ yếu tập trung vào nghiên cứu việc làm theo hình thức sở hữu, nghĩa là việc làmtại khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng
có sự phân mảng rõ ràng trong thị trường lao động ở Việt Nam Việc xác địnhngười lao động có việc làm là do sự lựa chọn của họ hay là do họ buộc phải chọn là
rất khó khăn vì chỉ quan sát được tình trạng việc làm của người lao động trong kếtquả điều tra (Vũ Hoàng Đạt và Nguyễn Thắng, 2012) Đặc biệt, chưa có nghiên cứunào phân tích những tác động của các yếu tố liên quan tới trình độ phát triển của thịtrường lao động ở cấp tỉnh (độ tập trung của doanh nghiệp, đô thị hóa và các chỉ sốvề năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) tới kết quả tham gia thị trường lao động và lựa
chọn nghề của lao động trẻ ở Việt Nam Do đó, luận án này sẽ tập trung vào trả lời
câu hỏi về những yếu tố tác động tới việc gia nhập thị trường lao động của lao độngtrẻ trong thời gian qua với sự kiểm soát các nhóm biến số liên quan trực tiếp tới
người lao động; nhóm biến số về đặc điểm gia đình, đặc điểm việc làm và trình độhọc van của cha mẹ; nhóm biến số cấp huyén/tinh; nhóm biến số cấp vùng Phương
pháp phân tích sử dụng mô hình kinh tế lượng của luận án sẽ trả lời cả hai câu hỏi(1) yếu tố nào khiến lao động trẻ tham gia được vào thị trường lao động và (2) yêutố nào ảnh hưởng tới lựa chọn nghề của lao động trẻ ở Việt Nam Ngoài ra, luận áncũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bang việc phỏng van sâu cácdoanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và người lao động dé đánh giá tác động của quy
định tiền lương tối thiểu tới việc tham gia thị trường của người lao động tại Việt
Nam.
24
Trang 371.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động
và lựa chọn nghê của lao động trẻ
1.2.1 Cơ sở lý luận về việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề
Như đã giới hạn phạm vi nghiên cứu ở phan trên, luận án sẽ tập trung phân
tích chủ yếu từ khía cạnh cung lao động trên thị trường lao động Cung lao độngbiểu hiện số lượng lao động mà người lao động sẵn sàng đem bán trên thị trường laođộng Cung lao động bao gồm những người có khả năng lao động, trong độ tuôi laođộng, mong muốn làm việc và sẵn sàng làm việc Họ có thể là những người đang có
việc làm hoặc tạm thời không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc Những
người đang tích cực tìm việc là cung tiềm năng và những người đang có việc làm làcung thực tế
Trước khi phân tích cơ sở lý luận, một số khái niệm liên quan tới thị trườnglao động, tham gia thị trường lao động, lựa chọn nghề sẽ được giới thiệu trong phần
này của luận án.
Lao động trẻ
Trong hệ thống liên hợp quốc (UN) thì lao động trẻ được định nghĩa là nhóm
lao động có tuổi từ 15 đến 24 tuổi (O’Higgins, 2003; ILO, 2006; Đặng Nguyên Anhvà cộng sự, 2005) Tuy nhiên, trong hệ thống phân tích chuyên dịch từ trường học
tới việc làm của ILO thì ngưỡng tuổi của lao động trẻ là từ 15 tới 29 tudi bởi vì nếulấy ngưỡng 15-24 tuổi thì sẽ bỏ qua nhiều thông tin về quá trình bat đầu làm việccủa thanh niên trong giai đoạn 25-29 do có khá nhiều người đi học trong ngưỡng từ
15-24 tuổi (Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2015) Do đó, nghiên cứu này địnhnghĩa lao động trẻ là những lao động trong nhóm tuổi 15-29”
7 Điều này cũng phù hợp với quy định trong Luật thanh niên số 53/2005/QH11 được Quốchội thông qua ngày 29/11/2005 “Thanh miên là công dân Việt Nam từ di 16 tuổi đến 30tuổi” Patore (2005) cũng sử dụng ngưỡng 15-30 dé áp dụng cho nhóm lao động trẻ trong
nghiên cứu của mình.
