1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp phát triển bền vững tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Tác giả Phí Thị Kim Thư
Người hướng dẫn PGS,TS. Nguyễn Thị Minh Tâm, PGS,TS. Vũ Thị Bạch Tuyết
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 453,85 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------PHÍ THỊ KIM THƯ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -PHÍ THỊ KIM THƯ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

 

PHÍ THỊ KIM THƯ

GI¶I PH¸P PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG TËP §OµN

C¤NG NGHIÖP THAN - KHO¸NG S¶N VIÖT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS NGUYỄN THỊ MINH TÂM

2 PGS,TS VŨ THỊ BẠCH TUYẾT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Nghiên cứu sinh

Phí Thị Kim Thư

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu

MỞ ĐẦU i

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1

1.1.1 Khái niệm, phân loại Tập đoàn kinh tế 1

1.1.2 Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 4

1.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 6

1.2.1 Tổng quan về phát triển bền vững 6

1.2.2 Khái niệm phát triển bền vững Tập đoàn Kinh tế 10

1.2.3 Nội dung phát triển bền vững TĐKT 13

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của tập đoàn kinh tế 18

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 30

1.3.1 Nhân tố chủ quan 30

1.3.2 Nhân tố khách quan 35

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 39

1.4.1 Kinh nghiệm của một số TĐKT trên thế giới 39

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho PTBV các TĐKT ở Việt Nam 47

Tóm tắt chương 1 49

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 51

2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 51

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 51

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn TKV đến tháng 31/12/2015 52

2.1.3 Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn TKV 53

2.2 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN TKV 57

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2015 của Tập đoàn TKV 57

Trang 5

2.2.2 Hiện trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của tập đoàn TKV 62 2.2.3 Hiện trạng các nguồn lực chủ yếu của Tập đoàn TKV 65 2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV 70 2.3.1 Thực trạng phát triển bền vững sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV 70 2.3.2 Thực trạng phát triển bền vững về xã hội của Tập đoàn TKV 94 2.3.3 Thực trạng phát triển bền vững về môi trường của tập đoàn TKV 109 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV 113 2.4.1 Những mặt đạt được 113 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 116

Tóm tắt chương 2 133 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 135

3.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 135 3.1.1 Thuận lợi 135 3.1.2 Khó khăn 136 3.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 138 3.2.1 Mục tiêu, quan điểm phát triển bền vững Tập đoàn TKV 138 3.2.2 Định hướng phát triển bền vững Tập đoàn TKV 139 3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 147 3.3.1 Quan điểm về đề xuất giải pháp 147 3.3.2 Nhóm giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 150 3.3.3 Nhóm giải pháp phi tài chính 185 3.4 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN 191

Tóm tắt chương 3 193 KẾT LUẬN 195 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường

CSH : Chủ sở hữu

CTCP : Công ty cổ phần

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

ĐTPT : Đầu tư phát triển

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PTBV : Phát triển bền vững

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TCT : Tổng công ty

TĐKT : Tập đoàn kinh tế

TKV : Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ : Tài sản cố định

TSDH : Tài sản dài hạn

TSLĐ : Tài sản lưu động

TSNH : Tài sản ngắn hạn

VKD : Vốn kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Từ phát triển đến phát triển bền vững 8

Bảng 1.2: Trích báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2014 của RAG 42

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động SXKD của Tập đoàn TKV từ năm 2010 - 2015 61

Bảng 2.2 Tổng tài nguyên than Việt Nam tính đến 31/12/2015 66

Bảng 2.3 Tổng tài nguyên, trữ lượng tính đến 31/12/2015 do TKV quản lý 66

Bảng 2.4 Tài nguyên, trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu đến 31/12/2015 66

Bảng 2.5 - Tổng hợp tình hình vốn và tài sản từ 2008- 2015 của Tập đoàn TKV 69

Bảng 2.6 - Tỷ trọng từng khoản mục TSNH trong tổng TSNH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 79

Bảng 2.7 - Khả năng sinh lời toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 82

Bảng 2.8 - Tình hình đầu tư vốn của công ty mẹ TKV năm 2015 86

Bảng 2.9 - Kết quả thoái vốn ngoài ngành của Tập đoàn TKV từ năm 2013 - 2016 87

Bảng 2.10 - Kết quả thoái vốn trong ngành của Tập đoàn TKV tính đến hết tháng 12/2015 88

Bảng 2.11 - Hệ số khả năng thanh toán toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008- 2015 89

Bảng 2.12 - Hệ số tự tài trợ toàn Tập đoàn TKV và Công ty mẹ TKV 91

Bảng 2.13 - Bảng tính hệ số bảo toàn vốn CSH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 92

Bảng 2.14 - Tình hình lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 94

Bảng 2.15 - Cơ cấu lao động theo ngành nghề của toàn tập đoàn TKV năm 2015 95

Bảng 2.16 - Tổng hợp đội ngũ cán bộ của tập đoàn TKV năm 2015 95

Bảng 2.17 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của Tập đoàn TKV theo bậc thợ 97

