1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THỊ VÂN ANH

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚCỞ VIỆT NAM - CƠ SỞ PHÁP LÝ

VÀ THỰC TIÊN ÁP DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾMÃ SỐ: 50515

LUẬN ÁN THẠC SĨ LUẬT HỌC—_—

| Trường ĐHLÍ IAT HA NC ||

THU VIÊN GIAO VIÊN | NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

= «LA, a7 PGS PTS LE HONG HANH

HA NOI - 1997

Trang 2

Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIEN CUA CỔ PHAN HOÁ ĐOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước ta

Sự ra đời của doanh nghiệp nhà nước và hoạt động của nó trongcơ chế cũ

Ban chất pháp lý của doanh nghiệp nhà nước

Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam trong nền kinh

tê nước ta hiện nay

Các giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt namNội dung cơ bản của công cuộc cải cách kinh tế

Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước

Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nttoc ở nước tahiện nay

Một số phương hướng cơ ban tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh

nghiệp nhà nước

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Một giải pháp co ban của

quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước

Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là cách lựa chọn tốt nhấttrong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nứơc trong điều kiện của

4]AT

Trang 3

Taw N=

Các nước dang phat triển thuộc khu vực Mf la tinh va Ca ri bêCác nước dang phát triển thuộc khu vực Chau phi

Các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu á, Thaí bình

Thực tiễn cổ phần hoá, tư nhân hoá ở Đông âu và Liên bang

Nga GChương II

CỔ PHAN HOÁ ĐOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

-THỰC TRANG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HOÁ ĐOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Sự hình thành và phát triển chương trình cổ phần hoá doanh

Van đề xác định giá trị doanh nghiệp - Mệnh gía- Phương thức,

thủ tục bán cổ phiếu

Đối tượng mua cổ phiếu và tỷ lệ bán cổ phiếu của doanh nghiệp

nhà nước tiến hành cổ phần hoá

Ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động

trong doanh nghiệp được cổ phần hoá

Quy trình thực hiện cổ phần hoá

THỰC TIỀN CỔ PHẦN HOÁ ĐOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA VÁ

Tài liệu tham khảo

9498106

Trang 4

Lời nói dau

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII,VII và Hiến pháp

1992 đều khẳng định: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước, theo định

hướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế nhiều thành phần đó, kinh tế quốcdoanh được xác định giữ vai trò chủ đạo.

Xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống doanh

nghiệp nhà nước và để kinh tế quốc doanh giữ được vai trò chủ đạo, cần phải

đổi mới một cách căn bản hoạt động của loại hình doanh nghiệp này Mục tiêu

của quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước là từng bước phát huy có hiệu

quả vai trò cuả doanh nghiệp nhà nước như một công cụ vật chất quan trọng

để Nhà nước chi phối điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng

chiến lược vạch ra.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp quan trọng để đổi

mới quan hệ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hoá doanh nghiệp

nhà nước nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu, đổi mới phương thức quản lý

nhà nước, tạo động lực cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp Mặt

khác, cổ phần hoá là một giải pháp quan trọng góp phần hình thành thị truờng

chứng khoán ở nước ta - một công cụ quan trọng, thiết yếu cho sự vận hànhcủa nền kinh tế thị trường.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn của

Đảng và Nhà nước ta để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhànước nhưng đến nay việc thực hiện còn chậm.

Xuất phát từ mục tiêu, lợi ích cũng như tình hình cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước ở nước ta, việc nghien cứu cơ sỏ pháp lý và thực tiễn áp dụng

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận

lẫn thực tiễn, là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2 Mục đích va đối tượng nghiên cứu của luận án

Căn cứ vào những quan điểm của Dang và Nhà nước về cổ phần hoádoanh nghiệp nhà nước cũng như tình hình thí điểm thực hiện giải pháp này

Trang 5

trong thời gian qua, mục đích của luận án là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý

luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nướcở Việt nam, tìm ra những khó khăn vướng mắc cũng như những giải pháp khắcphục mà Đảng và Nhà nước ta cần tiến hành.

Để đạt được mục tiêu này luận án tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:- Các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận, sự cần thiết phải cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước

- Các văn bản pháp luật thực định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước- Thực tiễn cổ phần hoá, tư nhân hoá ở một số nước trên thế giới

- Tình hình thí điểm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở

nước ta, các vấn dé phát sinh trong thực tế (đặc biệt là các qui định pháp luậthiện hành cản trở quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước)

3 Pham vi nghiên cứu dé tài

Với dé tài là “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nha nước ở Việt nam

-cơ sở pháp lý va thực tiễn áp dụng", chúng tôi không có tham vọng và

không thể nghiên cứu tất cả các mặt của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp

nhà nước Trong luận án chúng tôi chỉ tập trung phân tích các cơ sở lý luận, cơ

sở thực tiễn, cơ sở pháp lý và tình hình thực hiện thí điểm chương trình cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp phổ biến ở cácnước tìm cách cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu qủa hoạtđộng của chúng Vì vậy trong luận án chúng tôi có giới thiệu thực tiễn cổ phần

hoá doanh nghiệp nhà nước ở một số nước chứ không đi sâu phân tích quá

trình cổ phần hoá ở các nước đó Những phân tích so sánh qúa trình cổ phần

hoá ở các nước có tác dụng làm rõ hơn những vấn đề mà chúng ta đang vấp

phải, cung cấp kinh nghiệm phù hợp để tham khảo.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, chúng tôi sử dụng: phương phápphân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh Các phương pháp cụ thể này được thựchiện trên nền tang của phương pháp biện chứng, trên cơ sở các quan điểm,

đường lối kinh tế của Đảng.

Trang 6

5 Những đóng góp của luôn an

Trong những năm qua giới nghiên cứu pháp luật và kinh tế đã có nhiềucông trình, nghiên cứu vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước tavà trên thế giới Những công trình này khai thác vấn đề cổ phần hóa trên nhiềugóc độ khác nhau; tài chính trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, bảohiểm xã hội trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, vấn đề lao động trongcổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Các công trình này chỉ dừng ở mức độgiải quyết vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một cách đơn lẻ.

Luận án có những nét mới và đóng góp sau:

- Đây là một công trình nghiên cứu cổ phân hoá dưới góc độ pháp lý đầu

tiên Khác với các công trình khác, luận án nêu bật được các vấn đề pháp lý

của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

- Hệ thống hoá được một số quan điểm lý luận, một số thực tiến của cổ

phần hoá doanh nghiệp nhà nước

- Phân tích được những cơ sở pháp lý của cổ phần hoá, những điểm

mạnh, những điểm yếu của nó.

- Đưa ra được những biện pháp thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

6 Kết cấu của luận an

Luận án gồm: Lời nói đầu, hai chương và kết luận

- Lời nói đầu

- Chương I: Cơ sở của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam.Thực tiến cổ phần hoá, tư nhân hoá ở một số nước trên thế giới.

- Chương II: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực

trạng và giải pháp thúc đẩy

- Kết luận

Trang 7

CITUGNG I

CƠ SỞ CUA CO PHAN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 6 VIET

NAM THUC TIEN CUA CO PHAN HÓA, TƯ NHÂN HÓA DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở MOT SỐ NƯỚC TREN THE GIỚI

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIEN CUA CỔ PHAN HÓA DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

1 Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước ta

1.1 Sự ra đời cua doanh nghiệp nha nước va hoạt động

của nó trong cơ chế cũ

Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã có hơn 40 năm xây dựng

và phát triển.

Trong thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các xínghiệp quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước) là lực lượng kinh tế chủ đạo

trong nền kinh tế quốc dân Chúng được hình thành từ 3 nguồn sau:

Thứ nhất, xây dựng mới bằng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn

vốn viện trợ hoặc di vay (của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước xã hội

chủ nghĩa khác trong thời kỳ đó).

Thứ hai, quốc hữu hóa các xí nghiệp của các nhà tư sản mại ban, tư sandân tộc đã bỏ ra nước ngoài hoặc xí nghiệp nhà nước của chế độ cũ Hình thứcnày được áp dụng rộng rãi, trong những năm 50, 60, được tiếp tục trong những

năm 70 và đạt đỉnh cao vào năm 1975, 1976.

Thứ ba, biến các xí nghiệp tư nhân của các nhà tư san dân tộc thành các

xí nghiệp công tư hợp doanh và sau đó thành các xí nghiệp quốc doanh.

Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tếcủa hầu hết các nước trên thế giới Tuy nhiên, tùy theo chủ trương, chính sáchvà điều kiện cu thé của mỗi quốc gia mà khu vực kinh tế Nhà nước có phạm vi

và mức độ hoạt động khác nhau.

Việc xác định vị trí, vai trò của kinh tế quốc doanh ở các nước bắt nguồn

chính từ học thuyết về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.

Trang 8

Ở các nước tư bản phát triển, từ những năm 30, vai trò kinh tế của Nhà

nước được nhiều nhà khoa học tư sản nghiên cứu và xây dựng thành các

trường phái lý luận Một trong những trường phái đó khẳng định vai trò điều

chỉnh kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Tiêu biểu cho trường

phái này là nhà kinh tế học J Keynes người Mỹ Dựa vào học thuyết kinh tế

của Keynes, các nhà nước tư bản thực hiện chính sách can thiệp vào nền kinh

tế nhằm điều tiết chu kỳ phát triển tránh sự mất cân đối có tính tự phát của nền

kinh tế thị trường Sự điều tiết của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế

được thực hiện bằng nhiều biện pháp, công cụ khác nhau nhằm hướng dẫn,hạn chế thay đổi hành vi kinh tế của các chủ thể san xuất và kinh doanh chophù hợp với những sự vận động tổng thể của nền kinh tế theo những mục tiêumà Nhà nước vạch ra Một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước điều

tiết nền kinh tế là các doanh nghiệp của Nhà nước.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước tư bản đã thực hiện chính

sách chuyển một số công ty tư nhân về khu vực Nhà nước Ở các nước này,

doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành sản xuất hàng hóa và dịchvụ công cộng, các ngành thuộc lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, tức là

những lĩnh vực tư nhân không dủ sức đầu tư hoặc không đủ độ tin cậy để cho

phép đầu tư.

Khu vực kinh tế nhà nước ở các nước tư bản phát triển mặc dù chiếm tỷ

trọng thấp trong GDP của mỗi nước (như ở Mỹ: 1,3% 1983; Anh: 11,1% 1978; Pháp: 16,5% - 1982; Italia: 26% - 1982; Cộng hòa Liên bang Đức:10,7% - 1982; Australia: 14,5% - 1979) nhưng đã có những đóng góp quan

-trọng và duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời kỳ dài của những

năm 1960-1970.

Ở các nước theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung và ở Việt Nam

nói riêng đã vận dụng học thuyết Mác - Lênin để thực hiện chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất, coi chế độ công hữu là nền tang kinh tế để xóa bỏ sự phân

hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội do kinh tế thị trường và chế độ tư hữu

gây ra, để xây dựng một xã hội công bằng do nhân dân lao động làm chủ.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội các nước đã quá nhấn mạnh vàonhiệm vụ và vai trò kinh tế của Nhà nước, coi nó là hiện thân của chế độ công

hữu có sức mạnh toàn năng trong việc tổ chức mọi hoạt động kinh tế của xã

hội đồng thời phủ nhận vai trò của thị trường, của kinh tế tư nhân.

Trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nền kinh tế quốc dân khôngphải là một nền sản xuất hàng hóa mà là một nền kinh tế hiện vật và xã hội

Trang 9

hóa được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp: Nhànước xã hội chủ nghĩa vừa là trung tâm quyền lực chính trị vừa là chủ sở hữuduy nhất và thống nhất đối với tuyệt đại đa số các tư liệu sản xuất của xã hội.

Vì vậy, Nhà nước vừa là người chỉ huy, vừa là người trực tiếp tổ chức thực

hiện sản xuất kinh doanh Ở các nước xã hội chủ nghĩa đều thực hiện việc

quốc hữu hóa và mở rộng mạnh mẽ khu vực kinh tế Nhà nước trong hầu hết

các ngành kinh tế với tỷ trọng rất cao Tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước

trong nền kinh tế quốc dân ở các nước xã hội chủ nghĩa Bảng thống kê dướiđây phan ánh phần nào thực tế nêu trên.

Tên nước Ty trọng trong vốn cố định | Tỷ trọng trong GDP

(%) (%)

Liên Xô (cũ) 100,0 (1985) 85,0 (1990)CHDC Đức (cũ) 99,0 (1985) 96,5 (1982)

Tiệp Khắc (cũ) 99,3 (1985) 97,0 (1986)

Ba Lan 80,0 (1985) 81,7 (1985)

Ở nước ta, trong một thời gian dài trước Đại hội Đảng lần thứ VI

(12-1986), doanh nghiệp nhà nước đã hình thành và phát triển với một cơ cấu

tương đối hoàn chỉnh, ở tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế quốc dân từ

hàng không, hàng hải, bưu điện, đường sắt, nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cáđến các dịch vụ đơn giản Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong

nền kinh tế quốc dân và nam 100% các ngành then chốt như điện, khai

khoáng, luyện kim, chế tạo máy công cụ, hóa chất, nhiêu liệu, xi măng, bưuđiện viễn thông, giao thông đường sắt và đường thủy, ngoại thương, ngânhàng, quốc phòng và an ninh Trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội

địa và xuất khẩu, lực lượng doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm tỷ trọng tuyệtđối lớn hoặc phần lớn đối với các sản phẩm chủ yếu như: 100% hàng dệt kim,

thuốc chữa bệnh, bia, 90% quạt điện, 85% giấy viết, 85% vải mặc, 70% xe

đạp hoàn chỉnh `.

' Đỗ Hoài Nam: Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, H.

Trang 10

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 85% vốn cố định của nền kinh

tế, 90% lao động có kỹ thuật, cán bộ khoa học và quản lý được đào tạo của cảnước Nhà nước cũng ưu tiên dành nhiều nguồn lực để phát triển các doanhnghiệp nhà nước Chi tính riêng trong khoảng 10 năm, từ 1976 đến 1985, Nha

nước đã phân bổ khoảng 60-70% vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và trên

90% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Hàng năm các doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 35-40% tổngsản phẩm xã hội và 28-30% thu nhập quốc dân Phần thu của ngân sách Nhà

nước từ doanh nghiệp nhà nước và thông qua doanh nghiệp nhà nước là phần

thu lớn nhất, dao động hàng năm trong khoảng 60-70%.

Cũng như nhiều nước khác, việc phát triển các doanh nghiệp nhà nước ở

Việt Nam là một tất yếu khách quan Trong những năm chiến tranh mặc dùcòn có những mặt yếu kém trong cơ chế quản lý, trong hoạch định chính sách

nhưng về cơ bản các doanh nghiệp nhà nước và cơ chế kế hoạch hóa tập trung

đã có những đóng góp quyết định trong việc huy động các nguồn lực cho

thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vàbảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Sau khi cuộc kháng chiến chống xâm lược thắng lợi và đất nước thốngnhất, chúng ta vẫn tiếp tục duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung quanliêu bao cấp trong toàn bộ nền kinh tế và đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp

nhà nước, nơi đã bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng Đó là:

- Năng suất, chất lượng và hiệu quả rất thấp Toàn bộ khu vực doanhnghiệp nhà nước không vượt qua ngưỡng cửa tái sản xuất giản đơn Tính

chung trong vòng 10 năm từ 1976 đến 1985 tỷ lệ chi của Nhà nước và thu từdoanh nghiệp nhà nước là 3:1.

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thực thanh - thực chi,

giao đủ - nộp đủ Nhà nước bao cấp và quyết định giá đầu vào, đầu ra, nên

doanh nghiệp không cần phải tính toán hiệu quả kinh doanh Hoạt động thualỗ có Nhà nước gánh chịu.

- Sự phân phối thu nhập trong doanh nghiệp theo cách bình quân đã làmsuy yếu động lực kích thích người lao động, làm việc có năng suất, chất lượngvà hiệu quả.

- Bộ máy quản lý doanh nghiệp cồng kềnh, nhiều cấp trung gian với chứcnăng chồng chéo Các cơ quan quản lý thường can thiệp sâu vào hoạt động sản

xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

Trang 11

1.2 Ban chất phúp lý của doanh nghiệp nhà nước

Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều có các doanh nghiệp của mình và,sử dụng chúng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế Và ở các nước khác

nhau, khái niệm doanh nghiệp nhà nước được xác định khác nhau.

Liên hiệp quốc định nghĩa xí nghiệp quốc doanh là: "Những xí nghiệp do

Nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một

mức độ nhất định quá trình ra quyết định của xí nghiệp"

Ở nước ta, hiện nay khái niệm doanh nghiệp nhà nước được quy định

trong luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995.

Điều | luật doanh nghiệp nhà nước định nghĩa doanh nghiệp nhà nước như

sau: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành

lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm

thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao doanh nghiệp nhà nước

có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về

toàn bộ hoat động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quan ly".Như vậy luật doanh nghiệp nhà nước đã xác định một cách khái quát bảnchất pháp lý của doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên bản chất này trước đócũng đã được quy định trong các văn bản khác như: điều lệ xí nghiệp côngnghiệp quốc doanh ban hành kèm theo ND 50-HĐBT ngày 22-3-1988, quy

chế pháp lý về thành lập, giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo

nghị định 388/HDBT ngày 20-11-1991 Nhìn chung doanh nghiệp nhà nước ởnước ta từ khi ra đời đến nay có những đặc trưng pháp lý cơ bản sau:

Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành

Doanh nghiệp nhà nước (trước đây gọi là xí nghiệp quốc doanh) do Nhà

nước trực tiếp thành lập để thực hiện các hoạt động kinh tế theo các mục tiếu

của mình Việc thành lập ra các doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn do ý chí

của nhà nước Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị thành lập và ký

quyết định thành lập doanh nghiệp Các doanh nghiệp khác không phải do nhànước thành lập mà chỉ được Nhà nước thừa nhận sự tồn tại hợp pháp củachúng bằng việc cấp giấy phép và đăng ký kinh doanh Việc đề nghị thành lậpcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoàn toàn do ý chí của các chủ đầu tư.

' Đỗ Đức Định: Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế - kinh nghiệm Nhật Bản,

Asean và Việt Nam (chủ biên: Võ Đại Lược - Trần văn Thọ) Nxb Khoa học xã hội, H.7993,Tr 203.

Trang 12

Các chủ đầu tư có toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đến hoạt độngcủa doanh nghiệp từ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp, quyền tổ chức

quản lý doanh nghiệp đến quyền tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Theo điều 1, luật doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào mục đích hoạt động,

doanh nghiệp nhà nước được chia làm 2 loại:

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: là doanh nghiệp hoạt động chủ

yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận Trong hoạt động kinh doanh, loại doanh nghiệpnày phải tự hạch toán, tự dam bao lấy thu bù chi kinh doanh có hiệu qua và

cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.

- Doanh nghiệp hoạt động công ích: là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu

nhằm mục đích công ích như: sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các

chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, hoạtđộng chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận Các doanh nghiệp này được Nhànước cấp kinh phí theo dự toán hàng năm hoặc theo đơn đặt hàng của Nhà

nước và phải có trách nhiệm sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộngtheo chỉ tiêu kế hoạch hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước.

Việc phân loại doanh nghiệp nhà nước như trên nhằm đề ra các chínhsách, chế độ quản lý thích hợp Trước đây, pháp luật không phân chia như vậy.

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước được xác định chỉ nên thành lập mới

một cách có lựa chọn, có trọng điểm trong các ngành mang tầm cỡ chiến lược

quốc gia để nó thực sự trở thành một lực lượng vật chất giúp nhà nước điều tiết

nền kinh tế, hướng dẫn thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai: Tài sản trong doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước.Tài sẵn của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận tài sản của Nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn nên nó thuộc

sở hữu Nhà nước.

Trong cơ chế cũ, doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước bao cấp, được

cung cấp đây đủ nguyên vật liệu, vốn để hoạt động - nó là doanh nghiệp do

Nhà nước đầu tư 100% vốn Hiện nay, chuyển sang nền kinh tế thị trường,Nhà nước không thể bao cấp toàn bộ cho doanh nghiệp, mà chỉ đầu tư vốn banđầu và bổ sung vốn khi cần thiết (trừ doanh nghiệp hoạt động công ích được

Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện hoạt động công ích) Để có thêm nguồn

vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhà nước có thể huyđộng bằng các cách như: Vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, liên doanh,

liên kết Vì vậy, Điều 3 Luật doanh nghiệp nhà nước xác định: "Vốn Nhà

Trang 13

nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp, vốn cónguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích lũy" Đối với

loại vốn này, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển để duy

trì khả năng kinh doanh.

Nhà nước không xác định chế độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh

nghiệp nhà nước đối với tài sản do doanh nghiệp đi vay, liên doanh liên kết

Doanh nghiệp nhà nước không có quyền sở hữu đối với tài sản do Nhànước giao mà chỉ có quyền quản lý và sử dụng tài sản để thực hiện các mụctiêu Nhà nước giao cho doanh nghiệp Chuyển sang cơ chế thị trường, Nhànước đã mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực

hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài sản Tuynhiên quyền quan lý và sử dụng tài san của doanh nghiệp Nhà nước luôn luôn

bị chi phối bởi quyền sở hữu Nhà nước.

Trong cơ chế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều doanh

nghiệp có sự hợp tác của các thành phần kinh tế: Nhà nước, tư nhân, tập thể

tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, vấn đề đặt ra những

doanh nghiệp có sự góp vốn của Nhà nước với các thành phần kinh tế khác có

được xác định là doanh nghiệp nhà nước không?

Nhiều nước trên thế giới, Nhà nước chỉ đầu tư một phần vào các xínghiệp được coi là xí nghiệp quốc doanh Theo kinh nghiệm của một số nướcnhư: Italia, Hàn Quốc, tỷ lệ vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà

nước rất thấp chỉ từ 10-25% nhưng Nhà nước vẫn là người chủ kiểm soát

doanh nghiệp.

Theo luật doanh nghiệp nhà nước của nước ta, những doanh nghiệp mà

vốn đầu tư ban đầu bao gồm vốn của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác

(thậm chí Nhà nước có cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt), là những

doanh nghiệp không phải do Nhà nước thành lập, đo đó không gọi là doanhnghiệp nhà nước, không chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nước.

Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp này được quy định trong các luật tương

ứng như: Luật công ty, Luật đầu tư nước ngoài

Thứ ba: Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhànước với tư cách là chủ sở hữu.

Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều trực thuộc một cơ quan quản lý

Nhà nước (Bộ chủ quản hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) theo sự phân

cấp quản lý của Chính phủ.

Trang 14

Để quan lý doanh nghiệp do mình thành lập lên, Nhà nước quyết định

mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển và định hướng kế hoạch phát triển

kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quyết định mô hình quản lý Tùy theo

quy mô, phạm vi hoạt động, hình thức tổ chức, doanh nghiệp nhà nước phải cócơ cấu tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước.

Đối với tổng công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước độc lập có

quy mô lớn, nhất thiết phải có hội đồng quan trị làm chức năng quản lý hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp Tổng giám đốc hoặc giám đốc là đại diệncủa doanh nghiệp, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô không lớn thì khôngcó hội đồng quản trị mà chỉ có giám đốc và bộ máy giúp việc.

Trong doanh nghiệp nhà nước, các chức danh quản lý chủ chốt như:

thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,phó giám đốc và kế toán trưởng do cơ quan ký quyết định thành lập bổ nhiệm,

miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật Đây là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp

nhà nước với các doanh nghiệp khác.

Các cán bộ quản lý chủ chốt ở doanh nghiệp nhà nước là những người

được Nhà nước tín nhiệm giao cho quyền quản lý và điều hành doanh nghiệpđể thực hiện các mục tiêu của Nhà nước.

Giám đốc, hội đồng quản trị, tập thể người lao động không phải là chủ sở

hữu nhưng lại được quyền chi phối tài san của Nhà nước Giám đốc, thành

viên hội đồng quản trị, kế toán trưởng có khả năng tranh thủ kiếm lợi ích riêng

và để đứng vững cũng có khả năng lo lót cấp trên, lấy lòng tập thể, câu kết, để

chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Thứ tư: Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh

Doanh nghiệp nhà nước phải tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động

kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý Đây là một vấn đề

không mới nhưng lần đầu tiên tính chịu trách nhiệm hữu hạn của doanh

nghiệp nhà nước được quy định trong luật Trước đây chưa quy định cụ thể

cho nên dẫn đến những cách hiểu khác nhau Có người cho rằng doanh nghiệp

nhà nước là một pháp nhân thì đương nhiên chịu trách nhiệm hữu hạn vì đó làđặc tính của pháp nhân song có ý kiến khác lại cho rằng doanh nghiệp nhànước thuộc sở hữu Nhà nước nên khi không thanh toán được các khoản nợ thì

Trang 15

Nhà nước phải đứng ra chịu trách nhiệm thay đo đó doanh nghiệp Nhànước chịu trách nhiệm vô hạn.

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay có nhiềuloại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau cùng hoạt độngtrên thương trường theo nguyên tắc "tự do kinh doanh trong khuôn khổ phápluật” Việc xác định bản chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Hơn nữa, thôngqua đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp nhà nước giúp chúng ta xác định đúngvai trò của nó trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

1.3 Vai trò của doanh nghiệp nha nước trong nền bình

tế thị trường nước ta hiện nay

Trong một thời kỳ dài chúng ta đã mắc sai lầm quá sùng bái kinh tế quốc

doanh, đã thành lập tràn lan các doanh nghiệp nhà nước Trong cơ chế cũ cácdoanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, bộc lộ các yếu kém nghiêm

trọng như phần | đã trình bày.

Chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị

trường, có sự quân lý của Nhà nước, hệ thống kinh tế quốc doanh (kinh tế Nhà

nước) vẫn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân,

nhưng tính chủ đạo đó được hiểu khác trước.

Trước đây, chúng ta đã có quan điểm đồng nhất vai trò chủ đạo với vai

trò thống trị của kinh tế quốc doanh nên đã tạo ra cho nền kinh tế quốc dânmột khu vực quốc doanh đồ s6 và thiết lập một cơ chế nhằm triệt tiêu cácthành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế thuần nhất với 2 thành

phần kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đã không khuyến khíchviệc kế thừa những lực lượng kinh tế do lịch sử để lại Do đó đã tạo ra một khu

vực kinh tế quốc doanh không năng động, không cần cạnh tranh và hoạt động

kém hiệu quả, trong khi đó khu vực kinh tế có sức phát triển (kinh tế tư nhân)

thì bị chèn ép.

Trong cơ chế thị trường với sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, kinh tế

quốc doanh được xác định cần phải củng cố và phát triển nhất là trong những

ngành và lĩnh vực then chốt, quan trọng, có tác dụng mở đường và tạo điều

kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận quan trọng của kinh tế Nhà nước

trong điều kiện nền kinh tế thị trường vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng Trướcyêu cầu giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các

Trang 16

thành phần kinh tế "Doanh nghiệp nhà nước phải được củng cố, đổi mới và

phát triển, nâng cao hiệu quả dé phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế".

Doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo theo nghĩa là công cụ điều tiếtvĩ mô nền kinh tế Vai trò chủ đạo của nó gắn liền với vai trò quản lý của Nhànước đối với nền kinh tế thị trường Đây là yêu cầu có tính quy luật chung của

sự phát triển kinh tế xã hội, vì bản thân nền kinh tế thị trường chứa đựng

những khuyết tật mà muốn khắc phục cần thiết phải có sự quản lý của Nhà

Các doanh nghiệp nhà nước bao gồm doanh nghiệp hoạt động kinh doanhvà doanh nghiệp hoạt động công ích được củng cố và phát triển trong các

ngành và lĩnh vực then chốt, tạo cơ sở hạ tầng và tiền dé tốt cho sự phát triển

của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thông qua doanh nghiệp nhà nước, Nhànước tạo ra nguồn tích lũy và dự trữ đủ mạnh để có thể can thiệp vào thịtrường, thực hiện việc điều chỉnh các cân đối cơ bản của nền kinh tế - xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc đầu tư có định hướng để khắc phục bản

chất "vô chính phủ” của nền kinh tế thị trường, duy trì môi trường cạnh tranh

lành mạnh, chống xu hướng độc quyền của tập đoàn tư nhân, đi đầu trong đổimới công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng năng suất - chất

lượng hiệu quả.

Nước ta bắt đầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phầnkinh tế chưa chiếm lĩnh và giữ đúng vai trò, vị trí của mình Các thành phần

kinh tế ngoài quốc doanh nói chung còn nhỏ bé, đang trong giai đoạn ban đầu

của sự phát triển chưa phát huy được các tiềm năng của mình Trong hoàn

cảnh đó, doanh nghiệp Nhà nước tất yếu phải làm sứ mệnh huy động, tích lũy

để đầu tư phát triển nền kinh tế với vai trò hệ thống doanh nghiệp chủ đạo Sứ

mệnh tất yếu đó của doanh nghiệp nhà nước được xác định bởi các lý do sau:

- Doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng và phát triển trong những ngành

nghề có ý nghĩa chiến lược đòi hỏi có nhiều vốn mà tư nhân không thể làm và

không đủ tin cậy để làm như: giao thông, thông tin, công nghiệp mũi nhọn.

- Doanh nghiệp nhà nước phải gánh việc nhiệm vụ dự trữ Nhà nước về

Trang 17

- Doanh nghiệp nhà nước với tư cách là những tổ chức kinh tế có tiềmlực rất có khả năng thu hút đầu tư và hợp tác với các hãng lớn nước ngoài cũng

như làm đối trọng với các hãng ấy trong thị trường nội địa, hoặc thị trường thếĐIỚI.

Hệ thống kinh tế Nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước là một bộ

phận quan trong, là công cụ vật chất của Nhà nước để chi phối và điều tiết đôivới các thành phần kinh tế khác để quản lý nền kinh tế quốc dân theo định

hướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, một

mặt, doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc

mọi thành phần kinh tế; mặt khác, tùy thuộc vào từng ngành, từng lĩnh vực cụ

thé mà chiếm lĩnh các vi trí then chốt hoặc đóng vai trò chi phối, thực hiện

chức năng kinh tế - xã hội, góp phần dam bảo cho kinh tế Nhà nước đóng vai

trò chủ đạo và định hướng về mặt xã hội.

Trong nền kinh tế với tỷ trọng kinh tế quốc doanh còn lớn như ở nước ta

hiện nay, thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải đóng vai trò to lớn, gần nhưtuyệt đối trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Trong mô hình kinh tế mới mà chúng ta đang hướng tới, doanh nghiệpnhà nước chỉ nên tồn tại trong những ngành, những lĩnh vực then chốt quan

trọng trên những địa bàn chiến lược để thực sự trở thành công cụ giúp nhà

nước quản lý và điều tiết nền kinh tế.

Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế trong nước, doanh nghiệp nhà

nước chỉ giữ vai trò chủ đạo, điều tiết đối với nền kinh tế khi:

- Doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động có hiệu quả, góp phần tăngngân sách Nhà nước hoặc giảm tối đa phần bù lỗ (đối với doanh nghiệp nhà

nước thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng và dam bảo lĩnh vực công cộng).

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực thenchốt chi phối nền kinh tế quốc dân (tài chính, tín dụng, ngân hàng, điện, bưuđiện, viễn thông, giao théng )

- Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc nghiên cứu vàáp dụng các công nghệ tiên tiến, cao cấp.

- Doanh nghiệp nhà nước liên kết được các thành phần kinh tế trong sự

phát triển tổng thể, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho toàn bộ

nền kinh tế quốc dân.

Trang 18

- Doanh nghiệp nhà nước thực hiện có hiệu qua quan hệ kinh tế đối

ngoại, tạo chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện chiến lược mở cửa.

Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ yêu cầu khách

quan phát triển kinh tế thị trường ở nước ta và được ghi nhận thành chủ trương,

chính sách và pháp luật của Nhà nước Vai trò luật định này là yếu tố quan

trọng chi phối sự điều chỉnh pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của loại hìnhdoanh nghiệp nhà nước Để thực hiện được vai trò đó, đòi hỏi trước hết phải

kiên quyết đổi mới hệ thống doanh nghiệp này Việc đổi mới phải đặt trong sự

phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân và phải xuất phát từ thực trạng doanh

nghiệp nhà nước ở nước ta.

2 Các giải pháp cai cách doanh nghiệp nhà nước Ở

Việt Nam

2.1 Nội dung cơ bản của công cuộc cai cách bình tế

Trước năm 1976, nền kinh tế nước ta, được quan lý theo cơ chế kế hoạch

hóa tập trung Tăng trưởng kinh tế chậm đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

Những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế ở nước ta đòi hỏi phải được giảiquyết và cần phải giải phóng các yếu tố sản xuất thúc đẩy sản xuất hàng hóa

phát triển Đó là những điều kiện khách quan của việc đổi mới cơ chế quản lýkinh tế mà đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng

Sau khi miền Nam giải phóng đất nước thống nhất, nhận thức sâu sắc hơntính bức bách và sự cần thiết phải thay đổi phương thức quản lý Đảng ta đãtổng kết, khái quát kinh nghiệm xây dựng và quản lý kinh tế, xây dựng các

chủ trương chính sách mới: Nghị quyết Trung ương VI (khóa IV năm 1979).Chỉ thị 100 - BBT của Ban bí thư (năm 1981) Nghị quyết Trung ương 6 khóaV - năm 1984 về cải tiến quan lý kinh tế; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa V)

về giá - lương - tiền (năm 1985) v.v Đại hội lần thứ VI của Dang đã đề rachủ trương đổi mới tương đối toàn điện và Đại hội lần thứ VII (1991), thứ VHI(1996) của Đẳng tiếp tục phát triển và nâng các chủ trương, chính sách của

Đại hội lần thứ VI lên tầm cao mới.