25
Trang 38Thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi sức lao động giữa một bên là
người đem sức lao động đi bán (người làm công) và một bên là người mua sức lao
động dé sử dụng (người sử dụng lao động) nhằm xác định số lượng và chất lượngsức lao động dem ra trao đôi trên thị trường với mức thù lao tương ứng
Đường cung lao động (S) và đường cầu lao động (D) thể hiện hành vi củangười cung ứng sức lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động Sự vận
động của đường cung và đường cau lao động sẽ chi phối số lượng lao động tham giavào thị trường và mức tiền công lao động Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,đường cau lao động có xu hướng dốc xuống do mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa
nhu cầu sử dụng lao động và mức tiền công Ngược lại, đường cung lao động có xuhướng dốc lên trên biểu thị mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khả năng tham gia lao
động và mức tiền lương Tiền công lao động (Wo) và số lượng lao động (Np) sẽ traođổi trên thị trường lao động được xác định tại điểm giao nhau giữa 2 đường cung vàcầu lao động (Hình 1.1)
Mức tiên công
No Don vi lao động
Hình 1.1: Cung, cầu và cân bằng cung - cầu trên thị trường lao động
26
Trang 39Tuy nhiên, khác với thị trường hàng hóa thông thường, giá cả không phải là
yếu tô chi phối duy nhất đến cung và cầu lao động trên thị trường lao động bởi lẽ thị
trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất nên bat kế quốc gia nàocũng đều có sự can thiệp khá cao vào thị trường này thông qua các luật và các quyđịnh như luật việc làm hay quy định về tiền lương tối thiéu v.v Ngoài ra, các tổchức đại diện cho người lao động cũng như tô chức đại diện cho người sử dụng laođộng cũng tham gia khá tích cực vào việc điều chỉnh các mối tương quan về cungvà cầu lao động trên thị trường Chính vì vậy, ngoài các yếu tố về giá cả (tiềnlương) thì các yếu tổ liên quan tới sự can thiệp của nhà nước, sự can thiệp của các tôchức đại diện cho người sử dụng lao động va tổ chức đại diện cho người lao độngcũng có những tác động lớn tới quan hệ cung-cầu trên thị trường lao động Ở ViệtNam tổ chức đại diện cho người lao động là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và
tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động là Phòng công nghiệp và thương mai
Việt Nam (VCCI).
Dé tìm ra những yếu tố tác động khi gia nhập thị trường của lao động trẻ, lýtưởng nhất là có thể phân tích cả hai khía cạnh cung và cầu lao động Tuy nhiên, dohạn chế về nguồn số liệu liên quan tới cầu lao động nói chung cũng như cầu laođộng trẻ nói riêng nên luận án sẽ tập trung nhiều vào phân tích khía cạnh cung củalao động trẻ Khía cạnh cầu cũng sẽ được phân tích trong phần thực trạng từ khảosát nhu cầu lao động của doanh nghiệp của tổng cục thống kê
Khi phân tích những yếu tố tác động tới kết qua gia nhập thị trường của laođộng trẻ không thể không đặt trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô với yếu tố rất quan
trong là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cau trúc của nền kinh tế, cấu trúc của thị
trường lao động, tuy nhiên luận án sẽ không đưa những yếu tố này vào kiểm soátvới một giả định rằng tất cả lao động trẻ trên thị trường lao động Việt Nam cùng
chịu tác động như nhau trong bối cảnh chung của nền kinh tế vĩ mô và các chínhsách thị trường lao động Mặc dù vậy, một số biến số vĩ mô ở cấp tỉnh như chỉ sốnăng lực cạnh tranh, tỷ lệ đô thị hóa và mức độ tập trung ngành ở cấp huyện sẽ
được đưa vào trong phân tích định lượng bởi lẽ dù có chịu sự tác động chung trên
27
Trang 40toàn quốc về các chính sách thị trường lao động và chính sách kinh tế vĩ mô cũng
như những biến động chung trên thị trường lao động, trình độ phát triển của mỗitinh là rất khác nhau va do đó có thé sẽ tạo ra sự tác động khác nhau tới kết quả của
lao động trẻ ở các tỉnh đó trong việc tham gia vào thị trường lao động.
Tham gia thị trường lao động và tỷ lệ tham gia thị trường lao động
Tổng cục thống kê đã đưa ra khái niệm chuẩn về tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động, theo đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được định nghĩa là phần trăm những
người hoạt động kinh tế chiếm trong tổng dân số trong độ tuôi có khả năng lao động Như
vậy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (Số người có việc làm + Số người thấtnghiệp)/Dân số trong độ tuổi có khả năng lao động Tuy nhiên, đối với nhóm laođộng trẻ, những người không làm việc và những người thất nghiệp có những đặcđiểm khá tương đồng (Kyalo, 2005) Clak và Summers (1982), cũng có cùng quanđiểm khi cho rang thanh niên có độ chuyên dich từ thất nghiệp sang có việc làm gầntương tự như những thanh niên không hoạt động (inactive) Hơn thế nữa, sự chuyểndịch từ trạng thái thất nghiệp sang không hoạt động là rất cao Poterba và Summers(1995) cũng chỉ ra rang rất khó dé phân loại giữa thất nghiệp và không hoạt độngcủa thanh niên vì sự khác biệt giữa hai nhóm này là rất ít Với những lý do này,cùng với mục đích muốn tìm ra những yếu tố tác động tới việc thực sự tham gia thịtrường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ (không quan sát được tình trạngviệc làm của những thanh niên thất nghiệp) nên luận án sẽ áp dụng định nghĩanhững lao động trẻ tham gia thị trường lao động là những thanh niên quyết định làm
việc, có khả năng làm việc, chủ động tìm việc và đang có việc làm Ngược lại,
nhóm không tham gia thị trường lao động sẽ bao gồm những thanh niên thất nghiệp
và thanh niên không muốn tham gia thị trường lao động Nghĩa là, nhóm khôngtham gia thị trường lao động bao gồm những người nội trợ, đang đi học, không đihọc cũng không đi làm và thất nghiệp Theo đó, tỷ lệ tham gia thị trường lao độngđược định nghĩa là phần trăm những người có việc làm chiếm trong tổng dân số
trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định Ap dung cho nhóm lao động trẻ
28