luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn hà nội

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.... Phụ lục 3: Bảng hỏi điều tra đối với các khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ CÔNG THƯƠNGVIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC

CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

VŨ VĂN VIỆT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖICỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ CÔNG THƯƠNGVIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC

CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

VŨ VĂN VIỆT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖICỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mạiMã số: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS LÊ TRỊNH MINH CHÂU2 PGS.TS NGUYỄN HOÀNG LONG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Vũ Văn Việt

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài Luận án 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 2

4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Luận án 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Những đóng góp mới về khoa học của Luận án 12

7 Cấu trúc luận án 13

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁTTRIỂN KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DIĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LỚN 14

1.1 Khái niệm, các yếu tố cấu thành và đặc điểm kinh doanh chuỗiCHBL ĐTDĐ 14

1.1.1 Một số khái niệm và phân loại chuỗi CHBL 14

1.1.2 Các yếu tố cấu thành của chuỗi CHBL 19

1.1.3 Vai trò của phát triển kinh doanh chuỗi CHBL 21

1.1.4 Đặc điểm sản phẩm, thị trường và kinh doanh bán lẻ ĐTDĐ 22

1.2 Các yếu tố tác động đến phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻđiện thoại di động trên địa bàn đô thị lớn 28

1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (mô hình PEST) 28

1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành (Porter) 30

1.2.3 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp 32

1.3 Nội dung phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ và đề xuất mô

Trang 5

1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh doanh chuỗi CHBL của một số doanh

nghiệp trên thế giới và bài học rút ra 51

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển kinh doanh chuỗi CHBL của một số doanh nghiệp trên thế giới 51

1.4.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ 55 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖI CỬAHÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 58

2.1 Khái quát thị trường ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội 58

2.1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội 58

2.1.2 Quy mô và cơ cấu dân số trên địa bàn Hà Nội 61

2.1.3 Thu nhập và cơ cấu chi tiêu của dân cư, hộ gia đình (trong đó có chi tiêu cho ĐTDĐ nghe nhìn) 62

2.1.4 Thực trạng tiêu dùng ĐTDĐ của cư dân trên địa bàn Hà Nội 64

2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển kinh doanh chuỗiCHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội 66

2.2.1.Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (chính sách điều tiết thị trường ĐTDĐ) 66

2.2.2 Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường ngành 67

2.2.3 Thực trạng các yếu tố nội tại của doanh nghiệp 68

2.3 Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ củamột số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 70

2.3.1 Khảo sát thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 70

2.3.2 Mô tả phương pháp kiểm định để xác lập mô hình nghiên cứu thực tế phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội 78

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trênđịa bàn Hà Nội 102

2.4.1 Những thành công, điểm mạnh, ưu thế 102

2.4.2 Những điểm yếu, hạn chế 103

2.4.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội 104

CHƯƠNG 3 DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNGBÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM2025 ĐỊNH HƯỚNG 2030 107

Trang 6

3.1 Dự báo xu hướng phát triển thị trường và kinh doanh ĐTDĐ trên địabàn Hà Nội giai đoạn đến 2020 và 2025 107

3.1.1 Dự báo quy mô và xu hướng phát triển thị trường ĐTDĐ trên địa bàn

3.2.1 Định hướng quản lý nhà nước đối với phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội 115 3.2.2 Định hướng phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 119

3.3 Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ trên địa bàn HàNội năm 2025 định hướng 2030 120

3.3.1 Giải pháp đối với công ty mẹ của chuỗi CHBL 120 3.3.2 Giải pháp đối với các CHBL thành viên 124

3.4 Một số kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển kinhdoanh chuỗi CHBLĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội 127

3.4.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đối với phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ 127 3.4.2 Kiến nghị về việc hỗ trợ chuỗi CHBLĐTDĐ nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thông qua các hiệp hội 129 3.4.3 Giải pháp đối với nhà nước 129

Phụ lục 1: Bảng hỏi điều tra đối với các nhà quản lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 150 Phụ lục 2: Bảng hỏi điều tra đối với các chuyên gia và nhà quản lý địa phương và nhà nước về hoạt động bán lẻ nói chung và bán lẻ ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 160

Trang 7

Phụ lục 3: Bảng hỏi điều tra đối với các khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 162 Phụ lục 4: Kết quả điều tra đối với các nhà quản lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 165 Phụ lục 5: Kết quả kiểm đinh EFA đối với khảo sát điều tra đối với các nhà quản lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 184 Phụ lục 6: Kết quả kiểm đinh CFA đối với khảo sát điều tra đối với các nhà quản lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 186 Phụ lục 7: Kết quả phân tích hồi quy đối với khảo sát điều tra đối với các nhà quản lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 194 Phụ lục 8: Kết quả điều tra đối với các chuyên gia và nhà quản lý địa phương và nhà nước về hoạt động bán lẻ nói chung và bán lẻ ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 195 Phụ lục 9: Kết quả điều tra đối với các khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 200

Trang 8

TTTM Trung tâm thương mại

VPBS Công Ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân loại chuỗi cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống Bắc Mỹ 18 Bảng 1.2: Các dạng hành vi mua của người tiêu dùng 38 Bảng 1.3: Giả thuyết nghiên cứu sự phát triển kinh doanh chuỗi CHBL 50 Bảng 2.1: Các chỉ số phát triển kinh tế chính của Hà Nội năm 2015 và 2016 59

Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh của Hệ thống thế giới di động 79

Bảng 2.5: Các đối tượng nghiên cứu định tính và định lượng 80

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.2: Minh họa lý thuyết “Bánh xe bán lẻ” của Macolm P.McNair 27

Hình 1.5: Mô hình phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà

Hình 2.1: So sánh tăng trưởng kinh tế của Hà Nội và các thành phố lớn khác 58 Hình 2.2: So sánh chỉ số CPI của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ 2007

Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội qua các năm từ 1990 đến 2016 60 Hình 2.4: Dân số Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 61

Hình 2.6: So sánh thu nhập của Hà Nội và các thành phố lớn khác 63 Hình 2.7: Cơ cấu chi tiêu của cư dân và hộ gia đình tại Hà Nội 63 Hình 2.8: So sánh tần suất mua sản phẩm điện tử mới từ năm 2012 - 2014 tại Hà

Hình 2.9: Xu hướng dịch chuyển từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông

Hình 2.10: Mẫu điều tra nhà quản lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ 81 Hình 2.11: Mẫu điều tra chuyên gia và nhà quản lý nhà nước 81 Hình 2.12: Mẫu điều tra khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ 82 Hình 2.13: Thực trạng môi trường chính trị và pháp luật 87

Hình 2.15: Thực trạng môi trường văn hóa và xã hội 88

Hình 2.18: Thực trạng hoạt động hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước 94 Hình 2.19: Thực trạng định vị thực hành giá bán lẻ 97 Hình 2.20: Thực trạng phát triển kênh phân phối bán lẻ của chuỗi CHBL 98 Hình 2.21: Thực trạng phát triển hoạt động điều hành trong chuỗi CHBL 98

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài Luận án

Ngày nay, sự phát triển của thương mại bán lẻ theo hướng hiện đại đã cung cấp các sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì mức sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của nhân dân ngày càng đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thương mại bán lẻ phát triển các cách thức kinh doanh hiện đại, trong đó phải kể đến kinh doanh theo chuỗi cửa hàng bán lẻ (CHBL) Việc đưa mô hình chuỗi CHBL vào việc phân phối sản phẩm điện thoại di động (ĐTDĐ) đã mở rộng những cơ hội mới cho doanh nghiệp và khách hàng.

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động (CHBL ĐTDĐ) đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ Từ học thuyết “Bánh xe bán lẻ” của giáo sư Malcolm P McNair (1958) cho đến lý thuyết “Vòng đời bán lẻ” của giáo sư Marc Dupuis đều đưa ra quan điểm về sự suy thoái của mô hình cửa hàng bách hóa ở quy mô lớn và được thay thế bằng sự nổi lên của mô hình chuỗi CHBL tập trung vào các loại hàng hóa chuyên sâu Mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống không còn giữ vị thế chủ chốt trên thị trường và các doanh nghiệp phải tìm cách thay đổi để thích ứng với môi trường cạnh tranh Trong những năm gần đây, kinh doanh theo dạng chuỗi chuỗi CHBL ĐTDĐ phát triển nhanh tại thị trường Việt Nam Bằng nhiều phương thức như tự mở rộng hệ thống, thông qua nhà phân phối độc quyền, nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp có thể tăng độ phủ, ít nhất về mặt nhận diện thương hiệu.

Phát triển dịch vụ chuỗi CHBL ĐTDĐ ngày càng được đa dạng hóa Chuỗi CHBL ĐTDĐ là một lĩnh vực thương mại rất đặc thù vì đây là sự kết hợp giữa sản phẩm công nghệ cao có tính chất thay đổi liên tục và dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu trên quy mô lớn Hàng hóa tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ đều được nhập từ cùng các đơn vị cung ứng Các chuỗi CHBL ĐTDĐ hiện nay hầu hết đều có sản phẩm giống nhau Do đó, sự khác nhau giữa các chuỗi CHBL ĐTDĐ không phải ở sản phẩm mà là ở dịch vụ Để nâng cao khả năng cạnh tranh và sức hút đối với khách hàng, mỗi chuỗi CHBL ĐTDĐ không chỉ quan tâm đến sự ổn định của nguồn cung cấp, thương hiệu, xuất xứ, chất lượng và giá cả của hàng hóa mà còn phải chú ý đến mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ.