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta năm 1986 đã có những quyết

định có tính chất bước ngoặt về công cuộc đổi mới tương đối toàn diện trên

mọi linh vực, đặc biệt là trên Minh vực kinh tế.

Thực chất của đổi mới kinh tế ở Việt Nam là sự thay đổi các chính sáchkinh tế, các hình thức và phương thức tác động đến nền kinh tế, nhằm từng

Trang 19

bước thay cơ chế kinh tế cũ bằng một cơ chế kinh tế mới, tạo ra cơ cấu kinh tế

hợp lý hơn, phát triển nhanh hơn, có hiệu quả cao hơn Trong thời gian qua,nội dung cơ bản của cuộc cải cách kinh tế diễn ra trến các lĩnh vực chủ yếu:

Thứ nhất, chuyển từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế

thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, các công cụ khác vàtheo kế hoạch, định hướng.

Việc quyết định chuyển đổi tính chất nền kinh tế bắt nguồn từ những yếu

kém của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Mô hình nay đã quá đề cao

vai trò, thúc đẩy và mở đường của quan hệ sản xuất mà không tính đến quy

luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sảnxuất, đem chủ nghĩa xã hội đối lập với thị trường, quá coi trọng kế hoạch vàphủ nhận vai trò của thị trường Kết quả của mô hình đó là nền kinh tế kém

phát triển, thị trường hạn hẹp và dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu Sự sụp

đổ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và sự khủng hoảng của

nền kinh tế nước ta đã chứng tỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung là

không thích hợp.

Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩalà nhận thức mới của Đảng ta về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam.

Từ những thất bại phổ biến về phát triển kinh tế ở hàng loạt nước lựa

chọn mô hình kinh tế hiện vật, có thể rút ra kết luận: không phải chế độ kinhtế xã hội chủ nghĩa thua kém chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà là kinh tế

hiện vật thua kém kinh tế hàng héa’ Mô hình kinh tế hiện vật với cơ chế

quản lý hành chính tập trung quan liêu và bao cấp đã kìm hãm sự phát triển

của xã hội.

Việc Dang ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế hiện vật sang kinh tếhàng hóa theo cơ chế thị trường là hoàn toàn đúng đắn phù hợp quy luật kháchquan và điều kiện của nước ta Có thể nói kinh tế hàng hóa với hình thức phát

triển của nó là kinh tế thị trường, là loại hình kinh tế - xã hội được tổ chức

thông qua thị trường trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội Nó đãtồn tại với tư cách là hình thái kinh tế mang tính thích ứng rất mạnh Lịch sử

phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, cho đến nay chưa có một cơ

chế kinh tế nào hoạt động có hiệu quả hơn cơ chế kinh tế thị trường.

' Vũ Đình Bách - Ngô Đình Giao (đồng chủ biên) Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ

chế quan lý kinh tế ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, H 1993 Tr 67.

Trang 20

Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu điểm nhưng thực tế đã cho thấy, bản

thân nền kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có của nó như: phân

hóa giàu nghèo một cách nhanh chóng, trốn thuế, lậu thuế, làm hàng giả, khai

thác tài nguyên vô tội vạ, ô nhiễm môi trường, cung cầu mất cân đối v.v

Để hạn chế và khắc phục những khuyết tật ấy, để nền kinh tế ổn định,

các nước có nền kinh tế thị trường đều đề cao vai trò điều tiết, quản lý củaNhà nước Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa nên Nhà nước cần phối hợp, lựa chọn các công cụ, phương pháp

quản lý để làm sao vừa chấp nhận sự tự điều chỉnh của thị trường, lại vừa chủ

động điều tiết thị trường để đạt được mục đích: dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng - văn minh.

Thứ hai, thực hiện nền kinh tế hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu

vực kinh tế đan xen nhau và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Trước đây, một trong những sai lầm lớn trong mô hình xây đựng chủnghĩa xã hội ở nước ta là đã tuyệt đối hóa sở hữu toàn dân trên quy mô lớn

trong điều kiện chưa cho phép Việc mở rộng hình thức công hữu đã tạo nên

tình trạng vô chủ, gây ra việc sử dụng các nguồn lực một cách lãng phí, kém

hiệu quả Trong khi đó các tiém lực kinh tế phù hợp với tính chất nền sản xuấtgiản đơn trình độ sản xuất lạc hậu ở nước ta lại không được sử dụng.

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã thừa nhận sai lầm của công

cuộc cải tạo quan hệ sản xuất theo kiểu cũ, vạch ra phương hướng đổi mới căn

bản mô hình kinh tế cũ (nền kinh tế thuần khiết với 2 hình thức sở hữu: sở hữu

toàn dân và sở hữu tập thể với 2 khu vực kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinhtế tập thể) với luận điểm chiến lược là phát triển kinh tế nhiều thành phần,thuộc nhiều hình thức sở hữu theo cơ chế thị trường Luận điểm đó đã đượcHiến pháp - 1992 của nước ta khẳng định tại điều 15: "Nhà nước phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế - kinh doanh

đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trongđó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng”.

Để có một nền kinh tế thị trường phát triển, mỗi thành phần kinh tế phảiđược tạo điều kiện phát huy hết tiềm lực của mình, phải tiến hành cấu trúc nền

kinh tế, điều chỉnh các hình thức sở hữu và phân phối Để giữ vững định

hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo và sửdụng có hiệu quả những nguồn lực Đây cũng chính là một đặc điểm của nền

kinh tế thị trường nước ta Xuất phát từ đặc điểm này, Nhà nước phải có chính

| TRƯỜNG DH I |

fy |THUVIỆN GILAD VIER

Trang 21

sách và sự điều chỉnh hợp lý để vừa đảm bảo sự bình đẳng giữa mọi thànhphần kinh tế vừa giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.

Thứ ba, chuyển từ nên kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở cửa, hội

nhập và tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực.

Trước day, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế khép kín, các hoạtđộng kinh tế chỉ bó hẹp trong nội địa và quan hệ với các nước xã hội chủnghĩa Kết quả là chúng ta đã không tiếp thu được kinh nghiệm quản lý tiên

tiến và khoa học kỹ thuật hiện đại.

Đại hội VỊ của Đảng ta đã có quyết định về thực hiện chính sách mở cửa,

đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, mở rộng giao lưu và hợp tác

với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị và xã hội.

Quan điểm đó được củng cố và phát triển trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ VII, lần thứ VIH và được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật

đặc biệt là hiến pháp - 1992 và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Việc mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài là vấn đề trọng tâm trong

chiến lược phát triển kinh tế của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.Trong điều kiện ngày nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh

vượt ra khỏi phạm vi của mỗi quốc gia, hợp tác quốc tế trở thành một yêu cầu

khách quan mang tính quy luật.

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chính

sách kinh tế đúng đắn, hợp quy luật khách quan của Đảng và Nhà nước ta đểthúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo nàn và lạc hậu.

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân vì vậy trong công cuộc cải cách kinh tế ở nước ta, cải cách doanh nghiệp

nhà nước là một bộ phận quan trọng nằm trong tiến trình chung của công cuộc

đổi mới.

2.2 Quá trừnh cai cách doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã được hình thành và phát triển

qua nhiều thời kỳ Dù ở bất cứ giai đoạn nào của nền kinh tế đất nước, doanhnghiệp nhà nước luôn có vai trò quan trọng, chủ đạo Vì vậy, trong cơ chế kếhoạch hóa tập trung trước đây, cũng như trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà

nước ta luôn có những biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước để nâng cao

hiệu quả hoạt động của chúng Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước đượcchia ra làm 5 giai đoạn.

Trang 22

Giai đoạn 1: Đổi mới (cải tiến) quản lý trong khuôn khổ mô hình kinh tế

cũ, từ đầu những năm 70 đến trước Đại hội VI của Đảng (12-1986) Một đặc

trưng của thời kỳ trước năm 1970 là quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý

kinh tế không dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật mà là chỉ thị văn bản cá

biệt Các vấn đề có tính nguyên tắc trong quản lý doanh nghiệp như: kế hoạch

toàn diện, thi hành chế độ hạch toán kinh tế, áp dụng chế độ tiền thưởng trongdoanh nghiệp không được chú ý luật hóa.

Việc cải tiến công tác quản lý doanh nghiệp quốc doanh được thực hiện

từ đầu những năm 70 Nội dung cơ bản của việc cải tiến quản lý trong doanh

nghiệp là thay đổi số lượng và phạm vi áp dụng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh.

Ngày 9-1-1971, Thủ tướng ra Chỉ thị 11/TTg về ổn định sản xuất và cải tiếnquản lý xí nghiệp công nghiệp quốc doanh Theo chỉ thị này, ở nước ta bắt đầu

áp dụng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn ở các xí nghiệp

quốc doanh Các xí nghiệp phải thực hiện chỉ tiêu đồng thời thực hiện phươngpháp cân đối, thi hành hạch toán kinh tế, đòn bẩy kinh tế và buộc các xí

nghiệp phải kinh doanh có lãi Việc thí điểm cải tiến quản lý doanh nghiệp

theo những biện pháp trên, trước tiên được thực hiện ở Nhà máy cơ khí TrầnHung Dao, rượu Hà Nội và Dệt 8-3.

Ngày 19-5-1971, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 96/CP về việcáp dụng 6 chỉ tiêu pháp lệnh Để tiếp tục cuộc cải tiến quản lý xí nghiệp quốcđoanh Nhà nước đã có chủ trương thí điểm việc áp đụng chế độ hợp đồng kinhtế và trọng tài kinh tế, chế độ nội quy xí nghiệp và hợp đồng tập thể.

Sau ngày giải phóng miền Nam, hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị

quyết 19/CP ngày 29-1-1976 về đổi mới tổ chức sản xuất và chế độ quan lý

kinh tế Nghị quyết này đã đề cao vai trò của các đơn vị kinh tế cơ sở.

Ngày 10-12-1976 và ngày 23-12-1977 Hội đồng Chính phủ ban hành

Nghị định 244/CP và 342/CP Nội dung chủ yếu của 2 nghị định này là thống

nhất ban hành hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh hàng năm giao cho xí nghiệp quốc

Đến ngày 8-4-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 93/CP kèm

theo điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh Sau gần 30 năm quản lý

doanh nghiệp quốc doanh, lần đầu tiên Nhà nước ta ban hành một văn bản

pháp lý tổng hợp, quy định địa vị pháp lý của xí nghiệp quốc doanh Bản điềulệ này đã thể hiện việc tiếp tục cải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh phục vụ

cho cuộc cải cách kinh tế cần phải thực hiện lúc đó Song cuộc cải cách kinh

Trang 23

tế hầu như chưa thực sự diễn ra, nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng khó khăn và

phức tạp.

Trong thời gian này, bằng quy định của pháp luật Nhà nước đã thực hiện

việc cải tiến quản lý, yêu cầu xí nghiệp phải hạch toán và làm ăn có lãi Tuynhiên, hoạt động sản xuất của các đơn vị cơ sở vẫn bị trói buộc trong cơ chếquản lý tập trung quan liêu, bao cấp nên chế độ hạch toán kinh tế không được

thực hiện đúng Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã làm mất quyền

chủ động sản xuất - kinh doanh của cơ sở, kìm hãm san xuất phát triển, triệt

tiêu động lực san xuất, không khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, cai

tiến quy trình sản xuất.

Mâu thuẫn gay gắt trong thời kỳ này là, một bên, Nhà nước can thiệp quásâu vào công việc sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở trong điềukiện nguồn lực của mình có hạn; một bên các cơ sở đòi quyền tự chủ sản xuấtkinh doanh, họ muốn "bung ra" muốn được tháo gỡ Trong điều kiện đó, sanxuất đã sa sút, nhiều xí nghiệp hoạt động thua lỗ có nguy co phá san.

Trước tình hình khó khăn về kinh tế lúc bấy giờ, để thực hiện nghị quyết

Hội nghị Trung ương lần thứ VI (khóa IV) năm 1979 với khẩu hiệu "bung ra”,

ngày 21-1-1981 Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định 25/CP về "mộtsố chủ trương biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất - kinh doanhvà quyền tự chủ về tài chính của xí nghiệp quốc doanh” Quyết định 25/CP là

một sự mở đầu về thay đổi cơ chế ở nước ta Theo quyết định này, quyền chủ

động của các xí nghiệp được nới dần, công tác kế hoạch hóa được đổi mới Kê

hoạch của xí nghiệp được chia thành 3 phần: Phần do Nhà nước giao, phần tự

cân đối của xí nghiệp và phần sẵn xuất phụ Hệ thống chỉ tiêu giao cho xí

nghiệp cũng có thay đổi Quyết định 25/CP không quy định rõ ràng chế độpháp lý giữa các phần kế hoạch nên đã tạo ra kế hở cho tiêu cực trong quản lý

kinh tế.

Để khắc phục những khuyết điểm đó, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành

quyết định số 146/HDBT ngày 25-8-1982 nhằm bổ sung quyết định số 25/CP.

Ngày 30-11-1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 156/HĐBT về

những vấn đề cấp bách trong quản lý xí nghiệp quốc doanh với mục đích khắcphục những khiếm khuyết của các văn bản trước đó, lập lại trật tự trong quảnlý kinh tế, đưa hoạt động của xí nghiệp quốc doanh vào nề nếp và đạt hiệu quả

kinh tế cao.

Tuy nhiên, Nghị quyết 156/HDBT vẫn phản ánh cơ chế quản lý tập trung,

bao cấp nên các doanh nghiệp vẫn trăn trở tìm lối ra và tiếp tục đòi quyền tự

Trang 24

chủ của mình Do vậy, ngày 8-4-1986, Bộ Chính trị đã có dự thảo Nghị quyết

306 về đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơSỞ.

Giai đoạn 2: Từ 1986-1991, Nhà nước thực hiện chính sách trao một số

quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt một sốkhoản bao cấp của Nhà nước.

Để thực hiện Nghị quyết 306 (dự thảo), ngày 26-6-1986, Hội đồng Bộ

trưởng đã ban hành 9 bản quy định tạm thời về đảm bảo quyền tự chủ sản

xuất, kinh doanh của đơn vi kinh tế cơ sở kèm theo Quyết định số 76/HDBT.

Những nội dung đổi mới này đã được khẳng định tại nghị quyết của ban chấp

hành Trung ương lần thứ 3 và được cu thể hóa tại Quyết định 217/HDBT ngày14-11-1987, Nghị định 50/HDBT ngày 22-3-1988 về đổi mới cơ chế quản lývới nội dung cốt lõi là: các đơn vị kinh tế chuyển sang hạch toán kinh doanh

xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở;

đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế, trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh

doanh cho các don vi cơ so.

Quá trình thực hiện quyết định 217/HDBT, Nghị định 50/HDBT đã mang

lại những kết quả đáng kể Nhờ thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanhcủa cơ sở mà sản xuất phát triển hơn.

Giai đoạn 3: Từ 1991 đến nay, Nhà nước tiến hành sắp xếp lại các doanh

nghiệp nhà nước và thực hiện các giải pháp đa dạng các hình thức sở hữu

trong doanh nghiệp nhà nước.

Đến đầu thập kỷ 90 cùng với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước, cácdoanh nghiệp nhà nước thực sự bắt đầu chuyển qua cơ chế mới - cơ chế thị

trường Khi bước sang cơ chế thị trường, Nhà nước không bao cấp toàn bộ chodoanh nghiệp nữa Nhiều doanh nghiệp không thích nghi được với môi trườngkinh doanh mới, làm ăn thua 16.

Để doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, Nhà nước ta đã có chủtrương sắp xếp lại lực lượng và đổi mới hoạt động của hệ thống doanh nghiệp

này Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành theo Quyết

định 315/HĐBT ngày 1-9-1990 quy định một số điểm cơ bản về thủ tục giảithể xí nghiệp quốc doanh bị thua lỗ nghiêm trọng và Nghị định 388/HDBT

ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng kèm theo quy chế về thành lập, giải

thể doanh nghiệp nhà nước Cuộc sắp xếp này được diễn ra từ cuối năm 199Ị

và kết thúc vào cuối năm 1994 Đến cuối năm 1994, số doanh nghiệp nhà

nước đã giảm đi rất nhiều Số doanh nghiệp bị giải thể, chuyển đổi hình thức

Trang 25

khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp, số sáp nhập vào doanh nghiệp khác khoảng4.000 doanh nghiệp Những doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhỏ và quánhỏ, vốn dưới 500 triệu đồng và phần lớn do cấp huyện quản lý.

Sau quá trình sắp xếp lại, doanh nghiệp nhà nước có nhiều đổi mới, năng

động hơn, hoạt động có hiệu quả hơn Bên cạnh những thành tựu đạt được,nhìn chung doanh nghiệp nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém.

Những yếu điểm đó của hệ thống doanh nghiệp nhà nước được thể hiện rõ qua

nghiên cứu thực trạng hoạt động của nó.

2.3 Thực trạng hoạt động cua doanh nghiệp nhà nước ở

rước ta hiện nay

Trong cơ chế cũ, ở nước ta doanh nghiệp nhà nước tồn tại với một số

lượng khổng 16 Theo số liệu của tổng cục thống kê, tính đến ngày 1-9-1990cả nước có 12084 doanh nghiệp hoạt động trong tất ca các ngành các lĩnh vực

của nền kinh tế quốc dân và do nhiều cấp quản lý Sau khi thực hiện việc tổ

chức sắp xếp lại theo Quyết định 315/HDBT ngày 1-9-1990 và thành lập lại

các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 388/HDBT ngày 20-11-1991 vàsau hàng loạt cải cách, đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn còn 6.500 doanhnghiệp (theo số liệu của vụ đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch đầu tư) Trong

số đó có 1971 doanh nghiệp (chiếm 30,3% tổng số doanh nghiệp nhà nước) docác bộ, ngành Trung ương quản lý và 4529 doanh nghiệp (chiếm 69,7% tổngsố doanh nghiệp) do ủy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung tongquan lý.

Đến năm 1995, số lượng các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng

lớn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: trong lĩnh vực công nghiệp là

78,8%; xây đựng cơ bản: 49%; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: 99,6%, giao

thông vận tải bưu điện: 54%; thương nghiệp, vật tư: 46,5%}

Ở nhiều nước trên thế giới, kinh tế quốc doanh cũng giữ một vai trò quan

trọng, ngay cả ở các nước tư bản phát triển, Nhà nước vẫn phải có các doanhnghiệp của mình Chúng được coi là công cụ can thiệp trực tiếp và chủ yếu

của Nhà nước để đâm bảo duy trì một nền kinh tế ổn định Tại các nước đó,

các công ty của Nhà nước chỉ hoạt động trong các ngành sản xuất hàng hóa vàdịch vụ công cộng, các ngành thuộc lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đó là' Trich Báo cáo về tình hình đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Bộ Kế hoạch và dau tt

ngày 14/3/1995.

Trang 26

những ngành những Iinh vực tư nhân không đầu tư hoặc không đủ sức đầu tư.Nhưng ngay cả ở các nước này kinh tế quốc doanh hoạt động cũng kém hiệu

quả Các bằng chứng từ nhiều nước cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã

hoạt động tổi và gây ra những thất thoát tài chính lớn Ví dụ, theo đánh giácủa Ngân hàng thế giới thì vào thời gian 1989 - 1991 các thất thoát của doanhnghiệp nhà nước là 9% GDP ở Achentina, 8% ở Nam Tư và trung bình trên5% ở các nước cận Sahara châu Phi Năng suất lao động ở các doanh nghiệpnhà nước thấp hơn 38% so với khu vực tư nhân.

Sau 5 năm đổi mới và điều chỉnh, số lượng các doanh nghiệp nhà nước ở

nước ta đã giảm gần một nửa song như vậy vẫn còn quá nhiều Các doanhnghiệp nhà nước hiện nay vẫn tồn tại ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, điềuđó là không cần thiết Hơn nữa với số lượng doanh nghiệp nhà nước nhiều như

vậy làm vượt quá khả năng nguồn lực về vốn và cán bộ quản lý của nước ta

hiện có.

Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta phân bố còn nhiều bất hợp lý.

Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà

Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh Nhiều vùng của đấtnước có nguồn tài nguyên phong phú, lao động dồi dào như ở miền núi phía

Bắc hầu như không có doanh nghiệp nhà nước.

Sự phân tán của các doanh nghiệp nhà nước ở các ngành, các lĩnh vực

dẫn đến tình trạng trên cùng một địa bàn lãnh thổ các doanh nghiệp nhà nướccủa Trung ương, địa phương hoạt động chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau mộtcách vô tổ chức, gây khó khăn cho nhau trong việc sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có quy mô nhỏ

và hoạt động kém hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tổng số vốn Nhà nước tại các

doanh nghiệp nhà nước là 70.184 tỷ đồng, bình quân 1 doanh nghiệp là 11,6

tỷ đồng tương đương với vốn một doanh nghiệp loại nhỏ Ở các nước như Thái

Lan, Indonexia, Malayxia.

Đến nay vẫn còn 46,1% doanh nghiệp nhà nước có số lao động dưới 100

người và gần 50% doanh nghiệp nhà nước có mức vốn dưới | tỷ đồng, trong

đó gần một nửa có vốn dưới 500 triệu đồng Các doanh nghiệp có vốn lớn từ

100 tỷ trở lên chỉ chiếm 1,5% tổng số doanh nghiệp Số doanh nghiệp có từ

¡000 lao động trở lên chỉ chiếm 4% trong tổng số doanh nghiệp.

Trang 27

Vốn thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 80% vốn

hiện có do kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, tài sản mất mát, kém phẩm

chất chưa được xử lý Riêng vốn lưu động có 14.239 tỷ đồng và chỉ có 50%được huy động vào kinh doanh, 50% còn lại nằm ở lỗ, công nợ khó đòi

Các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, do quy mô nhỏ, vốn ítkhông có khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanhnên yếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Trình độ kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt

động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước Trừ một số rất ít (18%) doanhnghiệp nhà nước mới được đầu tư (sau năm 1986) còn chủ yếu được thành lập

từ lâu có trình độ kỹ thuật thấp, công nghệ lạc hậu Giá trị còn lại của tài sản

cố định trong doanh nghiệp nhà nước là 61,4% so với nguyên giá.

Theo đánh giá của Bộ khoa học công nghệ và môi trường: máy móc thiếtbị của doanh nghiệp nhà nước lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm Theo điều

tra của Tổng cục thống kê: thiết bị của doanh nghiệp nhà nước lạc hậu từ 2-3

thế hệ Các doanh nghiệp Trung ương có tới 54,3% trình độ thủ công, 41%trình độ cơ khí và 3,7% trình độ tự động Doanh nghiệp địa phương còn lạc

hậu hơn; chỉ có 2% trình độ tự động, 24% trình độ cơ khí và 74% trình độ thủ

Nhiều thiết bị trong các doanh nghiệp nhà nước sau 14-15 năm mới được

thay đổi, thậm chí trong một số ngành vẫn sử dụng thiết bị từ năm 1940), trong khi đó thời gian đổi mới thiết bị ở các nước khác trung bình là 5năm Các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cho thấychỉ có khoảng 15% sản phẩm công nghiệp của ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu;65% số sản phẩm đạt mức dưới trung bình để tiêu dùng nội địa, 20% số sảnphẩm kém chất lượng Hiện tượng hàng hóa ứ đọng với khối lượng lớn và

1938-chiếm hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội Chính do công nghệ lạc hậu

nên năng suất, chất lượng sản phẩm của đoanh nghiệp nhà nước kém Theo

kết quả điều tra xét về mặt hiện vật, năng suất lao động của ta về chế biến đầu

thực vật chỉ bằng 10% mức của thế giới, về sản xuất các sản phẩm dệt, giấy,

may chỉ bằng 30% đến 40% mức của thế giới, về thi công cầu đường chỉ bằng

1/20 mức của Pháp.

Hiện nay, việc quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nướcchưa hợp lý Một mặt các cơ quan chủ quản vẫn can thiệp khá sâu vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác trong nhiều lĩnh vựchoạt động đặc biệt là quản lý tài chính lại bị buông lỏng Điều này hạn chế

Trang 28

quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời làm cho

Nhà nước mất vai trò thực sự là người chủ sở hữu và tạo cơ hội cho nhiều cánhân lạm dụng, chiếm đoạt tài sản công để làm giàu cá nhân, hoặc làm ăn phi

pháp Trong một số doanh nghiệp nhà nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình

độ chuyên môn và tổ chức quản lý chưa đủ tiêu chuẩn vì vậy không đủ sức

giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh Nhiều giám đốc, kếtoán trưởng đã phải vào tù vì tham ô tài sản của Nhà nước, vi phạm chế độquản lý tài chính.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn thấp Mấy

năm gần đây, sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu được phụchồi và phát triển, nhưng nhìn chung hiệu quả vẫn còn thấp Tỷ suất lợi nhuận

bình quân so với doanh thu năm 1995 là 5%, thấp nhất là ở các ngành sản xuất

vật chất Trong các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động chỉ có 12,8%

doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận từ 15% /năm trở lên trong ngành sản xuấtvật chất và 4,3% doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận từ 20%/năm

trong các ngành địch vụ.

Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh

tế Nhà nước cao gấp 1,5 lần và chi phí để tạo ra một đồng thu nhập quốc dân

thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân Hệ số sinh lời của khu vực doanh

nghiệp nhà nước rất thấp Hệ số sinh lời của vốn lưu động tính chung chỉ đạt

7%/nam trong đó ngành giao thông vận tải 2%/năm, ngành công nghiệpkhoảng 3%/năm, ngành thương nghiệp đạt 22%/năm.

Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thua lỗ chiếm tỷ trọng lớn Cụ thể

ở thời điểm 1-6-1995 chỉ có 47,6% hoạt động có lãi ở mức thấp dưới 8%,

khoảng 30% doanh nghiệp lãi trên 8%, 11% doanh nghiệp bị thua lỗ, bìnhquân mỗi doanh nghiệp lỗ 0,6 ty đồng/năm, 12% doanh nghiệp hoạt động

không lỗ nhưng cũng không có lãi Các số liệu đó cho thấy việc làm ăn thua lỗcủa các doanh nghiệp nhà nước đã gây ra tổn thất lớn cho ngân sách Nhà nước

và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bội chi ngân sách.

Từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế đã thực sự bước sang hoạt động theocơ chế thị trường Các chính sách kinh tế, tài chính đối với doanh nghiệp nhànước đã được thay đổi theo hướng tự đo hóa giá cả Chi phí ngân sách Nhà

nước cho bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động cho khu vực này đã giảm đángkể Nhưng tư tưởng bao cấp trong đầu tư vẫn còn nặng nề Hàng năm 85% vốntín dụng với lãi suất ưu đãi được dành cho doanh nghiệp nhà nước vay Hầuhết các doanh nghiệp nhà nước không bảo toàn được nguồn vốn Nhà nước đầu

tư Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, nhìn chung các doanh nghiệp nhà

Trang 29

nước mới chỉ bảo toàn được vốn lưu động, còn vốn cố định thì mới chỉ bảotoàn ở mức 50% so với chỉ số lạm phát Hai ngành chiếm giữ vốn lớn nhất là

công nghiệp và thương nghiệp (72,52%) lại là ngành có tỷ lệ thất thoát vốn lớn

nhất (16,41% và 14,95%) Vấn đề nợ nần vòng vo mất khả năng thanh toáncòn diễn ra khá nghiêm trọng do tình trạng quản lý của Nhà nước về tài chínhcòn lỏng lẻo, từ đó nạn tham nhũng, lãng phí diễn ra ở mức báo động.

Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra kết luận về thực trạng của doanh

nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.

- Số lượng các doanh nghiệp quá nhiều và bố trí không hợp lý.

- Quy mô của các doanh nghiệp nhà nước còn nhỏ bé.

- Kỹ thuật và công nghệ ở các doanh nghiệp nhà nước còn lạc hậu.- Việc quản lý đối với hệ thống doanh nghiệp nhà nước quá yếu kém.- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp.Từ bản chất cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước,

chúng ta có thể thấy một vấn đề lớn trong cơ chế quản lý hiện nay làm cho

doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa có hiệu quả là:

Cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàn dân trong các doanh nghiệp nhànước là chưa rõ ràng Người đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước

chưa được xác định cụ thể do đó dẫn đến tình trạng vô chủ hoặc quá nhiều chủ

trong các doanh nghiệp nhà nước Do không có sự phân biệt đầy đủ quyền sở

hữu Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của giám đốc và tập thể người lao

động trong doanh nghiệp nên tài sản của doanh nghiệp nhà nước không được

sử đụng có hiệu quả Người lao động chưa thực sự gắn bó, làm việc hết sức vì

doanh nghiệp Một số nhà quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý Nhà nướclợi dụng chức quyền bòn rút tài sản của Nhà nước làm giàu cho cá nhân.

9.4 Một số phương hướng cơ bản tiếp tục đẩy mạnh cdi

cách doanh nghiệp nha nước!

2.4.1 Đổi mới cơ cấu ngành

Trên thực tế hiện nay đang tồn tại hai nhóm doanh nghiệp nhà nước:

' Vũ Đình Bách - Ngô Đình Giao (đồng chủ biên): Phát triển các thành phần kinh tế và

các tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia H 1997, Tr 193-198.

Trang 30

- Nhóm phục vụ các nhu cầu có tính công cộng, hoặc một số lĩnh vực

Nhà nước cần thiết phải độc quyền, cần vốn lớn, công nghệ cao, hiệu quảđồng vốn thấp mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc khôngmuốn làm như: xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ khí chế tạo máy lớn hoặc công

nghệ phức tạp, cung cấp hàng tiêu dùng.

- Nhóm sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng Hiện nay các doanh

nghiệp nhà nước chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp và thương nghiệp

dịch vụ Hai ngành này chiếm 2/3 số doanh nghiệp, 55% số lao động và gần

70% vốn Nhà nước đầu tư.

Theo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 vàluật doanh nghiệp nhà nước về lâu dài Nhà nước cần tập trung phát triển cácdoanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm thứ nhất, nhằm bảo đảm các điều kiện vàmôi trường kinh tế thuận lợi cho nền kinh tế quốc dân phát triển.

Với nhóm thứ hai, trong vài năm trước mắt cần có biện pháp xử lý kiênquyết bằng nhiều hình thức đối với các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéodài Đồng thời quan tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của số doanh

nghiệp đang tồn tại để từng bước đa dạng hóa sở hữu và chuyển đổi sở hữu.

Cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh các

mặt hàng thuộc nhóm này để thay thế dần các doanh nghiệp nhà nước, đồngthời có quy chế xét duyệt chặt chẽ để hạn chế đến mức tối đa việc cho ra đời

các doanh nghiệp nhà nước thuộc loại này.

Cơ cấu ngành của bộ phận doanh nghiệp nhà nước không bất biến, mà có

sự thay đổi tùy thuộc vào các yêu cầu chi phối, điều tiết của Nhà nước đối vớinền kinh tế trong từng thời kỳ Vì vậy, cần định kỳ rà soát lại bộ phận doanhnghiệp nhà nước thuộc nhóm thứ nhất để Nhà nước tập trung vốn đầu tư vào

những bộ phận then chốt, trọng yếu nhất.

2.4.2 Đổi mới quan hệ sở hitu

Quan hệ sở hữu về tư liệu san xuất giữ vai trò quyết định các quan hệkhác như: quan hệ phân phối, quan hệ về tổ chức quản lý Xuất phát từ thực

trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước với đặc trưng tài sản trong doanhnghiệp nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước do đó một nội dung quan trọng

của đổi mới doanh nghiệp nhà nước là đổi mới quan hệ sở hữu.

Đổi mới quan hệ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước xét trên quan điểm

tổng thể và ở tầm vĩ mô nhằm ba mục tiêu sau:

Trang 31

- Khắc phục tình trạng vô chủ hoặc quá nhiều chủ đại diện trong các

doanh nghiệp nhà nước Nhanh chóng hình thành các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh, tạo ra các loại chủ thể kinh doanh khác nhau trên thị trường, thu

hẹp và xóa bỏ tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, mở rộng cạnh

- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh

nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở phát huy sáng tạo và sự

quan tâm đến lợi ích của từng người và tập thể lao động Phát huy cao nhân tốcon người, sử dụng có hiệu quả nhất tiềm lực vật chất và tiém lực con người.

- Việc chuyển hóa sở hữu của doanh nghiệp sẽ buộc phải chuyển gần hết

chức năng quản lý của chủ sở hữu mà lâu nay bộ máy Nhà nước phải đảm

đương cho người trực tiếp sử dụng tài sản trong doanh nghiệp nhà nước để

thích ứng với cơ chế thị trường trong hoạt động của chúng Do đó, phải xácđịnh rõ ràng người đại diện chủ sở hữu của tài sản trong doanh nghiệp nhà

nước, tách bạch một cách rõ ràng quyền sở hữu với quyền kinh doanh bằngviệc quy định một cách cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp nhà

nước, của những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và tập trung

vốn vào các công trình trọng điểm, Nhà nước cần phải nhanh chóng xúc tiến

thực hiện đa dạng hóa các hình thức, cấp độ sở hữu (Nhà nước trực tiếp sở hữu

và quản lý, khoán, cho thuê, đấu thầu, cổ phần hóa ) tùy thuộc vào lĩnh vực,

quy mô, trình độ cụ thể của các doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài 2 phương hướng cơ bản như đã nêu trên, để đổi mới hệ thống

doanh nghiệp nhà nước, chúng ta còn cần đổi mới cơ chế quản lý của Nhà

nước đối với các doanh nghiệp nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý trong nội

bộ các doanh nghiệp.

Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước để góp phần tạo ra cho nền kinh tế

quốc dân một cơ cấu hợp lý, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đòi hòi phải có

giải pháp, bước đi phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhất là khi phát triển

nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Một trong những giảipháp nhằm đổi mới quan hệ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, làm cho

toàn dân đặc biệt là người lao động góp vốn vào doanh nghiệp, tham gia quản

lý doanh nghiệp đó là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Trang 32

3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - một giải pháp

cơ bản của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước

3.1 Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nha rrước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những chủ trương rất

mới mẻ của Đảng và Nhà nước ta nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu trongdoanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanhnghiệp này.

Đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước là một khâu cơ bản và rất quantrọng trong đổi mới kinh tế mà đổi mới quan hệ sở hữu lại là một trong những

phương hướng vô cùng quan trọng để cải cách doanh nghiệp nhà nước Để làm

được việc này, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản cụ thể hóa chủtrương đa dạng hóa hình thức sở hữu Đó là Quyết định 202/CT của Chủ tịch

Hội đồng Bộ trưởng ngày 8-6-1992 về tiếp tục làm thí điểm chuyển một sốdoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần kèm theo đề án chuyển một sốdoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Chỉ thị 84/TTg ngày 4-3-1993của Thủ tướng Chính phủ về xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước và các giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với doanh

nghiệp nhà nước; Nghị định 28/CP ngày 7-5-1996 của Chính phủ về chuyểnmột số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Thông tư 50TC/TCDN

ngày 30-8-1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/CP.

Theo các văn bản đó, cổ phần hóa ở nước ta là cách nói tất chủ trươngchuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Điều | thông tư 50/TCDN ngày 30-8-1996 của Bộ Tài chính hướng dẫnnhững vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc

chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần quy định:

“Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần (hay còn gọi là

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước) là một biện pháp chuyển doanh nghiệp

từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hitu nhiều thành phần, trong đó tồn tại

mot phan sở hữu Nhà nước”.

Từ quy định trên, ta thấy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước tacó những đặc điểm sau:

- Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang côngty cổ phần.

Trang 33

Một doanh nghiệp nhà nước, sau khi hoàn tất quy trình cổ phần hóa,doanh nghiệp đó sẽ không còn tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp nhà nước

nữa, không chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nước mà chuyểnsang loại hình công ty cổ phần, chịu sự điều chỉnh của luật công ty được Quốchội thông qua ngày 21-12-1990.

Khi đã chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần thì địa vị

pháp lý của doanh nghiệp đó hoàn toàn tuân thủ theo quy định của pháp luật

về công ty cổ phần Có nghĩa là toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động

của doanh nghiệp, từ bản chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ, cơ chế quản lý đến

quy chế pháp lý về thành lập giải thể, phá sản đều phải chịu sự điều chỉnh củaluật công ty Theo quy định hiện hành, xuất phát từ bản chất pháp lý của mỗi

loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần có nhiều ưu thế hơn so với doanh

nghiệp nhà nước trong việc định đoạt tài sản, quản lý doanh nghiệp và huy

động vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh.

- Cổ phần hóa là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước

sang hình thức sở hiữm nhiều thành phần.

Trước khi cổ phần hóa, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp thuộc sở hữu

Nhà nước Doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu mà chỉ là người có quyền

quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước đã đầu tư để thực hiện các mục tiêu kinhtế - xã hội do Nhà nước giao Khi cổ phần hóa, sau khi xác định giá trị doanhnghiệp (xác định phần sẽ chuyển đổi sở hữu), xác định số lượng cổ phiếu phát

hành, Nhà nước bán cổ phiếu cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần

kinh tế Những người mua cổ phiếu sẽ trở thành thành viên của công ty cổphần, có quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốngóp đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty tương

ứng với phần vốn góp vào công ty Theo quy định hiện hành, mọi cá nhân, tổchức thuộc các thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể, tư nhân, tư bản Nhànước khi có đủ điều kiện đều có quyền được mua cổ phiếu của doanh nghiệpnhà nước tiến hành cổ phần hóa Do đó, những tài sản trong doanh nghiệptrước thuộc sở hữu Nhà nước nhưng sau khi cổ phần hóa sẽ thuộc sở hữu củanhững người mua cổ phiếu, thuộc sở hữu của nhiều thành phần kinh tế.

- Cổ phần hóa là biện pháp duy trì sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản

vuất dưới hình thức công ty cổ phần.

Khi thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước ta không tiến hành chuyển tất cảcác doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại thành công ty cổ phần thuộc sở hữunhiều thành phần mà Nhà nước chỉ chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà

Trang 34

nước không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và có

khả năng kinh doanh có lãi Khi tiến hành cổ phần hóa một doanh nghiệp nhànước, Nhà nước vẫn giữ một số cổ phiếu nhất định trong công ty cổ phần.

Theo quy định hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tùytừng doanh nghiệp, Nhà nước xác định tỷ lệ cổ phiếu trong doanh nghiệp, Nhànước cần nắm Có nghĩa là, bất cứ một doanh nghiệp nhà nước nào, cổ phầnhóa, Nhà nước cũng luôn luôn là một cổ đông Nếu doanh nghiệp nhà nước cổphần hóa mà Nhà nước có cổ phần chi phối trong doanh nghiệp như: Cổ phầncủa Nhà nước chiếm trên 50% cổ phần của doanh nghiệp hoặc cổ phần củaNhà nước ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác thì những doanhnghiệp đó mặc dù tồn tại dưới hình thức là công ty cổ phần chịu sự điều chỉnhcủa luật công ty nhưng thực chất vẫn ở trong sự kiểm soát của Nhà nước và

thông qua cơ chế bỏ phiếu Nhà nước có thể quyết định khá nhiều công việc

quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Không riêng ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước, doanh nghiệp nhà nướchoạt động kém hiệu quả và là một gánh nặng cho ngân sách Nhà nước Trênthế giới, vào cuối những năm 70 va đầu những năm 80 của thế ky này, nhiều

nước đã có những giải pháp để chuyển đổi sở hữu trong doanh nghiệp nhà

nước Các nước khác nhau sử dụng các giải pháp khác nhau để chuyển đổi hệ

thống doanh nghiệp này mà tư nhân hóa (Privatization) và công ty hóa

(Corporatization) là các giải pháp phổ biến để cải cách hệ thống doanh nghiệp

nhà nước.

Trong nhiều cuốn sách các dịch giả của Việt Nam đã hiểu privatization là

tư nhân hóa, và nói rằng đó là biện pháp chuyển sở hữu tài sản của Nhà nướcvào tay tư nhân Còn corporatization là cổ phần hóa: chuyển sở hữu tài sản vàlĩnh vực lâu nay Nhà nước nắm giữ vào tay các thành phần kinh tế, trong đó

có thành phần tư nhân và thành phần quốc doanh '

Theo tôi, cách hiểu các thuật ngữ privatization và corporatization như trên

là chưa chính xác Theo cuốn "Corporatization and privatization" của hai luật

sư người Australia: Sly và Weigall và bài viết "Privatization and corporate

governance in transition economies" của Cheryl W Gray nhà kinh tế học củaViện nghiên cứu chính sách - Ngân hàng thế giới thì thuật ngữ Corporatization

dùng để miêu tả sự chuyển đổi một doanh nghiệp nhà nước thành công tytrách nhiệm hữu hạn hoạt động theo luật công ty và Chính phủ chuyển giao

' Hoàng Công Thi (chủ biên): Hỏi và đáp về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nxb.

Thống ké, H 1993,Tr 8.

Trang 35

hoạt động kinh doanh cho công ty đó Trong công ty này Nhà nước vẫn trực

tiếp kiểm soát công ty bởi Nhà nước vẫn nắm toàn bộ cổ phần Như vậy có thểhiểu corporatization là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước

đang được quản lý theo cách quan lý một cục, vụ thành một thực thể kinhdoanh, có toàn quyền kinh doanh như các doanh nghiệp khác nhưng lại hoàn

toàn do Nhà nước sở hữu và kiểm soát.

Có thể hiểu Corporatization là công ty hóa Nhìn bề ngoài thì hình như

không có gì khác nhiều so với doanh nghiệp nhà nước trước kia, nhưng thực

chất đã có sự thay đổi quan trọng Bởi vì, Nhà nước là người đầu tư vốn, chứ

không phải là người sở hữu trực tiếp Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm đốivới Nhà nước là bao toàn va phát triển vốn Nhà nước giao, còn mọi việc phátsinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có toàn quyền quyết

“Privatzation” được hiểu là tư nhân hoá.

Tư nhân hoá có thể được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Liên

hiệp quốc có đưa ra định nghĩa về tư nhân hoá theo nghĩa rộng: ““Tư nhân hoá

là sự biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế

của một nước theo hướng ưu tiên thị trường”'

Theo cách hiểu này thì toàn bộ những chính sách luật lệ thể chế nhằmkhuyến khích mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành

phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nướcvào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường

vai trò điều tiết thoả đáng qua sự tự do hoá giá cả v.v đều có thể coi là biện

pháp của tư nhân hoá.

Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp (người ta thường dùng khái niệm tư nhân hoá

theo nghĩa này) là quá trình giảm bớt quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát của

Chính phủ trong các doanh nghiệp của Nhà nước.

Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp có thể gồm các hình thức: Tư nhân hoá một

phần (partial privatization), tư nhân hoá toàn bộ (full privatization).

Tư nhân hóa một phần khi Chính phủ bán một tỷ lệ % cổ phần của công

ty kinh doanh của Chính phủ cho các nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoàinhưng Chính phủ vẫn giữ một phần vốn đôi khi là vốn chi phối trong doanhnghiệp đó Ví dụ, ở vương quốc Anh, trong một số trường hợp tư nhân hóa,

' Nguyễn Ngoc Quang: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Cơ sở lý luận và kinhnghiệm thực tiễn Nxb Khoa học Xã hội, H 1996, Tr 57.

Trang 36

doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ chỉ bán 49% cổ phần của doanh nghiệp.Năm 1995, theo số liệu của ngân hàng thế giới, trong cách thức tiến hành tưnhân hóa những doanh nghiệp vừa và lớn ở một số nước, Nhà nước đều giữ lại

một số cổ phần nhất định ỞCộng hòa Séc là 10%, ở Estonia là 4%, Hungary

là 22%, Mongolia là 30%, Ba Lan là 54% và Liên bang Nga là 34%.

Tư nhân hóa toàn bộ là việc chuyển toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của Nhànước vào tay tư nhân Việc này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc là bước tiếptheo của tư nhân hóa một phần.

Để thực hiện quá trình tư nhân hóa, có thể sử dụng rất nhiều phương pháp

như: bán cho tư nhân, cho không CNVC hoặc toàn dân (như Tiệp Khắc, BaLan đã làm), bán đấu giá tài sản, bán một phần tài sản thuộc sở hữu Nhà nước

cho các thành phần kinh tế Loại hình doanh nghiệp sau khi chuyển hóa sở

hữu có thể là doanh nghiệp thuộc sở hữu của tư nhân hoặc doanh nghiệp có sở

hữu hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu han ).

Từ sự phân tích trên, theo tôi biện pháp chuyển một số doanh nghiệp Nhànước của nước ta thành công ty cổ phần trong đó tồn tại một phần sở hữu Nhànước về bản chất là giống với giải pháp tư nhân hóa một phần ở các nước

khác Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển doanh nghiệp

từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần và chuyển hìnhthức hoạt động của doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ

phần Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có thể được xem là mộtgiải pháp sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta để nâng cao hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp nhà nước mà không làm mất đi vai trò chủ đạo của doanhnghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân.

Khi thực hiện giải pháp chuyển một số doanh nghiệp nhà nước sang côngty cổ phần nhiều người lầm tưởng đó là việc bán tống bán tháo tài sản của Nhà

nước vào tay tư nhân và như vậy trước sau cũng mất chủ nghĩa xã hội ở nước

ta Do đó việc dùng thuật ngữ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng làcách để tránh sự hiểu lầm cuả mọi người: Cổ phần hoá là chuyển hết toàn bộ

tài sản của Nhà nước vào tay tư nhân.

Việc chuyển đổi một phần tài sản thuộc sở hữu Nhà nước thành sở hữucủa các thành phần kinh tế và doanh nghiệp được chuyển đổi tồn tại dưới hìnhthức công ty cổ phần là hoàn toàn phù hợp trong việc thực hiện cải cách doanh

nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.

Trang 37

3.2 Cổ phần hóa doanh nghiệp nha nước là cách lựachọn tốt nhất trong uiệc đổi mới doanh nghiệp nhà nướctrong điều biện của Việt Nam

Trong phần I, II của chương này, chúng ta đã thấy đặc trưng của nền kinhtế thị trường Việt Nam, cũng như vai trò, đặc điểm và thực trạng của hệ thốngdoanh nghiệp nhà nước ở nước ta Một trong những vấn đề cơ bản để cải cáchdoanh nghiệp nhà nước là đổi mới quan hệ sở hữu.

Chỉ thị 84/TTg ngày 4-3-1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc xúc tiến

thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đa

dang hóa hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước đã chỉ rõ: "Nhà

nước cho phép phát triển đa dạng hóa các hình thức sở hữu, trong đó, cổ phần

hóa các doanh nghiệp nhà nước hiện có là một giải pháp chủ yếu để nâng caohiệu qua san xuất xã hội".

Ngoài biện pháp cổ phần hóa, các giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu

đối với doanh nghiệp nhà nước hiện tại đang gặp khó khăn về sản xuất, kinh

doanh bao gồm:

- Bán toàn bộ doanh nghiệp cho một hoặc một số tư nhân, tập thể để hình

thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Nhượng bán một phần vốn tài sản của doanh nghiệp để hình thành cácliên doanh giữa Nhà nước và tư nhân, tập thể dưới hình thức công ty trách

nhiệm hữu hạn.

- Hợp đồng thuê toàn bộ doanh nghiệp hoặc cho thuê tài sẵn và phương

tiện kinh doanh Việc thuê khoán tài sản và doanh nghiệp có thể thực hiệntrong một thời gian sau đó sẽ mua đứt Thông thường tập thể người lao độngđang ở trong doanh nghiệp sẽ là người đứng ra nhận khoán Cũng có thể mộtpháp nhân hoặc một thể nhân nào khác xin thuê khoán, nhưng đối với một đơnvị sản xuất thì không ai ngoài tập thể đó thuận lợi hơn trong việc thuê khoán

sau đó mua luôn doanh nghiệp ấy.

Hiện nay, nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao

độ với 2 thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần khiết sang nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa với vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh Với đặc trưng của nền kinh

tế thị trường như vậy, trong các giải pháp kể trên để da dang hóa hình thức sở

hữu trong doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được

Trang 38

xem là giải pháp chủ yếu nhất, là cách lựa chọn tốt nhất Chúng tôi khẳng định

như vậy là vì những lý do sau đây:

Thứ nhất: công ty cổ phần - mô hình kinh doanh hữu hiệu trong nền kinh

tế thị trường.

Công ty cổ phần xuất hiện ngay từ đầu thế ky 17, nhưng phải đến nửa

cuối thế kỷ 19 nó mới được phát triển rộng rãi và trở thành phổ biến trong cácnước tư bản nhờ sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự phát triển

rộng rãi của chế độ tín dụng Trong nền kinh tế thị trường công ty cổ phầnphát triển mạnh mẽ, được các nhà đầu tư ưa chuộng vì nó có những ưu thế

thích ứng với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

* Uu thế đối với người đầu tư vào công ty cổ phần.

Trong công ty cổ phần, các cổ đông (người góp vốn vào công ty) chỉ chịutrách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong giới hạn số tiền mà họ đã

góp dưới dạng mua cổ phiếu của công ty, nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách

nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty tương ứng với phần vốn góp.Trong trường hợp công ty bị phá sản họ cũng chỉ mất số tiền đã đầu tư vàocông ty mà thôi, không phải bỏ thêm tài sản riêng để trả nợ cho công ty Đó là

một bảo đảm an toàn pháp lý cao cho các chủ đầu tư.

* Uu thế của công ty cổ phần trong việc huy động vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành những phần bằng nhau.Việc chia vốn của công ty cổ phần thành nhiều phần nhỏ bằng nhau tạo điều

kiện cho những người có ít vốn, những người lao động cũng có thể đầu tư vào

công ty cổ phần trở thành cổ đông của công ty Nó thu hút được nhiều người

thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau tham gia.

Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếuvà trái phiếu để huy động vốn Đặc điểm này giúp cho công ty cổ phần có khả

năng huy động vốn lớn Xét về mặt huy động vốn, công ty cổ phần có nhiều

lợi thế hơn các loại hình doanh nghiệp khác Do được phép phát hành chứngkhoán nên quy mô sản xuất kinh doanh của công ty dễ dàng được mở rộng, kỹ

thuật và công nghệ được đổi mới một cách nhanh chóng vì có khả năng tập

trung vốn lớn của các tầng lớp dân cư.

Khi đầu tư vào công ty cổ phần, các cổ đông và người mua trái phiếu củacông ty có thể rút lại vốn của mình để đầu tư vào cuộc kinh doanh khác mộtcách dễ dàng bằng cách bán các cổ phiếu, trái phiếu và mua các cổ phiếu, tráiphiếu ở những công ty mà mình muốn Vì thế, bất kể cổ phiếu chuyển chủ bao

Trang 39

nhiêu lần, cuộc sống của doanh nghiệp vẫn tiếp tục một cách bình thường mà

không bị ảnh hưởng Mặt khác, cơ chế này còn tạo nên sự di chuyển linh hoạtcác luồng vốn theo các nhu cầu và cơ hội đầu tư đa dạng của các cá nhân và tổ

* Uu thế trong việc quản lý điều hành công ty.

Tổ chức quản lý trong nội bộ công ty cổ phần nhất thiết bao gồm: Đạihội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty Mô hình tổ chức,

quản lý như vậy đã tách biệt quyền sở hữu đối với tài sản của công ty với chứcnăng quản lý kinh doanh trong công ty Sự tách biệt này không những phânđịnh rõ quyền hạn và trách nhiệm của người sở hữu và người sử dụng tài sản

của công ty để kinh doanh, mà còn tạo điều kiện để thực hiện sự kiểm tra,

giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của công ty;

Khi tổ chức quản lý theo mô hình công ty cổ phần, công việc quản lý

kinh doanh của công ty được tách ra và giao cho những nhà chuyên nghiệp, có

trình độ quản lý giỏi, kết hợp được trí tuệ và kỹ năng quản lý của nhiều người,lựa chọn được các chuyên gia tài năng để kéo họ tham gia quản lý, điều hànhcông ty, vì thế mà công ty có khả năng đạt hiệu quả kinh doanh cao Có thểnói về hình thức tổ chức công ty cổ phần đạt trình độ xã hội hoá cao nhất.

Thứ hai: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp Nhà nước chủ động

hơn trong việc điều chỉnh cơ cấu sở hữu theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà

nước xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Khi tiến hành cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước nào đó, tùythuộc vào vị trí, vai trò của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế quốc dân, Nhà

nước xác định cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp Xác định cụ thể tỷ lệ cổ phần

Nhà nước cần giữ lại, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanhnghiệp, tỷ lệ cổ phần bán cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp.

Phần trước đã trình bày, một đặc điểm của công ty cổ phần là vốn điều lệ

của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau thể hiện dưới hình thức cổ

phiếu Vì vậy, theo số liệu thống kê, trong các công ty cổ phần của các nướccó nền kinh tế thị trường phát triển, một cổ đông chỉ cần nắm 1/3 cổ phiếu làcó thể nắm quyền lãnh đạo, kiểm soát công ty, bởi vì các cổ phiếu còn lạiphân tán ở trong tay rất nhiều cổ đông nhỏ Do đó, để huy động được nguồn

vốn trong nhân dân, để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp đồng

thời Nhà nước vẫn có thể kiểm soát, quản lý đối với những doanh nghiệp nhànước cần chi phối, Nhà nước chỉ cần giữ lại trên 50% cổ phần của doanh

nghiệp hoặc cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn

Trang 40

nhất khác trong doanh nghiệp Từ đó có thể khẳng định cổ phần hóa không

làm thu hẹp và làm hạn chế vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bắt nguồn từ nhu cầu

giải quyết mâu thuẫn giữa vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước và thực

trạng kém cỏi của nó Cái đích của cổ phần hóa - do vậy, không gì khác là trênco SỞ tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, nâng cao hiệu qua

sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh

tế quốc dân nói chung.

Thứ ba: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những yếu tốthúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là loại hình phát triển cao của các loại thị trườngtrong nền kinh tế hiện đại Nó là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán những chứngtừ có giá: cổ phiếu, trái phiếu, ngân phiếu, kỳ phiếu trên thị trường.

Thị trường chứng khoán được phân thành 2 loại: thị trường sơ cấp và thịtrường thứ cấp.

Thị trường chứng khoán có vai trò và tác dụng to lớn trong nền kinh tế.Nó không những thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho các công ty,mà còn tạo điều kiện để Nhà nước quản lý vĩ mô thị trường vốn, đánh giá sựphát triển của nền kinh tế và khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán xuất hiện khi nhu cầu vốn ngày càng cao, tốc độ

chu chuyển vốn diễn ra nhanh chóng Công ty cổ phần và thị trường chứng

khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Công ty cổ phần là người cung cấp

sản phẩm cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Ngược lại, sự thịnhvượng của thị trường này tạo điều kiện cho các công ty cổ phần hoạt động vàphát triển.

Có 5 điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường chứng khoán.

- Thứ nhất, đã là thị trường thì đòi hỏi phải có hàng hóa đủ về số lượng

và chất lượng.

- Thứ hai, phải có một hệ thống pháp luật về chứng khoán và mua bánchứng khoán tạo cơ sở cho việc trao đổi, mua bán chứng khoán.

- Thứ ba, phải có sự ổn định về kinh tế - xã hội, duy trì mức độ lạm phát

thấp để người đầu tư yên tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:53

w