Bảng 2.18 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của tập đoàn TKV theo tuổi đời 97

Bảng 2.19 - Tình hình lao động nữ của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 99

Bảng 2.20 - Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 102

Bảng 2.21 -Tiền lương bình quân theo khu vực sản xuất của Tập đoàn TKV từ năm 2011 - 2015 102

Bảng 2.22 - Các khoản chi cho con người toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2012 - 2015 103

Bảng 2.23 - Hiệu quả sử dụng lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 104 Bảng 2.24 - Tình hình NSLĐ theo sản lượng than tiêu thụ của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 105

Bảng 2.25 - Tình hình tai nạn lao động từ 2001 - 2015 của Tập đoàn TKV 105

Bảng 2.26 - Tình hình nộp ngân sách nhà nước của tập đoàn TKV giai đoạn 2010 - 2015 107

Bảng 2.27 - Các khoản chi cho các hoạt động xã hội toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2012 - 2015 108

Trang 8

Bảng 2.28: Các khoản chi cho môi trường toàn tập đoàn TKV từ năm 2012 - 2015 112

Bảng 3.1 - Một số chỉ tiêu chủ yếu về SXKD giai đoạn đến 2030 của Tập đoàn TKV 140

Bảng 3.2 - Dự kiến trữ lượng than huy động vào khai thác của Tập đoàn TKV 142

Bảng 3.3 - Dự kiến trữ lượng khoáng sản huy động vào khai thác của Tập đoàn TKV 142

Bảng 3.4 - Dự kiến nhu cầu khoan thăm dò khoáng sản giai đoạn đến 2030 143

Bảng 3.5 - Dự kiến nhu cầu CNKT toàn Tập đoàn đến năm 2030 144

Bảng 3.6 - Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn Tập đoàn đến năm 2030 151

Bảng 3.7 - Tổng hợp giá trị trái phiếu doanh nghiệp các quốc gia trong khu vực tháng 12/2015 155

Bảng 3.8 - Chỉ số Z-Score của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 178

Bảng 3.9 - Chỉ số Z-Score của Công ty mẹ Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 178

Bảng 3.10 - Tình hình trích lập các quỹ tập trung của tập đoàn TKV 185

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU

TT Tên biểu Trang

Biểu đồ 2.1 - Quy mô doanh thu và thu nhập của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 70 Biểu đồ 2.2 - Quy mô vốn (Tài sản) của Toàn Tập đoàn và Công ty mẹ TKV giai

đoạn 2008 - 2015 73 Biểu đồ 2.3 - Tốc độ tăng trưởng vốn của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 74 Biểu đồ 2.4 - Cơ cấu vốn của Toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn

2008 -2015 75 Biểu đồ 2.5 - Xu hướng cơ cấu nợ phải trả của Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn

2008 - 2015 76 Biểu đồ 2.6 - Tốc độ tăng trưởng của Tài sản Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008

- 2015 77 Biểu đồ 2.7 - Cơ cấu tài sản toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn

2008 - 2015 78 Biểu đồ 2.8 - Xu hướng biến động trong cơ cấu TSNH toàn Tập đoàn TKV giai

đoạn 2008 - 2015 79 Biểu đồ 2.9 - Xu hướng biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận toàn tập đoàn

TKV giai đoạn 2008 - 2015 80 Biểu đồ 2.10 - Xu hướng biến động số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay

các khoản phải thu toàn tập đoàn TKV trong giai đoạn 2008 - 2015 81 Biểu đồ 2.11 - Diễn biến lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt

Nam giai đoạn 2008 - 2015 83 Biểu đồ 2.12 - Xu hướng biến động ROA, ROE của Tập đoàn Than - Khoáng sản

Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 83 Biểu đồ 2.13 - Hệ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu (DER) toàn Tập đoàn và

Công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 85 Biểu đồ 2.14 - Xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

của Tập đoàn Vinacomin giai đoạn 2008 - 2015 89 Biểu đồ 2.15 - Quy mô quỹ dự phòng tài chính của tập đoàn TKV và công ty mẹ

TKV giai đoạn 2008 - 2015 90 Biểu đồ 2.16 - Xu hướng biến động của chỉ tiêu hệ số tự tài trợ của toàn Tập đoàn

TKV và Công ty mẹ giai đoạn 2008 - 2015 91 Biểu đồ 2.17 - Xu hướng biến động của mức độ bảo toàn vốn chủ sở hữu Tập

đoàn TKV và công ty mẹ tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 92 Biểu đồ 2.18 - Quy mô quỹ đầu tư phát triển toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ

TKV giai đoạn 2008 - 2015 93 Biểu đồ 2.19 - Hệ số tự tài trợ từ lợi nhuận để lại toàn tập đoàn TKV và công ty

mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 93 Biểu đồ 2.20 - Tỷ lệ tăng trưởng bền vững toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV

giai đoạn 2008 - 2015 94 Biểu đồ 3.1 - Giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam qua các năm 155

Trang 10

i

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Khi kinh tế xã hội phát triển ở mức độ ngày càng cao sẽ càng tạo ra nhiều của cải để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, song mặt trái của sự phát triển này là những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, như: gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái hoặc hủy hoại đa dạng sinh học và hệ sinh thái, làm phát sinh nhiều tác nhân gây biến đổi khí hậu, phân hóa giàu nghèo,… cũng ngày càng gia tăng Những tác động này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội trong tương lai Đứng trước thực

tế đó, phương cách tốt nhất là phải tìm ra con đường phát triển mà trong đó các vấn

đề kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường được xem xét một cách tổng thể, đó là phát triển bền vững

Môi trường và phát triển bền vững (PTBV) đang là vấn đề được quan tâm ở mọi quốc gia và mọi ngành nghề Chương trình nghị sự 21 với sự tham gia của 179 nước tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về môi trường và phát triển năm 1992 đã xây dựng một khung kế hoạch chung để thiết kế các chương trình hành động nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21 Chương trình này nêu lên những thách thức trong thế kỷ 21; khẳng định nguyện vọng của toàn nhân loại phát triển theo một cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Chương trình nghị sự 21 cũng yêu cầu các nước phải xây dựng chiến lược, kế hoạch quốc gia, đưa ra những chính sách và giải pháp cơ bản để tiến tới phát triển bền vững

Ở nước ta, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 153/2004/TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) Tiếp theo một số ngành và địa phương đã xây dựng định hướng chiến lược PTBV của mình, trong đó có Bộ Công Thương đã xây dựng “Định hướng chiến lược PTBV ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Có thể nói PTBV là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi ngành nghề, mọi tổ chức kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu và bất ổn

Nhận thức được điều này, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV), một Tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, trong quá trình hoạt động đã chú trọng phát triển theo hướng bền vững, nhờ đó Tập đoàn đã phần nào khẳng định được vị thế quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mặc dù vậy, hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn còn tồn tại khá nhiều bất cập, cụ thể là tình trạng suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh; hoạt động khai thác, chế biến gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sinh thái và xã hội Những biểu hiện này cho thấy trong những năm vừa qua, Tập đoàn TKV chỉ mới chú trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, chưa thực sự quan tâm đến các lợi ích lâu dài, đặc biệt là các lợi ích môi trường và

xã hội cũng như lợi ích của các thế hệ tương lai, cho thấy tính thiếu bền vững trong quá trình phát triển của Tập đoàn Để giải quyết những bất cập này nhằm hướng đến sự

Trang 11

ii

pháp tài chính đóng vai trò nền tảng cho quá trình PTBV của Tập đoàn Vì vậy, việc

xem xét, đề xuất một số giải pháp, tập trung vào các giải pháp tài chính nhằm PTBV

Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam là cần thiết và phù hợp

Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài và bài báo nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững, nhưng nghiên cứu vấn đề PTBV TĐKT và giải pháp PTBV TĐKT nói chung, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản nói riêng thì chưa có đề tài nào thực hiện Chính

vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu LATS “Giải pháp phát triển bền vững Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam’’ với mong muốn có thể nghiên cứu,

đề xuất được một số giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp tài chính có tính khả

thi nhằm thực hiện mục tiêu PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

trong bối cảnh PTBV chung của quốc gia và quốc tế

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án

2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

2.1.1 Các nghiên cứu về phát triển bền vững nói chung

(1) Thuật ngữ phát triển bền vững (PTBV) liên tục xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây vào đầu những năm 70 như Barry Cômmner, Herman Daily, Amory Lovins [3], [4], [39] Các học giả tiếp sau tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về khái niệm PTBV trong các tác phẩm của mình như Maurice Strong (1972), Ignacy Sachs (1975)[42], và được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Lester Brown [47] theo đó, một xã hội bền vững kéo theo dân số ổn định, bảo vệ và sử dụng khôn ngoan đất đai và tài nguyên được tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng

Tuy nhiên phải đến năm 1987, khái niệm PTBV mới được phổ biến rộng rãi nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là

Ủy ban Brundtland) của Liên Hiệp Quốc, tại đó nêu rõ: "PTBV là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau", cụ thể hơn là: Phát triển bền vững phải bảo đảm có

sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ

Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu

và nghèo, giữa các thế hệ

Dựa vào nền tảng PTBV theo báo cáo Brundtland, các nhà kinh tế học đã tập trung nhiều vào vấn đề PTBV Barbier và Markandya (1990) [114] đã tổng hợp các lý thuyết và chia các định nghĩa thành hai nhóm Một là định nghĩa rộng, theo đó sự bền vững liên quan đến ba khía cạnh: kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội Hai là định nghĩa hẹp: phát triển bền vững về môi trường, nghĩa là khai thác một cách tối ưu tài nguyên thiên nhiên theo thời gian Từ đó hai học giả này đã xây dựng mô hình tăng trưởng trong đó đưa vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên để có thể tính toán mức khai thác tối ưu theo nghĩa bền vững về môi trường

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN