Kết quả đánh giá tác phong, kỹ luật lao động của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Biểu đồ 3.6.. Kết quả đánh giá mức độ tận tụy với công việc của nhâ
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THANH HUYỀN
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THANH HUYỀN
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Phạm Thị Túy
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định
Tác giả
Lê Thị Thanh Huyền
Trang 4MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.2 Khái quát kết quả những công trình liên quan đến đề tài luận án và
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
2.3 Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước và bài học rút ra cho phát
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở
3.1 Khái quát tình hình phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn
3.2 Tình hình phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn
3.3 Đánh giá chung về phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
4.1 Quan điểm và dự báo nhu cầu phát triển nhân lực du lịch ở thành phố
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.2 Chiều cao, cân nặng của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên
Bảng 3.3 Tình trạng sức khỏe của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên
Bảng 3.4 Nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành
Bảng 3.5 Nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành
Bảng 3.6 Nhân lực ở các doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn thành phố Đà
Bảng 3.7 Nhân lực ở các nhà hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được
Bảng 3.8 Nhân lực phân theo giới tính ở các doanh nghiệp du lịch trên địa
Bảng 3.9 Nhân lực du lịch phân theo độ tuổi ở thành phố Đà Nẵng từ năm
Bảng 3.10 Hiệu quả công việc của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá của người lao động về công tác đào tạo, phát triển
Bảng 3.12 Quy hoạch phát triển nhân lực của các doanh nghiệp du lịch ở thành
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá về chính sách tạo môi trường, động lực ở các
Bảng 4.1 Dự báo các chỉ tiêu liên quan khách du lịch ở thành Đà Nẵng đến
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Số lượng doanh nghiệp du lịch phân theo từng lĩnh vực ở thành
Biểu đồ 3.3 Kết quả đánh giá kiến thức của nhân lực du lịch ở thành phố
Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá kỹ năng của nhân lực du lịch tại các doanh
Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá tác phong, kỹ luật lao động của nhân lực tại
các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
Biểu đồ 3.6 Kết quả đánh giá mức độ tận tụy với công việc của nhân lực tại
các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
Biểu đồ 3.7 Kết quả đánh giá khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc của
nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà
Biểu đồ 3.8 Nhân lực ở các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Biểu đồ 3.9 Nhân lực phân theo địa lý ở các doanh nghiệp du lịch trên địa
Biểu đồ 3.10 Kết quả đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp
Biểu đồ 3.11 Mục đích của các khóa đào tạo phát triển nhân lực du lịch của
Biểu đồ 3.12 Các nguồn kinh phí đào tạo phát triển nhân lực du lịch của
Biểu đồ 3.13 Chính sách ưu đãi để phát triển nhân lực của doanh nghiệp du
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI dưới sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, công nghệ, toàn cầu hóa kinh tế, mức độ cạnh tranh trong nước và trên thế giới diễn ra ngày càng gay gắt Quyết định lợi thế cạnh tranh không còn là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên hay số lượng lao động đông đảo như những thời kỳ trước, mà nó đã có xu hướng dịch chuyển sang yếu tố tri thức, công nghệ và năng lực kết nối kinh tế Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đối với ngành du lịch (NDL) cũng như các ngành trong nền kinh tế quốc dân Hiện nay, nhân lực du lịch (NLDL)
đã tham gia và quyết định vào tăng năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm du lịch (SPDL) của các quốc gia có điều kiện phát triển du lịch (PTDL) Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và phát triển nhân lực (PTNL) đã trở thành vấn đề "sống còn" không chỉ đối với NDL, mà là tất cả các ngành kinh tế khác của các quốc gia trên thế giới
Sau hơn 30 năm đổi mới đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước đã nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc PTNL, xem đó như là giải pháp chiến lược nhằm khắc phục tình trạng tụt hậu của đất nước và từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức rút ngắn Tại Đại hội lần thứ XII Đảng ta đã đặt yếu tố nhân lực ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực với quan điểm nhất quán "Nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" và xem đó là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm là: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc ” [20, tr.53]
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, mang nội dung văn hóa sâu sắc và xã hội hoá cao Ở các nước phát triển trên thế giới xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng của quốc gia Hiện nay, ở Việt Nam NDL được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao đạt mức bình quân hằng năm khoảng 25 - 30% (giai đoạn 2016 - 2018) Trong đó, năm 2018 NDL đã đón 85,6 triệu lượt khách (15,6 triệu khách quốc tế và phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa), đạt tổng doanh thu 620 nghìn tỷ đồng Với kết quả đó, đã giúp Việt Nam có chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch năm 2017 đứng thứ 67 trên toàn
Trang 92
cầu (67/136) và trở thành 10 quốc gia có sức hấp dẫn, thu hút du khách lớn nhất trên thế giới [3] Cùng với sự phát triển của NDL đã thu hút 1,3 triệu NLDL, chiếm khoảng 2,5% tổng nhân lực cả nước Trong đó, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp
vụ về du lịch còn thấp, mới đạt khoảng 42% được đào tạo về chuyên NDL, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo ở các
cơ sở đào tạo (CSĐT) mà chỉ được đào tạo, huấn luyện tại chỗ Đặc biệt, trong tống
số NLDL đó có hơn một nửa không biết ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ chỉ mới ở chứng chỉ A, B, C là chủ yếu Do đó, năng suất lao động (NSLĐ) trong NDL nước ta chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia… Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì mỗi năm phải ĐT thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng cũng xấp xỉ như vậy, nhưng thực tế mỗi năm các CSĐT chuyên ngành về du lịch ở nước ta chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt NNLDL [2]
Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng PTDL và có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những SPDL đa dạng, hấp dẫn khách du lịch (KDL) như du lịch sinh thái, biển, đường sông, văn hóa đã và đang được khai thác Hằng năm, lượng KDL đến với thành phố ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 -
2017 đạt 22,00%/năm Năm 2017 là năm đầu tiên Đà Nẵng tổ chức thành công
“Tuần lễ Cấp cao APEC và đã thu hút được 6,6 triệu lượt khách, (khách nội địa đạt 4,3 triệu lượt, khách quốc tế đạt 2,3 triệu lượt) tăng 19% so với năm 2016, vượt kế hoạch đề ra [83] Sự tăng trưởng nhanh của NDL đã tạo ra nhiều việc làm cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và trong vùng nói chung Tuy nhiên, với yêu cầu đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng thì NLDL ở thành phố đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết
Cụ thể là: quy mô, cơ cấu còn chưa hợp lý, kinh doanh du lịch (KDDL) còn nhiều yếu kém về năng lực, kỹ năng, kiến thức, tính chuyên nghiệp chưa cao; đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ du lịch còn thấp, nhân lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ các loại tiếng Tiếng Pháp, Nhật, Đức, Hàn là rất ít và chủ yếu là tiếng Anh; nhân lực chất lượng cao (NLCLC) chiếm tỷ lệ thấp, thiếu trầm trọng nhân lực cho những vị trí then chốt như quản lý cấp cao, trưởng các bộ phận tại các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng,
Trang 103
trong khi số lượng du khách, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, 5 sao ở Đà Nẵng ngày càng tăng Hướng dẫn viên rơi vào tình trạng “vừa thừa lại vừa thiếu”, thừa hướng dẫn viên (HDV) nội địa nhưng lại rất thiếu HDV chuyên nghiệp, nhất là thiếu HDV quốc tế đối với các ngoại ngữ như Nhật Bản, Nga, Đức, Pháp… Tình trạng khan hiếm và bất hợp lý về NLCLC nên các doanh nghiệp du lịch (DNDL) của thành phố phải thuê NLDL từ nước ngoài hoặc từ các khách sạn, các công ty lữ hành lớn ở
Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các DNDL ngày càng tăng, hiện tượng “lấy người” của nhau, làm tăng chi phí tiền công, làm xuất hiện HDV “chui” dẫn đến chất lượng phục vụ giảm và tác động tiêu cực đến thị trường du lịch của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung
Xuất phát từ đánh giá, nhìn nhận thực tiễn nêu trên, nhằm tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách, nâng cao chất lượng, thu hút, sử dụng NLDL và đồng thời mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực du lịch (PTNLDL) ở thành phố Đà Nẵng vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và phải đặt lên vị trí hàng đầu trong thời gian tới Với ý nghĩa nêu trên, NCS
chọn đề tài: “Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng” làm Luận án tiến
sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, NCS thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về quan niệm, đặc điểm, vai trò NLDL; quan niệm, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL tại một tỉnh, thành phố trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Từ kinh nghiệm thực tiễn thành công của một số tỉnh, thành phố trong nước
và nước ngoài về PTNLDL để rút ra những bài học cho PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
Trang 114
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra được những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2017 trước yêu cầu phát triển mới, hội nhập quốc tế
- Trên cơ sở hạn chế về PTNLDL, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm
và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu PTNLDL (lao động trực tiếp) của các DNDL ở
ba lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành (HDVDL) ở thành phố Đà Nẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển về số lượng, chất lượng, cơ
cấu NLDL (lao động trực tiếp) của các DNDL (lưu trú, nhà hàng, lữ hành (HDVDL)) ở thành phố Đà Nẵng
Về không gian: Nghiên cứu thực trạng về PTNLDL của các DNDL ở thành
phố Đà Nẵng và thực tiễn PTNLDL của các tỉnh, thành phố khác được mở rộng theo không gian mà tác giả lựa chọn
Về thời gian: Nghiên cứu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ
năm 2011 - 2017 và đề xuất giải pháp chủ yếu từ nay đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị cụ thể là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích - tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin có tính kế thừa liên quan đến đề tài luận án để giải quyết các nội dung ở chương 2 từ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNLDL nói chung và PTNLDL của các DNDL ở các tỉnh nói riêng
- Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác liên quan đến chuyên ngành kinh tế chính trị như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội hội học, thu thập số liệu và kế thừa một số kết quả của các công trình khoa học đã được công bố liên quan đề tài Luận án Đặc biệt trong quá trình điều tra, thu thập thông tin Luận án sử dụng đồng thời nguồn thông tin ở
Trang 125
+ Nguồn thông tin thứ cấp: bao gồm số liệu, thông tin từ các công trình nghiên cứu liên quan đến PTNLDL trong và ngoài nước; thông tin, số liệu thống kê
từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và cấp Trung ương Đặc biệt, luận án sử dụng số liệu thống kê từ kết quả khảo sát, điều tra NLDL của Sở Du lịch Đà Nẵng theo định kỳ hàng năm làm cơ sở
so sánh đối chiếu với kết quả điều tra của NCS Ngoài ra, các số liệu thống kê thứ cấp được sử dụng trong việc so sánh, phân tích quy mô, cơ cấu, chất lượng về NLDL; quá trình đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng PTNLDL ở Đà Nẵng trong thời gian (2011 - 2017) Trên cơ sở đó, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030
+ Nguồn thông tin sơ cấp: để có thêm thông tin bảo đảm cho việc phân tích, đánh giá chính xác thực tiễn đối tượng nghiên cứu một cách khách quan, luận án dùng phương pháp điều tra xã hội học với đối tượng là lao động trực tiếp tại các DNDL ở các lĩnh vực (khách sạn, nhà hàng, lữ hành) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu Quy mô điều tra: số phiếu triều tra 540 phiếu, số phiếu thu hồi 540 nhưng số phiếu được điền đầy đủ thông tin cần thiết là 433 phiếu đạt 80,19% yêu cầu đặt ra Trong đó, số phiếu điều tra ở 30 cơ sở lưu trú là khách sạn từ 1 đến 5 sao với 300 phiếu (mỗi khách sạn thực hiện 10 phiếu) và số phiếu thu về đạt yêu cầu là 250, đạt tỷ lệ 83,33% Đối với cơ sở lữ hành với số phiếu điều tra phát ra là 120 số phiếu tại 20 công ty lữ hành (mỗi cơ sở thực hiện 6 phiếu điều tra) và thu về được 93 phiếu đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 77,50% Các cơ sở nhà hàng số phiếu điều tra là 120 phiếu tại 20 nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ KDL do Sở Du lịch quản lý (mỗi nhà hàng thực hiện điều tra 6 phiếu) và số phiếu thu về đạt yêu cầu là 90, chiếm tỷ lệ 75,00% Thời gian điều tra vào tháng 12 năm 2017 là thời điểm không phải vào thời điểm chính của mùa du lịch nên kết quả thu thập được đạt tỷ lệ khá cao Kết quả triều tra được xử lý thống
kê bằng phần mềm excel tính giá trị phần trăm của mỗi yếu tố, đặc điểm để phân tích, đánh giá thực trạng về các nội dung PTNLDL như quy mô, cơ cấu, chất lượng;
và các nhân tố để thực hiện các nội dung đó như đào tạo, bồi dưỡng; thu hút và sử dụng NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Kết quả này đối chiếu, so sánh với số liệu thứ cấp của các nhà quản lý ở DNDL đảm bảo tính khách quan và xu