Hà Nội là một trong những thành phố đi đầu về kinh doanh bán lẻ mặt hàng

Trang 12

chuỗi cửa hàng bán lẻ thành công như: Thế Giới Di động, Viettel, Viễn Thông A, FPT Shop… thì các chuỗi khác đang phát triển kinh doanh một cách tự phát, thiếu đồng bộ Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức.

Phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội đang gặp nhiều thách thức về tài chính, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Ngoài việc mua các thiết bị công nghệ hiện đại, xây dựng các điểm bán mới là khoản đầu tư tốn kém nhất của một chuỗi bán lẻ Bên cạnh đó, tiền thuê mặt bằng của một trung tâm bán lẻ có diện tích khoảng 200m2 lên đến 100 - 200 triệu đồng/tháng tại các vị trí trung tâm thành phố Hà Nội Theo tính toán của Công ty nghiên cứu thị trường GfK, các chuỗi CHBL phải chịu chi phí hàng tháng cho 4 - 5 cửa hàng tại Hà Nội lên đến cả tỷ đồng Mỗi ngày, các cửa hàng này phải mất gần 30 triệu đồng chi phí mặt bằng, điện, chưa kể lương nhân viên cùng những chi phí khác Qua thực tế khảo sát của GfK, kinh doanh dạng chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội đang đứng trước những thách thức rất lớn khi nội lực của ngành còn yếu kém cùng với nhiều hạn chế trong trình độ quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp.

Hiện đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ Tuy nhiên, kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ đã dần được tiêu chuẩn hóa và vận doanh có tính chất thống nhất, các chức năng quản trị chiến lược, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa, quyết định chính sách bán hàng, giá cả được tập trung vào doanh nghiệp điều hành, các cửa hàng chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ bán hàng Những thay đối này đặt ra yêu cầu nghiên cứu mới về phát triển chuỗi CHBLĐTDĐ trong bối cảnh hiện nay.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửahàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực cả về lý

luận và thực tiễn Đây là nền móng quan trọng cho việc triển khai nghiên cứu và phân tích về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ tại các đô thị lớn nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước

2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước

Tình đến thời điểm hiện tại, một số công trình nghiên cứu ở trong nước đã thể hiện các góc nhìn khác nhau về hoạt động thương mại bán lẻ Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đi trực tiếp, có tính hệ thống cũng như toàn diện về phát triển kinh doanh theo chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.

Trang 13

- Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, (2012), Báo cáo rà soát,tổng hợp các cam kết hội nhập về thị trường phân phối bán lẻ, [12] tổng quan về

các cam kết hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ và phân tích tác động của việc thực hiện cam kết hội nhập tới phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam Trước những thách thức trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, các nhà bán lẻ Việt Nam cần cải thiện cơ bản về năng lực cạnh tranh của mình đi kèm với các chính sách hỗ trợ hợp lý từ phía Nhà nước.

- Nghiên cứu của TS Nguyễn Đình Cung, (2012), Khó khăn của doanh

nghiệp: Vấn đề và giải pháp, [22] phân tích những khó khăn chủ yếu của doanh

nghiệp trong những năm qua và kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Trong khi số doanh nghiệp mới thành lập giảm, thì số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lại gia tăng Các vấn đề nội tại vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây nên khó khăn đối với doanh nghiệp trong nước như là hệ quả của các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

- Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, (2012), Triển

vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013, [43] phân tích thực trạng thị trường bán lẻ

Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và xu hướng thay thế các hình thức bán lẻ truyền thống bằng các hình thức bán lẻ hiện đại thời gian tới Các phân tích chỉ ra rằng mặc dù dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn gặp một số khó khăn liên quan đến bất ổn cân đối vĩ mô, tuy nhiên, với nhiều lợi thế vượt trội thị trường bán lẻ của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan.

- Luận án tiến sĩ của Phùng Thị Lan Hương (2012) “Phát triển kinh doanh

ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đại học

kinh tế quốc dân [33] đã khái quát Phát triển kinh doanh ngoại tệ theo chiều rộng đồng nghĩa với việc ngân hàng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, các loại ngoại tệ sử dụng trong giao dịch Phát triển theo chiều rộng là mở rộng về quy mô, là sự đa dạng khách hàng, đa dạng nghiệp vụ Phát triển kinh doanh ngoại tệ theo chiều sâu đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng của các giao dịch ngoại tệ, sự vận hành của các giao dịch phái sinh trong việc phòng chống rủi ro.

- Nghiên cứu của Euromonitor, (2011), Thị trường bán lẻ Việt Nam [39] tổng

quan thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và dự báo triển vọng phát triển đến năm 2015 Các lĩnh vực bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam sẽ bao gồm hàng may mặc; điện tử; tạp hóa hiện đại; y tế và làm đẹp; hàng hóa cá nhân và giải trí; nhà và vườn; tạp hóa truyền thống Các phân tích gần đây về ngành tiêu

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan